You are on page 1of 66

CHƯƠNG 4:

NHÂN CÁCH
VÀ SỰ HÌNH
THÀNH,
PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH
NỘI DUNG CHƯƠNG 4
1. KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH
1.1 Con người:
1.2 Cá nhân
1.3 Nhân cách
2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHÂN CÁCH
2.1 Tính ổn định của nhân cách
2.2 Tính hệ thống của nhân cách
2.3 Tính tích cực của nhân cách
2.4 Tính giao lưu của nhân cách
3. CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA NHÂN CÁCH
4. NHỮNG THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH
4.1 Xu hướng của nhân cách
4.2 Khí chất
4.3 Tính cách
4.4 Năng lực
5. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN CÁCH
5.1 Vai trò của nhân tố sinh vật trong sự phát triển nhân cách
5.2 Giáo dục và nhân cách
5.3 Hoạt động và nhân cách
5.4 Giao tiếp và nhân cách
1. KHÁI NIỆM VỀ NHÂN CÁCH
1.1. Con người
• Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là
thực thể xã hội.
• Con người là một thực thể sinh vật ở bậc
thang cao nhất của sự tiến hóa vật chất, là
động vật có tổ chức cao, có cơ cấu đặc biệt
về mặt cơ thể.
1.2. Cá nhân
• Cá nhân là một thuật ngữ chỉ một con
người với tư cách đại diện loài người.
• Cá nhân là con người cụ thể, xét riêng biệt,
tách khỏi những người xung quanh.
• Nói đến cá nhân là nói đến một con người
cụ thể của một cộng đồng, của một xã hội.
• Khi nói đến cá nhân thì thường bao gồm cả
mặt sinh học, mặt xã hội, và tâm lý của cá
nhân đó.
• Khi nói đến cá nhân thì thường bao gồm
cả mặt sinh học, mặt xã hội, và tâm lý của
cá nhân đó.
1.3. Nhân cách
• Nhân cách được hình thành và phát triển
nhờ những quan hệ xã hội mà trong đó cá
nhân bắt đầu quá trình hoạt động sống
của mình.
• Như vậy, nhân cách là tổ hợp những đặc
điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân, quy
định giá trị xã hội và hành vi xã hội của cá
nhân đó.
2. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách
2.1. Tính ổn định của nhân cách
2.2. Tính hệ thống của nhân cách
2.3. Tính tích cực của nhân cách
2.4. Tính giao lưu của nhân cách
1.Tính ổn định của nhân cách

• Nhân cách là những nét tâm lý điển hình,


ổn định và bền vững, không phải là những
hiện tượng ngẫu nhiên và thức thời.
• Nhân cách mang tính ổn định tương đối
2. Tính hệ thống của nhân cách
• Nhân cách được tập hợp bởi nhiều nét
nhân cách khác nhau, đa dạng và nhiều
cấp độ, luôn quan hệ mật thiết thành từng
nhóm, từng phần khăng khít.
3. Tính tích cực của nhân cách

• Thể hiện ở những hành động muôn màu,


muôn vẻ và đa dạng, nhằm biến đổi cải
tạo thế giới xung quanh, cải tạo bản
thân con người và cải tạo đặc trưng tâm
lý của mình.
4.Tính giao lưu của nhân cách

• Thông qua giao lưu, cá nhân lĩnh hội các


chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã
hội và được đánh giá, nhìn nhận theo
quan điểm xã hội.
3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách

Quan niệm coi nhân cách gồm ba lĩnh vực


cơ bản:

Nhân cách

Nhận Rung
cảm Ý chí
thức
• Nhận thức : tri thức, năng lực trí tuệ
• Rung cảm: tình cảm và thái độ
• Ý chí: phẩm chất ý chí, kỹ năng, kỹ xảo,
thói quen
3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (tt)

Quan niệm coi nhân cách gồm bốn kiểu cấu


trúc:

Nhân cách

Các thuộc
Kinh Các đặc
Xu hướng tính sinh
nghiệm điểm tâm lý
học
Bao gồm:
• Xu hướng (thế giới quan, lý tưởng, hứng
thú, tâm thế…)
• Kinh nghiệm (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thói
quen)
• Đặc điểm các quá trình tâm lý (phẩm chất
trí tuệ, ý chí, đặc điểm cảm xúc, tình cma
3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (tt)

• Quan niệm coi nhân cách gồm hai tầng:

Nhân cách

Tầng nổi Tầng sâu


3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (tt)

• Quan niệm coi nhân cách con người gồm


4 khối:
1. Xu hướng: hệ thống những thúc đẩy quy
định lựa chọn của các thái độ và tính tích
cực của con người.
2. Khả năng của nhân cách: hệ thống các
năng lực, đảm bảo sự thành công của
hoạt động
3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (tt)

3. Phong cách hành vi của nhân cách: do tính


cách và khí chất của nhân cách đó quy định.
Tính cách: hệ thống thái độ của con người đối với
thế giới xung quanh và bản thân, thể hiện trong
hành vi.
Khí chất: những thuộc tính cá thể của tâm lý, quy
định trạng thái hoạt động tâm lý con người, quy
định sắc thái thể hiện bên ngoài của đời sống tinh
thần.
3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (tt)
4.Quan niệm coi nhân cách gồm hai mặt:

• Phẩm chất xã hội


Đức • Phẩm chất cá nhân
(Phẩm chất) • Phẩm chất ý chí
• Cung cách ứng xử

• Năng lực xã hội hóa


Tài • Năng lực chủ thể hóa
(Năng lực) • Năng lực hành động
• Năng lực giao lưu
4. NHỮNG THUỘC TÍNH TÂM LÝ
CỦA NHÂN CÁCH
4.1. Xu hướng
4.1.1. Khái niệm xu hướng
• Xu hướng là nhóm thuộc tính phức hợp
của cá nhân, bao gồm một hệ thống các
động cơ, mục đích… qui định tính lựa
chọn của các thái độ và tính tích cực của
con người đối với cái mà con người muốn
đạt tới.
4.1.2. Những mặt biểu hiện của xu hướng

a. Nhu cầu:
• Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con
người; là những đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và
tinh thần để tồn tại và phát triển.
• Nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực hoạt
động của con người.
b. Hứng thú
• Hứng thú là thái độ của con người đối với các
sự vật, hiện tượng nào đó mà nó vừa có ý nghĩa
quan trọng trong đời sống, vừa có khả năng
đem lại cho cá nhân một sự hấp dẫn về tình
cảm.
• Hứng thú làm tăng hiệu quả của quá trình nhận
thức.
• Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và
hành động sáng tạo.
• Hứng thú là một trong những cơ sở dễ dẫn đến
tài năng.
c. Lí tưởng
• Lí tưởng là một mục tiêu cao đẹp được
phản ánh vào đầu óc con người dưới hình
thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn
chỉnh có tác dụng lôi cuốn toàn bộ cuộc
sống của cá nhân và hoạt động để vươn
tới mục tiêu đó.
• Lí tưởng là một trong những động lực
mạnh mẽ nhất thúc đẩy con người hoạt
động.
Lý tưởng sống của thanh niên
4.2. Khí Chất
4.2.1. Khái niệm về khí chất

• Khí chất là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc


độ và nhịp độ của hoạt động tâm lý trong những
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân.
• Cơ sở sinh lý của các khí chất: các kiểu hoạt
động thần kinh cấp cao của con người
4.2.2. Phân loại khí chất

a. Khí chất hăng hái


Đây là loại khí chất
tương ứng với kiểu
thần kinh mạnh mẽ,
cân bằng, linh hoạt.
b. Khí chất bình thản
• Loại khí chất này tương ứng với kiểu thần
kinh mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt.
c. Khí chất nóng nảy
• Loại khí chất này thường tương ứng với
kiểu thần kinh mạnh và không cân bằng.
d. Khí chất ưu tư
• Loại người khí chất ưu tư thường có kiểu
thần kinh yếu.
Một số lưu ý về khí chất
• Mỗi loại khí chất đều có ưu điểm và
nhược điểm riêng.
• Khí chất ở mỗi người thường là sự pha
trộn của một số loại khí chất.
• Khí chất con người có thể biến đổi dưới
tác động của hoàn cảnh sống, rèn luyện
và giáo dục và đặc biệt là tự giáo dục.
4.3. TÍNH CÁCH
4.3.1. Khái niệm về tính cách
• Tính cách là sự tổng hợp các thuộc tính
tâm lý của cá nhân, thể hiện thái độ đối
với hiện thực, biểu hiện qua hệ thống
hành vi, cử chỉ, cách nói năng của mỗi
người.
• Tính cách là thái độ của con người đối với
người khác, là cư xử của con người đối
với xã hội.
4.3.2. Đặc điểm của tính cách

Tính cách có tính ổn định và linh hoạt

Tính cách có tính độc đáo

Tính cách có tính điển hình


4.3.3. Nội dung và hình thức của tính
cách

Nội dung Hình thức

Là hệ thống thái Là hệ thống


độ của cá nhân hành vi, cử chỉ,
đối với hiện thực cách nói năng

Thái độ Thái độ Thái độ


đối với xã đối với đối với
hội lao động bản thân
Các kiểu tính cách của con người
• Kiểu 1: Nội dung tốt, hình thức tốt
Là kiểu toàn diện, có thái độ tốt và hành vi
lời nói cũng tốt, là người đáng tin cậy
• Kiểu 2: Nội dung xấu, hình thức xấu
Là kiểu người xấu toàn diện, có bản chất
xấu và hành vi cư xử cũng xấu.
• Kiểu 3: Nội dung xấu, hình thức tốt
Là kiểu người giả dối, thiếu trung thực, là
con người thủ đoạn, nham hiểm.
• Kiểu 4: Nội dung tốt, hình thức chưa tốt
Là loại người có bản chất tốt nhưng chưa
từng trải, chưa biết cách biểu hiện cái tốt
đó trong hành vi của mình.
4. NĂNG LỰC
4.1. Khái niệm về năng lực
• Năng lực là tổng hợp các đặc điểm độc đáo
của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của
một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt
động đó có kết quả.
• Năng lực được hình thành chủ yếu qua quá
trình sống và rèn luyện của cá nhân, trong
hoạt động của cá nhân.
• Năng lực bao giờ cũng gắn liền với hoạt
động cụ thể trong lĩnh vực hoạt động nhất
định.
Các mức độ của năng lực
• Năng lực là một mức độ nhất định của
năng lực con người, biểu thị khả năng
hoàn thành tốt một hoạt động nào đó.
• Tài năng là mức độ năng lực cao hơn,
biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo
một hoạt động nào đó.
• Thiên tài là mức độ cao nhất của năng
lực, biểu thị ở mức hoàn thành kiệt xuất,
hoàn chỉnh nhất trong một hoạt động nào
đó.
5. SỰ HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÂN CÁCH
5.1. Vai trò của nhân tố sinh học trong
sự phát triển nhân cách
• Bẩm sinh và di truyền sẽ tham gia một
phần nào vào việc qui định những con
đường và phương thức khác nhau của sự
phát triển một số đặc điểm của nhân cách.
• Ở một số trường hợp ngoại lệ, bẩm sinh
và di truyền có thể ảnh hưởng đến mức
độ và đỉnh cao của những thành tựu của
con người trong một lĩnh vực nào đó.
Các yếu tố bẩm sinh, di truyền là điều kiện cần
thiết, là tiền đề vật chất cho sự hình thành và
phát triển nhân cách.
Chức năng hai bán cầu não
5.2. Vai trò của môi trường và giáo
dục trong sự phát triển nhân cách
• Giáo dục là một hoạt động có mục đích và
phương hướng rõ rệt, có kế hoạch, có nội
dung và phương pháp cụ thể.
• Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình
thành và phát triển nhân cách.
• Giáo dục giúp định hướng, điều chỉnh,
phục hồi nhân cách.
1. Giáo dục gia đình
2. Giáo dục trong trường học
3. Giáo dục xã hội
4. Tự giáo dục
Môi trường xã hội
• Là toàn bộ những sản phẩm của nền văn
hoá vật chất và tinh thần của loài người
nói chung, của những người thực đang
sống quanh con người nói riêng.
• Hoàn cảnh sống, sản phẩm văn hoá,
những người xung quanh mang tâm lý,
ảnh hưởng đến con người
• Môi trường xã hội chỉ có tác động mạnh
mẽ và hữu hiệu tới sự hình thành và phát
triển nhân cách khi nó được tổ chức có
mục đích, có chương trình kế hoạch
5.3. Vai trò của hoạt động và sự hình
thành, phát triển nhân cách
• Hoạt động là chìa khóa để tìm hiểu, đánh
giá, hình thành, phát triển và điều chỉnh
tâm lý, ý thức, nhân cách con người.
• Hoạt động giúp con người thỏa mãn
những nhu cầu của mình.
• Hoạt động là yếu tố quyết định trực tiếp
đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách.
• Hoạt động tích cực của cá nhân là sự tác
động có mục đích, có ý thức của cá nhân
vào hoàn cảnh, nhằm cải tạo hoàn cảnh,
cải tạo chính bản thân mình. Đây là yếu tố
quan trọng bậc nhất, quyết định trực tiếp
đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của mỗi cá nhân.
• Sự hình thành và phát triển nhân cách phụ
thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kì
tuổi nhất định.
• Mọi tác động tích cực của các yếu tố khác
như bẩm sinh – di truyền, môi trường
sống và giáo dục sẽ không phát huy được
ý nghĩa nếu thiếu đi yếu tố hoạt động tích
cực của cá nhân.
• Thông qua hai quá trình xuất tâm (đối
tượng hóa) và nhập tâm (chủ thể hóa)
trong hoạt động, một mặt, con người
lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội
lịch sử để hình thành nhân cách, mặt
khác, con người lại “xuất tâm” trí tuệ
của mình vào xã hội, vào hiện thực
khách quan, nhằm cải tạo xã hội, cải
tạo hiện thực khách quan và cải tạo
chính bản thân con người, tạo nên sự
đại diện nhân cách của con người trong
sản phẩm lao động, trong người khác
và trong xã hội.
5.4. Vai trò của giao tiếp đối với sự
hình thành, phát triển nhân cách
• Giao tiếp là phương thức tồn tại của con
người đó, là điều kiện của sự hình thành và
phát triển tâm lý, ý thức và nhân cách.
• Thông qua giao tiếp, tâm hồn của con người
trở nên phong phú, tri thức sâu sắc, tình cảm
và thế giới quan được hình thành, củng cố và
phát triển.
• Giao tiếp là điều kiện quyết định trực tiếp thứ
hai trong sự hình thành và phát triển nhân
cách.
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 6
1. Khái niệm và đặc điểm nhân cách.
2. Trình bày cấu trúc của nhân cách.
3. Phân tích những biểu hiện tâm lý của xu hướng,
nhu cầu, hứng thú và lí tưởng.
4. Khái niệm khí chất và đặc điểm tâm lý của từng
loại khí chất.
5. Khái niệm tính cách. Mối quan hệ giữa nội dung và
hình thức của tính cách.
6. Khái niệm năng lực. Mối quan hệ giữa năng lực và
tư chất, năng lực và thiên hướng.
7. Phân tích vai trò của các yếu tố ảnh hưởng tới sự
hình thành và phát triển nhân cách.

You might also like