You are on page 1of 22

Kết cấu công trình 1

CHƯƠNG 4
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KẾT CẤU GỖ
4.1. VẬT LIỆU GỖ XÂY DỰNG

4.1.1. KHÁI NIỆM CHUNG


Gỗ là vật liệu thiên nhiên khá phổ biến ở nước ta, trước đây thường
được sử dụng trong xây dựng nhà ở, đình chùa, cung điện, cầu,… Gỗ
còn được dùng khá phổ biến trong sinh hoạt, từ gỗ có thể sản xuất ra
các sản phẩm gỗ mộc như cửa sổ, cửa đi, giường, tủ, bàn, vách ngăn,
ván lát sàn,...

Gỗ có nhiều loại, được đặt tên theo loài cây, ví dụ: gỗ lim, táu, trắc,
mun, pơmu, de, dổi, chò chỉ, vàng tâm, thông, xoan,…

Gỗ chưa qua chế biến dễ bị cong vênh, bị mục, mối, mọt, dễ cháy.
Ngày nay, với kĩ thuật gia công chế biến hiện đại có thể khắc phục
được những nhược điểm của gỗ, sử dụng gỗ hiệu quả hơn, như sơn gỗ,
sấy và ngâm tẩm gỗ, làm gỗ dán, tấm dăm bào và tấm sợi gỗ ép.

Ngày nay, việc dùng gỗ để làm nhà ở và các công trình khác đã bị
thu hẹp nhiều.

4.1.2. PHÂN LOẠI GỖ


Trong hàng ngàn loại gỗ của rừng nước ta, số được sử dụng vào
khoảng 400 loại.

a. Theo tập quán

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 1


Kết cấu công trình 1

- Gỗ quý: Màu sắc và vân đẹp, hương thơm, không bị mục, mối, mọt
(gụ, trắc, mun, lát hoa, trai, trầm hương,…)
- Thiết mộc: Nặng, cứng, tính chất cơ học cao (đinh, lim, sến, táu,
kiềng kiềng,…)
- Hồng sắc: Tốt, màu hồng, nâu, đỏ, nặng vừa (mỡ, vàng tâm, giỗi,
re, sồi, xoan,…)
- Gỗ tạp: Xấu, màu trắng, nhẹ, mềm, dễ bị sâu mục (gạo, sung,
đước,…)

b. Theo Nghị định 10 – CP


Tất cả các loại gỗ sử dụng được phân thành 8 nhóm:

- Nhóm I: Có màu sắc, bề mặt, mùi hương đặc biệt gỗ quý (trắc,
gụ, trai, mun). Dùng làm đồ gốm, mỹ nghệ cao cấp.
- Nhóm II: Có tính chất cơ học cao (đinh, lim, sến, táu, kiềng kiềng,
nghiến,…)
- Nhóm III: Có tính dẻo, dai để đóng tàu thuyền, bể chứa (chò chỉ,
tếch, săng lẻ,…)
- Nhóm IV: Có màu sắc và bề mặt phù hợp gỗ công nghiệp và mộc
dân dụng (mỡ, vàng tâm, re, giỗi,…)
- Nhóm V: Gồm các loại gỗ thuộc nhóm hồng sắc tốt (giẻ, thông)
- Nhóm VI: Gồm các loại gỗ thuộc nhóm hồng sắc thường (sồi, ràng
ràng, bạch đàn,…)
- Nhóm VII, VIII: Gỗ tạp và xấu (gạo, núc nác, nóng,…) không dùng
làm kết cấu gỗ.

c. Theo TCVN 1072 – 1971


 Theo chỉ tiêu ứng suất: 6 nhóm.

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 2


Kết cấu công trình 1

 Theo trọng lượng thể tích: 6 nhóm. Cho các loại gỗ chưa có số liệu
về ứng suất.

Trọng lượng thể tích (T/m3)

4.1.3. KHÁI QUÁT KẾT CẤU GỖ


Các loại công trình xây dựng hay bộ phận của công trình chịu được
tải trọng làm bằng vật liệu gỗ hay chủ yếu bằng vật liệu gỗ gọi là kết
cấu gỗ. Kết cấu gỗ ở nước ta có lịch sử lâu đời từ hàng nghìn năm nay.
Các công trình kiến trúc cổ hầu như đều dựa trên vật liệu gỗ làm kết
cấu chịu lực chính. Một kết cấu gỗ gồm nhiều cấu kiện (thanh gỗ hộp,
Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 3
Kết cấu công trình 1

gỗ tròn, tấm ván, tấm gỗ dán,…) liên kết với nhau mà thành các kết
cấu dàn, vòm, khung, hệ mái,…

Yêu cầu đối với kết cấu gỗ: Phải thích ứng được các yêu cầu về sử
dụng và chịu lực.
 Đủ độ bền, độ cứng
 Tiết kiệm vật liệu, công chế tạo
 Dễ dựng lắp
 Thỏa mãn yêu cầu mĩ quan
 Chịu được điều kiện môi trường và chống mục mọt.

4.1.4. ƯU NHƯỢC ĐIỂM


Ưu nhược điểm của kết cấu gỗ là do ưu nhược điểm của vật liệu gỗ.
Ưu điểm:
 Trọng lượng kết cấu nhẹ, cường độ khá cao.
Được đánh giá bằng hệ số C = γ/R, là tỷ số giữa trọng lượng riêng γ
của vật liệu với cường độ tính toán R của nó. Hệ số C càng nhỏ thì vật
liệu càng nhẹ. Cụ thể: Bê tông cốt thép có C = 24.10-4 1/m, Gỗ có C =
4,3.10-4 1/m, Thép chỉ là: C = 3,7.10-4 1/m.
 Chế tạo từ loại vật liệu phổ biến, mang tính địa phương
 Dễ gia công chế tạo, lắp ráp (cưa, xẻ, bào, khoan,…)
 Vân gỗ có giá trị mỹ thuật cao.

Nhược điểm:
 Cấu tạo và tính chất cơ lý không đồng nhất (do có thớ), thường thay
đổi theo từng loại gỗ.

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 4


Kết cấu công trình 1

 Khi tính toán dự trù một hệ số an toàn tương đối cao nên lãng phí
 Dễ hút ẩm và nhả ẩm làm sản phẩm bị biến đổi thể tích, cong vênh,
nứt tách
 Dễ bị sâu nấm, mục mối phá hoại, dễ cháy  Độ bền bị hạn chế.
 Có nhiều khuyết tật (mắt gỗ, khe nứt, lệch tâm, vặn thớ, tróc lớp, 2
tâm, hốc lõi, vỏ ở trong gỗ,…) làm giảm khả năng chịu lực và gia
công chế biến khó khăn.

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 5


Kết cấu công trình 1

4.1.5. PHẠM VI SỬ DỤNG


Kết cấu gỗ được sử dụng trong xây dựng các công trình dân dụng, nhà
xưởng, nhà kho và trong giao thông,…
 Nhà dân dụng: Nhà ở 1 tầng, 2 tầng, hội trường, nhà văn hóa, trụ
sở,… làm bằng gỗ rất thích hợp.
 Nhà xưởng sản xuất nông nghiệp: Kho thóc, gạo, nhà chăn nuôi,
xưởng chế biến, sản xuất nông sản, thường nhà xưởng nhịp không
lớn thì dùng kết cấu gỗ là thích hợp hơn cả. Trong một số xưởng
hóa chất có chất ăn mòn kim loại cũng có thể dùng gỗ thay cho
thép.
 Trong GTVT: thích hợp với cầu nhỏ, cầu tạm trên đường cấp thấp.
 Trong thủy lợi: Dùng làm cầu tàu, bến cảng, cửa van, cống.
 Thi công: Gỗ còn dùng nhiều làm đà giáo, ván khuôn, cầu công tác
cho thi công.
Hiện nay, ở nước ta kết cấu gỗ thích hợp với những công trình loại
vừa và nhỏ, không mang tính chất vĩnh cửu. Ở các nước tiên tiến,
gỗ được chế biến thành gỗ dán, được xử lý bằng hóa chất nên kết
cấu gỗ được sử dụng khá rộng rãi.

Các kết cấu gỗ đặc biệt như dầm cầu, cột cầu, các nhà lâu năm
quan trọng (nhà máy, nhà hội trường lớn,…) có thể dùng gỗ nhóm
II, trừ lim, táu, nghiến. Kết cấu chịu lực của nhà cửa thông thường
Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 6
Kết cấu công trình 1

được dùng gỗ nhóm V. Các bộ phận không chịu lực chính như kết
cấu bao che, khung cửa, các kết cấu nhà tạm, ván khuôn,… được
dùng gỗ nhóm VI, VII. Các kết cấu chịu lực như cột, dầm, vì kèo,…
nên ngâm tẩm hóa chất trước khi sử dụng.

4.1.6. CƯỜNG ĐỘ TÍNH TOÁN CỦA GỖ


 Các trạng thái làm việc của gỗ:
- Sự làm việc chịu kéo
- Sự làm việc chịu nén
- Sự làm việc chịu uốn
- Sự làm việc chịu ép mặt
- Sự làm việc chịu trượt

(Nén dọc thớ) (Nén ngang thớ) (Nén xiên thớ)

(Sự làm việc chịu uốn)

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 7


Kết cấu công trình 1

(Sự làm việc chịu ép mặt)

(Sự làm việc chịu trượt)

 Cường độ tính toán của gỗ trong điều kiện độ ẩm bình thường (W =


15% – 18%) và nhiệt độ bình thường (t ≤ 350C) cho trong bảng 4-1
dưới đây:
Bảng 4-1: Cường độ tính toán của gỗ (kG/cm2)
Traïng thaùi laøm Khi ñoä aåm W% laø
Kyù hieäu Nhoùm Goã
vieäc 15% 18%
IV 155 135
Neùn doïc thôù vaø V 150 135
Rn = Rem
eùp maët doïc thôù VI 130 115
VII 115 100
IV 125 120
V 115 110
Keùo doïc thôù Rk
VI 100 95
VII 85 80

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 8


Kết cấu công trình 1

IV 185 165
V 170 150
Uoán Ru
VI 135 120
VII 120 105
IV 25/25 24/24
Neùn ngang thôù
Rn90 V Rn90= 28/25=Rem90 25/22
vaø eùp maët ngang
Rem90 VI 20/20 18/18
thôù
VII 15/15 13/13
IV 29 25
V 30 25
Tröôït doïc thôù Rtr
VI 24 21
VII 22 19

4.2. LIÊN KẾT CẤU KIỆN GỖ

Trong kết cấu gỗ, liên kết nhằm tăng kích thước tiết diện bằng cách
ghép các tiết diện nhỏ hơn, kéo dài cấu kiện, hoặc liên kết nhiều thanh
ở một nút. Kết cấu gỗ dùng các loại liên kết: mộng, chêm, chốt, keo
dán; và sử dụng bulông, đinh đóng,… để liên kết.
Sự chịu lực của liên kết quyết định phần lớn độ an toàn của kết cấu
gỗ, nên các liên kết cần thỏa mãn các yêu cầu cơ bản: chặt, dai, phân
tán; ít gây giảm yếu cho cấu kiện bởi các lỗ, rãnh; dễ chế tạo, dễ quan
sát, sửa chữa.
(Chặt: nghĩa là các mặt truyền lực phải khít, tiếp xúc chặt với nhau
để có thể truyền lực ngay. Dai: nghĩa là có biến dạng lớn trước khi
phá hoại. Phân tán: nghĩa là liên kết nên có kích thước nhỏ với số
lượng nhiều).

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 9


Kết cấu công trình 1

4.2.1. LIÊN KẾT MỘNG


a. Đặc điểm
 Truyền lực nén trực tiếp từ thanh này sang thanh khác mà không
qua vật trung gian như tấm đệm, chêm, chốt,… Liên kết mộng làm
việc chịu ép mặt và chịu trượt, thường dùng trong mối nối chịu nén.
 Bố trí thêm các liên kết phụ hỗ trợ: bulông, vòng đai, đinh đĩa,…
đặt theo cấu tạo.
 Ưu điểm:
- Liên kết lâu đời nhất, có nhiều kiểu, nhiều loại.
- Không dùng kim loại.
- Liên kết lộ rõ, dễ kiểm tra, dễ sửa chữa.
- Chế tạo không cần máy móc, phù hợp hiện trường.
 Nhược điểm:
- Tiết diện bị giảm yếu nhiều, dễ phá hoại giòn khi chịu trượt.
- Thủ công, cần thợ khéo, đòi hỏi chính xác, khó áp dụng cơ giới
hóa.

b. Mộng truyền thống


 Dùng khi cần liên kết cấu kiện A và B có trục vuông góc hoặc xiên
góc.
 Cách liên kết:
- Gia công cấu kiện A (đục) thành lỗ mộng hoặc rãnh mộng
- Gia công đầu cấu kiện B thành đầu mộng.
- Liên kết đầu mộng vào lỗ mộng.
- Có thể kết hợp dùng thêm keo dán giữa đầu và lỗ mộng hoặc dùng
thêm các chốt xuyên qua đầu mộng.
 Khi chỉ ghép B với A mộng có thể làm xuyên suốt. Khi cần ghép 2
cấu kiện B và C vào A trên cùng một mức thì lỗ mộng xuyên suốt
Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 10
Kết cấu công trình 1

nhưng đầu mộng chỉ vào được một phần, lúc này cần tạo thêm các
biện pháp chốt để giữ mộng được ổn định.

c. Mộng một răng

hr
d
Guốc kèo

Bulông
A (d ≥12mm)

 Yêu cầu cấu tạo


- ab là Mặt ép, Nn đi qua điểm giữa của mặt ab
- bd là Mặt trượt
- Tại mặt ép ab: thanh chịu nén Nn chịu ép mặt dọc thớ, thanh chịu
kéo Nk chịu ép mặt xiên thớ góc α
- Nn, Nk và phản lực A đồng quy tại một điểm
Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 11
Kết cấu công trình 1

- Nk đi qua trọng tâm của tiết diện thu hẹp, tiết diện này có diện
tích b  h  hr 
1
- 2cm  hr  h : Các mắt ở gối
3
1
- 2cm  hr  h : Các mắt trung gian
4
- 1,5h ≤ ltr (đoạn bd) ≤ 10hr

 Tính toán
- Điều kiện ép mặt (tiết diện ab)
N em  N n  Rem Fem
Rem
Rem 
 R 
1   em  1 sin 3 
 Rem 90 
Rem – Cường độ tính toán ép mặt dọc thớ của gỗ lấy bằng Rn
Rem90 – Cường độ tính toán ép mặt ngang thớ của gỗ (tra bảng 4-1)
bhr
Fem – Diện tích ép mặt ab, Fem 
cos 
Độ sâu cần thiết của rãnh:
N cos 
hr  n
bRem
- Điều kiện trượt (tiết diện bd)
N tr  N k  Rtrtb Ftr
Ntr – Lực gây ra trượt (= Nk)
Ftr – Diện tích mặt trượt, Ftr = b.ltr
Rtrtb – Cường độ trượt dọc thớ trung bình xác định theo công thức
Rtr
Rtrtb 
l
1   tr
e
Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 12
Kết cấu công trình 1

e – Cánh tay đòn lực trượt, lấy e = 0,5h


β – Hệ số phụ thuộc sơ đồ đặt lực trượt, lấy β = 0,25
Chiều dài mặt trượt:
N tr
ltr  ; l < 10hr
N tr tr
Rtr b  
e
- Kiểm tra thanh chịu kéo ở tiết diện giảm yếu:
N Nk
k  k   0,8 Rk
Fth b  h  hr 

d. Mộng hai răng

e. Liên kết truyền lực trực tiếp (Ép mặt)

Là liên kết truyền lực trực tiếp từ cấu kiện này sang cấu kiện khác.
Gồm một số loại thông dụng như sau:
 Liên kết tỳ đầu: Trong liên kết này, lực nén truyền qua mặt tiếp xúc.
Tính theo ép mặt dọc thớ hoặc xiên thớ.
 Liên kết vát chéo: Dùng để nối các cấu kiện chịu uốn có mômen
nhỏ. Liên kết này được coi là khớp.

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 13


Kết cấu công trình 1

(Liên kết tỳ đầu)

(Liên kết vát chéo)

Ví dụ 14: Tính liên kết mộng của nút đầu dàn theo các số liệu sau đây:
Tiết diện các thanh trên và dưới là bxh = 16x18 cm, góc nghiêng
α=26,50. Nội lực tính toán trong thanh trên Nn = 6260 kG, trong thanh
dưới Nk = 5603 kG (sinα = 0,446; cosα = 0,895). Dùng gỗ nhóm VI ở
độ ẩm W = 18%.
Giải:
Tra bảng 4-1, ta được các giá trị cường độ:
Rem = Rn = 115 kG/cm2
Rem90 = 18 kG/cm2
Rtr = 21 kG/cm2
Rk = 95 kG/cm2

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 14


Kết cấu công trình 1

Tính toán:
115
Rem   77,8 kG / cm 2
115 
1    1  0,4463
 18 
Chiều sâu rãnh hr < 1/3 x 18cm = 6cm
6260  0,895
hr   4,5 cm chọn 4,5cm < 1/3 x 18cm = 6cm
16  77,8
Chiều dài mặt trượt:
5603
ltr   31,1 cm
5603
21  16  0,25 
0,5  18
Chọn ltr = 40cm < 10hr = 45cm
Kiểm tra tiết diện thanh dưới:
Nk 5603
k    26 kG / cm 2
b  h  hr  16  18  4,5

 k  26 kG / cm 2  0,8 Rk  0,8  95  76 kG / cm 2

4.2.2. LIÊN KẾT CHỐT


 Được áp dụng khá rộng rãi trong kết cấu gỗ. Chủ yếu dùng để nối
dài thanh gỗ, làm tăng tiết diện các thanh ghép, liên kết các cấu
kiện thành cấu kiện chịu lực hoàn chỉnh. Liên kết chốt cần có độ
dai lớn, chịu lực an toàn, phù hợp với cách chế tạo cơ giới hóa,
cũng như chế tạo thủ công.
 Có các loại chốt: chốt thép tròn, bulông, chốt gỗ, đinh (đóng), đinh
vít.
Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 15
Kết cấu công trình 1

 Liên kết chốt có thể có các sơ đồ: Liên kết đối xứng và Liên kết
không đối xứng.
 Liên kết có thể có 1, 2 hoặc nhiều mặt cắt.

(Đối xứng) (Không đối xứng)

 Ngày nay chốt bằng thép tròn hoặc bulông được dùng rộng rãi.
Đường kính chốt từ 12 đến 24mm đóng vào lỗ có đường kính bằng
đường kính chốt. Chiều dài chốt phải dài hơn tổng chiều dày các
thanh gỗ ít nhất là 2cm.
 Bố trí chốt tương tự như liên kết bulông thường trong kết cấu thép.
Chốt có thể bố trí song song hoặc so le.

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 16


Kết cấu công trình 1

s3 s3
s2 s2
s2 s2
s3 s3

a c a
s1 s1 s1 s1 s1 s1

(Bố trí song song) (Bố trí so le)

 Khoảng cách S1, S2, S3 theo những quy định sau đây:

S1 S2 S3
Loại chốt
b ≤ 10d b > 10d b ≤ 10d b > 10d b ≤ 10d b > 10d
Chốt thép
6d 7d 3d 3,5d 2,5d 3d
hoặc bulông
Chốt trụ bằng
4d 5d 2,5d 3d 2,5d 2,5d
gỗ dẻo tốt
Ghi chú: b là tổng bề dày của các phân tố gỗ được liên kết
d là đường kính chốt

 Khả năng chịu lực của một mặt cắt chốt xác định theo trị số nhỏ
nhất trong các trị số sau đây:
- Theo điều kiện ép mặt của phân tố biên: Tema  ka ad
- Theo điều kiện ép mặt của phân tố giữa: Temc  kc cd
- Theo điều kiện thân chốt bị uốn: Tu  K1d 2  K 2 a 2  K 3d 2
Trong đó:
- Các giá trị T tính bằng kG
- a, c, d tính bằng cm
- d là đường kính chốt
- a là chiều dày của phân tố biên
- c là chiều dày của phân tố giữa
Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 17
Kết cấu công trình 1

- Khi liên kết chỉ có 2 phân tố (nghĩa là có 1 mặt cắt) có chiều dày
khác nhau thì c là chiều dày của thanh dày hơn và a là chiều dày
của thanh mỏng hơn.
- Các giá trị ka, kc, K1, K2, K3 tra bảng sau:

Hình thức Điều kiện Khả năng chịu lực (kG) của 1 mặt cắt chốt
liên kết tính toán Đinh Chốt thép Chốt gỗ
a
Tem 80ad 80ad 50ad
Đối xứng c
Tem 50cd 50cd 30cd
a
Không đối Tem 80ad 80ad 50ad
xứng c
Tem 35cd 35cd 20cd
Đối xứng và 250d 2  a 2 180d 2  2 a 2 45d 2  2 a 2
không đối Tu
xứng  400d 2  250d 2  65d 2

 Khả năng chịu lực T của một mặt cắt chốt là:
T  min Tema , Temc , Tu 
 Số lượng mặt cắt chốt cần thiết nc của liên kết:
N
nc 
T
N là lực tác dụng vào liên kết
 Số lượng chốt cần thiết của liên kết:
n N
nch  c 
n nT
n là số lượng mặt cắt tính toán trên một chốt.

Ví dụ 15: Thiết kế mối nối chịu lực kéo N = 7T của hai thanh gỗ tiết
diện 12x16 cm dùng chốt thép đường kính 1,6cm, bản ghép bằng gỗ
dày 8cm. Dùng gỗ nhóm VI ở độ ẩm W = 18% có Rk = 95 kG/cm2.

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 18


Kết cấu công trình 1

a=80

c=120
a
Giải:
Vì liên kết đối xứng, nên khả năng chịu lực của một mặt cắt chốt
tính như sau:
Tema  80ad  80  8  1,6  1024 ( kG )
Temc  50cd  50  12  1,6  960( kG )
Tu  180d 2  2a 2  180  1,62  2  82  589 (kG )
Tu  589 (kG )  250  1,62  640(kG )
Vậy khả năng chịu lực của một mặt cắt là T = Tu = 589 kG.
Một chốt có n = 2 mặt cắt tính toán, nên số chốt cần thiết ở một bên
của liên kết là:
N 7000
nch    5,9 chọn 6 chốt.
nT 2  589
Bố trí:
b = 2a+c = 2x8 + 12 = 28 (cm) > 10d = 16 (cm) nên:
S1 = 7d = 112mm chọn S1 = 120
S2 = 3,5d = 56mm chọn S2 = 60
S3 = 3d = 48mm chọn S3 = 50
Kiểm tra thanh gỗ theo tiết diện giảm yếu:
N 7000
k  k   45,6 kG / cm 2
Fth 12  16  2  1,6  12
 k  45,6 kG / cm 2  0,8Rk  0,8  95  76 kG / cm 2

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 19


Kết cấu công trình 1

50 60 50
160
120 120 120 120 120 120 120 120

80 120 80

120 120 120 120 120 120 120 120

4.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU KIỆN DẦM GỖ


Tùy theo nhịp và tải trọng, tiết diện của dầm gỗ có thể là nguyên hay
tổ hợp.

Dầm tiết diện nguyên: dùng làm kết cấu chịu lực của sàn tầng, mái,
sàn thao tác, đà giáo,… Nhịp lớn nhất của dầm không quá chiều dài
của thanh gỗ: 4-6m.

Dầm tổ hợp: dùng làm dầm chính của sàn tầng, sàn mái, dầm cầu,…
Dầm có tiết diện tổ hợp do 2 hay 3 thanh gỗ ghép lại với nhau bằng
chốt, chêm hay đinh. Nhịp lớn nhất của dầm không quá chiều dài của
thanh gỗ.

Dầm ván ghép: là dầm do nhiều ván ghép lại với nhau bằng đinh, có
nhịp lớn trên 9 – 12m. Thường dùng làm dầm mái thoải của nhà và
dầm cầu. Dầm có các loại hình dạng: 2 mái dốc, 1 mái dốc hoặc cánh
song song. Chiều cao của dầm ở giữa nhịp ≥1/9 nhịp tính toán. Chiều
cao ở đầu dầm ≥ 0,4 chiều cao giữa nhịp. Cánh trên và cánh dưới của
dầm gồm 2 thanh ván dày 4-6cm, ôm lấy bên ngoài bản bụng. Khi tải

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 20


Kết cấu công trình 1

trọng lớn thì cánh là 2 thanh gỗ hộp. Dọc chiều dài dầm có những
sườn đứng để đảm bảo ổn định của bản bụng.

4.4. ĐẶC ĐIỂM CẤU KIỆN DÀN GỖ

Tùy theo điều kiện sử dụng và chế tạo, có nhiều loại dàn:

 Theo hình dạng: dàn tam giác, hình thang 2 mái dốc và 1 mái dốc,
hình chữ nhật (cánh song song), hình đa giác. Dàn tam giác áp dụng
nhiều nhất vì thích hợp cho loại vật liệu lợp phổ biến ở nước ta là
ngói, fibro xi măng. Các loại dàn khác, độ dốc mái nhỏ hơn chỉ
dùng với vật liệu cuộn như giấy dầu, vải sơn hoặc tôn. Độ dốc mái
ngói thường là 0,6, ứng với góc α = 310.

 Theo cấu tạo các liên kết nút: dàn mộng, dàn chốt, dàn đinh, dàn
chêm.

Cấu tạo:
 Chiều cao dàn (ở giữa nhịp):
 Dàn tam giác: ≥ 1/5L
 Dàn hình dạng khác: ≥ 1/6L
 Chiều dài khoảng nút: 1,5 – 2,5m.
Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 21
Kết cấu công trình 1

 Góc giữa các thanh xiên và thanh cánh: 300- 600 (để dễ chế tạo).
 Khoảng cách các dàn: phụ thuộc bước cột của nhà và hệ thống mái,
thường lấy 3-4,5m (là chiều dài thông dụng của thanh gỗ làm xà gồ,
làm dầm trần).
 Hệ giằng: Các dàn phẳng được liên kết giằng với nhau bằng các kết
cấu dọc như thanh giằng, thanh chống xà gồ,… được gọi chung là
hệ giằng. Tác dụng: cố định các nút dàn, bảo đảm ổn định ngoài mặt
phẳng cho các thanh cánh chịu nén; chịu các lực không nằm trong
mặt phẳng dàn; bảo đảm dựng lắp an toàn và thuận tiện.

4.5. KẾT CẤU HỖN HỢP GỖ THÉP

Trong một số kết cấu dàn (vì kèo) có thể dùng kết hợp gỗ và
thép. Các thanh cánh thượng và các thanh bụng chịu nén được làm
bằng gỗ. Các thanh cánh hạ và các thanh bụng chịu kéo được làm
bằng thép. Gỗ làm việc chịu nén đảm bảo hơn nhiều so với khi chịu
kéo. Ngoài ra việc chọn cây gỗ đủ phẩm chất để làm thanh kéo chịu
lực lớn (khi dàn vượt nhịp lớn) cũng rất khó khăn. Thay các thanh gỗ
chịu kéo bằng các thanh thép, như vậy phát huy được tính ưu việt của
mỗi loại vật liệu. Nếu gỗ được xử lý cẩn thận thì dàn thép gỗ cũng
thuộc loại kết cấu vĩnh cửu. Dàn thép gỗ có thể vượt nhịp 12 – 24m.

Chương 4 Khái niệm cơ bản về kết cấu gỗ Page 22

You might also like