You are on page 1of 13

Kết cấu công trình 1

CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

1.1. CÁC LOẠI KẾT CẤU CÔNG TRÌNH

1.1.1. PHÂN LOẠI THEO NHIỆM VỤ


Theo nhiệm vụ (chức năng, công năng) là cách phân theo mục
đích sử dụng. Theo cách này phân loại công trình xây dựng hoặc kết
cấu công trình thành:
 Xây dựng dân dụng và công nghiệp: chủ yếu là các loại nhà.
 Giao thông: chủ yếu là cầu, đường, sân bay, bến cảng,...
 Thủy lợi: đê, đập, trạm bơm,...
 Khai thác dầu khí, khoáng sản.
 Quốc phòng.
 Công trình chuyên dụng: cấp thoát nước, truyền tải điện, thông
tin,...
1.1.2. PHÂN LOẠI THEO VẬT LIỆU
Theo vật liệu chủ yếu dùng cho kết cấu có thể phân ra:
 Kết cấu bằng đất: đê, đập, nền đường,...
 Kết cấu khối xây: gạch, đá.
 Kết cấu gỗ, tre, chất dẻo.
 Kết cấu kim loại: thép, nhôm,...
 Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép.
1.1.3. PHÂN LOẠI THEO HÌNH THỨC

Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 1


Kết cấu công trình 1

 Kết cấu dạng thanh: một kích thước khá lớn so với hai kích thước
còn lại, như dầm, cột,…
Trong kết cấu các thanh có thể được dùng dưới dạng riêng lẻ như
dầm, cột, vòm nhưng chúng thường được liên kết với nhau để tạo
thành hệ dầm, khung, dàn.

 Kết cấu dạng tấm (bản), vỏ: hai kích thước khá lớn so với kích
thước còn lại.
Kết cấu bản thường gặp là các bản sàn bê tông cốt thép. Kết cấu
vỏ mỏng bằng thép thường gặp ở bể chứa xăng dầu.

Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 2


Kết cấu công trình 1

 Kết cấu dạng khối: ba kích thước đều lớn, ví dụ các đập chắn nước,
tường chắn đất, mố cầu,…

 Kết cấu dây là một dạng đặc biệt, có chiều dài rất lớn so với tiết
diện, thường chỉ chịu được lực kéo và chỉ giữ được ổn định khi chịu
kéo. Kết cấu dây thường được dùng cho các cầu treo, mái treo,…

1.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI KẾT CẤU CÔNG TRÌNH


Trong quá trình xây dựng và tồn tại, kết cấu công trình chịu nhiều
tác động khác nhau như:
- Các tải trọng.
Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 3
Kết cấu công trình 1

- Tác động của môi trường: lún của đất nền, chênh lệch của nhiệt độ,...
- Sự biến đổi chất lượng của vật liệu theo thời gian.
Những tác động trên gây ra các nội lực, biến dạng cho kết cấu. Sự
làm việc (hoặc ứng xử) của kết cấu chính là sự chịu các nội lực và
biến dạng đó.
Yêu cầu cơ bản của kết cấu là:
 Ổn định tổng thể, nghĩa là toàn bộ kết cấu không bị sụp đổ, lật
nhào, không bị trượt, di chuyển vị trí, và không bị dao động quá
mức. Với những công trình cao, độ ổn định khi chịu gió bão, động
đất là rất quan trọng. Khi phác thảo thiết kế, người KTS phải biết
cấu tạo sao cho công trình bảo đảm điều kiện bất biến hình, cấu tạo
thành những không gian vững vàng với mọi tác động. Hệ giằng là
bộ phận rất quan trọng để tạo dựng các không gian đó.
 Đủ khả năng chịu lực và bảo đảm sự ổn định cục bộ, nghĩa là lựa
chọn tiết diện kết cấu (hình dạng, kích thước, cốt thép, …) sao cho
dưới tác dụng của tải trọng, kết cấu không bị gãy vỡ, đổ sụp hoặc
tránh cho một bộ phận nào đó của kết cấu bị cong, vênh.
 Không bị biến dạng, nứt nẻ để bảo đảm cho kết cấu làm việc ở
trạng thái bình thường, không bị võng, nghiêng, xoay quá mức cho
phép.
 Có độ bền lâu để bảo đảm tuổi thọ của công trình. Theo thời gian,
kết cấu sẽ bị suy giảm khả năng chịu lực do tác động của tải trọng

Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 4


Kết cấu công trình 1

và môi trường,… Việc lựa chọn vật liệu và chế độ bảo trì kết cấu có
ý nghĩa quyết định đối với yêu cầu này.
 Hình dạng kết cấu hợp lý về mặt ổn định và chịu lực nhưng phải
đơn giản, dễ chế tạo, thi công, dễ bảo trì, tu sửa, thích hợp với công
nghệ tiên tiến và thẩm mỹ.
 Tiết kiệm vật liệu không những đối với chủ đầu tư mà còn có ý
nghĩa đối với toàn xã hội. Việc sử dụng lãng phí vật liệu và công
sức trong xây dựng công trình không những tăng chi phí cho chủ
đầu tư công trình đó mà còn gây thiệt hại đến tài sản chung của
cộng đồng.
 An toàn chống cháy và các sự cố khác, như:
 Các sự cố thiên tai, các tai nạn bất thường.
 Những giả thiết tính toán không sát với sự làm việc thực tế của
kết cấu.
 Chất lượng vật liệu không đồng nhất, chất lượng chế tạo, thi công
không đạt đúng như tính toán và yêu cầu của thiết kế.
 Việc sử dụng không đúng công năng, qui trình,…
Để xử lý các vấn đề đó, cần đưa vào hệ số an toàn kết cấu (k > 1).
1.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG LÊN CÔNG TRÌNH
Công trình xây dựng phải chịu 2 loại tác động lên công trình là
các tác động có nguồn gốc thiên nhiên như gió bão, động đất, áp lực
nước ngầm, áp lực đất, sự thay đổi nhiệt độ,…; cùng với các tác động
do con người như trọng lượng vật liệu và kết cấu, hoạt động của con
Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 5
Kết cấu công trình 1

người trong công trình, sự vận hành của máy móc thiết bị, sự cố cháy
nổ,…
Phân loại tải trọng:
1.3.1. Phân loại theo tính chất tác dụng
 Tải trọng thường xuyên (tĩnh tải): trọng lượng kết cấu, các bộ
phận kiến trúc, áp lực đất,…
 Tải trọng tạm thời (hoạt tải): tải trọng người, đồ đạc, thiết bị trên
sàn, gió bão,…
 Tải trọng đặc biệt: là tải trọng rất ít khi xảy ra như động đất, cháy
nổ, bom đạn hoặc thiên tai bất thường khác,…
1.3.2. Phân loại theo thời gian tác động
 Tải trọng tác dụng ngắn hạn: gió bão, trọng lượng người và vật
liệu sửa chữa, tải trọng sinh ra khi chế tạo, vận chuyển và xây lắp
kết cấu, tải trọng do thiết bị khởi động, khi nâng chuyển,…
 Tải trọng tác dụng dài hạn: trọng lượng kết cấu, các bộ phận kiến
trúc, trọng lượng thiết bị cố định, áp lực hơi, chất lỏng, chất hạt,…
1.3.3. Phân loại theo phạm vi tác dụng
 Tải trọng thể tích: trọng lượng đơn vị của nguyên vật liệu, nước,
các chất lỏng khác,… (kG/m3,…)
 Tải trọng phân bố theo diện tích: áp lực đất, nước lên mặt tường
chắn, thành hồ, áp lực nền đất lên móng, tải trọng sàn, người và đồ
đạc lên sàn, áp lực gió lên tường,… (kG/m2,…)

Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 6


Kết cấu công trình 1

 Tải trọng phân bố theo chiều dài: tải trọng bản thân dầm, tải trọng
tường xây trên dầm, tải trọng từ bản sàn truyền về dầm sàn, tải
trọng gió lên cột,… (kG/m,…)
 Tải trọng tập trung: khi tác dụng của nó chỉ trên một phạm vi rất
bé, như tải trọng cột lên móng, dầm phụ gối lên dầm chính, tải trọng
các thiết bị máy móc truyền xuống nền, sàn qua các chân máy,…
(kG,…)
1.3.4. Phân loại theo phương chiều
 Tải trọng thẳng đứng: trọng lượng kết cấu, các hoạt động của con
người, các thiết bị máy móc trên sàn,…
 Tải trọng nằm ngang: gió bão, động đất, áp lực ngang của đất,…
1.4. CÁC BƯỚC THIẾT KẾ KẾT CẤU
 Bước 1: Phân tích lựa chọn giải pháp kết cấu
* Mục đích: Xác định giải pháp kết cấu cho công trình đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật – nhiệm vụ thiết kế và hợp lý nhất.
* Cơ sở xác định giải pháp kết cấu:
- Căn cứ các số liệu đầu vào, người thiết kế sẽ đề xuất ít nhất 2
phương án của giải pháp kết cấu chính (gọi là các phương án đề xuất),
đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
+ Đảm bảo các yêu cầu chung của Kiến trúc – Công nghệ – M.E.
+ Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo TCQP và Nhiệm vụ thiết kế
kết cấu.

Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 7


Kết cấu công trình 1

+ Có tính khả thi – phương án đề xuất hoàn toàn thi công được
theo điều kiện của địa phương.
- Từ các phương án đề xuất, lựa chọn và quyết định phương án sẽ áp
dụng cho công trình – gọi là phương án chọn, phương án chọn là
phương án đạt các tiêu chí theo các trình tự sau:
+ Chi phí nhỏ nhất, bao gồm tất cả chi phí vật liệu, máy thi công
– nhân công, bảo hành – bảo trì,…
+ Thời gian thi công hợp lý nhất: thời gian thi công kết cấu cộng
với thời gian thi công các phần khác (kiến trúc – M.E – công nghệ,…)
ngắn nhất, đảm bảo thời hạn thi công tổng thể theo yêu cầu chung.
+ Ảnh hưởng tới môi trường ít nhất trong quá trình thi công.
+ Độ tin cậy của kết cấu cao nhất.
 Bước 2: Xác định sơ đồ kết cấu thực, Xác định kết cấu chịu lực
chính – phụ
* Xác định sơ đồ hệ kết cấu thực:
Xác định sơ đồ thực của kết cấu bao gồm:
+ Xác định những thành phần (cấu kiện) là kết cấu chịu lực, những
thành phần (cấu kiện) không phải là kết cấu chịu lực; dạng tiết diện,
dạng kết cấu của các phần tử – bộ phận kết cấu trong hệ kết cấu.
+ Liên kết giữa các phần tử – bộ phận kết cấu với nhau để tạo thành hệ
kết cấu thực.
* Xác định các kết cấu chịu lực chính – kết cấu chịu lực phụ:

Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 8


Kết cấu công trình 1

Trong hệ kết cấu chịu lực của nhà, có thể chia làm 2 loại theo sự
tồn tại của công trình và mức độ quan trọng trong sử dụng: kết cấu
chịu lực chính – kết cấu chịu lực phụ.
+ Kết cấu chịu lực chính: là những kết cấu (cấu kiện) mà nếu sự
hư hỏng của nó sẽ làm (hay dẫn tới) sự phá hoại của hệ kết cấu, khiến
công trình sụp đổ hay không thể sử dụng bình thường. Các kết cấu
chịu lực chính tạo thành Hệ kết cấu chịu lực chính.
+ Kết cấu chịu lực phụ: là những kết cấu (cấu kiện) mà nếu sự hư
hỏng của nó chỉ gây ra sự phá hoại cục bộ hệ kết cấu, không làm công
trình sụp đổ và không ảnh hưởng nhiều tới việc sử dụng bình thường.
Ví dụ: Một công trình xây dựng, dùng giải pháp kết cấu bê tông
cốt thép toàn khối và móng cọc, thì hệ kết cấu chịu lực của nó có
thể chia làm:
 Kết cấu chịu lực chính: kết cấu móng (đài móng – cọc – dầm
móng), kết cấu khung (cột – dầm), kết cấu bản sàn,… Chúng tạo
thành hệ kết cấu chịu lực chính của nhà.
 Kết cấu chịu lực phụ: kết cấu lanh tô – ô văng, kết cấu cầu thang,
kết cấu bể nước mái,…
Người thiết kế cần phân biệt kết cấu chịu lực chính với kết cấu
chịu lực phụ, để từ đó trong tính toán hệ kết cấu cho công trình, chỉ
cần để lại các kết cấu chính và lược bỏ các kết cấu phụ. Cũng như khi
tính toán các kết cấu phụ, có thể tách chúng ra khỏi hệ kết cấu chung

Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 9


Kết cấu công trình 1

của nhà, nhằm mục đích đơn giản hóa tính toán nhưng vẫn đạt chính
xác trong tính toán.
 Bước 3: Lập sơ đồ kết cấu
Từ sơ đồ kết cấu thực đã làm ở bước 2, mô hình hóa sơ đồ này ta
được sơ đồ kết cấu. Tiến hành việc xác định các liên kết, gối tựa, phân
tích để biết kết cấu tĩnh định hay siêu tĩnh, xác định nhịp tính toán của
bản, của dầm, chiều cao của cột, của tường. Với hệ kết cấu khung
chọn sơ đồ để tính là khung phẳng hay khung không gian.

 Bước 4: Chọn kích thước sơ bộ các bộ phận


Đó là việc chọn chiều dày của bản sàn, của tường, kích thước tiết
diện của dầm, của cột,... Việc chọn này có thể theo các cách sau:
- Theo kinh nghiệm thiết kế (đối với người đã có nhiều kinh nghiệm).
- Tham khảo các công trình tương tự đã được thiết kế hoặc xây dựng.
- Theo hướng dẫn trong các tài liệu chuyên ngành về thiết kế từng loại
kết cấu.

Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 10


Kết cấu công trình 1

Kích thước sơ bộ được chọn dùng để xác định trọng lượng bản
thân (tĩnh tải) để xác định độ cứng khi tính nội lực kết cấu siêu tĩnh, để
thiết kế tiết diện.
Kích thước được chọn, ngoài yêu cầu về khả năng chịu lực còn
cần thỏa mãn yêu cầu về thẩm mỹ kiến trúc (sự tương xứng trong
không gian,...) và thuận tiện cho thi công (thuận tiện cho việc làm ván
khuôn để đổ bê tông,...).
Về khả năng chịu lực, kích thước chọn sơ bộ có hợp lý hay không
phải đến bước thiết kế tiết diện mới có đủ cơ sở để đánh giá. Lúc này
nếu phát hiện thấy kích thước đã chọn là không hợp lý (quá lớn hoặc
quá bé) thì phải chọn và tính toán lại.
 Bước 5: Xác định tải trọng tác dụng lên kết cấu
Đó là việc xác định các loại tải trọng gồm tĩnh tải, hoạt tải sàn,
hoạt tải gió,…
 Bước 6: Tính toán nội lực
Tính toán và vẽ biểu đồ nội lực cho từng trường hợp tải trọng rồi
tiến hành tổ hợp để tìm ra các giá trị bất lợi của nội lực tại từng tiết
diện.
 Bước 7: Thiết kế tiết diện
Tính toán theo điều kiện sau:
S ≤ Sgh

Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 11


Kết cấu công trình 1

S - trị số về nội lực, ứng suất hoặc biến dạng (độ võng) do tải
trọng gây ra cho kết cấu, S được tính toán với khả năng lớn nhất có thể
xảy ra.
Sgh - giới hạn về nội lực, ứng suất hoặc biến dạng, chấp nhận
được. Trị số Sgh được tính toán với khả năng bé nhất có thể xảy ra.
Về nội lực, Sgh chính là khả năng chịu lực của tiết diện, về ứng
suất hoặc độ võng Sgh là ứng suất cho phép hoặc độ võng giới hạn.
Kích thước tiết diện đã được chọn sơ bộ (bước 4), đến bước này
mới có cơ sở để nhận xét kích thước đã chọn là hợp lý hay không.
 Bước 8: Thiết kế chi tiết liên kết và vẽ
Đối với kết cấu bê tông cốt thép đó là việc chọn và bố trí các loại
cốt thép, tính toán chiều dài của các thanh cốt thép, thiết kế chi tiết các
chỗ cần có cấu tạo đặc biệt. Với kết cấu thép hoặc gỗ đó là việc chọn
và tính toán các liên kết, thiết kế các chi tiết, các cấu tạo cục bộ,...
Kết quả của thiết kế cần được thể hiện lên bản vẽ thi công. Yêu
cầu của bản vẽ là trình bày rõ ràng, chính xác, đầy đủ mọi cấu tạo và
kích thước. Trên bản vẽ, ngoài các hình vẽ còn cần ghi rõ những điều
mà hình vẽ chưa thể hiện được thí dụ như các yêu cầu về vật liệu, các
chú ý khi thi công,...
1.5. QUAN HỆ GIỮA THIẾT KẾ KIẾN TRÚC VÀ KẾT CẤU
Đó là quan hệ rất mật thiết. Sự sáng tạo về kiến trúc chỉ có thể
thực hiện được trên cơ sở của kết cấu. Người thiết kế kiến trúc cần có
những hiểu biết cơ bản về kết cấu để có thể sơ bộ chọn được phương
Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 12
Kết cấu công trình 1

án, loại hình, sơ đồ kết cấu thích hợp, chọn được các kích thước hợp
lý.
Kết cấu phục vụ cho kiến trúc nhưng kiến trúc phải dựa vào kết
cấu. Đó là nguyên tắc chi phối công việc thiết kế.
Với những công trình nhỏ, vừa phải, không phức tạp lắm việc
thiết kế kiến trúc có thể tiến hành trước, người thiết kế kết cấu dựa vào
thiết kế kiến trúc để lập sơ đồ và tính toán.
Với công trình lớn, phức tạp việc thiết kế kiến trúc và kết cấu cần
được phối hợp với nhau ngay từ những bước đầu tiên. Tránh tình trạng
thiết kế kiến trúc đã được phê duyệt rồi mới đưa thiết kế kết cấu, lúc
này có thể xảy ra tình trạng thiết kế kết cấu không thể đáp ứng được
yêu cầu hoặc bắt buộc phải thay đổi thiết kế kiến trúc.
Có một số công trình đặc biệt phải phác thảo trước hệ thống kết
cấu rồi trên cơ sở đó mới thiết kế kiến trúc.

Chương 1 Đại cương về kết cấu công trình Page 13

You might also like