You are on page 1of 10

2 phân tích vai trò của điều kiện kinh tế xh ( csvc,csht,gtvt, thông tin liên lạc,…) đối với

sự phát triển
du lịch

Thực tế cho thấy, ngành du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch như: tình
hình chính trị xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng; chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa và là đối tác tin cậy của nhiều quốc gia trên thế giới; vị thế của đất nước trên trường
quốc tế không ngừng được nâng cao; tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng,
đậm đà bản sắc dân tộc; khung pháp lý và các chuẩn mực về du lịch từng bước được hình thành; lực
lượng lao động trẻ dồi dào; cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được cải thiện; đời sống, thu nhập và điều
kiện làm việc của nhân dân được nâng cao, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng tăng…

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, ngành du lịch Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức như: thị trường thế giới nhiều biến động trong khi năng lực cạnh tranh
của ngành du lịch còn yếu; nhận thức, kiến thức quản lý và phát triển du lịch chưa đáp ứng được yêu
cầu; cơ chế, chính sách quản lý còn bất cập; quy hoạch phát triển du lịch bị tác động mạnh bởi các
quy hoạch chuyên ngành; tài nguyên có nguy cơ bị tàn phá, suy thoái nhanh và môi trường du lịch bị
xâm hại; kết cấu hạ tầng yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ; sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc,
trùng lặp và thiếu quy chuẩn; thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp và đội ngũ chuyên gia đầu ngành,
lực lượng quản lý tinh thông và lao động trình độ cao; thời tiết khắc nghiệt; mức sống dân cư phần
đông còn thấp…

Để có một sản phẩm du lịch hoàn hảo, hấp dẫn và thu hút được khách du lịch là điều không hề đơn
giản, bởi du lịch có mối quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế phụ trợ khác, như: Y tế, thương mại,
tài chính, an ninh, hải quan, giao thông vận tải... Muốn phát triển du lịch một cách hiệu quả, ta phải
xem xét mối quan hệ giữa ngành Du lịch với các ngành kinh tế phụ trợ và phối hợp nhịp nhàng các
ngành đó để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt nhưng chỉ có thể phát triển khi kinh tế - xã hội
của con người đạt mức nhất định. Tại nơi đến, sự tập trung của khách cùng với các tiện nghi và dịch
vụ cần thiết sẽ gây ra những ảnh hưởng và tác động nhiều chiều trong đó biểu hiện rõ nhất là những
thay đổi trong hoạt động kinh tế của địa phương.

hệ thống đường sá, cầu cống, bưu chính viễn thông, điện nước ... Những yếu tố này được gọi chung
là yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội được xem là những yếu tố đảm bảo điều
kiện chung cho việc phát triển du lịch. Điều này cũng khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa du lịch
với các ngành khác trong mối liên hệ ngành.sự phát triển của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố
cũng như các ngành kinh tế - xã hội khác như: ngành kinh doanh lưu trú, ăn uống, thương mại, tài
chính, xây dựng

-Cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẫy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch. Phát triển cơ sở
hạ tầng du lịch bao gồm: phát triển hệ thống cơ sở lưu trú; phát triển hệ thống nhà hàng; phát triển
các trung tâm mua sắm, các khu bán hàng lưu niệm, các khu vui chơi, giải trí; phát triển các công ty
kinh doanh du lịch
-Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du
lịch xây dựng mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt,
công viên của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ
thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng… Trình độ phát
triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng là sự thể hiện trình độ phát triển
du lịch của một đất nước

=>Vai trò cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình sản xuất
kinh doanh. Nó là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện.
Mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có thể hoạt động đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật tương ứng. Nói một cách khác, để có thể tiến hành khai thác được các tài nguyên du lịch phải
tạo ra được hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng. Hệ thống này vừa đảm bảo phù hợp với đặc
trưng của dịch vụ du lịch, đồng thời phải phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại đó. Một quốc
gia, một doanh nghiệp muốn phát triển du lịch tốt phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
Do đó, có thể nói rằng, trình độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời
cũng là thể hiện trình độ phát triển du lịch của một đất nước.

-giao thông vận tải Trong sự phát triển của ngành Du lịch, không thể không nhắc tới vai trò quan
trọng của ngành Giao thông Vận tải, bởi hoạt động du lịch luôn gắn liền với chuyến đi của con người
từ nơi ở cố định thường xuyên đến các điểm du lịch. Hoạt động du lịch gắn liền với hoạt động vận tải
và vận chuyển khách du lịch là một bộ phận không thể tách rời của ngành Du lịch.

Việc không ngừng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện vận tải là điều kiện quan trọng
để du lịch đại chúng hiện đại có thể phát triển. Do đó, giao thông vận tải có vai trò hết sức quan
trọng tới sự phát triển của ngành Du lịch

Giao thông vận tải là điều kiện tất yếu để du khách hoàn thành hoạt động du lịch của mình

Vấn đề đầu tiên khi du khách đi du lịch cần giải quyết là sự dịch chuyển không gian từ nơi định cư tới
điểm du lịch; chuyển dịch giữa các điểm phong cảnh, khu phong cảnh, khách sạn, nhà hàng, nơi vui
chơi giải trí ở điểm du lịch. Do vậy, vai trò của giao thông vận tải trong phát triển du lịch là thực sự
cần thiết.

Vận tải du lịch là nguồn thu quan trọng của du lịch

Ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, sản phẩm du lịch bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau. Chi phí
cấu thành chi phí của sản phẩm du lịch về cơ bản bao gồm: chi phí vận chuyển, chi phí lưu trú, chi phí
ăn uống, chi phí tham quan, chi phí hướng dẫn viên, chi phí bảo hiểm, chi phí bổ sung, phát sinh
trong chuyến đi du lịch.

Chi phí cho vận tải của du khách chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng chi phí du lịch, tùy thuộc vào
phương thức vận chuyển, nội dung chương trình du lịch, thời điểm thực hiện chương trình du lịch…
Tuy vậy, vận tải du lịch vẫn là nguồn thu quan trọng của du lịch.

Vận tải du lịch có tính du ngoạn rất rõ, tuyến du lịch đặc biệt là tuyến đường bộ, tuyến đường thủy
thường nối liền một số điểm phong cảnh du lịch, khiến du khách có thể tham gia nhiều hạng mục
hoạt động du lịch trong chuyến hành trình.

Ngoài ra, các phương tiện vận tải đặc sắc (cáp treo, khinh khí cầu…) hay phương tiện vận chuyển
mang màu sắc dân tộc (cưỡi voi, cưỡi trâu, cưỡi ngựa…) cũng thu hút khách du lịch. Các hình thức
này bản thân nó đã không chỉ để giải quyết vấn đề chuyển dịch không gian mà đã trở thành một nội
dung du lịch đặc sắc.
Như vậy, có thể thấy du lịch và giao thông Vận tải có sự liên kết và cùng nhau thúc đẩy phát triển.3
điều kiện và tiềm năng phát triển hoạt động du lịch tại trung tâm du lịch HN,TPHCM,ĐN

Những điều kiện cần thiết để phát triển hoạt động du lịch

1.Điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội:

Môi trường chính trị hoà bình, ổn định sẽ đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa
học – kỹ thuật, văn hoá… giữa các quốc gia. Bầu không khí hoà bình trên thế giới ngày càng được cải
thiện, các quốc gia đã chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại. Điều này làm cho du lịch tăng trưởng
một cách mạnh mẽ trong những nămgần đây. Ngoài ra, thiên tai cũng có những tác động không tốt
đến sự phát triển của du lịch. Nó làm giảm nhu cầu đi du lịch của dân cư và cũng làm cho khả năng
cung ứng của dịch vụ du lịch bị hạn chế.

2.Điều kiện kinh tế:

Vì sự phát triển của du lịch lệ thuộc vào hiệu quả của các ngành kinh tế khác. Trong các ngành kinh
tế, sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến thực phẩm có ý nghĩa quan trọng
đối với du lịch. Do ngành du lịch tiêu thụ một khốilượng lớn lương thực, thực phẩm. Ví dụ: Ngành du
lịch của các nước Đông Âu phát triển tốt vì có nền kinh tế phát triển, mức sống cao, có các trung tâm
du lịch lớn, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tốt Ví dụ: Ngành du lịch của các nước Đông Âu như
Nga, Cộng Hòa Sec phát triển tốt … vv

3.Chính sách phát triển du lịch:

Chính sách phát triển của chính quyền ở tại sẽ giữ vai trò quyết định đến hoạt động du lịch ở địa
phương đó. Một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, mức sống của
người dân không thấp nhưng chính quyền địa phương không hỗ trỡ cho hoạt động du lịch thì các
hoạt động này cũng khó có thể phát triển được

4. Nhu cầu du lịch

Thực tế cho thấy, ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu đại chúng và các yếu tốtự thân chính
làm gia tăng nhu cầu du lịch là thời gian nhàn rỗi, thu nhập và trình độ giải trí. Thời gian nhàn rỗi là
điều kiện để con người thực hiện các chuyến đi du lịch. Thu nhập hay khả năng tài chính của dân cư
cũng là yếu tố làm gia tăng nhu cầu du lịch. Trình độ dân trí: sự tăng trưởng của du lịch còn phụ
thuộc vào trình độ văn hoá. Trình độ văn hoá của cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch của
nhân dân ở đó tăng lên rõ rệt.

5. Tiềm năng du lịch

Một là điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên. Điều kiện tự nhiênbao gồm các bộ phận
hợp thành như: vị trí địa lý (khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách). Hình là một trong
những yếu tố quan trọng tạo nên cảnh quan du lịch. Địa hình càng đa dạng, độc đáo càng có sức hấp
dẫn đối với du khách; Những khu du lịch có khí hậu ôn hoà cũng thường được du khách lựa chọn;
Ngày nay nguồn nước không chỉ có tác dụng tạo ra một bầu không khí trong lành mà ở một số nơi
nước còn có tác dụng chữa bệnh (nước khoáng, nước nóng…)

Hai là bên cạnh tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn cũng có một vai trò khá quan trọng
trong du lịch. Tài nguyên nhân văn là những giá trị lịch sử, văn hoá, các thành tựu về kinh tế, chính trị
có ý nghĩa đặc trưng cho từng vùng. Tương tự như giá trị lịch sử, giá trị văn hoá thu hút khách du lịch
với mục đích nghiên cứu, tham quan.
Ba là các điều kiện về sẵn sàng đón tiếp du khách. Nó bao gồm các điều kiện về tổ chức, các điều kiện
về cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch như khách sạn, nhà hàng, công viên, hệ thống giao thông… Ngoài
ra, các điều kiện về kinh tế cũng có ảnh hưởng đến sự sẵn sàng phục vụ du khách.

Tiềm năng để tp HCM phát triển hoạt động du lịch:

Về vị trí địa lí:

Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả nước bao gồm đường bộ, đường sắt, đường
thủy và đường hàng không. Từ thành phố đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc qua quốc lộ 1A, đường
sắt Thống Nhất, sân bay Tân Sơn Nhất. Tài nguyên du lịch

Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng, thành
phố Hồ Chí Minh có thể khai thác được nhiều loại hình du lịch như du lịch MICE, du lịch văn hóa lễ
hội, du lịch tìm hiểu lịch sử truyền thống, du lịch sinh thái.

Tài nguyên du lịch tự nhiên

- Địa hình: Thành phố Hồ Chí Minh nằm cách thủ đô Hà Nội 1,783 km về phía Nam, có chung địa giới
hành chính với các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và biển Đông.
Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ
cao giảm dần theo hướng Đông Nam.

- Khí hậu: Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Khí hậu hai
mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình 1,979 mm/năm, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27.550C. Hoạt động du lịch thuận lợi suốt
12 tháng.

- Thủy văn: Thành phố Hồ Chí Minh có hàng trăm sông ngòi, kênh rạch nhưng sông lớn không nhiều.
Sông Sài Gòn là song lớn nhất, có 106 km chảy qua địa bàn thành phố, là nơi có thể tiếp nhận các tàu
biển có trọng tải trên 74,000 tấn và các tàu du lịch lớn. Hệ thống sông từ thành phố lên miền Đông và
xuống các tỉnh miền Tây, sang Cambodia đều thuận lợi. Thành phố Hồ Chí Minh có đường bờ biển với
chiều dài 15 km có khả năng tổ chức loại hình du lịch sinh thái và du lịch thể thao biển.

- Động, thực vật: Chủng loại và số lượng động, thực vật tại thành phố rất hạn chế. Vùng cửa sông Cần
Giờ có trên 137 loài cá thuộc 39 họ và 13 bộ, cùng hàng trăm loài thủy sinh không xương sống, đặc
biệt là các loài tôm và các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Vàm Sát là khu du lịch sinh thái với sân chim
tự nhiên rộng 100 hecta và nhiều loài chim nước quý hiếm. Ngoài ra, thành phố còn có khu Đầm Dơi,
nơi tập trung hơn 100 con dơi qụa và khu bảo tồn động vật hoang dã.

Tài nguyên du lịch nhân văn

- Di tích lịch sử - văn hóa: Địa đạo Củ Chi – Đền Bến Dược, Hội trường Thống Nhất, Tòa nhà Ủy ban
Nhân dân Thành phố, Bưu điện thành phố, Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Di tích khảo cổ: Lò gốm Hưng Lợi, Di tích mộ Chum Giồng cá vồ, Giồng Phệt ở Cần Giờ.

- Hệ thống bảo tàng: Với hệ thống 13 bảo tàng công lập, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng
nhiều nhất so với cả nước. Ngoài các bảo tàng này, thành phố còn có nhiều bảo tàng khác do tư nhân
lập ra, thu hút sự quan tâm của cả khách du lịch quốc tế và nội địa.

- Các ngôi chùa cổ: Chùa Giác Lâm, Chùa Giác Viên, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ,
Chùa Xá Lợi, Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Ngọc Hoàng, Chùa Linh Sơn,…
- Các nhà thờ cổ: Nhà thờ Đức Bà, Nhà thờ Huyện Sỹ, Nhà thờ Chợ Quán, Nhà thờ Cha Tam,…

- Các khu du lịch, vui chơi giải trí: Đầm Sen, Suối Tiên, Bình Quới, Văn Thánh,...

- Lễ hội tín ngưỡng: Lễ hội Nghinh Ông Cân Giờ, Lễ hội Kỳ Yên đình Phú Nhuận, Lễ Kỳ yên đình Bình
Đông, Lễ hội miếu Ông Địa, Lễ Vu Lan,…

- Lễ hội dân tộc ít người: Lễ hội truyền thống của người Hoa, Lễ hội truyền thống của người Chăm, Lễ
hội truyền thống của người Khmer.

Lễ hội liên quan đến nghề nghiệp: Lễ giỗ Tổ nghề Kim hoàn, Lễ giỗ Tổ cải lương, hát bội, Lễ giỗ Tổ thợ
may,…

Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải

- Đường bộ: Không chỉ là trung tâm kinh tế - thương mại của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh còn là
đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, nối đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh miền Trung,
miền Bắc bằng quốc lộ 1A, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, đường
cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương; quốc lộ 52 đi tỉnh Đồng Nai; quốc lộ 51 đi tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu quốc lộ 22 đi tỉnh Tây Ninh và Cambodia…

- Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam ngày càng được hoàn thiện phục vụ cho việc phát triển kinh
tế - xã hội. Vì là đầu mối giao thông của cả nước cho nên lưu lượng hàng hóa và hành khách ngày
càng lớn. Hiện nay, ngành Đường sắt đã có đầy đủ các trạm, ga ở các tỉnh trong lộ trình từ thành phố
Hồ Chí Minh đến biên giới Trung Quốc.

- Đường thủy: Du khách có thể tham quan thành phố bằng thuyền đi dọc theo sông Sài Gòn. Tại bến
Bạch Đằng có tuyến đường sông từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Cần Giờ bằng tàu cao tốc.
Ngoài ra, tuyến xe bus đường sông cũng đã được triển khai dọc theo sông Sài Gòn để phục vụ nhu
cầu đi lại của người dân và khách du lịch.

- Đường hàng không: Khách du lịch quốc tế đến với thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là bằng đường
hàng không. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là nơi có tần suất bay cao nhất cả nước. Hiện tại, dự án
xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành đang được gấp rút triển khai, dù không tọa lạc tại thành phố
nhưng việc xây dựng và đưa vào hoạt động sân bay này được kỳ vọng sẽ làm gia tăng lượt khách du
lịch quốc tế đến thành phố.

Thông tin liên lạc

Bưu chính viễn thông ngày càng được hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của du khách. Thành phố Hồ
Chí Minh đang tập trung xây dựng và phát triển công nghệ thông tin thành một ngành kinh tế chủ
lực, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm – 40%/năm. Hiện nay, thành phố có các mạng điện
thoại như Vinaphone, Mobiphone, Viettel,… Bên cạnh đó, các dịch vụ bưu chính không ngừng được
mở rộng như điện hoa, chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh bưu kiện, bưu phẩm trong nước và
quốc tế.

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Về số lượng, tính đến ngày 30/6/2017, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 2,128 cơ sở lưu trú du
lịch với 50,261 buồng. Trong đó, có 1,941 cơ sở lưu trú với 48,729 buồng được phân loại, xếp hạng từ
1-5 sao và 185 nhà nghỉ du lịch với 1,166 buồng.
Về chất lượng, so với tiêu chuẩn TCVN (Bộ Tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam) đối
với từng cấp hạng, nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng ở
mức khá, cơ sở vật chất được đầu tư tương xứng, được các hãng lữ hành và khách du lịch trong và
ngoài nước đánh giá khá cao, thuộc loại hàng đầu so với các tỉnh, thành trong cả nước, có khả năng
cạnh tranh với các thành phố khác trong khu vực.

Nguồn nhân lực du lịch

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch lớn nhất cả nước, nguồn nhân
lực du lịch của Thành phố hiện chiếm 17% nguồn nhân lực du lịch của cả nước. Trong đó, lực lượng
lao động có tay nghề, được đào tạo từ bậc học trung cấp trở lên chiếm tỉ lệ hơn 50% trong tổng số
lao động du lịch trực tiếp.

Điều kiện để phát triển hoạt động du lịch ở Hà Nội:

Thiên nhiên ưu đãi cho Thủ đô hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú. Từ khí hậu bốn mùa
rõ rệt; nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào quanh năm, cho đến nhiều loại địa hình đa dạng bao
gồm các đồng bằng trù phú ở nội đô Hà Nội, các cánh đồng lúa ở Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa...
hay những dãy núi đồi uốn lượn ở khu vực Sóc Sơn, Ba Vì.

Thêm vào đó là các hệ thống cảnh quan sinh thái với Vườn quốc gia Ba Vì, khu thắng cảnh Hương
Sơn, cảnh quan vùng núi Viên Nam,... cùng một số không gian nông nghiệp như vành đai cây chuyên
canh ở các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức,…; vành đai trồng hoa cây cảnh tại Bắc Từ
Liêm, Đông Anh, Mê Linh... có truyền thống lâu đời, vừa sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp
phục vụ đô thị, vừa là cảnh quan tự nhiên và nhân văn phục vụ phát triển du lịch đặc biệt du lịch
nông thôn, du lịch trang trại.

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền Thành phố, thông qua các chủ trương,
chính sách về vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực du lịch đã góp phần tạo điều kiện cho hoạt
động du lịch ngày càng phát triển. Vì vậy, du lịch Hà Nội đang tích cực thực hiện cải cách quản lý
doanh nghiệp như sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp, thay đổi, luân chuyển cán bộ tại các doanh
nghiệp, cổ phần hoá hay thành lập Tổng Công ty theo mô hình mới… Nhìn vào thực tế cho thấy, trong
mấy năm gần đây, du lịch Hà Nội đã đạt được một số thành tựu cơ bản: bước đầu ngành du lịch
thành phố đã phát triển theo đúng định hướng: bền vững, giữ gìn được truyền thống văn hoá lịch
sử, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã được nâng cấp
và hoàn thiện, chất lượng dịch vụ được cải tiến.

Để có được những thành tích khả quan ấy, đó chính là kết quả của cả một chuỗi hoạt động chú trọng
xây dựng đồng bộ du lịch Thủ đô của các cấp lãnh đạo. Thứ nhất phải nói tới công tác đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, các sản phẩm du lịch trên địa bàn Hà Nội cùng với hoạt động tuyên truyền quảng
bá sâu rộng của ngành du lịch Thủ đô.

Thứ hai, đứng trên góc độ văn hóa-xã hội, văn hóa phi vật thể trong những năm gần đây đã bắt đầu
được chú trọng đầu tư phát triển. Văn hóa phi vật thể của Hà Nội được các nhà nghiên cứu văn hóa,
các nhà du lịch đánh giá cao với nhiều loại hình đặc sắc như ca trù, rối nước, các điệu múa cổ... thậm
chí cả phong tục tập quán sinh hoạt của người Hà Nội gốc. Một điều đáng ghi nhận là hầu như không
một khách quốc tế nào đến Hà Nội lại không quan tâm đến rối nước, một loại hình văn hóa dân gian
đặc biệt.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách nước ngoài khi đến Hà Nội lại rất thích thăm thú phổ cổ,
bởi ở đó họ vừa khám phá nét cổ kính của kiến trúc nhà ở, di tích lịch sử và những nét tập quán sinh
hoạt của người dân nơi đây.
Tiềm năng để phát triển hoạt động du lịch ở Hà Nội:

Với lợi thế là Thủ đô “ngàn năm văn hiến”, lượng khách du lịch nội địa đến Hà Nội ở vị trí hàng đầu cả
nước. Hà Nội là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các
vùng, miền khác trên lãnh thổ Việt Nam cũng như tới các nước trong khu vực. Là Thủ đô nằm ở vị trí
trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận
tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Hà Nội là đầu mối giao thông
của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều
nước châu Âu. Khách du lịch lựa chọn Hà Nội là điểm đến trong chuyến đi của mình chủ yếu vì giá trị
văn hóa, lịch sử, yếu tố tài nguyên tự nhiên. Ngoài ra còn các yếu tố Hà Nội là điểm đến an toàn, sự
hiếu khách của người dân, giá cả hợp lý và cơ hội mua sắm.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên, Hà Nội nổi tiếng với Hương Tích là “Nam thiên đệ nhất động”. Hàng
loạt hồ như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, Đồng Mô, Suối Hai, Quan Sơn, đó là chưa kế tiềm năng về tài
nguyên nước khoáng. Hà Nội còn có nhiều thắng cảnh quanh chân núi Ba Vì, tạo nên các khu du lịch
sinh thái nghi dưỡng có thương hiệu như Ao Vua, Vua Bà, Khoang Xanh, Suối Tiên, Thác Đa, Thác
Ngà, VQG Ba Vì,…

Hà Nội là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi tập trung nhiều nhất các di tích văn hoá – lịch sư của cả
nước, có nhiều lễ hội nổi tiếng, mánh đất của trăm nghề cùng với nhiều món ăn đặc sản và nền văn
hoá đặc trưng.

Tổng số di tích và số di tích được xếp hạng của Hà Nội đứng đầu cả nước với mật độ di tích toàn
thành phố là 36 di tích/100 km2. Những di tích nổi tiếng có sức thu hút cao đối với du khách là
Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu – Quốc Tứ Giám, thành cổ Loa, chùa Một Cột, Lăng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, làng cố Đường Lâm, chùa Hưong, chùa Tây Phưong, chùa Thầy, chùa Đậu, chùa Mía,…

Các lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc luôn tạo ra sức hấp dẫn khách như hội Đống Đa, hội Cổ Loa, hội
đền Hạ Lôi (tưởng niệm Hai Bà Trưng), hội Gióng đền Sóc, hội đền Và (thờ đức thánh Tán Viên), hội
chùa Thầy và đặc biệt là hội chùa Hương – lễ hội kéo dài nhất cả nước (3 tháng).

Là vùng đất trăm nghề, Hà Nội nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống như làng gốm sứ Bát
Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng vàng quỳ Kiêu Kỵ, làng mộc chạm Vân Hà và nay lại thêm các làng
lụa Vạn Phúc, thêu ren Quất Động, khám trai Chuyên Mĩ, làng tiện gỗ Nhị Khê, làng quạt giấy Vác,
làng mây tre đan Phú Vinh, Ninh Sở,…

Hà Nội có nhiều món ăn đặc sản như chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh dày Quán Gánh; giò,
chả, nem chua Ước Lễ; nem chạo Phùng; cốm Vòng chè lam Hương Ngái, Canh Nậu,…

Về cơ sở vật chất:

Tổng công ty Du lịch Hà Nội tiếp tục triển khai hoạt động sửa chữa, cải tạo nâng cấp các cơ sở vật
chất hiện có như: Cải tạo khách sạn Thăng Long- Espana tại Hà Nội; Cải tạo, nâng cấp Khách sạn Hòa
Bình. Với mục tiêu quảng bá thương hiệu Hanoitourist, Tổng công ty đã triển khai mở văn phòng đại
diện tại Moscow; văn phòng kinh doanh Công ty Lữ hành Hanoitourist tại quận Ba Đình, Hà Nội.

Tổng công ty Du lịch Hà Nội luôn quan tâm xây dựng các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất
nhằm tập trung đẩy mạnh kinh doanh lữ hành, khách sạn, văn phòng, thương mại; đưa ra thị trường
những tour du lịch, những sản phẩm dịch vụ du lịch hấp dẫn đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý, kinh doanh bán hàng qua mạng, phát triển du lịch
thông minh cũng được xác định là mục tiêu quan trọng nhằm thu hút khách hàng du lịch đến với Thủ
đô.
Điều kiện để phát triển hoạt động du lịch ở Đà Nẵng:

Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung độ của cả nước với hệ thống hạ tầng giao
thông tương đối phát triển; nằm ở trung tâm của tam giác di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Thánh
địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An. Cùng với vị trí đắc địa, Đà Nẵng sở hữu tiềm năng du lịch phong phú và
nhiều tài nguyên du lịch có giá trị như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà,
Sơn Trà... để có thể kết hợp phát triển nhiều loại hình du lịch phục vụ khách; đặc biệt bãi biển Đà
Nẵng được Tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Những
đặc điểm đó đã tạo nên nét hấp dẫn, là điều kiện để xây dựng thành những sản phẩm du lịch đặc thù
làm điểm nhấn cho du lịch Đà Nẵng.

Thành phố đã xác định lợi thế, tiềm năng và tầm quan trọng của việc phát triển du lịch trong định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng; trong đó phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, làm nền tảng cho việc phát triển các ngành dịch vụ của Thành phố. Từ định hướng này, để
khai thác lợi thế, tiềm năng phát triển du lịch, thời gian qua Thành phố đã tập trung đầu tư phát
triển, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, xúc tiến mở các đường bay trực tiếp trong nước và
ngoài nước đến Đà Nẵng. Qua đó khai thác lợi thế về vị trí địa lý để tổ chức nhiều sự kiện văn hóa –
thể thao – du lịch; xây dựng các chương trình du lịch kết nối với các di sản thế giới; chú trọng đầu tư
phát triển cơ sở vật chất để phát triển loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (MICE)... nhằm thu
hút đông đảo du khách từ hai đầu đất nước cũng như du khách quốc tế. Ngoài ra trên cơ sở xác định
rõ môi trường du lịch thông thoáng, an ninh – an toàn, thân thiện và mến khách là yếu tố quan trọng
trong hấp dẫn, thu hút khách, chính vì vậy Thành phố đã tập trung xây dựng môi trường du lịch
thông qua việc triển khai các chương trình “5 không”, “3 có”; thành lập Đội Trật tự du lịch để chống
tình trạng bu bám, chèo kéo khách du lịch; nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư, những người
thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch. Đây cũng chính là một trong những yếu tố thu hút khách
đến với Đà Nẵng thời gian qua.

Đặc biệt ngành du lịch rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển đa dạng sản
phẩm, loại hình du lịch. Nhiều dự án du lịch có chất lượng cao được triển khai và đưa vào phục vụ
khách như các khu resort, khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao như: Life Style Resort, Crowne Plaza,
Fusion Maia…; các điểm du lịch như Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Đồng Đình…; các khu vui chơi giải trí
như Fantasy Park tại Bà Nà, Khu tắm bùn và suối khoáng nóng Phước Nhơn…Đặc biệt công tác xúc
tiến quảng bá du lịch Đà Nẵng được tổ chức theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Bên cạnh đó, hạ
tầng giao thông của Thành phố không ngừng được đầu tư, cải thiện.

Tiềm năng để phát triển hoạt động du lịch ở Đà nẵng:

Vị trí địa lý

Đà Nẵng là một trong những thành phố cảng biển lớn nhất miền Trung. PhíaBắc thành phố giáp tỉnh
Thừa Thiên Huế, phía Nam và phía Tây giáp tỉnh Qủang Nam, phía Đông giáp biển Đông Đà Nẵng
nằmở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 765km về phía Bắc và cáchthành phốHồ Chí Minh 964km
về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn ở gần các di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới như:Phong Nha –
Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn…

Tài nguyên tự nhiên

Địa hình: Đà Nẵng có đồng bằng, núi, vùng núi cao và dốc tậ p trung ở phía Tây, TâyBắc, nhiều dãy núi
chạy dài ra biển, một số đồi núi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp.

Khí hậu: Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ caovà ít biến động.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt
Tài nguyên nước:

-Biển, bờ biển: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởisườn núi Hải
Vân và Sơn Trà.

Đà Nẵng có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, MỹKhê, Thanh Khê, Nam Ô và khu
vực quanh bán đảo Sơn Trà

-Sông ngòi, ao hồ: Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố, tỉnh
Quảng Nam và đều ngắn và dốc. Có2 sông chính là Sông Hàn (204 km) và sông Cu Đê (38 km).

Nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng: Đà Nẵng có nguồn nhân lựcdồi. Số lao động có chuyên môn
kỹ thuật được đào tạo chiếm gần một phần tư lực lượng lao động. Đà Nẵng là một trong những tỉnh
thành trong cả nướ c có chỉ số phát triển giáodục cao vớ i hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh.

Vốn đầu tư

Các lĩnh vực đầu tư mạnh nhất là khách sạn, khu vui chơi giải trí… địa điểm được chọn xây dựng chủ
yếu tại các khu ven biển nhằm khai thác tài nguyên du lịch biển. Các khu vui chơi giải trí dành cho
khách quốc tế còn hạn chế về số lượng lẫnchất lượng, Đà Nẵng chưa có nhiều khu vui chơi hiện đai
như Tuần Châu của Quảng Ninh hay Vinpearl của Nha Trang.

Cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở hạ tầng

Cơ sở vậ t chất – kỹ thuật

Cơ sở lưu trú: Tốc độ tăng trưởng số lượng khách sạn trong giai đoạn từ năm 2005 – 2009 là11,01 %,
đây là tốc độtăng trưởng tương đối cao. Số lượ ng khách sạn đượ c xế p sao chiếm khoảng 54% tổng
số khách sạn trên địa bàn thành phố. Nhưng chất lượng phục vụ chưa cao, chưa thu hút được khách
quốc tế.

Cơ sở hạ tầng

Giao thông vận tải

Giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Đà Nẵng tương đối phát
triểnnhưQuốc lộ 1A, Qu

ốc lộ 14B, tuyến đường ven biển Liên Chiểu- Thuận Phước, đường Bạch Đằng Đông, Đường ven biển
Sơn Trà –Điện Ngọc.

Giao thông đường sắt: Thành phố có hệ thống đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua, với Ga Đà Nẵng
đượ c xem là một trong những nhà ga đẹ p nhất của cả nước.

Giao thông đường hàng không: Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là một trong ba sân bay lớn nhất và hiện
đại nhấtcủa ViệtNam, cách trung tâm thành phố chưa đến 10 phút đi bằng ôtô.

Giao thông đường biển và hệ thống cảng biển: Cảng Đà nẵng bao gồm 2 khu vực là cảng biển Tiên Sa
và cảng sông Hàn. Nằm ở trung độ cả nước, vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận
lợi.

Thông tin liên lạc: Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính viễn thông lớn của đất nước, có
trạm cáp quang biển quốc tế, đường truyền quốc tế với chất lượng tốt hàng đầu cácnước Đông Nam
Á.
Điện Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Đà Nẵng được đảm bảo cung cấp từ
lưới điện quốcgia thông qua đường dây 500 KV Bắc- Nam.

Nước Nhà máy cấp nước Đà Nẵng hiện có công suất hơn 80.000m3/ngày đêm. Thành phố đang đầu
tư xây dựng một nhà máy mới với công suất 120.000m3/ngày đêm nhằm nâng tổng công suất cấp
nước lên 210.0003/ngày đêm trong thời gian đến.

You might also like