You are on page 1of 56

BỘ CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP - LUẬT SO SÁNH

1. Luật so sánh có những tên gọi nào? Phân tích ý nghĩa và sự khác biệt giữa các
tên gọi này.
Có nhiều tên gọi khác nhau theo các ngôn ngữ khác nhau, nhưng tựu trung, tên gọi của
lĩnh vực học thuật này dịch ra Tiếng Việt có thể có các tên gọi như sau: Luật so sánh,
Luật đối chiếu, So sánh luật, Luật học so sánh.
Luật so sánh (Comparative Law/ Droit Compare): là thuật ngữ phổ biến
nhất để hiểu về lĩnh vực này, đồng thời có sự nghiên cứu so sánh và tìm điểm khác
biệt, tương đồng của các HTPL của các quốc gia khác nhau. (Tên gọi này có thể gây
hiểu lầm rằng có tồn tại trên thực tế 1 ngành LSS độc lập có đối tượng nghiên cứu và
phương pháp điều chỉnh độc lập như Luật dân sự, Luật hình sự…)
So sánh luật: tên gọi này nhằm nhấn mạnh đến khía cạnh phương pháp nghiên
cứu, nhằm tiếp cận PL nước ngoài với Luật này.
Luật học so sánh: tên gọi này nội hàm chính xác nhất để chỉ về bản chất
nghiên cứu của lĩnh vực này nhằm tránh gây nhầm lẫn đây là 1 lĩnh vực nghiên cứu cụ
thể của luật thực định và khẳng định đây là 1 ngành khoa học pháp lý độc lập có đối
tượng và phương pháp nghiên cứu riêng.
Luật đối chiếu: là tên gọi được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý ở
miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
- Thống nhất tên gọi: LSS là tên gọi được thống nhất vì các tên gọi chung quy đều có
bản chất là đề cập đến sự tương đồng và khác biệt của các HTPL. Tuy nhiên, tên gọi
LSS mang tính phổ biến nhất và có thể khái quát về bản chất nghiên cứu của lĩnh vực
này.
Nguyên nhân thuật ngữ “Luật so sánh” được sử dụng rộng rãi hơn:
• Luật so sánh là tên gọi gốc được sử dụng ngay từ khi ngành khoa học này ra đời
ở Châu Âu. Cho đến nay, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi và phổ biến bởi các
QG đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu LSS (Ý, Pháp, Thuỵ Điển).
• Các QG khác khi tiếp nhận LSS về trong nước cũng thường sử dụng tên gọi
này.
• Việc sử dụng các tên gọi khác không làm thay đổi bản chất, nội dung cũng như
giá trị của LSS. Vì vậy, tên gọi LSS vẫn phổ biến hơn cả do tính lịch sử mang lại.
Câu 2: Hãy trình bày về những quan điểm khác nhau về bản chất của luật so
sánh? Anh (Chị) ủng hộ quan điểm nào về bản chất của luật so sánh? Tại sao?
● Cuộc tranh luận về bản chất của Luật so sánh trong khoa học xã hội nói chung và
trong khoa học pháp lý nói riêng đã gây ra những tranh cãi với những quan điểm
khác nhau:

● Luật so sánh chỉ là một phương pháp so sánh pháp luật

Ở quan điểm này nhiều đọc giả cho rằng Luật so sánh là phương pháp nghiên cứu
được áp dụng đối với lĩnh vực pháp luật hay chỉ là phương tiện có vai trò quan trọng
trong việc giải thích các quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật khác nhau, đồng
thời xem xét khả năng có thể làm cho hệ thống pháp luật ở xã hội này thích nghi được
ở một xã hội khác hay không.

● Luật so sánh là một môn học

Quan điểm này cho rằng với tư cách là một môn học, Luật so sánh là đối tượng của
việc giảng dạy ở các trường đại học luật, các khoa luật và các trường đào tạo khác.

● Quan điểm thứ ba Luật so sánh là ngành khoa học pháp lý

Bên cạnh hai quan điểm trên cũng có nhiều học giả cho rằng, Luật so sánh là một
ngành khoa học pháp lý độc lập bởi các lập luận sau:

● Rất nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn khác đã sử dụng phương pháp so
sánh một cách rộng rãi và kết quả là dẫn đến sự ra đời của các khoa học so sánh
mới: chính trị so sánh, xã hội học so sánh,...

● Luật so sánh có đối tượng nghiên cứu là các hệ thống pháp luật đương đại.

● Kết quả của Luật so sánh không chỉ dừng lại ở việc nêu ra các điểm tương đồng
và khác biệt của các đối tượng được nghiên cứu mà quan trọng hơn nó nghiên
cứu mối liên hệ giữa các hệ thống pháp luật này, giải thích nguồn gốc của sự
tương đồng và sự khác biệt nhằm mục đích cải tổ hệ thống pháp luật quốc gia
cũng như làm hài hòa và đi đến nhất thể hóa pháp luật của các quốc gia.

● Về bản chất của Luật so sánh em ủng hộ quan điểm Luật so sánh là ngành khoa
học pháp lý.
Vì nó sẽ nghiên cứu được các vấn đề của Luật so sánh như:

● Luật so sánh nghiên cứu ở cả góc độ lý luận lẫn thực tiễn, so sánh các hệ thống
pháp luật khác nhau tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các nguồn gốc hệ
thống pháp luật. Nhằm tìm giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật.
● Giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật,
phân nhóm các hệ thống pháp luật hoặc tìm ra các vấn đề cốt lõi cơ bản của các
hệ thống pháp luật.

● Xử lý các vấn đề mang tính chất phương pháp nảy sinh trong quá trình so sánh
pháp luật, bao gồm cả những vấn đề khi nghiên cứu luật nước ngoài.
Câu 3: Có bao nhiêu quan điểm phổ biến về đối tượng nghiên cứu của luật
so sánh và cho biết các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của luật so sánh?
- Zweigert & Kotz, “Giới thiệu về Luật so sánh” – Luật so sánh là so sánh các
HTPL khác nhau trên thế giới.
- Peter de Cruz, “Comparative law in a changing world – Luật so sánh
trong thế giới thay đổi” – nghiên cứu có hệ thống các truyền thống pháp luật và
các quy phạm pháp luật đó trên cơ sở so sánh.
- Micheal Bogdan, “Comparative law” Đối tượng nghiên cứu của Luật so
sánh – Michael Bogdan:
+ So sánh các HTPL khác nhau nhằm tìm ra điểm tương đồng và khác biệt.
+ Sử dụng điểm tương đồng và khác biệt đã được xác định, giải thích nguồn gốc
của chúng, đánh giá những giải pháp được sử dụng trong các hệ thống pháp luật
khác nhau, phân nhóm các hệ thống pháp luật thành các dòng họ pháp luật khác
hoặc nghiên cứu những vấn đề cốt lõi của các hệ thống pháp luật.
+ Xử lý các vấn đề mang tính phương pháp luận nảy sinh có liên quan, bao gồm
các vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu PLNN.
Các đặc điểm đối tượng nghiên cứu của LSS:
− Các đối tượng nghiên cứu luôn biến đổi không ngừng.
- Đối tượng nghiên cứu rất rộng, khó xác định về phạm vi, không thể liệt kê đối
tượng nghiên cứu mà chỉ đưa ra định hướng.
- LSS không phải là 1 lĩnh vực nghiên cứu cụ thể của pháp luật.
- Các vấn đề so sánh trong cùng 1 HTPL không phải là đối tượng nghiên cứu của
LSS(LSS hướng ngoại)
- LSS nghiên cứu ở cả góc độ lý luận lẫn thực tiễn.
Câu 4: Hãy trình bày cách hiểu, vai trò, cách thức tiến hành, ưu và nhược điểm
của các phương pháp: phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp so sánh kết
hợp thống kê, phương pháp so sánh chức năng, phương pháp so sánh quy phạm?
● Phương pháp so sánh lịch sử:

Là phương pháp so sánh những sự kiện và số liệu trong lịch sử để lý giải cho sự
tương đồng và khác biệt của pháp luật ở thời điểm hiện tại. Khi sử dụng phương pháp
này, người nghiên cứu sẽ xác định các yếu tố như điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội,
chính trị, hệ tư tưởng... trong quá khứ đã tác động như thế nào đến những đối tượng so
sánh. Phương pháp này dùng để nghiên cứu các vấn đề thuộc về bản chất, những vấn
đề mang tính đặc trưng của các hệ thống pháp luật.

● Ưu điểm: Có thể đưa ra dự báo về sự phát triển của pháp luật trong tương lai.

● Nhược điểm: Các dữ kiện lịch sử có thể mang tính chủ quan, nên độ chính xác
của những nghiên cứu bằng phương pháp này còn mang tính tương đối.

● Phương pháp so sánh chức năng:

Là phương pháp so sánh các giải pháp được sử dụng trong các xã hội khác nhau
để giải quyết cùng vấn đề nhất định.
B1: Xác định QHXH cần so sánh.
B2: Tìm kiếm các quy QPPL điều chỉnh cho QHXH được nghiên cứu
B3: Đưa ra kết luận, đánh giá về hiệu quả điều chỉnh của các QPPL

● Ưu điểm: Có thể giải quyết dứt điểm các tiền đề nghiên cứu được đặt ra. Luôn
tiến hành so sánh được.
+ Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí, công sức nghiên cứu, tìm kiếm.

● Phương pháp so sánh quy phạm:

Là phương pháp so sánh các quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, văn bản pháp
luật của HTPL này với các quy phạm, chế định hay văn bản pháp luật tương ứng
trong HTPL khác. Yếu tố mang tính chất quyết định đối với việc áp dụng phương
pháp này là phải tìm được quy phạm, chế định hay văn bản pháp luật tương ứng
trong hệ thống pháp luật cần so sánh.

● Ưu điểm: Phương pháp này dễ tiến hành đối với việc đặt các quy phạm pháp
luật, gọi tên các quy phạm pháp luật ở cạnh nhau. Không đòi hỏi người nghiên
cứu phải có kiến thức tổng hợp sâu rộng về hệ thống pháp luật mà mình nghiên
cứu.
+ Nhược điểm: Trong nhiều trường hợp, các khái niệm và phạm trù pháp luật ở các
quốc gia không giống nhau. Có những thuật ngữ có hình thức giống nhau nhưng nội
hàm khác nhau.
Câu 5: Luật so sánh trợ giúp ích cho công tác lập pháp của quốc gia và xây
dựng các điều ước quốc tế ở những khía cạnh nào? Cho ví dụ minh họa

● Chức năng đầu tiên của luật so sánh là hỗ trợ cho các cơ quan lập pháp xây dựng
pháp luật. Luật so sánh tìm ra những vấn đề cụ thể nào cần thống nhất, những đặc
điểm chung, sự giống nhau và sự khác nhau của các hệ thống pháp luật của các
nước, căn nguyên của sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật, và phải xây dựng
các giải pháp cho tiến trình nhất thể hoá và hội nhập pháp luật.

● Luật so sánh có tác dụng trong việc xây dựng nhiều điều ước quốc tế thống nhất
một số lĩnh vực pháp luật từ trước đến nay.

● Luật so sánh còn góp phần quan trọng vào việc cải cách pháp luật quốc gia. Nó
cung cấp cho các nhà làm luật, các nhà lý luận, các thẩm phán và những người hoạt
động thực tiễn pháp lý khác những giải pháp để giải quyết các vấn đề xã hội. Các
giải pháp này đôi khi hữu ích hơn những tư tưởng đang bị vây hãm chặt bởi hệ
thống pháp luật quốc gia đang cần cải cách.
+ Luật so sánh còn giúp cho những người tham gia các giao dịch quốc tế tránh khỏi
những sai lầm và biết được thực chất các công việc của mình.
Ví dụ: Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 các mô hình kinh tế chia sẻ phát
triển một cách nhanh chóng trong xã hội Việt Nam riêng và thế giới nói chung, tuy
nhiên vấn đề này vẫn chưa được pháp luật Việt Nam điều chỉnh một cách cụ thể
nhất là vấn đề về lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ, việc có nên xem người làm
việc trong mô hình kinh tế chia sẻ là người lao động hay không vẫn là một câu hỏi,
trong khi một số nước trên thế giới đã có những điều chỉnh cho vấn đề này như
pháp luật Anh, Pháp (công nhận người lao động), Úc (không công nhận người lao
động) thông qua thực tiễn xét xử.
Câu 6: Phân tích vai trò (ứng dụng) của luật so sánh
- Đối với nền văn hóa pháp lý nói chung:
+ Ngoài nghiên cứu PLNN, LSS còn cung cấp tri thức về văn hoá pháp lý của các
nước.
+ Hiểu biết tốt hơn về PL của QG mình, giúp chúng ta định vị được vị trí của PLQG
so với HTPL khác trên TG.
+ Hiều biết về nguồn gốc LS, vai trò và đặc trưng của HTPL QG mình.
+ Thấy được mối liên hệ giữa PL trong nước và PL nước ngoài.
- Đối với vấn đề lập pháp:
+ Đóng góp quan trọng nhất của LSS trong mọi công trình và dự thảo xây dựng luật
luôn đòi hỏi phải có phần tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài để làm tiền đề trong
việc xây dựng luật thông qua các học thuyết về cấy ghép PL.
Cấy ghép PL có 2 trường phái:
+ Cấy ghép trực tiếp: là việc quốc gia tiếp nhận pháp luật áp dụng toàn bộ nội dung
của QPPL nước ngoài.
Ưu: ko cần phải đánh giá về tính thích ứng của pháp luật nước ngoài.
Nhược: trong nhiều trường hợp nó lại xung đột với VHPL của nước tiếp nhận.
+ Cấy ghép gián tiếp: nước tiếp nhận tiếp thu có chọn lọc đối vs các QPPL nước ngoài
trên cơ sở phù hợp vs văn hóa pháp lý của nước tiếp nhận.
Ưu: việc nghiên cứu làm cho việc tiếp nhận PL nước ngoài, ko xảy ra xung đột.
Nhược: Mất nhiều thời gian để nghiên cứu, thu thập để không xảy ra xung đột.
- Đối với hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật:
+ Giúp xác định được điểm chung của các HTPL để từ đó xây dựng được giải
pháp pháp lý tốt hơn và dễ dàng áp dụng hơn nhằm thay thế cho các giải pháp
pháp lý đang được áp dụng ở tất cả các QG
+ LSS trang bị cho các luật gia kiến thức và kỹ năng quan trọng để tham gia
vào quá trình đàm phán nhằm đi đến hài hoá hoà hoặc nhất thể hoá PL.
- Đối với giải thích và áp dụng pháp luật:

● Đối với thẩm phán:

+ Giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài (chủ yếu là vụ việc DS), so sánh
PL trong nước và PLNN khi áp dụng PLNN
+ Đảm bảo áp dụng thống nhất của các quy tắc đã được hài hoà hoá và nhất thể
hoá
+ LSS được sử dụng như là phương tiện để giải thích và áp dụng các quy định
của pháp luật trong nước (khi các quy định trong nước chưa rõ ràng) trên cơ sở
phân tích tương tự pháp luật nước ngoài

● Đối với luật sư:

Với sự hỗ trợ của LSS, các luật sư sẽ có sự tư vấn trong việc lựa chọn
HTPL tối ưu cho khách hàng của mình trong các giao dịch TMQT. Việc lựa
chọn này không chỉ dựa trên quy định của PL thành văn mà còn phải nghiên
cứu cả những quy tắc bất thành văn hay văn hoá pháp lý của QG đó.
- Đối với công pháp quốc tế:
+ LSS có vai trò quan trọng trong việc trang bị các kiến thức về các đối tượng
nghiên cứu của công pháp quốc tế (ĐƯQT, TQQT, nguyên tắc pháp lý
chung…)
- Đối với tư pháp quốc tế:
Hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong TPQT:
+ Phương pháp thực chất: LSS có vai trò tương tự như với CPQT (trang bị các
khái niệm, thuật ngữ pháp lý, tư duy pháp lý… thúc đẩy sự thành công trong ký
kết ĐƯQT).
+ Phương pháp xung đột: LSS cung cấp kiến thức về PLNN; trang bị kiến thức
để xây dựng các quy phạm xung đột thống nhất trong các điều ước quốc tế, thúc
đẩy sự thành công khi ký kết các các ĐƯQT.
Câu 7: Phân tích mối liên hệ của luật so sánh và hoạt động nghiên cứu
pháp luật nước ngoài.
LSS và nghiên cứu PLNN là hai ngành pháp lý độc lập. Trong đó:
• Nghiên cứu PLNN hướng tới tìm kiếm thông tin về các HTPL khác nhau
trên thế giới.
• LSS có mục đích chính là tìm kiếm các giải pháp pháp lý nhằm hoàn
thiện cho các HTPL.
- Tuy nhiên, giữa hai lĩnh vực này có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ. Trong đó:
• Nghiên cứu PLNN cung cấp nguồn nguyên liệu không thể thiếu cho hoạt
động so sánh luật.
• Ngược lại, LSS cung cấp các nguyên tắc cần thiết đảm bảo cho việc
NCPL nước ngoài được thực hiện khách quan và khoa học.
Câu 8: Phân tích các loại nguồn thông tin được sử dụng trong hoạt động so
sánh pháp luật và mối liên hệ giữa các loại nguồn thông tin này.
Nguồn thông tin chia thành 2 loại:
- Nguồn thông tin chủ yếu là nguồn Luật trong HTPL QG
+ Án lệ (thành văn)
+ Văn bản QPPL (do nhà nước ban hành)
+ Tập quán pháp (bất thành văn)
+ Học thuyết pháp lý(thành văn)
=> Các nguồn này được ban hành và thừa nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Ưu điểm: Độ chính xác và khách quan về khoa học.
Nhược điểm: Khó tiếp cận về mặt ngôn ngữ và tiếp thu về nội dung
- Nguồn thông tin thứ yếu:
+ Công trình nghiên cứu KH
+ Tạp chí chuyên ngành
=> Thu thập qua internet, các luật gia bản ngữ
Ưu điểm: Dễ tiếp thu.
Nhược điểm: Không có độ chính xác cao, chủ quan về ý chí của người viết.
Mối liên hệ giữa 2 nguồn này
- Việc phân loại 2 loại nguồn này chỉ mang tính tương đối mà không đồng
nghĩa nguồn thông tin nào có vai trò quan trọng hơn.
- Dưới góc độ lý luận và thực tiễn người nghiên cứu cần cân nhắc về chủ thể,
đối tượng n ghiên cứu để mà sử dụng thông tin cho phù hợp.
Câu 9: Phân tích các nguyên tắc cần tuân thủ khi nghiên cứu pháp luật
nước ngoài. Cho ví dụ
Nguyên tắc 1: Tôn trọng trật tự phân cấp của nguồn luật
- Khi nghiên cứu PLNN người nghiên cứu phải tôn trọng trật tự thứ bậc trong
nguồn luật của QG được nghiên cứu.
Thang bậc của nguồn luật:

Dân luật Thông XHCN Hồi giáo


luật

VB QPPL Án lệ VB QPPL Kinh Cô


ran

Án lệ VB Tập quán Sunnah


QPPL

Tập quán Tập quán Việt Nam, TQ: Ijima


Án lệ

Học thuyết Qiyas


pháp lý

Ví dụ: Việc quá đề cao đến án lệ hoặc VBPL của các nhà luật học châu Âu lục địa hay
Anh – Mỹ khi tiếp nhận đến HTPL của nhau.
Nguyên tắc 2: Tôn trọng tính hữu cơ – toàn diện của PLNN
- Khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài, người nghiên cứu không được bóc tách từng
QPPL để đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính chủ quan về pháp luật nước
ngoài.
- Ngược lại, các QPPL nước ngoài phải được nghiên cứu trong tính tương tác với các
QPPL khác, cũng như trong tổng thể, toàn bộ hệ thống pháp luật.
Ví dụ: trợ cấp cho trẻ em không thể chỉ xem xét trong một đạo luật cụ thể mà cần phải
xem xét toàn diện.
Nguyên tắc 3: giải thích PL cần khách quan – biện chứng
- Khi nghiên cứu PLNN người nghiên cứu không được áp đặt các định kiến về tư
tưởng, văn hóa, tôn giáo, đạo đức và PL của mình lên PL nước ngoài.
- Ngược lại, PLNN cần phải được giải thích theo đúng bản chất ở nơi nó được hình
thành.
- Ngoài ra, PLNN cần phải được giải thích một cách biện chứng đánh giá ở mặt tích
cực lẫn tiêu cực của PL nước ngoài.
Ví dụ: khi lên Cao nguyên tây tạng có một nền văn hóa phật giáo tạng truyền, có một
cách mai táng đặc biệt – mang lên chùa- chùa đem lên đồi- xong chặt khúc nhỏ- cho
chim trời ăn- họ cho rằng linh hồn sau khi chết linh hồn sẽ bay bổng lên thiên đàng.
Ví dụ: Đối với HTPL Anh – Mỹ, việc giải thích pháp luật căn cứ vào tinh thần của lời
văn, còn đối với HTPL châu Âu lục địa, cần tập trung vào quy định của pháp luật.
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc dịch thuật
- Khi nghiên cứu PLNN người nghiên cứu cần kết hợp từ điển thông thường và từ điển
chuyên ngành.
- Đồng thời phải giải thích rõ về mặt nội hàm nếu không có thuật ngữ tương ứng.
- Khi dịch thuật cần phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước sở tại.
- Cần lưu ý đến các thuật ngữ được sử dung tương đồng về mặt nội hàm mặc dù khác
nhau về từ ngữ sử dung; lưu ý về các thuật ngữ được sử dung mang tính quy ước.
Ví dụ: Hội thẩm nhân dân – Bồi thẩm đoàn; Tổng công ty – Tập đoàn
Tort (Common law): bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Civil law).
Câu 10: Anh/Chị hãy trình bày những vấn đề cần phải tránh khi nghiên cứu, so
sánh pháp luật nước ngoài.
- Sai lầm trong việc xác định, thu thập và dịch thuật nguồn thông tin:
+ Ta phải xác định được loại nguồn thông tin.
+ Phải biết ai ban hành, ai thừa nhận, ở đâu, còn hiệu lực không.
+ Cần chú trọng điều gì khi dịch thuật.
- Đưa ra các giả thuyết, giả định về các hệ thống pháp luật nước ngoài mà không
chứng minh:
+ Nếu giả định nhưng không chứng minh thì dễ dẫn đến rủi ro và sai lầm, vì mỗi một
quốc gia khác nhau có HTPL khác nhau, việc sử dụng các thuật ngữ pháp lý, nội dung
các chế định pháp luật đôi khi cũng khác biệt.
- Khi nghiên cứu PLNN, người nghiên cứu lại sử dụng phương thức, quan điểm
như đối với luật trong nước.
+ Sai lầm này xuất phát từ việc người nghiên cứu sử dụng tư duy pháp lý của quốc gia
mình để hiểu và giải thích pháp luật nước ngoài và hiểu phiến diện hoặc hiểu không
đúng về HTPL nước ngoài.
- Khi nghiên cứu PLNN, người nghiên cứu tách rời khỏi chính sách pháp luật của
QG đó
Câu 11: Mục đích của hoạt động phân nhóm các hệ thống pháp luật là gì? Cho ví
dụ minh họa
Mục đích giảng dạy:
- Có thể tổ chức một khóa học chung để giới thiệu các nước có cùng dòng họ PL mà
không cần phải dạy từng HTPL riêng lẻ.
Ví dụ Tổ chức 1 khóa học về khái quát chung về các HTPL trên thế giới. Dựa vào sự
phân chia các HTPL mà người giảng dạy có thể xác định một số đặc điểm đặc trưng
của từng HTPL
Mục đích nghiên cứu khoa học:
- Chỉ cần biết được đặt điểm của dòng họ PL, người nghiên cứu có thể biết được đặc
điểm của PL các nước trong cùng dòng họ PL đó.
Ví dụ: Người nghiên cứu biết được đặc điểm của dòng họ PL Cival Law và muốn tìm
hiểu về PL nước A, có nguồn thông tin xác định PL nước A thuộc dòng họ PL Cival
Law thì họ sẽ biết được đặc điểm tổng quan về PL nước A.
Câu 12: Trong số các tiêu chí phân nhóm các hệ thống pháp luật thì tiêu chí nào
là quan trọng nhất? Tại sao?
Không có tiêu chí phân nhóm nào là tiêu chí quan trọng nhất. Vì mỗi tiêu chí sẽ có một
ưu điểm và hạn chế nhất định. Nếu chỉ sử dụng một tiêu chí để phân nhóm các HTPL
thì việc phân chia đó hoàn toàn có thể dẫn đến sự trùng lặp, mâu thuẫn và không đạt
được mục đích của sự phân chia. Vì thế, khi phân nhóm các HTPL cần sử dụng nhiều
tiêu chí để phân loại một cách rõ ràng, sẽ triệt để hơn và dễ dàng đạt được mục đích
của sự phân nhóm. Có thể sử dụng một số tiêu chí như: hình thức pháp lý, nguồn gốc
lịch sử của pháp luật, cấu trúc pháp lý, vị trí vai trò của cơ quan tư pháp… Tùy vào
mục đích nghiên cứu và trình độ của người người cứu mà có thể sử dụng nhiều tiêu chí
để tối ưu hóa việc phân nhóm.
13. Phân tích vai trò của mỗi tiêu chí phân nhóm trong việc xây dựng bản đồ hệ
thống pháp luật thế giới.
Trả lời: Trong việc xây dựng bản đồ HTPL thế giới có 6 tiêu chí phân nhóm sau:
1. Nguồn gốc, LS của PL:

● HTPL châu Âu lục địa hoặc XHCN có nguồn gốc từ luật La Mã cổ

● Hệ thống thông luật có nguồn gốc từ luật Anh cổ

● PL siêu tự nhiên: Có nguồn gốc từ tôn giáo như Phật giáo, Hồi giáo, Thiên
Chúa giáo…
1. Hình thức PL:
● Các quốc gia có hình thức PL chủ yếu là luật thành văn sẽ thuộc về HTPL châu
Âu lục địa hoặc XHCN.

● Các quốc gia có hình thức PL chủ yếu là tiền lệ pháp (án lệ) sẽ thuộc về hệ
thống Thông luật.
1. Vấn đề phân luật công và luật tư:

● Ở các nước thuộc HTPL châu Âu lục địa, PL có cấu trúc gồm hai mảng độc lập
bao gồm luật công và luật tư. Vì:
+ Ng/nhân gián tiếp: bắt nguồn từ luật La Mã cổ chỉ điều chỉnh các quan hệ luật tư
gồm dân sự và thương mại, đến khi trường phái PL tự nhiên ra đời đã đóng góp cho
sự phát triển của luật công (hành chính, Hiến pháp) cho các quốc gia châu Âu lục
địa, tạo ra sự phân biệt rõ nét về nguồn gốc của hai bộ phận PL này.
+ Ng/nhân trực tiếp: do ảnh hưởng của CMTS Pháp đòi hỏi phải có sự rạch ròi
trong các quan hệ luật công và luật tư -> hệ quả: Các nước châu Âu lục địa có mô
hình tòa án kép (nhị nguyên) cùng với sự độc lập về qui trình đào tạo, bổ nhiệm đối
với 2 nhánh tòa này.

● Đối với HTPL thông luật và HTPL XHCN thì không tồn tại sự phân chia này.

+ Với HTPL XHCN: truyền thống chỉ công nhận quyền sở hữu nhà nước, toàn dân,
tập thể không công nhận quan hệ tư hữu. Do đó, luật tư không được khuyến khích
phát triển.
+ Với Hệ thống Thông luật: Lịch sử ở nước Anh, CMTS diễn ra không triệt để, giai
cấp PK vẫn nắm quyền. Vì vậy phong kiến ra sức kìm hãm sự phát triển của CNTB
bằng cách công hóa các quan hệ luật tư. Ngày nay, tại các nước thông luật cũng
không tồn tại sự phân biệt giữa luật công và luật tư, mà chúng thường được áp
dụng song song và đồng thời.
1. Vai trò làm luật của cơ quan tòa án trong hoạt động lập pháp:

● Ở các nước thuộc hệ thống Thông luật, bên cạnh chức năng xét xử, Thẩm phán
còn có quyền ban hành án lệ. Án lệ được tạo ra từ hoạt động xét xử được sử
dụng như là nguồn luật để áp dụng cho những trường hợp tương tự về sau

● Ở các nước XHCN và châu Âu lục địa thì thẩm quyền ban hành PL thuộc về cơ
quan lập pháp. Thẩm phán chỉ được xét xử mà không đc ban hành các nguyên
tắc pháp lý mới. Tuy nhiên, ngày nay tại 1 số quốc gia như Pháp, Đức, Thụy
Sỹ, NB, TQ, VN, ... thẩm phán cũng có thẩm quyền ban hành án lệ trong 1 số
TH đặc biệt nhằm khắc phục sự thiếu sót của luật thành văn
1. Vai trò và mối tương quan giữa luật thực định và luật tố tụng:

● Vai trò: mối tương quan giữa luật thực chất và luật tố tụng ảnh hưởng rất lớn
đến việc đào tạo ngành luật và cấu trúc nghề luật ở các HTPL khác nhau.

● Ở các nước thuộc họ PL châu Âu lục địa và XHCN, luật thực định có vai trò
quan trọng hơn luật tố tụng. Xem luật tố tụng là lĩnh vực đảm bảo cho luật thực
định đc thực thi trên thực tế.

● Ngược lại ở các nước thông luật, luật tố tụng giữ vai trò quan trọng hơn luật
thực định. Vì HTPL này coi trọng vai trò tranh tụng của luật sư ngay tại phiên
tòa; không căn cứ, không coi trọng nhiều đến hồ sơ vụ án như HTPL châu Âu
lục địa. Luật thực định (án lệ) có thể hoàn toàn thay đổi do quyết định của
Thẩm phán nhưng phải đảm bảo quy trình tố tụng.
1. Mức độ pháp điển hóa của PL:
Ở các nước thuộc HTPL châu Âu lục địa và XHCN, PL có mức độ pháp điển hóa
rất cao, trong khi ở các nước thông luật pháp điển hóa diễn ra hạn chế hơn vì thông
luật sử dụng chủ yếu là tiền lệ pháp.

1. Hệ thống pháp luật có mấy cách hiểu? Đặc điểm khác biệt của những cách
hiểu này?
Trả lời: HTPL có 2 cách hiểu:
1. Theo nghĩa hẹp (HTPL quốc gia - legal system): Là tập hợp các QPPL ->
tạo thành một cấu trúc tổng thể -> được phân chia thành các bộ phận có sự
thống nhất nội tại -> theo những tiêu chí nhất định như bản chất, nội dung
hay mục đích. Mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có ít nhất 1 HTPL. VD: VN
có HTPL của VN, Hoa Kỳ có 50 bang -> có 50 HTPL -> đây là quốc gia đa
HTPL
2. Theo nghĩa rộng (HTPL thế giới): là tập hợp các HTPL quốc gia có những
điểm tương đồng về nguồn gốc lịch sử, hình thái KT – XH
VD: HTPL Thông luật, HTPL Dân luật, XHCN,…
● Family of law (Dòng họ PL/ họ tộc PL/ gia đình PL) Nhấn mạnh đến tính kế
thừa trong HTPL các nước. Có tính phân loại cao hơn thuật ngữ truyền thống
PL bởi vì bản thân nó đã bao hàm các yếu tố phân nhóm, đồng thời nhấn mạnh
đến yếu tố nguồn gốc.
VD: các nước thuộc HTPL châu Âu lục địa do cùng được kế thừa chung 1
nguồn gốc là luật La Mã cổ, coi trọng luật thành văn.

● Tradition of law (Truyền thống PL): Thuật ngữ này dùng để chỉ những nhóm
PL ra đời trong cùng một không gian văn hóa, hệ tư tưởng và ở những khu vực
địa lý nhất định. Thuật ngữ này coi trọng nguồn gốc ra đời và yếu tố phân loại
ko cao bằng khái niệm “Dòng họ PL”
VD: Ở các nước thông luật có sự tương đồng về truyền thống văn hóa pháp lý
giữa các nước thuộc địa của Anh.
=> Tuy các thuật ngữ đều có sự khác biệt nhưng có thể thay thế cho nhau. Vì
trên thực tế, về mặt lí luận các thuật ngữ này đều có thể chấp nhận và được sử
dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu luật so sánh.
* Đặc điểm khác biệt của những cách hiểu này:
Tiêu
HTPL quốc gia (nghĩa hẹp) HTPL thế giới (nghĩa rộng)
chí
Là tổng hợp của 2 hay nhiều
Hình Cấu thành từ các QPPL và được phân
các HTPLQG có những điểm
thức định thành các chế định PL, ngành luật.
tương đồng nhất định.
Mang tính tổng thể, có mối
Mang tính quy ước. quan hệ biện chứng giữa quy
Mỗi quốc gia/ vùng lãnh thổ có ít nhất 1 phạm, quy định, luật của các
Tính
HTPL tồn tại độc lập. VD: VN có HTPL nước với nhau.
chất
của VN; Hoa Kỳ có 50 bang nên có 50 VD: Những nước có HTPL có
HTPL, đây là quốc gia đa HTPL nguồn gốc từ luật Anh cổ thuộc
HTPL Thông luật

1. Phân biệt các khái niệm: dòng họ pháp luật, hệ thống pháp luật quốc gia,
truyền thống pháp luật, họ tộc pháp luật, gia đình pháp luật.
1. Phân tích điều kiện để phân nhóm hệ thống pháp luật Hồi giáo. Cho ví dụ
minh họa.
Trả lời:
Một quốc gia được xếp vào HTPL Hồi giáo phải thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu
chí:
- Đạo hồi được xem là quốc đạo: Đạo hồi là hệ thống tôn giáo chính thức của
quốc gia được nhà nước đó công nhận.
- Luật pháp được xây dựng hoàn toàn từ kinh thánh: PL có nguồn gốc từ Hồi
giáo, lấy các quy định trong kinh thánh, cụ thể là kinh Qu’ran để làm luật.
VD: Thổ Nhĩ Kỳ có đạo hồi là quốc đạo nhưng vẫn thuộc HTPL châu Âu lục địa vì
tại quốc gia này đạo Hồi chỉ được coi là tôn giáo chứ không phải là luật.
VD: Các quốc gia sử dụng HTPL Hồi giáo như là Pakistan, Quatar, A - rập Xê - út
Câu 17: Phân tích các nguồn của pháp luật Hồi giáo.
- Pháp luật của các quốc gia theo truyền thống pháp luật Hồi giáo thừa nhận nhiều hình
thức nguồn khác nhau: Có quy phạm nằm trong các văn bản pháp luật, có án lệ được
tuyên bởi các cơ quan Tóa án, nhưng quan trọng nhất là nguồn từ kinh thánh Đạo Hồi
như kinh Qu’ran, Sunnah,...
Những lĩnh vực chịu sự chi phối của kinh Qu’ran và Sunnah:
- Qu’ran: Vừa là kinh thánh, vừa là luật mang tính chủ đạo. Nó là lời dạy của
Thánh Allah và được ghi từ những gì được Mohammed tuyên đọc hoặc đọc lại.
Khoảng 30% trở thành nguyên tắc pháp lý(Luật HS và Luật HNGĐ hoàn toàn
dựa vào kinh Qu’ran). Nhưng đến đầu thế kỷ 20, trước xu thế toàn cầu hóa,
nhiều vấn đề về HNGĐ trở thành phi lí: ví dụ như về đa thê, về quyền ly dị
của người vợ,...Chính vì thế mà hàng loạt các quốc gia thuộc truyền thống
pháp luật này đã cho ra đời các bộ luật về HNGĐ như Oman 1917, Ai Cập và
Nam Sudan và những năm 20-30,...
- Những điểm mới của Luật về HNGĐ tập trung vào các vấn đề quyền về ly dị của
người vợ, hạn chế chế độ đa thê bằng việc quy định những điều kiện nhất định dành
cho người chồng trong quan hệ HN-GĐ.
- Sunnah:
Cụ thể hóa những nguyên tắc pháp lý, hoặc những vấn đề chưa rõ ràng trong kinh
Qu’ran thông qua việc miêu tả lại hoạt động và cuộc đồi của nhà tiên tri Mohammed.
Khác biệt hẳn so với Qu’ran và Sunnah là 2 nguồn luật Hồi giáo mang tính thần
thánh, siêu tự nhiên thì thành tố thứ 3 của luật Hồi giáo:
- Idjimá lại được ra đời trên cơ sở sự thống nhất về quan điểm pháp luật của các học
giả pháp lý đạo Hồi. Những khái niệm và ý kiến của Idjimá không được đề cập trong
Qu’ran và Sunnah. Đơn cử như quy định “phụ nữa không được trở thành thẩm phán”.
Các thẩm phán trong quá trình xét xử có thể hoàn toàn tự do lựa chọn các giải pháp
trong Idjimá.
Thành tố thứ tư trong luật Hồi giáo
- Qiyas là phương pháp suy luận tương tự để giải thích luật. Cũng có ý kiến cho rằng
đây là án lệ được tuyên bởi thẩm phán cao cấp. Các thẩm phán có thể sử dụng tiền lệ
pháp đó giải quyết 1 số vụ việc phát sinh sau này mà hướng giải quyết vụ việc đó
không hề đề cập trong kinh Qu’ran, Sunnah và Idjimá.
Idjimá và Qiyas là 2 nguồn luật bổ trợ nhưng không thể thiếu trong hệ thống
pháp luật của các quốc gia theo luật Hồi giáo, là nguồn luật thể hiện sự điều
chỉnh pháp luật bằng việc kết những tư tưởng thần thánh, tự nhiên với lý trí và
sự thông thái của con người.
Ngoài ra VBPL cũng là một trong những nguồn quan trọng của các quốc gia
theo hệ thống pháp luật Hồi giáo.
Câu 18: Phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa dòng họ pháp luật châu Âu
lục địa và dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa.

Tiêu chí HTPL châu Âu lục địa HTPL XHCN

Hình thức Văn bản pháp luật: Nhằm hạn Pháp luật thành văn: chỉ
pháp luật chế việc lạm quyền của cơ quan thừa nhận loại nguồn duy
tòa án, đảm bảo cơ chế tam nhất là các VBPL do
quyền phân lập mà án lệ và tập CQNN có thẩm quyền ban
quán đã không còn thể hiện vai hành. Tuy nhiên, ở giai
trò của mình. Một lý giải cho lý đoạn đầu pháp luật thành
do vì sao luật thành văn chiếm văn chưa đủ bao quát nên
ưu thế trong truyền thống pháp tập quán và án lệ.
luật bời vì pháp luật thành văn có
nguồn gốc từ luật La Mã cổ, có
tầm ảnh hưởng rất lớn đối với
pháp luật của các quốc gia này

Nguồn La Mã cổ: Các quốc gia Đông Âu:


gốc lịch Hầu hết các quốc gia ở Châu Âu truyền thống pháp luật
sử Lục Địa đều chịu sự đô hộ kéo Roman – Đức
dài của Đế quốc La Mã. Các quốc gia châu Á: TTPL
Đến khoảng TK XIII, các quốc Trung Hoa cổ
gia này đã hình thành nên một
truyền thống pháp luật lớn trên
thế giới với những đặc điểm
riêng như lấy pháp luật thành văn
là nguồn luật chủ yếu và quan
trọng để điều chỉnh các mối quan
hệ xã hội, …

Vai trò Không có vai trò làm luật, thẩm Không có vai trò làm luật.
làm luật phán, không có thẩm quyền ban Chỉ là cơ quan đảm bảo cho
của cơ hành pháp luật. Chỉ đóng vai trò các quyền và nghĩa vụ cơ
quan tư là người giải thích và áp dụng bản của công dân được thực
pháp pháp luật vào thực tiễn đời sống hiện trên thực tế.

Mối Luật nội dung chiếm ưu thế Nhấn mạnh đặc biệt vị trí
tương hơn. Luật tố tụng chỉ nhằm mục ưu thế của luật nội dung,
quan giữa đích duy nhất là đảm bảo cho luật tố tụng chỉ là phương
luật nội luật nội dung được thực hiện trên tiện để đảm bảo sự thực thi
dung và thực tế của thực thực chất.
luật tố
tụng

Vấn đề Công nhận sự phân chia pháp Không có sự phân chia các
phân chia luật thành luật công và luật tư ngành luật thành luật công
pháp luật thể hiện trong cấu trúc tòa án (hệ và luật tư, cơ chế tam quyền
thành thống kép): hệ thống tòa án có phân lập chưa được chú
luật công thẩm quyền xét xử chung và hệ trọng
- tư thống tòa án hành chính
Pháp điển Sâu rộng trên mọi mặt. Tập hợp Mức độ pháp điển hoá rất
hoá các quy định pháp luật điều chỉnh cao theo các thức tập hợp
về cùng một vấn đề, loại bỏ các và loại bỏ các VBQPPL lỗi
quy định lỗi thời, cho ra đời thời, không tiến bộ, cuối
VBPL mới hoặc VB sửa đổi bổ cùng là sự ra đời của bộ
sung tiến bộ hơn như Đức, Pháp, luật, đạo luật mới. Đồng
Canada,... thời, có chiều hướng
nhanh chóng thay đổi do
không tiếp nhận những
thành tựu.

Câu 19: Phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa dòng họ pháp luật Thông luật
và dòng họ pháp luật châu Âu lục địa.

Tiêu chí HTPL châu Âu lục địa HTPL Thông luật

Hình Văn bản pháp luật: Nhằm Án lệ là chủ yếu, VBPL ngày
thức hạn chế việc lạm quyền của càng giữ vai trò quan trọng
pháp luật cơ quan tòa án, đảm bảo cơ trong hệ thống pháp luật. Bởi lẽ
chế tam quyền phân lập mà án trong quá trình toàn cầu hóa,
lệ và tập quán đã không còn bắt buộc các QG này tham gia
thể hiện vai trò của mình. Một điều ước song phương và đa
lý giải cho lý do vì sao luật phương. Sau quá trình gia nhập
thành văn chiếm ưu thế trong các VBPL có tính ổn định nên
truyền thống pháp luật bời vì ngày càng chiếm ưu thế.
pháp luật thành văn có nguồn
gốc từ luật La Mã cổ, có tầm
ảnh hưởng rất lớn đối với
pháp luật của các quốc gia
này.

Nguồn La Mã cổ: Hầu hết các quốc Luật Anh cổ: Nguồn gốc pháp
gốc lịch gia ở Châu Âu Lục Địa đều luật chủ yếu dựa trên nền tảng
sử chịu sự đô hộ kéo dài của Đế PL Anh cổ với những tập quán
quốc La Mã. được hình thành từ sự phát triển
Đến khoảng TK XIII, các của cộng đồng. Dần dần được
quốc gia này đã hình thành sử dụng rộng rãi và thường
xuyên với tên gọi Common
nên một truyền thống pháp Law vào giữa TK XIII.
luật lớn trên thế giới với
những đặc điểm riêng như lấy
pháp luật thành văn là nguồn
luật chủ yếu và quan trọng để
điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội, …

Vai trò Không có vai trò làm luật, Có. Cơ quan tư pháp có vai trò
làm luật thẩm phán, không có thẩm làm luật rất lớn bên cạnh cơ
của cơ quyền ban hành pháp luật. Chỉ quan lập pháp. Thẩm phán vừa
quan tư đóng vai trò là người giải có chức năng ban hành pháp
pháp thích và áp dụng pháp luật luật, vừa giải thích và áp dụng
vào thực tiễn đời sống. pháp luật.
=>vai trò rất lớn trong quá trình
lập nên các chính sách đề điều
chỉnh QHXH.

Mối Luật nội dung chiếm ưu thế Luật tố tụng chiếm ưu thế hơn
tương hơn. Luật tố tụng chỉ nhằm luật nội dung. Luật tố tụng
quan mục đích duy nhất là đảm bảo được xem như là xương sống
giữa luật cho luật nội dung được thực của quá trình xét xử. Tất cả các
nội dung hiện trên thực tế bản án chỉ được quyết định sau
và luật tố khi thẩm phán và bồi thẩm
tụng đoàn lắng nghe lý lẽ và bằng
chứng tại phiên tòa để quyết
định phần thắng thuộc bên nào.

Vấn đề Công nhận sự phân chia Không thừa nhận có sự phân


phân pháp luật thành luật công và chia HTPL thành luật công
chia luật tư thể hiện trong cấu trúc và luật tư. Mô hình tòa án là
pháp luật tòa án (hệ thống kép): hệ mô hình đơn nhất. Trong
thành thống tòa án có thẩm quyền HTTA cũng không có sự phân
luật công xét xử chung và hệ thống tòa chia thành các tòa độc lập, tách
- tư án hành chính biệt như HTPL Châu Âu Lục
địa.
Pháp Sâu rộng trên mọi mặt. Tập Không mang tính toàn diện.
điển hoá hợp các quy định pháp luật Thể hiện thông qua việc tập
điều chỉnh về cùng một vấn hợp các đạo luật điều chỉnh
đề, loại bỏ các quy định lỗi cùng một nhóm vấn đề thành
thời, cho ra đời VBPL mới các bộ luật hoặc tập hợp các án
hoặc VB sửa đổi bổ sung tiến lệ thành tuyển tập theo thẩm
bộ hơn như Đức, Pháp, quyền các tòa án như Anh,
Canada,... Austraulia, …

Câu 20: Phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa dòng họ pháp luật Thông luật
và dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa.

Tiêu chí HTPL Thông luật HTPL XHCN

Hình Án lệ là chủ yếu, VBPL ngày Pháp luật thành văn: chỉ
thức càng giữ vai trò quan trọng trong thừa nhận loại nguồn duy
pháp luật hệ thống pháp luật. Bởi lẽ trong nhất là các VBPL do
quá trình toàn cầu hóa, bắt buộc CQNN có thẩm quyền ban
các QG này tham gia điều ước hành. Tuy nhiên, ở giai
song phương và đa phương. Sau đoạn đầu pháp luật thành
quá trình gia nhập các VBPL có văn chưa đủ bao quát nên
tính ổn định nên ngày càng chiếm tập quán và án lệ.
ưu thế.

Nguồn Luật Anh cổ: Nguồn gốc pháp Các quốc gia Đông Âu:
gốc lịch luật chủ yếu dựa trên nền tảng PL truyền thống pháp luật
sử Anh cổ với những tập quán được Roman – Đức
hình thành từ sự phát triển của Các quốc gia châu Á:
cộng đồng. Dần dần được sử TTPL Trung Hoa cổ
dụng rộng rãi và thường xuyên
với tên gọi Common Law vào
giữa TK XIII.

Vai trò Có. Cơ quan tư pháp có vai trò Không có vai trò làm luật.
làm luật làm luật rất lớn bên cạnh cơ Chỉ là cơ quan đảm bảo cho
của cơ quan lập pháp. Thẩm phán vừa các quyền và nghĩa vụ cơ
quan tư có chức năng ban hành pháp luật, bản của công dân được
pháp vừa giải thích và áp dụng pháp
luật. thực hiện trên thực tế.
=>vai trò rất lớn trong quá trình
lập nên các chính sách đề điều
chỉnh QHXH.

Mối Luật tố tụng chiếm ưu thế hơn Nhấn mạnh đặc biệt vị trí
tương luật nội dung. Luật tố tụng được ưu thế của luật nội dung,
quan giữa xem như là xương sống của quá luật tố tụng chỉ là phương
luật nội trình xét xử. Tất cả các bản án chỉ tiện để đảm bảo sự thực thi
dung và được quyết định sau khi thẩm phán của thực thực chất.
luật tố và bồi thẩm đoàn lắng nghe lý lẽ và
tụng bằng chứng tại phiên tòa để quyết
định phần thắng thuộc bên nào.

Vấn đề Không thừa nhận có sự phân Không có sự phân chia các


phân chia chia HTPL thành luật công và ngành luật thành luật công
pháp luật luật tư. Mô hình tòa án là mô và luật tư, cơ chế tam
thành hình đơn nhất. Trong HTTA cũng quyền phân lập chưa được
luật công không có sự phân chia thành các chú trọng
- tư tòa độc lập, tách biệt như HTPL
Châu Âu Lục địa.

Pháp điển Không mang tính toàn diện. Thể Mức độ pháp điển hoá rất
hoá hiện thông qua việc tập hợp các cao theo các thức tập hợp
đạo luật điều chỉnh cùng một và loại bỏ các VBQPPL lỗi
nhóm vấn đề thành các bộ luật thời, không tiến bộ, cuối
hoặc tập hợp các án lệ thành cùng là sự ra đời của bộ
tuyển tập theo thẩm quyền các tòa luật, đạo luật mới. Đồng
án như Anh, Austraulia, … thời, có chiều hướng
nhanh chóng thay đổi do
không tiếp nhận những
thành tựu.

21. Khái quát sự hình thành của bộ phận thông luật Anh?
-Bộ phận thông luật Anh được hiểu là bộ phận pháp luật bao gồm hệ thống các quy tắc
pháp lý do Thẩm phán của Tòa thông luật tạo ra nhằm giải quyết các tranh chấp cụ thể
phát sinh trong đời sống xã hội và có giá trị bắt buộc đối với các thẩm phán về sau nếu
có sự tương tự về mặt tình tiết.
-BP Thông luật Anh ra đời từ thế kỉ thứ 13 dựa trên thói quen tham khảo phán quyết
có trước và sau đó được hoàn thiện vào thế kỷ thứ 15 khi hội tụ đầy đủ ba điều kiện
sau:

● Có HTTA tập trung

● Có đội ngũ thẩm phán, luật sư giàu kinh nghiệm

● Có tuyển tập án lệ do chính các Tòa án có thẩm quyền tạo ra án lệ công


bố
-BP thông luật Anh được hình thành bằng con đường tư pháp. Quá trình hình thành
phát triển của BT thông luật Anh gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và củng
cố HTTA Hoàng gia như sau:
Cuộc cải cách và vai trò của vua William và vua Henry đệ nhị,
*Hai nền móng mà vua William đã tạo ra là:

● Nền tảng giúp ra đời thông luật là hội đồng cố vấn tiền thân của của TAHG

● Vua William tuyên bố giữ nguyên hệ thống pháp luật của nước Anh tức là pháp
luật Angloxacxong chủ yếu là luật và tập quán địa phương của Anh.
*Dựa trên hai nền móng này thì sau đó vua Henry đệ nhị đã:

● Mở rộng thẩm quyền của TAHG từ thẩm quyền chuyên biệt thành thẩm quyền
chung

● Kiện toàn TAHG từ tòa án thuế quan ban đầu trở thành TAHG hoàn chỉnh với 3
tòa là Tòa thuế quan, Tòa Nhà vua và Tòa thẩm quyền chung.

● Đưa ra phương thức xét xử lưu động để khắc phục đi những hạn chế của HTTA
HG nhằm tăng năng lực của TA này so với HTTA của lãnh chúa phong kiến.
Chính hoạt động xét xử lưu động đã thúc đẩy sự ra đời của thông luật Anh vào
cuối thế kỉ 13.

22. Trình bày các đặc điểm của bộ phận thông luật của nước Anh?
a. Thông luật được hình thành bằng con đường tư pháp chứ
không phải bằng con đường lập pháp
● Thông luật Anh ra đời và phát triển thông qua việc hình thành và
củng cố quyền lực của hệ thống Tòa án Hoàng gia

● Quy phạm pháp luật của Thông luật Anh phần lớn được thể hiện
trong các văn bản của cơ quan tư pháp.
b. Các luật gia Anh coi trọng thủ tục tố tụng hơn là luật nội dung (chỉ
tồn tại trước cuộc cải cách tòa án 1873 – 1875)
Biểu hiện: không có Trát thì không có quyền. Tòa án hoàng gia chỉ thụ lý các
vụ việc khi có Trát
Chính sự cản trở của các lãnh chúa phong kiến đối với việc ban hành các loại
Trát mới và việc các loại trát ra đời không kịp thời đáp ứng cho những loại
tranh chấp mới phát sinh => thẩm quyền của tòa án bị giới hạn nghiêm trọng,
làm cho người dân khó tiếp cận với công lý.
c. Thông luật Anh không có sự phân chia thành luật công và luật tư

● Việc không phân chia này có liên quan tới các cuộc đấu tranh giành quyền
chính trị giữa Quốc hội và nhà vua.

● Do chế độ phong kiến của nước Anh mang tính tập quyền cao độ ( quyền lực
tập trung trong tay nhà vua => vua đã xóa bỏ các quyền tự do dân chủ) =>
thông luật Anh mang bản chất công rất mạnh

● Do sự tồn tại của hệ thống “Trát” - Writ ( Tất cả các loại Trát được ban hành
đều nhân danh nhà vua và thậm chí tranh chấp giữa các cá nhân cũng được coi
là tranh chấp giữa Hoàng gia và bên vi phạm)
d. Quá trình hình thành của thông luật Anh mang tính liên tục và có
tính kế thừa
+ Tính liên tục:

● Nước Anh chưa trải qua cuộc biến động nào làm thay đổi bản chất xã hội của
PL => thông luật Anh ngày nay vẫn mang nặng những dấu ấn của PL phong
kiến

● Nước Anh chưa trải qua một cuộc Pháp điển hóa nào toàn diện

+ Tính kế thừa:
Sự tự nguyện tuân thủ các phán quyết của thẩm phán đã có trước đó cũng như
nhiều tập quán ra đời từ thời trung cổ vẫn được áp dụng
e. Trong lĩnh vực dân sự, Thông luật Anh chủ yếu sử dụng chế tài phạt
tiền

● Nếu một người bị tòa án kết luận vi phạm pháp luật thì anh ta sẽ bồi thường
một khoản tiền cho bên bị hại => ý nghĩa: khắc phục được phần nào tổn thất do
bên vi phạm pháp luật gây ra nhưng không phải lúc nào nó cũng đảm bảo công
lý cho bên bị hại

● Khi các quan hệ hợp đồng mua bán ngày càng phát triển thì thông luật không
thể mang lại sự hài lòng cho dân chúng, đặc biệt là đối với thương nhân, cần
phải có biện pháp đủ mạnh để ngăn cản các bên vi phạm cam kết
f. Nguyên tắc “Stare decisis” – nguyên tắc xương sống tạo tiền đề cho
sự tồn tại và ổn định của thông luật

● Các thẩm phán khi xét xử phải căn cứ vào những bản án đã có trước đó nếu như
có sự tương tự về mặt tình tiết

● Nguyên tắc này làm cho Thông luật Anh trở nên cứng nhắc, mất dần tính linh
hoạt vì có nhiều án lệ có thể không phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện
kinh tế - xã hội.

23. Trình bày sự hình thành, phát triển của bộ phận Luật Công bằng trong hệ
thống pháp luật Anh?
Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Luật Công Bằng bắt nguồn từ những hạn
chế của Thông luật.

● Trong lĩnh vực dân sự: trong khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng thay đổi
đòi hỏi sự thay đổi của pháp luật để thích ứng với tính hình mới thì thẩm
phán vẫn áp dụng án lệ cũ để giải quyết đối với các quan hệ mới phát
sinh; ngoài ra, chế tài chủ yếu của thông luật trong QHDS là phạt tiền,
không buộc các bên vì thế chưa đủ mạnh để ngăn chặn các bên phá vỡ
giao dịch hợp đồng là cho bên bị thiệt hại cảm thấy chưa thỏa đáng.

● Trong lĩnh vực hình sự: các chế tài ngày càng nghiêm khắc hơn khi Nhà
vua dùng thông luật để đàn áp các tầng lớp tiến bộ

● Về sự tồn tại của hệ thống trát: khiến cho thủ tục tố tụng trở nên phức
tạp, cứng nhắc
Từ những thực tế trên đã nảy sinh nhu cầu tìm kiếm những giải pháp để khắc phục khi
người dân không thể tiếp cận với công lý hay họ không thỏa mãn với các giải pháp của
tòa Thông luật.
Khi đó người dân sẽ tìm cách thỉnh cầu lên nhà vua để tìm sự công bằng, thỉnh cầu của
nguyên đơn sẽ được xem xét bởi Đổng lý văn phòng trước khi dâng lên nhà vua. Dần
dần, các vụ việc liên quan tới công lý ngày càng nhiều, Nhà vua đã thành lập Tòa án
công bằng được xét cử bởi các thẩm phán xuất thân từ linh mục

Mục đích: Thông luật ra đời và phát triển ngày càng mạnh trên toàn lãnh thổ nước
Anh, tuy nhiên cùng với sự phát triển đó, Thông luật cũng bộc lộ những khuyết điểm
và sự cứng nhắc của mình. Vì thế Luật Công bằng ra đời nhằm khắc phục những
khiếm khuyết của Thông luật, đem đến sự công bằng cho người dân.

1. Trình bày đặc điểm của bộ phận Luật Công bằng?


Luật Công bằng ra đời từ cuối TK 15 để lấp chỗ trống cho thông luật (thông
luật vào thời kì này khủng hoảng không còn linh hoạt như thời gian đầu mới
hình thành cũng như không phù hợp với sự thay đổi của điều kiện kinh tế, chính
trị xã hội). Luật Công bằng ra đời bằng con đường xét xử của các Đại pháp
quan và vì mục đích ra đời nhằm bổ sung cho thông luật nên có các đặc điểm
khác với thông luật như sau:

● Luật Công bằng có hệ thống pháp lý (hay phương tiện pháp lý) hoàn
toàn mới mẻ và linh hoạt hơn so với các giải pháp pháp lý của thông
luật (có nghĩa là chưa bao giờ có ở hệ thống thông luật):

● Giải pháp mà tòa công bằng đưa ra không được phép trùng với giải pháp của
tòa thông luật. Đối với các vụ việc về dân sự và thương mại khi thẩm phán tòa
thông luật chủ yếu là sử dụng hình phạt tiền thì thẩm phán tòa công bằng không
được sử dụng lại chế tài đó thiết lập công bằng, công lý. Giải pháp của Tòa
Công bằng tập trung ở 3 vấn đề sau:

● Thẩm phán Tòa Công bằng sẽ tuyên bố quyền của một bên.

● Buộc một bên phải thực hiện một hành vi nào đó.
● Cấm một bên thực hiện một hành vi nào đó.

● Chế độ ủy thác (trust) ra đời, phát triển và cực kỳ quan trọng trong HTPL Anh.
Nguyên nhân: nước Anh là cỗ máy xâm lược lớn và sau Wiliam không lâu thì
nước Anh tham gia vào cuộc chiến Thập tự chinh nhiều thế kỉ sau đó, và dĩ
nhiên lực lượng tham chiến chủ yếu của nước Anh là tập kết từ những người
nông dân. Họ phải rời bỏ làng mạc, ruộng đất, tài sản và nhà cửa của mình để đi
ra nước ngoài chiến đấu cho Hoàng gia Anh. Trước khi họ đi họ sẽ nhờ một
người đàn ông khác trong địa phương (do con còn quá nhỏ nên không thể đưa
cho con hoặc không đưa cho vợ vì sợ vợ đi lấy chồng khác) để ủy thác tài sản
của họ. Để cho người ở địa phương được khai thác tài sản này và thực hiện
nghĩa vụ đóng thuế, các nghĩa vụ tài chính để giữ lại tài sản cho mình. Người
nhận ủy thác sẽ trả lại tài sản nếu người ủy thác còn sống và quay về, nếu người
ủy thác chết thì sẽ giao lại tài sản cho con của người ủy thác. (Trên đây là nội
dung chính của ủy thác thời kỳ đầu) Chế độ này giúp người dân Anh yên tâm
tham chiến.
Tuy nhiên có trường hợp khi người ủy thác chết thì người nhận ủy thác không
giao lại tài sản cho con của họ khi nó trưởng thành hoặc khi người ủy thác may
mắn trở về thì người nhận ủy thác đã bán cái tài sản đó cho người khác rồi và
người ủy thác không đòi lại được tài sản. Khi đem ra tòa thông luật thì thẩm
phán tòa thông luật chỉ có chế tài là phạt tiền thôi. => Người ủy thác hoặc con
của họ gửi thỉnh cầu lên Đại pháp quan và thẩm phán tòa công bằng nhận thấy
người nhận ủy thác quá vô đạo đức, công bằng công lý xã hội bị xâm hại =>
Thẩm phán sẽ đưa ra các giải pháp để khôi phục công bằng công lý: Tuyên bố
quyền của bản thân người ủy thác hoặc con cái của họ, nghiêm cấm hành vi
chiếm giữ của người nhận ủy thác và buộc người nhận ủy thác phải trả lại tài
sản cho người ủy thác => Làm cho chế định ủy thác ở nước Anh hoàn thiện và
phát triển hơn.

● Thủ tục tố tụng ở Tòa công bằng khác thủ tục tố tụng ở Tòa thông
luật:
Thủ tục tố tụng ở Tòa công bằng đơn giản hơn thủ tục tố tụng ở Tòa thông luật:

● Căn cứ khởi kiện: đơn thỉnh cầu. Đơn thỉnh cầu không cần tuân theo mẫu,
người dân tự viết tự trình bày.

● Tòa Công bằng không sử dụng Bồi thẩm đoàn.


● Thủ tục tố tụng ở Tòa thông luật theo kiểu tố tụng tranh tụng, Thẩm phán Tòa
án thông luật chỉ đóng vai trò như trọng tài. Còn đối với Tòa Công bằng thẩm
phán có quyền buộc các bên cung cấp lời khai và chứng cứ khu xét thấy cần
thiết.

● Luật Công bằng áp dụng một số nguyên tắc không có ở thông luật:

● Nguyên tắc luật công bằng đi sau thông luật. (câu 12)

● Nguyên tắc người gõ cửa Tòa công bằng phải có bàn tay sạch (Câu 11)

25. Trình bày nguyên tắc phân chia, các đặc điểm cơ bản của các toà cấp thấp và các
toà cấp cao trong hệ thông toà án Anh?
* Tòa án cấp thấp có một số đặc điểm như sau:
+ Ở tòa này được thành lập ở mỗi khu vực nhất định, và người dân có
thể tự chọn bất kỳ tòa án nào trong khoảng 400 tòa án phụ trách xét xử
sơ thẩm.
+ Có thẩm quyền đối với những vụ án dân sự đơn giản như hôn nhân, gia
đình hay các tội phạm hình sự ít nghiêm trọng.
+ Thủ tục xét xử đơn giản và do 1 thẩm phán tiến hành và không có bồi
thẩm đoàn.
+ Phán quyến của các tòa án này không được coi là án lệ.
+ Chỉ thực hiện cấp xét xử sơ thẩm.
- Tại tòa án cấp thấp này thì có:
+ Tòa địa hạt (Country Court):
- Chuyên xét xử các vụ việc dân sự tranh chấp có giá trị không quá 50.000 bảng
Anh. Chỉ thực hiện xét xử sơ thẩm.
+ Tòa pháp quan (Magistrates’Court):
- Xét xử các án hình sự với 3 loại tội phạm là tội phạm ít nghiêm trọng, các tội
phạm được lựa chọn nơi xét xử ở Tòa pháp quan hoặc Tòa hình sự cấp cao, và
các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Và chỉ có thẩm quyền áp dụng hình phạt tù
không quá 6 tháng.
- Xét xử dân sự như các vụ việc dân sự đơn giản.
- Ở tòa pháp quan này chỉ được xử sơ thẩm và phán quyết được phúc thẩm ở
Tòa hình sự trung ương hoặc Tòa Nữ Hoàng.
+ Tòa gia đình (Family Court):
- Xử các vụ việc liên quan đến lĩnh vực gia đình.
- Phán quyết của tòa này được phúc thẩm tại Phân tòa gia đình của Tòa Công
Lý cấp cao hoặc trực tiếp lên Tòa phúc thẩm.
*Tòa án cấp cao gồm có:
+ Tòa công lý cấp cao (High Court of Justice): Đây là tòa chuyên xét xử về dân
sự nhưng vẫn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với một số vụ việc hình sự.
Cấp xét xử thì thực hiện cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Và cơ cấu tổ chức thì
có 3 tòa đứng đầu là Tòa Nữ Hoàng tiếp đến là tòa gia đình và tòa gia đình.
+ Tòa hình sự trung ương (Crown Court): Chuyên xử các vụ việc hình sự
nhưng vẫn có thẩm quyền xử vụ việc dân sự nhất định. Cấp xét xử ở cả sơ thẩm
và phúc thẩm với các loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Tòa phúc thẩm ( Court of Appeal): Xét xử phúc thẩm các phán quyết của tòa
cấp thấp và các phán quyết của các cơ quan xét xử bản án tư pháp. Cấp xét xử
thì chỉ thực hiện cấp phúc thẩm và được coi là Tòa phúc thẩm chính của hệ
thống Tòa án Anh. Có 2 bộ phận là bộ phận phúc thẩm dân sự và bộ phận phúc
thẩm hình sự. Hàng năm có 25% các bản án của tòa này được xuất bản và trở
thành án lệ.
+ Tòa án tối cao (Supreme Court for the United Kingdom): Là một cơ quan
của Vương quốc Anh. Là cấp xét xử cuối cùng đối với các vụ việc của bộ phận
North Ireland và Scotland. Không trực tiếp xét xử mà chỉ xem xét lại việc áp
dụng luật trong các phán quyết. Ra quyết định y án, sửa đổi, hủy bỏ một phần
bản án của cấp dưới hoặc trả lại để xét xử lại. Hàng năm có khoản ¾ các phán
quyết của Tòa án tối cao được ông bố và trở thành án lệ.

26. Trình bày cách hiểu, cấu trúc và phương thức vận hành của án lệ trong hệ
thống pháp luật Anh?
- Chưa có một một khái niệm mang tính pháp lý nào về án lệ. Hiện nay, án lệ có
rất nhiều cách hiểu trong đó có hai cách hiểu phổ biến hơn cả.
• Cách hiểu thứ nhất: Án lệ là một phương thức làm luật của thẩm phán.
• Cách hiểu thứ hai: Án lệ bao gồm các quy tắc đã được lập ra trong một bản án
ban hành trước đó và có giá trị ràng buộc đối với các thẩm phán khi xét xử các
vụ việc khi có các tình tiết tương tự.
=>Án lệ là nguồn luật và là hình thức pháp luật quan trọng của Anh do cơ quan
tư pháp sáng tạo ra.
Như vậy, án lệ được hiểu là bản án đã có hiệu lực pháp luật trong đó có chứa
đựng các quy tắc pháp lý do tòa án ban hành được sử dụng để làm khuôn mẫu
cho những vụ việc về sau nếu có sự tương tự về mặt tình tiết.

cấu trúc án lệ trong HTPL Anh? (KIM CHI)


- Một bản án bao gồm ba phần: tóm tắt nội dung vụ việc; lập luận của thẩm
phán để giải quyết vụ việc; phán quyết của thẩm phán đối với vụ việc. Trong
đó, phần lập luận của thẩm phán để giải quyết vụ việc chính là nội dung của án
lệ.
- Phần lập luận (nội dung của án lệ) gồm hai phần: lí do để đưa ra quyết định
(ratio decidendi) và phần bình luận của thẩm phán (obiter dictum).

● Ratio decidendi: chứa đựng những lập luận, những nguyên tắc, những
quy phạm pháp luật dựa vào đó thẩm phán đưa ra phán quyết -> có giá
trị bắt buộc áp dụng. Tuy nhiên, thẩm phán có thể từ chối áp dụng với
những trường hợp sau:

● Thẩm phán không đồng ý với phán quyết.

● Thẩm phán không tìm thấy nguyên tắc pháp lý có thể xảy ra do sự
lan man của thẩm phán đã cho ra đời những bản án dài lê thê, khó
xác định phần lý lẽ của phán quyết.

● Khó xác định phần phán quyết vì phán quyết được đưa ra dựa trên
nhiều lý lẽ khác nhau.

● Obiter dictum: chứa đựng những bình luận, nhận xét hoặc ý kiến của
thẩm phán đưa ra để xét xử vụ việc -> ko có giá trị bắt buộc áp dụng.
- Nhận diện ratio và obiter: việc phân biệt phần ratio và obiter của các thẩm
phán rất khác nhau và phụ thuộc vào ý chí cá nhân của từng thẩm phán, do đó
việc áp dụng án lệ của thẩm phán luôn linh hoạt, mềm dẻo và được xem là
nghệ thuật của người thẩm phán.
Án lệ được áp dụng theo quy tắc “tiền lệ phải được tuân thủ” - Stare Decisis,
các thẩm phán có nghĩa vụ phải tuân thủ án lệ đã có trước đó nếu như các vụ
việc có sự tương tự về mặt tình tiết để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống án
lệ cũng như hoạt động xét xử của hệ thống tòa án.

27. Trình bày về việc sử dụng nguyên tắc Stare Decisis trong hệ thống pháp luật
Anh

● Nguyên tắc Stare decisis được hiểu là các thẩm phán khi xét phải áp dụng các
quy tắc pháp lý được tạo ra trong bản án có trước nếu như có sự tương tự về
mặt tình tiết.

● Ý nghĩa của nguyên tắc Stare decisis:

● Đây là nguyên tắc xương sống đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn
định của án lệ.

● Đảm bảo tính thống nhất đồng bộ về giải pháp pháp lý của các vụ việc
tương tự nhau về mặt tính tiết.

● Đảm bảo tính công bằng: các vụ việc có tình tiết giống nh, mức độ giống
nhau không phải gánh chịu những hậu quả pháp lý khác nhau.

● Đảm bảo tính dễ dự đoán: tức là khi các vụ việc giống nhau được giải
quyết như nhau thì người dân Anh sẽ đoán biết được với những tính tiết
vụ việc như vậy thì họ sẽ biết được kết quả thế nào.

Nguyên tắc stare decisis có những ưu điểm và hạn chế gì? (THÙY DUNG)
=> *Ưu điểm:
+ Thứ nhất, đảm bảo sự tồn tại và ổn định của thông luật Anh, đồng thời tạo ra sự
thống nhất trong thực tế. Các vụ việc có tình tiết tương tư nhau sẽ được áp dụng các
giải pháp pháp lý giống nhau.
+ Thứ hai, tính độc lập của thẩm phán trong xét xử được thể hiện rõ qua việc xem xét
các vụ việc có sự tương tự về mặt tình tiết hay không.
* Hạn chế:
+ Thứ nhất, về tính cứng nhắc, hệ thống pháp luật không được linh hoạt, xã hội không
ngừng phát triển làm nhiều án lệ không còn phù hợp để áp dụng.
+ Thứ hai, mất dần tính linh hoạt, thẩm phán ở Anh có quyền tạo ra pháp luật. Tuy
nhiên, nhờ nguyên tắc này đã làm hạn chế khả năng sáng tạo của thẩm phán.
+ Thứ ba, thông luật Anh có sự đa dạng do pháp luật ở mỗi địa phương khác nhau.
Tuy nhiên sự tuân thủ các tiền lệ đã làm mất đi sự lựa chọn đa dạng về cách giải quyết
của thẩm phán.
28. So sánh án lệ của Anh và án lệ Việt Nam?

Án lệ nước Anh Án lệ Việt Nam

Nguồn luật Án lệ Luật thành văn


chủ yếu

Tính bắt Bắt buộc áp dụng trong Không bắt buộc áp dụng trong mọi vụ án
buộc áp mọi vụ án xét xử. xét xử.
dụng Chỉ những vụ án có các tình tiết chưa
được quy định cụ thể trong văn bản quy
phạm pháp luật hoặc đã có quy định
nhưng quy định này được hiểu theo
nhiều cách khác nhau mới phải áp dụng.

Vai trò Án lệ được xem là nguồn Án lệ không được xem là nguồn luật cơ
luật cơ bản và bắt buộc áp bản, bởi lẽ án lệ được đưa ra nhằm làm
dụng trong xét xử. rõ các quy định pháp luật có cách hiểu
Tòa án, đặc biệt là Thẩm khác nhau.
phán có vai trò quan trọng Tòa án có trách nhiệm lựa chọn, công bố
trong việc làm luật và và áp dụng án lệ, còn việc làm luật thuộc
hoạch định chính sách. về trách nhiệm của Quốc hội.

Tiêu chí Không phải khi tòa án xét - Chứa đựng lập luận làm rõ quy định
lựa chọn án xử bất kỳ vụ việc nào cũng pháp luật có cách hiểu khác nhau, phân
lệ đều tạo ra án lệ. tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp
Vụ việc xét xử được xem lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý,
là án lệ khi đáp ứng đủ các quy phạm pháp luật cần áp dụng trong
tiêu chí sau: vụ việc cụ thể.
- Tính mới. Nghĩa là trước - Có tính chuẩn mực.
đó, chưa có một án lệ nào - Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống
quy định về vấn đề này. nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm
- Chứa đựng các nội dung những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp
về tình tiết của vụ việc, lý lý như nhau thì phải được giải quyết như
lẽ và lập luận và đáp ứng nhau.
nguyên tắc tiền lệ.

Nội dung - Tên của vụ án. - Tên của vụ việc được Toà án giải
bắt buộc án - Năm Tòa án ra phán quyết.
lệ phải có quyết đối với vụ án. - Số bản án, quyết định của Toà án có
- Số tập văn bản của văn chứa đựng án lệ.
bản ghi chép án lệ. - Từ khoá về những vấn đề pháp lý được
- Tên viết tắt của văn bản giải quyết trong án lệ.
ghi chép. - Các tình tiết trong vụ án và phán quyết
- Số thứ tự trang đầu tiên của Toà án có liên quan đến án lệ.
của văn bản ghi chép. - Vấn đề pháp lý có giá trị hướng dẫn xét
- Các tình tiết của vụ việc. xử được giải quyết trong án lệ.
- Lý lẽ hay lập luận.
- Quyết định của Tòa án.

Quy trình Bước 1: Tòa án có thẩm Bước 1: Rà soát, phát hiện bản án, quyết
lựa chọn quyền ban hành án lệ xem định để đề xuất phát triển thành án lệ.
xét các bản án của tòa án Bước 2: Lấy ý kiến đối với bản án, quyết
cấp dưới, đáp ứng các tiêu định được đề xuất lựa chọn, phát triển
chí lựa chọn làm án lệ. thành án lệ.
Bước 2: Công bố rộng rãi Bước 3: Hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ
án lệ trong phương tiện sơ đề nghị tư vấn, Chủ tịch Hội đồng
thông tin đại chúng. phải cho ý kiến quyết định đề xuất lựa
Bước 3: Ghi chép án lệ chọn án lệ gửi đến Chánh án Tòa án
vào tập văn bản nhân dân.
Bước 4: Biểu quyết thông qua án lệ.

Công bố án Áp dụng thường xuyên, Án lệ được đăng trên Tạp chí Toà án
lệ liên tục và rộng rãi bằng nhân dân, Cổng thông tin điện tử Tòa án
nhiều phương tiện thông nhân dân tối cao; được gửi cho các Toà
tin đại chúng. án và được đưa vào Tuyển tập án lệ xuất
bản theo định kỳ 12 tháng.

Hiệu lực áp Có hiệu lực ngay khi được Sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc
dụng công bố. được ghi trong quyết định công bố án lệ
của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

Nguyên tắc Tôn trọng nguyên tắc tối Giải quyết các vụ việc có tình tiết, sự
áp dụng cao của Tòa án. kiện pháp lý tương tự nhau, đảm bảo các
trong xét - Án lệ phải linh hoạt, vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý
xử mềm dẻo… tương tự nhau phải được giải quyết như
nhau.
Án lệ được ban hành càng
lâu thì càng có giá trị áp - Nếu do chuyển biến tình hình mà án lệ
dụng cao. không phù hợp thì không áp dụng án lệ
mà phải kiến nghị với Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao để xem
xét, hủy bỏ.
- Án lệ càng mới thì giá trị áp dụng càng
cao.

Hủy bỏ, Các trường hợp hủy bỏ, Có 02 trường hợp:


thay thế án thay thế án lệ: - Khi có sự thay đổi về Luật, Nghị quyết,
lệ - Bảo vệ công lý hoặc Pháp lệnh, Nghị định.
phán quyết sai. - Do chuyển biến tình hình mà án lệ
- Trong một số trường hợp không còn phù hợp.
đặc biệt…

29. Trước năm 1776, tại sao pháp luật Mỹ tiếp thu có chọn lọc từ Thông luật
Anh?
- Pháp luật Anh mà Mỹ tiếp nhận là pháp luật có hiệu lực Anh trong thời kỳ
Anh thông trị Mỹ, chứ không bạo gồm pháp luật Anh ở giai đoạn từ năm 1776 trở
về sau. Tuy vậy, trong một thời gian dài, đối với các luật gia Mỹ, pháp luật Anh
vẫn là một hình mẫu vì thời đó các trường đại học và học thuyết ở Mỹ chưa phát
triển. Những cải cách trong pháp luật Anh vào thê kỷ 19 cũng đã có những tác
động lớn đổi với Mỹ. Ở các tiểu bang cũng đã diễn ra quá trình xóa bỏ tính hai mặt
của thủ tục tố tụng như ở Anh, loại bỏ những hình thức đơn kiện lạc hậu, chú trọng
phát triển luật thực chất hơn... Qua đó cho thấy sự phát triển của pháp luật Anh và
pháp luật Mỹ cũng có những nét tương tự nhau.
- Pháp luật Mỹ nói chung đã tiếp nhận những khái niệm, cách thức lập luận, lý
thuyết về nguồn luật của Anh. Người Mỹ đã tiêp nhận pháp luật Anh với tinh thần
chỉ giữ lại những gì phù hợp với người Mỹ, phù hợp với nên tự do dân chủ.
- Do nguyên nhân lịch sử, hệ thông tổ chức nhà nước Anh không được người
Mỹ ưa chuộng. Sự chôi bỎ mạnh mẽ của người Mỹ đôi với nên quân chủ chuyên
chế Anh và những điều kiện khác biệt về chính trị, xã hội của Mỹ dẫn đền hệ quả
những quy định liên quan đến các vấn đề công quyền của pháp luật Anh, bảo vệ
cho chế độ quân chủ không được người Mỹ tiếp nhận.
- Đối với các vấn để thuộc līnh vực dân sự như ủy thác, bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, hàng hải… người Mỹ đã tiếp nhận rất nhiêu từ các quy định của
pháp luật Anh trong giai đoạn trước cách mạng giành độc lập. Sau đó, các quy
định này được điều chỉnh và phát triển cho phù hợp với điều kiện của Mỹ vào
những thời điểm khác nhau và dần dần hình thành nên những quy định mới của
pháp luật Mỹ.
30. Trình bày nguyên nhân, biểu hiện của xu hướng ly khai của pháp luật Mỹ
khỏi thông luật Anh từ năm 1776?

● Từ 1776, các TA của nước Mỹ bị cấm viện dẫn các án lệ của nước Anh được tạo
ra từ 1776 trở đi.

● Sau khi NNLB Mỹ giành độc lập 1783, cả LB và các bang đều có Hiến pháp
riêng cho mình. Bên cạnh đó, khi trào lưu ban hành các bộ luật được khởi xướng
ở Pháp thì nước Mỹ đã rất tích cực cho ra đời các bộ luật và đạo luật ở cả cấp
đội LB và bang.
31. Trình bày các đặc trưng của hệ thống pháp luật Mỹ về mặt cấu trúc hệ thống
pháp luật?
Đặc trưng lớn nhất khi đề cập đến htpl Mỹ: Nói đến htpl Mỹ là nói đến 51 htpl khác
nhau, bao gồm pl của LB và pl của 50 bang.
Trong khi htpl Anh là htpl đơn nhất được áp dụng chung cho bp nước Anh và xứ
Wales.
Nguyên nhân dẫn đến đặc trưng này của htpl Mỹ: Được quy định tại tu chính án thứ
10 của Hiến pháp LB. Theo đó: NNLB chỉ có thẩm quyền trong những quyền được
HPLB quy định, các quyền còn lại thuộc về các bang và nhân dân. Do đó, các bang
được toàn quyền ban hành pháp luật trong những lĩnh vực HP ko trao cho LB.
Tuy nhiên, 51 htpl của nước Mỹ vẫn có tính hài hòa hóa rất cao vì những nguyên nhân
sau (5):

● Do nguồn gốc pl: Hầu như toàn bộ 51 htpl của nước Mỹ đều có nguồn gốc từ
Luật Anh cổ (đều nằm trong truyền thống thông luật).

● Do tính định khung của HP và pl LB: Mặc dù các bang được toàn quyền ban
hành pl trong những lĩnh vực mà HP ko trao cho LB nhưng HP và pl của các
bang ko đc trái với HP và pl của LB.

● Do sự tích cực của NNLB trong việc tác động đến HP và pl của các bang đối với
những vấn đề mà NNLB ko có thẩm quyền (2):

● Đối với những vấn đề mà NNLB ko có thẩm quyền : NNLB vẫn hết sức
tích cực để làm cho HP và pl của các bang theo chiều hướng và ý muốn
của mình. Một trong các cách thức mà NNLB sử dụng đó là dành cho các
bang các lợi ích nhất định để định hướng các bang ban hành HP và pl theo
ý muốn của NNLB.

● Đối với NN các bang: NNLB ủng hộ ngân sách cho các tổ chức nghiên cứu
so sánh pháp luật để hình thành ra các bộ pháp điển nhằm hài hòa hóa pl
các bang, trong đó quan trọng nhất là Bộ luật thương mại mẫu và Bộ luật
hình sự mẫu.

● Do tác động của NN các bang(2):

● Nghị viện của bang: Khi ban hành pl thường cố gắng làm cho pl của bang
mình ko quá khác biệt so với pl của 49 bang còn lại.

● Thẩm phán của các bang: Thẩm phán của bang này ko có nghĩa vụ tuân thủ
phán quyết của thẩm phán TA bang khác. Tuy nhiên, hiện nay, ở nhiều
bang vẫn duy trì chế độ bầu cử thẩm phán. Do đó, để có thể trúng cử, thẩm
phán thường có xu hướng học hỏi các phán quyết của TA bang khác nếu
luật thành văn và án lệ của bang mình chưa điều chỉnh hoặc án lệ của bang
khác đưa ra cách thức giải quyết gây được sự ủng hộ lớn đối với công
chúng.
● Do nước Mỹ tồn tại 51 htpl khác nhau nên xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật
trong nội tại htpl Mỹ (2):

● Đối với vấn đề xác định luật áp dụng và TA xét xử : do pl của bang điều
chỉnh.

● Đối với vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của TA ban
hành tại bang khác: do pl LB quy định.
a. Đặc trưng về cấu trúc nguồn luật:
Về cơ bản, cấu trúc nguồn luật của nước Mỹ tương tự cấu trúc nguồn luật của nước
Anh (vì đều nằm trong truyền thống pháp luật thông luật).
Tuy nhiên có một số khác biệt nhất định sau đây (2):

● Án lệ (5):

● Nói đến án lệ của nước Mỹ là nói đến án lệ ở cả cấp độ LB và tiểu bang : Án lệ


của nước Mỹ có thể vừa được tạo ra bởi TALB và TA tiểu bang.

● Tỉ trọng án lệ so với LTV của nước Mỹ thấp hơn của nước Anh.

● Nguyên tắc Stare decisis được người Mỹ áp dụng áp dụng mang tính mềm dẻo
và linh hoạt hơn so với người Anh (2):

● Ở Anh: nguyên tắc này được người Anh áp dụng một cách cứng nhắc và
bảo thủ: Chỉ duy nhất TATC của nước Anh (trước đây là VNL) mới được
phép cởi trói khỏi nguyên tắc này (ko bị ràng buộc bởi những án lệ của
mình tạo ra trong quá khứ), còn tất cả các TA cấp dưới thì ko.

● Ở Mỹ: người Mỹ áp dụng nguyên tắc này mềm dẻo và linh hoạt hơn: Phán
quyết của thẩm phán nước Mỹ, đặc biệt là thẩm phán tại TPT và TATC
phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của họ tại thời điểm xét xử và phụ thuộc
vào chính sách chung của NN.

● Án lệ trong TALB chỉ vận hành theo chiều dọc.

Trong khi ở nước Anh, án lệ được vận hành theo cả chiều dọc và chiều ngang.

● Án lệ của nước Mỹ mang tính mềm dẻo và linh hoạt hơn so với án lệ của Anh và
đóng vai trò dặc biệt quan trong trong việc giải thích HP LB.

● Luật thành văn (5):


● Khi đề cập đến LTV ở nước Mỹ là đề cập đến LTV ở cả cấp độ LB và tiểu bang.

● Số lượng các đạo luật TV ở nước Mỹ đồ sộ hơn ở nước Anh.

● Phạm vi pháp điển hóa của nước Mỹ rộng hơn của nước Anh.

● HP của nước Anh là HP bất thành văn, trong khi cả NNLB và các bang của Mỹ
đều có HP thành văn.

● Về hiệu lực, HPLB Mỹ là đạo luật tối cao của nước Mỹ, cao hơn cả điều ước
quốc tế; còn ở nước Anh: Khi có sự mâu thuẫn giữa quy phạm của HP và quy
phạm của đạo luật khác, thì quy phạm nào ra đời sau sẽ thắng thế.

32. Trình bày những khác biệt cơ bản về cấu trúc nguồn luật của hệ thống pháp
luật Mỹ so với hệ thống pháp luật Anh?

33. Trình bày nguyên nhân, mục đích ra đời của Hiến pháp Liên bang Mỹ?
1) Những nguyên nhân dẫn đến việc soạn thảo HPLB Mỹ 1787: Các nguyên nhân
về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật… (Xem TBG trang 220, 221).
Nguyên nhân mang tính chất quyết định: Do những yếu kém của Bản điều lệ
Liên bang 1777. (NNLB Mỹ ra đời từ Đại hội châu lục lần thứ 2 năm 1775 nhưng lúc
này nó chỉ giống như một “liên minh về tình bạn”. 1777, “liên minh” này soạn thảo ra
1 bản điều lệ LB để tạo cơ sở cho chính quyền LB tồn tại. Tuy nhiên, bản điều lệ này
lại chứa đựng quá nhiều yếu kém, dẫn đến tạo nên 1 NNLB Mỹ què quặt. Do đó, ko
điều tiết được mối quan hệ của các bang và yếu thế trong việc quan hệ ngoại giao.
Chính vì thế, đặt ra yêu cầu bức thiết là soạn thảo HPLB).
2) Mục đích của việc soạn thảo HPLB: Nhằm tạo ra một NNLB có đủ thực quyền
nhưng hạn chế, còn quyền lực chủ yếu vẫn thuộc về các bang.

● Từ mục đích này đã đem lại một đặc trưng hết sức đặc biệt về mặt nội dung
của HPLB là: Thay vì trở thành 1 thỏa hiệp giữa NN với nhân dân nhằm hạn chế
quyền lực của NN và bảo vệ quyền lợi của dân chúng thì nó trở thành 1 thỏa hiệp
về chính trị giữa NNLB với các bang, giữa các bang với nhau và giữa các nhánh
quyền lực của NNLB với nhau.
34. Trình bày nguyên tắc tam quyền phân lập – kiềm chế đối trọng trong việc tổ
bộ máy Nhà nước Liên bang Mỹ?
NNLB Mỹ được tổ chức theo nguyên tắc “Tam quyền phân lập – kiềm chế đối trọng”.
(Tam quyền phân lập: quyền lực NN được phân chia thành 3 nhánh quyền lực khác
nhau, mỗi nhánh độc lập và toàn quyền thực thi một quyền lực.
Người Mỹ nhìn thấy điểm yếu của nguyên tắc tam quyền phân lập này là nếu như trao
cho tất cả các nhánh được độc lập và toàn quyền thực thi quyền lực của mình thì sẽ
dẫn đến 2 hệ quả:

● Khi một nhánh nào đó trong thể chế tam quyền phân lập này lạm quyền thì ko có
các thiết chế để 2 nhánh còn lại chống lại việc bị xâm lấn quyền lực.

● Với tính độc lập thì nếu một nhánh nào đó làm sai nhiệm vụ, quyền hạn của nó
thì 2 nhánh còn lại cũng ko thể tác động vào được.

● Người Mỹ thiết lập bộ máy NNLB theo nguyên tắc “Tam quyền phân lập – kiềm
chế đối trọng”. Theo đó, mỗi nhánh quyền lực đều được HP trao cho nhưng công
cụ để buộc 2 nhánh còn lại thực thi đúng chức năng của mình. Tuy nhiên, chỉ là
buộc 2 nhánh còn lại làm đúng chứ ko làm thay cho chúng).

35. Trình bày sự phân chia thẩm quyền theo giữa nhà nước Liên bang với nhà
nước Bang theo Hiến pháp Liên bang Mỹ năm 1787?
Lưu ý: Nguyên tắc (Cơ sở pháp lý) phân chia thẩm quyền theo HPLB:
Nguyên tắc được xác lập trong tu chính án thứ 10: Quyền lực của NNLB là hẹp (chỉ
những quyền được ghi nhận trong HP), còn quyền lực chủ yếu vẫn thuộc về các bang.
a. Việc phân chia thẩm quyền lập pháp giữa NNLB và NN các bang:
Nguyên tắc: Thẩm quyền của NNLB là hạn chế (trong những quyền được HP minh thị
ghi nhận), còn tất cả những quyền lực còn lại thuộc về các bang.
Tuy nhiên, trên thực tế, cả NNLB và các bang đều xâm lấn vào thẩm quyền lập pháp
của nhau (2):

● NNLB xâm lấn vào thẩm quyền lập pháp của bang thông qua các cách th ức
sau (3):

● Tạo ra án lệ LB trong những vụ việc thuộc thẩm quyền lập pháp của bang : Các
TALB thường tạo ra án lệ trong các vụ việc thuộc thẩm quyền của bang (do
thẩm phán của TALB chỉ chấp nhận luật của các bang là LTV nên ko chấp nhận
án lệ các bang). Tuy nhiên, từ 1904, TALB ko được thực hiện việc này nữa.

● Thông qua việc giải thích HP của TALB, đặc biệt là của TATC LB (chủ yếu dựa
vào điều khoản thương mại LB – Đây là công cụ hữu hiệu và hợp pháp nhất từ
trước đến nay): HP Mỹ hết sức xúc tích, ngắn gọn nên để đi vào đời sống của
người dân Mỹ thì ko thể ko có hđ giải thích HP. Thông qua hoạt động giải thích
này, NNLB có thể can thiệp vào những quyền mà HP ko trao cho nó, đặc biệt là
thông qua việc giải thích dựa vào điều khoản thương mại LB.

● Đối với những vấn đề mà NNLB ko thể can thiệp được bằng 2 cách thức trên thì
NNLB vẫn có thể định hướng được chính quyền các bang ban hành HP và PL
theo định hướng và ý muốn của mình thông qua việc trao đổi lợi ích với chính
quyền bang.

● NN các bang xâm lấn vào thẩm quyền lập pháp của LB thông qua các cách
thức sau (2):

● NN các bang đưa ra những quy định để cụ thể hóa pháp luật LB : Pl của NNLB
Mỹ giống như các điều ước quốc tế nên thường đưa ra các quy định chung
chung. Tùy vào điều kiện kt, ct, xh, các bang được phép cụ thể hóa luật của LB
vào bang mình để phù hợp với các điều kiện, hoàn cảnh của bang mình nhưng
vẫn phải nằm trong phạm vi, giới hạn của pl LB.

● Tận dụng thẩm quyền còn lại mà LB ko sử dụng hết : Khi một vấn đề nào đó,
đáng lẽ thuộc thẩm quyền của LB nhưng LB ko đặt ra luật để điều chỉnh vấn đề
này do vấn đề đó ko phải vấn đề phổ biến xảy ra đối với các bang, cho nên việc
NNLB đặt ra 1 đạo luật điều chỉnh vấn đề đó sẽ gây tốn kém cho LB. Nhưng
vấn đề này lại xảy ra cá biệt ở 1 bang nào đó và ko ảnh hưởng lan rộng ở nước
Mỹ thì NNLB sẽ cho phép bang tự giải quyết vấn đề này.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp, HP và PL của bang ko được trái với HP và PL của LB
(Điều 6 Điều khoản tối cao của HPLB.
b. Việc phân chia thẩm quyền tư pháp (thẩm quyền xét xử) giữa NNLB và NN
các bang:
Nguyên tắc: Phần lớn thẩm quyền xét xử thuộc về TA các bang, thẩm quyền xét xử
của TALB là hẹp (hạn chế). Hệ thống TALB được thành lập nhằm xét xử các vụ việc
liên quan đến HP và pl LB (diễn giải); hệ thống TA bang được thành lập độc lập với
hệ thống TALB nhằm giải quyết các vụ việc liên quan đến HP và pl của bang.
Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, TA LB và bang vẫn xét xử các vụ việc thuộc thẩm
quyền của phía bên kia (2):

● Các vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử chung của hai HTTA (2):

● Các vụ việc về dân sự (2):

● Các vụ việc liên quan đến HP và pl LB, trừ một số vụ việc về phá sản, sở hữu
công nghiệp, tranh chấp hàng hải, các vụ việc do đại sứ nước ngoài khởi kiện.
💣 Tại sao TALB lại chia sẻ hầu hết thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự liên
quan đến HP và plc ho TA các bang? (2):

● Nhằm giải tỏa áp lực cho HT TALB: HTTA LB gồm hơn 190 tòa rải rác
và phải phụ trách liên quan đến hàng ngàn vụ việc liên quan đến HP và
pl ở 50 NN khác nhau. Do đó, số vụ việc liên quan đến HP và pl LB đặc
biệt nhiều, dẫn đến quá tải.

● Giảm tải chi phí cũng như công sức đi lại cho người dân : Thay vì đưa ra
TA LB thì mỗi bang đặt 1 TA sơ thẩm LB và tùy theo dân số và diện
tích có thể đặt nhiều hơn. Tuy nhiên, số lượng Tòa sơ thẩm LB đặt tại
các bang là rất ít dẫn đến khó khăn trong việc đi lại cho người dân.
💣 Hệ quả: Hiến pháp và pháp luật LB có thể bị giải thích và áp dụng ko thống
nhất tại các bang khác nhau.
💣 Cách khắc phục của LB:

Bất cứ TA nào của nước Mỹ cũng có quyền giải thích và bảo vệ HPLB Mỹ.
Tuy nhiên, Tối cao Pháp viện Mỹ (Tòa án Tối cao Liên bang) là cơ quan có
tiếng nói cuối cùng trong việc giải thích HP và pl của LB. Tối cao Pháp viện
Mỹ có thẩm quyền (2):

● Yêu cầu bất cứ Tòa án nào chuyển hồ sơ các vụ việc liên quan đến HP
và pl LB lên cho mình.

● Đối với các vụ việc kháng cáo chuyển lên cho TATC LB thì TATC LB
có quyền thụ lý hay từ chối mà ko cần đưa ra lý do: TATC LB có toàn
quyền quyết định vụ việc nào quan trọng để thụ lý hoặc yêu cầu cấp
dưới chuyển lên ngay.
● Với 2 công cụ như vậy, TCPV Mỹ có thể can thiệp kịp thời vào hoạt động
giải thích và áp dụng HP và pl LB. Từ đó, đảm bảo tính thống nhất trong
việc giải thích và áp dụng HP và pl LB.
Lưu ý (2):

● TATC LB chỉ được quyền xem xét các vụ việc của TATC của bang nếu
các vụ việc đó liên quan đến HP và pl của LB.

● Còn đối với các vụ việc liên quan đến HP và pl của bang thì phán quyết
của TATC LB là chung thẩm và ko thể thay đổi được.

● Các vụ việc dân sự liên quan đến HP và pl của bang nhưng có yếu tố “đa
chủng” và giá trị tranh chấp trên 75 ngàn đô, trừ các vụ việc liên quan đến
quyền công dân, quyền bầu cử, quyền nhập quốc tịch.
(Yếu tố “đa chủng”: ít nhất một bên trong vụ tranh chấp là người nước ngoài
hoặc 1 bên trong các bên trong vụ tranh chấp đến từ 2 bang khác nhau trở lên)
💣 Tại sao TA các bang lại cho phép các vụ việc này có thể chuyển lên TALB
thay vì để lại ở TA các bang? Do đối với những vụ việc có yếu tố đa chủng,
người Mỹ lo sợ rằng TA tiểu bang khi xét xử có thể đưa ra phán quyết thiếu
công bằng và khách quan đối với phía bên ko phải là công dân của bang mình.

● Các vụ việc về hình sự : Đó là những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền công tố


chung của cả LB và tiểu bang.

● Những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của hai HTTA (2):

● Những vụ việc thuộc độc quyền xét xử của hệ thống TALB (2):

● Các vụ việc về dân sự: Một số vụ việc một số vụ việc về phá sản, sở hữu
công nghiệp, tranh chấp hàng hải, các vụ việc do đại sứ nước ngoài khởi
kiện.

● Các vụ việc về hình sự : Đó là những vụ việc hình sự thuộc độc quyền công
tố của cơ quan công tố LB.

● Những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA bang (2):

● Các vụ việc về dân sự: Các vụ việc dân sự ko có yếu tố “đa chủng” hoặc có
yếu tố “đa chủng” nhưng giá trị tranh chấp dưới 75 ngàn đô.
● Các vụ việc về hình sự : Đó là những vụ việc hình sự thuộc độc quyền công
tố của cơ quan công tố tiểu bang.
Lưu ý (2):

● Vấn đề (tu chính) sửa đổi HPLB (2):

+ Bên cạnh 7 điều khoản ban đầu, HPLB đã được bổ sung thêm 27 tu chính án.
+ Quy trình tu chính (sửa đổi) này rất khó. Vì HP Mỹ là cơ sở tồn tại cho NNLB
Mỹ nên sự ổn định của HP sẽ dẫn đến sự ổn định của NNLB Mỹ. Do đó, NNLB
Mỹ ko thể để cho HP Mỹ dễ dàng thay đổi được.

● Hiệu lực của HP và pl LB: Trong mọi trường hợp, HP và pl của bang ko đc trái
với HP và pl LB.

● 6) Nguyên nhân dẫn đến tính trường tồn (tính vĩnh hằng) của HPLB Mỹ:
Vì HPLB Mỹ là một bản HP “mở”: Ngay cả trong nội dung HP cũng có những
quy định về cơ chế tu chính HP, cho phép sửa đổi, bổ sung HP.
36. So sánh việc sử dụng nguyên tắc stare decisis trong hệ thống pháp luật Anh và
hệ thống pháp luật Mỹ?
Trong hệ thống pháp luật Mỹ được áp dụng linh hoạt mềm dẻo hơn trong HTPL
Anh vì:
- Về phương thức vận hành của án lệ, thì án lệ nhà nước liên bang Mỹ chỉ vận
hành theo chiều dọc, còn án lệ của Anh vận hành theo cả chiều dọc và chiều
ngang.
- Về nguyên nhân chủ quan: Do các Hội đồng xét xử độc lập lẫn nhau nên
không bị ràng buộc bởi ý kiến của các Toà án cùng cấp hay của chính Toà án đó.
- Về nguyên nhân khách quan: Do cấu trúc liên bang tạo ra tính riêng biệt và
độc lập của các Hội đồng xét xử. Đồng thời, do từ những buổi đầu, việc áp dụng
án lệ và nhân sự nghành Toà án tại Hoa Kỳ rất hạn chế.
- Ở Mỹ, mặc dù các thẩm phán vẫn nhận thức được giá trị của quy tắc này trong
việc duy trì sự tồn tại và tính ổn định của thông luật, song họ (nhất là của Tòa án
tổi cao liên bang và Tòa án tối cao tiểu bang) cũng cho rằng phán quyết của thẩm
phán phụ thuộc vào quan điểm của cá nhân thẩm phán và chính sách chung của
Nhà nước tại thời điểm xét xử. Và Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế lớn, đa
chủng tộc.
37. Trình bày tình hình, đặc điểm và thành tựu của pháp luật Pháp giai đoạn
trước năm 1789?(câu trả lời này còn thiếu thành tựu)
Pháp là thuộc địa của La Mã (giống Anh nhưng pháp luật Anh thì vẫn là tập
quán của người Anh cổ Ăng-lô Xắc-xông) nhưng ở Pháp thì áp dụng trực tiếp Luật La
mã. Lý do áp dụng Luật La Mã:

● Mang tính áp đặt từ quốc gia đi xâm lược

● Mức độ tương thích của bối cảnh KT XH Pháp với nội dung Luật La Mã

● Vừa mang tính áp đặt vừa mang tính tự nguyện

1.1. Tình hình pháp luật.


Trước thế kỷ V, luật La Mã được áp dụng theo nguyên tắc công dân: Luật La
Mã áp dụng cho CD La Mã và người dân Pháp; luật tập quán áp dụng cho các đối
tượng còn lại phụ thuộc vào nguồn gốc xuất thân của họ - luật cá nhân (droit de
l’origine de l’individu)
Sau khi La Mã tan rã thì lãnh thổ Pháp chia làm 60 vùng lãnh thổ (tình trạng cát
cứ phong kiến). Được chia làm 2 vùng dựa trên ranh giới sông Loire, mỗi vùng áp
dụng tập quán riêng nhưng vẫn dựa trên nền tảng pháp luật La Mã chứ ko áp dụng trực
tiếp Luật La Mã:

● Vùng miền nam sông Loire: gần La Mã nên nguồn luật chủ yếu là Luật La

● Vùng miền bắc sông Loire: sử dụng nhiều nguồn luật như tập quán người
German, tập quán vùng Paris, luật La Mã, luật giáo hội (droit canonque), luật
Nhà vua (droit royal),…

● Pháp luật Pháp trở nên phức tạp, cồng kềnh hơn

Tập quán ở Anh mang tính chất truyền miệng, còn tập quán ở Pháp bị ảnh hưởng
bởi tư tưởng Luật La Mã, tư tưởng thành văn, pháp điển hóa nên tập quán được áp
dụng theo hình thức các tuyển tập tập quán (lúc này chưa đc xem là Luật thành văn)
Từ TK XII-XIII vì có sự phân tán nhiều tuyển tập tập quán nên đã xảy ra mâu
thuẫn => cần thống nhất pháp luật => chỉ có con đường Luật La Mã mới thống nhất
được pháp luật do bởi tư duy pháp lý của các vùng đã bị ảnh hưởng bởi LLM từ trước
=> LLM được quay trở lại nghiên cứu bởi các trường tổng hợp. Tuy nhiên lúc này
chưa trở thành luật thành văn vì chưa hội tụ đủ 2 yếu tố (quan điểm LLM – quyền lực
nhà nước)
● Đặc trưng:

● Pháp luật trong giai đoạn này không mang tính hệ thống: mỗi vùng áp
dụng nguồn luật khác nhau để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh
Ex: Hai người muốn kết hôn phải tổ chức đám cưới tại nhà thờ, chịu ảnh hưởng
của Luật giáo hội, nhưng quyền sở hữu tài sản của họ lại được điều chỉnh tại luật của
địa phương nơi có hôn nhân.

● Pháp luật nặng tính giai cấp

Hình thành nhiều giai tầng khác nhau: Tăng lữ, Quý tộc
Đẳng cấp thứ ba: tư sản, tiểu tư sản, nông dân, bình dân thành thị
Mỗi đẳng cấp lại áp dụng một nguồn pháp luật riêng lẻ để điều chỉnh những mối
quan hệ phát sinh
Ex: Đối với tầng lớp quý tộc, tài sản thừa kế chỉ để lại cho con trai trưởng. Còn
các giai cấp khác thì áp dụng cho tất cả các người con trai.

● Pháp luật mang tính bất bình đẳng, nặng tính gia trưởng

Bất bình đẳng giữa các giai cấp


Bất bình đẳng giữa nam và nữ
Ex: Trong vấn đề hôn nhân, khi người con gái bước qua ngạch cửa nhà chồng thì
toàn bộ tài sản của hồi môn sẽ thuộc quyền sở hữu của người chồng, Người chồng có
quyền ly dị bất kỳ lúc nào mình muốn, còn người vợ không có quyền ly dị
2) Thành tựu của PL CH Pháp trước CMTS (3):

● Việc giảng dạy LLM ở nước Pháp, đặc biệt ở các trường đại học ở miền Nam đã
góp phần duy trì sự ảnh hưởng của LLM đối với nước Pháp ở gđ này và ảnh
hưởng đến pháp luật nước Pháp ở gđ thống nhất.

● Hoạt động biên soạn các tuyển tập tập quán, đặc biệt ở miền Bắc, đã góp phần
hình thành hoạt động pháp điển hóa và duy trì được những quy định tiến bộ của
tập quán các địa phương, đặc biệt là tập quán Paris; là cơ sở để xây dựng Bộ luật
thương mại Pháp về sau.

● Hình thành các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật từ hoạt động xét xử của
Tòa án, là cơ sở để hình thành tư pháp quốc tế Pháp về sau.
💣 Sau CMTS, pl Pháp xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của pl Phong kiến.
Sai. Ở giai đoạn thống nhất, pháp luật Pháp vẫn tiếp thu những tiến bộ của pl PK.

38. Trình bày tình hình, đặc điểm và thành tựu của pháp luật Pháp giai đoạn
chuyển tiếp từ 1789 – 1799?
Xảy ra cuộc nội chiến Dân chủ và Cộng hòa, đây là 2 phe tham gia lãnh đạo
giành được thắng lợi của cuộc CMDCTS thì 2 phe này phân chia quyền lực không
đồng đều dẫn đến nội chiến
Giai đoạn này chỉ có sự chuyển biến về mặt lý luận chung chứ chưa chuyển về
mặt pháp luật từ phong kiến sang tư sản
Nền tảng lý luận chung dựa trên bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền =>
được xem là kim chỉ nam cho cho các VBPL ra đời sau cột mốc này.
- Sản phẩm song hành cho sự hình thành nhà nước tư sản đầu tiên ở Pháp là
bản Tuyên ngôn về dân quyền và nhân quyền (Declaration of Human and Civil
rights) ra đời vào ngày 10/7/1789. Các văn bản pháp luật ra đời sau cột mốc lịch
sử này đều xem bản tuyên ngôn này là kim chỉ nam cho hành động của mình, tức
là phải chuyển hoá các nội dung của bản Tuyên ngôn vào trong nội dung của các
văn bản pháp luật. Bản Tuyên ngôn gồm 17 điều, quy định các quyền tự do, quyền
bình đẳng của con người như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp,
học tập, quyền được suy luận vô tội nếu không bị kết tội theo trình tự thủ tục do
pháp luật quy định.
- Bản Tuyên ngôn thiết lập 3 nguyên tắc cơ bản:
+ Tự do
+ Bình đẳng
+ Pháp luật chỉ có thể ban hành bởi nhà nước
Với những nội dung tiến bộ như thế, bản Tuyên ngôn đã trở thành một văn
kiện lịch sử ghi nhận giá trị của cuộc cách mạng dân chủ tư sản, chứa đựng các
quy tắc nền tảng trong pháp luật dân sự và hình sự Pháp sau này, đồng thời đặt nền
móng cho sự ra đời ngành Luật mới là Luật Hiến pháp.
=> Không chỉ định ra các nguyên tắc cơ bản cho Hiến pháp và pháp luật Pháp
mà còn nhiều quốc gia khác.
- Năm 1799, Napoleon lên nắm quyền và lập tức ban hành Hiến pháp mới để
thay thế Hiến pháp 1795. Nhìn chung các bản Hiến pháp đều thể hiện được tư
tưởng cơ bản của Tuyên ngôn. Pháp luật thể hiện trong chính sách các nguyên tắc
được tạo ra bởi Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền => Là nền tảng cho việc xoá
bỏ những bất cập của pháp luật phong kiến giai đoạn trước đó và xây dựng hệ
thống pháp luật thống nhất ở giai đoạn sau. Xoá bỏ pháp luật phong kiến và đặt
nền móng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền và dân chủ đầu tiên ở Châu Âu
bằng việc cho ra đời bản Tuyên ngôn.
Những đặc trưng gắn liền với nguyên tắc được đưa ra trong bản Tuyên ngôn
về Nhân quyền và Dân quyền năm 1789

● Thể hiện tính tự do: tự do về nhân thân, về tài sản và tự do giao kết hợp
đồng,độ tuổi kết hôn, tự do ly dị, tự do tái giá,…

● Pháp luật có sự phân chia ra làm các chế định công và chế định tư

● Luật tư: điều chỉnh quan hệ bình đẳng giữa cá nhân và pháp nhân tư quyền

● Luật công: mối quan hệ bất bình đẳng mà một bên là Nhà nước/ cơ quan
đại điện nhà nước
->Sự tồn tại của nhánh toà án Hành chính bên cạnh nhánh toà án thẩm quyền
chung

● Pháp luật thể hiện tính bình đẳng

Bình đẳng giữa các giai tầng xã hội: các đặc quyền phong kiến (các tầng lớp
quý tộc, tăng lữ) bị xoá bỏ
Bình đẳng giữa nam và nữ: con trai và con gái có quyền ngang nhau trong việc
hưởng tài sản thừa kế, người con trai cả không còn có đặc quyền
Kết luận: Chính các đặc trưng này nền tảng cho việc xoá bỏ những bất cập
của pháp luật phong kiến giai đoạn trước đó và xây dựng hệ thống pháp luật ở giai
đoạn sau. Luật chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và có hiệu lực
thống nhất trên toàn lãnh thổ
Luật nhà thờ lùi về sau vì quyền cơ bản của con người trong Tuyên ngôn là
quyền được tự do tín ngưỡng và lúc bấy giờ chỉ có QPPL mới có quyền điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội

39. Trình bày tình hình, đặc điểm và thành tựu của pháp luật Pháp giai đoạn từ
1799 đến nay?
Ra đời 5 bộ luật quan trọng dựa trên pháp điển hóa có tính kế thừa từ bản Tuyên
ngôn => triệt tiêu pháp luật phong kiến nhưng không triệu tiêu về mặt nội dung mà
được lựa chọn, tuyển tập từ các nguồn luật trước đó
Lý do có sự ảnh hưởng của các nguồn luật trước đó vì khi xây dưng pháp luật là
do khi Napoleon lên nắm quyền vào năm 1799 thì đến năm 1800 ông ta ký sắc
lệnh thành lập hội đồng biên soạn BLDS, hội đồng này bao gồm 2 luật gia từ miền
bắc sông Loire và 2 luật gia miền nam sông Loire
Sau khi ra đời 5 bộ luật này đã tạo nên trào lưu pháp điển hóa => hình thành
nên HTPL cụ thể với một trật tự như bây giờ.
HTPL Pháp là tiên phong đi đầu cho HTPL châu Âu lục địa chứ không phải là
nguồn gốc của HTPL châu Âu lục địa vì lý do HTPL châu Âu lục địa dựa trên
LLM và tiếp thu kinh nghiệm của Pháp chứ ko dựa hoàn toàn vào HTPL Pháp –
HTPL Pháp còn dựa vào nhiều nguồn khác nữa

● Tính pháp điển hoá cao: thể hiện ở việc cho ra đời hàng loạt các bộ luật.
Trong đó, BLDS 1804 thể hiện trình độ pháp điển hoá pháp triển đến mức
rất cao

● Pháp luật mang tính kế thừa: pháp luật giai đoạn sau cách mạng là sự kế
thừa và phát huy hoàn hảo những giá trị tốt đẹp trong giai đoạn trước cách
mạng và giai đoạn chuyển tiếp

● Pháp luật mang tính toàn diện: với việc ban hành hàng loạt các bộ luật sau
cách mạng tư sản, những vấn đề mà xã hội quan tâm đều được điều chỉnh
bằng các bộ luật này.
Hệ quả của việc pháp điển hóa đã tạo nên một trật tự phân cấp các nguồn luật:
HP => Luật => các văn bản dưới luật => án lệ

● Các thẩm phán không được tạo ra án lệ trong quá trình xét xử

● Án lệ chỉ là một nguồn để các thẩm phán tham khảo hướng giải quyết và chỉ
được ghi nhận trong phần “xét thấy, nhận định” của bản án chứ không được
xem là căn cứ pháp lý để áp dụng trong phần “quyết định”

● Việc sử dụng án lệ tại Pháp là cần thiết nhưng cũng rất nguy hiểm:

● Cần thiết: Luật và các văn bản dưới Luật không thể dự báo được tất cả vấn
đề xảy ra có thể phát sinh trong xã hội.
● Nguy hiểm: có hiệu lực hồi tố và có thể dẫn đến lạm quyền của cơ quan tư
pháp. Điều này đi ngược lại với việc xây dựng nhà nước pháp quyền của
Pháp.
Tham khảo thêm:

● Quá trình pháp điển hoá rất mạnh mẽ và đạt được nhiều thành quả

● Pháp luật mang tính kế thừa nhưng có sự gián đoạn thể hiện ở việc thay đổi
về bản chất của xã hội từ chỗ nằm trong tay của giai cấp phong kiến chuyển
sang giai cấp tư sản với mục đích xây dựng nhà nước pháp quyền và một xã
hội dân sự phát triển

● Pháp luật mang tính bình đẳng và dân chủ. Sự bình đẳng và dân chủ là
những nguyên tắc hiến định và cũng mang tính tự do trong những khuôn
khổ và giới hạn do pháp luật cho phép

● Hình thành nên sự thống nhất cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật
chung

● Ngoài ra, pháp luật nước Pháp còn mang tính chất kế thừa từ những thành
tựu của pháp luật trong giai đoạn trước.

40. Trình bày một số đặc điểm về nội dung, kỹ thuật soạn thảo của Bộ luật Dân
sự Pháp năm 1804?
41. Trình bày các giá trị của Bộ luật dân sự Pháp năm 1804?
Giá trị lịch sử và giá trị nội dung điển hình của BLDS Pháp 1804:

● Lần đầu tiên trong lịch sử có một bộ luật thừa nhận sự bình đẳng của các cá
nhân trước pháp luật;

● Lần đầu tiên trong lịch sử có một bộ luật quy định về việc tôn trọng một cách
tuyệt đối các cam kết trong hợp đồng;

● Lần đầu tiên có một bộ luật thừa nhận, bảo vệ quyền sở hữu tư nhân;

● Là bộ luật không có khoảng trống nào thể hiện ở:

● Điều 4 của Bộ luật đã quy định một thẩm phán đưa ra một quyết định
với lí do không có một quy định thành văn nào có thể áp dụng được thì
sẽ bị trừng phạt vì khước từ công lý.

● Tiếp đến, Điều 5 quy định cấm các thẩm phán tạo ra quy định mới thông
qua hình thức án lệ

● Khi Bộ luật ra đời, người ta cho rằng Bộ luật là hoàn hảo và rõ ràng nhất
tới mức bất cứ sự giải thích nào cũng làm hỏng đi Bộ Luật
Tuy nhiên, việc coi Bộ luật là tuyệt đối hoàn thiện chỉ mang tính tương đối.

42. Trình bày các nguyên nhân dẫn đến tính nhị nguyên của cấu trúc hệ thống
toà án nước Pháp?
- Xuất phát từ thực tiễn, giai đoạn sau cách mạng dân chủ tư sản Pháp
quyền lực cơ quan Tư pháp rất lớn lấn át quyền lực của hành pháp, lập pháp từ
đó nhu cầu tách biệt quyền lực với nhau. Đưa ra quy định cấm các tòa án có
thẩm quyền chung can thiệp vào xét xử vụ án có yếu tố nhà nước
- Do cơ chế tam quyền phân lập với quyền tư pháp phải được tách biệt với
quyền hành pháp (phân chia lập pháp, hành pháp, tư pháp), vụ án thuộc hành
chính do cơ quan hành chính giải quyết còn những vụ án thuộc lĩnh vực tư pháp
thì hệ thống tòa án giải quyết. Từ đó có sự phân chia vụ việc dẫn đến phân chia
các nhánh tòa án.
- Ảnh hưởng học thuyết phân chia luật công - luật tư: quyền tư pháp xét
xử trong lĩnh vực chung thì chỉ giải quyết những tranh chấp, xung đột những cá
nhân với nhau mà không bao gồm giải quyết xung đột, tranh chấp , đánh giá
hành vi cơ quan hành chính mà hành vi của cơ quan hành chính tức là mối quan
hệ công sẽ không bình đẳng như mối quan hệ tư nên phải giao cho hệ thống tòa
án riêng chuyên giải quyết những vụ việc khi có yếu tố quyền lực nhà nước can
thiệp vào.
43. Trình bày vị trí, thẩm quyền của Toà Xung đột trong hệ thống toà án Pháp
Tòa xung đột không trực thuộc mà đứng độc lập với cả hai hệ thống tòa án (Tòa án tư
pháp và tòa án hành chính). Nó được thành lập để giải quyết những trường hợp có thể
có tranh chấp thẩm quyền giữa hai hệ thống tòa án này. Do đó, tòa xung đột không
phải là tòa án cao nhất trong hệ thống Tòa án Pháp.
Tòa xung đột chỉ có thể thực hiện thẩm quyền của mình trong ba trường hợp sau:

● Trong trường hợp "tranh chấp chủ động" có nghĩa là tòa hành chính không đồng
ý với một vụ việc đang được tòa án của hệ thống tòa tư pháp thụ lý.

● Tòa xung đột có thể can thiệp khi một tòa án tư pháp và một tòa án hành chính
đã cùng từ chối thụ lý một vụ việc trên cơ sở cho rằng tòa án kia mới chính là
tòa án có thẩm quyền.

● Khi vụ việc đã được cả tòa tư pháp và tòa hành chính xét xử và công bố hai phán
quyết mâu thuẫn nhau.
Như tên gọi, Tòa này chỉ quyết định vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền của hệ thống Tòa án
tư pháp hay của hệ thống Tòa án hành chính mà không xét xử về mặt nội dung của các
tranh chấp. Phán quyết của Tòa xung đột có giá trị chung thẩm.
Tuy nhiên, từ năm 1932, có một ngoại lệ trong nguyên tắc này, Tòa xung đột có thể
xét xử nội dung của vụ việc khi vụ việc đó đã được cả hai hệ thống tòa án xử nhưng lại
đưa ra hai phán quyết mâu thuẫn nhau.
44. Trình bày vị trí, chức năng của Hội đồng Hiến pháp của nước Pháp?
- Giám sát trước
- Giám sát trừ tượng
Giám sát trước, HĐBH chỉ xem xét tính hợp hiến của một đạo luật khi đạo luật đó còn
là dự thảo và đang nằm trong vòng xem xét của hai viện cộng hòa Pháp theo yêu cầu
của Tổng thống. Khi đạo luật đã có hiệu lực và đi vào cuộc sống thì không còn là đối
tượng xem xét của HĐBH nữa -> Với PP giám sát trước có chức năng phòng ngừa vi
phạm hiến pháp.
Vì luật chưa có hiệu lực, chưa đi vào thực tế cuộc sống và chưa tác hại đến ai cả cho
nên mọi sự giám sát trước đều là trừu tượng.
- HĐBH CH Pháp chỉ xem xét một đạo luật do nghị viện ban hành khi còn là dự luật
và chỉ có giá trị tư vấn cho tổng thống có phủ quyết luật không.
- Các quyết định của HĐBH Pháp có giá trị đối với tất cả chủ thể trong đời sống chính
trị cộng hòa Pháp.
- Các quyết định này có giá trị chung thẩm, không bị kháng cáo kháng nghị và cũng
không bị cưỡng chế thi hành
45. So sánh mô hình bảo hiến của Pháp và Mỹ?
Tiêu chí so Mô hình bảo hiến phi tập trung Mô hình bảo hiến tập trung
sánh kiểu Mỹ Nhật Hội đồng bảo hiến
Cơ sở hình Mang đậm tính chất án lệ gắnNước Pháp ở Châu Âu và là quê hương
thành quốc với thực tiễn áp dụng pháp luật ở
của chủ nghĩa lập hiến nên hơn bao giờ
gia sáng Mỹ. Gắn với án lệ nổi tiếng hết, nước Pháp chịu ảnh hưởng sâu sắc của
tạo và trong lịch sử tư pháp Mỹ lý thuyết nghị viện tối cao. Tuy nhiên, lý
phạm vi áp (Maburry against J.Madison, thuyết này chỉ có giá trị và ý nghĩa trong
dụng John Marshall (judge) chánh án
thời kỳ giai cấp tư sản còn non trẻ, đấu
tối cao pháp viện đầu tiên của
tranh chính trị. Đến khi giai cấp tư sản lớn
nước Mỹ) gắn liền với những lý
mạnh đã đánh bại hoàn toàn giai cấp
luận khoa học, hàn lâm và logic
phong kiến thì lý thuyết nghị viện tối cao
của Hant kensant, là những toan
cũng bộc lộ rất nhiều bất cập và hạn chế.
tính chính trị của Charles de
Đến năm 1958, nền công hòa t5 ở Pháp
gone sử dụng HĐBH như một được thiết lập và De gone lên làm tổng
công cụ trong tay của mình để
thống. Để làm suy yếu nghị viện và tăng
làm suy yếu nghị viện. cường quyền lực cho tổng thống cộng hòa
Thật ra trong bản hiến pháp Pháp, De gone đã học tập kinh nghiệm
1787 của Mỹ, không có một người Mỹ là trao cho tổng thống cộng hòa
điều khoản nào quy định cho Pháp quyền phủ quyết đạo luật do nghị
Tòa án ở Mỹ (có thể do các nhà viện ban hành. => nhưng mà Degone rất e
lập hiến chưa kịp nghĩ ra). Tòa ngại phải đối đầu trực tiếp. Vì vậy Degone
án của Mỹ thật sự có quyền này mới lập ra HĐBH và sử dụng HĐBH như
từ 1803 với án lệ Maburry kiện một công cụ trong tay mình để xem xét
Madison và người đứng ra giải tính hợp hiến do một đạo luật của nghị
quyết vụ việc này là John viện ban hành là có vi hiến hay không? Để
Marshall. làm cơ sở cho tổng thống phủ quyết hay
=> Bình luận vụ án: Qua vụ kiện không?
này cho thấy ông John Marshall Vì HĐBH của Pháp mang tính chính trị,
có tầm nhìn xa trông rộng, hi toan tính của De gone cho nên chỉ có ý
sinh lợi ích nhỏ (đạo luật về nghĩa trong một hoàn cảnh chính trị. Vì
quyền tư pháp của Mỹ do Nghị vậy, khi mục đích của De gone đã đạt
viện ban hành chính thức trao được thì HĐBH cũng sẽ tỏ ra là lỗi thời,
cho Tòa án Mỹ được quyền ra không còn hữu dụng. Vì vây, HĐBH muốn
phán quyết bắt nhân viên hành duy trì và tồn tại phải có những sửa đổi,
pháp phải tống đạt quyết định cái cách và dần dần được tư pháp hóa. Tức
cho nhân viên tư pháp nhưng là dần dần tích hợp cho mình những yếu tố
John Marshall lại từ chối không của TAHP CHLB Đức
nhận quyền này). Nhưng John Vì mô hình mang tính chính trị và là toan
Marshall đã khéo léo kiến tạo tính của De gone nên mô hình này rất kén
cho ngành Tòa án của Mỹ một quốc gia áp dụng. Trên TG hiện nay có 4
quyền rất quan trọng và to lớn quốc gia áp dụng bao gồm Pháp,
hơn đó là quyền được yêu cầu, Campuchia, Tsunisia, Mozeumbique (tuy
tuyên bố một đạo luật do Mỹ nhiên chỉ là có vỏ)
ban hành vi hiến và từ chối áp
dụng. John Marshall đã kiến tạo
một nền tư pháp Mỹ rất mạnh
mẽ
Chủ thể (Tòa án thường ở Mỹ vừa xét xử Gồm có 9 thành viên (nhiệm kỳ 9 năm) do
tiến hành vụ án thường vừa giải quyết tổng thống bổ nhiệm 3, chủ tịch thượng
bảo hiến những vụ có liên quan đến hiến viện bổ nhiệm 3, chủ tịch hạ viện bổ
pháp). TA tối cao của Mỹ có 9 nhiệm 3 (để khách quan). Tuy nhiên, cứ 3
người được hình thành bằng năm sẽ lại bổ nhiệm 1/3. Luôn tạo ra 3 lớp
cách do tổng thống bổ nhiệm, thành viên để đảm bảo tính kế thừa.
phải được thượng nghị viện Mỹ
phê chuẩn và có nhiệm kỳ suốt 3 ông do tổng thống bổ nhiệm mới có cửa
đời. => Thứ nhất, muốn làm làm chủ tịch hội đồng bảo hiến. Các tổng
thẩm phán tối cao ở Mỹ trước thống cộng hòa pháp hết nhiệm kỳ có
hết phải là người tài năng đầy đủ quyền trở thành thành viên hội đồng bảo
những điều kiện tiêu chuẩn. Phải hiến nhưng vẫn có thể từ chối.
có đạo đức, uy tín. Suốt đời giúp
họ yên tâm công tác để tích lũy
kinh nghiệm. Việc bổ nhiệm
thẩm phán là vinh dự của tổng
thống. 9 con người này được
mệnh danh là bộ chính quyền
lực nhất trong ngành tư pháp
nước Mỹ. Và được đánh giá là
giỏi toàn diện. => TA tối cao ở
Mỹ là một nhánh quyền lực thật
sự có khả năng kiềm chế và đối
trọng với 2 nhánh quyền lực còn
lại.
Phương - Giám sát sau - Giám sát trước
pháp bảo - Giám sát cụ thể - Giám sát trừ tượng
hiến
Giám sát sau: Ở Mỹ, TA chỉ Giám sát trước, HĐBH chỉ xem xét tính
được tiến hành xem xét một đạo hợp hiến của một đạo luật khi đạo luật đó
luật do nghị viện Mỹ ban hành còn là dự thảo và đang nằm trong vòng
là vi hiến khi mà đạo luật đó đã xem xét của hai viện cộng hòa Pháp theo
được nghị viện thông qua rồi, đã yêu cầu của Tổng thống. Khi đạo luật đã
phát huy hiệu lực nó trong thực có hiệu lực và đi vào cuộc sống thì không
tế cuộc sống. Điều này có nghĩa còn là đối tượng xem xét của HĐBH nữa -
là, khi luật nó còn là dự luật > Với PP giám sát trước có chức năng
đang được nghị viện xem xét phòng ngừa vi phạm hiến pháp.
thảo luận thông qua và chưa có Vì luật chưa có hiệu lực, chưa đi vào thực
hiệu lực thì không là đối tượng tế cuộc sống và chưa tác hại đến ai cả cho
xem xét của TA. -> với phương nên mọi sự giám sát trước đều là trừu
pháp giám sát sau không có tượng.
chức năng phòng hiến.
- Giám sát cụ thể có nghĩa là vụ
án hiến pháp ở Mỹ luôn gắn liền
với một vụ án cụ thể thông
thường, và luôn gắn liền với lợi
ích trực tiếp của các bên tranh
chấp trong một vụ án cụ thể.
Trong quá trình giải quyết vụ án
thường đó, TA mới đem một đạo
luật do nghị viện ban hành ra để
áp dụng. Nếu các bên tranh chấp
có làm đơn yêu cầu TA hãy xem
xét về tính hợp hiến của đạo luật
đó. Và đương sự phải chứng
minh cho bằng được rằng việc
tuyên bố đạo luật đó là vi hiến sẽ
ảnh hưởng gì đến quyền lợi của
mình trong vụ án đó thì tòa án
mới thụ lý và giải quyết. Sở dĩ
TA chọn phương án này vì
người Mỹ có tư duy chân lý là
phải cụ thể. Sau khi Tòa ra tuyên
bố đạo luật đó là vi hiến hay hợp
hiến, đó sẽ là cơ sở tiếp tục giải
quyết vụ án thông thường. Như
vậy, nếu một đạo luật là vi hiến
thật và phát huy hiệu lực, áp
dụng và giải quyết cho nhiều vụ
việc nhưng mà đương sự im lặng
không có ý kiến gì -> TA cũng
làm thinh.
Quyền Chỉ thuộc về các bên tranh chấp Khi mới thành lập chỉ có Tổng thống Pháp
khởi kiện trong một vụ án cụ thể mới có quyền (công cụ và đồ chơi của De
(quyền tiếp - Mô hình Mỹ Nhật không có tố Gone)
cận công tụng hiến pháp riêng và chỉ có tố Đến năm 1974, mở rộng cho một nhóm ít
lý về hiến tụng dân sự, hình sự, hành nhất 60 thượng nghị sĩ hoặc ít nhất 60 hạ
pháp) chính… Trong quá trình giải nghị sĩ.
quyết vụ án thông thường và có Đến năm 2000, quyền khởi kiện được mở
yêu cầu đương sự là xem xét rộng cho toàn thể công dân cộng hòa Pháp.
tính hợp hiến của đạo luật chuẩn
bị đem ra áp dụng thì TA sẽ tạm -> HĐBH CHP dần dần được tư pháp hóa.
ngưng vụ án thông thường lại rồi Giờ đây, không khác nhau nhiều so với
mở một phiên tòa riêng để xem HĐBH Đức.
xét tính hợp hiến của đạo luật đó - Vì là Hội đồng nên thủ tục giải quyết
là căn cứ để giải quyết vụ án mang tính hành chính, mệnh lệnh. Cuộc
thông thường. họp chỉ có giá trị khi có ít nhất 7/9 thành
viên tham dự. -> Các thành viên của
HĐBH sau khi phát biểu ý kiến sẽ bỏ
phiếu kín -> các quyết định của HĐBH
phải được quá nửa tổng số tv tham dự biểu
quyết tán thành. Trong trường hợp biểu
quyết ngang nhau thì chủ tịch HĐBH sẽ
quyết định cuối cùng.
Ra phán TA ở Mỹ chỉ có quyền tuyên bố - HĐBH CH Pháp chỉ xem xét một đạo
quyết và một đạo luật do Nghị viện ban luật do nghị viện ban hành khi còn là dự
giá trị pháp hành là vi hiến. Còn nghị viện luật và chỉ có giá trị tư vấn cho tổng thống
lý của các có sửa đổi, hay ban hành đạo có phủ quyết luật không.
phán quyết luật mới để thay thế là quyền - Các quyết định của HĐBH Pháp có giá
của Nghị viện. trị đối với tất cả chủ thể trong đời sống
- Về nguyên tắc thì các phán chính trị cộng hòa Pháp.
quyết về hiến pháp chỉ có giá trị - Các quyết định này có giá trị chung
hẹp đối với các bên tranh chấp thẩm, không bị kháng cáo kháng nghị và
trong một vụ án cụ thể thông cũng không bị cưỡng chế thi hành.
thường chứ không có giá trị đối
với chủ thể khác. May mắn, Mỹ
là quốc gia có truyền thống án lệ
mạnh
- Các phán quyết về hiến pháp
của TA Mỹ Nhật không có giá
trị chung thẩm mà có thể bị
kháng cáo kháng nghị ở cấp cao
hơn và có quan cưỡng chế thi
hành như một vụ án thông
thường.
1.

You might also like