You are on page 1of 13

BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN HỌC: TÌM HIỂU CỘNG ĐỒNG CHÂU Á

TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ Ở VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA


CÁC CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẾ HÀN QUỐC VÀ NHỮNG GỢI
MỞ CHO VIỆC QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH QUỐC GIA -
CHƯƠNG TRÌNH “CHẠY ĐI CHỜ CHI” & “2 NGÀY 1 ĐÊM”

Hoàng Nguyệt Ánh – Mã số SV: 21040059


Điện thoại: 0912532340
Email: nguyetanhhoang0311@gmail.com
Khoa Sư Phạm Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN,
Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Tóm tắt: Trong vài năm trở lại đây, các chương trình truyền hình thực tế phổ biến ở Việt Nam đều được
mua bản quyền từ Hàn Quốc, đặc biệt là các chương trình gắn liền với du lịch trải nghiệm. Có thể thấy, sự
phát triển của các chương trình truyền hình thực tế gốc ở Hàn Quốc đã tác động mạnh mẽ đến truyền hình
thực tế ở Việt Nam, do đó khi mua bản quyền và sản xuất một chương trình tương tự với phiên bản đã có,
việc lồng ghép các yếu tố mới mẻ và độc đáo của đất nước là yếu tố then chốt để tạo nên sự thành công của
các chương trình phiên bản Việt hóa. Bằng phương pháp phân tích - tổng hợp các tài liệu liên quan và
phương pháp liệt kê so sánh, nghiên cứu này chỉ ra tác động mạnh mẽ của các chương trình truyền hình thực
tế Hàn Quốc lên truyền hình thực tế của Việt Nam, tập trung khảo sát và đánh giá ưu nhược điểm của hai
chương trình mua bản quyền Hàn Quốc “Chạy đi chờ chi” và “2 Ngày 1 Đêm”. Cuối cùng, nghiên cứu đề
xuất một số phương hướng cho việc quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua các chương trình truyền hình thực
tế.

Từ khóa: Truyền hình thực tế, Chương trình truyền hình thực tế, hình ảnh quốc gia, quảng bá.

1. Đặt vấn đề
Trong vài thập niên trở lại đây, truyền hình thực tế (THTT) của Hàn Quốc phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng lẫn nội dung. Các chương trình THTT với kịch bản gốc gắn liền với trải
nghiệm văn hóa xứ kim chi như “Ngày 3 bữa”, “2 Ngày 1 Đêm”, “Running man” thu hút

1
được lượng người xem khổng lồ không chỉ tại Hàn Quốc mà còn ở nhiều quốc gia Châu Á,
trong đó có Việt Nam. Sự phổ biến đó đã có tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất các
chương trình THTT tại Việt Nam, trong đó 2 show ăn khách “Running man” và “2 Ngày 1
Đêm” đã được các đài truyền hình Việt mua bản quyền kịch bản gốc và triển khai theo
phiên bản phù hợp với văn hóa của Việt Nam. Chính vì thu hút được lượng khán giả lớn mà
việc lồng ghép quảng bá hình ảnh quốc gia vào các chương trình truyền hình thực tế là rất
hợp lý và hiệu quả. Trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận liên quan đến đề tài, bằng phương
pháp phân tích - tổng hợp các tài liệu về đề tài liên quan và phương pháp liệt kê so sánh,
nghiên cứu khảo sát các chương trình thực tế mua bản quyền Hàn Quốc nói chung và hai
chương trình “Chạy đi chờ chi” (“Running man” phiên bản Việt), “2 Ngày 1 Đêm” nói
riêng, qua đó chỉ ra những tác động của các chương trình thực tế Hàn Quốc đến THTT ở
Việt Nam và đề ra các phương hướng cho việc quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua các
chương trình thực tế.

2. Một số khái niệm

Truyền hình thực tế là một thể loại của chương trình truyền hình với những tình huống
không có trong kịch bản và các sự cố thực tế 1. Ra đời lần đầu tiên vào những năm 1940,
truyền hình thực tế thực sự bùng nổ trong giai đoạn cuối những năm 1990 đầu những năm
2000, truyền hình thực tế được đặc biệt ưa chuộng tại các quốc gia có nền công nghiệp giải
trí phát triển như Mỹ, Anh, Hà Lan hay một số nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc,
Hàn Quốc. Ở Việt Nam, truyền hình thực tế dưới dạng các chương trình giải trí chiếm dung
lượng đáng kể trong thời lượng phát sóng, thu hút một lượng lớn khán giả.

Chương trình truyền hình thực tế là các chương trình đề cao tính trải nghiệm, miêu tả thực
những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện không hề sắp đặt trước trong kịch bản, nội dung các
chương trình không thể dự đoán trước và rất hấp dẫn khán giả 2. Nhờ vào những tương tác
với cuộc sống của các nhân vật một cách chân thực và sống động, các chương trình truyền
hình thực tế đáp ứng được thị hiếu tò mò của người xem, đặc biệt là các chương trình có sự
tham gia của nghệ sĩ nổi tiếng.

1 Phạm Huy (2013). Ảnh hưởng của chương trình truyền hình thực tế đối với đời sống người Việt. Trường Đại học Văn
Lang TP HCM, bài nghiên cứu khoa học, 5-6
2 Nguyễn Thị Hằng (2012). Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam (Khảo sát một số chương trình truyền hình thực
tế tiêu biểu: S Việt Nam – Hương vị cuộc sống, Con đã lớn khôn và Người mẫu Việt Nam – Vietnam’s Next Top Model).
Trường Đại học KHXH&NV-ĐHQGHN, luận văn Ths.Chuyên Ngành: Báo chí học, 7-15.
2
Hình ảnh quốc gia là những ấn tượng và niềm tin của con người về một địa danh hay quốc
gia nào đó. Đó có thể là “một bức tranh tổng thể của một quốc gia với tất cả các lĩnh vực
của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nước đó”, cũng có thể được thể hiện ở
“những lĩnh vực nổi trội của đất nước mà khi nhắc đến lĩnh vực ấy, người ta dễ dàng liên
tưởng đến đất nước đó” 3.

3. Thực trạng truyền hình thực tế Việt Nam dưới tác động của truyền hình thực tế
Hàn Quốc

3.1 Sự phổ biến của các chương trình truyền hình thực tế Hàn Quốc tại Việt Nam

Trong vài thập niên trở lại đây, nhờ vào làn sóng Hallyu, các chương trình truyền hình thực
tế Hàn Quốc có sức thu hút rất lớn đối với khán giả Việt. Làn sóng Hallyu (còn gọi là Hàn
lưu - làn sóng văn hóa Hàn Quốc) có thể hiểu là sự tăng lên mạnh mẽ của văn hóa Hàn
Quốc trong làn sóng văn hóa chung thế giới, bao gồm âm nhạc, điện ảnh, truyền hình,....
Làm sóng Hallyu bắt đầu từ những năm cuối thập niên 90 đầu những năm 2000. Những bộ
phim như Trái tim mùa thu, Bản tình ca mùa đông, Nấc thang lên thiên đường,... không chỉ
thành công ở Hàn Quốc mà còn được yêu thích bởi người dân Châu Á (Singapore, Hong
Kong, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam), giúp văn hóa Hàn Quốc đi những bước đầu trong
việc đưa văn hóa Hàn vươn tầm quốc tế.

Các chương trình truyền hình thực tế của Hàn Quốc luôn thu hút được lượng khán giả Việt
ổn định và chưa bao giờ có dấu hiệu giảm nhiệt. Việc các nhà sản xuất tích cực xây cực
những format mới bên cạnh việc duy trì các show truyền hình cũ đã đáp ứng được nhu cầu
giải trí ngày càng tăng và thị hiếu thay đổi liên tục của khán giả. Các chương trình truyền
hình thực tế đầu tiên chủ yếu về các thử thách vui nhộn cho người nổi tiếng như “Family
Outing”, “X-man”, “Running man” đến các chương trình sau này thiên về du lịch trải
nghiệm như “2 days 1 night”, “Three Meals a Day” đều ghi nhận lượng người theo dõi ấn
tượng. Những năm gần đây, các show âm nhạc Hàn Quốc như “King of mask singer”, “I
can see your voice” hay “Show Me The Money” với format mới lạ thu hút được lượng khán
giả đông đảo, đặc biệt là người trẻ.

3 Hoa Nguyễn (2021). Xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia trong chiến lược ngoại giao văn hóa. Tạp chí cộng sản.
ISSN 2734-9071
3
Trong hai thập niên trở lại đây, ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc phát triển mạng,
nhiều nhóm nhạc ra đời với những nghệ sĩ chuyên nghiệp được đào tạo bài bản trong thời
gian dài, trở thành thần tượng của giới trẻ. Cũng vì thế mà có nhiều chương trình thực tế tập
trung vào những câu chuyện về cuộc sống đời thường của các nghệ sĩ nổi tiếng ra đời, thu
hút được lượng người theo dõi ngày càng tăng, chủ yếu đến từ fan của những nghệ sĩ đó. Có
thể kể đến chương trình đầu tiên như “Strong Heart” - nơi nghệ sĩ có cơ hội chia sẻ những
câu chuyện vui buồn chân thật của chính họ với khán giả, hay các chương trình sau này như
“Weekly Idol”, “Knowing Bros” với format đa dạng và thú vị.

Trong chiến lược xuất khẩu văn hoá của mình, Hàn Quốc chủ trương tự do hóa ngành
truyền hình, điện ảnh với chủ trương truyền thông độc lập với chính phủ 4. Điều này cho
phép các cơ quan báo chí tự do hợp tác với các doanh nghiệp, tuy vậy, Chính phủ có thể hỗ
trợ các cơ quan truyền thông dưới hình thức cung cấp các nguồn quảng cáo, với mục tiêu
đưa đất nước trở thành trung tâm nghe nhìn của châu lục và thậm chí vươn tầm quốc tế.
Chiến lược này đã giúp Hàn Quốc thành công trong việc tiếp thị và quảng bá văn hoá quốc
gia ra thế giới sau vài thập kỷ thực hiện. Đặc biệt ở Việt Nam, văn hóa Hàn Quốc đã trở nên
quen thuộc với thế hệ trẻ một phần nhờ việc theo dõi các chương trình truyền hình thực tế
của nước này. Nếu dõi theo Running man, ít ai không biết đến Hanbok - quốc phụ xứ kim
chi, Ddakji - trò vẩy đập truyền thống hay các địa điểm nổi tiếng Hàn Quốc được dùng cho
việc ghi hình như Busan, Seoul, đảo Jeju,....

3.2 Tác động của các chương trình truyền hình thực tế Hàn Quốc lên truyền hình thực
tế Việt Nam.

Sự nổi tiếng của các chương trình truyền hình thực tế Hàn Quốc có ảnh hưởng tới việc sản
xuất truyền hình thực tế ở Việt Nam. Chính sự phổ biến đó mà các chương trình đã được
các công ty tư nhân của Việt Nam cùng các nhà đài quốc gia mua bản quyền để sản xuất
thành các phiên bản “Việt hóa”. Các chương trình truyền hình về âm nhạc như “I can see
your voice”, “King of Mask Singer” được Việt hóa thành “Ca sĩ giấu mặt” hay “Mặt nạ ngôi
sao”. Gần đây, các chương trình thực tế về du lịch trải nghiệm kết hợp thử thách cũng được
các nhà đài mua bản quyền và sản xuất các phiên bản Việt như “Chạy đi chờ chi” (Running
man), “2 Ngày 1 Đêm” (2 Days 1 Night).

4 Dương Thu Hoài (2019). Hàn Quốc và bài học về quảng bá hình ảnh đất nước, con người. Truy cập ngày 1/4/2023
tại https://ajc.hcma.vn/daotao/Pages/khoa-quan-he-quoc-te.aspx?CateID=849&ItemID=10544
4
Về format, các phiên bản được Việt hóa hầu như giữ nguyên định dạng và kịch bản của các
chương trình gốc. Các chương trình truyền hình thực tế về du lịch trải nghiệm cũng được
ghi hình tại nhiều địa danh nổi tiếng để quảng bá hình ảnh đất nước đến khán giả trong và
ngoài nước. Về phần hậu kỳ, các chương trình của Việt Nam được đầu tư, chăm chút trong
khâu cắt dựng, thêm hiệu ứng và chèn phụ đề tương tự các show của Hàn Quốc để tăng
thêm hiệu ứng cảm xúc cho người xem.

Một trong những yếu tố làm nên sự nổi tiếng của các chương trình truyền hình thực tế Hàn
Quốc là sự xuất hiện của các nghệ sĩ nổi tiếng. Việc các nhà sản xuất tích cực mời các nghệ
sĩ nổi tiếng tham gia các show giải trí được xem là công thức chung cho sự phổ biến của các
chương trình. Thông qua các chương trình, người xem không chỉ được tiếp cận với những
nghệ sĩ thần tượng của mình mà còn được tiếp xúc với nền văn hóa Hàn vừa truyền thống
vừa hiện đại. Các chương trình truyền hình thực tế của Việt Nam những năm gần đây cũng
thường xuyên có sự tham gia của các khách mời nghệ sĩ nổi tiếng, thu hút được một lượng
lớn khán giả trẻ.

4. Phân tích hai chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền Hàn Quốc tại Việt
Nam

4.1 Chương trình “Chạy đi chờ đi”

Chương trình “Chạy đi chờ chi” (tên gọi khác: “Running man Việt Nam”) là chương trình
giải trí phiên bản Việt hóa của “Running man Hàn Quốc” - một trong những chương trình
giải trí nổi tiếng nhất của kênh truyền hình Hàn Quốc SBS, được phát sóng trên kênh HTV7
lúc 19 giờ 30 thứ 7 hàng tuần từ ngày 6 tháng 4 năm 2019. Mùa thứ hai của chương trình
với tên gọi “Chơi là chạy” được phát sóng trên kênh HTV7 lúc 20 giờ 30 chủ nhật hàng
tuần từ ngày 19 tháng 9 năm 2021.

Tương tự phiên bản gốc của Hàn Quốc, “Running man Việt Nam” cũng được sản xuất với 7
thành viên cố định trong mùa 1 (Ninh Dương Lan Ngọc, Ngô Kiến Huy, Jun Phạm, Trấn
Thành, BB Trần, Liên Bỉnh Phát, Trương Thế Vinh) và 8 thành viên cố định trong mùa 2
(Ninh Dương Lan Ngọc, Trường Giang, Ngô Kiến Huy, Trương Thế Vinh, Jun Phạm, Thuý
Ngân, Karik, Liên Bỉnh Phát). Ở mỗi tập, các thành viên và các khách mời sẽ được chia làm
các đội chơi và hoàn thành những nhiệm vụ để tìm ra những gợi ý phục vụ cho trò chơi Xé

5
bảng tên - trò chơi đặc trưng của Running man quyết định người thắng cuộc cuối cùng của
mỗi cuộc đua.

4.2 Chương trình “2 Ngày 1 Đêm”

Chương trình “2 Ngày 1 Đêm” (viết tắt: 2N1Đ) là chương trình truyền hình trải nghiệm
thực tế phiên bản Việt hóa của chương trình cùng tên của Hàn Quốc, được phát sóng từ
ngày 19 tháng 6 năm 2022 trên kênh HTV7.

“2 Ngày 1 Đêm” Việt Nam được sản xuất với định dạng giống phiên bản gốc của Hàn
Quốc. Sáu thành viên cố định (Trường Giang, Kiều Minh Tuấn, Ngô Kiến Huy, Lê Dương
Bảo Lâm, Cris Phan và HIEUTHUHAI) cùng thực hiện một chuyến du lịch kéo dài 2 Ngày
1 Đêm qua các địa điểm nổi tiếng ở khắp Việt Nam. Với khẩu hiệu “Tự do tự lo”, các thành
viên và các khách mời sẽ thực hiện các nhiệm vụ và trò chơi để giành những quyền lợi khác
nhau (thưởng thức đặc sản địa phương, ngủ tại nơi tiện nghi) và tránh bị phạt (phải nhịn ăn
hoặc ngủ ngoài trời). Các khách mời tham gia sẽ có dịp trải nghiệm cuộc sống đời thường
của người dân từng vùng miền khác nhau, thưởng thức đặc sản địa phương và thu nạp được
thêm nhiều kiến thức về lịch sự, địa lý, văn hóa, … của các địa danh Việt Nam.

5. So sánh hai chương trình “Chạy đi chờ chi” và “2 Ngày 1 Đêm”

Cùng được mua lại bản quyền từ các chương trình thực tế nổi tiếng của Hàn Quốc,
“Running man Việt Nam” và “2 Ngày 1 Đêm” được đặt lên bàn cân so sánh về độ phổ biến.
Có thể thấy nhờ những trải nghiệm chân thực cùng những tình huống hài hước, “2 Ngày 1
Đêm” đang phần nào vượt qua “Running man Việt” trở thành chương trình giải trí được yêu
thích nhất bởi khán giả Việt.

Về nội dung và sản xuất, do bản nguyên tác đã quá nổi tiếng mà “Running man Việt Nam”
được cho là quá giống với phiên bản gốc của Hàn Quốc và không có nhiều sáng tạo mới mẻ,
thậm chí còn bị chê là kém hơn bản gốc. Mặc dù mùa đầu tiên nhận về sự yêu thích và ủng
hộ rất lớn của khán giả, mùa hai lại gây ra những phản ứng trái chiều. Nhiều khán giả cho
rằng màn tương tác giữa các thành viên mới thiếu tự nhiên, làm cho phản ứng giữa các nhân
vật trở nên gượng gạo. Các thử thách được thiết kế được cho là thiếu gay cấn, lối chơi của
các thành viên cũng bị nhận xét là chưa hết mình, người thua cuộc không phải chịu hình
phạt quá nặng nề, khiến cho chương trình trở nên nhạt nhòa, kém hấp dẫn. Thêm vào đó, sự

6
lồng ghép quảng cáo từ các nhà tài trợ và trong các thử thách được cho là quá lộ liễu, chiếm
nhiều thời lượng và đôi khi không liên quan đến nội dung chương trình. Trong khi đó, “2
Ngày 1 Đêm” khi được đưa vào sản xuất thêm vào được những chất riêng không pha lẫn
bản gốc Hàn Quốc - những nét đặc trưng của văn hóa Việt. Những thử thách được thiết kế
với mục tiêu chính là quảng bá văn hóa, du lịch của nước nhà. Hành trình của 6 nhân vật
qua các địa danh khác nhau đưa khán giả cùng khám phá nhiều di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh trải dài ba miền đất nước, thưởng thức những đặc sản hay tham quan trải nghiệm
những làng nghề truyền thống, những di sản văn hóa của Việt Nam. Qua "2 Ngày 1 Ðêm",
nhiều khán giả tự hào vì danh lam thắng cảnh, phong tục và sinh hoạt truyền thống của nước
ta. Cùng với đó, 6 thành viên gây ấn tượng với khán giả với các nét tính cách đặc trưng khác
nhau, chương trình cũng đề cao tính chân thực, nhấn mạnh việc không hề có trước kịch bản
chi tiết nhờ vào hệ thống máy quay 24/24 bắt trọn từng khoảnh khắc của các nhân vật, giúp
người xem có trải nghiệm chân thật như đang đồng hành và cùng trải nghiệm các thử thách
với các thành viên trên mỗi địa danh.

Về độ phổ biến, “Running man Việt Nam” mùa đầu tiên nhận được sự ủng hộ rất lớn từ
khán giả Việt nhờ vào hiệu ứng của chương trình gốc. Sau thời gian phát sóng, chương trình
cũng nhận được nhiều lời khen và được đánh giá là thành công không kém nguyên tác. Do
vậy khi công bố sản xuất mùa 2 chương trình tiếp tục nhận được sự đón đợi từ đông đảo
người theo dõi. Tuy nhiên sau nhiều tập phát sóng, có nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh
những màn tương tác thiếu tự nhiên giữa các nhân vật, các thử thách lồng ghép quá nhiều
quảng cáo không liên quan hay kịch bản một số tập được sắp xếp từ trước. Mùa hai cũng có
ít lượt thảo luận hơn trên các trang mạng xã hội hơn mùa một, chứng tỏ sự giảm nhiệt rõ rệt
của chương trình này. Trái lại, “2 Ngày 1 Đêm” từ những ngày đầu lên sóng đến nay chưa
từng ghi nhận những phản ứng trái chiều nào, liên tục lọt top thảo luận trên Youtube và các
trang mạng xã hội. Tương tự phiên bản nguyên tác, chương trình để 6 thành viên cố định
đều là các nghệ sĩ nam, giúp cho các tương tác giữa các thành viên thoải mái, tự nhiên hơn.
Xuất hiện giữa hàng loạt các chương trình giải trí mua bản quyền, “2 Ngày 1 Đêm” đã vượt
qua được sự nghi ngờ của khán giả về một chương trình được Việt hóa nhờ vào nhiều điểm
đột phá mới mẻ - đi sâu những hình ảnh và cảm xúc chân thật của các nhân vật trên hành
trình “sinh tồn” qua các địa danh Việt Nam.

7
6. Một số giải pháp cho việc quảng bá hình ảnh quốc gia sử dụng các chương trình
truyền hình thực tế

Nhờ có sự lan truyền nhanh và tính tác động mạnh của truyền thông qua các chương trình
truyền hình thực tế mà văn hóa Hàn Quốc tiếp cận được nhiều người theo dõi, trong đó có
Việt Nam. Các kênh truyền hình quốc gia Hàn Quốc dù cạnh tranh lẫn nhau nhưng đều có
chung một mục đích – quảng bá hình ảnh quốc gia. Truyền hình thực tế của Việt Nam có
thể học hỏi và rút kinh nghiệm từ thành công ấn tượng của chiến lược quảng bá văn hoá
truyền thống và hiện đại của Hàn Quốc, qua đó đề ra những phương hướng và giải pháp
riêng phù hợp với mình, từng bước định hình hình ảnh thương hiệu quốc gia thông qua con
mắt người tiêu dùng toàn cầu.

Cùng với sự phát triển của truyền hình thực tế nói chung và các chương trình truyền hình
thực tế gắn với du lịch trải nghiệm nói riêng, sự đóng góp với văn hóa dân tộc luôn cần
được đặt lên hàng đầu. Các nhà sản xuất khi mua một chương trình truyền hình nước ngoài
cần biết cách dung hòa các yếu tố bắt buộc của định dạng gốc và các yếu tố bản địa. Tiếc
rằng hiện nay có nhiều chương trình chỉ tập trung vào yếu tố giải trí để thu hút người Việt
mà quên đi điều này. Các nhà sản xuất vì muốn tận dụng độ nổi tiếng của các chương trình
gốc mà bắt chước một cách cứng nhắc, tuân thủ thái quá các kịch bản gốc, không có nhiều
sự đột phá, sáng tạo của các yếu tố Việt. Các chương trình do đó mà có tuổi thọ thấp, thậm
chí có chương trình chỉ lên sóng được một mùa rồi dừng sản xuất. Để các chương trình thực
sự giữ chân được khán giả nước nhà và thu hút được khán giả quốc tế, việc tôn trọng các nét
đẹp văn hóa dân tộc đặc trưng là yếu tố then chốt trong việc sản xuất chương trình. Ví dụ,
không chỉ dừng lại ở việc cho các nhân vật trong chương trình mặc trang phục truyền thống
theo kịch bản hay ghi hình qua các địa danh khác nhau của đất nước mà các nhân vật cần
thật sự trải nghiệm cùng người dân bản địa, bày tỏ suy nghĩ chân thực về những nét đẹp của
văn hóa dân tộc, từ đó quảng bá văn hóa một cách tự nhiên đến người xem.

Gần đây, các chương trình truyền hình thực tế có kết nối với du lịch ở Việt Nam thu hút
được nhiều người xem. Việc các nhà sản xuất lựa chọn đầu tư vào các chương trình giải trí
kết hợp quảng bá văn hóa, du lịch là hướng đi nhiều lợi ích.

Các chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam có nhiều nhưng chỉ vài năm gần đây, nhờ
vào sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội mà việc truyền thông các chương trình mới
8
trở nên phổ biến. Tuy vậy, có thể thấy truyền thông ở Việt Nam còn lẻ tẻ, chỉ có một vài
doanh nghiệp tư nhân lớn mới có thể quảng bá các chương trình của mình, dẫn tới việc
quảng bá hình ảnh đất nước thông qua các show truyền hình chưa thực sự hiệu quả. Đối với
Hàn Quốc, chính phủ dành một phần ngân sách để hỗ trợ quảng cáo cho các chương trình
sản xuất truyền bá văn hóa Hallyu bởi chính phủ nước này coi việc quảng bá văn hóa là một
trong những chìa khóa để phát triển kinh tế. Việc ký kết “Hiệp định hợp tác đồng sản xuất
chương trình truyền hình” giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày 26/03/2019 giúp tăng khả năng
mở rộng thị trường của hai quốc gia, góp phần đưa các chương trình Việt Nam đến với thị
trường Hàn Quốc, qua đó quảng bá những nét đẹp văn hóa, du lịch của đất nước đến với
công chúng quốc tế. Hơn thế nữa, việc hợp tác phát triển truyền thông giữa hai đất nước tạo
điều kiện cho những người làm chương trình ở Việt Nam được giao lưu, học hỏi cách làm
chương trình từ đội ngũ sản xuất các chương trình thành công của Hàn Quốc, đặc biệt học
hỏi cách lồng ghép các yếu tố giúp quảng bá du lịch, văn hóa dân tộc vào trong show qua
việc chọn lọc các cảnh quay phù hợp và xử lý hậu kỳ một cách khéo léo. Hơn hết, những
người làm chương trình cần không ngừng trau dồi kiến thức về những nét văn hóa của dân
tộc, rèn luyện sự sáng tạo trong khâu lên kịch bản để tạo ra được chương trình truyền hình
thực tế của riêng Việt Nam chứ không phải chỉ sao chép kịch bản từ các chương trình của
nước bạn. Trong các chương trình đó, thông tin quảng bá hình ảnh đất nước cần được đan
xen khéo léo, tinh tế để vừa đem lại cho khán giả những giây phút giải trí, vừa cung cấp
được những thông tin về văn hóa, du lịch của đất nước, qua đó quảng bá hình ảnh quốc gia
một cách tự nhiên và hiệu quả.

7. Kết luận

Các chương trình truyền hình thực tế của Hàn Quốc không chỉ được yêu thích trong nước
mà còn được chào đón bởi khán giả quốc tế. Sự phổ biến của các show truyền hình Hàn
Quốc có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của truyền hình thực tế ở Việt Nam. Các
chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng nhất hiện nay hầu hết đều được mua bản quyền từ
các phiên bản gốc Hàn Quốc, ví dụ “Running man Việt Nam” và “2 Ngày 1 Đêm”. Truyền
hình thực tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nở rộ, phục vụ nhu cầu ngày càng
tăng của khán giả, tuy nhiên, một số nhà sản xuất thường chỉ tập trung vào xây dựng kịch
bản với các yếu tố giải trí đơn thuần mà quên mất nhiệm vụ quảng bá hình ảnh quốc gia.
Các chương trình giải trí vốn là loại hình thu hút nhiều người xem, vì thế đội ngũ sản xuất
9
chương trình cần tận dụng sự yêu thích và theo dõi của khán giả để quảng bá văn hóa, du
lịch quốc gia, qua đó không chỉ mang lại các chương trình giải trí thiết thực mà còn có ý
nghĩa quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra khắp thế giới.

10
Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Phạm Dung (2022). Cách truyền hình thực tế đưa văn hoá đất nước vào show. Truy cập lúc
21:00 ngày 06/03/2023 tại https://viez.vn/cach-truyen-hinh-thuc-te-dua-van-hoa-dat-nuoc-
vao-show-9CfpESrLFvRt.html
2. Nguyễn Thị Hằng (2012). Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam (Khảo sát một số
chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu: S Việt Nam – Hương vị cuộc sống, Con đã lớn
khôn và Người mẫu Việt Nam – Vietnam’s Next Top Model). Trường Đại học KHXH&NV-
ĐHQGHN, luận văn Ths.Chuyên Ngành: Báo chí học, 7-15
3. Hoa Nguyễn (2021). Xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia trong chiến lược ngoại giao
văn hóa. Tạp chí cộng sản. ISSN 2734-9071
4. Dương Thu Hoài (2019). Hàn Quốc và bài học về quảng bá hình ảnh đất nước, con người.
Truy cập ngày 1/4/2023 tại https://ajc.hcma.vn/daotao/Pages/khoa-quan-he-quoc-te.aspx?
CateID=849&ItemID=10544
5. Phạm Huy (2013). Ảnh hưởng của chương trình truyền hình thực tế đối với đời sống người
Việt. Trường Đại học Văn Lang TP HCM, bài nghiên cứu khoa học.
6. Bảo Lam (2022). Quảng bá Việt Nam qua chương trình truyền hình thực tế. Truy cập lúc
20:35 ngày 06/03/2023 tại https://baocantho.com.vn/quang-ba-viet-nam-qua-chuong-trinh-
truyen-hinh-thuc-te-a152166.html
7. Phạm Kim Phượng (2021). Vấn đề Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản
quyền của các nước khu vực Đông Bắc Á. Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, luận văn.
8. Đình Toán (2022). Giải trí gắn với quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam: Hiếm có, khó tìm!
Truy cập lúc 20:20 ngày 06/03/2023 tại
http://baovanhoa.vn/giai-tri/truyen-hinh/artmid/572/articleid/53458/
giai160tri160gan160voi160quang160ba160van-hoa-du-lich160viet160nam160hiem-co-kho-
tim
9. Bùi Thị Vân (2015). Truyền hình thực tế của Hàn Quốc và những gợi mở cho Việt Nam
trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia. Truy cập lúc 20:10 ngày 02/03/2023 tại
https://ajc.hcma.vn/Pages/nghien-cuu-khoa-hoc.aspx?CateID=679&ItemID=5764

Tiếng Anh
11
10. Ruoning, S (2019). “The Innovation of Chinese variety show under the impact of Korean
variety show - taking Chinese variety show “Kitchen in the Wild” as an example”. 5th
International Conference on Humanities and Social Science Research, Vol 319, 148-162.
11. Yip, W (2015). Entertainment Ideological of reality show - Running man. Accessed at 20:00
on 07/03/2023 at
https://www.academia.edu/11315633/Entertainment_ideological_of_reality_show_Running
_Man

12
FINAL REPORT
SUBJECT: UNDERSTANDING OF ASIAN COMMUNITY

REALITY TELEVISION IN VIETNAM UNDER THE INFLUENCE


OF KOREAN REALITY SHOWS AND SUGGESTIONS FOR
NATIONAL IMAGE PROMOTION -
TAKE EXAMPLES OF “RUNNING MAN” & “2 DAYS 1 NIGHT”

Hoang Nguyet Anh - 21040059

Tel: 0912532340

Email: nguyetanhhoang0311@gmail.com

Faculty of English Language Teaching Education, VNU University of Languages and


International Studies,
Pham Van Dong, Cau Giay, Hanoi, Vietnam

Abstract: In the past few years, popular reality TV shows in Vietnam are copied versions of Korean shows,
especially those associated with travel. It is clear that the development of original reality TV shows in Korea
has exerted profound impacts on reality television in Vietnam, therefore when purchasing the copyright and
producing a program similar to the original version, the integration of new and unique elements of the
country is a key factor to the success of the Vietnameseized version programs. This study explores the
impact of Korean reality TV shows on Vietnam's reality television. It focuses mainly on analyzing and
evaluating the popularity of the two specific programs that are copied from Korean shows - "Running man"
and "2 Days 1 Night". To conclude, the research proposes some suggestions for promoting the national
image through reality TV shows.

Keywords: Reality television, Reality shows, national image, promote.

13

You might also like