You are on page 1of 2

2.4.2.

Tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh tại Việt Nam

Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh
cao nhất thế giới. Đáng lo ngại là số lượng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, trong
đó, đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc. TS Angela Pratt,
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng, đại dịch Covid-19 đã làm trầm trọng thêm tình
trạng sử dụng kháng sinh quá liều lượng và sai cách.

Tỷ lệ kháng kháng sinh ở Việt Nam chiếm 40%, đứng thứ 4 về tỷ lệ kháng thuốc ở các
nước tại châu Á - Thái Bình Dương. Nghiên cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho
thấy đã xuất hiện một vài trường hợp kháng cả Colistin - kháng sinh thế hệ mới nhất.

Ông Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết,
hầu hết chủng vi khuẩn ở Việt Nam hiện đã kháng với kháng sinh, có nhiều vi khuẩn đã kháng
với nhiều loại kháng sinh trên thị trường. Thậm chí có những chủng vi khuẩn đã biến đổi gien và
kháng với tất cả loại kháng sinh hiện có.

Tình trạng các bác sĩ sử dụng kháng sinh không hợp lý cũng được cảnh báo. Theo khảo
sát của BV Chợ Rẫy, khoảng 50% kháng sinh được bác sĩ kê đơn bất hợp lý; 32% bác sĩ chỉ định
sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhân không nhiễm khuẩn; 33% bác sĩ sử dụng kháng sinh kéo
dài và không cần thiết… Trong khi tốc độ tìm ra kháng sinh mới trên thế giới không kịp so với
mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Theo nghiên cứu năm 2022 về Tình hình đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae
tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ cho thấy Klebsiella pneumoniae đề kháng cao nhất
với ampicillin với tỷ lệ 97,4% (377/387). Kế đến là ampicillin/sulbactam với 84% (325/387). Tỷ
lệ nhạy cảm ở các nhóm kháng sinh Fluoroquinolones và Nitrofurans cũng ở mức thấp chỉ từ
14,2% - 19,4%. Đối với nhóm Carbapenems, đề kháng ở mức trung bình từ 35,9% - 40,3%.
Kháng sinh có tỷ lệ đề kháng thấp nhất là amikacin với 3,1% (12/387). Tuy nhiên, các kháng
sinh còn lại trong nhóm Aminoglycosides lại có mức đề kháng trung bình từ 46,3% - 49,4%. Tỷ
lệ Klebsiella pneumoniae đa kháng kháng sinh là 89,1% (345/387) và sinh enzyme ESBL là
31,3% (121/387). Các chủng Klebsiella pneumonia sinh ESBL có tỷ lệ đề kháng kháng sinh cao
hơn các chủng không sinh ESBL.

Theo TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI
KHUẨN THƯỜNG GÂY BỆNH TRÊN LÂM SÀNG TẠI VIỆT NAM TỪ 2017- 2022
Streptococcus Pneumoniae có tỷ lệ kháng cao, giá trị MIC vượt quá MIC kháng thuốc với
penicillin G/V, amoxicillin, Macrolid, Sulfamid, Phenicol; Haemophilus influenzae một số
kháng sinh còn có độ nhay cao như FQ, C3, Carbapenem; Klebsiella Pneumoniae ở Nghệ An và
Thái Binh có tỷ lệ sinh ESBL lần lượt là 14%, 15,8%; E.coli có tỷ lệ kháng cao với nhóm
Pencicilin (ampincilin, amoxicillin) nhóm Tetracyclin, các Cephalosporin (C3 và C4), kháng
mức độ vừa phải với FQ, còn có độ nhay cao với Capabenem, Aminosid. Pseudomonas
aeruginosa đang còn có tỷ lệ nhạy cao với Colistin và piperacillin/tazobactam.
Theo ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GRAM ÂM
SINH ENZYME BETA LACTAMASE PHỔ RỘNG PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN TRUNG
ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2018-2020 có 388/1156 (33,5%) chủng vi khuẩn Gram âm sinh
ESBL phân lập được. Trong 388 chủng vi khuẩn sinh ESBL, E.coli có tỷ lệ sinh ESBL cao nhất
307 (79,1%), K.pneumoniae 58 (14,9%), Proteus sp 19 (4,9%). Nhóm vi khuẩn ESBL(+) có tỷ
lệ kháng kháng sinh cao hơn nhóm ESBL(-), một số kháng sinh Cephalosporins có tỷ lệ kháng
rất cao như E.coli: Cefuroxime (90,9%), Ceftazidime (81,2%), Ceftriaxone (92,9%), Cefotaxim
(95,7%) và Cefepime (76,4%), K.peumoniae: Cefuroxime (75,7%), Cefotaxim (90,2%)
Ceftriaxone (81,6%), Ceftazidime (75%), Cefepime (62,1%), Proteus sp: Cefuroxime (100%),
Cefotaxim (100%) Ceftriaxone (80%), Ceftazidime (75%). Ngoài ra, một số kháng sinh thuộc
các nhóm kháng sinh khác cũng có tỷ lệ kháng cao > 80% - 100% tuỳ loài vi khuẩn như:
Ampicillin, Tetracycline, Piperacilln, Trimethoprime – Sulfamethohazole.

Tại hội thảo “Kháng kháng sinh: cơ hội và thách thức” ,năm 2020 Bộ Y tế đã ban hành
tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”, với 6 mục đích là: 1.
Nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng; 2. Đảm bảo an toàn, giảm thiểu các biến cố bất lợi
cho người bệnh; 3. Giảm khả năng xuất hiện đề kháng của vi sinh vật gây bệnh; 4. Giảm chi phí
nhưng không ảnh hưởng tới chất lượng điều trị; 5. Thúc đẩy chính sách sử dụng kháng sinh hợp
lý, an toàn.

You might also like