You are on page 1of 9

SAMC HOREB 4

THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM


LIÊN ĐOÀN SIMON PHAN ĐẮC HÒA
GIÁO PHẬN ĐÀ LẠT
--------------------------
Sa mạc Horeb 4 ĐIỂM
HỌ VÀ TÊN:
GIÁO XỨ ĐẠI LỘC
BÀI HẬU SA MẠC HOREB 4

Bài làm
Câu 1. Em hãy cho biết một trò chơi đúng nghĩa cần đạt được các yêu cầu nào? Em hãy nêu
một trò chơi sinh hoạt vòng tròn, Sau đó xác định ra các yêu cầu nêu trên của trò chơi này?
(2đ)
Một trò chơi đúng nghĩa cần đạt được các yêu cầu như sau:

YÊU CẦU CỦA TRÒ CHƠI:

Có 3 yêu cầu nhất thiết phải đạt được để có thể coi là một trò chơi đúng nghĩa. Đó là:
Gây dựng bầu khí – Rèn luyện kỹ năng – Giáo dục chiều sâu.

Tùy mức độ và mục đích nhắm đến mà yêu cầu này sẽ trội hơn yêu cầu kia, hoặc cả ba
mặt đều có giá trị và ý nghĩa như nhau. Chỉ thiếu đi một trong ba yêu cầu này, trò chơi tức
khắc trở thành phản tác dụng, phản giáo dục, có hậu quả tai hại nhất thời hoặc sâu xa, và như
thế, nó không còn được coi là một trò chơi nữa ! Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu 3 yêu cầu cốt
yếu này.

1. YÊU CẦU GÂY DỰNG BẦU KHÍ:

Trước tiên, trò chơi sinh hoạt góp phần làm cho bầu khí tập thể thêm sống động tươi trẻ,
nhanh chóng giúp mọi người có mặt thoát khỏi sự thụ động khép kín, xóa bỏ mọi cách biệt
và xa lạ ngại ngùng, giải tỏa sức căng tâm lý và sức ỳ thể lý.

Như thế, trò chơi ít nhất phải đem lại niềm vui, cởi mở sảng khoái trong những giờ phút
sinh hoạt bên nhau. Ở mặt yêu cầu này, trò chơi rất cần sự phối hợp của các Bài Hát Sinh

TRANG 1
SAMC HOREB 4

Hoạt ngắn, vui, dễ tập; hoặc các điệu mini vũ tập thể đơn giản và có ý nghĩa thích hợp với
chủ đề chung của buổi họp mặt.

Thế nhưng, dầu có vui, dầu có gây cười đến thế nào đi chăng nữa, trò chơi sinh hoạt vẫn
cần phải có thêm 2 yêu cầu dưới đây nữa để niềm vui không hời hợt chóng qua và để nụ cười
không bị sượng sùng trơ trẽn.

2. YÊU CẦU RÈN LUYỆN KỸ NĂNG:

Với yêu cầu này, các bài tập thể dục thể thao đã được chuyển thành các Trò Chơi Vận
Động đòi hỏi sức khỏe, phản xạ nhanh, động tác tháo vát; các bài toán trí óc đã chuyển thành
các Trò Chơi Động Não, suy luận, phân tích tổng hợp nhanh, đầy đủ và chính xác một cách
lý thú; đặc biệt, các bài khóa huấn luyện về kỹ năng khô khan tẻ nhạt đã thoát xác thành các
Trò Chơi Ứng Dụng thực hành hết sức hấp dẫn và hiệu quả...

Thật vậy, trò chơi sinh hoạt không để cho bất cứ ai đã tham gia mà lại có thể thụ động,
tụ thủ bàng quan, không gắn bó với tập thể, ngược lại, nó có tác dụng gây ra một nỗ lực
chung thật hăng hái.

Sau khi một trò chơi đã thật sự chấm dứt, mỗi người tùy vào mức độ hưởng ứng của
mình, sẽ tự khám phá mình đã khác trước đó, nhanh nhẹn hơn, biến báo hơn, thông
minh hơn hoặc tháo vát hơn. Những người ít sinh hoạt có thể thích thú và bỡ ngỡ, không
ngờ mình lại khá năng động, đâu đến nỗi kém cỏi như bấy lâu vẫn tưởng.

Như vậy, trải qua một thời gian tham gia sinh hoạt, dự nhiều trò chơi các thể loại khác
nhau, cả tập thể và từng cá nhân đã nghiễm nhiên được tăng cường thể lực, trau giồi trí óc,
cũng như rèn luyện thành thạo được khá nhiều kỹ năng, mà những bài khóa lý thuyết khó có
thể trang bị cho họ một cách chu đáo, nhanh chóng, hiệu quả và đầy hứng thú như vậy.

3. YÊU CẦU GIÁO DỤC CHIỀU SÂU:

Khác với 2 yêu cầu vừa nêu, yêu cầu thứ ba này có khi được thể hiện một cách nhẹ
nhàng kín đáo nhưng lại hết sức quan trọng, bởi nó góp phần nâng cao các ý thức nhân bản,
vun đắp những cảm nhận tín ngưỡng tâm linh một cách âm thầm và tiệm tiến. Như thế phải
nói là các trò chơi sinh hoạt sẽ có tác dụng thấm thía sâu xa hơn nhiều so với việc chỉ lên lớp
các bài giáo dục công dân hoặc các buổi học Giáo Lý, các giờ huấn đức thuần túy trong các
tập thể.

Về mặt nhân bản, trò chơi sinh hoạt giúp nhận thức về tinh thần kỷ luật tập, tính trung
thực trong ganh đua, các mối tương quan ứng xử tốt đẹp trong xã hội, lòng yêu mến tôn
trọng thiên nhiên và của công, sự vâng phục đối với bề trên hoặc huynh trưởng. Nói chung,
trò chơi sinh hoạt góp phần giáo dục tính cách công dân.

TRANG 2
SAMC HOREB 4

Về mặt tâm linh, riêng đối với các trò chơi tôn giáo, nó giúp hình thành nơi người tham
gia ý niệm về hai chiều kích gắn bó bản thân với Thượng Đế và bản thân với tha nhân, vốn
dĩ là những mầu nhiệm của sự sống, những thực tại thiêng liêng trừu tượng. Những điều này
quả thật khó trình bày diễn đạt cũng như khó thụ đắc, nếu không thông qua các phương tiện
gần gũi và sinh động như các trò chơi dùng trong các kỳ trại có chủ đề, các Trò Chơi Chiến
Dịch hoặc xen kẽ trong các tiết dạy Giáo Lý.

Tắt một lời, trò chơi sinh hoạt góp phần giáo dục tính cách đạo lý và tín ngưỡng

Một trò chơi sinh hoạt sinh hoạt vòng tròn:


CUA KẸP
Tất cả mọi người xoè tay trái sang người bên cạnh, và đồng thời để ngón trỏ của tay phải lên
bàn tay xoè của người đứng bên phải. Người điều khiển hô “cua, cua, cua, cua… KẸP”, khi
nghe tiếng KẸP người chơi dùng bàn tay trái chụp ngón trỏ của người bên tay trái, đồng thời
phải rút nhanh ngón tay trỏ của ngón tay phải ra khỏi tay trái của người đứng bên phải mình.
Ai bị người khác chụp trúng tay sẽ bị loại.
Chú ý: Ðể đánh lừa người chơi, người điều khiển có thể nhấn mạnh chữ “CUA” khi hết câu
thay vì “KẸP”. Thí dụ: “Cua, cua ..CUA”.
Yêu cầu của trò chơi “CUA KẸP” này là
YÊU CẦU GÂY DỰNG BẦU KHÍ
Trò chơi “CUA KẸP” sinh hoạt vòng tròn góp phần làm cho bầu khí tập thể thêm sống
động, thoát khỏi sự thụ động khép kín, xóa bỏ mọi cách biệt và xa lạ ngại ngùng, giải tỏa
sức căng tâm lý. đem lại niềm vui, cởi mở sảng khoái trong những giờ phút sinh hoạt bên
nhau.
YÊU CẦU RÈN LUYỆN KỸ NĂNG:
Đòi hỏi sức khỏe, phản xạ nhanh, động tác tháo vát , nhanh nhẹn hơn, biến báo hơn, thông
minh hơn hoặc tháo vát hơn.

YÊU CẦU GIÁO DỤC CHIỀU SÂU:

Trò chơi sinh hoạt giúp nhận thức về tinh thần kỷ luật tập, tính trung thực trong ganh đua,
các mối tương quan ứng xử tốt đẹp trong xã hội, lòng yêu mến tôn trọng thiên nhiên và của
công.
Câu 2. Những đức tính nào cần thiết cho người Huynh trưởng? Giải thích từng đức tính.
(2đ)
1. QUẢNG ĐẠI: Người làm lớn phải có quả tim lớn, có tấm lòng bao dung:

TRANG 3
SAMC HOREB 4

- Quảng đại để dễ chấp nhận tha nhân (Các em, các trưởng, bạn .v.v…)

- Quảng đại để chấp nhận những khác biệt nơi anh chị em. Không chỉ nhằm được việc nhưng
còn nối được nhiều bàn tay cộng tác trong công việc chung.

- Quảng đại để biết tha thứ: Không coi những khuyết điểm quan trọng hơn những nỗ lực và
thiện chí của anh chị em.

- Quảng đại để sẵn sàng hy sinh. Cho đi thời giờ, sức lực, tài năng và cả tiền của trong việc
phục vụ, mà không tính toán. Chỉ mong lợi ích cho các thiếu nhi.

Lòng quảng đại có sức thuyết phục và cảm hoá hơn quyền lực.

2. TỰ TIN. Lãnh đạo là người đứng cao hơn, có cái nhìn bao quát hơn, nơi họ toả ra sức
mạnh làm yên tâm những người cộng tác.

- Trưởng không tin nơi mình, sẽ không đủ sức thuyết phục các em. Tự tin phải có cơ sở
khách quan: lượng giá đúng về mình, về người và về công việc.

- Tin vào mục đích tốt mình đang nhắm tới; con đường mình đang đi; phương pháp đang áp
dụng. “Trẻ em không thích những người chỉ huy hèn yếu” (cha Lacordaire). Tin rằng mình
có khả năng thực hiện công việc đã suy nghĩ và chọn lựa. Người tự tin luôn lạc quan, vui vẻ,
khiêm tốn.

- Tự tin giúp người trưởng bình tĩnh, quyết đoán, sáng suốt trong công việc. Do đó dẫn đến
hiệu quả cao. Người tự tin thường quả quyết, không dễ để cho người khác hoặc nghịch cảnh
thay đổi ý định của mình. (Quả quyết không phải là cố chấp, độc đoán; nhưng biết lắng nghe,
quan sát để chỉnh sửa công việc khi cần. Sau khi đã bàn bạc, cân nhắc thì không chùn bước).

- Lòng tự tin của người trưởng thể hiện qua cách hướng dẫn, nó động viên những người đồng
sự để họ nhiệt tâm và hăng hái làm việc.

3. KỶ LUẬT. Người lãnh đạo không có kỷ luật bản thân, không tôn trọng kỷ luật chung thì
làm sao điều khiển.

- Kỷ luật là đòi hỏi của bất cứ tổ chức nào. Kỷ luật là sức mạnh. Đoàn thể nào thiếu kỷ luật
chắc chắn sẽ tan rã.

- Tinh thần kỷ luật là ý thức, chấp nhận và tuân thủ các quy ước một cách tự nguyện.

TRANG 4
SAMC HOREB 4

- Huynh Trưởng là người đầu tiên có bổn phận duy trì kỷ cương phép tắc trong đoàn. Do đó
phải xây dựng ý thức và chấp hành kỷ luật trước khi yêu cầu các em (soạn bài, đúng giờ,
đồng phục, không nói chuyện trong nhà thờ, v.v …)

- Kỷ luật phải nghiêm minh. Nghiêm mà không minh là độc tài.

4. TRÁCH NHIỆM. Là lãnh đạo không thể tắc trách.

- Trách nhiệm là gánh chịu hậu quả của lời nói hoặc việc làm của mình.

- Ý thức trách nhiệm sẽ giúp Huynh Trưởng giữ gìn cẩn trọng lời nói, thái độ, hành động để
không ảnh hưởng xấu, làm hại, hoặc xúc phạm người khác. Huynh Trưởng tự trọng luôn giữ
phẩm cách của mình cách chính đáng.

- Người có tinh thần trách nhiệm để hết tâm lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; và sẵn
sàng gánh chịu hậu quả xấu nếu có, không né tránh, không đổ lỗi cho người khác. Tinh thần
trách nhiệm là biểu hiện con người có giáo dục, văn minh.

5. CÔNG BẰNG. Công bằng là trả lại cho người ta điều gì thuộc về họ. Lãnh đạo phải công
tâm.

- Khi khen thưởng, Trưởng không chỉ căn cứ vào thành tích đơn thuần, mà còn phải tìm hiểu
nguyên nhân, động lực, hoàn cảnh để ấn định mức khen thưởng. Khen quá mức, người được
khen coi thường; Khen không tới mức, người được khen phân bì, bất mãn…

- Khi phê bình hoặc kỷ luật, Trưởng cần cân nhắc phê bình hoặc chọn hình thức kỷ luật. mục
đích phê bình không để hạ nhục, làm mất thể diện nhưng tôn trọng, nhằm giúp ai đó cải
thiện, tiến bộ, chứ không nói cho bõ ghét, thỏa mãn tự ái. Người được phê bình đúng sẽ cảm
ơn ta và cố gắng sửa chữa. ngược lại người bị kỷ luật oan sẽ bất phục, bất mãn, tiêu cực,
chống đối…

- Phân chia công tác, không phân biệt kẻ thân, người không thân. Nhưng căn cứ vào tính chất
công việc và khả năng người được giao công việc, nhằm đúng người, đúng việc.

- Trưởng thiếu công bằng là nguyên nhân của sự chia rẽ, nổi loạn.

6. VÂNG PHỤC. Chúa Giêsu làm gương cho ta: “Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã
sai Ta”.

TRANG 5
SAMC HOREB 4

- Vâng phục không phải là “vâng lời tối mặt” nhưng là thái độ mau mắn hành động theo ý bề
trên một cách ý thức và tự do.

- Ý hướng cứu độ và Mục đích phong trào cũng là những cấp trên mà Huynh Trưởng có bổn
phận phảo vâng phục tuyệt đối, đừng chiều theo thị hiếu, vui lòng cá nhân mà bỏ qua lẽ sống
của Phong Trào.

- Huynh Trưởng vâng phục trong tinh thần đối thoại là gương mẫu cho các em vâng phục
mình.

- Huynh Trưởng vui vẻ thi hành nhiệm vụ đã được trao phó. Nếu thắc mắc thì yêu cầu giải
thích hoặc đối thoại với cấp trên cách tích cực và khiêm tốn. khi cần thiết cứ thi hành trước
khiếu nại sau.

7. KHIÊM TỐN: Thánh Kinh dạy: Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng.

- Huynh Trưởng khiêm tốn ý thức và có thái độ đúng mức trong việc đánh giá. Không quá đề
cao, cũng không quá hạ thấp bản thân.

- Người khiêm tốn không vênh vang khi thành công, hay được khen tặng; cũng không buồn,
ghen khi thấy người khác hơn mình; nhưng trân trọng và sẵn sàng học tập.

- Huynh Trưởng không kể công lao nhưng vui khi đóng góp được điều gì đó cho việc chung.

- Huynh Trưởng không lấy lý do khiêm tốn để từ chối đảm trách 1 công việc mà mình có thể
làm cho công cuộc chung. Lòng khiêm tốn có sức thuyết phục và lôi cuốn.
Câu 3. Qua bài Phương Pháp Hàng Đội, em hãy trinh bày việc tổ chức Hàng Đội và áp
dụng phương pháp này cho Chi đoàn (Lớp giáo lý ) theo tình hình cụ thể của Xứ Đoàn
(hay Giáo Xứ ) của em. (2đ)
Tổ chức hàng đội như thế nào?
Hoàn cảnh mỗi xứ mỗi khác nhau, điều kiện khác nhau. Tuy nhiên để tổ chức hàng đội cho
đoàn mình nên theo các quy trình sau:
1. Đối với xử chưa có Thiếu nhi Thánh Thể
a. Chuẩn bị nhân sự huấn luyện
+ Trình bày kế hoạch và xin phép cha xứ thành lập đoàn.

TRANG 6
SAMC HOREB 4

+ Cử các giáo lý viên tham gia các sa mạc huấn luyện


+ Hoặc xin liên đoàn, hiệp đoàn cử các huấn luyện viên về huấn luyện tại xứ
b. Tìm kiếm chọn lựa, lập đội kiểu mẫu, huấn luyện
> Tìm những em nhanh nhẹn, đạo đức, phẩm chất tốt cùng lứa tuổi. cùng phái tính...
> Lập đội kiểu mẫu do Đoàn trưởng ( Huynh trưởng) làm đội trưởng.
> Huấn luyện và sinh hoạt với các em được tuyển lựa như một đội trong một thời gian với
chương trình rõ ràng . Mục đích làm cho các em quen tận mắt , tận tay sinh hoạt của một đội,
cũng như công việc của một đội.
c. Chia các em trong đoàn thành đội và trao đội cho các Đội trưởng
+ Sau khi huấn luyện TĐĐT xong tiến hành chia đội cho các lớp giáo lý ( các em trong
đoàn)
+ Số lượng một đổi khoảng 7-10 em ( nội quy số 22 ) tùy theo ngành và lứa tuổi số lượng
khác nhau. Mỗi đội có một Đội trưởng. điều hành và một Đội phó phụ tá. Đội phó cũng được
huấn luyện và thay Đội trưởng khi vắng mặt.
+ Trao đổi cho các Đội Trường được huấn luyện trong một nghỉ thức trang trọng nhưng
không rườm rà.
d. Sau khi chia đội Trưởng cần thường xuyên quan sát theo để giúp Đội trưởng.
2. Đối với Đoàn đang hoạt động
- Hằng năm có chương trình huấn luyện Đội trưởng theo Ngành trước khi trao quyền chỉ huy
đội.
- Các em được huấn luyện chuyên sâu về nghề Đội trưởng mỗi cấp vè mỗi Ngành .
- Nội dung huấn luyện tông đồ đội trưởng do ban Nghiên huấn Giáo phận, Giáo xứ chọn lựa
trong các đề tài trong quy chế huấn luyện.

Câu 4. Sứ mạng của người Huynh trưởng là gì ? Trong khi thi hành sứ mạng, Huynh trưởng
sẽ gặp những khó khăn gì? Cần phải làm gì để khắc phục những khó khăn đó? (2đ)

Sứ mạng là trách vụ mà một người đảm nhận cách tự nguyện hay lãnh nhận từ một lý tưởng
hoặc được cấp trên trao phó. Sứ mạng của Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể là điều
khiển, dạy dỗ, giáo huấn thiếu nhi theo tôn chỉ mục đích Phong Trào. Sứ mạng ấy làm cho
chúng ta trở nên những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc hoàn hảo hóa con người.
Người Huynh Trưởng tìm kiếm nước Thiên Chúa qua sự chăm sóc, nâng đỡ các em thiếu nhi
được trao phó cho mình.Phục vụ cho thiếu nhi là cách gieo mầm Lời Chúa bằng chính chứng
tá sống động và gương mẫu của người Huynh Trưởng, sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống và
suy nghĩ của các em. Ngày nay người ta tin vào những người chứng hơn là những lời rao
giảng. Người Huynh Trưởng hôm nay phải có thêm một nền linh đạo vững chắc, một vốn
giáo lý phong phú, đồng thời phải sống đạo cách cụ thể trong đời sống.Ơn gọi và sứ mạng
của HT TNTT thật cao đẹp, góp phần xây dựng tương lai cho xã hội và Giáo Hội đồng thời
giúp định hướng đời sống cho các em, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn vì mỗi trẻ là một thế
giới riêng và giáo dục con người đòi hỏi nhiều kiên nhẫn. Chỉ vận dụng tài năng, kiến thức

TRANG 7
SAMC HOREB 4

và lòng nhiệt thành bản thân thì chưa đủ, cần có một tấm lòng, một đời sống nội tâm sâu sắc,
vững vàng qua việc cầu nguyện liên lỉ và năng kết hiệp với Chúa Giêsu Thánh Thể là vị
tướng và lý tưởng của Phong Trào: “Hãy học với Ta vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng thật
trong lòng”.

Khó khăn trong khi thi hành sứ mạng là lòng nhiệt tình tông đồ thường bị cám dỗ, ngăn
trở, làm cạn nhiệt huyết bởi sự nhàm chán trong công việc, những vướng bận của đời tư như
bận học hành, công ăn việc làm (có khi là giả tạo), những thất bại trong việc tông đồ, sự bất
đồng giữa anh chị em cùng làm việc, sự bất mãn với bề trên.

Cách khắc phục là kinh nghiệm của nhiều người cho thấy, khi “Những sự ấy” xảy ra, hãy
biết rằng đã từ lâu ta làm việc Chúa mà không có Chúa. Để thi hành sứ mạng làm tông đồ
cho thiếu nhi, hãy sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong sự Cầu
nguyện, Rước lễ, Hi sinh và Làm việc tông đồ.
Câu 5. Thế nào là một Huynh trưởng đạo đức? (2đ)
Huynh Trưởng đạo đức sẽ sống tốt đẹp mối tương quan với Chúa và với tha nhân. Đời sống
toát lên đức tin sống động, đời cầu nguyện liên lỷ, niềm cậy trông vững chắc, lòng mến chân
thành, sống lạc quan, xả kỷ bao dung và biết quan tâm đến người khác.

1. Về Mặt Siêu Nhiên

Trọng tâm đạo đức của Huynh trưởng là Chúa Kitô. Huynh trưởng tìm gặp Ngài nơi Lời
Chúa và Thánh Thể, đồng thời khám phá Người nơi anh chị em.

+ Chúa Giêsu là bạn của Huynh trưởng: nói như thánh Phaolô “Tôi sống nhưng không còn là
tôi, mà là Chúa Kitô sống trong tôi” Chúa Kitô là tất cả, là thần tượng, là lẽ sống của Huynh
trưởng.

+ Huynh trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu qua Lời Chúa: Đọc, suy gẫm Lời Chúa, rút ra kết luận
thực hành. Lời Chúa dạy, việc Chúa làm là nền tảng và là kim chỉ nam cho đời sống và sứ
mệnh tông đồ của Huynh trưởng. Cẩn trọng trong việc soạn bài Giáo lý.

+ Huynh trưởng gặp gỡ Chúa Giêsu nơi Thánh Thể: Thánh Thể chính là nguồn sinh lực, là
động lực cho mọi hoạt động tông đồ. Huynh trưởng sống trọn vẹn Ngày Thánh Thể và cố
gắng tham dự Thánh Lễ khi có thể.
- Khi vừa thức dậy: Cám ơn Chúa đã cho qua đêm bình an; Dâng các việc sẽ làm trong
ngày, xin Chúa luôn soi sáng, hướng dẫn ta trong suy nghĩ, lời nói, việc làm sao cho đúng ý
Chúa, hợp đường lối Chúa.

TRANG 8
SAMC HOREB 4

-Trong cuộc sống, dù gặp những việc vừa ý hay không, vẫn cám ơn Chúa, xin Chúa soi sáng
cho biết Ngài muốn nói gì với ta qua biến cố đó, mau mắn vâng phục và thực thi ý Chúa.
Siêng năng viếng Chúa

- Đêm về, cùng với Mẹ Maria kiểm điểm ngày sống . Cám ơn Chúa về một ngày qua. Xin
lỗi Chúa vì những việc làm, lời nói, ý tưởng bất xứng. Xin ơn trợ giúp để mỗi ngày nên hoàn
thiện hơn. Dâng đêm cho Chúa, Xin Chúa Thánh Thần soi sáng chỉ dạy những dự định của
ngày mai. Tin Chúa là chủ mọi sự.

2. Về Mặt Tự Nhiên:

- Ăn mặc giản dị, sạch sẽ, gọn gàng, lịch sự

- Nói năng lễ độ với người trên, thân thiện, hòa nhã với người ngang hàng và kẻ dưới

- Bao dung với kẻ làm phiền ta. Tri ân những người giúp đỡ ta. Khiêm tốn, mừng cho người
may mắn thành công hơn ta, thông cảm với người kém may mắn hơn ta.

- Sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người cần đến ta. Cộng tác với những người làm việc
tốt.

- Không đồng tình với việc xấu, bất công, cho dù bị thiệt thòi hay bị đe dọa

- Nỗ lực trau dồi chuyên môn.

----------HẾT---------

TRANG 9

You might also like