You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I – LỚP 11

NĂM HỌC 2023-2024


TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, người đứng đầu Chính quyền Xô viết là
A. Lê-nin. B. Xta-lin. C. Pu-tin. D. Goóc-ba-chốp.
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành
lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Xây dựng nền chuyên chính dân chủ tư sản.
Câu 3. Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới?
A. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
C. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp.
Câu 4. Sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là
A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới.
B. hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế.
C. khôi phục và phát triển kinh tế, chống lại thù trong giặc ngoài.
D. tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 5. Sau cuộc chiến đấu chống thù trong giặc ngoài, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội đặt ra yêu cầu gì đối với các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga Xô viết?
A. Một, hai dân tộc lớn liên minh với nhau giành quyền lực.
B. Liên minh, đoàn kết với nhau nhằm tăng cường sức mạnh.
C. Độc lập với nhau để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc.
D. Liên kết với các nước bên ngoài để nhận sự giúp đỡ.
Câu 6. Năm 1949, quốc gia nào sau đây đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội?
A. Trung Quốc. B. Việt Nam. C. Triều Tiên. D. Cu-ba.
Câu 7. Tháng 12-1978, gắn với sự kiện trọng đại nào ở Trung Quốc?
A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Xây dựng chủ nghĩa tư bản.
C. Xây dựng dân giàu, nước mạnh. D. Thực hiện cải cách mở cửa.
Câu 8. Đâu không phải đặc điểm kinh tế của Trung Quốc sau cải cách?
A. Thực hiện nền kinh tế tư bản hiện đại
B. Cải cách thể chế kinh tế
C. Chú trọng phát triển khoa học kĩ thuật
D. Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
Câu 9. Đâu không phải một nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1991 đến nay?
A. Trung Quốc B. Cuba C. Ba Lan D. Việt Nam
Câu 10. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và các nước Đông Âu là do
A. tiến hành cải tổ muộn, gặp khó khăn khi tiến hành cải tổ.
B. không tiến hành cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
C. đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
D. sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước.
Câu 11. Để hoàn thành việc xâm chiếm Indonexia, Hà Lan đã trải qua quá trình cạnh
tranh quyết liệt với nước nào sau đây ?
A. Tây Ban Nha. B. Bồ Đào Nha. C. Anh. D. Italia.
Câu 12. Từ năm 1868, Xiêm thực hiện các cải cách quan trọng trên nhiều lĩnh vực dưới
thời Vua
A. Ra-ma V. B. Ra-ma IV. C. Ra-ma III. D. Ra-ma VI.
Câu 13. Sau hơn 60 năm (1824 – 1885), thực dân Anh tiến hành ba cuộc chiến tranh,

1
đã chiếm được nước nào sau đây?
A. Việt Nam. B. Xiêm. C. Miến Điện. D. Campuchia.
Câu 14. Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ
từ rất sớm, tiêu biểu ở quốc gia nào sau đây?
A. Việt Nam. B. Xiêm. C. Philippin. D. Campuchia.
Câu 15. Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, ngoại trừ quốc gia nào sau đây?
A. Brunây. B. Singapore. C. Mã Lai. D. Lào.
Câu 16. Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân
phương Tây vì lí do nào sau đây?
A. Giàu tài nguyên, có nguồn nguyên liệu và hàng hóa phong phú.
B. Là khu vực có dân số đông nhất và đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ.
C. Là khu vực có tình trạng chính trị không ổn định do bị chia cắt.
D. Là khu vực có nhiều thương cảng sầm uất nhưng thiếu sự quản lí.
Câu 17. Nội dung nào sau đây là mục đích của thực dân phương Tây khi thực hiện chính
sách “chia để trị” ở Đông Nam Á?
A. Làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước.
B. Để các nước dể dàng trong việc buôn bán.
C. Để phát huy sức mạnh của từng quốc gia.
D. Để đầu tư cho từng nước không bị phân tán.
Câu 18. Nội dung nào sau đây không phải là kết quả cuộc cải cách của vua Ra-ma V ở
Xiêm?
A. Trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
B. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C. Băng Cốc trở thành trung tâm buôn bán sầm uất.
D. Đất nước giữ được nền độc lập tương đối.
Câu 19. Ở Việt Nam từ năm 1858, cuộc chiến đấu chống xâm lược của nhân dân Việt
Nam đã làm thất bại kế hoạch nào sau đây của thực dân Pháp?
A. “Đánh nhanh thắng nhanh”. B. Đánh lâu dài.
C. “Chinh phục từng gói nhỏ”. D. “Vừa đánh vừa đàm”.
Câu 20. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938) do Ngô
Quyền chỉ huy diễn ra ở địa bàn nào sau đây?
A. Núi Việt Trì (Phú Thọ).
B. Sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh).
C. Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh).
D. Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
Câu 21. Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, là cầu nối giữa Đông Nam Á
A. lục địa và hải đảo. B. đất liền và núi.
C. sông và núi. D. biển và hải đảo.
Câu 22. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt
Nam trong cuộc kháng chiến nào sau đây?
A. Kháng chiến chống quân Xiêm. B. Kháng chiến chống quân Thanh.
C. Kháng chiến chống quân Nguyên. D. Kháng chiến chống quân Tống.
Câu 23. Từ giữa thế kỷ XVIII, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Đàng Trong có
những dấu hiệu
A. khủng hoảng. B. phát triển chậm. C. phát triển nhanh. D. ổn định.
Câu 24. Năm 1427, sự kiện nào sau đây đưa đến kết thúc cuộc kháng chiến chống
Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Hội thề Đông Quan. B. Hội thề Lũng Nhai.
C. Hội thề Bình Than. D. Hội thề Sát Thát.
Câu 25. Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Diponegoro (1825 – 1830) ở Inđônexia có sự

2
hưởng ứng và tham gia của
A. tầng lớp vô sản trong xã hội.
B. nhiều hoàng tộc, quý tộc và lực lượng của họ.
C. các lãnh chúa và nhân dân trên đảo Java và các đảo khác.
D. công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản.
Câu 26. Ở Philippines, cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ và kéo
dài trong thời gian bao lâu?
A. Hơn 4 thế kỉ. B. Gần 4 thế kỉ. C. Hơn 3 thế kỉ. D. Hơn 100 năm.
Câu 27. Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực Đông Nam Á
trong giai đoạn nào?
A. Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920. B. 1920 – 1945.
C. 1945 – 1954. D. 1954 – 1975.
Câu 28. So với các nước Đông Nam Á hải đảo, quá trình xâm lược của thực dân phương
Tây đối với các nước Đông Nam Á lục địa diễn ra:
A. Sớm hơn
B. Cùng thời điểm
C. Muộn hơn
D. Các nước Đông Nam Á không bị thực dân phương Tây xâm lược
Câu 29. Thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam sau khi kí hiệp ước nào?
A. Pa-tơ-nốt B. Hắc-măng C. Giáp tuất D. Nhâm tuất
Câu 30. Sau hơn 60 năm (1824 – 1885), thực dân Anh tiến hành ba cuộc chiến tranh, đã
chiếm được nước nào sau đây?
A. Việt Nam. B. Xiêm. C. Miến Điện. D. Campuchia.
Câu 31. Nửa sau thế kỉ XIX những nước nào ở ĐNA bị thực dân Pháp xâm lược?
A. Việt Nam, Lào, Campuchhia B. Việt Nam, Lào, Miến Điện
C. Việt nam, Campuchia, Xiêm D. Việt Nam, Philippin, Lào
Câu 32. quốc gia duy nhất nào ở Đông Nam Á không bị CNTD phương Tây xâm lược và cai trị
A. In đô nê xia B. Việt Nam C. Xiêm D. Philippin
Câu 33. Cuộc đấu tranh giành độc lập ở ĐNA trải qua mấy giai đoạn
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 34. Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào khu vực Đông Nam Á diễn ra trong bối cảnh chế độ
phong kiến ở Đông Nam Á
A. khủng hoảng, suy thoái. B. đang được hình thành.
C. ổn định, phát triển. D. sụp đổ hoàn toàn.
Câu 35. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của
A. Mỹ. B. Tây Ban Nha. C. Bồ Đào Nha. D. Pháp.
Câu 36. Về mặt chính trị, sau khi hoàn thành xâm lược Đông Nam Á các nước thực dân phương Tây đã thi hành
chính sách
A. "chia để trị". B. "ngu dân". C. "đồng hóa". D. "phản phong".
Câu 37. Những nội dung cải cách của vua Ra-ma V đã đưa Xiêm phát triển theo
A. con đường tư bản chủ nghĩa.
B. con đường xã hội chủ nghĩa.
C. thể chế Tổng thống Liên bang.
D. liên kết với các nước trong khu vực.
Câu 38. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á được coi là một trong bốn “con rồng kinh tế” của châu Á?
A. Việt Nam. B. Thái Lan. C. Xin-ga-po. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 39. Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến
hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.

3
D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài.
Câu 40. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng quá trình chuyển biến của cách mạng ở khu vực Đông Nam Á từ
cuối thế kỉ XIX đến năm 1920?
A. đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
B. đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị giành độc lập dân tộc.
C. đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc
D. đấu tranh giành độc lập dân tộc sang đấu tranh giành chính quyền.
Câu 41. Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các quốc gia Đông Nam Á vẫn là những nước
A. công nghiệp phát triển. B. nông nghiệp lạc hậu.
C. công nghiệp mới. D. công nghiệp lạc hậu.
Câu 42. Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN tiến
hành chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu với mục tiêu
A. đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
B. nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp nặng, hội nhập với thị trường thế giới.
C. mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật và công nghệ hiện đại của nước ngoài.
D. tập trung sản xuất hàng hoá để xuất khẩu, phát triển kinh tế đối ngoại, hội nhập thế giới.
Câu 43. Cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Bạch Đằng do ai chỉ huy?
A. Ngô Quyền B. Lê Hoàn
C. Lý Thường Kiệt D. Trần Thái Tông, Trần Thủ Độ
Câu 44. Tháng 06/1407 diễn ra sự kiện gì?
A. Nhà Minh huy động một lực lượng quân đội lớn do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy sang xâm
lược nước Đại Ngu.
B. Thành Đa Bang, Đông Đô (Hà Nội) lần lượt thất thủ trước quân Minh, nhà Hồ phải rút quân về cố
thủ ở thành Tây Đô (Thanh Hoá).
C. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ bị thất bại.
D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi.
Câu 45. Đảng cộng sản được thành lập ở nước nào vào năm 1920?
A. Indonesia B. Việt Nam. C. Malaysia. D. Thái Lan.
Câu 46. Nước nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập trong năm 1945?
A. Việt Nam. B. Đông Timo. C. Băng cốc. D. Xu đăng.
Câu 47. Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại khiến nước ta
A. bước vào thời kì chuyển giao cho nhà Tiền Lê.
B. bước vào thời kì bị nhà Minh đô hộ.
C. trở thành thuộc địa của nhà Minh.
D. bước vào thời kì khai hoá văn minh.
Câu 48. Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài trong thời gian nào để hoàn thành việc
xâm chiếm 3 nước Đông Dương?
A. 1858 – 1893 B. 1812 – 1945 C. 1756 – 1900 D. 1723 – 1885
Câu 49. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản ở khu vực Đông
Nam Á diễn ra sớm nhất ở
A. Việt Nam, Campuchia, Lào.
B. Thái Lan, Việt Nam, Lào.
C. In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin.
D. Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam.
Câu 50. Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Việt Nam nổi dậy đấu tranh chống lại ách
cai trị của thực dân
A. Anh. B. Pháp. C. Tây Ban Nha. D. Hà Lan.
Câu 51. Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến
hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
4
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài.
Câu 52. Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến
hành chiến lược phát triển kinh tế nào sau đây?
A. Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
B. Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
C. Công nghiệp hóa, điện khí hóa toàn quốc.
D. Quốc hữu hóa các danh nghiệp nước ngoài.
Câu 53. Đến đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân
phương Tây ngoại trừ
A. Xiêm. B. Việt Nam. C. Lào. D. Miến Điện.
Câu 54. Từ năm 1892, Xiêm thực hiện cải cách hành chính theo mô hình các nước
A. phương Tây. B. phương Đông. C. châu Mĩ. D. châu Phi.
Câu 55. Nước nào sau đây giành độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á?
A. Inđônexia. B. Philippin. C. Miến Điện. D. Campuchia.
Câu 56. Phong trào chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á hải đảo bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu ở quốc
gia nào sau đây?
A. Việt Nam. B. Xiêm. C. Inđônexia. D. Campuchia.
Câu 57. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây là biểu tượng của sự đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Cam-pu-chia với
nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Pháp:
A. Pu-côm-bô. B. Trương Định. C. Đa-ga-hô. D. A-cha-xoa.
Câu 58. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối TK XIX đến năm 1975 trải qua mấy giai
đoạn phát triển chính?
A. 3 giai đoạn. B. 4 giai đoạn. C. 5 giai đoạn. D. 6 giai đoạn.
Câu 59. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc
kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
B. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.
C. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
D. Kháng chiến chống Pháp của triều đình nhà Nguyễn.
Câu 60. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc
kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
B. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.
C. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
D. Kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ.
Câu 61. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc
kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
B. Kháng chiến chống quân Thanh của Quang Trung.
C. Kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần.
D. Kháng chiến chống quân Triệu của An Dương Vương.
Câu 62. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự
nào sau đây?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Tiên phát chế nhân.
C. Vây thành, diệt viện. D. Vườn không nhà trống.
Câu 63. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), quân và dân nhà Lý đã sử dụng nghệ thuật quân sự nào
sau đây?
A. Đánh nhanh, thắng nhanh. B. Chủ động kết thúc chiến tranh.
C. Vây thành, diệt viện. D. Vườn không nhà trống.
Câu 64. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075-1077) do Lý Thường Kiệt chỉ huy diễn ra

5
ở địa bàn nào sau đây?
A. Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh).
B. Sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh).
C. Núi Việt Trì (Phú Thọ).
D. Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
Câu 65. Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á, là cầu nối giữa
A. Trung Quốc với Đông Nam Á. B. đất liền với Trung Quốc.
C. Trung Quốc với núi. D. biển với Trung Quốc.
Câu 66. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến nào
sau đây?
A. Kháng chiến chống quân Thanh. B. Kháng chiến chống quân Xiêm.
C. Kháng chiến chống quân Nguyên. D. Kháng chiến chống quân Tống.
Câu 67. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?
A. Là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
B. Nằm trên các trục đường giao thông quốc tế huyết mạch.
C. Là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo.
D. Kiểm soát tuyến đường thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.
Câu 68. Trong suốt quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành
nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vì một trong những lí do nào sau đây?
A. Là quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng.
B. Được xem là cái nôi của văn minh nhân loại.
C. Là trung tâm văn hóa bật nhất phương Đông.
D. Là một quốc gia chưa có độc lập, chủ quyền.
Câu 69. Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
B. Củng cố vị thế cường quốc kinh tế của Việt Nam.
C. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự.
D. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Câu 70. Ý nào không phản ánh chính xác nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong
lịch sử?
A. Các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ
độc lập dân tộc.
B. Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn và đoàn kết.
C. Do quân giặc chủ động rút quân về nước.
D. Kế sách đánh giặc của quân và dân Việt Nam đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng
tạo.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau:
“Nhân dân Đông Dương khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một
cách nghiêm trọng…“Làm cho dân ngu dễ trị” đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở
các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2)
Đoạn tư liệu trên đề cập đến ảnh hưởng của chế độ thực dân ở lĩnh vực nào? Nêu
ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với khu vực Đông Nam Á trên lĩnh vực đó. Liên hệ với
thực tế ở Việt Nam.
Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau:
“Sau gần 150 năm là thuộc địa của Anh, Xing-ga-po chỉ là một hải cảng trung
chuyển hàng hoá, nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, tỉ lệ thất
nghiệp tăng cao”.
6
(Theo Lý Quang Diệu, Bí quyết hoá rồng: Lịch sử Xing-ga-po 1965-2000)
Đoạn tư liệu trên đề cập đến ảnh hưởng của chế độ thực dân ở lĩnh vực nào? Nêu
ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với khu vực Đông Nam Á trên lĩnh vực đó. Liên hệ với
thực tế ở Việt Nam.
Câu 3: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết về vị trí chiến lược của Việt Nam: Theo em
hiện nay Việt Nam nên phát huy những thế mạnh nào trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực
hóa?
“Các nước ở phương Nam và phương Tây (từ vị trí Trung Quốc) muốn giao thiệp với
Trung Quốc “đều phải đi theo con đường Giao Chỉ”. Thuyên buôn và sứ giả các nước
Diệp Điêu (Gia-va), Thiện (Miến Điện), Thiên Trúc (Ấn Độ), An Tức (l-răng), Đại Tần
(Đông La Mã) đều qua lại Giao Châu và coi Giao Châu như một trạm dừng chân quan
trọng để rồi sang Trung Quốc”.
(Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam. Tập 1,
NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 1983, tr.367)
Câu 4: Qua cuộc kháng chiến chống quân Triệu (thế kỉ IITCN) không thành công của An
Dương Vương, em hãy rút ra những bài học lịch sử chống ngoại xâm của Việt nam.
Câu 5: Từ thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên, em có
suy nghĩ gì về những nhân tố góp phần tạo nên hào khí Đông A thời Trần?
Câu 6: Qua cuộc kháng chiến chống quân Xiêm, Thanh thắng lợi mà em đã học: Theo em
cuộc kháng chiến đã để lại những bài học nào về tư tưởng và nghệ thuật chống ngoại xâm?

You might also like