You are on page 1of 18

CHƯƠNG 3 & 4

Bài 3.1.

Có tài liệu về tình hình lao động trong danh sách của một doanh nghiệp trong hai tháng 11 và
12 năm báo cáo như sau:
 Số lao động quản lý ngày 01/11 có 30 người, ngày 8/11 tăng thêm 3 người, ngày 15/11 tăng
thêm 5 người, ngày 20/11 tăng thêm 4 người, ngày 15/12 có 10 người xin chuyển công tác đi
nơi khác.
 Số lao động SXKD ngày 01/11 có 1400 người, ngày 15/11 tuyển thêm 150 người, ngày 15/12
cho thôi việc 50 người.
 Số lao động phục vụ ngày 01/11 có 130 người, ngày 15/11 có 10 người xin thôi việc, ngày
15/12 tuyển thêm 15 người.
Yêu cầu:
a. Xác định số lao động trong danh sách bình quân trong hai tháng 11 và 12.
b. Tính kết cấu lao động trong danh sách bình quân.

Bài 3.2

Có số liệu về số lượng công nhân trong danh sách của công ty D ngày 01/01 năm 2009
là 1200 người, ngày 25/01 tuyển thêm 50 người, ngày 15/2 tuyển thêm 60 người. Ngày 15/03
doanh nghiệp cho đi học dài hạn và đi làm nghĩa vụ quân sự là 20 người, ngày 25/3 tuyển
thêm 10 người, từ đó đến cuối tháng số công nhân không thay đổi. Biết rằng tổng quỹ lương
của công ty trong quý là 12.630 triệu đồng.

Yêu cầu:

a. Tính số công nhân bình quân trong quý I của công ty?
b. Xác định mức thu nhập bình quân của một lao động trong quý I?

Bài 3.3
Có tài liệu về tình hình lao động ở một công ty 6 tháng cuối năm báo cáo như sau:
- Số lao động có ngày 01/07/2009 : 800 công nhân
- Số lao động tăng trong quý III: 120 công nhân
- Số lao động giảm trong quý III: 80 công nhân
- Số lao động tăng trong quý IV: 60 công nhân
- Số lao động giảm trong quý IV: 70 công nhân
Yêu cầu:
a. Tính số công nhân bình quân của công ty trong từng quý?
b. Cho biết giá trị sản xuất quý IV so với quý III tăng 20%, hãy tính toán và đánh giá tình hình
sử dụng số lượng lao động của công ty bằng các phương pháp có thể được khi so sánh quý IV
với quý III?
Bài 3.4
Có tài liệu về tình hình sản xuất và sử dụng lao động của xí nghiệp H trong kỳ báo cáo như
sau:
1. Sản phẩm sản xuất:

Sản phẩm Sản lượng sản phẩm sản xuất ( cái) Đơn giá cố định
Kế hoạch Thực hiện ( 1000đ )
A 4.000 5.000 30
B 6.500 5.800 40
C 12.000 15.000 70
D 3.000 5.000 45
2. Số lượng lao động:
Số lượng lao động kế hoạch là 800 người. Thực tế cho thấy: đầu kỳ số lượng lao động của xí
nghiệp là 820 người , trong kỳ xí nghiệp tuyển thêm 80 người và cho nghỉ chế độ 20 người.
Yêu cầu:

Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng số lượng lao động của xí nghiệp bằng các
phương pháp có thể được, cho nhận xét?

Bài 3.5

Có tài liệu về tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất tại một doanh
nghiệp trong năm 2009 như sau ( đvt: ngày)
Chỉ tiêu 6 tháng 6 tháng
đầu năm cuối năm
1. Số ngày công làm việc thực tế chế độ 57.550 62.680
2. Số ngày nghỉ lễ, thứ 7, chủ nhật 27.000 29.700
3. Số ngày nghỉ phép năm 3.500 4.400
4. Số ngày công vắng mặt 1.200 1.400
5. Số ngày công ngừng việc 750 820
6. Số ngày công ngừng việc được huy động 600 500
7. Số ngày công làm thêm 7.000 9.700
Yêu cầu:
1. Xác định các chỉ tiêu sau trong 2 quý đầu năm và 2 quý cuối năm 2009.
- Tổng số ngày công dương lịch
- Tổng số ngày công chế độ
- Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất
- Tổng số ngày có mặt
- Số lượng công nhân viên bình quân của dn
2. Hãy đánh giá trình độ sử dụng số lượng lao động của doanh nghiệp 6 tháng cuối
năm so với 6 tháng đầu năm. Biết rằng giá trị sản xuất của doanh nghiệp tăng 10%
khi so sánh 6 tháng cuối năm với 6 tháng đầu năm.
Bài 3.6
Có tài liệu thống kê về tình hình sử dụng lao động của một doanh nghiệp trong năm 2009
được báo cáo như sau:
- Số lao động trong danh sách bình quân trong năm là 500 người.
- Số ngày nghỉ lễ, chủ nhật bình quân của người lao động trong năm được thực hiện
theo quy định hiện hành.
- Tổng số ngày nghỉ phép trong năm của toàn doanh nghiệp là 7.500 ngày.
- Tổng số ngày vắng mặt của toàn doanh nghiệp trong năm là : 4.000 ngày.
- Số ngày ngừng việc trong năm: 1.500 ngày.
- Số ngày làm thêm trong năm: 2.600 ngày.
Yêu cầu:
a. Xác định các chỉ tiêu sau:
- Tổng ngày công theo lịch.
- Tổng ngày công chế độ
- Tổng ngày công có thể sử dụng cao nhất
- Tổng ngày công có mặt
- Tổng ngày công làm việc thực tế
b. Tính các chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp
trong năm 2009.

Bài 3.7

Có tài liệu về kết quả sản xuất và tình hình sử dụng thời gian lao động của doanh
nghiệp A qua 2 kỳ báo cáo như sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo


1. Số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn ( ngày) 10.000 11.700
Trong đó: Số ngày công làm thêm ( ngày) 1.200 1.800
2. Số giờ công làm việc TTHT ( giờ) 72.000 87.750
Trong đó: Giờ công làm thêm ( giờ) 8.400 12.600
3. Giá trị sản xuất ( triệu đồng ) 14.000 20.160
4. Tổng quỹ lương ( triệu đồng ) 2.000 2.520
5. Tổng số công nhân ( người ) 409 450
Yêu cầu:
1. Bằng hệ thống chỉ số thích hợp hãy phân tích sự biến động của tổng thời gian lao động
toàn doanh nghiệp khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc.
2. Kiểm tra tình hình sử dụng tổng quỹ lương của doanh nghiệp khi so sánh kỳ báo cáo
với kỳ gốc. Tính tiền lương tiết kiệm (lãng phí) qua hai kỳ nghiên cứu.
3. Tính các chỉ tiêu năng suất và tiền lương bình quân.
4. Phân tích sự biến động của tổng quỹ lương khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc do ảnh
hưởng bởi các nhân tố: Tiền lương bình quân 1 giờ, số giờ làm việc bình quân một
ngày, số ngày làm việc bình quân của một công nhân trong kỳ.
5. Câu hỏi phụ:
5a. Khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc, độ dài bình quân ngày làm việc thực tế chế
độ đã tăng (giảm) một lượng tương đối là bao nhiêu %?
5b. Khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc, số lượng lao động thay đổi đã làm tổng quỹ
lương của doanh nghiệp thay đổi một lượng tuyệt đối là bao nhiêu?
5c. Khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc, doanh nghiệp đã tiết kiệm (lãng phí) tiền
lương với mức là bao nhiêu?
5d. Chỉ số phản ánh sự biến động của năng suất lao động bình quân của doanh
nghiệp khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc là?
5e. Chỉ số phản ánh sự biến động của tiền lương bình quân một lao động khi so
sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc là?
5f. Khi tiền lương bình quân 1 giờ của doanh nghiệp thay đổi … thì tổng quỹ lương
của doanh nghiệp sẽ tăng (giảm) bao nhiêu?
5g. Nếu tổng quỹ lương tăng 20%, số lượng lao động tăng 10% thì tiền lương bình
quân một lao động sẽ thay đổi bao nhiêu %?
5h. Nếu giá trị sản xuất tăng 25%, số lượng lao động giảm 5% thì năng suất lao
động bình quân trong doanh nghiệp thay đổi bao nhiêu %?

Bài 3.8.
Có tài liệu về tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân tại DN công nghiệp
A qua 2 quý năm báo cáo như sau:

STT Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4


1 Tổng số ngày công làm việc thực tế hoàn toàn 100.900 150.800
Trong đó: Tổng số ngày công làm thêm (ngày) 2.400 4.800
2 Tổng số ngày công nghỉ thứ 7, chủ nhật, ngày lễ (ngày) 4.800 5.200
3 Tổng số ngày công nghỉ phép năm (ngày) 9.750 12.000
4 Tổng số ngày công vắng mặt vì ốm đau, thai sản (ngày) 1.500 2.500
5 Tổng số ngày công ngừng việc 720 8.200
Trong đó: Số ngày công ngừng việc được huy động vào 220 480
hoạt động sản xuất CN (ngày)
6 Tổng số giờ công làm việc thực tế chế độ (giờ) 650.000 980.000
7 Tổng số giờ công làm thêm (giờ) 28.000 61.000
Yêu cầu:
1. Tính số lượng công nhân trong danh sách bình quân từng quý?
2. Phân tích sự biến động của tổng số giờ công làm việc thực tế toàn doanh nghiệp khi
so sánh quý IV với quý III do ảnh hưởng bởi các nhân tố?
PTKT: T gDN =¿ ĐCĐ × H g × SCĐ × H C ×T
3. Phân tích sự biến động của năng suất lao động bình quân trong doanh nghiệp trên
khi so sánh quý 4 với quý 3, biết rằng giá trị sản xuất công nghiệp của quý 4 đạt
460.320 triệu đồng, quý 3 đạt 220.500 triệu đồng.

BÀI 3.10

Có tài liệu về tình hình khai thác than của 2 khai trường của công ty khai thác than Z
như sau:

Khai trường Kỳ gốc Kỳ báo cáo


Số công nhân Sản lượng Số công nhân Sản lượng
( người) ( tấn ) ( người) ( tấn )
A 750 135.000 900 198.000
B 1.250 206.250 1.100 258.500
Yêu cầu:

1. Phân tích sự biến động của năng suât lao động bình quân một công nhân toàn công ty
khai thác than Z khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc.
2. Phân tích sự biến động sản lượng của toàn công ty khai thác than Z khi so sánh kỳ báo
cáo với kỳ gốc.
3. Câu hỏi phụ:
3a. Chỉ số phản ánh sự biến động của bản thân năng suất lao động của công nhân
trong doanh nghiệp trên khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc là?
3b. Chỉ số phản ánh sự biến động của kết cấu công nhân có mức năng suất cao thấp
khác nhau khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc là?
3c. Khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc, sản lượng của toàn công ty thay đổi một
lượng tương đối ( tuyệt đối ) là bao nhiêu?
3d. Khi bản thân năng suất lao động của công nhân thay đổi 32,9% thì sản lượng
của doanh nghiệp thay đổi một lượng là tấn ?
3e . Nếu số lượng công nhân giảm 15%, năng suất lao động bình quân một công
nhân tăng 5% thì sản lượng do doanh nghiệp tạo ra thay đổi như thế nào (%) khi so
sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc?

BÀI 3.12
Có tài liệu về tình hình sử dụng lao động tại công ty X báo cáo như sau:

Phân xưởng Kỳ gốc Tốc độ tăng (giảm) của kỳ báo


cáo so với kỳ gốc (%)
Số công nhân NSLĐ Số công nhân NSLĐ
(người) (triệu (người) (triệu
đồng/người) đồng/người)
1 50 45 10 -5
2 45 50 20 15
3 65 54 20 20
Yêu cầu:
1. Chỉ số phản ánh sự biến động của tổng sản lượng toàn doanh nghiệp khi so sánh kỳ
báo cáo với kỳ gốc là?
2. Chỉ số phản ánh sự biến động của nhân tố năng suất lao động bình quân trong doanh
nghiệp khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc là?
3. Chỉ số phản ánh sự biến động của nhân tố số lượng lao động của doanh nghiệp khi so
sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc là?
4. Phân tích sự biến động của năng suất lao động bình quân toàn doanh nghiệp trên khi so
sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc do ảnh hưởng của các nhân tố?

Bài 3.13. Có tài liệu về tình hình sản xuất và lao động của doanh nghiẹp công nghiệp M qua
2 quý năm báo cáo như sau:

TT Chỉ tiêu Quý 3 Quý 4


1 Tổng số ngày công làm việc thực tế chế độ (ngày) 96.100 145.600
2 Tổng số ngày công làm thêm (ngày) 2.400 4.800
3 Tổng số ngày công nghỉ T7,CN, ngày lễ (ngày) 4.800 5.200
4 Tổng số ngày công nghỉ phép năm (ngày) 9.750 12.000
5 Tổng số ngày công vắng mặt vì ốm đau, thai sản (ngày) 1.500 2.500
6 Tổng ngày công ngừng việc (ngày) 500 7.720
7 Tổng ngày công ngừng việc được huy động (ngày) 200 300
8 Tổng số giờ công làm việc thực tế chế độ (giờ) 650.000 980.000
9 Tổng số giờ công làm thêm (giờ) 28.000 61.000
Yêu cầu:

1. Phân tích sự biến động năng suất lao động bình quân 1 công nhân doanh nghiệp quý 4
so với quý 3 bằng phương pháp thích hợp?
2. Phân tích sự biến động tổng sản lượng của DN bằng phương pháp thích hợp, biết rằng
tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp ở quý 3 là 220.500 triệu đồng, quý 4 là 460.320
triệu đồng?
Q=W g . Đcđ . H g . SCđ . H c . T

BÀI 3.14

Có tài liệu về tình hình sản xuất – lao động – tiền lương của doanh nghiệp K trong 2
tháng được báo cáo như sau:

TT Chỉ tiêu Tháng 4 Tháng 5


1 Giá trị sản xuất ( triệu đồng) 13.000 19.740
2 Số lượng công nhân trong danh sách bình quân (người) 450 470
3 Tổng quỹ lương (triệu đồng) 720 846
Yêu cầu:
1. Kiểm tra sự biến động tổng quỹ lương của doanh nghiệp tháng 5 so với tháng 4
bằng các phương pháp?
2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tổng quỹ lương toàn doanh
nghiệp khi so sánh tháng 5 với tháng 4?
F = f x W .T
HTCS:
F1 f 1 W 1 T 1
= × ×
F0 f 0 W 0 T 0
F1 846 720
f 1= = =0,043 ; f 0= =0,055
GO 1 19.740 13.000
19.740 13.000 TRĐ
W 1= =42; W 0= =28 , 89( )
470 450 NG
Thay vào HTCS:
846 0,043 42 470
= × ×
720 0,055 28 , 89 450
1,175 = 0,78 x 1,45 x 1,04
(+17,5%) (- 22%) (+45%) (+4%)
Cltđ: 846 – 720 = (0,043 – 0,055) 42x470 + (42 – 28,89)0,055 x 470
+ (470-450) 0,055 x 28,89

126 = - 236,88 + 338,89 + 31,78 ( triệu đồng)

Nhận xét:

Bài 3.15. (đã chỉnh sửa)


Có tài liệu về tình hình lao động –D tiền lương của doanh nghiệp C trong 2 tháng năm
2019 được báo cáo như sau:

Phân xưởng Tháng 5 Tháng 6


Số CN Quỹ lương Số CN Quỹ lương
(người) (triệu đồng) (người) (triệu đồng)
1 (X) 4.050 900 5.850
2 1250 6.000 (Y) 10.120
Yêu cầu:
1. Tìm X biết tiền lương bình quân một lao động ở tháng 5 là 5,2 triệu đồng/người
2. Tìm Y biết tiền lương bình quân một lao động ở tháng 6 là 5 triệu đồng/người
3. Phân tích sự biến động của tiền lương bình quân một công nhân toàn doanh nghiệp khi
so sánh tháng 6 với tháng 5 ?
4. Phân tích sự biến động tổng quỹ lương toàn doanh nghiệp khi so sánh tháng 6 với
tháng 5?

BÀI 3.16
Có tài liệu về tình hình lao động – tiền lương của doanh nghiệp Q trong 2 tháng báo
cáo như sau:

TT Chỉ tiêu Tháng 9 Tháng 10


1 Số công nhân trong danh sách bình quân (người) 520 526
2 Tổng số ngày công làm việc TTHT (ngày) 10.920 12.203
3 Tổng số giờ công làm việc TTHT (giờ) 75.200 86.400
4 Quỹ lương giờ (1000đ) 724.728 888.388
5 Quỹ lương ngày (1000đ) 742.857 901.714
6 Quỹ lương tháng (1000đ) 780.000 946.800
Yêu cầu:
1. Tính tiền lương bình quân tháng của một lao động trong doanh nghiệp trên ở tháng
9 và tháng 10?
2. Tính hệ số phụ cấp lương ngày của doanh nghiệp trên trong tháng 9 và tháng 10?
3. Tính hệ số phụ cấp lương tháng của doanh nghiệp trên trong tháng 9 và tháng 10?
4. Tính tiền lương bình quân ngày của một lao động trong doanh nghiệp trên ở tháng 9
và tháng 10?
5. Tính tiền lương bình quân giờ của một lao động trong doanh nghiệp trên ở tháng 9
và tháng 10?
6. Chỉ số phản ánh sự biến động của tiền lương bình quân 1 giờ trong doanh nghiệp
trên khi so sánh tháng 10 với tháng 9?
7. Chỉ số phản ánh sự biến động của độ dài bình quân ngày làm việc thực tế hoàn toàn
trong doanh nghiệp trên khi so sánh tháng 10 với tháng 9?
8. Chỉ số phản ánh sự biến động của số ngày làm việc thực tế hoàn toàn bình quân một
lao động khi so sánh tháng 10 với tháng 9?
9. Phân tích sự biến động tiền lương bình quân một công nhân toàn doanh nghiệp khi
so sánh tháng 10 với tháng 9.
10.Biết giá trị sản xuất của doanh nghiệp trong tháng 10 tăng 25% so với tháng 9, tính
mức tiết kiệm (lãng phí) tiền lương của doanh nghiệp khi so sánh thang 10 với
tháng 9?
11.Tính mức tiết kiệm (lãng phí) lao động của doanh nghiệp khi so sánh tháng 10 với
tháng 9?
12. Tính tỷ suất phí tiền lương của doanh nghiệp trong tháng 10 và tháng 9?
13. Sử dụng phương pháp kiểm tra giản đơn để tính chỉ số quỹ tiền lương tháng của
doanh nghiệp khi so sánh tháng 10 với tháng 9?
14. Tính chỉ số hệ số phụ cấp lương ngày khi so sánh tháng 10 với tháng 9?

Bài 3.17.
Có tài liệu về tình hình sản xuất – lao động – tiền lương của doanh nghiệp K sản xuất kinh
doanh 1 loại sản phẩm trong 2 tháng báo cáo như sau:

Phân Kỳ gốc Kỳ báo cáo


xưởng Giá trị Quỹ lương Số lượng CN Giá trị SX Quỹ Số lượng
sản xuất SX ( trđ) ( trđ) ( người) ( trđ) lương CN ( người)
( trđ)
1 135.000 1.350 750 198.000 1.890 900
2 206.250 2.000 1250 258.500 2.530 1.100
Yêu cầu:
1. Phân tích sự biến động của năng suất lao động bình quân, tổng quỹ lương của toàn doanh
nghiêp khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc?
2. Nhận xét về tốc độ tăng tiền lương bình quân và tốc độ tăng năng suất lao động bình quân
một công nhân của doanh nghiệp trên khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc?

Bài 3.18.
Có tài liệu về tình hình sản xuất – lao động – tiền lương của doanh nghiệp công nghiệp
Z trong tháng báo cáo như sau:

TT Chỉ tiêu Kế Thực


hoạch hiện
1 Số lượng công nhân trong danh sách bình quân (người) 206 220
2 Giá trị sản xuất (triệu đồng) 96.000 126.000
3 Tổng quỹ lương (triệu đồng) 3.590,4 4.188,1
4 Tổng số ngày công nghỉ hưởng bảo hiểm của công nhân 60 90
trong tháng (ngày)
Yêu cầu:
1. Bằng hệ thống chỉ số thích hợp, phân tích sự biến động của tổng quỹ lương khi so
sánh thực tế với kế hoạch
2. Cho nhân xét về khả năng tích lũy của doanh nghiệp từ việc sử dụng lao động?

Bài 3.20
Có tài liệu về kết quả sản xuất của 1 doanh nghiệp công nghiệp A trong 2 kỳ năm 2008 như
sau:

Giá trị sản xuất ( tỷ đồng) Tốc độ tăng NSLĐ


kỳ TH so với kỳ
Bộ phận sản xuất Kỳ TH Kỳ KH KH của mỗi bộ
phận (%)
1 800 1200 20
2 1000 1500 25
3 1500 1800 50

Yêu cầu: Dùng HTCS thích hợp phân tích sự biến động của chỉ tiêu giá trị sản xuất toàn
doanh nghiệp khi so sánh thực hiện với kế hoạch.

Bài 3.21. (đã chỉnh sửa)

Có tài liệu về tình hình lao động, tiền lương và kết quả sản xuất kinh doanh của 1
doanh nghiệp trong 2 quý năm 2018 như sau:

Chỉ tiêu Quý I Qúy II


1. Tổng số ngày công làm việc thực tế chế độ (ngày) 69.418 95.940
2. Hệ số làm thêm ca 1,055 1,08
3. Tổng số ngày công nghỉ thứ 7, CN, ngày lễ, tết (ngày) 17.000 17.100
4. Tổng số ngày công nghỉ phép quý (ngày) 8.000 8.050
5. Tổng số ngày công vắng mặt (ngày) 1.512 1.500
6. Tổng số ngày công ngừng việc (ngày) 1.000 710
7. Tổng số ngày công ngừng việc được huy động vào sản 800 600
xuất kinh doanh (ngày)
8. Tổng số giờ công làm việc thực tế chế độ (giờ ) 520.635 767.232
9. Hệ số làm thêm giờ 1,05 1,07
10.Quỹ lương ngày ( triệu đồng) 25.584 51.132
11.Hệ số phụ cấp lương ngày 1,04 1,06
12.Hệ số phụ cấp lương tháng 1,045 1,05
13.Giá trị sản xuất đạt được trong quý (triệu đồng) 60.000 135.000
Yêu cầu: Hãy vận dụng hệ thống chỉ số thích hợp để:

1. Phân tích sự biến động của chỉ tiêu quỹ lương của DN khi so sánh quý II với quý I
F t= X g . Đht . H ng . S ht . H t .T
Ft 1 X g 1 Đ ht 1 H ng 1 Sht 1 H t 1 T1
= × × × × ×
F t 0 . I Q X g 0 Đ ht 0 H ng 0 S ht 0 H t 0 T 0 . I Q
Trong đó:
F t=¿ Fng x Ht => Ft1 = 51.132 x 1,05 = 53.688,6 ; Ft0 = 25.584 x 1,045 = 26.735,28
F ng 51.132
Fg Hng 1 , 06
X g= = =¿ X g1 = =0 , 06 ;
∑ GTTHT ∑ GTTCĐ × Hg 767.232 x 1 , 07
25.584 /1 , 04 TRĐ
X g 0= =0,045( )
520.635 x 1 , 05 H

Đht =
∑ GTTHT = ∑ GTTCĐ × Hg =¿ Đ = 767.232 x 1 , 07 =7 , 92 ;
∑ N TTHT ∑ N TTCĐ × H c ht 1
95.940 x 1 , 08
520.635 x 1 , 05 H
Đ ht 0 = =7 , 46( )
69.418 x 1,055 NGÀY
T NL 95.940+710+ 1.500+8.050+17.100
T= =¿T 1= =1370
n 90
69.418+1.000+1.512+8.000+17.000
T 0= =1077 ( người )
90

Sht =
∑ N TTHT =¿ S =
95.940 x 1 , 08
=75 , 63;
ht 1
T 1370
❑¿¿
GO1 135.000
I GO= = =¿
GO0 60.000

2. Phân tích sự biến động của chỉ tiêu giá trị sản xuất toàn DN khi so sánh quý II với quý
I

Bài 3.22

Có tài liệu về tình hình lao động và tiền lương của công ty TNHH Việt Dũng huyện Từ Liêm
– Hà Nội trong 2 năm 2020 và 2022 như sau:

Dây truyền sản xuất Quỹ lương ( triệu đồng) Tốc độ tăng ( giảm) công
Năm 2020 Năm 2022 nhân năm 2022 so với năm
2020
Sản xuất máy ép ngói 300 450 +15%
Sản xuất ống thép 400 650 +30%
Dệt thảm 250 300 -5%
Yêu cầu:

1. Tính chỉ số phản ánh sự biến động của tổng quỹ lương của doanh nghiệp khi so sánh
năm 2022 với năm 2020?
2. Tính chỉ số chung về công nhân của doanh nghiệp khi so sánh năm 2022 với năm
2020?
3. Giả sử cột cuối cho tốc độ tăng / giảm số lượng lao động của năm 2020 so với năm
2022, tính It?
4. Tính chỉ số chung về tiền lương của doanh nghiệp khi so sánh năm 2022 với năm
2020?
5. Tính lượng thay đổi tuyệt đối của tổng quỹ lương do ảnh hưởng của nhân tố đơn giá
tiền lương của doanh nghiệp?
6. Tính lượng thay đổi tuyệt đối của tổng quỹ lương do ảnh hưởng bởi nhân tố số lượng
công nhân trong doanh nghiệp?
7. Phân tích sự biến động của tổng quỹ lương khi so sánh năm 2022 với năm 2020?

Bài 3.23

Có tài liệu về lao động, tiền lương và kết quả sản xuất của công ty B trong 2 kỳ như sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo


1. Giá trị sản xuất ( triệu đồng) 1000 1500
2. Quỹ lương ( triệu đồng) 400 562,5
3. Số lượng công nhân ( người) 100 120

Yêu cầu: Phân tích quỹ lương của công ty trên khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc bằng các
HTCS phù hợp?

Bài 4.1
Có tài liệu tổng hợp về sản xuất – lao động – tiền lương của doanh nghiệp cơ khí chế tạo báo
cáo như sau:
1. Số liệu tại quý I
- Tổng số công nhân trong danh sách: 120 người
- Tổng quỹ lương: 1152 triệu đồng
- Giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp: 30.000 triệu đồng
2. Số liệu tại quý II
- Tổng số công nhân trong danh sách: 150 người
- Tổng quỹ lương: 1550 triệu đồng
- Giá trị công tác sửa chữa MMTB cho bộ phận xây dựng cơ bản: 3.500 triệu đồng
- Giá trị nửa thành phẩm mua về không dùng, đem bán: 2.220 triệu đồng
- Giá trị nửa thành phẩm không tiếp tục sản xuất, đem bán: 890 triệu đồng
- Giá trị thành phẩm chưa tiêu thụ: đầu kỳ 400 triệu đồng, cuối kỳ 750 triệu đồng
- Giá trị sản phẩm dở dang: đầu kỳ 230 triệu đồng, cuối kỳ 270 triệu đồng
- Giá trị công trình XDCB hoàn thành: 7800 triệu đồng
- Doanh thu từ hoạt động công nghiệp thu được trong kỳ: 50.000 triệu đồng
Yêu cầu:
a. Tính giá trị sản xuất công nghiệp của DN ở quý II?
b. Phân tích sự biến dộng của chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp khi so sánh
quý II với quý I .
c. Phân tích thực chất tình hình sử dụng quỹ lương khi so sánh quý II với quý I , xác định tổng
số tiền lương tiết kiệm ( lãng phí ) do thực chất trình độ sử dụng số lượng lao động đem lại?

Bài 4.2

Có tài liệu về tình hình sử dụng lao động và kết quả sản xuất kinh doanh tại một
doanh nghiệp cơ khí lắp ráp ABC trong 6 tháng đầu năm N như sau:

Chỉ tiêu Đơn Kế Thực


vị tính hoạch hiện
1. Tổng số ngày công dương lịch Ngày
3. Tổng số ngày nghỉ chủ nhật, lễ, tết Ngày
Trong đó: Tổng ngày công làm thêm
5. Tổng số ngày công nghỉ phép Ngày
6. Tổng số ngày công vắng mặt Ngày
7. Tổng số ngày công ngừng việc Ngày
8. Tổng giờ công làm việc thực tế chế độ Giờ
9. Tổng giờ công làm thêm Giờ
10.Hệ số phụ cấp lương ngày Lần
11.Hệ số phụ cấp lương tháng Lần
Yêu cầu:
Cho số liệu phù hợp vào bảng 1 và phân tích sự biến động của Tổng quỹ tiền lương có
gắn với trình độ sử dụng thời gian lao động của doanh nghiệp ABC khi so sánh thực tế với
kế hoạch. Biết rằng: Số lượng lao động bình quân kỳ thực hiện là 360 người , tăng 20% so
với kế hoạch đề ra. Tiền lương bình quân 1 lao động kỳ thực hiện là 10,8 triệu đồng, tăng
20% so với tiền lương bình quân 1 lao động kỳ kế hoạch đặt ra.

BÀI 4.3

Có tài liệu về tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào và kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp công nghiệp cơ khí chế tạo X trong 6 tháng cuối năm 2020 báo cáo như sau:

Về lao động: Số lao động hiện có ngày 30/6/2020 là 320 người, số lao động hiện có
giữa quý 3 là 340 người, số lao động hiện có cuối quý 3 là 350 người, số lao động hiện có
giữa quý 4 là 380 người và số lao động hiện có cuối quý 4 là 300 người. Biết thêm rằng,
số lao động bình quân 6 tháng đầu năm 2020 giảm a% so với 6 tháng cuối năm 2020.

Về tiền lương: Tiền lương bình quân 1 lao động 6 tháng cuối năm 2020 là 51 triệu
đồng/ lao động, tăng b % so với 6 tháng đầu năm.

Yêu cầu:

1. Cho các trị số a; b phù hợp để tính toán các chỉ tiêu có liên quan.
2. Phân tích thực chất sử dụng quỹ lương khi so sánh 6 tháng cuối năm với 6 tháng
đầu năm năm 2020 bằng hệ thống chỉ số thích hợp. Biết rằng giá trị sản xuất 6 tháng
cuối năm tăng 20% so với 6 tháng đầu năm.
3. Đánh giá khả năng tích lũy trong việc sử dụng lao động của DN. Xác định mức tiết
kiệm (lãng phí) về chi phí tiền lương do trình độ sử dụng lao động trong doanh
nghiệp đem lại.

Bài 4.4
Bằng số liệu cụ thể phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại ở Việt Nam, anh chị hãy
cho một ví dụ về một doanh nghiệp công nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm. Qua
đó hãy phân tích sự biến động của năng suất lao động bình quân của một công nhân viên
trong doanh nghiệp do ảnh hưởng bởi chất lượng lao động và trình độ sử dụng thời gian lao
động trong doanh nghiệp đó?

BÀI 4.5
Bằng số liệu cụ thể, phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại ở Việt Nam, anh chị hãy cho
một ví dụ về một doanh nghiệp công nghiệp có hai phân xưởng cùng sản xuất kinh doanh
một loại sản phẩm, qua đó hãy phân tích thực chất sự biến động của tổng quỹ lương trong
doanh nghiệp khi so sánh kỳ báo cáo với kỳ gốc do ảnh hưởng bởi các nhân tố?

BÀI 4.6
Bằng số liệu cụ thể, phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại ở Việt nam, anh chị hãy
cho một ví dụ về một doanh nghiệp công nghiệp có 3 phân xưởng cùng sản xuất kinh doanh
một loại sản phẩm, qua đó hãy phân tích sự biến động của tổng quỹ lương khi so sánh kỳ báo
cáo với kỳ gốc do ảnh hưởng bởi đơn giá lương cho một đơn vị thời gian hao phí, thời gian
hao phí cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm và số lượng sản phẩm do doanh nghiệp
sản xuất ra?

BÀI 4.7
Có tài liệu về tình hình sử dụng quỹ lương tại doanh nghiệp A trong 2 tháng như sau:

Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo


1. Tiền lương bình quân ngày (trđ/ngày)
2. Tổng số giờ làm việc thực tế (giờ)
3. Tổng số ngày làm việc thực tế (ngày)
4. Hệ số phụ cấp lương ngày 1.08 1.04
5. Hệ số phụ cấp lương tháng 1.05 1.06
6. Tổng số công nhân (người) 200 220
7. Tổng quỹ lương tháng (trđ) 2,000 2,225

1. Tính tổng quỹ lương ngày của doanh nghiệp ở 2 kỳ nghiên cứu?

2. Tính tổng quỹ lương giờ của doanh nghiệp ở 2 kỳ nghiên cứu?

3. Tính tiền lương bình quân tháng của một lao động ở 2 kỳ nghiên cứu?

4. Biết Sht1 = 28, Sht0 = 25, tính tổng số ngày làm việc thực tế ở 2 kỳ nghiên cứu?

5. Tính tiền lương bình quân ngày của doanh nghiệp ở 2 kỳ nghiên cứu?

6. Biết Đht1 = 8,1 ; Đht0 = 8,2 . tính tổng số giờ làm việc thực tế ở 2 kỳ nghiên cứu?

7. Tính tiền lương bình quân giờ của doanh nghiệp ở 2 kỳ nghiên cứu?

8. Cho giá trị sản xuất của doanh nghiệp kỳ báo cáo so với kỳ gốc giảm 5%. Hãy cho
biết doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm hay lãng phí quỹ lương?

9. Biết chỉ số năng suất lao động bình quân một công nhân = 1.05. Hãy đánh giá khả
năng tích luỹ của doanh nghiệp từ việc sử dụng lao động?

10. Viết hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của tổng quỹ lương có liên hệ với kết
quả sản xuất của doanh nghiệp?

You might also like