You are on page 1of 8

Pham Van Trong Education Series 66 câu lý thuyết hóa học

66 CÂU LÝ THUYẾT HÓA HỌC SỐ 05

Câu 1: X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cho Fe2O3 tác dụng với dung dịch HNO3 thu được khí NO2.
B. Hỗn hợp gồm Mg, Fe, Zn có thể tan hết trong HNO3 đặc nguội.
C. Hỗn hợp gồm Ag3PO4 và AgCl có thể tan hết trong dung dịch HNO3 loãng.
D. Hỗn hợp gồm Cu và Fe(NO3)2 có thể tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 3: Chất Z có phản ứng với dung dịch HCl, còn khi phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo ra chất
kết tủa. Chất Z là
A. NaHCO3. B. CaCO3. C. Ba(NO3)2. D. AlCl3.
Câu 4: Trong máu người có một lượng nhỏ chất X với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%. Chất X

A. saccarozơ. B. glucozơ. C. tinh bột. D. fructozơ.
Câu 5: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A. Na. B. Ca. C. Mg. D. Cu.
Câu 6: Kim loại dẫn điện tốt nhất là
A. Cu. B. Al. C. Au. D. Ag.
Câu 7: Trong dung dịch, ion nào sau đây oxi hóa được kim loại Fe?
A. Ca2+. B. Na+. C. Cu2+. D. Al3+.
Câu 8: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. propyl axetat. D. metyl propionat.
Câu 9: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là
A. C12H22O11. B. C2H4O2. C. C6H12O6. D. (C6H10O5)n.
Câu 10: CH3NH2 và C6H5NH2 đều phản ứng với
A. dung dịch NaNO3 B. dung dịch Br2/CCl4
C. dung dịch NaOH D. dung dịch HCl
Câu 11: Thủy phân este X trong dung dịch axit, thu được CH3COOH và C2H5OH. Công thức cấu tạo của
X là
A. HCOOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 12: Một trong những nguyên nhân chính của bệnh loãng xương là có chế độ dinh dưỡng thiếu
A. canxi. B. sắt. C. kẽm. D. nhôm.
Câu 13: Este X (chứa vòng benzen) có công thức phân tử C8H8O2. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X

A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 14: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh giấy quì tím?
A. alanin. B. benzen amin. C. lysin. D. valin.
Câu 15: Hàng năm một lượng lớn kim loại bị mất đi do bị ăn mòn (chủ yếu là ăn mòn điện hóa). Để bảo
vệ kim loại khỏi bị phá hủy, một biện pháp phổ biến là phủ lên bề mặt kim loại một số loại sơn (thực tế là
các polime). Vai trò của sơn trong việc làm này là
A. tác dụng với kim loại tạo hợp chất mỏng, bền bảo vệ bề mặt kim loại.
B. chất ức chế sự ăn mòn.
C. ngăn cách kim loại với môi trường.
D. chống và giảm va chạm, mài mòn.

1
Pham Van Trong Education Series 66 câu lý thuyết hóa học

Câu 16: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2?
A. BaO. B. Ca(OH)2. C. Mg. D. Mg(OH)2.
Câu 17: Etanol và axit axetic đều tác dụng với:
A. HCl. B. Na. C. NaOH. D. Na2CO3.
Câu 18: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?
A. Anilin. B. Etylamin. C. Trimetylamin. D. Metylamin.
Câu 19: Hợp chất hữu cơ X có một số tính chất sau:
(a) tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3; (b) tác dụng với dung dịch NaOH; (c) không làm quỳ tím
đổi màu. Chất X là
A. metyl fomat. B. axit axetic. C. etyl axetat. D. axit fomic.
Câu 20: Ở nhiệt độ thường, kim loại K phản ứng với nước tạo thành
A. K2O và O2. B. K2O và H2. C. KOH và H2. D. KOH và O2.
Câu 21: Cho vài mẩu canxi cacbua vào ống nghiện đã đựng 1 ml H2O và đậy nhanh ống nghiệm bằng nút
có ống dẫn khí, phản ứng sinh ra hiđrocacbon X làm nhạt màu dung dịch brôm. Chất X là
A. metan. B. etilen. C. axetilen. D. propen.
Câu 22: Sắt(II) hiđroxit là chất rắn màu trắng hơi xanh. Công thức của sắt(II) hiđroxit là
A. Fe(OH)2. B. FeCO3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)3.
Câu 23: Từ cây mía ép lấy nước, sau đó tẩy màu bằng khí SO2, thêm nước vôi, lọc kết tủa và cho kết tinh
dung dịch được một loại tinh thể (có chứa nước) màu trắng. Thành phần chính của tinh thể đó là
A. fructozơ. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. mantozơ.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2.
B. Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat.
C. Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
Câu 25: Giải Nobel Hóa học 2021 được trao cho hai nhà khoa học Benjamin List và David W.C. MacMillan
“cho sự phát triển quá trình xúc tác hữu cơ bất đối xứng”, mở ra các ứng dụng trong việc xây dựng phân
tử. Trong đó Benjamin List đã sử dụng prolin làm xúc tác cho phản ứng cộng andol. Prolin có công thức
cấu tạo như sau:

Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Prolin là hợp chất đa chức.
B. Một phân tử prolin có chứa 8 nguyên tử H.
C. Phân tử prolin chứa 17 nguyên tử của các nguyên tố.
D. Prolin có chứa một nhóm chức ancol.
Câu 26: Các chất: saccarozơ, glucozơ, triolein, glixerol được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Ở điều kiện
thường, X và Y ở thể rắn, Z và T ở thể lỏng.
Một số kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau.
Thuốc thử Mẫu thử Hiện tượng
AgNO3 (trong dung dịch NH3, đun nóng) X Kết tủa Ag
Na kim loại Z Có bọt khí
Nhận xét đúng là
A. Y là saccarozơ. B. X là glixerol. C. T là glucozơ. D. Z là triolein.
2
Pham Van Trong Education Series 66 câu lý thuyết hóa học

Câu 27: Chất nào sau đây không thuộc loại este?
A. CH3COONH4. B. HCOOCH3. C. (COOC2H5)2. D. CH3COOCH3.
Câu 28: Chất béo nào sau đây có công thức là (C17H35COO)3C3H5?
A. Trilinolein. B. Triolein. C. Tripanmitin. D. Tristearin.
Câu 29: Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch gồm FeCl2 và FeCl3, thu được kết tủa X. Cho X tát dụng
với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch chứa muối
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2. FeCOH)3.
C. Fe(NO3)3 và KNO3. D. Fe(NO3)2 và KNO3.
Câu 30: Dẫn khí CO dư qua ống sứ nung nóng đụng hỗn hợp X gồm MgO, Al2O3, Fe3O4 và CuO thu được
chất rắn Y (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Thành phần của chất rắn Y là
A. MgO, Al2O3, Fe3O4, Cu. B. MgO, Al2O3, Fe, Cu.
C. Mg, Al2O3, Fe, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.
Câu 31: Hình vẽ sau mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm.

Nhận xét nào sau đây là không đúng?


A. Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.
B. Trộn CaO với NaOH là để ngăn thủy tinh không phản ứng NaOH ở nhiệt độ cao làm thủng ống
nghiệm.
C. Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.
D. Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí.
Câu 32: Cho vài giọt chất lỏng X tinh khiết vào ống nghiệm có sẵn 2 ml nước lắc đều, sau đó để yên một
thời gian thấy xuất hiện chất lỏng phân thành hai lớp. Cho tiếp 1 ml dung dịch HCl vào và lắc mạnh thu
được dung dịch đồng nhất. Tiếp tục thêm vài ml dung dịch NaOH vào lắc mạnh, sau đó để yên lại thấy chất
lỏng phân thành hai lớp. Chất X là chất nào sau đây?
A. Anilin. B. Phenol. C. Benzen. D. Ancol etylic.
Câu 33: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng
X Đun với dung dịch NaOH dư, thêm tiếp AgNO3/NH3 Có kết tủa Ag.
Ðun nóng với dung dịch H2SO4, để nguội. Thêm NaOH
Y Tạo dung dịch màu xanh lam
dư rồi thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4
Z Cho vào dung dịch brom Tạo kết tủa trắng.
T Chất rắn tan trong nước, thêm quỳ tím. Có màu đỏ
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Xenlulozơ, etylfomat, anilin, axit glutamic. B. Etylfomat, xenlulozơ, anilin, axit glutamic.
C. Anilin, axit glutamic, etylfomat, xenlulozơ. D. Xenlulozơ, anilin, etylfomat, axit glutamic.
Câu 34: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. (NH4)2CO3. B. Al(OH)3. C. Na2CO3. D. NaHCO3

3
Pham Van Trong Education Series 66 câu lý thuyết hóa học

Câu 35: Nhận xét nào sau đây sai?


A. Nguyên tắc điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử.
B. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.
C. Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim
loại gây ra.
D. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 36: Cho hợp X đơn chức, mạch hở, có thể đổi màu quỳ tím ẩm, có công thức C2H4O2. Nếu cho X tác
dụng lần lượt với các chất hoặc dung dịch sau: K, KOH, KHCO3, CH3OH (có xúc tác thích hợp) thì có thể
xảy ra tổng cộng bao nhiêu phản ứng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37: Este X được tạo bởi từ một axit cacboxylic hai chức và hai ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn X
luôn thu được CO2 có số mol bằng với số mol O2 đã phản ứng. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ
lệ mol các chất)
(1) X + 2H2 → Y
(2) X + 2NaOH → Z + X1 + X2
Biết rằng X1 và X2 thuộc cùng dãy đồng đẳng và khi đun nóng X1 với H2SO4 đặc ở 170°C không thu được
anken. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Z có công thức phân tử là C4H2O4Na2. B. X2 là ancol etylic.
C. X có công thức phân tử là C7H8O4. D. X, Y đều có mạch không phân nhánh.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
B. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α-amino axit.
C. Trong phân tử tripeptit mạch hở có ba liên kết peptit.
D. Tripeptit Gly- Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 39: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. NaOH. B. HCl. C. C2H5OH. D. H2O.
Câu 40: Muối sunfua nào dưới đây có thể tạo thành được bằng phản ứng của H2S với dung dịch muối của
kim loại tương ứng?
A. FeS. B. PbS. C. ZnS. D. Na2S.
Câu 41: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. CH3OCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 42: Polime nào dưới đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poliacrilonitrin. B. Tơ lapsan.
C. Poli(etylen terephtalat). D. Poli(hexametylen ađipamit).
Câu 43: Số đồng phân amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 44: Chất nào dưới đây không tác dụng với HCl trong dung dịch?
A. C6H5NH2. B. CH3NH2. C. (CH3NH3)2SO4. D. CH3NHCH3.
Câu 45: Stiren là một chất gây ung thư, có thể phá hủy ADN trong cơ thể người, gây dị tật thai nhi, rối
loạn hệ thần kinh, ảnh hưởng đến nồng độ máu (lượng tiểu cầu thấp, gây đột quỵ). Công thức cấu tạo thu
gọn của stiren là
A. C6H5CH=CH2. B. C6H5C2H5. C. C6H5C≡CH. D. C6H5CH3.
Câu 46: Dung dịch của chất nào sau đây làm cho quì tím chuyển sang màu đỏ?
A. Alanin. B. Glyxin. C. Lysin. D. Axit Glutamic.
Câu 47: Cho các dung dịch: AgNO3, NaHSO4, NH3, Na2CO3. Số dung dịch phản ứng Fe(NO3)2 là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
4
Pham Van Trong Education Series 66 câu lý thuyết hóa học

Câu 48: Thủy phân hoàn toàn tinh bột, thu được monosaccarit X. Lên men X (xúc tác enzim) thu được chất
hữu cơ Y và khí cacbonic. Hai chất X, Y lần lượt là
A. saccarozơ, glucozơ. B. fructozơ, etanol. C. glucozơ, etanol. D. glucozơ, sobitol.
Câu 49: Dung dịch Ala-Gly không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. KOH. B. HCl. C. NaCl. D. H2SO4.
Câu 50: Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. giấy quỳ tím. B. Al. C. Zn. D. BaCO3.
Câu 51: Cho phương trình hóa học: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + NaCl. Phương trình hóa học nào sau đây
có cùng phương trình ion rút gọn với phương trình hóa học trên?
A. Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2CO2 + 2H2O.
B. BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O.
C. Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH.
D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
Câu 52: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
Câu 53: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO, Zn(OH)2, Al, FeCO3, Cu(OH)2 và Fe trong dung dịch
H2SO4 loãng (dư), sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho một lượng dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung
dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp rắn Z. Dẫn
luồng khí CO (dư) từ từ đi qua Z (nung nóng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn G.
Trong G chứa
A. MgO, BaSO4, Fe, Cu, ZnO. B. MgO, BaSO4, Fe, Cu.
C. BaO, Fe, Cu, Mg, Al2O3. D. BaSO4, MgO, Zn, Fe, Cu.
Câu 54: Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:
+ Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 5% và khoảng 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm.
+ Bước 2: Lắc nhẹ, rồi gạn bỏ lớp dung dịch giữ lấy kết tủa Cu(OH)2.
+ Bước 3: Cho thêm vào đó 2 ml dung dịch glucozơ 1%, lắc nhẹ.
Cho các nhận định sau:.
(a) Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh.
(b) Thí nghiệm trên chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH liền kề.
(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng saccarozơ thì thu được kết quả tương tự.
(d) Ở bước 3, kết tủa bị hòa tan, dung dịch chuyển sang màu tím.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 55: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 (dư).
(b) Hấp thụ hết 0,15 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH.
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Cho dung dịch KOH (dư) vào dung dịch AlCl3.
(e) Cho dung dịch NaHCO3 (dư) vào dung dịch Ba(OH)2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 56: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe(NO3)3.
(b) Nhúng thanh Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(c) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
5
Pham Van Trong Education Series 66 câu lý thuyết hóa học

(d) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
(e) Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl.
(f) Để đồ vật bằng thép cacbon ngoài không khí ẩm.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 57: Cho các phát biểu sau:
(1) Mỡ lợn hoặc dầu dừa được dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng
(2) Phản ứng thủy phân hoàn toàn este trong dung dịch kiềm là phản ứng một chiều
(3) Lên men glucozơ thu được etanol và khí cacbonic.
(4) Muối mononatri của axit glutamic được sử dụng sản xuất mì chính.
(5) Các polime sử dụng làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 58: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)2 dư.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch CuSO4 dư.
(c) Dẫn khí CO dư qua bột CuO nung nóng.
(d) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Nung hỗn hợp Cu(OH)2 và (NH4)2CO3.
(g) Đốt FeS2 trong không khí.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là:
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 59: Cho các phát biểu sau:
(a) Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có xảy ra phản ứng thủy phân.
(b) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm.
(c) Dầu mỡ động thực vật sau khi sử dụng, có thể dùng để tái chế thành nhiên liệu.
(d) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai.
(e) Thành phần chính của sợi bông, sợi đay là tinh bột.
(f) Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH và CH3OH, H2O tạo nên từ -OH trong nhóm -COOH
của axit và H trong nhóm -OH của ancol.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 60: Cho các chất sau: H2NCH2COONH4, ClH3NCH2COOC2H5, Glu-Val, tristearin, CH3COOC6H4OH
(hợp chất thơm), Ala-Val. Số chất tác dụng hoàn toàn với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol tương ứng
1 : 3 là:
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 61: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung hỗn hợp Fe dư và KNO3 trong môi trường chân không.
(b) Dẫn khí CO qua bột CuO đun nóng.
(c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl.
(d) Cho Fe dư vào dung dịch CuSO4 và H2SO4 loãng.
(e) Đun nóng dung dịch bão hòa NH4Cl và NaNO2.
(f) Điện phân CaCl2 nóng chảy.
(g) Nung Ag2S trong không khí.
Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có thể thu được chất khí là:
A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
6
Pham Van Trong Education Series 66 câu lý thuyết hóa học

Câu 62: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không có màng ngăn xốp.
(2) Cho BaO vào dung dịch CuSO4.
(3) Nhiệt phân AgNO3.
(4) Điện phân hỗn hợp nóng chảy của nhôm oxit và criolit.
(5) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 (dư).
(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 (dư).
(7) Cho Na vào dung dịch CuSO4 (dư).
Số thí nghiệm thu được đơn chất là:
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 63: Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, một nhóm học sinh đã lắp dụng cụ như hình vẽ:

Mỗi học sinh trong nhóm có những nhận định về thí nghiệm này như sau:
-HS1: Đây là bộ dụng cụ thu este bằng phương pháp chưng cất, vì este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit và
ancol nên trong bình hứng sẽ thu được etyl axetat trước.
-HS2: Nhiệt kế cắm vào bình 1 dùng để kiểm soát nhiệt độ phản ứng, khi nhiệt độ của nhiệt kế là 77°C là
có hơi etyl axetat thoát ra.
-HS3: Khi lắp ống sinh hàn thì nước phải được đi vào từ đầu thấp phía dưới và đi ra từ đầu phía trên. Nếu
lắp ngược lại sẽ gây ra hiện tượng thiếu nước cho ống sinh hàn, khiến ống bị nóng có thể gây vết nứt và
làm giảm hiệu quả của sự ngưng tụ.
-HS4: Cho giấm ăn, dung dịch rượu 30° và axit H2SO4 đặc vào bình 1 để điều chế được etyl axetat với hiệu
suất cao.
-HS5: Cần cho dung dịch muối ăn bão hòa vào bình hứng để tách được lớp este nổi lên trên.
Số học sinh có nhận định đúng là:
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 64: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1-2 ml dung dịch hồ tinh bột.
Bước 2: Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đó.
Bước 3: Đun nóng dung dịch trong ống nghiệm một lát trên ngọn lửa đèn cồn, không để dung dịch sôi.
Bước 4: Làm nguội dung dịch trong ống nghiệm vừa đun ở bước 3 bằng cách ngâm ống nghiệm trong cốc
thủy tinh chứa nước ở nhiệt độ thường.
Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch ở bước 1 có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch có màu xanh lam.
(2) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh tím.
(3) Ở bước 3, màu xanh tím của dung dịch trong ống nghiệm bị nhạt dần hoặc mất màu.
(4) Sau bước 4, màu xanh tím của dung dịch trong ống nghiệm sẽ biến mất hoàn toàn.
(5) Ở bước 1, nếu thay tinh bột bằng glucozơ thì các hiện tượng thí nghiệm sau bước 2 vẫn xảy ra tương
tự.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
7
Pham Van Trong Education Series 66 câu lý thuyết hóa học

Câu 65: Cho hai chất hữu cơ E và F mạch hở có công thức phân tử lần lượt là C4H6O5 và C4H6O4 tham gia
phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
E + 2NaOH → X + Y + H2O
F + 2NaOH → 2Z + Y
Z + HCl → T + NaCl
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(b) 1 mol chất E tác dụng với Na dư thu được 0,5 mol H2.
(c) Chất F là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) Nung nóng X với hỗn hợp NaOH và CaO thu được khí metan.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 66: Trong các hỗn hợp sau: (1) 0,1 mol Fe và 0,1 mol Fe3O4; (2) 0,1 mol FeS và 0,1 mol CuS; (3) 0,1
mol Cu và 0,1 mol Fe3O4; (4) 0,02 mol Cu và 0,5 mol Fe(NO3)2; (5) 0,1 mol MgCO3 và 0,1 mol FeCO3. Số
hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

You might also like