You are on page 1of 7

ÔN THI CUỐI KỲ THẮNG PHÁP TẬP YẾU K6 – HK7

1. Bốn đặc điểm của Sở hữu tâm?


2. Trình bày 13 sở hữu tợ tha.
3. Trình bày 14 sở hữu bất thiện.
3.1 Trình bày pháp bất thiện trong các cõi.
4. Giải thích Ngũ giới theo Vi diệu pháp (tâm/ nhân)
5. Trình bày về giới qua 3 SH “Chánh ngữ - Chánh nghiệp – Chánh mạng” (Tiết chế)
6. Trình bày về các pháp bất định. (khả năng thấp)
7. Trình bày 2 con đường tâm linh thiện đạo – ác đạo/ tiến hóa- thoái đạo/…
8. Trình bày các tâm vô nhân? Các tâm vô nhân của phàm phu? (khả năng thấp)

Câu 1. Bốn đặc điểm của Sở hữu tâm?


- Đồng sinh: tâm sanh lên, tâm sở cũng sanh lên ngay tức khắc,
không trước cũng không sau.
- Đồng diệt: tâm diệt đi, tâm sở cũng diệt ngay tức khắc.
 Ví như ngọn lửa vừa sanh lên, ánh sáng hiện ra ngay và
người ta gọi “ánh sáng của ngọn lửa”, ngọn lửa ví như tâm còn ánh
sáng ví như tâm sở.
- Đồng căn = đồng (nương) vật, nghĩa là tâm nương nơi vật nào thì
tâm sở cũng nương chính vật ấy:
+ Nhãn căn + Cảnh sắc => nhãn thức nương con mắt => những tâm
sở đồng sanh với Nhãn thức cũng chỉ nương nhãn vật,
+ Nhĩ căn + cảnh thinh => nhĩ thức nương lỗ tai, các tâm sở đồng
sanh với nhĩ thức cũng chỉ nương nơi nhĩ vật...

+ Ý thức nương sắc ý vật (trái tim/ bộ não) (hadayavatthu) thì các
tâm sở đồng sanh với ý thức cũng chỉ nương sắc ý vật.
- Đồng cảnh: tâm biết cảnh nào, tâm sở cũng chỉ biết cảnh ấy.

 Bốn sự đồng này chỉ có trong cõi ngũ uẩn, ỡ cõi tứ uẩn
(TRời vô sắc) thì không có đồng căn.

Câu 2. Trình bày 13 sở hữu tợ tha (VDPCB 13-14)


1. Định nghĩa:
Là những trạng thái tâm tương tợ, dễ hòa nhập với các trạng thái tâm khác.
+ Nếu chúng hợp với tâm thiện => pháp thiện
+ Hợp với tâm bất thiện => pháp bất thiện
+ Hợp với tâm bất định (vô ký) => vô ký
2. Phân loại: 13 sở hữu tợ tha Chia làm 2 loại:
- 7 SH biến hành: là những trạng thái tâm có
mặt trong khắp hết 121 tâm
+ Xúc:
 căn + cảnh + tác ý + (yếu tố riêng biệt…)
+ Thọ: Khổ, Ưu, Lạc, Hỷ, Xả
+ Tưởng: nhớ lại
+ Tư: cố ý, quyết tâm
+ Nhất hành/ Định: gom tâm
+ Mạng quyền: sự sống còn của tâm + tâm sở
+ Tác ý: thu gom đối tượng làm cảnh

- 6 SH biệt cảnh: là loại trạng thái tâm chỉ hợp với tâm tùy theo có cảnh thích hợp.
 Tầm + Tứ + Thắng giải + Cần + Hỷ + Dục

3. Vai trò/ ý nghĩa


- Có mặt trong Pháp thiện/ bất thiện (có đủ trong 121 tâm) => rất phức tạp => tạo ra sự thăng tiến/ sự thối
đọa trong mỗi người.

Câu 3. Trình bày 14 sở hữu bất thiện.


1. Định nghĩa
Sở hữu bất thiện là là những trạng thái tâm xấu, ác, không tốt lành. Các sở hữu này luôn khởi sinh và đi
kèm theo 12 tâm bất thiện.

2. Phân loại: Có tổng cộng 14 sở hữu bất thiện,


chia ra 5 nhóm chính:

- Nhóm Si phần (SHBT biến hành): là những


pháp làm cho Tâm si ám, mê mờ, tăm tối không sáng
suốt.

=> Si + vô tàm + vô quý + phóng dật

- Nhóm Tham phần: là những pháp làm cho


Tâm thu hút đối tượng, dính mắc theo trần cảnh, gom
thâu mọi vật cho thành của mình

=> Tham + Tà kiến + Ngã mạn

- Nhóm sân phần: là những pháp làm cho Tâm nóng nảy, bực bội, khó chịu.

=> Sân + tật + lận + hối

- Nhóm hôn phần: là những Sở Hữu mê mờ yếu đuối chỉ hợp với các Tâm Bất Thiện hữu trợ.

=> Hôn trầm + thụy miên

- Hoài nghi: là trạng thái Tâm lưỡng lự, phân vân, nghi ngờ không thể quyết đoán.

Câu 3.1 PHÁP BẤT THIỆN = 12 tâm bất thiện + 14 SH bất thiện + 13 SH tợ tha + 7 tâm quả bất thiện vô nhân.
Câu 4. Giải thích Ngũ giới theo Vi diệu pháp (Bài giảng gần đây nhất)
1. Giới thứ nhất = Sát sanh => Nhân: sân – si
- Sát sanh: là đỉnh cao của Sân ác (sân => ác), sân lên đỉnh điểm sẽ giết đối tượng đang đang kích thích
mình.
- Bản chất của tâm sân: lực hủy hoại => đối tượng và chính mình (=> ko bảo vệ thân + tâm của mình)
- Có sân => kèm theo Sân + Tật + Lận + Hối.
- Trong cái sân có cái si, kèm theo 4 SH si phần: si, vô tàm, vô quý và phóng dật.

2. Giới thứ 2 = Không trộm cắp: Nhân tham – sân (+ si)


- Nhân tham: Thích sở hữu đồ của người khác như đồ của mình.
- Cũng có thể có Nhân sân: Ghét người đó, lấy đồ của họ đem bỏ, chọc tức, đi bằng sự tức giận, ganh ghét.
 SH sân phần/ Tham phần + SI phần.

3. Giới thứ 3 = Tà dâm: Nhân tham – sân (+ si)


- Nhân tham: thương một người, muốn sở hữu
- Nhân sân: ghét 1 người vùi dập cho bỏ ghét => hãm hiếp
SH sân phần/ Tham phần + SI phần.

4. Giới thứ 4 = Nói dối, nói lời 2 lưỡi, nói lời độc ác, vô ích: Nhân tham – sân – si
- Nói dối = nhân tham – nói không sự thật, nói quanh co để người khác hiểu không đúng sự thật => có lợi
ích. Ghét rồi nói cho người này hiểu bậy => nhân sân
- Nói lời 2 lưỡi: nhân sân – nói lời đâm thọc, đâm bề thóc thọc bề gạo gây chia rẻ
- Nói lời độc ác: nhân sân - trong tâm chắc chắn có những bức xúc nên nói lời độc địa, văng tục, nói cho đã
cái nư
- Nói lời vô ích: nhân si – nói vui, không dừng lại nên không kiểm soát được khi tâm si nổi lên.
SH sân phần + Tham phần + SI phần.

5. Giới thứ 5 = Dể duôi, uống rượu, nghiện các chất say: Nhân si ➔ nghiêm trọng nhất
- Căn tiếp xúc cảnh mà có rượu => Buông thả, không chịu suy nghĩ động não để phân tích sự vật trước mắt
là thiện hay ác và sự việc đang diễn ra đi về đâu.

 5 giới không đi ra ngoài tham – sân – si từ cấp độ thấp đến cấp độ cao.
 Cần phải giữ giới để không phạm vào tham – sân – si, không bị nhân bất thiện chi phối. Nhân bất thiện
đưa đến quả đau khổ nên phải giữ giới. (thụ động)
 Cần phải hành giới để có Nhân thiện vô tham – vô sân – trí tuệ đưa đến quả an vui (tích cực)

+ Phước thiện: nhân vô tham - vô sân

+ Phước trí: nhân vô tham – vô sân – trí tuệ.

- Đạo Phật là đạo nói thiện – ác chứ không cấm, giải thích nhân quả rõ ràng, khuyên con người tránh xa
không phạm 5 giới, việc thực hiện hay hành trì hay không là do bản thân mỗi người tự ý thức: “Con xin giữ
điều học là cố ý tránh xa…”
Câu 5. Trình bày về giới qua 3 SH Chánh ngữ - Chánh nghiệp – Chánh mạng. Tại sao nói 3 SH này thu
gom hết toàn giới luật?
(Câu này có thể diễn giải dài theo hiểu biết của mình nhưng phải dùng ngôn ngữ Vi diệu pháp)
3 SH này nằm trong nhóm SH Tiết chế/ Giới phần. Giới có không ra ngoài ba chữ Chánh ngữ, Chánh nghiệp và
Chánh mạng. Cả Tạng Luật chỉ gom lại nơi 3 chữ gốc này. Con người muốn an vui, hạnh phúc nằm trong chữ Tiết
chế, tức là phải biết điểm dừng.

1. Giới là gì?
- Trong đạo Phật, chữ Giới không phải là điều răn, điều cấm, mà là chân lý về tâm linh, đi trong con đường
nhân quả. Cho nên, không phải là cấm sát sanh, cấm trộm cắp… mà phải nói là: “Con cố ý tránh xa sự sát sanh”.
Bởi vì cái nhân con gieo xuống là nhân Sân và nhân Si. Sát sanh là sân ác và nó có người bạn thân là sự tăm tối, rồ
dại trong tâm. Hai nhân này gieo xuống thì quả nghiệp là sự đau đớn cho thân và tâm đời này, đời khác.

2. Tại sao ba từ Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng thể hiện điểm chánh yếu của Tạng
Luật?
- Năm giới

- Mở rộng trên ba phương diện: ý nghiệp, khẩu nghiệp, thân nghiệp => gieo trồng thiện và bất thiện

2.1. Chánh ngữ: là giới thứ 4 trong 5 giới, thuộc về khẩu nghiệp. Giới này có 4:

- Nói láo (vọng ngữ), nghĩa là không nói đúng sự thật, làm người hiểu sai sự thật, không muốn đối tượng nghe
mình nói biết sự thật => Giới này là cái cốt của năm giới.

+ Về mặt ý là không chân chính, gian dối, lươn lẹo, quanh co, không đi con đường thẳng => hiện ra khẩu
nghiệp và thân nghiệp. => vừa tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng ở cả 3 phương tiện thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý
nghiệp.

=> Quả: Ngoài đời, không thể tiếp nhận đúng sự thật, nên người ta bảo A thì mình hiểu B. Xuất gia: không
hiểu đúng chánh pháp. => Hành giới: Đức Phật dạy: “Con cố ý tránh xa sự nói dối”. Chúng ta có thể sử dụng
nói tránh mà không nói dối.

- Nói lời hai lưỡi: tức là nói để gây ra sự tổn thương người này, tổn thương người kia, mình đứng giữa, hưởng lợi
=> tàn phá của nó hơn nói dối, cái này thuộc về tưởng đảo điên.

=> Quả: quả báo trước mắt là bị bắt, bị phạt, ở tù, ra tòa, bị tẩy chay... Nhưng nó ảnh hưởng trong đầu, quả
trổ trong tâm, quả sẽ câu thông với hoàn cảnh.

- Nói lời ác khẩu: là người nói lời thô lỗ, cộc cằn, thô tháo, tục tĩu, nhưng nặng nhất là thề và nguyền rủa

=> Quả: tái sinh với hình thể nào, hơi miệng ra hôi thối và người ta chưa nghe đã bỏ đi.

- Nói lời vô ích: Đức Phật dạy: “Im lặng như Chánh pháp và nói năng như Chánh pháp”.

=> Khi ngồi yên, chúng ta để tâm theo đề mục thiền định, thiền tuệ, thì nó đi về cái thiện và cái tiến hóa; không để
Tâm theo đề mục thì nó sẽ lung tung lộn xộn, phóng dật, đi vào pháp Bất thiện.

=> Khi mình nói phải đắn đo, thận trọng, nên nói hay không nên nói, nên làm hay không nên làm, nó nằm ở chỗ
Tâm phân đoán. Khi quyết định tại đây nói, tại đây làm, tâm tạo nghiệp hiện ra, 7 tâm Đổng tốc hiện ra liền, được
phụ họa bằng hai Tâm mót. Cho nên thận trọng trong lời nói, việc làm để cho những cái tốt đẹp nó thuộc về nhân
lành được gieo xuống để mang lại điều tốt đẹp cho bản thân người nói và người nghe.

2.2. Chánh nghiệp: Chữ “nghiệp”, nằm ở thân nghiệp, nằm trong ba giới: sát sanh, trộm cắp và tà dâm. Nó là tà
nghiệp. => thuộc về thân.

- Sát sanh: chúng ta không sát sanh, mà còn cứu giúp, chia sẻ, giúp đỡ người lâm nạn đang đói khổ, bệnh
tật, khó khăn; cứu chúng sinh sắp mất mạng; không làm tổn thương, không tán thành, không cổ vũ hay nhân danh
bất cứ lý do gì làm tổn hại mạng sống của chúng sanh; …

Chánh kiến là chúng ta phải giữ giới, hành giới. Mưu sinh bằng cách sát sanh, ngoài nhân quả thấy trước mắt: chết
bất an… thì vấn đề tâm linh không ngừng lại chỗ đó, quả sẽ trổ trong tâm, nó sẽ tiếp tục câu thông ở đời khác.

- Tà dâm: Người xem tình dục như thức ăn, dục lạc đứng đầu, hưởng thụ trên hết, bất cứ nơi nào cũng ăn
được, thì không còn tính người, đó là tà dâm, đó là con đường thối đọa, thì tà kiến và tà nghiệp có mặt.

=> Hành giới: khi chúng ta nghĩ rằng đây là người bạn đời cùng nhau chia sẻ, nâng đỡ, thăng hoa trong đời sống,
chúng ta hành hạnh bồ tát đối với con cháu, đối với người ân nghĩa của mình, thì đó là chánh kiến.

- Trộm cắp: chúng ta bằng khả năng của mình để làm việc, cống hiến năng lực, trách nhiệm trong công việc
để tạo của cải, làm giàu cho mình, cộng đồng, xã hội; đóng góp vào sự tiến hóa của đất nước, của loài người bằng
con đường chân chính, thì cái đó là hành giới.

2.3. Chánh mạng: Trong Chánh mạng có giới thứ năm: Si (say), thuộc về Ý nghiệp. Giới thứ 5 cũng nằm trong
giới tà hạnh trong dục lạc. Chánh mạng tức là nuôi thân chánh mạng.

- Mình nuôi thân bằng những thức ăn, thức uống tinh khiết thì sức khỏe tốt, trí não sáng suốt; không nuôi
nó bằng rượu, ma túy, dâm dục thì hại cả thân lẫn tâm, vì nó khởi dậy tâm Si. Cho nên cái ăn uống làm mình mê
mờ thì đó là tà hạnh trong dục lạc. Những gì chúng ta lệch lạc, sai phạm, có lỗi, có tội đều có Si, vì sự ngu mê, thiếu
hiểu biết, thiếu sáng suốt, tăm tối, chìm đắm bởi dục lạc đã nhận chìm chúng ta trong cái khát vọng và sự hưởng
thụ.

=> Phật tử: những gì quốc gia cấm không được xâm phạm, mà mình xâm phạm; buôn bán con người, nội tạng, ma
túy, vũ khí…

=> Người xuất gia rất dễ phạm giới này: mình muốn một vật, chỉ cần nói khéo Phật tử, họ đem đồ đến cho mình
xài, mình ăn; lợi dụng chuyện cúng kiếng để kiếm ăn; đòi hỏi, ranh ma, khéo léo để có vật thực…

=> Do Phật tử không chánh mạng khiến người xuất gia phạm giới: Phật tử này gợi ý Phật tử kia, chư Tăng Ni cần
cái này, nói khéo để người ta mua hoặc hùn tiền. Đây là hình thức tạo phước mà tạo tội: tạo tội cho chính bản
thân mình mà tưởng đang làm phước, mình gieo tai tiếng nuôi thân không chánh mạng cho người xuất gia.

➔ Kết luận: Trong 5 giới, sự ô uế và sự không ô uế nằm trong Thiện và Bất thiện: sát sanh là Sân ác; trộm cắp nằm
trong Tham; tà dâm nằm trong Tham; khẩu nghiệp nằm trong Tham và Sân, say sưa nằm trong Tham. Trong Tham
có Si, trong Sân có Si. Si phát sân, giống như mình bị mù thì đi phải đụng vật. Cho nên, phạm giới thứ năm, Si làm
chủ đạo thì tất cả giới khác đều phạm. Cho nên mình phạm giới đều bị ngăn che. Hậu quả của phạm giới là sự đần
độn, làm những chuyện rồ dại và thần kinh. Sở hữu trí tuệ như là cái đèn có sẵn trong ta, khi chúng ta phạm giới,
nó soi rõ.

Câu 6. Trình bày về các pháp bất định (Đầu bài VDPCB16) (khả năng thấp)
1. Định nghĩa:
- Pháp bất định (Pháp vô ký = Abyakata dhamma) = có tính thụ động, không thay đổi (tâm quả)/ chỉ có hành
động mà không trổ quả (tâm duy tác).
2. Phân loại:
- Tâm duy tác: có duy tác vô nhân + duy tác dục giới + duy tác sắc giới + duy tác vô sắc giới + duy tác siêu
thế.
- Tâm quả: các tâm quả bất thiện + tâm quả thiện (hữu nhân + vô nhân) + tâm quả sắc giới + tâm quả vô sắc
giới + tâm quả siêu thế.

Câu 7. Trình bày 2 con đường tâm linh thiện đạo – ác đạo. (Bài VDPCB16 -)

6.

Câu 8. Trình bày các tâm vô nhân? Các tâm vô nhân của phàm phu (17)? (ít khả năng)
1. Định nghĩa: Vô nhân là không có 6 nhân (hetu) 3 thiện + 3 bất thiện/ nhưng vẫn có căn (Mula) 3 căn bất
thiện + 3 căn thiện.
2. Phân loại: 18 tâm vô nhân = 7 tâm quả bất thiện vô nhân + 8 tâm quả thiện Vô nhân + 3 duy tác vô nhân.
3. Phàm phu thì chỉ có 17 tâm vô nhân do bỏ bớt tâm duy tác Ứng cúng vi tiếu.

Hoạt động của tâm vô nhân => Nằm trong lộ trình tâm (455 lộ), xảy ra ở cả DỤc giới, Sắc giới, Vô sắc giới và Siêu
thế.

Chú ý đến tâm quán sát thọ xả quả bất thiện Vô nhân => đưa đi tái sanh với khổ nhiều, còn Tâm quán sát thọ xả
Quả thiện Vô nhân => đưa đi tái sanh với khổ ít hơn (do có thiện).

You might also like