You are on page 1of 9

THÀNH VIÊN NHÓM KHOA SINH HỌC – CNSH

1. Phạm Nhật Linh – 22180095 Môn học: Con người và môi trường
2. Lê Giang Long – 22180101 Học kỳ I, năm học 2023 - 2024
3. Trần Thị Thảo My – 22180111
4. Đỗ Thị Kim Ngân – 22180115

ĐỀ TÀI: TÀI LIỆU GIẤY ĐI VỀ ĐÂU?

1
MỤC LỤC

I. Giới thiệu đề tài ....................................................................................................... 3


II. Nguồn gốc và khái niệm tài liệu giấy ...................................................................... 3
III. Mực in trong tài liệu giấy ........................................................................................ 4
IV. Ảnh hưởng của tài liệu giấy đến con người và môi trường ..................................... 5
V. Các giải pháp hiện nay và đề xuất giải pháp ........................................................... 6
VI. Kết luận .................................................................................................................... 7

2
I. Giới thiệu đề tài:

Đối với sinh viên, tài liệu giấy chắc chắn là một trong số những vật “bất ly thân”. Từ
giáo trình, ghi chép, báo cáo, nháp,… chúng ta không ít thì nhiều đều sử dụng đến những nội
dung này dưới dạng tài liệu giấy. Thông dụng là vậy nhưng là hiếm ai để ý đến số phận của chúng
sau khi đã sử dụng xong. Chúng mình thấy rằng từ những thùng rác đến khu tập kết rác, từ trường
học đến các quán ăn hay thậm chí là rải rác trên đường cứ một đoạn lại thấy tài liệu giấy bị bỏ
đi. Cho dù so với những loại vật liệu khác, giấy có thời gian phân huỷ ngắn nhưng với số lượng
lớn thì việc chúng gây ảnh hưởng đến cảnh quan và tự nhiên là đáng kể. Chúng ta đều biết giấy
làm từ thực vật và thực tế, việc sử dụng tài liệu giấy chưa thực sự có hiệu quả khi đôi lúc chúng
được in ra để cất đi hay có những trường hợp rất bi hài đó là các bạn học sinh sinh viên photo tài
liệu để quay bài nhưng cuối cùng lại không dám sử dụng do hôm đó gặp trúng giáo viên coi thi
quá nghiêm khắc và cuối cùng là vứt đi. Đó là lý do chúng ta nên quan tâm nhiều hơn và tìm
kiếm giải pháp cho việc “tái định cư” tài liệu giấy đã qua sử dụng. Chủ đề của nhóm chúng mình
tìm hiểu là “Tài liệu giấy đi về đâu?” nhằm đưa ra biện pháp có tính phổ biến và khả thi để sử
dụng tài liệu giấy hiệu quả và xử lý tài liệu giấy sau khi sử dụng xong. Địa điểm và thời gian mà
nhóm lựa chọn để khảo sát là Làng đại học trong năm 2023.

II. Nguồn gốc và khái niệm tài liệu giấy:

Giấy được phát minh đầu tiên ở Trung Quốc. Cụ thể vào những năm 105 sau Công
Nguyên, một người đàn ông người Trung Quốc tên là Sài Luân đã nghĩ ra cách làm giấy từ giẻ
rách và lưới đánh cá cũ. Ông cho nghiền nát chúng và tráng thành tờ mỏng. Giấy bắt đầu phổ
biến trên thế giới từ khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, giấy viết không chỉ phổ biến ở Trung
Quốc mà còn xuất hiện rất nhiều ở Nhật Bản. Họ không chỉ dùng giấy để viết mà còn để trang
trí tường, vẽ tranh, gấp hoa. Nghệ thuật origami – gấp hình từ giấy rất nổi tiếng trong văn hóa
của người Nhật cũng ra đời từ thời gian này. Đặc biệt vào cuối thế kỷ thứ 7, trong một cuộc giao
tranh ở Samarcande, người Trung Quốc bị thua và bí quyết làm giấy của họ cũng bị lộ, kỹ thuật
làm giấy nhanh chóng lan truyền sang các nước Ả rập, Tây Ban Nha. Từ đây kỹ thuật sản xuất
giấy phổ biến khắp thế giới và ngày càng có nhiều cải tiến nâng cao chất lượng cũng như sản
lượng giấy. Tại Paris, một người làm công cho một hãng giấy đã chế tạo ra máy sản xuất giấy

3
hàng loạt. Loại máy này cần sử dụng đến bột của những loại gỗ có thớ dài, điều này dần dần
khiến cho bột nghiền từ gỗ được sử dụng để sản xuất giấy ngày càng phổ biến. Đặc biệt, khi
ngành in ra đời là lúc ngành sản xuất giấy phát triển vượt bậc, sau đó là sự ra đời của hàng loạt
nhà máy sản xuất giấy trên thế giới: ở Ý (1250), ở Pháp và các nơi khác (1348),... Đặc biệt năm
1445, khi người Đức phát minh ra máy in với công nghệ in hàng loạt đã tạo động lực cho ngành
sản xuất giấy phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Mốc son chói lọi trong lịch sử ngành công
nghiệp giấy chính là vào đầu năm 1799, chàng trai trẻ làm việc trong một nhà máy giấy của Pháp
có tên là Louis-Nicolas Robert (1761 – 1828) và cha mình đã phát minh ra máy sản xuất giấy
hàng loạt. Từ đây giấy được sản xuất nhanh hơn và giá thành cũng rẻ hơn. Dựa trên nguyên lý
công nghệ máy sản xuất giấy của Louis-Nicolas Robert, hàng loạt máy sản xuất giấy đã mọc lên
tại Anh, Pháp vào những năm 1850. Năm 1856, một kỹ sư người Anh tên Edward C.Haley đã
phát minh ra giấy bồi dùng làm mũ cối. Nhờ đó, năm 1871 nhà máy sản xuất giấy bồi đầu tiên
xuất hiện tại Mỹ và sau đó là tại Pháp vào năm 1888 ở vùng Limousin. Năm 1857, Jojeph Coyetty
(người Mỹ) đã phát minh ra giấy vệ sinh nhưng chúng chỉ được xài phổ biến tại Pháp vào đầu
thế kỷ 20, vì trước đó người ta cho đó là sản phẩm xa xỉ. Tới những năm thập niên 60 của thế kỷ
20, giấy vệ sinh được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, công nghệ sản xuất giấy ngày càng đổi mới
cùng với sự phát triển ngành công nghiệp giấy, sự ra đời của các sản phẩm từ giấy giúp cuộc
sống trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

III. Mực in trong tài liệu giấy:

Khi nhắc đến các sản phẩm từ giấy, không thể không nhắc đến tài liệu giấy, một thứ rất
phổ biến và cần thiết trong cuộc sống. Tài liệu giấy được làm từ giấy dùng để ghi chép thông tin
trong đời sống hằng ngày. Nói đến ảnh hưởng của tài liệu giấy với môi trường, ta cần chú ý đến
mực in có trong các loại tài liệu in ấn. Thành phần của mực in gồm có bột màu, nhựa, dung môi
và phụ gia. Bột màu dùng để tạo màu cho mực in. Dung môi có nhiệm vụ chuyển các thành phần
tạo màu từ hộp mực sang dạng chữ, chúng có thể có nguồn gốc thực vật (dầu lanh, nhựa thông,
hoặc dầu gỗ), tự khô bằng cách thẩm thấu và oxy hóa trong khi vẫn đảm bảo sự cố định cấu trúc
giấy. Ngoài ra, dung môi cơ bản có nguồn gốc từ dầu mỏ sẽ làm cho quá trình khô diễn ra bằng
cách bay hơi. Phụ gia giúp cải thiện các tính chất cần thiết cho mực in. Còn nhựa được dùng để
liên kết các thành phần có trong mực và giúp mực bám dính lên bề mặt được in. Nếu tài liệu giấy
4
có được xử lý theo cách đốt hay tái chế giấy thì nhựa từ mực in vẫn bị thải ra ngoài môi trường
dưới dạng vi nhựa. Theo quy luật giới hạn, nếu lượng vi nhựa vượt quá khả năng phân huỷ của
môi trường thì sẽ gây ảnh hưởng đến con người và tự nhiên. Ô nhiễm vi nhựa trong không khí là
vấn đề quan trọng đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Nhựa có thể tồn tại dưới dạng hạt kích
thước nhỏ (< 5mm) trong không khí và phân tán đến các khu vực xa xôi thông qua gió và quá
trình khí quyển khác. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
Khi một hạt vi nhựa vỡ ra nó sẽ sản sinh ra rất nhiều chất độc hại cho cơ thể con người. Hạt vi
nhựa dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người như các cơ quan thứ cấp, làm suy giảm hệ miễn
dịch của cơ thể. Vì đặc điểm kích thước hạt siêu nhỏ mà hạt vi nhựa dễ dàng di chuyển qua hàng
rào nhau thai, máu não, vào đường tiêu hóa và phổi, đây là những vị trí quan trọng dễ bị tổn
thương. Các hạt vi nhựa này còn có khả năng hấp thu các chất độc hại, khi đi vào cơ thể sẽ khiến
oxy hóa các tế bào, các cơ quan bị nhiễm trùng, rối loạn quá trình nội tiết, tăng nguy cơ cao mắc
bệnh ung thư và các bệnh về thần kinh.

IV. Ảnh hưởng của tài liệu giấy đến con người và môi trường:

Con người vốn là loài sinh vật có lòng tham, mà “tham thì thâm”, việc ỷ lại vào nguồn
tài nguyên thiên nhiên là dồi dào dẫn đến các vấn đề lãng phí mà như chúng mình đã nói, một
trong những thứ bị lãng phí đáng kể đến là tài liệu giấy. Đất nước ta may mắn được thiên nhiên
ưu đãi, là nơi “rừng vàng biển bạc”, thuận lợi cho việc khai thác gỗ để sản xuất giấy. Lợi dụng
ưu thế về mặt tự nhiên, chúng ta đã khai thác vô tội vạ nhằm tạo ra tài liệu giấy nói riêng và các
vật dụng khác nói chung để phục vụ cuộc sống. Chính điều đó đã gây ra việc chặt phá rừng quá
mức mà tốc độ trồng rừng lại không thể theo kịp tốc độ khai thác, làm cho diện tích rừng nước
ta bị thu hẹp, từ đó gây ra xói mòn, sạt lở đất, lũ lụt, làm mất đi môi trường sống của sinh vật,
làm giảm sự đa dạng sinh học. Gỗ sau khai thác sẽ được đưa vào các nhà máy để sản xuất giấy,
khí thải từ các nhà máy làm tăng nhiệt độ Trái Đất và ô nhiễm không khí đồng thời nước thải
trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm nguồn nước, thậm chí ở các nhà máy tái chế giấy cũng thải
ra môi trường lượng chất thải tương đương với việc sản xuất (Hình 1, Hình 2). Và khi đến tay
người tiêu dùng thì giấy lại không được sử dụng tiết kiệm. Có những tài liệu do các bạn học sinh,
sinh viên in ra từng xấp, từng xấp nhưng chỉ dùng trong vòng một ngày đó là tài liệu mang vào
phòng thi, lâu hơn là một tuần khi đó là tài liệu ôn thi, và lâu hơn nữa là một học kỳ khi đó là tài
5
liệu cho môn học, còn có những cuốn vở chưa sử dụng hết cũng bị bỏ đi. Nếu các bạn không có
cách giải quyết thì chất đống trong phòng, tạo điều kiện cho chuột, gián sinh sống và phá hoại.
Nói đến học sinh, sinh viên thì cũng phải nói đến các thầy cô trong trường, giấy thi, đề thi in dư
ra rất nhiều khiến cho các bạn thiếu ý thức tiết kiệm. Khi học sinh, sinh viên làm kiểm tra, chỉ
cần sai một câu là xin tờ giấy thi mới, còn tờ cũ thì vứt đi, như vậy đã hình thành nên một lượng
giấy thải lớn. Theo quy luật giới hạn, lượng tài liệu giấy bị thải ra này sẽ không được môi trường
xử lý kịp, gây nên ô nhiễm, làm mất cảnh quan, tắc nghẽn ống cống.

Hình 1. Khí thải từ nhà máy sản xuất giấy Hình 2. Nước thải từ nhà máy sản xuất giấy chết cá
(Nguồn Thời báo tài chính Việt Nam) (Nguồn Báo Thanh Niên)

V. Các giải pháp hiện nay và đề xuất giải pháp:

Ngày nay, khi tài liệu giấy được thải ra môi trường với số lượng lớn, chúng ta cần có
những biện pháp khắc phục và sử dụng hợp lý. Giờ đây, con người đã có những hiểu biết về tài
liệu giấy và đưa ra các biện pháp khá hữu ích trong cuộc sống hằng ngày, đem lại sự tiết kiệm
cho bản thân và gia đình. Một số giải pháp điển hình như dùng tài liệu giấy để gói thức ăn chiên,
dùng thay thế giấy thấm dầu, gói bánh mì giúp giảm lượng túi nilon… Hay trong bảo quản trái
cây, tài liệu giấy đã qua sử dụng được dùng để gói trái cây vận chuyển đi xa tránh dập, bể… Tài
liệu giấy còn được dùng trong bảo quản giày dép để hút ẩm, không làm mất dáng giày dép…
Ngoài ra, tài liệu giấy có thể tái sử dụng làm đồ thủ công và tượng có tính thẩm mỹ. Đối với sinh
viên, tài liệu giấy được sử dụng phổ biến nhưng nhiều người chưa thực sự có ý thức về vấn đề
chúng sẽ đi về đâu sau khi chúng ta sử dụng xong ? Các bạn có thể trao đổi tài liệu giấy, giáo
trình hay slide bài giảng cho các khoá sau để tiết kiệm chi phí và hạn chế việc in ấn tài liệu. Mặt
khác, việc tài liệu được sử dụng lại sẽ có những ghi chú có thể giúp cho các bạn học môn đó hiệu
quả. Hay trong các lần thi cử được phát giấy nháp mà không dùng đến, các bạn có thể đem về tái
sử dụng, tránh xả rác bừa bãi. Hiện nay, việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng giấy cần được
6
phổ biến rộng rãi hơn đến mọi người như dùng tập giấy chưa sử dụng hết đóng thành tập mới.
Hay có thể tổ chức các workshop tái chế giấy như làm tượng thủ công. Ngay tại ký túc xá trong
Làng đại học, có một số phòng sử dụng tài liệu giấy làm các vật trang trí, dán lên cửa kính vừa
để che nắng và đảm bảo sự riêng tư cho phòng, vừa tiết kiệm chi phí lắp rèm (Hình 3). Tóm lại,
có nhiều biện pháp có tính khả thi và hữu dụng trong cuộc sống mà chúng ta có thể áp dụng để
giảm thiểu lượng tài liệu giấy thải ra.

Hình 3. Tài liệu giấy dán cửa kính


(ảnh chụp ở Kí túc xá)

VI. Kết luận:

Khi nhân loại đang càng ngày càng phải đối mặt với nhiều vấn đề về tài nguyên và môi
trường, việc đơn giản nhất mà mỗi người chúng ta có thể làm là quan tâm đến những điều nhỏ
nhặt bởi có “góp gió” thì mới “thành bão” được. Tài liệu giấy có ảnh hưởng đến môi trường và
nếu chúng không được sử dụng và xử lý đúng cách thì ảnh hưởng của chúng đến môi trường sẽ
còn nặng nề hơn. Tuy nhiên không chỉ riêng tài liệu giấy mà kể cả những gì con người chúng ta
đã và đang sử dụng hằng ngày đều sẽ ảnh hưởng đến môi trường do đó việc học cách sử dụng
mọi thứ một cách thông minh là chìa khoá để tiết kiệm cho bản thân đồng thời bảo vệ môi trường.
Chúng mình mong rằng thông qua vấn đề tài liệu giấy, mọi người có thể nhận ra một điều rằng
chúng ta đang quá vô tâm khi không để ý đến những vật đang hỗ trợ cho cuộc sống của mình
mỗi ngày vì vậy mỗi người hãy yêu thương và nâng niu mọi thứ, như thế tài liệu giấy nói riêng
hay lượng rác thải nói chung sẽ giảm đi, cũng là làm giảm gánh nặng cho môi trường. Thông

7
điệp cuối cùng mà chúng mình muốn gửi đến tất cả mọi người chính là “Hãy chú ý đến hành
động nhỏ để tránh ảnh hưởng lớn”.

8
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Minh Kỳ, Huỳnh Ngọc Anh Tuấn, Nguyễn Tri Quang Hưng, Hoàng Tuấn
Dũng, Đặng Kim Chi (2023). Ô nhiễm vi nhựa trong không khí: Hiện trạng và một số đề xuất
giải pháp.

[2] Hoài Phương – Tổng hợp từ UC Davis (2022). Vi nhựa mang mầm bệnh từ đất liền
ra biển.

[3] Thân Quang Huy (2011). Lịch sử ra đời của Giấy viết và Cây bút.

[4] Đội Cleanipedia (2021). Tái chế giấy là gì? Quy trình tái chế giấy hiện nay ra sao?

[5] Thuý Nguyễn (2021). Mực in là gì? Gồm những thành phần nào?

You might also like