You are on page 1of 4

NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA KỲ HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: GDCD
KHỐI: 8
I. Phần 1: Nội dung kiến thức cần ôn tập
1. Các đơn vị kiến thức đã học từ tuần 01 đến hết tuần 06
- Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
- Lao động cần cù sáng tạo

2. Một số câu hỏi trọng tâm:


Câu 1:
a/ Thế nào là tự hào về truyền thống dân tộc? Nêu ý nghĩa và cách thể hiện lòng tự
hào về truyền thống dân tộc ta ?
b/ Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ?
Câu 2:
a/ Thế nào là sự đa dạng của các dân tộc? Nêu biểu hiện, ý nghĩa của việc tôn trọng
sự đa dạng của các dân tộc?
b/ Để thể hiện sự tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3 :
a/ Thế nào là cần cù, sáng tạo? Nêu ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo đối với cá
nhân và xã hội?
b/ Tìm 2 câu ca dao tục ngữ có nội dung về lao động cần cù sáng tạo?
Phần 2: Một số dạng bài tập minh họa
1. Trắc nghiệm:
Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc
gia dân tộc?
A. Tốt đẹp. B. Hủ tục. C. Lạc hậu. D. Xấu xa.
Câu 2. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” câu nói đề cập
đến truyền thống nào của dân tộc ta?
A. Lao động. B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Yêu nước. D. Văn nghệ.
Câu 3. Truyền thống dân tộc là những giá trị thuộc thể loại:
A. vật chất. B. tinh thần. C. của cải. D. tài sản
Câu 4. Đối với con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình nào?
A. phát triển của mỗi cá nhân. B. hội nhập của đất nước.
C. duy trì hạnh phúc gia đình. D. thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Câu 5. Ý nghĩa to lớn của lao động cần cù, sáng tạo mang lại cho con người là:
A. không ngừng hoàn thiện kỹ năng. B. ngày càng trở nên lười biếng.
C. ngày càng bị mọi người căm ghét. D. bị suy giảm kết quả lao động.
Câu 6. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những
đặc trưng nào của các dân tộc?
A. Giá trị tốt đẹp. B. Mọi hệ giá trị.
C. Hủ tục lạc hậu. D. Phong tục lỗi thời.
Câu 7. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới là tôn trọng điều gì?
A. Truyền thống. B. Hủ tục. C. Vũ khí. D. Tiền bạc.
Câu 8. Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn
đấu hết mình vì công việc được gọi là:
A. Lao động cần cù. B. Lao động sáng tạo.
C. Lao động hết mình. D. Lao động hiệu quả.
Câu 9. Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là:
A. suy nghĩ, tìm tòi. B. lười biếng, ỷ nại.
C. ỷ nại, dựa dẫm. D. dựa dẫm, lười nhác.
Câu 10. Người cần cù trong lao động sẽ nhận được từ mọi người điều gì?
A. Ghen ghét và căm thù. B. Yêu quý và tôn trọng.
C. Xa lánh và hắt hủi. D. Tìm cách hãm hại.
Câu 11. Hành động nào sau đây không góp phần kế thừa và phát huy những truyền
thống của dân tộc?
A. Quảng bá làng nghề truyền thống.
B. Tôn tạo và chăm sóc di tích lịch sử.
C. Tìm hiểu về lễ hội truyền thống.
D. Mặc cảm về trang phục dân tộc mình.
Câu 12. Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất là đề cập đến
hoạt động lao động mang tính chất gì?
A. Tự phát. B. Tự giác. C. Tự do. D. Sáng tạo.
Câu 13. Tục thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam là thể hiện truyền thống tốt
đẹp nào dưới đây của dân tộc ta?
A. Hủ tục mê tín dị đoan. B. Uống nước nhớ nguồn.
C. Yêu nước nồng nàn. D. Yêu thương con người.
Câu 14. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của
dân tộc?
A. Mê tín, tin vào bói toán. B. Gây rối trật tự công cộng.
C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai. D. Chê bai các lễ hội truyền thống.
Câu 15. Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được
làm việc nào dưới đây?
A. Đoàn kết với các bạn. B. Chăm chỉ học tập.
C. Lễ phép với thây, cô giáo. D. Gây gổ đánh nhau.
Câu 16. Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?
A. Kỳ thị quốc gia khác
B. Học hỏi điều tốt đẹp từ dân tộc khác.
C. Từ chối học hỏi từ dân tộc khác.
D. Tiếp thu mọi thứ của dân tộc khác.
Câu 17. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc mang lại điều gì cho con người?
A. Có nhiều tiền bạc. B. Có thêm hiểu biết.
C. Có thêm ngoại tệ. D. Được đi du lịch.
Câu 18. Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung
một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?
A. Yêu nước. B. Nhân đạo. C. Tôn sư trọng đạo. D. Lao động.
Câu 19. Một trong những biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo là:
A. làm việc theo thói quen. B. làm việc tự do, cẩu thả.
C. làm việc thường xuyên, nỗ lực. D. làm theo mệnh lệnh người khác.
Câu 20. Tại sao mỗi chúng ta cần phải lao động cần cù và sáng tạo?
A. Để vừa lòng bố mẹ và người thân. B. Hoàn thiện và phát triển bản thân.
C. Do hoàn cảnh xô đẩy phải làm việc. D. Do áp lực gia đình và bạn bè.
Câu 21. Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục
Việt Nam là tôn trọng và học hỏi các dân tộc trong lĩnh vực nào ?
A. Giáo dục và đào tạo. B. Kinh tế - xã hội.
C. Quốc phòng - An ninh. D. Khoa học - Kĩ thuật.
Câu 22. Trong quá trình lao động, người lao động luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi
cái mới, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động được gọi là:
A. lao động tự giác. B. lao động sáng tạo.
C. lao động tự phát. D. lao động ép buộc.
Câu 23. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em?
A. 55. B. 54. C. 53. D. 52.
Câu 24. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống
quê hương?
A. Tổ chức ma chay linh đình
B. Trân trọng trang phục truyền thống
C. Yêu thích ẩm thực của địa phương
D. Giới thiệu với khách du lịch về lễ hội của địa phương
Câu 25. Để rèn luyện tính cần cù và sáng tạo trong lao động mỗi học sinh cần tránh điều
gì?
A. Rèn luyện tính cần cù, sáng tạo. B. Không ngừng nỗ lực vượt khó.
C. Thường xuyên rèn luyện bản thân. D. Trông chờ vào vận may rủi.
2. Bài tập:
Bài tập 1: Xử lí tình huống:
Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trường của H tổ chức lễ dâng
… H lại chạy chơi, đùa nghịch, khiến các bạn xung quanh mất tập trung.
a/ Em có nhận xét gì về hành động của H? Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H điều
gì?
b/ Em đã làm gì để thể hiện lòng tự hào với dân tộc Việt Nam?

a) Em không đồng tình với hành động của H. Nếu là bạn của H, em sẽ
khuyên bạn nên ngồi trật tự lắng nghe về truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
không chạy nhảy, đùa nghịch.
b) HS tự nêu việc làm (ít nhất 4 ý)

Bài tập 2: Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn
H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm
hết rồi".
a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?
b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?
a)
- Lời của bạn A như vậy là không đúng. Bởi vì lời nói ấy thể hiện sự thiếu tự giác,
thiếu trách nhiệm trong công việc chung của nhóm, ỉ lại vào bạn H quá nhiều, thiếu đi
sự cần cù, sáng tạo trong học tập.

- Nếu là bạn B, em sẽ giải thích cho A hiểu về vai trò và trách nhiệm của mỗi người
trong công việc chung. Nếu A vẫn không nghe, em sẽ nêu ý kiến với trưởng nhóm
đánh giá đúng sự đóng góp của các thành viên và cho điểm.
b) HS tự nêu việc làm (ít nhất 4 ý)
Bài tập 3: M rất thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc trên thế
giới. M mong muốn khi có điều kiện sẽ đến nhiều quốc gia để khám phá về văn
hóavà giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóaViệt Nam.
a/ Em nhận xét gì về sở thích, mong muốn của M?
b/ Theo em, M nên làm gì để thực hiện mong muốn của mình?
Nhận xét: sở thích và mong muốn của M rất chính đáng, tích cực và thể hiện thái độ
tôn trọng sự đa dạng các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới.
- Lời khuyên: Để thực hiện được mong muốn của mình, M nên:
+ Tích cực tìm hiểu (thông qua sách, báo, internet,…) về văn hóa của các quốc gia,
dân tộc mà mình muốn đến khám phá.
+ Thiết lập kế hoạch tài chính phù hợp để chuẩn bị trước kinh phí cho các chuyến đi.
+ Rèn luyện khả năng ngoại ngữ, các kĩ năng ứng xử,…

You might also like