You are on page 1of 32

MỤC LỤC PHẦN 1

CHƯƠNG 1. TRÌNH BÀY VĂN BẢN KHOA HỌC...................................3

1.1 . Giới thiệu các phần mềm xử lý văn bản............................................3

1.2 . Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản khoa học............................4

1.2.1 Phông chữ.......................................................................................5

1.2.2 Các thành phần trong văn bản.......................................................5

1.2.2.1 Trang bìa..................................................................................6

1.2.2.2 Các trang nội dung...................................................................7

1.2.2.3 Khổ giấy....................................................................................8

1.2.2.4 Kiểu trình bày...........................................................................8

1.2.3 Kĩ thuật trình bày các thành phần trong văn bản...........................9

1.2.4 Một số quy tắc nhập liệu...............................................................15

1.2.4.1 Viết tắt....................................................................................15

1.2.4.2 Dấu câu và kí hiệu..................................................................17

1.2.4.3 Đơn vị đo lường......................................................................20

1.2.4.4 Các quy tắc cơ bản của hệ SI.................................................21

1.2.4.5 Các công thức toán học..........................................................24

1.3 . Hướng dẫn cách trích dẫn Tài liệu tham khảo và lập danh mục Tài
liệu tham khảo.............................................................................................24

1.3.1 Tài liệu tham khảo (TLTK)...........................................................24

1.3.2 Các hình thức và nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo...........25

1.3.2.1 Hình thức trích dẫn.................................................................25


1.3.2.2 Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo.................26

1.3.3 Xây dựng và cách trình bày danh mục tài liệu tham khảo...........26

1.3.3.1 Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, tập san được trình
bày như sau:...........................................................................................27

1.3.3.2 Tài liệu tham khảo là một chương (một phần) trong cuốn sách
ghi như sau:............................................................................................27

1.3.3.3 Tài liệu tham khảo là sách ghi như sau:................................27

1.3.3.4 Tài liệu tham khảo là luận án, luận văn, khóa luận ghi như
sau: 28

1.3.3.5 Tài liệu tham khảo là các giáo trình, bài giảng hay tài liệu lưu
hành nội bộ:...........................................................................................29

1.3.3.6 Tài liệu tham khảo trích dẫn từ nguồn internet, báo mạng (hết
sức hạn chế loại trích dẫn này)...............................................................29

Danh sách hình

Hình 1. Tóm tắt qui trình viết văn bản khoa học có cấu trúc IMRAD................................................6

Hình 2 . Cách làm mục lục................................................................................................................10

Danh sách bảng

Bảng 1. Bảng mô tả kĩ thuật nhập liệu trong văn bản......................................................................20

Bảng 2. Dưới đây là trích đoạn một số quy tắc trình bày các đơn vị đo lường theo hệ SI...............24
CHƯƠNG 1. TRÌNH BÀY VĂN BẢN KHOA HỌC
Văn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo lời (hay hành vi phát ngôn),
mang một nội dung giao tiếp cụ thể, gắn liền với một đối tượng giao tiếp, mục đích
giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ
viết.

Văn bản khoa học (VBKH) bao gồm: Báo cáo học tập ; khóa luận, luận văn, luận
án; báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học; báo cáo tổng kết đề án; bài đang báo, bài
công bố đề tài …. Các loại văn bản khoa học nêu trên có mục tiêu và đối tượng
riêng, song về mặt cấu trúc và thành phần giống nhau.

Soạn thảo văn bản khoa học là một công việc đòi hỏi sử dụng nhiều khả năng nắm
bắt kĩ thuật sử dụng máy tính nói chung và trình soạn thảo văn bản nói riêng.

VBKH giúp nhà nghiên cứu sắp xếp, tổ chức thông tin, ý tưởng nhằm chứng minh
một vấn đề và thuyết phục người đọc tin vào điều được chứng minh đó, thì:

soạn thảo là cách giúp nhà nghiên cứu biến các ý tưởng viết đó thành hiện thực
trong một bài viết hoàn chỉnh, bằng cách sử dụng những công cụ phù hợp với sự
phát triển của thời đại;

thuyết trình là công cụ hùng biện giúp nhà nghiên cứu bảo vệ được quan điểm
trong bài viết và thuyết phục được người khác thông qua lắng nghe và đối thoại.

Do đó, quá trình soạn thảo bài viết và thiết kế bài thuyết trình cần phải được đầu tư
một cách thích đáng, có nguyên tắc, có bài bản và có phương pháp, nhằm tận dụng
được các tính năng ưu việt của công nghệ mới phù hợp với các yêu cầu khoa học
để làm tăng giá trị bài viết, giá trị công trình nghiên cứu.

1.1. Giới thiệu các phần mềm xử lý văn bản


Hiện nay có nhiều chương trình dùng để soạn thảo văn bản:

NotePad: Trình soạn thảo văn bản thường (text) và thiếu nhiều chức năng như chọn
phông chữ, cỡ chữ,...

WordPad: Trình soạn thảo văn bản thường và siêu văn bản (hyper-text) với nhiều
chức năng như sửa đổi phông chữ, căng hàng,...
OpenOffice.org là đề án phần mềm nguồn mở với mục đích qua sự đóng góp của
cộng đồng những người viết phần mềm, soạn thảo ra một chương trình ứng dụng
văn phòng hoạt động được với tất cả các hệ điều hành phổ biến và khai thác các
chức năng và tài liệu thông qua các thành phần mở dựa trên các thư viện nguồn
API và dạng hồ sơ XML.

Microsoft Word là một chương trình soạn thảo văn bản khá phổ biển hiện nay của
công ty phần mềm nổi tiếng Microsoft. Nó cho phép người dùng làm việc với văn
bản thô, các hiệu ứng như phông chữ, màu sắc, cùng với hình ảnh đồ họa và nhiều
hiệu ứng đa phương tiện khác như âm thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn
bản được thuận tiện hơn.

Latex là một công cụ soạn thảo tài liệu miễn phí. Mặc dù không phải là công cụ
soạn thảo kiểu WYSIWYG như Word của Microsoft Office nhưng cũng khá mạnh
và thân thiện. LaTeX có sẵn các mô hình trình bày bản in chuyên nghiệp. Điều này
giúp cho người soạn thảo tài liệu dễ dàng tạo ra các bản in chuyên nghiệp và đẹp
mắt. LaTeX hỗ trợ tối đa việc soạn thảo các công thức toán học, kỹ thuật.

Adobe Acrobat là một phần mềm tiên tiến cho các nhà chuyên nghiệp sử dụng để
tạo, kết hợp, kiểm soát và phân phát các file Adobe PDF an toàn, chất lượng
caocho các nhà chuyên nghiệp sử một cách dễ dàng. Tập hợp các hồ sơ điện tử
hoặc trên giấy - ngay cả các trang web, các bản vẽ kỹ thuật và email- thành những
tài liệu PDF đáng tin cậy để chia sẽ với mọi người sửdụng phần mềm Adobe
Reader miễn phí một các dễ dàng. Quản lý các cách xem văn bản, tổng hợp các
phản hồi từ nhiều người xem trong khi đó vẫn bảo vệ được định dạng và tính
nguyên vẹn của tài liệu.

1.2. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản khoa học
Phạm vi áp dụng của các thể thức và kĩ thuật trình bày dưới đây chủ yếu là các
luận văn khoa học. Các bài báo cáo chuyên đề, báo cáo kĩ thuật hay các văn bản
khoa học khác có thể áp dụng tương tự, với sự điều chỉnh ở những nội dung, đề
mục đặc thù.
1.2.1 Phông chữ
Phông chữ sử dụng trong văn bản khoa học là các phông chữ tiếng Việt bảo đảm
tính trang trọng, nghiêm túc của văn bản. Bộ mã kí tự chữ Việt được sử dụng là bộ
phông chữ tiếng Việt Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.

Không dùng nhiều phông chữ và cỡ chữ cho tất cả các thành phần trong cùng một
văn bản.

Nên dùng phông chữ không có chân (sans serif) cho các chương mục và chữ có
chân (serif) cho bản văn.

1.2.2 Các thành phần trong văn bản


Về nguyên tắc, một văn bản khoa học cần đảm bảo bố cục IMRAD (viết tắt lần
lượt của: Introduction, Methods, Results, And, Discussion). Bố cục này được giới
khoa học trong nước và quốc tế chấp nhận rộng rãi vì nó phù hợp với dạng thức
đơn giản nhất và lô-gíc nhất của việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học. Tùy
vào lĩnh vực nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu và phong cách tác giả, đôi khi bố cục
trên có thể được đơn giản hóa đi, cụ thể hóa thêm, hoặc có những thay đổi về trật
tự, hoặc được thể hiện một cách ngầm ẩn nhưng về cơ bản, một bài báo khoa học
cần thể hiện được các yếu tố trên.

Trong phần Đặt vấn đề (Introduction), cần xác định rõ vấn đề nghiên cứu và nhấn
mạnh tầm quan trọng của nó. Cần nhắc lại một cách ngắn gọn tổng quan vấn đề
nghiên cứu, từ đó làm nổi bật tính cần thiết của sự tiếp tục nghiên cứu vấn đề. Cần
chỉ rõ mục đích nghiên cứu và mô tả ngắn gọn cách thức tiến hành nghiên cứu để
đạt được mục đích nghiên cứu.

Trong phần Phương pháp nghiên cứu (Methods), cần nêu rõ dữ liệu nghiên cứu,
cách thức thu thập dữ liệu nghiên cứu, phương pháp, thủ pháp, quy trình nghiên
cứu... Cần nêu bật khả năng áp dụng phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài
viết cho một vấn đề tương tự khác để chứng minh tính hiệu lực và độ tin cậy của
phương pháp và kết quả nghiên cứu.

Một bài báo khoa học phải làm nổi bật được Kết quả nghiên cứu và Diễn giải về
kết quả nghiên cứu (Results and Discussion). Kết quả nghiên cứu cần phải được
trình bày một cách sáng rõ và thể hiện được mục đích nghiên cứu. Việc sử dụng
các sơ đồ, bảng biểu... có tác dụng làm nổi bật kết quả nghiên cứu. Cần thảo luận,
diễn giải các kết quả đạt được bằng cách đặt chúng trong bối cảnh nghiên cứu
chung, so sánh với kết quả nghiên cứu của những tác giả khác đồng thời chỉ rõ tính
hiệu lực và giá trị lý luận hoặc/và thực tiễn của chúng.

Trong phần Kết luận, cần thâu tóm ngắn gọn diễn tiến của ý tưởng khoa học và các
kết luận được trình bày trong phần Giải quyết vấn đề. Tác giả có thể đưa ra một số
đề xuất, kiến nghị liên quan đến vấn đề nghiên cứu và triển vọng nghiên cứu vấn
đề.

Hình 1. Tóm tắt qui trình viết văn bản khoa học có cấu trúc IMRAD
1.2.2.1 Trang bìa
Thông thường, trang bìa và trang lót (hay bìa phụ) có nội dung giống nhau. Theo
trình tự từ trên xuống có các thành phần sau:

tên tổ chức, cơ quan quản lí đề tài;

tên tác giả;

tên đề tài;

tên loại, cấp độ và số hiệu đề tài (nếu có);

tên người hướng dẫn khoa học;

địa danh và thời gian công bố tài liệu.

1.2.2.2 Các trang nội dung


Kể từ sau trang bìa và trang lót, các trang nội dung sẽ được chia thành nhiều
chương mục tuỳ theo loại tài liệu và đặc thù chuyên ngành.

Dựa theo cây mục tiêu áp dụng đối với tài liệu khoa học, các trang nội dung của
một luận văn khoa học được chia thành các cấp chủ yếu sau đây:

chương: cấp đề mục lớn nhất của luận văn, thường gồm các chương có đánh số thứ
tự như mở đầu, tổng quan tài liệu, vật liệu và phương pháp, kết quả, thảo luận, kết
luận và khuyến nghị; đồng thời có các thành phần tương đương với chương nhưng
không đánh số thứ tự chương như mục lục, các danh mục bảng, hình, kí hiệu và
chữ viết tắt, danh mục tham khảo, phụ lục.

mục: cấp đề mục lớn nhất trong mỗi chương, thể hiện cấu trúc vấn đề trình bày
trong chương;

tiểu mục: cấp đề mục con liền dưới mục, nhằm chia nhỏ các vấn đề trong mỗi mục
sao cho phù hợp với logic trình bày;

ý lớn: nếu trong mỗi tiểu mục có nhiều ý lớn thì phân chia ra thành các đề mục con
liền dưới tiểu mục;

ý nhỏ: nếu trong mỗi ý lớn còn cần phân biệt ra nhiều ý nhỏ thì chia thành các đề
mục con liền dưới ý lớn.
Trong mỗi cấp đề mục, nội dung bản văn được trình bày thành các đoạn văn bản để
diễn đạt các vấn đề chi tiết.

Các thành phần khác được sử dụng kết hợp với các bản văn là các yếu tố chèn
không có thuộc tính văn bản (hình ảnh, biểu đồ,...), các bảng biểu số liệu, các danh
sách liệt kê (đánh số thứ tự hoặc đánh dấu kí hiệu), các biểu ghi cước chú và hậu
chú...

Mỗi trang văn bản có hai thành phần cung cấp thông tin nhận diện tài liệu là đầu
trang và chân trang.

1.2.2.3 Khổ giấy


Các luận văn khoa học, hay các tài liệu khoa học không thuộc dạng ấn phẩm từ nhà
in nói chung, được trình bày trên khổ giấy A4 (210 mm x 297 mm).

1.2.2.4 Kiểu trình bày


Luận văn khoa học, hay các tài liệu khoa học không thuộc dạng ấn phẩm từ nhà in
nói chung, được trình bày dọc theo chiều thẳng đứng của trang giấy khổ A4.

Trường hợp nội dung tài liệu có các bảng biểu hay hình ảnh có chiều ngang lớn
hơn chiều thẳng đứng thì các trang nội dung đó có thể trình bày dọc theo chiều
ngang của trang giấy, với đỉnh hướng về phía gáy tài liệu.

Tài liệu chỉ trình bày nội dung trong một mặt trước của tờ giấy khổ A4, mặt sau để
trống. Khi in, sử dụng giấy có nền màu trắng, sạch sẽ, không ngả màu hay ố vàng.
Hình 2 . Cách làm mục lục

Nội dung chủ đạo của tài liệu sử dụng chữ viết màu đen ở chế độ bình thường (chữ
thường, đứng; không in nghiêng, in đậm hay gạch chân). Một số yếu tố cần làm nổi
bật có thể được định dạng khác với kiểu chữ chủ đạo: chữ in hoa, in nghiêng, in
đậm, gạch chân, có màu,... Tuy nhiên cần đảm bảo tính hài hoà và chân phương
phù hợp với một tài liệu khoa học.

Các trang bình thường của tài liệu khoa học được canh biên đều hai bên, với các
khoảng cách lề từ mép ngoài cùng của nội dung văn bản đến mép giấy như sau:

lề trên: 3,5 cm;

lề dưới: 3,0 cm;

lề trái: 3,5 cm;

lề phải: 2,0 cm.

Những trang đặc biệt trong tài liệu được trình bày theo chiều ngang có các khoảng
cách lề từ mép ngoài cùng của nội dung văn bản đến mép giấy như sau:

lề trên: 3,5 cm;

lề dưới: 2,0 cm;

lề trái: 3,0 cm;

lề phải: 3,5 cm.

Phần đầu trang và chân trang cách mép giấy 1,5 cm. Phần cước chú cách mép dưới
cùng của nội dung văn bản trong cùng trang 1 cm (nếu có một hoặc hai dòng) hoặc
0,5 cm (nếu dài từ ba dòng trở lên).

1.2.3 Kĩ thuật trình bày các thành phần trong văn bản
Với các quy định chung về các phông chữ, các thành phần, trong văn bản, khổ giấy
và các kiểu trình bày như trên, có thể định ra một số kĩ thuật trình bày cụ thể các
thành phần trong văn bản khoa học.

Trang bìa của tài liệu cần được trình bày một cách cẩn thận vì đây là nơi gây ấn
tượng đầu tiên cho người đọc. Mà ấn tượng đầu tiên luôn là ấn tượng mạnh.
Kiểu trình bày trang bìa có lề trên cách mép giấy 3 cm, các lề còn lại giống với
kiểu trình bày đã đề cập ở trên. Kĩ thuật trình bày được quy định cho các thành
phần theo thứ tự từ trên xuống dưới.

Tên tổ chức, cơ quan quản lí đề tài: toàn bộ tên gọi được viết bằng chữ in hoa,
đứng, cỡ chữ 14, canh giữa, cách dòng 1,5 dòng. Vị trí ở khoảng từ 1/6 đến 1/5
chiều dọc trang giấy. Tên đơn vị quản lí trực tiếp đề tài in đậm, các cấp trên in
thường. Bên dưới tên đơn vị trực tiếp quản lí có đường kẻ ngang, nét liền, có độ
dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.

Nhiều nhất là ba cấp, trong đó cấp thấp nhất là đơn vị trực tiếp quản lí đề tài, các
cấp liền trên là tên đơn vị chủ quản tương ứng với mỗi cấp.

Đối với luận văn bậc đại học, đơn vị này là cấp khoa; với bậc cao học trở lên, đơn
vị này là cấp trường.

Tên đơn vị chủ quản là cấp bộ hoặc các cấp tương đương.

Nếu trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đây cũng là đơn vị chủ
quản.

Nếu trường đại học trực thuộc một bộ khác thì ghi hai bộ ở cùng cấp cao nhất, cách
nhau bằng "khoảng trắng, gạch nối, khoảng trắng".

Nếu trường đại học thuộc các đại học quốc gia thì đơn vị chủ quản là đại học quốc
gia (đại diện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Nếu đơn vị chủ quản là các viện nghiên cứu thì ghi tên đầy đủ của viện.

Tên tác giả: viết đầy đủ họ và tên tác giả bằng chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 16,
canh giữa, cách dòng 1,5 dòng. Vị trí ở khoảng từ 1/4 đến 1/3 chiều dọc trang giấy.

Trường hợp có nhiều tác giả, sắp xếp các tác giả theo thứ tự giảm dần của mức độ
ảnh hưởng quyết định đến đề tài.

Nếu các tác giả có ảnh hưởng ngang nhau, sắp xếp theo thứ tự chữ cái.

Giữa các tác giả cách nhau bằng "dấu phẩy, khoảng trắng", không có dấu chấm hết
sau tên tác giả sau cùng.
Nếu nhiều tác giả viết dài hơn một dòng thì ngắt dòng (không phân đoạn văn bản)
sau dấu phẩy mà không được cắt ngang họ tên của một tác giả; cách dòng 1,5
dòng.

Tên đề tài: viết tên đề tài bằng chữ in hoa, đứng (trừ những chữ cần in nghiêng
theo quy định), đậm, cỡ chữ 20, canh giữa, cách dòng 1,5 dòng. Vị trí ở khoảng từ
2/5 đến 1/2 chiều dọc trang giấy.

Không có dấu chấm hết sau tên đề tài.

Nếu tên đề tài dài quá một dòng, ngắt dòng (không phân đoạn văn bản) sao cho
toàn bộ phần tên đề tài cân đối, thường có dạng hình tháp.

Khi ngắt dòng không làm cắt ngang một từ ghép hay tên riêng.

Không nên đặt tên vượt quá ba dòng theo cỡ chữ trên. Nếu tên quá dài, thu nhỏ chữ
xuống cỡ 18.

Tên loại, cấp độ và số hiệu đề tài (nếu có): viết tên loại và cấp độ bằng chữ in
thường (một số chữ cái đầu từ ghép viết hoa theo quy định), đứng, cỡ chữ 14, canh
giữa, cách dòng 1,5 dòng. Vị trí ở khoảng 3/5 chiều dọc trang giấy.

Nếu tên loại và cấp độ dài hơn một dòng thì ngắt dòng (không phân đoạn văn bản)
ở vị trí phù hợp, không cắt ngang một từ ghép hay tên riêng. Cách 1,5 dòng.

Nếu có số hiệu đề tài, ghi đúng mã quy định ở một dòng riêng, cách 1,5 dòng.

Tên người hướng dẫn khoa học: viết tên thành phần "Người hướng dẫn khoa học:"
bằng chữ in thường, đứng, cỡ chữ 14; viết danh xưng đầy đủ của người hướng dẫn
khoa học ở một dòng riêng bằng chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ 14; canh biên trái ở
khoảng 1/2 chiều ngang trang giấy, cách dòng 1,5 dòng. Vị trí ở khoảng 2/3 chiều
dọc trang giấy.

Danh xưng đầy đủ của một người hướng dẫn khoa học bao gồm:

chức danh (nếu có): giáo sư hoặc phó giáo sư, viết tắt theo quy định;

học vị (nếu có): tiến sĩ, thạc sĩ,... viết tắt theo quy định;

họ và tên đầy đủ.


Nếu có hai người hướng dẫn, viết danh xưng mỗi người trong một dòng riêng, cách
1,5 dòng:

vai trò ngang nhau: xếp theo thứ tự chữ cái tên mỗi người;

vai trò chính-phụ: tên người hướng dẫn chính trước, người hướng dẫn phụ sau.

Địa danh và thời gian công bố tài liệu: viết bằng chữ thường (các chữ cái đầu viết
in hoa theo quy định tên địa danh), đứng, cỡ chữ 14, canh giữa, cách dòng 1,5
dòng. Vị trí ở dòng kề cuối trang, hoặc khoảng từ 4/5 đến 5/6 chiều dọc trang giấy.
Cách giữa địa danh và thời gian là "dấu phẩy, khoảng trắng".

Địa danh là tên đơn vị hành chính nơi đặt trụ sở của cơ quan quản lí đề tài. Các
đơn vị hành chính được đặt theo tên người hoặc bằng số phải được viết với tên gọi
đầy đủ.

Cơ quan, tổ chức trung ương: địa danh là tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.

Cơ quan, tổ chức cấp tỉnh:

thành phố trực thuộc trung ương: địa danh là tên thành phố;

tỉnh: địa danh là tên thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc huyện nơi cơ quan, tổ chức
đóng trụ sở.

Cơ quan, tổ chức cấp huyện: địa danh là tên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh.

Cơ quan, tổ chức cấp xã: địa danh là tên phường, xã, thị trấn.

Thời gian công bố tài liệu: viết tháng và năm công bố theo quy tắc viết thời gian.

Đối với tài liệu cần đóng bìa cứng và in chữ nhũ, gáy tài liệu in họ tên tác giả, tên
loại tài liệu và năm báo cáo; chữ in hoa, đứng, canh giữa; hướng đứng sao cho mặt
bìa trước ở trên, hướng ngang sao cho mép trên khổ giấy ở bên tay trái.

Các trang nội dung của tài liệu: tuỳ tính chất thể loại, cấp độ và chuyên ngành của
đề tài mà các trang nội dung được trình bày khác nhau.
Đoạn văn bản: viết bằng chữ in thường, đứng (riêng những chữ cần viết in hoa, in
đậm, in nghiêng được viết theo quy định), cỡ chữ 13-14; canh biên đều hai bên,
biên trái sát mép biên văn bản; dòng đầu của đoạn thụt biên 1,27 cm (1tab); cách
dòng 1,5 dòng; cách đoạn và đoạn dưới đều 0,21 cm (6 pt).

Chương: viết bằng chữ in hoa, đứng (trừ những chữ cần in nghiêng viết theo quy
định), đậm, cỡ chữ 18, canh giữa; cách đoạn trên 1,5 cm (42,55 pt) và đoạn dưới
0,105 cm (3 pt).

Nếu tên chương dài hơn một dòng, ngắt dòng (không phân đoạn văn bản) sao cho
tỉ lệ các dòng cân đối, không cắt ngang một tên riêng hay từ ghép; cách dòng đơn.

Nếu có tựa phụ, viết bằng chữ in hoa, nghiêng, cỡ chữ 16, in nghiêng; cách đoạn
trên 0,42 cm (12 pt), cách đoạn dưới 0,11 cm (3 pt).

Chỉ dùng kèm "Chương" cùng với số thứ tự của chương cho những chương từ mở
đầu hoặc sau mở đầu đến kết luận và khuyến nghị. Dấu ngăn cách giữa số thứ tự
chương và tên chương cần thống nhất trong cả bài cùng với các đề mục khác, nên
dùng "chấm, khoảng trắng" cho tất cả các chương mục.

Không có dấu chấm câu sau tựa chương; các dấu câu bên trong tựa sử dụng bình
thường.

Mục: viết bằng chữ in thường, đứng (trừ những chữ cần in nghiêng viết theo quy
định), đậm, cỡ chữ 16; canh biên trái sát biên văn bản; cách đoạn trên 0,42 cm (12
pt), cách đoạn dưới 0,105 cm (3 pt).

Số thứ tự và dấu cách với tên mục cần theo một quy tắc thống nhất trong toàn văn
bản. Cách đơn giản nhất là "dấu chấm, khoảng trắng".

Không có dấu kết thúc cuối tên mục (chấm hết, hai chấm,...); các dấu bên trong sử
dụng bình thường.

Nếu tên mục dài hơn một dòng, dòng thứ hai được canh biên trái thẳng hàng với
phần bắt đầu tên mục ở dòng đầu (sau số thứ tự và dấu cách), cách dòng đơn.

Ba quy tắc vừa kể trên cũng đồng thời áp dụng cho tất cả các cấp đề mục thấp hơn
trong toàn bài.
Tiểu mục: viết bằng chữ in thường, đậm, nghiêng (riêng những chữ bình thường
cần in nghiêng thì được in đứng), cỡ chữ 14; canh biên trái sát biên văn bản; cách
đoạn trên 0,42 cm (12 pt), cách đoạn dưới 0,105 cm (3 pt).

Ý lớn: viết bằng chữ in thường, nghiêng (riêng những chữ bình thường cần in
nghiêng thì được in đứng), cỡ chữ 14; canh biên trái cách biên văn bản 0,63 cm
(hay 0,5 tab); cách đoạn trên 0,42 cm (12 pt), cách đoạn dưới 0,21 cm (6 pt).

Ý nhỏ: viết bằng chữ in thường, đứng (riêng những chữ cần in nghiêng được viết
theo quy định), cỡ chữ 14; canh biên trái cách biên văn bản 1,27 cm (hay 1 tab);
cách đoạn trên 0,42 cm (12 pt), cách đoạn dưới 0,105 cm (3 pt).

Lưu ý: không có dấu chấm câu sau tên đề mục; không gạch chân tên đề mục.

Bảng: các bảng có biên cân đối so với đoạn văn bản; tựa các cột, dòng viết bằng
chữ in thường (riêng các chữ in hoa và in nghiêng viết theo quy định), đậm, cỡ chữ
12; các ô nội dung viết chữ in thường, đứng (các chữ in hoa, in nghiêng viết theo
quy định), cỡ chữ 12, những yếu tố quan trọng cần làm nổi bật có thể in đậm. Cách
dòng đơn; cách đoạn trên và dưới đều 0,21 cm (6 pt).

Tên cột canh giữa sao cho cân đối cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Tên dòng
canh trái theo chiều ngang và canh giữa theo chiều dọc.

Các ô nội dung canh trái, giữa hoặc phải sao cho cân đối và thống nhất trong toàn
bảng và toàn bài.

Tên bảng viết ở trên bảng, bằng chữ in thường (riêng các chữ in hoa và in nghiêng
viết theo quy định), đậm, cỡ chữ 12, canh giữa; cách dòng đơn, cách đoạn trên và
dưới đều 0,21 cm (6 pt); không có dấu kết thúc cuối tên bảng, các dấu bên trong
viết bình thường.

Nếu tên bảng dài quá một dòng, ngắt dòng (không phân đoạn văn bản) sao cho tỉ lệ
các dòng cân đối và không cắt ngang một từ ghép hay tên riêng.

Số thứ tự bảng và dấu cách cần thống nhất trong toàn bài, tốt nhất là: kèm trước
bằng số thứ tự chương; đánh số liên tục trong từng chương, bắt đầu từ 1; dấu cách
sau số thứ tự là "chấm, khoảng trắng".
Nếu bảng lấy nguyên vẹn từ các nguồn khác phải chú thích rõ bên dưới bảng
"Nguồn:" kèm với tên nguồn theo đúng cách trích dẫn tham khảo, cỡ chữ 11, chữ
in thường, đứng, canh biên trái sát mép trái bảng, cách dòng đơn, cách đoạn trên và
dưới 0,21 cm (6 pt). Nếu trích hoặc có sửa đổi so với nguồn thì ghi rõ thay cho
"Nguồn:".

Trong bài viết, bảng phải được dẫn ra ít nhất một lần với số thứ tự bảng đi kèm
(không viết "theo bảng dưới đây", "trong bảng sau" hay các cách viết tương tự).

Hình: các quy định kĩ thuật trình bày tương tự so với bảng. Có một số lưu ý khác
biệt sau:

tên hình viết ở dưới hình;

các cỡ chữ sử dụng trong hình tuỳ thuộc chương trình thiết kế;

chú thích nguồn gốc trong ngoặc đơn đặt ở sau cùng trong tên hình, thay vì ở một
dòng riêng như đối với bảng.

Danh sách liệt kê: kĩ thuật trình bày tương tự như đoạn văn bản, với một số điểm
lưu ý sau đây:

nên sử dụng kí hiệu liệt kê đơn giản (số Arab, chữ cái Latin thường; chấm tròn
hoặc chấm vuông đầy hoặc rỗng);

biên trái của danh sách thẳng hàng, kí hiệu liệt kê thụt 0,63 cm (0,5 tab) so với biên
trái đoạn văn bản, nội dung tất cả các dòng của mỗi biểu liệt kê thụt 0,63 cm (0,5
tab) so với kí hiệu liệt kê;

nếu liệt kê theo một ý dẫn liền trước với dấu hai chấm: chữ cái đầu mỗi biểu không
viết in hoa (trừ tên riêng), trong biểu không sử dụng dấu chấm, kết thúc mỗi biểu
liệt kê bằng dấu chấm phẩy, kết thúc biểu cuối cùng bằng dấu chấm hết;

nếu có danh sách con trong một biểu liệt kê thì áp dụng tương tự, với dấu phẩy kết
thúc mỗi biểu liệt kê con và dấu chấm phẩy kết thúc biểu liệt kê con cuối cùng;

nếu liệt kê theo một ý dẫn trước đó không có dấu hai chấm: viết câu và dùng dấu
chấm câu như trong đoạn văn bản bình thường.
Đầu trang (header) và chân trang (footer): các thành phần này giúp người đọc định
vị trong quá trình đọc tài liệu, không nên viết quá nhiều mà cần cô đọng ở các
thông tin chính.

Đầu trang: trang chẵn viết tên tác giả, trang lẻ viết tên đề tài vắn tắt; cỡ chữ 11, chữ
thường, đứng; canh biên phải; gạch chân dòng đơn hoặc kép dưới đoạn văn bản.

Chân trang: viết số thứ tự trang (không ghi kèm "Trang"), với dấu cách thống nhất
trong toàn bài (thường là "gạch ngang, khoảng trắng, số thứ tự trang, khoảng trắng,
gạch ngang"); cỡ chữ 11, chữ thường, đứng; canh giữa; gạch đầu dòng đơn hoặc
kép trên đoạn văn bản.

Các trang khai tập: kiểu số La Mã, chữ thường (i, ii, iii,...), đánh số từ i.

Các trang bài chính và phụ đính (từ phần mở đầu trở đi): kiểu số Arab (1, 2, 3,...),
đánh số từ 1.

Các biểu ghi cước chú và hậu chú: nên sử dụng các định dạng mặc định của trình
soạn thảo.

1.2.4 Một số quy tắc nhập liệu

1.2.4.1 Viết tắt


Trong văn bản khoa học, trừ trường hợp các đơn vị đo lường, các chữ viết tắt, kí
hiệu và tên tắt chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và khi khái niệm xuất hiện
nhiều lần trong văn bản. Chữ viết tắt ở đây chỉ dùng cho: các khái niệm đặc thù;
một số danh từ chung phổ biến trong các tài liệu; danh từ xưng hô chỉ các chức
danh; tên tắt của các cơ quan, tổ chức.

Lần đầu tiên xuất hiện trong văn bản, khái niệm phải được viết đầy đủ và chữ viết
tắt được định nghĩa trong ngoặc đơn (dù đã liệt kê trong danh mục kí hiệu và chữ
viết tắt). Từ lần xuất hiện thứ hai trở đi, khái niệm chỉ cần sử dụng chữ viết tắt.
Quy tắc này cũng được áp dụng riêng rẽ cho bài tóm tắt (nếu có). Không sử dụng
chữ viết tắt trong tên tài liệu hay tên các chương mục. Hạn chế sử dụng chữ viết tắt
trong tên bảng và tên hình.

Viết tắt bằng cách viết hoa các chữ cái đầu âm tiết, không có dấu chấm sau mỗi
chữ viết tắt:
các khái niệm đặc thù: KHTN (khoa học tự nhiên), KHXH (khoa học xã hội),
AIDS (Acquired Immunodeficiency Syndrom), PGR (Plant Growth Regulator),
AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism Analysis),...;

các danh từ chung chỉ cơ quan, tổ chức: QH (quốc hội), CP (chính phủ), UB (uỷ
ban), ĐH (đại học), CĐ (cao đẳng), THCN (trung học chuyên nghiệp), TT (trung
tâm),...;

các tên tắt của cơ quan, tổ chức: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT (Giáo dục và Đào tạo),
AUF (Agence universitaire de la Francophonie), ĐHQG-HCM ( Đại học Quốc Gia
Thành phố Hồ Chí Minh)...;

các danh từ chung chỉ chức danh, chức vụ, học vị: TS (tiến sĩ), TT (tổng thống),
CT (chủ tịch), PCT (phó chủ tịch), GS (giáo sư), PGS (phó giáo sư), KS (kĩ sư),
KTS (kiến trúc sư), BS (bác sĩ), BT (bí thư), GĐ (giám đốc), HT (hiệu trưởng),
TTK (tổng thư kí),...

Với các chức danh gây nhầm lẫn với chức danh khác cùng loại thì viết thêm một
chữ thường kèm theo để phân biệt: ThS (thạc sĩ), TTg (thủ tướng),...

Viết hoa các chữ cái đầu âm tiết, có dấu chấm sau chữ tắt cuối cùng:

các danh từ chung chỉ đơn vị hành chính: P. (phường), X. (xã), TT. (thị trấn), Q.
(quận), H. (huyện), TX. (thị xã), TP. (thành phố), T. (tỉnh),...;

các khái niệm thể hiện mức độ thẩm quyền: Q. (quyền), TM. (thay mặt), KT. (kí
thay), TL. (thừa lệnh), TUQ. (thừa uỷ quyền),...;

tên khoa học của chi sinh vật sau khi đã dẫn ra trước đó: Dinophysis caudata, D.
acuminata, Pseudo-nitzschia multiseries, P. pungens, P. pseudodelicatissima,...

Khi trong khái niệm đầy đủ có các yếu tố liên hệ:

liên từ "và": thay liên từ bằng kí hiệu "&" (Bộ GD&ĐT, Liên hiệp các Hội
KH&KT, Trường Đại học KHXH&NV,...);

dấu gạch nối: giữ nguyên dấu, không có khoảng trắng, áp dụng cho cả tên riêng
người nước ngoài (hạ tầng KT-XH, các vấn đề AN-CT&TTATXH, Dubois J-
MM,...).
1.2.4.2 Dấu câu và kí hiệu
Đối với dấu câu và các kí hiệu, vấn đề quan trọng nhất trong kĩ thuật nhập liệu là
có hay không có khoảng trắng trước và sau dấu hay kí hiệu được dùng. Hiện nay
chưa có văn bản nào quy định thống nhất và có hệ thống trong cả nước về việc này.
Bảng dưới đây được mô tả dựa trên việc tham khảo và tổng hợp những quy tắc đã
sử dụng phổ biến trong nhiều loại tài liệu khác nhau trong nước, có đối chiếu với
các bộ tiêu chuẩn hoặc quy tắc phổ biến trên thế giới.

Có hai loại khoảng trắng trong một văn bản nói chung:

Khoảng trắng (bình thường): kí tự rỗng, tạo ra một khoảng trống trên văn bản khi
in ra giấy.

Khoảng trắng dính: là khoảng trắng nhưng không bị tách rời khỏi từ hoặc số liền
trước khi xuống hàng ở cuối câu. Cần dùng khoảng trắng này khi muốn kéo kí hiệu
ở cuối dòng trên xuống dòng dưới cùng với kí tự hay kí số liền trước, thay vì dùng
lệnh/phím ngắt dòng (trên máy tính: nhấn Shift + Enter) hay xuống dòng (nhấn
phím Enter).
Bảng 1. Bảng mô tả kĩ thuật nhập liệu trong văn bản

Dấu, kí hiệu Tên gọi Cách trước Cách sau

, Phẩy văn bản Không Khoảng trắng

, Phẩy số thập phân Không Không

. Chấm văn bản Không Khoảng trắng

. Chấm đơn vị số Không Không

; Chấm phẩy Không Khoảng trắng

: Hai chấm Không Khoảng trắng

! Chấm than Không Khoảng trắng

? Chấm hỏi Không Khoảng trắng

- Gạch nối (ngắn) Không Không


Khoảng trắng Khoảng trắng
– Gạch ngang (dài)
dính dính

/ Gạch chéo Không Không

... Ba chấm Không Khoảng trắng

[...] Chấm lửng Khoảng trắng Khoảng trắng

( Ngoặc đơn mở Khoảng trắng Không

) Ngoặc đơn đóng Không Khoảng trắng

[ Ngoặc vuông mở Khoảng trắng Không

] Ngoặc vuông đóng Không Khoảng trắng

{ Ngoặc móc mở Khoảng trắng Không

} Ngoặc móc đóng Không Khoảng trắng

“ Ngoặc kép mở Khoảng trắng Không

” Ngoặc kép đóng Không Khoảng trắng

‘ Nháy mở Khoảng trắng Không

’ Nháy đóng Không Khoảng trắng

' Phẩy trên Không Không

* Sao (hoa thị) Không Khoảng trắng

Khoảng trắng Khoảng trắng


& Và
dính dính
+-x÷±
Khoảng trắng Khoảng trắng
=≠<>≤≥~ Kí hiệu toán học
dính dính
∑ ...

Khoảng trắng
° Độ (nhiệt độ) Không
dính

Khoảng trắng
° Độ (góc) Không
dính

Khoảng trắng
% Phần trăm Khoảng trắng
dính

Khoảng trắng
g, cm, h, s, l,... Đơn vị đo lường Khoảng trắng
dính

Khoảng trắng
$, £, €, đ,... Đơn vị tiền tệ Khoảng trắng
dính

Một số kí hiệu phái sinh từ các đơn vị kể trên có thể áp dụng tương tự đối với kí
hiệu gốc.

Riêng với đơn vị đo độ (°), khi đi kèm với các kí hiệu khác thì không có khoảng
trắng phía sau: viết °C, °F, °K,...; không viết ° C, ° F, ° K,...

Cần phân biệt các dấu gạch nối (-) và gạch ngang (–):

dấu gạch nối (ngắn) có chức năng nối liền hai từ đứng cạnh nhau thành một từ
ghép, một chuỗi khái niệm không tách rời, hoặc một chuỗi giá trị liên tục: nhận
thức-phát ngôn, hệ thống tác giả-năm, những năm 2011-2015,...

dấu gạch ngang (dài) có chức năng tách rời một thành phần ra khỏi một tổng thể,
thành một đơn vị tương đối độc lập, thường là câu chú thích trong một câu khác:
"Đặc biệt là vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với vận tải hàng hoá – biện
pháp có thể bù đắp một phần sự cố cho chủ tàu..."
1.2.4.3 Đơn vị đo lường
Các văn bản khoa học tiếng Việt bắt buộc phải sử dụng Hệ thống Đơn vị đo lường
Quốc tế (SI). Ngoài ra, còn có một số điểm quan trọng khác cần lưu ý trong việc
trình bày các con số và đơn vị đo lường, trước khi tìm hiểu hệ SI một cách chi tiết.

Dấu thập phân: bắt buộc là dấu phẩy. Nếu trong một số chương trình máy tính
không thay đổi được dấu thập phân, có thể chấp nhận dấu thập phân của hệ đo
lường Anh (dấu chấm) trong hình hay chuỗi số liệu do chương trình đó xuất ra,
nhưng không chấp nhận trong bản văn.

Dấu đơn vị số: đối với các số từ hàng nghìn trở lên (trừ số của năm lịch), có hai lựa
chọn là dùng dấu chấm hoặc khoảng trắng dính để chia từng nhóm ba sốở hai bên
dấu thập phân. Ví dụ: viết 1.000 hoặc 1 000, không viết 1000; viết 15.693 hoặc 15
693, không viết 15693; viết 987.654.321 hoặc 987 654 321, không viết
987654321; viết 12.345,67 hoặc 12 345,67, không viết 12345,67 hoặc 12345.67;
viết 10.234,567.89 hoặc 10 234,567 89, không viết 10.234,56789 hay 10
234,56789;...

Số nhỏ hơn 10: viết bằng chữ mà không viết số, trừ trường hợp đó là thành phần
đánh số hay có một đơn vị đo lường theo sau:

viết: điều thứ hai, một số trường hợp, nhà có ba người, bao gạo nặng năm
kilogram, bao gạo nặng 5 kg, chiếc xe dài 7,5 m, em bé cao một mét hai,...

không viết: điều thứ 2, 1 số trường hợp, nhà có 3 người, bao gạo nặng năm kg, bao
gạo nặng 5 kilogram, chiếc xe dài 7,5 mét, em bé cao 1 mét 2,...

Các chuỗi số: nếu các chuỗi số hay giá trị thuộc một khoảng được biểu diễn bằng
số đầu và số cuối liên kết nhau bằng dấu gạch nối (ngắn):

không dùng khoảng trắng trước và sau dấu gạch nối. Ví dụ: "các trang 21-27",
không viết "các trang 21 - 27"; viết "hiệu suất đạt khoảng 70-85 phần trăm", không
viết " hiệu suất đạt khoảng 70 - 85 phần trăm";

không dùng lẫn lộn "từ" và "kí hiệu" biểu thị khoảng giá trị. Ví dụ: viết "các em
học sinh khoảng từ 6 đến 11 tuổi" hoặc "các em học sinh khoảng 6-11 tuổi", không
viết "các em học sinh khoảng từ 6-11 tuổi",...
1.2.4.4 Các quy tắc cơ bản của hệ SI
Quy tắc chung: chỉ sử dụng đơn vị đo lường được chấp nhận của hệ SI để biểu diễn
các giá trị về số lượng; các đơn vị tương đương khác hệ được đặt trong ngoặc đơn
sau đơn vị SI và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết cho đối tượng đọc.

Bảng 2. Dưới đây là trích đoạn một số quy tắc trình bày các đơn vị đo lường theo hệ SI

Quy tắc Giải thích Ví dụ đúng Ví dụ sai

Chỉ sử dụng chữ viết tắt


tiêu chuẩn của đơn vị đo
lường, các tiền tố, hậu tố 10 sec;
và tên gọi chính thức s hoặc giây; m3/s hoặc 75 cc;
mét khối trên giây 175 mps
Viết tắt
Không có dấu chấm sau
chữ viết tắt của đơn vị 2,0 µL/L; 2,0 x 10-6 V; 1,6 ppm;
Không dùng các cách 4.3 nm/m; 4,3 x 10-9 l 2,3 ppb;
viết ppm, ppb, ppt hay 0,45 ppt
"phần triệu", "phần tỉ",...
để định lượng

Đơn vị đo lường không


Số nhiều thay đổi theo số nhiều l = 75 cm l = 75 cms
hay số ít

Nhân Dấu chấm giữa (·) hoặc Tốc độ âm thanh khoảng Tốc độ âm
hoặc chia một khoảng trắng biểu thanh khoảng
thị phép nhân giữa hai
đơn vị liền kề(trong trình
xử lí văn bản, dấu này 344 m·s-1
được nhập tắt bằng cách
nhấn giữ phím Alt và gõ 344 ms-1
Tốc độ phân rã
các số 0183 từ bàn phím của 113Cs là vào
số) khoảng 21 ms-1 Tốc độ phân rã
của113Cs là
nhiều Phép chia giữa hai đơn vị m/s, m s-2, vào khoảng 21
đơn vị liền kề được biểu diễn m·s-1
m kg/(s3 A),
bằng: m·kg·s-3·A-1
* dấu gạch ngang (với m ÷ s,
hai đơn vị trên dưới), m/s/s,
* hoặc dấu gạch chéo m/s, m s-2, m·kg/s3/A
(nếu từ hai dấu trở lên m kg/(s3 A), m kg s-
phải dùng kèm với các 3 A-1
dấu ngoặc),
* hoặc dấu luỹ thừa âm.

25km khối
25 km khối
Có khoảng trắng ngăn
Khoảng cách giữa đơn vị và con 3 m² 3m²
cách số giá trị, trừ trường hợp
đơn vị đo góc phẳng
Góc rộng
Góc rộng 15° 10' 30"
15 ° 10 ' 30 "

Tên gọi, Không sử dụng lẫn lộn kg/m3, kg·m-3, hay kilogram/m3,
đơn vị, các tên gọi, số giá trị và kilogram trên mét khối kg/mét khối
số giá trị kí hiệu đơn vị một cách
lẫn lộn nhau trong cùng
biểu thức m = 5 kg, dòng điện có m = năm kg,
cường độ 15 A cường độ dòng
điện là 15 ampe

Thể tích nước là


20 mL/kg 20 mL nước/ kg

Cô ấy nói: "Con chó đó [...] "Con chó


nặng 10 kg!" đó nặng 10
kg!"
Các biến số và kí hiệu số
lượng được viết in t = 3 s, trong đó t là thời
nghiêng (riêng trong câu gian và s là giây t = 3 s, trong đó
Hình chữ
hay đoạn văn bản in t là [...]
nghiêng thì được viết
đứng)
T = 22 K, trong đó T là
nhiệt độ tuyệt đối và K T = 22 K, trong
là nhiệt độ Kelvin đóT là [...]

Ghi chú Cần biểu diễn rõ ràng kí 35 cm x 48 cm 35 x 48 cm


toán học hiệu đơn vị đi kèm với
một số giá trị cũng như
phép toán áp dụng cho 1 MHz đến 10 MHz 1 đến 10 MHz
một giá trị số lượng hoặc (1 đến 10) MHz hoặc
1 MHz-10
MHz
20 °C đến 30 °C hoặc
(20 đến 30) °C
20 °C-30 °C
hoặc
123 g ± 2 g hoặc
20 đến 30 °C
(123 ± 2) g

123 ± 2 g
70 % ± 5 % hoặc
(70 ± 5) %
70 ± 5 %

240 x (1 ± 10 %) V
240 V ± 10 %

1.2.4.5 Các công thức toán học


Nếu bài viết có sử dụng các công thức toán học, cần đánh số các công thức bằng số
Arab, đặt trong ngoặc đơn ở sát lề phải sau mỗi công thức và dẫn số thứ tự công
thức ít nhất một lần trong bài viết. Ví dụ:

H = – h·(Ts – Ta) (1)


Có hai cách trình bày các công thức toán học, người viết lựa chọn một cách thống
nhất trong toàn bộ bài viết:

trình bày theo dòng ngang như trong bản văn: cách sử dụng các kí hiệu giống như
quy định sử dụng kí hiệu toán học và các đơn vị đo lường;

trình bày theo dạng công thức toán trên nhiều dòng: sử dụng các chức năng chuyên
về trình bày phương trình toán học của trình soạn thảo (như Microsoft Equation
cho Microsoft Word, Formule cho OpenOffice,...), hoặc các chương trình riêng
chuyên về công thức toán học (như Math Type ...).

Dù trình bày theo cách nào, các công thức cũng cần thống nhất và được đánh số
thứ tự đầy đủ để người đọc dễ theo dõi.

1.3. Hướng dẫn cách trích dẫn Tài liệu tham khảo và lập danh mục Tài liệu
tham khảo

1.3.1 Tài liệu tham khảo (TLTK)


- TLTK bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn,
luận án, khóa luận, bài báo....

- Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu khoa học
(làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,... với các
nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được) và
với người viết báo cáo (phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và
chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm
kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp, tránh
hành động đạo văn...). Có hai cách trích dẫn phổ biến nhất là trích dẫn theo “tên tác
giả - năm” (hệ thống Havard) và trích dẫn theo chữ số (hệ thống Vancouver) là
cách hiện đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam lựa chọn.

- Nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi thông tin được sử dụng. Nguồn
trích dẫn có thể được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối một câu, cuối một đoạn văn hay
cuối một trích dẫn trực tiếp (ví dụ hình vẽ, sơ đồ, công thức, một đoạn nguyên
văn).

1.3.2 Các hình thức và nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo

1.3.2.1 Hình thức trích dẫn


- Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn,
hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải
bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản
gốc được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt
trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ
nặng nề và đơn điệu.

- Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả
lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là
cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích
dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung
thành với nội dung của bài gốc.

- Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn
trong một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông
tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A
mà thông qua một tài liệu của tác giả B. Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê
tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục TLTK. Một tài liệu có yêu cầu khoa
học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu
gốc càng tốt.

1.3.2.2 Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo
- TLTK có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng quan,
phương pháp nghiên cứu, bàn luận. Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu,
kết luận, kiến nghị không sử dụng TLTK.
- Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách
trình bày trong danh mục TLTK.

- Việc trích dẫn là theo thứ tự của TLTK ở danh mục TLTK và được đặt trong
ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, 314-315]. Đối với phần được trích
dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng
ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần, cách nhau bằng dấu phảy và không có
khoảng trắng, ví dụ [19],[25],[41].

- Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng tác giả
phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích
dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác
giả và nguồn tài liệu thì luận án không được duyệt để bảo vệ.

- Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.

- Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục TLTK.

- Tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết.

- Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Chỉ trích dẫn khi người viết phải
có tài liệu đó trong tay và đã đọc tài liệu đó. Không nên trích dẫn những chi tiết
nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ quan, những kiến thức đã trở nên phổ thông.

- Khi một thông tin có nhiều người nói đến thì nên trích dẫn những nghiên cứu/ bài
báo/ tác giả có tiếng trong chuyên ngành.

1.3.3 Xây dựng và cách trình bày danh mục tài liệu tham khảo
- Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo trình tự sử dụng (trích dẫn) trong
luận văn, luận án, bài viết...không phân biệt tiếng Việt, Anh, Pháp...TLTK được
trích dẫn theo số (đã được xác định trong danh mục TLTK), không theo tên tác giả
và năm. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm,
không dịch. Những tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài ít người Việt biết thì có thể
ghi thêm phần tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu. Không nên dùng luận văn, luận
án, Website và hạn chế dùng sách giáo khoa làm TLTK.
1.3.3.1 Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, tập san được trình
bày như sau:
Họ và tên tác giả được viết đầy đủ đối với tên người Việt Nam; Họ (viết đầy đủ),
tên gọi và tên đệm (viết tắt) đối với tên người nước ngoài. Nếu bài báo có nhiều tác
giả, cần ghi tên 3 tác giả đầu và cộng sự (et al-tiếng Anh), năm xuất bản (trong
ngoặc đơn). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập san (ghi nghiêng), tập (số, không có dấu
ngăn cách, đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn), các số trang (gạch nối
giữa hai số, dấu chấm kết thúc). Ví dụ:

1. Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Bảo Sơn và cộng sự (2010). Đột
biến gen mã hóa EGFR trong ung thư phổi. Tạp chí nghiên cứu y học, 3, 30-37.

2. Amanda B.R, Donna P.A, Robin J.L et al (2008). Total prostate specific antigen
stability confirmed after long-term storage of serum at -80C. J.Urol, 180(2), 534-
538.

1.3.3.2 Tài liệu tham khảo là một chương (một phần) trong cuốn sách
ghi như sau:
Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên
phần (hoặc chương), Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên), lần xuất bản (chỉ
ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà
xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia), tập,
trang.. Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác
giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự
(hoặc et al.). Ví dụ:

Kouchoukos N.T (2013). Postoperative care. Kirklin/Barratt-Boyes Cardiac


Surgery, fourth edition, Elsevier Saunder, Philadenphia, 1, 190-249.Bottom of
Form

1.3.3.3 Tài liệu tham khảo là sách ghi như sau:
Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách
(ghi nghiêng, dấu phẩy cuối), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ
hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên
thành phố, không phải ghi tên quốc gia, đặt dấu chấm kết thúc). Nếu sách có hai
tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác
giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.). Ví dụ:

Trần Thừa (1999). Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Phạm Thắng và Đoàn Quốc Hưng (2007). Bệnh mạch máu ngoại vi, Nhà xuất bản
Y học, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002). Các văn bản pháp luật về đào tạo sau đại học, Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

Boulding K.E (1995). Economic Analysis, Hamish Hamilton, London

Grace B. et al (1988). A history of the world, NJ: Princeton University Press,


Princeton.

1.3.3.4 Tài liệu tham khảo là luận án, luận văn, khóa luận ghi như sau:
Tên tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên đề tài luận án, luận văn (ghi
nghiêng, dấu phẩy cuối tên luận án/luận văn), bậc học, tên chính thức của cơ sở
đào tạo. Ví dụ:

- Đoàn Quốc Hưng (2006). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngoại
khoa bệnh thiếu máu chi dưới mạn tính do vữa xơ động mạch, Luận án tiến sĩ y
học, Trường Đại học Y Hà Nội.

- Nguyễn Hoàng Thanh (2011). Nghiên cứu mức sẵn sàng chi trả cho cải thiện điều
kiện vệ sinh môi trường tại huyện Kim Bảng, Hà Nam năm 2010, Luận văn Thạc sĩ
y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

Tài liệu tham khảo là bài báo đăng trong các kỷ yếu của hội nghị, hội thảo, diễn
đàn... ghi như sau:

Tên tác giả (năm). Tên bài báo. Tên kỷ yếu/tên hội nghị/diễn đàn (ghi nghiêng),
Địa điểm, thời gian tổ chức, cơ quan tổ chức, số thứ tự trang của bài báo trong kỷ
yếu. Ví dụ:

- Nguyễn Đức Chính, Phạm Hải Bằng, Phạm Văn Trung và cs (2013). Nhận xét
tình hình bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn
2010-2012. Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống HIV/AIDS lần thứ V,
Trường Đại học Y Hà Nội ngày 2-3/12/2013, Bộ Y tế, 342-346

1.3.3.5 Tài liệu tham khảo là các giáo trình, bài giảng hay tài liệu lưu
hành nội bộ:

Cần cung cấp thông tin cơ bản về tên tác giả, năm xuất bản, tên giáo trình, bài
giảng, nhà xuất bản (nếu có), đơn vị chủ quản. Ví dụ:

- Tạ Thành Văn (2013). Giáo trình Hóa sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học,
Trường Đại học Y Hà Nội

- Hội đồng chức danh Nhà nước (2012). Văn bản pháp quy và tài liệu hướng dẫn
việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2012. Hà
Nội, tháng 5 năm 2012.

1.3.3.6 Tài liệu tham khảo trích dẫn từ nguồn internet, báo mạng (hết
sức hạn chế loại trích dẫn này).
Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên TLTK, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu
đó>, thời gian trích dẫn. Ví dụ:

- Nguyễn Trần Bạt (2009). Cải cách giáo dục Việt Nam,

<http://www.chungta.com/Desktop.aspx/chungtasuyngam/giaoduc/
cai_cach_giao_duc_Viet_Nam/>, xem 12/3/2009

- Anglia Ruskin University. Havard system of Referencing Guide. [online]


Available at: http://libweb.anglia.ac.uk/referencing/havard.htm [Accessed 12
August 2011]

You might also like