You are on page 1of 6

Câu 1: Tương tác thuốc xảy ra khi nào?

A. Tác dụng điều trị của một thuốc bị thay đổi bởi một loại thuốc khác.
B. Dược động học hoặc dược lực học của một thuốc bị thay đổi bởi một thuốc khác.
C. Khoảng điều trị của một thuốc bị thay đổi bởi một thuốc khác.
D. Tác dụng điều trị và độc tính của một thuốc bị thay đổi bởi một thuốc khác.
Câu 2: Sử dụng đồng thời alcolol và diphenhydramine làm tăng tác dụng an thần của cả hai. Vậy
hai chất này tương tác với nhau theo cơ chế nào?
A. Dược động học
B. Dược lực học
C. Chuyển hóa
D. Phân bố
Câu 3: Rifampin gây kích ứng enzyme gan, warfarin chuyển hóa mạnh mẽ qua enzyme gan. Nếu
sử dụng đồng thời hai thuốc này thì sẽ gây thay đổi thông số dược động học nào sau đây?
A. Sinh khả dụng
B. Thể tích phân bố
C. Độ thanh thải gan
D. Thải trừ thận
Câu 4: Saquinavir ức chế chuyển hóa của midazolam qua trung gian CYP3A4. Nếu sử dụng
đồng thời hai thuốc này sẽ gây thay đổi thông số nào sau đây?
A. Sinh khả dụng
B. Thể tích phân bố
C. Hằng số tốc độ thải trừ
D. Thải trừ thận
Câu 5: Phối hợp kháng sinh và các thuốc giảm tiết acid dịch vị dạ dày để điều trị viêm loét dạ
dày tá tràng theo cơ chế tương tác thuốc nào sau đây?
A. Dược động học qua quá trình hấp thu
B. Dược lực học xẩy ra trên cùng vị trí receptor
C. Dược lực học xẩy ra trên các vị trí receptor
D. Dược động học qua quá trình chuyển hóa
Câu 6: Paclitaxel trải qua hiệu ứng lần đầu tại ruột, cyclosporine A ức chế enzyme và protein vận
chuyển thuốc. Sử dụng đồng thời paclitaxel và cyclosporine A có thể gây?
A. Giảm hấp thu của paclitaxel
B. Tăng chuyển hóa của paclitaxel
C. Tăng sinh khả dụng của paclitaxel
D. Giảm thải trừ của paclitaxel
Câu 7: Sự kết hợp các chất ức chế enzyme chuyển angiotensin (thuốc hạ huyết áp) và thuốc lợi
tiểu giữ kali như amiloride có thể làm tăng nồng độ kali máu đến mức đe dọa tính mạng người
bệnh. Hai thuốc này tương tác với nhau qua cơ chế:
A. Bài tiết tích cực ở ống thận
B. Tái hấp thu ở ống lượn gần
C. Dược lực học hiệp đồng
D. Dược lực học đối kháng
Câu 8: Sử dụng đồng thời các thuốc quinolones và các thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolides
làm kéo dài khoảng QT (điện tâm đồ) gây xoắn đỉnh đe dọa đến tính mạng người bệnh. Hai
thuốc này tương tác với nhau qua cơ chế:
A. Bài tiết tích cực ở ống thận
B. Tái hấp thu ở ống lượn gần
C. Dược lực học hiệp đồng
D. Dược lực học đối kháng
Câu 9: Ibuprofen (thuốc giảm đau kháng viêm không steroid) làm giảm tác dụng hạ áp của thuốc
ức chế men chuyển angiotensin khi sử dụng đồng thời. Hai thuốc này tương tác với nhau qua cơ
chế:
A. Bài tiết tích cực ở ống thận
B. Tái hấp thu ở ống lượn gần
C. Dược lực học hiệp đồng
D. Dược lực học đối kháng
Câu 10: Tương tác dược lực học xảy ra khi:
A. Phối hợp các thuốc có tác dụng dược lý hoặc tác dụng phụ tương tự nhau hoặc đối
kháng lẫn nhau
B. Phối hợp các thuốc có dược động học đối kháng lẫn nhau gây giảm tác dụng của thuốc
dùng cùng
C. Phối hợp các thuốc có dược lực đối kháng lẫn nhau gây giảm tác dụng của thuốc dùng
cùng
D. Phối hợp các thuốc có cơ chế tác dụng và con đường chuyển hóa tương tự nhau hoặc đối
kháng lẫn nhau
Câu 11: Các báo cáo về rối loạn nhịp tim do nồng độ 2 loại thuốc kháng histamine là terfenadine
và astemizole trong máu cao bất thường đã dẫn đến việc rút khỏi chúng khỏi thị trường. Điều nào
sau đây giải thích phù hợp nhất hiệu ứng này?
A. Điều trị đồng thời với rifampin
B. Sử dụng các loại thuốc này bởi người nghiện rượu mãn tính
C. Sử dụng những thuốc này của những người hút thuốc mãn tính
D. Điều trị những bệnh nhân này bằng ketoconazole, thuốc chống nấm
Câu 12: Loại thuốc nào sau đây đã được phát hiện gây quái thai mạnh ở người?
A. Isoniazid
B. Isotretinoin
C. Hydralazine
D. Propylthiouracil
Câu 13: Sau đây là một thuốc gây quái thai đã được chứng minh ở người:
A. Chloroquine
B. Warfarin
C. Dicyclomine
D. Methyldopa
Câu 14: Thời kỳ mang thai nào dễ bị tổn thương nhất gây dị tật thai nhi do thuốc?
A. 18-55 ngày tuổi thai
B. 56-84 ngày tuổi thai
C. Ba tháng thứ 2
D. 36 tuần trở đi
Câu 15: Các xét nghiệm độ nhạy cảm với thuốc trong da có thể phát hiện sự hiện diện của loại
mẫn cảm nào sau đây?
A. Loại I (phản vệ)
B. Loại II (tế bào học)
C. Loại III (chậm)
D. Tất cả các loại
Câu 16: Cách dùng adrenaline thích hợp nhất trong trường hợp sốc phản vệ là?
A. Nội tâm mạc
B. Truyền tĩnh mạch
C. Tiêm bắp
D. Tiêm dưới da
Câu 17: Các phản ứng quá mẫn loại II, loại III và loại IV có thể được ức chế bằng cách sử dụng
thuốc nào sau đây?
A. Adrenaline
B. Thuốc kháng histamin H1
C. Corticosteroid
D. Sod. Cromoglycate
Câu 18: Biện pháp nào sau đây có thể cứu sống bệnh nhân trong trường hợp sốc phản vệ?
A. Hydrocortisone tiêm tĩnh mạch
B. Truyền tĩnh mạch chlorpheniramine maleate
C. Adrenaline hydrochloride tiêm bắp
D. Truyền tính mạch glucose-muối
Câu 19: Phát biểu nào về quá trình khám phá thuốc là đúng?
A. Chỉ bao gồm thử nghiệm tiền lâm sàng trong phòng thí nghiệm và trên động vật
B. Là quá trình xác định tính hiệu quả và an toàn của các ứng cử viên thuốc tiềm năng
C. Là quá trình các hợp chất trị liệu được điều chế thành thuốc
D. Đảm bảo không có tác dụng phụ liên quan đến các ứng cử viên thuốc tiềm năng
Câu 20: cấu trúc protein nào sau đây nằm trên màng tế bào và tương tác với các phân tử tín hiệu
nội sinh hoặc một số loại thuốc để bắt đầu một phản ứng nội bào?
A. Enzyme
B. Hormone
C. Phối tử
D. Receptor
Câu 21: Phản ứng có hại của thuốc (ADR) là gì?
A. Các tác dụng hiệp đồng khi một số loại thuốc được dùng đồng thời
B. Đáp ứng với việc tăng liều thuốc cần thiết để đạt được kết quả sinh lý tương tự
C. Đáp ứng sinh lý ngoài ý muốn gây ra bởi thuốc gây hại cho bệnh nhân
D. Tương tác hóa học có hại giữa hai loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng
lâm sàng giống nhau
Câu 22: Phát biểu nào về chất chủ vận từng phần là đúng?
A. Chất chủ vận từng phần là các phân tử luôn có thể gây ra phản ứng tối đa bất kể sự hiện
diện của chất đối kháng
B. Chất chủ vận từng phần là các phân tử có ái lực với thụ thể đích nhưng không có hiệu quả
C. Chất chủ vận từng phần là các phân tử có ái lực và hiệu quả đối với thụ thể đích
D. Chất chủ vận từng phần là các phân tử có tác dụng chủ vận đối với thụ thể, nhưng
chỉ bao giờ đạt được phản ứng dưới mức tối ưu
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là định nghĩa chính xác về sinh khả dụng?
A. Sinh khả dụng mô tả tỷ lệ của thuốc được chuyển hóa rất nhanh và do đó không có sẵn để
gây ra hiệu ứng sinh lý.
B. Sinh khả dụng mô tả khả năng của các chất chuyển hó thuốc gây ra tác dụng sinh lý
không mong muốn.
C. Sinh khả dụng mô tả tỷ lệ của liều thuốc được sử dụng trong cơ thể và tạo ra các tác
dụng sinh lý mong muốn.
D. Sinh khả dụng là khoảng thời gian một loại thuốc được sử dụng có trong cơ thể và do đó
có sẵn để gây ra hiệu ứng sinh lý.
Câu 24: Tại sao nên cẩn thận khi kê đơn kết hợp warfarin và amiodarone?
A. Amiodarone và warfarin đều có tác dụng chống đông máu.
B. Amiodarone có thể đảo ngược tác dụng chống đông máu của warfarin.
C. Amiodarone có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin.
D. Warfarin có thể đảo ngược tác dụng chống loạn nhịp của amiodarone.
Câu 25: Giám sát ADR là trách nhiệm của ai?
A. Cán bộ y tế
B. Bác sĩ
C. Dược sĩ
D. Cán bộ tại trung tâm ADR quốc gia
Câu 26: Trường hợp nào sau đây cần phải báo cáo ADR?
A. Nghi ngờ ADR
B. Có khả năng ADR
C. Có thể là ADR
D. Chắc chắn là ADR
Câu 27: ADR với tần suất thường gặp tức là có thể xẩy ra với tần suất bao nhiêu?
A. >1/10
B. 1/100<tần suất<1/10
C. 1/1000<tấn suất<1/100
D. <1/1000
Câu 28: ADR với tần suất ít gặp tức là có thể xẩy ra với tần suất bao nhiêu?
A. >1/10
B. 1/100<tần suất<1/10
C. 1/1000<tần suất<1/100
D. <1/1000
Câu 29: ADR typ A bao gồm đặc điểm nào sau đây?
A. Liên quan đến liều
B. Không phụ thuộc liều dùng
C. Không liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc
D. Là loại ADR hiếm gặp
Câu 30: ADR typ A bao gồm đặc điểm nào sau đây?
A. Mức độ thường nhẹ
B. Mức độ thường nặng
C. Không liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc
D. Là loại ADR hiếm gặp
Câu 31: ADR typ A bao gồm đặc điểm nào sau đây?
A. Có thể tiên lượng được
B. Không thể tiên lượng được
C. Không liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc
D. Là loại ADR hiếm gặp
Câu 32: ADR typ B bao gồm đặc điểm nào sau đây?
A. Có thể tiên lượng được
B. Liên quan đến liều dùng
C. Không liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc
D. Là loại ADR thường gặp
Câu 33: ADR typ B bao gồm đặc điểm nào sau đây?
A. Mức độ biểu hiện nhẹ
B. Mức độ biểu hiện nặng
C. Liên quan đến liều dùng
D. Là loại ADR thường gặp

You might also like