KSCL Lí

You might also like

You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI KSCL NĂM HỌC 2018-2019

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO MÔN: VẬT LÝ 10


Thời gian làm bài: 50 phút;

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:…............................................................Số báo danh:…......................


(Những bài toán không yêu cầu tính g lấy g =10 m/s2)

Câu 1: Chọn phát biểu đúng khi nói về động năng:


A. Động năng là đại lượng vô hướng, có giá trị đại số.
B. Động năng không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
C. Độ biến thiên động năng bằng công của nội lực
D. Độ biến thiên động năng bằng tổng công của các ngoại lực tác dụng lên vật.
Câu 2: Cho vật rắn nằm cân bằng dưới tác dụng của 3 lực không song song . Chọn phát
biểu sai:
A. hợp lực bằng 0. B. Ba lực đồng phẳng
C. Ba lực đồng quy D. Các lực tác dụng không đồng thời
Câu 3: Khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (Bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được xác định theo
công thức:
A. . B. .

C. . D.

Câu 4: Cho một vật chuyển động tròn đều với chu kì T = π(s) trên đường tròn bán kính R = 10(m).
Tốc độ dài của vật:
A. 20 (m/s) B. 5(m/s) C. 10π (m/s) D. 5π (m/s)
Câu 5: Cho hai vật có khối lượng m1, m2 đặt trên giá nằm ngang. Ban đầu m 1 chuyển động với vận
tốc 5 m/s đến va chạm với m2 đang đứng yên, sau va chạm hai vật đều bật ngược lại với vận tốc m 1 và
m2 lần lượt là 1 m/s và 3 m/s. Tìm m1/m2
A. 2 B. 0,5 C. 4 D. 0,25
Câu 6: Cho 2 vật có khối lượng lần lượt là m 1 và m2 = 2m1 đang chuyển động với vận tốc v1 và v2 =
0,5v1. Biết vật m1 có động năng là 50(J). Động năng của vật m2:
A. 100(J) B. 25(J) C. 200(J) D. 50(J)
Câu 7: Trong giới hạn đàn hồi của lò xo, lực đàn hồi của lò xo:
A. Luôn là lực kéo B. có phương trùng với trục lò xo
C. luôn là lực đẩy D. Có độ lớn tỉ lệ thuận với chiều dài lò xo
Câu 8: Cho một vật chịu tác dụng đồng thời của 2 lực F1 = 20(N), F2 = 15(N). Hợp lực của hai lực :
A. 30(N) B. 50(N) C. 40(N) D. 45(N)
Câu 9: Chọn phát biều đúng. Cánh tay đòn là
A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của véc tơ lực
B. Bằng chiều dài vec tơ lực
C. Khoảng cách từ ngọn của véc tơ lực đến trục quay.
D. Khoảng cách từ điểm đặt lực đến trục quay.
Câu 10: Vec tơ động lượng là vec tơ:
A. Có phương vuông góc với vec tơ vận tốc
B. Cùng phương, cùng chiều với vecto vận tốc
C. Cùng phương ngược chiều với vecto vận tốc
D. Có phương không phụ thộc vào vecto vận tốc
Câu 11: Cho một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình vận tốc v = 10 -2.t( m/s).
Quãng đường vật đi được trong 2(s) cuối trước khi dừng lại là:

Trang 1/4 - Mã đề thi 132


A. 25(m) B. 36 (m) C. 4(m) D. 21(m)
Câu 12: Chọn phát biểu không đúng về công thức cộng vận tốc:
A. B. C. D.
Câu 13: Cho hệ gồm 2 vật m1 = 200(g) và m2 = 500(g) chuyển động với vận tốc v1 = 36(km/h) và v2
= 3(m/s) theo 2 phương vuông góc; Động lượng của hệ:
A. 3,5(kg.m/s) B. 2,5(kg.m/s) C. 0,5(kg.m/s) D. 3(kg.m/s)
Câu 14: Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm :
A. Là hợp lực các lực tác dụng lên vật. B. Là trọng lực
C. Là lực đàn hồi. D. Là lực ma sát
Câu 15: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động thẳng đều:
A. Quãng đường vật đi được tỉ lệ thuận với bình phương thời gian chuyển động.
B. Quãng đường vật đi được tỉ lệ nghịch với thời gian chuyển động.
C. Quãng đường vật đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
D. Quãng đường vật đi được tỉ lệ nghịch với bình phương thời gian chuyển động.
Câu 16: Chọn phát biểu sai. Động lượng của hệ được bảo toàn khi:
A. Hệ là hệ kín B. Fngoại << Fnội
C. Các ngoại lực cân bằng nhau D. Hệ không có ma sát
Câu 17: Cho hai vật có khối lượng m1, m2 có động lượng p1 và p2 có cùng động năng. Chọn đáp án
đúng:

A. B. C. D.

Câu 18: Chọn phát biểu đúng khí nói về lực thế:
A. Công của lực thế phụ thuộc vào dạng quỹ đạo.
B. Công của lực thế theo đường cong khép kín bằng 0.
C. Công của lực thế bằng độ biến thiên cơ năng.
D. Công của lực thế bằng độ biến thiên động năng.

Câu 19: Cho một lò xo có độ cứng k = 50N/m. Nếu dùng lực F =2(N) để nén lò xo thì lò xo dài
18(cm). Chiều dài lò xo nếu dùng lực F’ = 1,5(N) để kéo lò xo:
A. 15(cm) B. 20(cm) C. 25(cm) D. 22(cm)
Câu 20: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng
thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s2). Công suất trung bình của lực kéo là:
A. 500 W. B. 50W. C. 5W. D. 0,5 W.
Câu 21: Một viên đạn đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 150 m/s thì nổ thành 2 mảnh có
cùng khối lượng. Mảnh thứ nhất bay thẳng đứng lên trên với vận tốc v 1 = 400 m/s. Vận tốc của mảnh
2:
A. 250 m/s B. 500 m/s C. 550 m/s D. 400 m/s
Câu 22: Cho một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất, biết vận tốc của vật khi chạm đất bằng
40(m/s). Tìm thời gian vật rơi được 18,75 m cuối:
A. 0,5 (s) B. 0,25 (s) C. 1,17 (s) D. 1(s)
Câu 23: Một vật m gắn vào lò xo có độ cứng là k = 100N/m. Khi lò xo giãn 4 cm thì thế năng đàn hồi
là:
A. 0,08 J B. 800 J C. 4 J D. 0,16 J
0
Câu 24: Từ độ cao h = 15 m ném 1 vật hướng chếch lên trên hợp với vận tốc v = 20 m/s phương
0

ngang góc α = 45 . Bỏ qua ma sát. Độ cao cực đại của vật:

A. 55 m B. 35 m C. 25 m D. 30 m

Trang 2/4 - Mã đề thi 132


Câu 25: Dùng lực F = 30(N) hợp với phương ngang góc 30 0 kéo vật m = 5(kg) trượt trên mặt sàn
nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là . Gia tốc của vật:
A. B. C. 1,2 D. 1,6
Câu 26: Dùng lực F có phương ngang kéo vật m = 5(kg) trượt trên mặt sàn nằm ngang, vật chuyển
động với gia tốc 2 m/s2. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật với sàn là 0,4. Giá trị của F:
A. 40(N) B. 10(N) C. 20 (N) D. 30(N)
Câu 27: Cho vật m chuyển động từ chân mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α = 30 0 lên dốc với vận
tốc ban đầu v0 = 4(m/s). Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là . Độ cao
cực đại của vật:
A. 1m. B. 2m. C. 1,6m. D. 0,5m.
Câu 28: Dùng lực F hướng dọc theo mặt phẳng nghiêng, kéo vật m = 2 (kg) chuyển động lên trên
mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng 45 0. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt nghiêng 0,5. Vật đi
lên mặt nghiêng với gia tốc . Giá trị của F
A. B. C. D.
Câu 29: Cho thanh AB đồng chất có khối lượng
m = 20kg có thể quay quanh trục cố đinh đi qua O
O. Biết OB = 4.OA, để thanh nằm cân bằng theo B
phương ngang người ta đặt thêm vào đầu A vật m. A
Giá trị của m

A. 30 kg B. 20 kg C. 50 kg D. 40kg
Câu 30: Từ độ cao h ném một vật theo phương ngang với vận tốc ban đầu v 0 = 15(m/s). Biết vận tốc
của vật khi chạm đất là 25(m/s). Tìm tầm bay xa của vật
A. 20(m) B. 40(m) C. 25(m) D. 30(m)
Câu 31: Cho vật m chuyển động lần lượt với vận tốc v 1 và v2 thì có động năng tương ứng là 100 (J)
và 144(J). Động năng của vật nếu vật chuyển động với vận tốc v = 6v1 + 5v2 là:
A. 3600(J) B. 14400(J) C. 28800(J) D. 25600(J)
Câu 32: Cho vật m=10kg trượt không ma sát trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực F hợp
với phương ngang góc α sau khi đi được một đoạn đường thì vận tốc của vật tăng từ 0 đến 21,6 km/h.
Công của lực F:
A. 180(J) B. 360(J) C. 216(J) D. 60(J)
Câu 33: Cho hai vật có khối lượng m 1 = 25(kg) và m2 đặt tại hai điểm cách nhau 1 khoảng r thì lực
hấp dẫn có độ lớn 20,01.10-10(N). Nếu thay đổi khoảng cách 2 vật 1 khoảng 3(m) thì lực hấp dẫn khi
đó là 125,0625.10-10(N). Giá trị của m2 :
A. 15kg B. 30kg C. 10kg D. 20 kg
Câu 34: Cho một con lắc lò xo năm ngang gồm vật m =500 g gắn vào lò xo k = 200 N/m. Ban đầu từ
vị trí lò xo không biến dạng truyền cho vật vận tốc v = theo hướng làm cho lò xo dãn.
Biết hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,2. Độ dãn cực đại của lò xo:
A. 0,08 m B. 0,06 m C. 0,04 m D. 0,05 m
Câu 35: Một con lắc đơn gồm vật m và dây treo có chiều dài l = 1(m). Biết lực căng dây của vật khi
qua vị trí cân bằng gấp 3 lần khi vật ở vị trí cao nhất. Bỏ qua ma sát.Tìm góc lệch cực đại của dây
treo so với phương thẳng đứng:
A. 600 B. 300 C. 530 D. 470
Câu 36: Ném một vật khối lượng m từ độ cao h theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi chạm đất,
vật nảy lên độ cao cực đại . Bỏ qua mất mát năng lượng khi chạm đất .Vận tốc ném ban đầu
phải có giá trị:

Trang 3/4 - Mã đề thi 132


A. . B. . C. . D. .

Câu 37: Một con lắc lò xo gôm vật m = 300(g) lò xo có độ cứng k = 120(N/m) đặt nằm ngang. Ban

đầu kéo vật đến vị trí lò xo dãn 6 cm và truyển cho vật vận tốc v = 160 cm/s theo hướng làm cho lò

xo dãn. Độ dãn cực đại của lò xo:

A. 0,1 m B. 0,15 m C. 0,2 m D. 0,05 m


Câu 38: Tư đỉnh mặt phẳng nghiêng có độ cao h =
2,5(m) thả vật m = 400 g trượt không ma sát xuống
chân mặt phẳng nghiêng, khi đến chân mặt phẳng
nghiêng vật tiếp tục chuyển động vào một cung tròn có
bán kính R = 1m. Áp lực của vật lên cung tròn tại vị trí
bán kính hợp với phương thẳng đứng góc 600( hình vẽ)

A. 8 N B. 4 N C. 6 N D. 10 N
Câu 39: Dùng lực F lần lượt kéo vật m1, m2, m3 chuyển động không ma sát trên mặt sàn nằm ngang
thì gia tốc của các vật lần lượt là 6(m/s 2), 3(m/s2) và 2(m/s2). Nếu dùng lực F kéo vật m = 3m1 + 1,5m2
+ 2m3 thì gia tốc của vật là:
A. 0,5(m/s2) B. 0,25 (m/s2) C. 1/3 (m/s2) D. 1 (m/s2)
Câu 40: Một xe có khối lượng m = 10 kg chuyển động đều lên dốc, dài 10 m nghiêng so với
đường ngang. Biết hệ số ma sát trượt 0,2 . Công của lực kéo F (Theo phương song song với mặt
phẳng nghiêng) khi xe lên hết dốc là:
A. 800 J. B. 103J. C. 650 J. D. 450 J.

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 132

You might also like