You are on page 1of 5

Trang 1/4 - https://thi247.

com/

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN VẬT LÍ – KHỐI 10

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Mã đề: 201

Câu 1. Chọn ý sai. Chuyển động tròn đều có


A. vectơ gia tốc luôn không đổi. B. quỹ đạo chuyển động là đường tròn.
C. gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo. D. tốc độ góc không đổi theo thời gian.
Câu 2. Một chiếc thuyền đang xuôi dòng với vận tốc 30 km/h so với bờ, vận tốc của dòng nước là 5
km/h. Vận tốc của thuyền so với nước là
A. 15 km/h. B. 25 km/h. C. 35 km/h. D. 20 km/h.
Câu 3. Một chất điểm chuyển động tròn đều với bán kính R, tốc độ dài là v, tốc độ góc là ω. Gia tốc
hướng tâm aht có biểu thức:
v2
A. a ht = Rv . B. a ht = v . C. a ht = D. a ht = R .
2 2 2
.
R
Câu 4. Rơi tự do là chuyển động
A. chậm dần đều. B. thẳng nhanh dần đều.
C. nhanh dần. D. thẳng đều.
Câu 5. Đứng ở trái đất ta sẽ thấy
A. mặt trời và trái đất đứng yên, mặt trăng quay quanh trái đất.
B. mặt trời đứng yên, trái đất quay quanh mặt trời, mặt trăng quay quanh trái đất.
C. mặt trời đứng yên, trái đất và mặt trăng quay quanh mặt trời.
D. trái đất đứng yên, mặt trời và mặt trăng quay quanh trái đất.
Câu 6. Tọa độ của vật chuyển động tại một thời điểm phụ thuộc vào
A. quỹ đạo của vật. B. kích thước của vật. C. hệ trục tọa độ. D. tốc độ của vật.
Câu 7. Một học sinh đứng lan can tầng bốn ném quả cầu A thẳng đứng lên trên, đồng thời ném quả cầu B
thẳng đứng xuống dưới với cùng tốc độ. Bỏ qua sức cản của không khí, quả cầu nào chạm mặt đất có tốc
độ lớn hơn?
A. Không xác định được tốc độ các quả cầu vì thiếu độ cao.
B. Quả cầu ném xuống.
C. Cả hai quả cầu chạm đất có cùng tốc độ.
D. Quả cầu ném lên.
Câu 8. Cho hai lực đồng qui có cùng độ lớn 100N. Hỏi góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng
có độ lớn bằng 100N
A. 1800 . B. 0 0 C. 1200 . D. 900 .
Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?
A. Lúc t = 0 thì vận tốc của vật luôn khác 0.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. Ở cùng một nơi và gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
D. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
Câu 10. Trong trường hợp nào sau đây không thể coi vật chuyển động là chất điểm?
A. Trái Đất trong chuyển động tự quay của nó.
B. Viên đạn chuyển động trong không khí.
C. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
D. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
Câu 11. Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 4 giây. Chu kì quay của bánh xe là?
A. 0,02s. B. 50s. C. 25s. D. 0,04s.
Câu 12. Hai lực thành phần có độ lớn lần lượt là F1 và F2, hợp lực của chúng có độ lớn là F. Ta có:
A. F luôn nhỏ hơn F2. B. F luôn lớn hơn F1. C. F không thể bằng F1. D. |F1 - F2| ≤ F ≤ F1 + F2.
Trang 2/4 - https://thi247.com/

Câu 13. Hãy chỉ ra phát biểu sai:


A. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
B. Chuyển động đi lại của một pittông trong xylanh là chuyển động thẳng đều.
C. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
D. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường vật đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.
Câu 14. Đồ thị tọa độ − thời gian trong chuyển động thẳng của một chất điểm có dạng như hình vẽ.
Trong khoảng thời gian nào xe chuyển động thẳng đều?
x

O t1 t2 t(s)

A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2. B. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2
C. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều. D. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
Câu 15. Công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là:
A. v = vo+ t2 B. v = vo + at C. v = vo+ at2 D. v = vo+ t
Câu 16. Hành khách A đứng trên toa tàu, nhìn qua cửa sổ thấy hành khách B ở toa tàu bên cạnh. Hai toa
tàu đang đỗ trên hai đường tàu trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào sau
đây chắc chắn không xảy ra?
A. Toa tàu A chạy về phía trước, toa tàu B đứng yên.
B. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, A chạy nhanh hơn.
C. Toa tàu A đứng yên, toa tàu B chạy về phía sau.
D. Cả hai toa tàu cùng chạy về phía trước, B chạy nhanh hơn.
Câu 17. Một vật chuyển động tròn đều với chu kì T, tần số góc ω, số vòng mà vật đi được trong một giây
là f. Chọn hệ thức đúng.
2 2 1
A.  = . B.  = . C. T = f . D. T = 2 .
T f f
Câu 18. Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều
A. tăng đều theo thời gian. B. luôn luôn không đổi.
C. giảm đều theo thời gian. D. luôn bằng 0.
Câu 19. Để xác định vị trí một tàu trên biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây?
A. Vĩ độ của con tàu tại mỗi điểm. B. Kinh độ của con tàu tại mỗi điểm.
C. Hướng đi của con tàu tại mỗi điểm. D. Ngày, giờ con tàu đến mỗi điểm.
Câu 20. Phương trình chuyển động của vật có dạng: x = 10 + 5t − 4t2 (m; s). Biểu thức vận tốc tức thời
của vật theo thời gian là:
A. v = −8t + 5 (m/s). B. v = −4t + 5 (m/s). C. v =−4t − 5 (m/s). D. v = 8t − 5 (m/s).
Câu 21. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 3m/s và gia tốc có độ lớn 2m/s2 .
Thời điểm ban đầu vật ở gốc toạ độ và chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ thì phương trình
có dạng
A. x = −3t − 2t 2 B. x = −3t + t 2 C. x = 3t + t 2 D. x = 3t − t 2
Câu 22. Phép tổng hợp lực tuân theo qui tắc
A. ra Bắc vào Nam. B. bàn tay trái. C. bàn tay phải. D. hình bình hành.
Câu 23. Tại một nơi có gia tốc trọng trường g, một vật có khối lượng m rơi tự do từ độ cao h xuống mặt
đất. Ngay trước khi chạm đất vật đạt tốc độ
A. v = 2gh . B. v = gh . C. v = 2 gh . D. v = mgh.
Câu 24. Vận tốc trong chuyển động thẳng đều có
A. độ lớn biến đổi đều theo thời gian. B. độ lớn tăng dần theo thời gian.
C. hướng và độ lớn không thay đổi theo thời gian. D. độ lớn thay đổi theo thời gian.
Câu 25. Hai người cột hai sợi dây vào đầu một chiếc xe và kéo. Lực kéo xe lớn nhất khi hai lực kéo F1 và
F2
A. ngược chiều với nhau. B. tạo với nhau một góc 45°.
C. cùng chiều với nhau. D. vuông góc với nhau.
Trang 3/4 - https://thi247.com/

Câu 26. Trong các phương trình dưới đây phương trình nào là phương trình tọa độ của chuyển động
thẳng đều với tốc độ 4m/s
A. v= 6 - 4t B. s = 4t + t 2 C. x = 4 + 4t + 2t 2 D. x= 5 − 4(t−1)
Câu 27. Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1= 40N, F2= 30N hợp với nhau một góc 900. Hợp lực của hai
lực có độ lớn là
A. 50N B. 70N C. 10N D. 40N
Câu 28. Đơn vị của lực là
A. Vôn (V). B. Jun (J). C. Ampe (A). D. Newton (N).
Câu 29. Hãy viết phương trình chuyển động của một ô tô chuyển động thẳng đều biết rằng tại t1 = 2h thì
x1 = 40km và tại t 2 = 3h thì x2 = 90km
A. x= - 60 + 50t B. x = - 60 + 20t C. x = - 60 + 40t D. x = - 60 + 30t
Câu 30. Cho một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong 2s cuối cùng trước khi chạm đất, vật rơi được quãng
đường 60m. Tính thời gian rơi và độ cao h của vật lúc thả, lấy g = 10 m/s2.
A. 3s; 70m. B. 6s; 45m. C. 5s; 75m. D. 4s; 80m.
Câu 31. Một vật được thả rơi từ độ cao 1280m so với mặt đất. Lấy g = 10m / s2 . Khi tốc độ của vật là
40m/s thì vật còn cách mặt đất bao nhiêu? Còn bao lâu nữa thì vật rơi đến đất? Coi vật rơi tự do.
A. 1200m; 12s .B. 800m; 15s. C. 900m; 20s. D. 1000m; 6s.
Câu 32. Một người đi xe đạp từ A đến B có chiều dài 24km. Theo dự kiến, nếu đi liên tục không nghỉ thì
sau 3h người đó sẽ đến B. Nhưng khi đi được 30 phút, người đó dừng lại 30 phút rồi mới đi tiếp. Hỏi ở
quãng đường sau, người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để kịp đến B.
A. 60km/h. B. 10km/h. C. 80/9km/h. D. 70km/h .
Câu 33. Một đường dốc AB có độ dài là 400m. Một người đang đi xe đạp với vận tốc 2m/s thì bắt đầu
xuống dốc nhanh dần đều tại đỉnh A với gia tốc 0,2m/s2, cùng lúc đó một ô tô lên dốc từ chân dốc B chậm
dần đều với vận tốc 20m/s và gia tốc là 0,4 m/s2. Xác định thời điểm để hai xe cách nhau 40m ?
t = 22,5s t = 17,8s t = 11,3s t = 13,8s
A.  B.  C.  D. 
t = 7,8s t = 22,2 s t = 6,5s t = 22,2s
Câu 34. Một ô tô đang đi với v = 54km/h bỗng người lái xe thấy có ổ gà trước mắt cách xe 75m. Người
ấy phanh gấp và xe vừa đến ổ gà thì dừng lại. Thời gian hãm phanh là
A. 6s B. 10s C. 4s D. 5s
Câu 35. Trong bài thực hành đo gia tốc rơi tự do tại phòng thí nghiệm, một học sinh đo quãng đường vật
rơi là s = 798  1( mm) và thời gian rơi là t = 0,404  0,005( s ) . Gia tốc rơi tự do tại phòng thí nghiệm bằng
(
A. g = 9,87  0,014 m/s .
2
) ( )
B. g = 9,78  0,014 m/s .
2

C. g = 9,78  0,25(m / s2 ) . D. g = 9,87  0,026 ( m/s ) .


2

Câu 36. Một người đi xe đạp chuyển động nhanh dần đều đi được S1 = 24m, S2 = 64m trong 2 khoảng
thời gian liên tiếp bằng nhau là 4s. Xác định vận tốc ban đầu và gia tốc của xe đạp.
A. 2m/s; 2,5m/s2. B. 1,5m/s; 1,5m/s2. C. 3m/s; 2,5m/s2. D. 1m/s; 2,5m/s2.
Câu 37. Một vật có khối lượng m được đặt trên mặt của một của một cái nêm nghiêng một góc α = 45°
như hình vẽ. Lấy g = 10 m/s2. Để vật m rơi tự do xuống dưới theo phương thẳng đứng thì phải truyền cho
m

nêm một gia tốc theo phương ngang có giá trị nhỏ nhất bằng
a

A. 10 m/s2. B. 10 3 m/s2. C. 20 m/s2. D. 15 m/s2.
Câu 38. Ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc v=0,05 km/h. Một hành khách cách ô tô đoạn a=400m
và cách đoạn đường d=80m, muốn đón ô tô. Hỏi người ấy phải chạy với vận tốc nhỏ nhất là bao nhiêu để
đón ô tô.
A. 12,8km/h. B. 6,2km/h. C. 10,8km/h. D. 5,6km/h.
Trang 4/4 - https://thi247.com/

Câu 39. Một xe tải cần chuyển hàng giữa hai điểm A và B cách nhau một khoảng L=1km. Chuyển động
của xe gồm hai giai đoạn: khởi hành tại A chuyển động nhanh dần đều và sau đó tiếp tục chuyển động
chậm dần đều và dừng lại tại B. Biết rằng độ lớn gia tốc của xe trong suốt quá trình chuyển động không
vượt quá 2m/s2. Thời gian ít nhất để xe đi được quãng đường trên là
A. 10 5 s. B. 40s. C. 20 5 s. D. 20 2 s.
Câu 40. Một vật có khối lượng 5kg được treo như hình vẽ và được giữ yên bằng thanh nhẹ OA và dây
OB. Biết OA và OB hợp với nhau một góc 450 , g=10m/s2 . Lực nén lên thanh OA và lực căng của dây
B

OB lần lượt là: A 450


O

P
A. 25N; 25 3 N. B. 50N; 50 2 N. C. 50N; 50N. D. 50 2 N; 50N.

_______________ HẾT _______________


Trang 1/4 - https://thi247.com/

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN VẬT LÍ – KHỐI 10

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Đáp án mã đề: 201


01. A; 02. B; 03. C; 04. B; 05. D; 06. C; 07. C; 08. C; 09. A; 10. A; 11. D; 12. D; 13. B; 14. D; 15. B;
16. D; 17. A; 18. B; 19. C; 20. A; 21. B; 22. D; 23. A; 24. C; 25. C; 26. D; 27. A; 28. D; 29. A; 30. D;
31. A; 32. B; 33. B; 34. B; 35. C; 36. D; 37. A; 38. C; 39. C; 40. B;

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN VẬT LÍ – KHỐI 10

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC

Đáp án mã đề: 201

01. ; - - - 11. - - - ~ 21. - / - - 31. ; - - -

02. - / - - 12. - - - ~ 22. - - - ~ 32. - / - -

03. - - = - 13. - / - - 23. ; - - - 33. - / - -

04. - / - - 14. - - - ~ 24. - - = - 34. - / - -

05. - - - ~ 15. - / - - 25. - - = - 35. - - = -

06. - - = - 16. - - - ~ 26. - - - ~ 36. - - - ~

07. - - = - 17. ; - - - 27. ; - - - 37. ; - - -

08. - - = - 18. - / - - 28. - - - ~ 38. - - = -

09. ; - - - 19. - - = - 29. ; - - - 39. - - = -

10. ; - - - 20. ; - - - 30. - - - ~ 40. - / - -

You might also like