You are on page 1of 6

NỘI DUNG BUỔI 4: 30/11/2023: MỘT SỐ HÌNH HỌC TRỰC QUAN

Bài 1. Cho hình lục giác đều ABCDEF ở hình dưới:

a) Kể tên các cạnh của lục giác đều.


b) Kể tên các đường chéo chính của lục giác đều.
c) Đường chéo AC được gọi là một đường chéo phụ của lục giác đều. Hãy kể tên các
đường chéo phụ có trong hình.
d) Kể tên các góc ở đỉnh. Các góc đó có bằng nhau không? Vì sao?
e) Kể tên các tam giác đều trong hình vẽ.
f) Kể tên các đoạn có độ dài bằng OA.
g) So sánh độ dài OB và AE; OD và BC; AD và AB; AO và CF.
h) Nối AE và BD. Dự đoán ABDE là hình gì?
Giải:

a) Các cạnh của lục giác đều: AB; BC; CD; DE; EF; FA.
b) Các đường chéo chính của lục giác đều: AD; BE; CF.
c) Các đường chéo phụ của lục giác đều: AC; CE; AE; BF; FD; BD.
d) Các góc ở đỉnh là: 𝐴̂; 𝐵̂ ; 𝐶̂ ; 𝐷
̂ ; 𝐸̂ ; 𝐹̂ .
Nhìn hình hiển nhiên ta thấy các góc trên đều bằng nhau. Mặt khác, các góc
này bằng nhau do tính chất hình lục giác đều có 6 cạnh và 6 góc ở đỉnh bằng
nhau.
e) Các tam giác đều có trong hình vẽ: ∆OAB; ∆OBC; ∆OCD; ∆ODE; ∆OEF;
∆OFA.
f) Các đoạn có độ dài bằng OA là: OA = OB = OC = OD = OE = OF = AB = BC
= CD = DE = EF = FA.
g) OB < AE; OD = BC; AD > AB; AO < CF.
h) Nhìn hình vẽ sau khi nối, ta dự đoán ABDE là hình chữ nhật.
Bài 2. Cho hình vẽ dưới:

a) Trong hình có mấy lục giác đều? Kể tên.


b) Kể tên các đường chéo chính của lục giác đều lớn.
c) Đo độ dài các cạnh và cho biết tam giác ACE và tam giác BFD là tam giác gì?
d) Biết BC = 5cm. Độ dài AD bằng bao nhiêu?
e) Biết CF = 12m. Tính chu vi hình ABCDEF.
Giải:

a) Nhìn hình vẽ, ta thấy hình vẽ đề bài cho có 2 hình lục giác đều là hình
ABCDEF và hình MHIJKL.
b) Nhìn hình vẽ, ta có các đường chéo chính của hình lục giác đều lớn hay chính
là hình ABCDEF là: AD, BE, CF.
c) Đo độ dài các cạnh, ta có: AC = AE = CE, do đó tam giác ACE là tam giác
đều. Tương tự ta cũng có: BF = BD = DF, do đó tam giác BFD là tam giác
đều.
d) Cách 1: Vẽ lại hình đề bài cho với số đo BC = 5cm, ta đo được độ dài AD =
10cm.
Cách 2: Trong hình lục giác đều ABCDEF, các cạnh của hình đều bằng nhau
hay AB = BC = CD = DE = EF = FA.
Mà BC = 5cm nên AB = BC = CD = DE = EF = FA = 5cm.
Nhìn hình và bằng phương pháp đo lường, ta thấy OA = OB = AB
⟹ Tam giác OAB là tam giác đều và OA = OB = AB = 5cm.
Tương tự ta có tam giác OCD là tam giác đều và OC = OD = CD = 5cm.
Vậy: AD = OA + OD = 5 + 5 = 10 (cm).
e) Cách 1: Vẽ lại hình đề bài cho với số đo CF = 12m, ta đo được độ dài các cạnh
của hình lục giác đều ABCDEF bằng 6m.
⟹ Chu vi của hình ABCDEF là: 6.6 = 36 (m)
Cách 2: Nhìn hình và bằng phương pháp đo lường, ta thấy OF = OE = EF
Tương tự ta thấy OC = OD = CD. Mà như chứng minh câu d, ta có EF = CD
⟹ OF = OC
Ta có: CF = OF + OC = OF + OF = 2.OF = 12 ⟹ OF = 12 : 2 = 6 (m)
Mà EF = OF nên EF = 6m.
Lại có AB = BC = CD = DE = EF = FA (theo chứng minh trên) nên AB =
BC = CD = DE = EF = FA = 6m.
Vậy chu vi của hình ABCDEF là: 6.6 = 36 (m)

Bài 3.
a) Một hình chữ nhật có chu vi là 60m, tính diện tích hình chữ nhật đó biết chiều dài
dài gấp rưỡi chiều rộng.
b) Một hình chữ nhật có chiều dài dài hơn chiều rộng 400mm, biết chu vi hình chữ
nhật đó là 20dm. Tính diện tích hình chữ nhật đó theo đơn vị cm2.
Giải:

Coi CD là chiều dài, CR là chiều rộng.


a) Ta có chu vi hình chữ nhật là 60m nên:
(CD + CR).2 = 60
⟹ CD + CR = 60 : 2 = 30 (m)
3
Theo đề bài, chiều dài gấp rưỡi chiều rộng nên: CD = CR.
2
Ta có sơ đồ:
CD:

30
CR:

Giá trị mỗi phần bằng nhau là:


30 : (2 + 3) = 6
Chiều dài là: 6.3 = 18 (m)
Chiều rộng là: 6.2 = 12 (m)
Vậy diện tích hình chữ nhật đó là:
18.12 = 216 (m2)
b) Đổi 400mm = 40cm; 20dm = 200cm.

Chu vi hình chữ nhật là: (CD + CR).2 = 200 (cm)

⟹ CD + CR = 100

Lại có: CD – CR = 40

⟹ CD = (100 + 40) : 2 = 70 (cm)


⟹ CR = 70 – 40 = 30 (cm)

Vậy diện tích hình chữ nhật là: 70.30 = 2100 (cm2)

Bài 4. Một hình thoi có hai đường chéo bằng 12cm và 16cm.
a) Tính diện tích hình thoi đó.
b) Biết mỗi cạnh của hình thoi đó dài 10cm, tính chu vi của hình thoi.
Giải:

a) Diện tích hình thoi là: (12.16) : 2 = 96 (cm2)


b) Chu vi của hình thoi là: 10.4 = 40 (cm)

Bài 5. Trong phòng khách có treo một bức tranh hình chữ nhật ABCD như hình vẽ.
Tính chu vi và diện tích bức tranh đó, biết độ dài cạnh của mỗi ô vuông đó dài 20cm.

Giải:

AB = 20.4 = 80 (cm)

BC = 20.6 = 120 (cm)

⟹ Chu vi bức tranh là: (80 + 120).2 = 400 (cm)

⟹ Diện tích bức tranh là: 80.120 = 9600 (cm2)


Bài 6. Người ta xây một cái hồ hình vuông có diện tích là 49m2 trong một khuôn viên
hình vuông có cạnh dài 10m. Phần còn lại người ta lát gạch làm lối đi (như hình bên).

a) Tính diện tích khuôn viên đó.


b) Tính diện tích phần lối đi.
c) Để tránh trẻ con nghịch xung quanh, người ta lắp hàng rào xung quanh hồ và chừa
lại 3m để làm cổng đi lại. Tính độ dài phần hàng rào đó.
Giải:

a) Diện tích khuôn viên đó là: 10.10 = 100 (m2)


b) Diện tích phần lối đi là:
100 – 49 = 51 (m2)
c) Do diện tích phần hồ hình vuông là 49m2 nên mỗi cạnh của hồ dài 7m (do 7.7
= 49)
Chu vi phần hồ là: 7.4 = 28 (m)
⟹ Phần hàng rào dài: 28 – 3 = 25 (m) (do hàng rào được lắp xung quanh hồ
và được chừa ra 3m để làm cổng đi lại)

Bài 7*. Hình chữ nhật ABCD có chu vi là 110cm được chia thành hai hình chữ nhật
có chu vi 70cm và 60cm bởi đoạn thẳng MN song song với hai cạnh đối (hình bên).
Tính diện tích của hình chữ nhật ABCD.
Giải:

Nhìn hình dễ thấy hình chữ nhật ABMN có chu vi là 70cm và hình chữ nhật MNDC
có chu vi là 60cm.

⟹ AB + BM + MN + AN = 70; MN + DN + CD + MC = 60

Theo đề bài, chu vi hình chữ nhật ABCD là 110cm nên ta có:

(AB + BC).2 = 110 hay AB + AD + CD + BC = 110

Ta có:
(AB + BM + MN + AN) + (MN + DN + CD + MC) = 70 + 60

AB + BM + MN + AN + MN + DN + CD + MC = 130

(AB + CD) + (BM + MC) + (AN + DN) + (MN + MN) = 130

(AB + CD) + BC + AD + 2.MN = 130

(AB + CD + BC + AD) + 2.MN = 130

110 + 2.MN = 130

2.MN = 20

MN = 10 (cm)

Theo đề bài, ABMN là hình chữ nhật nên AB = MN ⟹ AB = 10cm.

Lại có: (AB + BC).2 = 110

(10 + BC).2 = 110

10 + BC = 55 ⟹ BC = 55 – 10 = 45 (cm)

Vậy diện tích của hình chữ nhật ABCD là:

45.10 = 450 (cm2)

You might also like