You are on page 1of 18

CÁC QUÂN BINH CHỦNG TRONG QUÂN ĐỘI

NHÂN DÂN VIỆT NAM

Phần 1: MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quân bình chủng trong quân đội
nhân dân Việt Nam, làm cơ sở trong quá trình học tập và công tác.

2. Yêu cầu:

Sinh viên nắm được những kiến thức cơ bản về các quân binh chủng trong quân đội
nhân dân Việt Nam, có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ, tổ chức của các quân binh
chủng.

II. NỘI DUNG, THỜI GIAN

1. Nội dung: 2 phần, 5 mục

Phần I. Tổ chức và hệ thống tổ chức trong QĐNDVN

+ Tổ chức của QĐNDVN

+ Chức năng chính của một số cơ quan, đơn vị trong QĐNDVN

+ Tổ chức, biên chế, trang bị

Phần II: Hiểu biết về các quân, binh chủng:

+ Vị trí, tổ chức biên chế và nhiệm vụ của các quân chủng

+ Vị trí, tổ chức biên chế và nhiệm vụ của các binh chủng

2. Thời gian: 6 tiết lý thuyết

+ Phần 1: 3 tiết

+ Phần 2: 3 tiết

Trọng tâm: Phần 1


III. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP

1. Tổ chức:

+ Lên lớp lý thuyết tập trung theo từng khoa

+ Thảo luận theo lớp hoặc theo các nhóm, tổ học tập

2. Phương pháp

+ Đối với giảng viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình nêu vấn đề có sự hỗ trợ của
phương tiện công nghệ thông tin để minh họa cho các tư liệu, hình ảnh, tiếng động làm
phong phú thêm cho bài giảng. Kiểm tra, đánh giá theo quy định của môn học.

+ Đối với sinh viên:

Giờ lên lớp chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ nội dung cơ bản mà giảng viên đã trình
bày, tự tóm tắt các nội dung giảng viên đã phân tích.

Giờ thảo luận cần chuẩn bị nội dung theo hướng dẫn của giảng viên, mạnh dạn trình bày
các ý kiến của mình. Yêu cầu sinh viên cần phải có sự tham khảo nhiều tài liệu có liên
quan để liên hệ và nắm chắc bài học.

IV. ĐỊA ĐIỂM

Cơ sở 2 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

V. VẬT CHẤT BẢO ĐẢM

+ Giảng viên: Giáo án, máy tính, tranh vẽ, hình ảnh, phấn, que chỉ bảng…

+ Sinh viên: Vở ghi, bút, tài liệu tham khảo, giáo trình.

PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. TỔ CHỨC VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC TRONG QĐNDVN

1. Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân Việt Nam là một tổ chức quân sự, tổ chức nòng cốt của các lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, do Đảng và nhà nước Việt Nam lãnh đạo, giáo dục,
rèn luyện và quản lý làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.
Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, mang bản
chất giai cấp công nhân, mang tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc. Một đội quân từ nhân
dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu vì mục tiêu “Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội”

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên
phòng, có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên, được tổ chức thành các cơ
quan, đơn vị, học viện, nhà trường theo một hệ thống thống nhất, chặ chẽ, nghiêm ngặt từ
toàn quân đến cơ sở.

Hệ thống tổ chức trong quân đội nhân dân Việt Nam

Tổ chức của quân đội do chức năng, nhiệm vụ chính trị của quân đội quy định, phù
hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước, truyền thống của dân tộc qua từng giai
đoạn lịch sử (mỗi giai đoạn lịch sử có quy mô, hình thức tổ chức lực lượng khác nhau).
Nhưng nhìn chung, tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm:

+ Bộ Quốc phòng và các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng như: Bộ Tổng tham mưu,
Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc
phòng, Tổng cục II, Tổng cục Thanh tra quốc phòng, Viện kiểm sát quân sự trung ương;
Cục điều tra Hình sự, Cục Đối ngoại, Cục Tài chính, Cục Kế hoạch và đầu tư, Cục Khoa
học – công nghệ và môi trường, Phòng thi hành án…

+ Các đơn vị có các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội biên phòng,
các học viện, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đào tạo sĩ
quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng và bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng quân sự cho cán bộ Đảng, Nhà nước và Đoàn thể.

+ Các binh đoàn, công ty, tổng công ty, các trạm trại và xí nghiệp, nhà máy sản xuất,
chế tạo vũ khí trang bị để đảm bảo cho quân đội và nhân dân sẵn sàng chiến đấu.

+ Các bộ chỉ huy quân sự, bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, các ban chỉ huy, bộ đội
biên phòng huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh…

2. Chức năng chính của một số cơ quan đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam

a) Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng là cơ quan lãnh đạo, chỉ huy, quản lý cao nhất của toàn quân, có
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về quân sự, quốc phòng. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân
và các lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược,
xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b) Bộ Tổng tham mưu và cơ quan tham mưu các cấp

Là cơ quan chỉ huy các lực lượng vũ trang, có chức năng bảo đảm trình độ sẵn sàng
chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân và điều hành mọi hoạt động quân sự trong
thời bình, thời chiến; tổ chức nắm tình hình địch, ta, nghiên cứu đề xuất những chủ
trương, giải pháp và kế hoạch cả chiến lược, chiến dịch, chiến thuật; tổ chức lực lượng,
chỉ huy quân đội và dân quân tự vệ trong huấn luyện, chiến đấu, điều hành các hoạt động
quân sự phòng thủ đất nước, khu vực, nơi đóng quân.

c) Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp

Là cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội, hoạt động
dưới sự lãnh đạo trực tiếp thường xuyên của Bộ Chính trị, Đảng ủy quân sự trunng ương,
các cấp ủy đảng cùng cấp. Tổng cục Chính trị và các cơ quan chính trị các cấp căn cứ vào
chỉ thị, nghị quyết của Đảng và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên, nghiên cứu đề
xuất những chủ trương, giải pháp, kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của toàn
quân cũng như của từng đơn vị, hướng dẫn tổ chức cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức
đảng, tổ chức chỉ huy, các đoàn thể quần chúng tiến hành và thực hiện có hiệu quả công
tác đảng, công tác chính trị, bảo đảm cho quân đội và đơn vị luôn sẵn sàng chiến đấu và
có sức chiến đấu cao, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.

d) Tổng cục hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp

Là cơ quan tham mưu bảo đảm về mặt hậu cần của toàn quân và của từng đơn vị. Tổng
cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các vấn đề có
liên quan đến tổ chức lực lượng vũ trang nhân dân, của các đơn vị trong huấn luyện ở
thời bình cũng như trong chiến tranh. Trực tiếp chỉ đạo bảo đảm hậu cần cho bộ đội, tăng
gia sản xuất, tạo nguồn và nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng vật tư, trang bị,…

e) Tổng cục kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp

Là cơ quan bảo đảm trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh cho toàn quân và từng
đơn vị. Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp có nhiệm vụ làm tham mưu cho
cấp ủy và chỉ huy cùng cấp về công tác bảo đảm kỹ thuật, nghiên cứu đề xuất các vấn đề
liên quan đến tổ chức lực lượng, kế hoạch bảo đảm. Chỉ đạo công tác kĩ thuật phục vụ
quốc phòng trong cả thời bình và thời chiến, trực tiếp tổ chức chỉ đạo bảo đảm kĩ thuật
cho toàn quân và từng đơn vị, tổ chức chỉ đạo sản xuất, tạo nguồn bảo đảm kĩ thuật.

f) Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và các cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng

Là cơ quan chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, thực hiện chức năng
quản lý Nhà nước về công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu đề xuất các vấn đề có liên
quan đến tổ chức, chỉ đạo công tác công nghiệp quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân
dân, trực tiếp tổ chức và chỉ đạo sản xuất, tạo nguồn bảo đảm cho sản xuất ngành công
nghiệp quốc phòng trong quân đội, tổ chức chỉ đạo nghiên cứu khoa học và huấn luyện
bộ đội về công nghiệp quốc phòng.

g) Quân khu

Là tổ chức quân sự theo lãnh thổ (thường gồm một số tỉnh, thành phố giáp nhau, có
liên quan với nhau về quân sự, quốc phòng). Lực lượng vũ trang quân khu thường có một
số binh đoàn (quân đoàn, sư đoàn), lãnh thổ trực thuộc. Chức năng cơ bản của quân khu
là chỉ đạo và xây dựng nền quốc phòng toàn dân và các lực lượng vũ trang nhân dân, trực
tiếp chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân, khai thác, sử dụng tiềm lực quốc phòng
trên địa bàn quân khu trong thời chiến, để bảo vệ một vùng lãnh thổ của Tổ quốc và khu
vực phòng thủ của quân khu.

h) Quân đoàn

Là lực lượng thường trực của quân đội, là đơn vị tác chiến chiến dịch, lực lượng
thường có từ 3 đến 4 sư đoàn bộ binh và một số lữ đoàn, trung đoàn, bình chủng phối
hợp bảo đảm cho quân đoàn có thể tiến hành tác chiến chiến dịch hoặc đảm nhiệm một
hướng chiến dịch trong đội hình tác chiến của cấp trên.

Quân đoàn có nhiệm vụ huấn luyện nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến
đấu cao cho các đơn vị, phối hợp với các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương bảo
đảm sức chiến đấu và sức cơ động cao trên địa bàn đóng quân.

i) Quân chủng

Là lực lượng quân đội được tổ chức theo ngành kỹ thuật tác chiến. Ở Việt Nam không
tổ chức Quân chủng Lục quân mà chỉ tổ chức Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng
không – không quân, các binh chủng Lục quân thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân chủng Hải quân là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển và đại
dương, có khả năng tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các quân chủng, binh chủng
khác khi tiến công đối phương trên biển và trong căn cứ biển, cắt đứt giao thông trên biển
của đối phương, bảo vệ giao thông trên biển của ta, yểm trợ bộ binh và các binh chủng
của Lục quân trên chiến trường lục địa, đổ bộ đường biển, vận chuyển tàu biển.

Quân chủng Phòng không – không quân có chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ vùng
trời quốc gia, thông báo tình hình địch trên không cho các lực lượng vũ trang nhân dân và
nhân dân, đánh trả các cuộc tiến công đường không của đối phương, bảo vệ các trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa. Quân chủng Phòng không – không quân có nhiệm vụ bảo đảm
cho toàn lực lượng luôn sẵn sàng chiến đấu cao đánh trả địch, tham gia tác chiến phòng
không, không quân trong những chiến dịch hiệp đồng quân, binh chủng hoặc độc lập thực
hiện nhiệm vụ tác chiến theo yêu cầu của chiến dịch, chiến đấu.

j) Bộ đội biên phòng

Là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng chủ yếu là quản lý
Nhà nước đối với biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quôc gia, giữ gìn
an ninh biên giới, vùng biển của Tổ quốc. Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ sẵn sàng chiến
đấu đánh trả mọi cuộc xâm lược, lấn chiếm của mọi kẻ thù, mọi thế lực thù địch và phản
động đối với lãnh thổ thiêng liên của Tổ quốc, xây dựng địa bàn và quản lý lãnh thổ.

k) Binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Các binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Bộ binh, pháo binh, tăng
thiết giáp, công binh, thông tin liên lạc, đặc công, hóa học. Binh chủng là những ngành
chuyên môn chiến đấu, bảo đảm chiến đấu.

Bộ binh là lực lượng chủ yếu của Lục quân, trực tiêu tiêu diệt sinh lực của đối phương,
đánh chiếm hoặc giữ đất, có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các binh chủng,
quân chủng và các lực lượng khác.

Binh chủng Pháo binh: Binh chủng của Lục quân, binh chủng hỏa lực mặt đất chủ yếu
được trang bị các loại pháo, tên lửa và súng cối để chế áp, tiêu diệt các mục tiêu trên mặt
đất, mặt nước.
Binh chủng Tăng – thiết giáp: Binh chủng của Lục quân được trang bị xe tăng, xe thiết
giáp, pháo tự hành có hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, đột kích mạnh, khả năng tự vệ tốt.
Là lực lượng đột kích quan trong của Lục quân và Hải quân đánh bộ.

Binh chủng Đặc công: Binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức
trang bị và huấn luyện đặc biệt, phương pháp tác chiến đặc biệt để tiến công những mục
tiêu hiểm yếu, sâu trong hậu phương và đội hình của đối phương.

Binh chủng Công binh: Binh chủng chuyên môn của quân đội được trang bị phương
tiện công binh, có chức năng nhiệm vụ bảo đảm công trình trong tác chiến và xây dựng
công trình quốc phòng có thể trực tiếp chiến đấu.

Binh chủng Hóa học: Binh chủng chuyên môn của quân đội có chức năng bảo đảm hóa
học cho hoạt động tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, có
thể ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng và nghi binh đánh lừa địch bằng phương
tiện chuyên môn.

Binh chủng Thông tin liên lạc: Binh chủng chuyên môn của quân đội có chức năng bảo
đảm thông tin liên lạc cho chỉ huy quân đội trong mọi tình huống.

3. Tổ chức biên chế, trang bị chiến đấu của QĐNDVN

Trong các tài liệu chính thống của QĐNDVN hiện nay, tên gọi các cấp theo thứ tự từ
thấp đến cao như sau :

- Tổ chiến đấu.

- Tiểu đội . Kí hiệu : a.

- Trung đội . Kí hiệu : b.

- Đại đội . Kí hiệu : c.

- Tiểu đoàn . Kí hiệu : d.

- Trung đoàn . Kí hiệu : e.

- Lữ đoàn . Không có kí hiệu.

- Sư đoàn . Kí hiệu : f.

- Quân đoàn . Không có kí hiệu


Ở đây chỉ đề cập đến biên chế thường gặp nhất, trong thực tế có thể cùng 1 cấp, nhưng
tổ chức trang bị lại khác xa nhau, tuỳ thuộc vào mỗi quân đội, quân binh chủng, thời kỳ,
nhiệm vụ, hoàn cảnh cụ thể.... đặc biệt là trong thời chiến. Do vậy tất cả chỉ có tính chất
tương đối.

Về bộ binh, thành phần tổ chức cơ bản nhất của QĐNDVN là tổ chiến đấu gồm 3
người, thường được gọi là tổ "tam tam".

Các cấp sau được tổ chức theo nguyên tắc "tam tam chế".

+ Tiểu đội có 3 cấp cơ bản là 7, 9 và 12 người. Phổ biến nhất là 9 người chia thành 3 tổ
chiến đấu. Vũ khí có thể là 1 B-40/41, 1 M-79, 1 trung liên RPD/RPK hoặc đại liên cá
nhân PK (hiếm), còn lại là AK.

+ Trung đội gồm 3 tiểu đội và trung đội bộ, quân số từ 20-36 người.

+ Đại đội gồm :

- 3 trung đội bộ binh.

- Đại đội bộ gồm chỉ huy đại đội + một số trinh sát, liên lạc, thông tin.

Quân số đại đội khoảng 80-120 người.

+ Tiểu đoàn gồm :

- Tiểu đoàn bộ, tương đương 1 trung đội gồm chỉ huy tiểu đoàn, bộ phận vệ binh, trinh
sát, công binh, thông tin.

- 3 đại đội bộ binh.

- 1 đại đội hoả lực, thường bao gồm các trung đội : B-41, đại liên (K-53/63), cối (60mm
và 82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk 12,7mm).

- Các trung đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.

Quân số tiểu đoàn từ 300-500 người.

+ Trung đoàn gồm :

Trung đoàn bộ, gồm chỉ huy trung đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin.
3 tiểu đoàn bộ binh.

3 đại đội hoả lực : cối (82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk
12,7mm).

Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.

Quân số trung đoàn từ 1.500-3.000 người.

+ Lữ đoàn gồm :

Lữ đoàn bộ.

4 tiểu đoàn bộ binh.

1 tiểu đoàn pháo binh.

1 tiểu đoàn phòng không.

Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, trinh sát...

Quân số lữ đoàn khoảng 3.500 người.

Lữ đoàn có thể coi là sư đoàn rút gọn, được biên chế đầy đủ các thành phần binh chủng
để đảm bảo khả năng tác chiến độc lập.

Sư đoàn bộ binh gồm :

Sư đoàn bộ.

3 trung đoàn bộ binh.

1 trung đoàn pháo binh và 1 tiểu đoàn phòng không (37mm). Trung đoàn pháo này
thường gồm các tiểu đoàn lựu pháo (105 hoặc 122mm), pháo nòng dài (76,2 hoặc
85mm), cối nặng (120 hoặc 160mm).

Các tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải...

Các đại đội đặc công, trinh sát, quân y, phòng hoá...

Trong một số trường hợp, sư đoàn còn được biên chế thêm 1 tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo
tự hành.
Sư đoàn bộ binh cơ giới gồm :

- Sư đoàn bộ.

- 3 trung đoàn bộ binh cơ giới.

- 1 trung đoàn pháo binh và các tiểu đoàn pháo chống tăng, pháo phản lực.

- 1 trung đoàn phòng không.

- 1 tiểu đoàn xe tăng.

- Các tiểu đoàn trinh sát, công binh, quân y, vận tải, sửa chữa.

- Các đại đội vệ binh, phòng hoá.

Quân số sư đoàn nói chung từ 8.000-10.000 người.

Quân đoàn, là cấp lớn nhất trong biên chế QĐNDVN, bao gồm :

- Quân đoàn bộ.

- 3-5 sư đoàn bộ binh.

- 1 lữ đoàn xe tăng thiết giáp.

- 1 lữ đoàn pháo binh : pháo tầm xa 122, 130, 155mm, pháo phản lực H-12, BM-
13/14/21...

- 1 lữ đoàn phòng không : cao xạ 37mm, 57mm.

- 1 lữ đoàn công binh.

- 1 trung đoàn thông tin.

- Các đơn vị khác như đặc công, trinh sát, phòng hoá, vận tải....

Quân số quân đoàn khoảng từ 30.000-50.000 người.

Đối với tăng thiết giáp :

- Trung đội : 2-5 xe.

- Đại đội : 2-3 trung đội, 5-10 xe.


- Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, 15-30 xe.

- Trung đoàn : 2-4 tiểu đoàn, 60-80 xe.

- Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, 80-100 xe.

Trong biên chế trung và lữ đoàn thường có ít nhất 1 tiểu đoàn xe bọc thép chở bộ binh.

Đối với pháo binh, phòng không, hoả lực :

- Khẩu đội : 1 khẩu.

- Trung đội : 2-3 khẩu.

- Đại đội : 2-3 trung đội, gồm 4-6 khẩu.

- Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, gồm 8-12 khẩu.

- Trung đoàn : 2-3 tiểu đoàn, gồm 20-36 khẩu.

- Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, khoảng 40-50 khẩu.

- Sư đoàn : gồm một số trung đoàn cao xạ và/hoặc TLPK.

Riêng tiểu đoàn tên lửa phòng không (TLPK) có 6 dàn phóng.

Trung đoàn TLPK gồm 4-6 tiểu đoàn hoả lực và 1-2 tiểu đoàn đảm bảo kỹ thuật.

Lữ đoàn TLPK gồm 8 tiểu đoàn hoả lực, 2 tiểu đoàn kỹ thuật cùng các đơn vị thông tin,
radar, sở chỉ huy tự động....

Có 1 điểm cần lưu ý, tiếng Anh có từ battery để chỉ 1 cụm súng/pháo/tên lửa gồm 6-9
khẩu, từ điển thông thường dịch thành "khẩu đội" là sai. Battery tương đương đại đội
súng/pháo hoặc tiểu đoàn TLPK, khẩu đội thì chỉ duy nhất có 1 khẩu.

Đối với không quân :

- Biên đội : 4-6 máy bay.

- Tiểu đoàn : 8-12 máy bay.

- Trung đoàn : 20-30 máy bay.

- Sư đoàn : gồm một số trung đoàn.


Sau năm 1975, biên chế KQNDVN được tổ chức lại, 1 trung đoàn không quân chiến đấu
có 3 phi đội. Như vậy mỗi phi đội sẽ có khoảng 8-12 máy bay.

II. HIỂU BIẾT VỀ QUÂN CHỦNG, BINH CHỦNG

1. Vị trí, tổ chức biên chế và nhiệm vụ của các quân chủng

a) Quân chủng Hải quân

- Vị trí: Quân chủng Hải quân là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển và
đại dương. Làm nòng cốt trong việc tiêu diệt địch ở hải phận và thềm lục địa, bảo vệ các
đảo, lãnh thổ Việt Nam.

- Tổ chức biên chế: Tổ chức biên chế thành các hạm tàu, hạm đội, tàu, xuồng, các
trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn hải quân đánh bộ. Có các trung đoàn vận tải, các đoàn tàu
vận tải và một số đơn vị bảo đảm chiến đấu như: hậu cần, kỹ thuật, công binh, thông tin,

- Nhiệm vụ: Quân chủng Hải quân có nhiệm vụ tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với
các quân chủng, binh chủng khác khi tiến công đối phương trên biển và trong căn cứ
biển, cắt đứt giao thông trên biển của đối phương, bảo vệ giao thông trên biển của ta,
yểm trợ bộ binh và các binh chủng của Lục quân trên chiến trường lục địa, đổ bộ đường
biển, vận chuyển tàu biển.

b) Quân chủng Phòng không – Không quân

- Vị trí: Có chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ vùng trời quốc gia, thông báo tình
hình địch trên không cho các lực lượng vũ trang và nhân dân, đánh trả các cuộc tiến công
đường không của đối phương, bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa. Làm nòng
cốt cho các lực lượng khác trong việc tiêu diệt các loại máy bay địch.

- Tổ chức biên chế: Lực lượng Bộ đội Phòng không được tổ chức biên chế thành các
đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn pháo cao xạ các loại cỡ nòng súng khác nhau. Có
các tiểu đoàn, trung đoàn tên lửa ở các tầm bắn khác nhau. Ngoài ra, còn có các đại đội,
tiểu đoàn phục vụ như ra đa, vận tải,…

- Lực lượng Bộ đội không quân ăn được tổ chức biên chế ra các trung đoàn, sư đoàn
của các loại máy bay tiêm kích, trực thăng v.v...
- Các trung đoàn sư đoàn máy bay vận tải làm nhiệm vụ đảm bảo chiến đấu nhiệm vụ
quân chủng phòng không - Không quân có nhiệm vụ bảo đảm cho toàn lực lượng luôn
sẵn sàng chiến đấu cao sao trong đánh trả địch. Thực hiện vận chuyển đường không, đổ
bộ đường không. Tham gia Tác Chiến Phòng không - Không quân trong những chiến
dịch hiệp đồng quân chủng, binh chủng. Độc lập thực hiện nhiệm vụ tác chiến theo yêu
cầu của chiến dịch, chiến đấu.

- Nhiệm vụ cụ thể: Lực lượng Bộ đội phòng không kết hợp cùng với các lực lượng của
các quân chủng khác, có nhiệm vụ tiêu diệt các loại máy bay chiến đấu, máy bay vận tải,
máy bay trinh sát, quân nhảy dù, đổ bộ đường không… của địch. Ngoài ra còn đảm nhận
nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở kinh tế, các mục tiêu quan trọng (cầu cống, kho tàng…) bảo
vệ các sở chỉ huy cấp chiến dịch, các cơ quan lãnh đạo trong thời bình cũng như thời
chiến, bảo vệ đội hình chiến đấu của bộ đội binh chủng hợp thành.

- Lực lượng không quân tham gia cùng với các lực lượng của các quân chủng khác,
tiêu diệt các loại máy bay địch ở các tầng cao mà pháo cao xạ không kiểm soát được.
Tham gia hỏa lực chuẩn bị và chi viện cho các chiến dịch tiến công, chiến dịch phòng
ngự…Ngoài ra còn đảm nhận nhiệm vụ tập kích vào các mục tiêu trọng yếu của địch như
sân bay, bến cảng, kho tang, các vị trí trận địa tập kết xuất phát tiến công của địch, bảo vệ
vùng trời của ta.

2. Vị trí, tổ chức, biên chế và nhiệm vụ của các binh chủng

a) Binh chủng Bộ binh

- Vị trí: Binh chủng Bộ binh là lực lượng đột kích chính của Lục Quân và là lực lượng
chủ yếu của Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chiến đấu.

- Tổ chức biên chế: Binh chủng Bộ binh được tổ chức biên chế từ cấp tiểu đội đến
quân đoàn

- Từ cấp tiểu đoàn xuống cấp đại đội, trung đội, tiểu đội, chỉ tổ chức hệ thống chỉ huy
không tổ chức cơ quan, cấp tiểu đoàn có trợ lý giúp việc như trợ lý tác chiến, trợ lý hậu
cần,… Từ cấp trung đoàn trở lên được tổ chức thành các cơ quan giúp việc.

- Ví dụ: Ở cấp Trung đoàn có các ban giúp việc như: ban tham mưu, ban hậu cần,…

- Ở cấp Sư Đoàn của các phòng giúp việc như: phòng tham mưu tác chiến, phòng
chính trị, phòng hậu cần, phòng kỹ thuật,…
- Ở cấp Quân đoàn có các cục giúp việc như: cục Chính trị, cục Hậu cần,…

- Biên chế của tiểu đội bộ binh gồm 9 người, trong đó có 1 tiểu đội trưởng và 8 chiến
sĩ. Biên chế của trung đội gồm 3 tiểu đội, trong đó có 1 trung đội trưởng 3 tiểu đội trưởng
và 24 chiến sĩ. Biên chế của đại đội gồm em 3 trung đội bộ binh, 2 tiểu đội hỏa lực (cối,
đại liên) và cán bộ đại đội, trong đó có 1 đại đội trưởng, 2 phó đại đội trưởng (phó quân
sự, phó về chính trị), cán bộ chỉ huy cấp trung và tiểu đội.

- Biên chế của tiều đoàn bộ binh gồm 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội hỏa lực, trung đội
thông tin, trung đội phục vụ. Biên chế của trung đoàn bộ binh gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và
các trung đội, đội đại đội trực thuộc (có thể được biên chế thành 4 tiểu đoàn bộ binh).

- Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của Binh chủng Bộ binh là trực tiếp tiêu diệt sinh lực của đối
phương, đánh chiếm hoặc giữ đất đai, có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các
binh chủng quân chủng và các lực lượng khác.

b) Binh chủng Pháo binh

- Vị trí: Binh chủng Pháo binh là một binh chủng chiến đấu, hỏa lực chính của Lục
Quân, đồng thời là hỏa lực chính ở mặt đất của Quân đội Nhân dân Việt Nam được trang
bị các loại pháo, tên lửa, súng cối.

- Tổ chức biên chế: Binh chủng Pháo binh được tổ chức biên chế ở đơn vị cơ sở ở là
khẩu đội.

- Ví dụ: Tổ chức biên chế của khẩu đội pháo tổng số là 10 người, trong đó 2 lái xe (1
chính 1 phụ), 1 khẩu đội trưởng 7 pháo thủ được quy định từ số 1 đến số 7.

- Binh chủng Pháo binh biên chế cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn pháo, cối, tên lửa,
các lữ đoàn. Tùy thuộc vào tính chất nhiệm vụ, đối tượng địch,… để tổ chức pháo binh
cấp chiến thuật, chiến dịch.

- Nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ chung: Dùng hỏa lực chi viện cho bộ binh, xe tăng và các binh chủng
hoàn thành nhiệm vụ (trong các hình thức chuyển đầu cấp chiến dịch, chiến thuật khi
hiệp đồng quân, binh chủng). Dùng hỏa lực đánh các mục tiêu được phân công riêng cho
pháo binh để thực hiện được ý định chiến đấu nào đó nằm trong kế hoạch chung của binh
chủng hợp thành.
+ Nhiệm vụ cụ thể: Chế áp và tiêu diệt các trận địa pháo, cối, trận địa tên lửa của địch.
Diệt xe tăng, xe cơ giới, các phương tiện đổ bộ đường biển, đường không. Chế áp và sát
thương sinh lực, hỏa lực địch tập trung, chú trọng các hỏa điểm chống tăng và phá hủy
các trọng điểm công trình phòng ngự của địch. Chi viện kịp thời liên tục, có hiệu quả cho
bộ binh và xe tăng của ta trong chiến đấu phòng ngự, chiến đấu tiến công và phản công.
Đánh phá vào hậu phương, các con đường giao thông tiếp tế, các căn cứ hậu cần, các
mục tiêu trong hậu phương của địch.

Ngoài các mục tiêu trên mặt đất, Binh chủng Pháo binh còn đảm nhận nhiệm vụ sử
dụng loại pháo, tên lửa và súng cối để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước.

c) Binh chủng Tăng – Thiết giáp

- Vị trí: là một binh chủng chiến đấu là lực lượng đột kích quan trọng của Lục quân và
Hải quân đánh bộ, được trang bị xe tăng xe thiết giáp và các loại trang bị kỹ thuật hiện
đại, hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, khả năng tự vệ tốt.

- Tổ chức biên chế: Binh chủng Tăng - Thiết giáp được tổ chức biên chế ở đơn vị cơ
sở là xe (xe tăng hoặc xe thiết giáp)

Ví dụ: Tổ chức biên chế của một xe tăng gồm 4 người trong đó có 1 trưởng xe, 1 lái
xe, 2 pháo thủ (pháo thủ số 1 vào thủ số 2).

Ngoài ra binh chủng Tăng - Thiết giáp còn có biên chế cấp trung đội, đại đội, tiểu
đoàn, lữ đoàn Tăng Thiết giáp.

Một trung đội xe tăng có 3 xe, có 1 trung đội trưởng phụ trách chung, quân số 12
người.

Một đại đội xe tăng có 3 đội trong đó có 1 đại đội trưởng, 1 phó đại đội trưởng chính
trị, 1 đại đội trưởng kỹ thuật. Quân số một đại đội từ 43 đến 47 người số xe: 10 xe,…

-Nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ binh chủng Tăng - Thiết giáp kết hợp với các binh chủng khác tạo thành
sức mạnh tổng hợp kết thúc trận chiến đấu.

+ Nhiệm vụ cụ thể: sử dụng hỏa lực sức cơ động cao khả năng tự vệ tốt để nhanh
chóng tiêu diệt quân địch. Đột phá và đánh chiếm địa hình phần đất đai có giá trị chiến
thuật, thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu bên trong (Ví dụ: sở chỉ huy, trận địa
cối, trận địa pháo, tên lửa của địch,…). Tham gia phối hợp với các lực lượng khác ngắm
bắn trực tiếp, Một xe tăng thực hiện nhiệm vụ của trung đội xe tăng (có thể thực hiện
đồng thời các nhiệm vụ hoặc một nhiệm vụ).

Ngoài ra các loại xe thiết giáp có nhiệm vụ chở bộ đội và trở các phương tiện, vũ khí
hành quân làm nhiệm vụ theo kế hoạch chiến đấu.

d) Binh chủng Đặc công

- Vị trí: là một binh chủng chiến đấu, binh chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam
được tổ chức trang bị và huấn luyện đặc biệt, trở thành lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của
Lục Quân. Có 2 loại đặc công: đặc công và đặc công nước.

- Tổ chức biên chế: Binh chủng Đặc công được tổ chức biên chế ở đơn vị cơ sở là mũi
đặc công. Ở các cấp độ đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn được tổ chức biên chế như Binh
chủng Bộ Binh.

- Nhiệm vụ: Binh chủng Đặc công sử dụng các phương pháp tác chiến đặc biệt, để tấn
công những mục tiêu hiểm yếu, sâu trong hậu phương và trong đội hình lực đối phương.

e) Binh chủng Công binh

- Vị trí: là binh chủng đảm bảo chiến đấu trong tiến công và trong phòng ngự, binh
chủng chuyên môn của Quân đội Nhân dân Việt Nam được trang bị phương tiện Công
binh, có thể trực tiếp chiến đấu.

- Tổ chức biên chế: Binh chủng Công binh được tổ chức biên chế ở cấp đại đội công
binh có 90 người, nằm trong đội hình trung đoàn bộ binh, có 3 trung đội bộ binh. Chỉ huy
ở cấp đại đội công binh gồm: 1 đại đội trưởng, 1 phó Đại đội trưởng chính trị, 1 phó Đại
đội trưởng chính trị, 1 phó đại đội trưởng kỹ thuật.

Ngoài ra Binh chủng Công binh còn biên chế cấp Tiểu đoàn công binh.

-Nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ chung: Bảo đảm công trình trong tác chiến và xây dựng công trình quốc
phòng.

+ Nhiệm vụ cụ thể: Bảo đảm chiến đấu cho các binh chủng khác như: Binh chủng
Tăng – Thiết giáp, Binh chủng Pháo binh,… kết hợp cùng với lực lượng địa phương làm
kho, đường, sở chỉ huy phục vụ chiến đấu.Trước, trong và sau trận đánh phải khắc phục
hậu quả chiến đấu. Khi tham gia chiến đấu, lực lượng công binh dùng thuốc nổ đánh phá
một số mục tiêu được phân công, phá bom nổ chậm. Các công trình đảm bảo trong chiến
đấu là: hầm hào các loại, trận địa pháo, ngụy trang, nghi trang trong đánh trận.

Trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng, các lực lượng công binh dùng thuốc nổ phá
mục tiêu, mở cửa mở làm đường xung kích, bảo đảm cho quân đội cwo động.

g) Binh chủng Hóa học

- Vị trí: Binh chủng Hóa học là binh chủng bảo đảm chiến đấu, binh chủng chuyên
môn của Quân đội nhân dân Việt Nam, có thể trực tiếp chiến đấu.

- Tổ chức biên chế: Binh chủng Hóa học được tổ chức biên chế ở đơn vị cơ sở là tiểu
đội.

Ví dụ: Tổ chức biên chế của một tiểu đội tiêu độc gồm có 6 người, trong đó có 1 tiểu
đội trưởng và 5 chiến sĩ.

Tổ chức biên chế của một trung đội hóa học gồm có 4 tiểu đội, trong đó có 2 tiểu đội
trinh sát hóa học 10 người, 2 tiểu đội tiêu độc 12 người, 4 tiểu đội trưởng và 1 trung đội
trưởng.

- Nhiệm vụ: Binh chủng Hóa học có chức năng bảo đảm hóa học cho hoạt động tách
chiến. Làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn (vũ khí hóa học, vũ khí
sinh học, vũ khí lửa,…). Có thể trực tiếp chiến đấu bằng vũ khí bộ binh và súng phun lửa.
Ngụy trang bảo vệ các mục tiêu quan trọng và nghi binh đành lừa mục tiêu bằng màn
khói.

h) Binh chủng Thông tin liên lạc

- Vị trí: Binh chủng thông tin liên lạc là binh chủng bảo đảm chiến đấu, binh chủng
chuyên môn của Quôn đội nhân dân Việt Nam, được trang bị các phương tiện liên lạc,
đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

- Tổ chức biên chế: Binh chủng Thông tin liên lạc được tổ chức biên chế như Bộ binh.

- Ví dụ: Tổ chức biên chế 1 đại đội thông tin là: Đại đội thông tin có 69 người, có 3
trung đội: trung đội thông tin liên lạc bằng song ngắn, trung đội thông tin liên lạc bằng
song cực ngắn, trung đội thông tin hữu tuyến.
- Ban chỉ huy đại đội gồm có 1 đại đội trưởng, 1 phó đại đội trưởng chính trị, 1 phó đại
đội trưởng quân sự. Có các bộ phận phục vụ được biên chế trong đại đội thông tin.

- Nhiệm vụ:

+ Nhiệm vụ chung: Binh chủng Thông tin liên lạc có chức năng bảo đảm thông tin liên
lạc cho chỉ huy quân đội trong mọi tình huống.

+ Nhiệm vụ cụ thể: Thông tin liên lạc bảo đảm chỉ huy tác chiến và hợp đồng tác
chiến. Thông tin liên lạc bảo đảo đảm hiệp đồng quân binh chủng. Thông tin liên lạc bảo
đảm hậu cần và kỹ thuật. Bảo đảm đối phó thông tin với thông tin dịch (chống các thủ
đoạn phá hoại của địch, phá rối không cho địch làm việc).

PHẦN 3: KẾT THÚC GIẢNG DẠY

1. Giảng viện hệ thống lại nội dung đã dạy trong bài.

2. Hướng dẫn nội dung cần nghiên cứu

3. Nhận xét, đánh giá buổi học:

+ Về nội dung cần nắm vững, đào sâu suy nghĩ, ứng dụng vào thực tiến học tập, rèn
luyện của sinh viên.

+ Về kỹ năng nghiên cứu bài học thông qua thảo luận, trao đổi tại tổ, nhóm học tập,
nhắc nhở các vấn đề trọng tâm.

+ Đặt vấn đề cho nội dung học tập ở buổi học sau, căn dặn sinh viên về việc nghiên
cứu các tài liệu tham khảo phục vụ cho bài học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG BÀI GIẢNG

1. Giáo trình Giáo dục quốc phòng đại học, cao đẳng (dùng cho đào tạo giáo viên Giáo
dục quốc phòng)

2. https://www.facebook.com/WarComissar/posts/230532677069700

You might also like