You are on page 1of 27

CHỦ ĐỀ STEM.

ỨNG DỤNG HÌNH TRỤ - KHỐI TRỤ TRONG THỰC TIỄN


LỚP 12
Thời điểm dạy chủ đề: dạy chủ đề này khi dạy lý thuyết về Hình trụ và khối trụ tròn
xoay– Hình học 12
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1.1. Mục tiêu
Kiến thức:
- Phát hiện được công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ, thể tích của khối trụ.
- Vận dụng kiến thức về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và
diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ phát hiện được cùng đựng chất lỏng
có thể tích 250ml, dùng lon hình trụ tiết kiệm nguyên liệu hơn vỏ hộp chữ nhật (diện tích
toàn phần vỏ lon hình trụ nhỏ hơn vỏ lon coca hình hộp chữ nhật).
- Vận dụng kiến thức về thể tích của khối chữ nhật và thể tích của khối trụ phát hiện được
sự chênh lệch thể tích giữa thể tích của vỏ hộp ở các hộp đựng chất có ga lớn hơn hộp đựng
các chất không có ga.
- Giải thích được lí do người ta đựng bia trong lon nhôm hình trụ và sữa trong các hộp giấy
hình hộp chữ nhật bằng kiến thức Vật lý (áp suất chất lỏng, sự giãn nở vì nhiệt của chất
lỏng và chất rắn) và kiến thức Hóa học (tính chất Vật lí, Hóa học của nhôm). Giải thích
được cấu tạo hình trụ của thân cây dựa vào kiến thức Sinh học và Vật lí.
- Vận dụng được công thức diện tích xung quanh của hình trụ và thể tích của khối trụ vào
giải quyết một số bài toán thực tiễn và đề xuất ý tưởng STEM để giải quyết tình huống thực
tiễn.
Kĩ năng:
- Tính được diện tích xung quanh của hình trụ và thể tích của khối trụ là vỏ lon coca, diện
tích xung quanh của hình hộp chữ nhật và thể tích của khối chữ nhật là vỏ hộp sữa bằng
các dụng cụ đo đơn giản: thước thẳng, êke, dây, ...
- Thực hiện hoạt động nhóm hiệu quả để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Đánh giá và tự đánh giá được sản phẩm làm việc của mình và của bạn.
- Thu thập và xử lý thông tin từ các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho học sinh tìm hiểu.
Tư duy và thái độ:
- Thành thạo trong việc thực hiện các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái

quát hóa, trừu tượng hóa.


- Đề xuất được các ý tưởng, giải pháp sáng tạo trong các tình huống học tập và tình huống
thực tiễn.
- Biết tự đặt ra các câu hỏi và đặt ra câu hỏi cho bạn trong thảo luận, đối chiếu, so sánh để
tìm giải pháp tối ưu.
- Hiểu được mối quan hệ của Toán học với các môn học khác cũng như ý nghĩa của Toán
học trong thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh yêu thích học môn Toán, thích tìm hiểu, khám
phá thế giới xung quanh.
* Phát triển phẩm chất, năng lực: Góp phần phát triển ở người học
- Năng lực toán học: năng lực tư duy và lập luận toán học năng lực giải quyết vấn đề
toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ vf phương tiện toán học.
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm.
1.2. Các lĩnh vực STEM:
Khoa học Công nghệ Kỹ thuật Toán học
(S) (T) (E) (M)
- Áp suất chất lỏng, - Sử dụng các phần - Đọc được các tài - Kiến thức về diện
nhiệt lượng, động mềm hỗ trợ để thực liệu hướng dẫn tích xung quanh của
cơ điện.,.. hiện dự án: Word, thiết kế mô hình tủ hình trụ, thể tích của
- Chất liệu làm vỏ Powerpoint, vẽ, thiết sấy quần áo từ các khối trụ.
hộp. kế mô hình, tính toán vật liệu sẵn có. - Đo đạc, tính toán,
- Cấu tạo thân cây (nếu cần), tra cứu - Vẽ mô hình tủ làm tròn số.
- Cấu trúc bền thông tin. sấy quần áo.
vững, chịu lực của - Thiết kế mô hình
mô hình tủ sấy tủ sấy quần áo.
quần áo.
- Chất liệu làm mô
hình tủ sấy quần áo
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
 Video “Toán học ngôn ngữ của vũ trụ”, kế hoạch dạy học, giáo án điện tử hỗ trợ bài
giảng, dụng cụ trợ giảng, các đồ dùng trực quan là các vật thật (các hộp sữa, hộp
nước hoa quả và lon nước ngọt), các mô hình (khối trụ, lăng trụ).
 Phần mềm dạy học.
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
Ôn lại kiến thức cũ liên quan (khái niệm hình hộp, hình lăng trụ; công thức tính diện
tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lăng trụ;
kiến thức Vật lý: sự giãn nở vì nhiệt của chất lỏng- lớp 6, lớp 12; Áp suất- lớp 8), Hóa học
(Tính chất vật lý, hóa của nhôm ở lớp 9, 12), cấu tạo của thực vật (Sinh học 6), tính thích
nghi của thực vật (Sinh học 11).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ1: Xác định vấn đề HĐ3: Trình bày và thảo luận HĐ5: Trình bày và thảo
(Trải nghiệm, Xác định phương án thiết kế,chọn luận về sản phẩm đã
vấn đề cần giải quyết) phương án tốt nhất . Lập kế thiết kế,
HĐ2: hoạch thực hiện và Thống nhất Tổng kết, điều chỉnh
Nghiên cứu kiến thức tiêu chí đánh giá. và định hướng nghiên
nền và đề xuất các giải HĐ4: Chế tạo sản phẩm theo cứu tiếp
pháp thiết kế. phương án thiết kế; thử nghiệm
và đánh giá (Thực hiện ở nhà)

Tiết 1 Tiết 2 Tiết 3

3.1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề


3.1.1. Mục đích của hoạt động
- HS phát hiện ra vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn là: tại sao các đồ uống có ga
lại đựng trong các lon nhôm hình trụ, các đồ uống không có ga (sữa, nước ép trái cây) đựng
trong vỏ giấy hình hộp chữ nhật.
- HS có hứng thú tìm hiểu ứng dụng của hình trụ trong thực tiễn.
3.1.2. Nội dung hoạt động
GV: Cho HS quan sát video “Toán học ngôn ngữ của vũ trụ” (2 phút) (Nguồn
https://youtu.be/OX9TeFNeuas?feature=shared) và trả lời câu hỏi:
1) Đoạn video nói về vấn đề gì?
2) Theo em các hộp chứa đồ uống là các chất lỏng nên làm hình dạng gì? Chất liệu gì?
Vì sao?
GV để cho HS nói bằng sự hiểu biết và định hướng HS sẽ có câu trả lời chính xác vào cuối
tiết học.
GV: Cho cả lớp quan sát một số hộp sữa, lon nước ngọt và nước hoa quả sau đó yêu cầu
HS: xác định hình dạng hình học của các hộp sữa, lon nước.
HS: Hình hộp chữ nhật, hình trụ.
3.1.3. Dự kiến sản phẩm
- Giải thích được căn cứ lựa chọn hình dạng, chất liệu với các đồ uống khác nhau.
- Đề xuất giải pháp ứng dụng hình trụ để làm các vật dụng phục vụ cuộc sống.
3.1.4. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động 1. Trải nghiệm
- Xem video, tranh ảnh và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2. Đề xuất giải pháp, thảo luận
- HS giải thích theo ý hiểu cho các hiện tượng.
- HS cũng đề xuất một số giải pháp thiết kế vật dụng ứng dụng hình trụ: hộp bút, chụp
đèn ngủ, tủ sấy quần áo,...
3.2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất các giải pháp thiết kế
3.2.1. Mục đích của hoạt động
- HS được phát hiện kiến thức cơ bản về hình trụ và khối trụ.
- Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích một số hiện tương trong cuộc sống.
- Vận dụng kiến thức hình trụ và khối trụ vào giải quyết tình huống thực tiễn.
3.2.2. Nội dung hoạt động
- Phát hiện được công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ, thể tích của khối trụ.
- Tính và so sánh được diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của vỏ lon coca và vỏ
hộp sữa cùng dung tích 250ml.
- Tính và so sánh được thể tích của vỏ lon coca và vỏ hộp sữa cùng dung tích 250ml và
phát hiện được sự chênh lệch thể tích khác nhau giữa thể tích của vỏ hộp và chất lỏng khác
nhau.
- Giải thích được lí do người ta đựng bia trong lon nhôm hình trụ và sữa trong các hộp
giấy hình hộp chữ nhật bằng.
- Vận dụng được công thức diện tích xung quanh của hình trụ và thể tích của khối trụ
vào giải quyết một số bài toán thực tiễn.
3.2.3. Dự kiến sản phẩm
Khái niệm hình trụ tròn xoay, khối trụ tròn xoay, công thức tính diện tích xung
quanh, toàn phần của hình trụ, thể tích cảu khối trụ.
Giải quyết được một số tình huống thực tiễn đơn giản.
Lí giải được một số hiện tượng đơn giản về việc thiết kế hình dạng và chất liệu cho
các dạng vỏ hộp chứa đồ uống là các chất lỏng khác nhau bằng kiến thức liên môn.
3.2.4. Cách thức tổ chức hoạt động
Đơn vị kiến thức 1. Diện tích xung quanh của hình trụ tròn xoay
HĐ1: Gợi động cơ
HĐ của HS HĐ của GV Nội dung Ghi chú
GV: (GV đưa ra mô hình trống cơm cho Lớp vẫn học
HS quan sát) Hãy quan sát mô hình trống tập theo 4
cơm và tìm cách tính diện tích của mảnh nhóm như ở
giấy sao cho nó có thể vừa đủ để dán kín phần khởi
HS: Suy thân trống . động.
nghĩ, thảo
luận theo
nhóm, dự
đoán cách
tính và báo
cáo với GV

Muốn tính độ lớn của mảnh giấy để vừa đủ


để dán kín thân trống thực chất ta phải đi
tính diện tích xung quanh của hình trụ.
Vậy công thức tính diện tích xung quanh
của hình trụ như thế nào chúng ta nghiên
cứu nội dung thứ nhất.
HĐ2: Hình thành kiến thức
HĐ của HS HĐ của GV Nội dung Ghi chú
HS: Dự đoán GV: Bằng 1. Diện tích xung quanh của hình trụ tròn
cách tính cách nào để xoay
diện tích có được dự
xung quanh đoán đó? Nếu HS
của hình trụ. GV: Quan không dự
sát hình ảnh đoán được
một khối trụ đúng
được trải phương án
phẳng và cho để tính
biết. diện tích
- Mặt xung xung
quanh của quanh của
hình trụ trải hình trụ
HS: Thảo phẳng là thì GV sẽ
luận theo hình gì? đưa ra
nhóm và báo - Cho biết cách tính.
cáo với GV chiều dài, Cụ thể GV
cách tính của chiều rộng sẽ thao tác
nhóm. của hình chữ cắt hình
HS: hình chữ nhật lần lượt trụ dọc
nhật là các yếu tố theo
nào của hình đường
trụ. sinh, rồi
GV: Dựa vào trải phẳng
HS: công thức để từ đó
 Chiều dài diện tích cho HS
HCN hình chữ nhận xét
bằng chu nhật đã biết hình trải
vi đáy hãy xây phẳng là
hình trụ dựng công hình gì?
 Chiều thức tính Diện tích
rộng HCN diện tích xung
bằng xung quanh quanh của
chiều cao của hình trụ hình trụ và
của hình - GV cho diện tích
trụ hình lăng trụ hình trải
HS: tứ giác, bát phẳng có
giác đều nội mối liên
tiếp hình trụ. hệ gì?
r: bán kính hình tròn đáy
Qua đó hình
thành khái
r: bán kính niệm lăng trụ
hình tròn nội tiếp hình
đáy, h: ciều trụ và HS
cao của hình phát hiện ra
trụ, C: chu vi công thức
đáy tính diện tích
xung quanh
của hình trụ
Hs ghi chép dựa vào diện
công thức tích xung
vào vở. quanh của Nếu HS
lăng trụ. không
nghĩ ra
được
Trong đó: phương án
r: bán kính hình tròn đáy. trả lời GV
l: độ dài đường sinh. sẽ gợi ý.
GV: Trong
hình trụ
chiều cao
của hình trụ
chính là độ
dài của
đường sinh.
Vậy nên
công thức sẽ
có dạng:
HĐ3: Củng cố trực tiếp
HĐ của HS HĐ của GV Nội dung Ghi
chú
HS: Thảo luận cặp GV: Vậy để tích diện tích xung Để xác định diện tích xung
đôi và đưa ra câu trảquanh của một hình trụ ta cần quanh của một hình trụ ta
lời. xác định những yếu tố nào? cần xác định bán kính đáy
HS: thực hiện đo và và độ dài đường sinh
tính rồi báo cáo kết (chiều cao) của hình trụ.
quả với GV. - Giải quyết bài toán đặt ra ban
HS thực hành đo và đầu là tính diện tích giấy tối
tính diện tích xung thiểu để trang trí thân trống.
quanh theo công (Gọi một số HS lên đo và tính
thức vừa học. diện tích xung quanh của hình
trụ là thân trống).
GV: Cho các bạn nhận xét
cách đo và tính của bạn.
- Tính diện tích xung quanh
- HS thực hành theo của lon nước có cùng thể tích
nhóm, bằng việc đo thực với hộp sữa và nhận xét
chiều cao của lon và về hai kết quả tính được.
đường kính đáy để
từ đó suy ra diện
tích xung quanh của
hình trụ.
- So sánh kết quả - GV: Bằng việc tính toán
diện tích xung chúng ta nhận thấy thiết kế vỏ
quanh của hình hộp hộp hình trụ sẽ giúp tiết kiệm
chữ nhật có cùng vật liệu sản xuất hơn. Tuy
Hộp sữa hình hộp chữ
thể tích. nhiên tại sao cùng với một
nhật thể tích thực 250ml.
lượng thể tích chất lỏng thì sữa
Lon nước hình trụ cùng
- HS thảo luận và lại được đựng vào hình hộp
thể tích thực 250ml là
trả lời theo ý hiểu. chữ nhật còn coca thì được
Sữa: 4,6; 7,5; 7,5.
- HS thảo luận theo đựng vào hình trụ?
Sxq=181,5
nhóm và đưa ra GV: Nhận xét câu trả lời của
Stp= 250,5
những nhận định HS và cung cấp thêm các kiến
Coca: đường kính 5,2; cc:
thức còn thiếu.
11,5
Sxq=187,8
Stp=230,3
- Dựa vào kiến thức Vật lí
(1) làm rõ:
+ Áp lực của chất có ga
lên vỏ hộp lớn hơn sữa.
.
+ Vì áp suất chất lỏng
truyền đi nguyên vẹn theo
mọi hướng do đó hộp
đựng chất có ga thường
làm hình trụ, chịu lực tốt
hơn, không làm dạng hộp
chữ nhật để tránh tạo áp
suất mạnh lên các góc,
mép hộp, không an toàn
- Quan sát các lon nước các em
trong vận chuyển, nếu làm
có nhận xét gì về chất liệu của
hình hộp chữ nhật độ dày
các lon chứa đồ uống có ga.
tấm nhôm gấp 3 lần tốn
Các em có biết tại sao như vậy
kém chi phí.
không? Dựa vào các kiến thức
+ Với bao bì hình hộp chữ
Vật lý, Hóa học mà các em đã
nhật thì việc xếp sản phẩm
biết hãy giải thích các hiện
tiết kiệm thể tích hơn hình
tượng trên.
trụ.
GV: khi xếp các hộp hình hộp
- Dựa vào (3) giải thích
chữ nhật và hình trụ vào tủ
làm rõ:
hoặc vận chuyển thì loại vỏ
hộp nào sẽ tiết kiệm không + Do không bị ăn mòn nên
gian hơn? vỏ bền đẹp lâu trong điều
GV: Nhận xét, đánh giá và kết kiện thường.
luận. + Tính chịu lực của nhôm
tốt, vỏ lon nước có ga
mỏng nhưng đảm bảo.
+ Nhôm hoàn toàn ngăn
được ánh sáng, giúp cho
đồ uống trong lon nhôm
được bảo quản tốt hơn
những loại chai đựng
khác.
Đơn vị kiến thức 2: Thể tích của khối trụ tròn xoay
HĐ1: Gợi động cơ
HĐ của HS HĐ của GV Nội dung Ghi
chú
HS: Quan sát, GV: Cho học sinh quan sát mô hình
thảo luận và dự hình lăng trụ tứ giác đều nội tiếp
đoán. hình trụ. Sau đó thay các hình lăng
- Chiều cao trụ có đáy là bát giác.
của lăng trụ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
đều bằng chiều Câu 1: Nhận xét về đường cao của
cao của hình hình trụ và đường cao của lăng trụ.
trụ. Câu 2: Nhận xét mối liên hệ giữa
- Khi diện tích diện tích đáy của hình lăng trụ và
đáy tăng từ 4 diện tích đáy của hình trụ khi tăng
cạnh lên 8 cạnh số cạnh đa giác đáy của hình lăng
thì diện tích đáy trụ.
của hình lăng
trụ dần đến diện
tích đáy của
hình trụ.
- Khi số cạnh đa
giác đáy tăng từ
4 cạnh lên 8 GV: Nhận xét về mối quan hệ giữa
cạnh thì thể thể tích của khối trụ và khối lăng
tích của lăng trụ trụ khi tăng số cạnh ở đáy của lăng
dần đến thể tích trụ từ 4 cạnh lên 8 cạnh.
của trụ hơn.
HĐ2: Hình thành kiến thức
HĐ của HS HĐ của GV Nội dung Ghi chú
HS: Quan sát và GV: Để kiểm nghiệm
nhận thấy khi n dự đoán của các em có
tăng lên thì hình đúng hay không các em
ảnh của lăng trụ đã
cùng quan sát lên phông
gần đến hình ảnh chiếu khi cô tăng số
của hình trụ. cạnh của đa giác đáy lần
lượt là 6, 8, 30.
HS: Hình tròn. GV: Khi n tăng lên vô
hạn đa giác đáy của
hình trụ có dạng hình
gì?
HS: Thể tích hình GV: Thể tích của lăng
trụ. trụ sẽ dần đến thể tích 2. Thể tích khối trụ
của hình nào?
HS: Thảo luận và GV: Dựa vào công thức Trong đó:
đưa ra kết quả. tính thể tích khối lăng S: diện tích đáy
trụ hãy suy ra thể tích r: là bán kính của đường
của khối trụ. tròn đáy.
h: là chiều cao của khối trụ.
- HĐ3: Củng cố trực tiếp
HĐ của HS HĐ của GV Nội dung Ghi chú
HS: Suy nghĩ Để tính thể tích Để xác định thể tích của khối trụ
và trả lời. của khối trụ ta ta cần xác định bán kính đáy và
cần xác định chiều cao của khối trụ.
những yếu tố HS đo và tính thể tích.
nào?
HS: Đo đạc và Đối với thể tích thực cùng là Tiến hành đo
áp dụng công GV: Tính thể 250ml
đạc theo nhóm.
thức tính thể tích của lon Tiến hành đo đạc và sử dụng công
tích khối trụ. coca (GV đã thức đã học, HS tính được
HS thảo luận, chuẩn bị). - Hộp sữa có thể tích thực 250ml
phát biểu theo ý GV: Nhận xét có thể tích hộp là:
hiểu của mình. độ chênh lệch
về thể tích thực
của lon coca và vậy độ lệch là
thể tích của lon - lon coca hình trụ có thể tích thưc
so với độ chênh 250ml có thể tích hộp là
lệch của thể tích
thực của sữa và
thể tích thực vậy độ lệch là
của hộp. Vậy sự
khác nhau này
là do đâu?
GV giúp HS
phát hiện ra
chất có ga
người ta để độ
chênh lệch
nhiều hơn. Sự
khác nhau nhày
do sữa và coca
có sự giãn nở vì
nhiệt là khác
nhau.
- GV gợi ý cho
HS về kiểm tra
sự chênh lệch
thể tích giữa vỏ
hộp và sữa
trong các hộp
sữa tươi có
cùng dung tích
của Việt Nam
và các nước xứ
lạnh và giải
thích.
HĐ luyện tập toàn bài
Để củng cố kiến thức của bài học chúng ta cùng chơi một trò chơi có tên “Tìm hình
ẩn dấu”.
Luật chơi như sau:
Có một bức tranh được che bởi 4 miếng ghép đã được đánh số 1, 2, 3, 4. Mỗi mảnh
ghép tương ứng với một câu hỏi. Các nhóm chọn mảnh ghép, trả lời câu hỏi tương ứng. Nếu
đúng thì mảnh ghép được mở ra, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội còn lại. Đội nào đoán ra
được bức hình ẩn dấu thì chiến thắng.
Câu hỏi cho mảnh ghép.
1. Một tấm nhôm hình chữ nhật có hai kích thước là a và 2 a. Người ta cuốn tấm nhôm
đó thành một hình trụ. Nếu hình trụ được tạo thành có chiều dài đường sinh là 2 a thì bán
kính đường tròn đáy bằng bao nhiêu?
a a 2a
A. B. C.
π 2π π D .2 aπ
ĐA: B
2. Một cái trục lăn sơn nước có dạng một hình trụ. Đường kính của đường tròn đáy là
, chiều dài lăn là . Sau khi lăn trọn vòng tạo nên mảng tường phẳng có
diện tích là
A . 3450 π cm 2 B. 115 π cm2 C . 1725 π cm 2 D .57 ,5 π cm2
ĐA: A
3. Người ta cần đổ một ống cống thoát nước hình trụ với chiều cao 200cm, độ dày của
thành cống là 10cm, đường kính của cống là 60cm. Lượng bê tông cần đổ của ống cống
đó là:
A .0,1 πm3 B.0,18πm3 C . 0, 04 πm3 D .0 ,5 πm3
ĐA: A
4. Một cái cốc hình trụ cao đựng được lít nước, hỏi bán kính đáy của cốc sấp sỉ
bao nhiêu (làm tròn đến hàng thập phân thứ 2)

ĐA: B
Mảnh ghép mở ra GV hỏi học sinh xem có biết người trong ảnh là ai không, có biết
vì sao vỏ lon nước ngọt lại có hình trụ tròn không mà không phải là hình cầu hay hình hộp
chữ nhật? GV giúp HS hiểu được đó là chân dung của Bill Hammack - giáo sư ĐH Illinois,
Mỹ, ông đã giúp trả lời câu hỏi này. Các em về xem thông tin ở nguồn dữ liệu sau và trả lời
câu hỏi ở tiết sau.

Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=2IuMPuJ2cDc
HS xem thông tin ở nguồn dữ liệu và buổi học sau cần hiểu được:
Nếu lon nước có thiết kế hình cầu: Diện tích bề mặt nhỏ, tiết kiệm nguyên liệu... nhưng
không đứng vững được... và việc lưu trữ, vận chuyển vô cùng bất tiện.
Yêu cầu HS tìm thêm các ứng dụng khác của khối trụ trong thực tế.
Vậy còn hình hộp chữ nhật thì sao?
Diện tích chứa nước lớn, đứng vững trên mọi bề mặt...... nhưng lại khiến bạn gặp rắc
rối khi cầm uống.
Cuối cùng, thiết kế lon khả thi nhất ra đời - vỏ lon hình trụ tròn
Vỏ lon hình trụ ra đời với sự kết hợp của cả 2 thiết kế trên. Khi nhìn từ trên xuống,
thiết kế sẽ giống hình cầu. Còn khi nhìn từ cạnh sang, vỏ lon sẽ giống thiết kế hình hộp chữ
nhật. Và cũng giống như lon hình cầu, lon hình trụ tròn cũng không có điểm yếu, do áp lực
được dàn đều ra vỏ lon.
Khả năng tận dụng không gian khi vận chuyển của loại lon hình trụ tuy kém một chút so với
hình hộp chữ nhật, nhưng vượt trội so với cấu tạo lon hình cầu. Ngoài ra, một nguyên
nhân rất thực tế nữa khiến các nhà sản xuất quyết định lựa chọn thiết kế này, đó là vỏ lon
hình trụ dễ sản xuất hơn so với 2 loại vỏ lon kia.
GV: Qua trò chơi vừa rồi đã giúp các em củng cố các kiến thức vừa học, bên cạnh đó các
em cũng thấy những ứng dụng của Toán học trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra với các
kiến thức vừa học sẽ giúp các em tìm hiểu một số vấn đề xung quanh chúng ta. Các em sẽ
cùng tìm tòi, mở rộng kiến thức qua các câu hỏi sau:
HĐ vận dụng, tìm tòi mở rộng
1) Theo các em tại sao thân cây có hình trụ?
2) Nêu các ý tưởng sử dụng kiến thức về hình không gian đã học để thiết kế các vật
dụng phục vụ cuộc sống.
3) GV: chiếu hình ảnh miền núi cao, sương mù quanh năm? Đề xuất ý tưởng sau khi
xem tranh?
GV: có thể gợi ý đến hiện tượng độ ẩm cao quần áo không khô, gây bệnh tật cho con
người và hướng HS đến ý tưởng thiết kế tủ sấy quần áo (vỏ làm hình trụ hoặc hình
hộp chữ nhật). Yêu cầu HS làm việc theo dự án thảo luận bản thiết kế và thực hành
thiết kế.
3.3. Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế, chọn phương án tốt nhất
3.3.1. Mục đích của hoạt động
Các nhóm nghiên cứu lựa chọn cách thiết kế sản phẩm và đề xuất phương án thiết
kế, trình bày và báo cáo trước lớp.
3.3.2. Nội dung hoạt động:
- Mỗi nhóm HS chọn một cách thiết kế: nhóm dùng nhiệt bằng củi, nhóm dùng than,
nhóm dùng điện, nhóm làm vỏ hình trụ, nhóm dùng vỏ hình lưng trụ.
- Cả lớp thống nhất chọn phương án tối ưu.
3.3.3. Dự kiến sản phẩm
- Phương án thiết kế tủ sấy quần áo.
3.3.4. Cách thức tổ chức hoạt động
HĐ1: Các nhóm HS thảo luận nhóm về các phương án thiết kế tủ sấy quần áo
HĐ2: Các nhóm báo cáo phương án, cả lớp nhận xét, góp ý.
HĐ3: GV nhận xét góp ý cho các nhóm phương án thiết kế.
3.4. Hoạt động 4: Chế tạo sản phẩm theo phương án thiết kế, thử nghiệm, đánh giá
3.4.1. Mục đích của hoạt động
HS trải nghiệm hoạt động thiết kế mô hình tủ sấy quần áo
Các nhóm HS tiến hành thử nghiệm để đánh giá và tự điều chỉnh (nếu cần)
3.4.2. Nội dung hoạt động
- Các nhóm thực hiện kế hoạch thiết kế mô hình tủ sấy quần áo của nhóm theo giải
pháp đã lựa chọn.
- Tiến hành vận hành sản phẩm và điều chỉnh (nếu cần)
3.4.3. Dự kiến sản phẩm
Các sản phẩm là các mô hình tủ sấy quần áo các em tính toán được các số đo cần
thiết thỏa mãn yêu cầu thực tế đặt ra.
3.4.4. Cách thức tổ chức hoạt động
HS thực hiện chế tạo mô hình tủ sấy quần áo ở nhà theo các hoạt động sau, nếu cần
nhờ GV trợ giúp, viết biên bản phân công, chụp ảnh, quay video làm minh chứng.
HĐ 1: HS thảo luận nhóm để dự kiến các nguyên vật liệu để thiết kế mô hình tủ sấy
quần áo và phân chia nhiệm vụ cho các thành viên
HĐ 2: HS thực hiện các nhiệm vụ được giao
HĐ 3: Các nhóm HS HS thiết kế hoàn chỉnh mô hình tủ sấy quần áo
HĐ 4: Các nhóm vận hành mô hình và điều chỉnh (nếu cần).
3.5. Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm đã thiết kế, tổng kết, điều chỉnh
và định hướng nghiên cứu tiếp
3.5.1. Mục đích của hoạt động
- HS bổ trợ kiến thức và kinh nghiệm cho nhau để cùng nhau hoàn thiện sản phẩm,
góp phần hoàn thiện vốn kiến thức của mỗi cá nhân HS
- Tạo ra được sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp, cùng nhau học tập và cùng
nhau tiến bộ.
- Các nhóm khắc phục các nhược điểm của nhóm để hoàn thiện sản phẩm
3.5.2. Nội dung hoạt động
- HS chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm để các nhóm hoàn thiện sản phẩm
- Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá và tư vấn việc điều chỉnh sản phẩm.
- Các nhóm hoàn thiện sản phẩm của nhóm
3.5.3. Dự kiến sản phẩm
- Các nhóm báo cáo sản phẩm đã thiết kế.
- Các góp ý để hoàn thiện sản phẩm của các nhóm
3.5.4. Cách thức tổ chức hoạt động
HĐ 1: Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình
HĐ 2: Cả lớp thảo luận về mức độ đạt được tiêu chí của các nhóm, về ưu điểm,
nhược điểm của các sản phẩm
HĐ 3: Cả lớp thảo luận về cách khắc phục các nhược điểm của các sản phẩm
HĐ 4: GV xác nhận các góp ý thảo luận của HS và định hướng điều chỉnh sản phẩm
cho các nhóm.
IV. PHỤ LỤC CỦA KẾ HOẠCH BÀI DẠY
4.1. PHỤ LỤC 1. KIẾN THỨC NỀN HỖ TRỢ THIẾT KẾ
1. Toán và Vật lý
Toán và Vật lí là hai môn học có mới quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong chủ đề này, sự
tích hợp giữa Vật lý và Toán thể hiện trong các nội dung sau:
- Giải thích hiện tượng chênh lệch giữa thể tích thực và thể tích của hộp chứa của các
hộp sữa và lon coca.
- Giải thích tại sao sữa tươi thì để trong các hộp giấy hình hộp chữ nhật, còn nước có ga
thì để trong các lon hình trụ.
GV sẽ giúp học sinh lý giải sự khác biệt trên là do: Soda, bia hay bất cứ loại nước có
gas nào đều chứa một áp lực lớn lên lớp vỏ lon. Chỉ cần bạn lắc lon nước ngọt lên, sau đó
mở nắp ra, bạn sẽ thấy áp lực bên trong lớn đến mức độ nào. Chính vì vậy, người ta cần
thiết kế một lon với hình thái có thể chịu được một áp lực lớn mà không bị biến dạng. Do
đó, hình dạng không gian được chọn ở đây chính là khối trụ.

Áp lực tác dụng lên bề mặt bên trong lon nước giải khát
Nguyên nhân chính là dạng lon tròn có khả năng chịu áp lực tốt hơn so với mặt phẳng. Hơn
nữa, các công ty nước giải khát có thể sử dụng ít vật liệu hơn để sản xuất vỏ lon nhưng vẫn
đảm bảo yêu cầu chịu được áp lực lớn từ nước có gas bên trong. Trong một phép so sánh,
nếu lon soda được thiết kế thành dạng khối hộp bằng nhôm, người ta phải tăng độ dày của
tấm nhôm lên ít nhất 3 lần. Điều này làm tăng lượng nhôm cần thiết để chế tạo vỏ lon lên
gấp 8 lần so với thiết kế dạng trụ tròn.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là nếu lon dạng trụ tròn có nhiều ưu điểm như thế thì tại
sao người ta không áp dụng nó để chứa sữa tươi? Nếu giả định rằng dùng cùng một loại vật
liệu để chế tạo vỏ chứa thì chi phí để sản xuất ra 2 triệu lon dạng trụ tròn vẫn thấp hơn rất
nhiều so với chi phí sản xuất ra 1 triệu lon hình hộp. Vậy tại sao người ta vẫn dùng nó để
sản xuất vỏ hộp sữa tươi?
2. Toán với sinh học
- Kiến thức Toán học có tính thực tiễn rất đa dạng, khi học chủ đề giáo viên có thể cho
học sinh quan sát các hình có xung quanh môi trường sống, học sinh nhận thấy các thân cây
đều có dạng hình trụ. Dựa vào kiến thức Toán học và Sinh học giáo viên có thể cho học
sinh tìm hiểu để từ đó giải thích hiện tượng này.

Môn hình học mách bảo chúng ta rằng diện tích của hình tròn lớn hơn bất kì hình nào
khác. Do đó cùng một lượng nhiên liệu như nhau muốn tạo thành đồ vật có dung tích lớn
nhất hoặc có sức chứa nhiều nhất thì hiển nhiên ta tạo thành hình trụ là thích hợp hơn cả.
Hình trụ chịu lực tốt nhất. Trọng lượng của tán cây to, tròn, đều nhờ vào sự chống đỡ
của thân cây. Có những loài quả sai trái, đến mùa trên cay còn treo cả tạ quả nếu không có
cành, thân khỏe chống giữ làm sao có thể tồn tại được.
Thân cây hình trụ còn có lợi trong việc phòng chống tác hại từ bên ngoài. Nếu là hình
vuông, hình chữ nhật thân cây sẽ có các góc cạnh, dễ làm mồi cho động vật gặm nhấm.
Cây thân gỗ là cây lâu năm, trong đời nó khó tránh khỏi bị gió bão tấn công. Do thân
cây hình trụ, cho nên dù gió lớn đến từ phía nào cũng dễ dàng lướt qua bề mặt, chỉ phải
chịu một lực nhỏ mà thôi. Vì thế thân cây tre, cột nhà thường hay làm hình trụ.
Mọi sinh vật đều tiến lên phía trước trên bậc thang tiến hóa. Hình trụ tròn của thân
cây chính là kết quả hoàn hảo của sự thích nghi đó.
Nguồn: http://up-now.net/ly-giai-vi-sao-cay-co-hinh-tru-tron.upn
3. Toán với Hóa học
Giải thích lon hình trụ chứa các đồ uống có ga thường làm bằng vỏ nhôm chứ không
phải là chất liệu khác. Bởi tính chất Vật lí của nhôm là nhẹ, dẻo, chịu lực, dễ dát mỏng. Hơn
nữa, trên bề mặt nhôm có lớp nhôm oxit bảo vệ nhôm (làm cho nhôm không phản ứng với
các chất ở điều kiện thường) nên nhôm không bị ăn mòn (tính chất Hóa học không bị ăn
mòn của nhôm).
Nguyên nhân đầu tiên có lẽ là do khả năng chịu lực của nhôm. Chúng ta đều biết là
nhôm nhẹ hơn rất nhiều so với sắt (tỷ trọng của nhôm là 2,7 so với thép là 7,85). Một cục
nhôm và một cục sắt nếu có kích thước như nhau thì cầm cục nhôm sẽ thấy nhẹ hơn rất
nhiều lần so với cục sắt. Số liệu cho thấy, khả năng chịu lực trên 1 đơn vị diện tích (cùng độ
dày) của nhôm là tốt hơn sắt, nói cách khác, hai cái lon có cùng khối lượng thì lon nhôm
chịu áp lực của ga trong nước giải khát tốt hơn lon sắt!
Một lý do khác khiến lon nhôm được dùng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất
đồ uống có ga là lon nhôm có vẻ ngoài láng bóng và ăn sơn hơn, do đó, người ta dễ dàng
trang trí các họa tiết, biểu tượng và hình ảnh lên lon nhôm. Đối với lĩnh vực có tính cạnh
tranh cao và đề cao tầm quan trọng của việc thu hút người tiêu dùng như sản xuất nước
uống có ga, đây là yếu tố rất quan trọng.
Một yếu tố khác liên quan đến công nghệ là vật liệu nhôm dẻo hơn sắt nhiều lần nên
gia công nhôm thành dạng ống dài có thể dễ dàng thực hiện hàng loạt nhờ công nghệ “dập
sâu” – từ một tấm nhôm mỏng có thể ngay lập tức dập ra được một cái ống dài. Do đó,
dùng nhôm rất tiện lợi. Do tính dẻo nên có độ đàn hồi tốt hơn sắt và dễ chịu được sự thay
đổi của áp suất khi chứa các chất lỏng có ga.
Nhôm là một vật liệu chống thấm hoàn toàn, nên cũng lý tưởng để dùng cất trữ đồ
uống có ga. Nhưng không giống như nhựa, mặt trong của các lon bằng nhôm được tráng
một lớp polyme đặc biệt có tác dụng ngăn nhôm rò rỉ vào đồ uống, do đó chúng an toàn hơn
rất nhiều. Thêm nữa, không giống nhựa và thủy tinh, nhôm hoàn toàn ngăn được ánh sáng,
giúp cho đồ uống trong lon nhôm được bảo quản tốt hơn những loại chai đựng khác.
Vậy vấn đề đặt ra là giấy bìa rẻ hơn nhôm tại sao không dùng giấy bìa làm lon đựng
các chất có ga mà phải dùng nguyên liệu nhôm? Giấy bìa rẻ hơn nhôm nhưng tính chịu lực
không tốt bằng nhôm nên người ta không để các chất có ga trong các hộp chất liệu giấy như
vỏ hộp sữa. Vì áp suất chất lỏng tác động về mọi hướng do đó cùng chịu một áp lực như
nhau thì nguyên liệu bìa sẽ dày hơn rất nhiều nếu dùng nguyên liệu nhôm, do vậy hộp sẽ
nặng. Hơn nữa hộp đựng chất có ga cũng làm hình trụ, không làm dạng hộp chữ nhật để
tránh tạo áp suất mạnh lên các góc, mép hộp, không an toàn trong vận chuyển.
Tuy nhiên, trên các vỏ hộp các sản phẩm sữa hay bia thì các nhà sản xuất luôn
khuyến cáo các sản phẩm được giữ trong điều kiện nào để đảm bảo chất lượng của sản
phẩm và đồng thời các chất lỏng không bị giãn nở vì nhiệt lớn tạo nên sự quá mức chịu
đựng về kích thước và áp suất cho các vỏ hộp, cho dù vỏ hộp là chất liệu gì.
4. Tự thiết kế tủ sấy quần áo mùa mưa hoặc cho các nơi quanh năm độ ẩm cao
Tủ sấy quần áo 800w
- Khung nhôm
- Tấm cách nhiệt
- 4 Đèn 200w x 4 = 800w ( 15k/1 cái)
- 1 quạt hút 18v
- 2 mô tơ
- Nguồn 12v
- Dây thép
- Ốc, vít các loại
- Dây, ổ cắm
- Keo dán
- v...v...
Khả năng chịu lực đến 50kg, khoảng 20 bộ quần áo lớn nhỏ, sấy trong vòng 1h tùy vào
chất liệu.
Vận hành : hơi nóng từ bóng đèn tỏa ra được đẩy lên cao, hơi ẩm được đẩy ra ngoài thông
qua quạt hút phía trên. Vừa sấy vừa hút ẩm tránh làm đọng nước trên tấm cách nhiệt. Mô-tơ
chạy êm, không nghe ồn. Đèn dễ dàng thay mới nếu cháy.Tiết kiệm điện.
Nếu bạn sợ để qua đêm không kiểm soát được thì tắt đèn, chỉ để quạt tới sáng vẫn khô như
bạn hong trước quạt lớn.
So với các tủ sấy bán trên thị trường, chất liệu phủ ngoài tuy kín nhưng lại dễ đọng nước,
nhiệt tỏa ra ngoài nhiều. hư hỏng khó thay thế, giá thành cao, hao điện, số lượng quần áo ít.
Với tủ sấy Handmade, bạn có thể dùng làm tủ đựng quần áo, tủ sưởi, tủ mát.
Lưu ý :
- Vắt quần áo kĩ
- Tắt nguồn điện trước khi cho vào tủ sấy
- Nhiệt độ bóng đèn cao có thể gây bỏng
- Không để bóng đèn hoạt động qua đêm, tắt mở liên tục
- Tránh dùng công tắt cho bóng đèn, chỉ nên dùng phích cắm, cầu dao
- Tránh đóng mở tủ nhiều lần khi hoạt động.
Rất vui nếu bạn góp ý để mình dần hoàn thiện chiếc tủ này.
Các bước thực hiện tự chế máy sấy quần áo siêu đơn giản

Để đáp ứng nhu cầu làm khô quần áo vào những ngày thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều, rất
nhiều người đã ứng dụng việc tự chế máy sấy quần áo tại nhà. Nếu bạn đang thắc mắc về
cách thức thực hiện làm tủ sấy tự chế như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của
chúng tôi.
Tự làm máy sấy quần áo như thế nào?
Việc tự làm máy sấy quần áo tại nhà khá đơn giản, nhưng người dùng cần đặc biệt chú ý
loại tủ sấy quần áo tự chế này là loại nhỏ, chỉ sử dụng với lượng quần áo ít.
Nguyên liệu sử dụng
Để thực hiện công việc, yêu cầu bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
– Một thùng carton lớn có hình hộp chữ nhật đứng (nếu không có, nếu không có bạn cũng
có thể ghép nhiều thùng nhỏ lại với nhau.

Chuẩn bị thùng carton


– 4 bóng đèn sợi đốt có công suất 200W, bạn nên lưu ý sử dụng loại đèn tròn.
– Dây điện, đui đèn phích cắm,
– Hai thanh sắt dài dùng để treo quần áo.
Các bước thực hiện
Các công đoạn sáng chế máy sấy quần áo được thực hiện theo những công đoạn như sau:
Bước 1: Bạn tiến hành nối dây điện với đui đèn và phích cắm. Tiếp đến, bạn thực hiện lắp
đèn và và cắm thử xem đèn có sáng không. Với 4 đèn sử dụng bạn cần lắp đặt chúng riêng
biệt với 4 phích cắm khác nhau thay vì lắp nối tiếp với nhau.
Bước 2: Mở nắp và đáy thùng carton ra, đưa 2 thanh sắt vào phần trên của hộp để làm nơi
móc quần áo, sau đó đóng nắp của hộp vào. Đóng phần nắp sát với hai thanh sắt, nắp còn
lại mở ra.
Bước 3: Tại nắp vừa đóng bạn thực hiện khoét một lỗ ở giữa nắp có đường kính khoảng
10cm. Lỗ này để nhằm thoát hơi nóng bên trong thùng carton ra bên ngoài.
Bước 4: Bạn thực hiện đặt 4 bóng đèn vào 4 góc thùng carton. Không nên đặt các bóng đèn
quá gần nhau hoặc để chúng tiếp xúc trực tiếp xuống nền nhà. Bạn cần đặt chúng trên một
miếng sắt hay inox là phù hợp nhất.

Sản phẩm sấy khô quần áo tự chế


Khi bạn thực hiện cắm điện cho 4 bóng đèn, thiết bị này sẽ hoạt động như một chiếc tủ sấy
quần áo với mức công suất hoạt động là 800W. Khi sử dụng bạn nên đặc biệt chú ý treo
quần áo sao cho cách bóng đèn ít nhất 40cm.
Chỉ với vài vật liệu cơ bản như chúng tôi đã hướng dẫn trên đây là bạn đã có thể sở hữu
được cho mình ngay một chiếc tủ sấy tự chế vô cùng tiện lợi.
Sản phẩm máy sấy tự chế có đảm bảo tốt hay không?
Ưu điểm
Thiết bị sấy quần áo tự làm ở mức độ khá tốt khi nói về đặc điểm thiết kế, hiệu năng sấy,
giá thành. Vật liệu dùng để tự chế vô cùng rẻ, lại dễ tìm. Tuy nhiên, sản phẩm không có
quạt gió cho nên hiệu năng cũng chỉ ở mức trung bình.
Thay vì mất một khoản tiền lớn để mua máy sấy, thì với việc tự chế giá máy chỉ bằng
khoảng 10% so với việc mua sản phẩm tủ sấy. Chính vì thế, việc sử dụng máy sấy quần áo
tự chế được nhiều người ứng dụng và sử dụng hiện nay.
Hạn chế
Mặc dù có giá thành rẻ và hiệu quả sấy cũng khá tốt, nhưng sản phẩm tự chế này cũng có
những hạn chế nhất định như sau:
– Không có quạt gió cho nên hơi nóng không được lưu thông tốt, do đó mà hiệu quả sấy sẽ
không cao như loại tủ sấy thông thường.
– Nhiệt lượng không cao như việc sử dụng các thanh nhiệt điện trở của tủ sấy. Do đó, mặc
dù công suất lên tới 800W, nhưng nhiệt lượng tỏa ra sẽ không thể bằng được loại tủ sấy
được thiết kế với công suất tương đương.

Nên mua tủ sấy quần áo để đảm bảo chất lượng tốt nhất
– Thiết kế không tiện lợi do sử dụng thùng carton, cũng những vật liệu không chuyên dụng.
– Độ an toàn không cao, nếu như nước bị nhỏ vào những bộ phận bóng đèn thì sẽ dễ gây
chập cháy và không đảm bảo an toàn cho người dùng.
Có nên tự làm máy sấy quần áo
Với những chia sẻ và phân tích trên đây có thể thấy được rằng, việc sử dụng máy sấy tự chế
chưa thật sự tiện lợi cho lắm. Sản phẩm này chỉ phù hợp với nhu cầu sấy ít. Nếu gia đình
bạn có nhu cầu sấy nhiều thì không nên sử dụng sản phẩm tự chế, thay vào đó hãy đầu tư
cho mình một chiếc tủ sấy quần áo là tốt nhất.
Đặc biệt, đối với dòng sản phẩm máy sấy quần áo công nghiệp tự chế bạn tuyệt đối không
nên thực hiện. Hãy đầu tư để mua thiết bị chuyên dụng sẽ tốt và an toàn hơn cho người
dùng trong quá trình sử dụng.
Như vậy, với những hướng dẫn trên đây chúng tôi đã giúp cho bạn có thể tự chế máy sấy
quần áo vô cùng đơn giản tại nhà. Hy vọng những chia sẻ sau đây sẽ có ích nếu như bạn
đang có nhu cầu tìm hiểu về cách chế sản phẩm sấy tự chế này.
RELATED POSTS
Cấu tạo chi tiết của tủ sấy quần áo

5.
4.2. PHỤ LỤC 2. PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ
PHIẾU PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

TT Họ và tên Vai trò Nhiệm vụ


Trưởng nhóm Quản lý, tổ chức chung, phụ trách bài trình bày.
Thư kí Ghi chép, lưu trữ hồ sơ học tập
Thành viên Phát ngôn viên
Thành viên Photo hồ sơ, tài liệu học tập
Thành viên Tổng hợp hồ sơ
Thành viên Chụp ảnh, ghi hình minh chứng
Thành viên Mua vật liệu

PHIẾU PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHẾ TẠO SẢN PHẨM


Nhiệm vụ Thời gian Phương Người thực Kết quả
tiện hiện
1…

4.3. PHỤ LỤC 3. PHIẾU HỌC TẬP

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Chủ đề STEM:…………………………………………………………….
Họ tên học sinh:……………………………………
Nhóm:………………………………………………
Bản thiết kế sản phẩm (HS ghi chú cụ thể các bộ phận, kích thước các bộ phận, vật liệu
dùng để thiết kế các bộ phận)
……………………………………………………………………………………………
Mô tả nguyên lí cấu tạo, thiết kế, hoạt động của sản phẩm….
……………………………………………………………………………………

BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG


Nội dung Câu hỏi
Đặt tình Tìm hiểu cấu tạo của sản phẩm thiết kế.
huống
Kiến thức nền Xác định sử dụng kiến thức Toán nào để tính toán, đo đạc, thiết kế sản
phẩm.
Sử dụng kiến thức gì của các lĩnh vực Khoa học, Kĩ thuật, Công nghệ để
thiết kế, chế tạo sản phẩm.
Thiết kế Nêu phương án thiết kế sản phẩm
+ Lựa chọn, tính toán các kích thước sản phẩm đáp ứng được yêu cầu.
+Dụng cụ gồm những gì? Nguyên lí hoạt động diễn ra như thế nào?
Báo cáo và 1. Trong quá trình chế tạo sản phẩm , em gặp những thuận lợi và khó
đánh giá khăn gì?
sản phẩm 2. Việc tự chế tạo đã mang lại cho em những điều bổ ích gì?
4.4. PHỤ LỤC 4. PHIẾU ĐÁNH GIÁ
* Các tiêu chí đánh giá sản phẩm:
PHIẾU 1. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM TỦ SẤY QUẦN ÁO
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
1 Thiết kế chắc chắn, hình thức trang trí đẹp 3
2 Vật liệu đơn giản, tái chế 2
3 Mô hình thể hiện đúng nguyên lý, vận hành 3
được.
4 Minh chứng quá trình làm sản phẩm rõ ràng, 2
thuyết phục
Tổng cộng 10

PHIẾU 2. ĐÁNH GIÁ BÀI BÁO CÁO SẢN PHẨM VÀ BẢN THIẾT KẾ SẢN PHẨM
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm đạt được
1 Bản thiết kế rõ ràng, chi tiết mô tả được 2
nguyên lí của sản phẩm.
2 Bản thiết kế có sự trình bày rõ ràng về các 3
nguyên vật liệu, bố trí các bộ phận của kính,
chú thích rõ ràng các thông số kĩ thuật (kích
thước, số lượng)
3 Giải thích rõ nguyên lí hoạt động của sản 4
phẩm
4 Trình bày báo cáo rõ ràng, logic, sinh động 1
Tổng cộng 10
PHIẾU 3. CÁC TIÊU CHÍ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ
(GV ĐÁNH GIÁ HS)
Mức độ thể hiện
Các tiêu chí Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4
(0 điểm) (1 điểm) (2 điểm) (3 điểm)
1. Tìm ra vấn Không tìm ra Tìm ra được Tìm ra được Tìm ra được vấn
đề và đưa được vấn đề, vấn đề nhưng vấn đề và đề đề và đề xuất
được ra phương án giải chưa đề xuất xuất được một được nhiều
phương quyết. được phương phương án phương án.
hướng giải án.
quyết hiệu
quả.
2. Nghiên cứu Không liên kết Liên kết, thiết Liên kết, thiết Liên kết,thiết lập
kiến thức nền được nội dung lập được không lập được được không gian
và lựa chọn ra kiến thức và gian kiến thức không gian kiến thức của
phương án tối không chọn của vấn đề kiến thức của vấn đề, tự mình
ưu được phương án nhưng chưa vấn đề đưa ra đưa ra được
giải quyết nào. đưa ra được được phương phương án tối
phương án tối án nhưng cần ưu và giải thích
ưu. sự trợ giúp rõ lý do tối ưu
của GV của phương án.
3.Thiết kế Không thực hiện Thiết kế được Thiết kế được Thiết kế được
được bản vẽ được nội dung bản vẽ mô hình bản vẽ mô bản vẽ mô hình
thể hiện nào trong tiêu nhưng chưa hình nêu được nêu được
nguyên lí, cấu chí nêu được nguyên tắc nguyên tắc hoạt
tạo và hoạt nguyên tắc hoạt động của động của sản
động của sản hoạt động của sản phẩm phẩm một cách
phẩm của sản phẩm nhưng còn đầy đủ và chính
chưa cụ thể rõ xác
ràng
4. Đề xuất Không đề xuất Đề xuất được Đề xuất được Đề xuất nguyên
được nguyên được nguyên vật vật liệu nhưng đầy đủ vật liệu đầy đủ,
vật liệu, tìm liệu và chưa tìm chưa đầy đủ, nguyên vật tìm ra giải pháp
ra cách đo ra cách đo đo đạc chưa liệu nhưng khảo sát, đo đạc
đạc, tính toán đạt tính hiệu cách đo đạc, đảm bảo tính
các bộ phận, quả cao tính toán còn hiệu quả, dễ
đảm bảo tính khó, nhiều thực hiện, đảm
hiệu quả, hạn chế bảo tính chính
chính xác. xác.
5. Chế tạo Chưa chế tạo Chưa chế tạo Chế tạo được Chế tạo được
thành công được sản phẩm được sản phẩm sản phẩm sản phẩm
sản phẩm của hoặc chỉ được nhưng chưa hoàn thiện
chủ đề một phần nhỏ hoàn thiện
của sản phẩm
6. Báo cáo Không báo cáo Báo cáo sản Báo cáo được Báo cáo sản
sản phẩm, được sản phẩm phẩm nhưng sản phẩm phẩm trọn vẹn
trình bày rõ chưa trọn vẹn nhưng chưa và trả lời được
ràng, mạch còn mắc nhiều trả lời được những thắc mắc
lạc, tự tin lỗi. đầy đủ những của nhóm khác.
thắc mắc của
nhóm khác.

PHIẾU 4. ĐÁNH GIÁ NHÓM HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN


Nhóm HS được đánh giá: …………………………………………………
TT Tiêu chí Điểm tối đa Điểm chấm
1 Tìm ra vấn đề và đưa được ra phương hướng 2
giải quyết hiệu quả
2 Nghiên cứu kiến thức nền và lựa chọn ra 2
phương án tối ưu
3 Thiết kế được bản vẽ thể hiện nguyên lí, cấu 2
tạo và hoạt động của sản phẩm.
4 Đề xuất được nguyên vật liệu và cách tính 2
toán sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu
5 Chế tạo được sản phẩm thành công 2
6 Báo cáo sản phẩm, trình bày rõ ràng, mạch 1
lạc, tự tin
Tổng 10

You might also like