You are on page 1of 8

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Trong bài thơ có tên là “Bài ca quê hương”, Tố Hữu đã từng viết:
“Hương Giang ơi dòng sông êm
Quả tim ta vẫn ngày đêm tự tình”

Đã từ rất lâu, sông Hương trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều nghệ sĩ viết
nhạc và làm thơ. Nằm trong mạch cảm xúc ấy, làm sao ta có thể quên được bài kí sang
trọng “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của HPNT. Khi nói đến tên tuổi của nhà văn
HPNT, ông được người đời gọi là nhà văn của những dòng sông bởi vì nếu như mọi
dòng sông đều miệt mài chảy ra biển lớn, thì nhà văn HPNT cũng miệt mài cho ra đời
những áng văn tuyệt tác. Là một nhà văn, ông đặc biệt thành công ở thể kí, ở đề tài
tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Ông đã để lại cho đời những áng văn tuyệt tác
như: “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu”, “Rất nhiều ánh lửa”, “Ngọn núi ảo ảnh”,
“Bản di trúc cỏ lau”… Và có lẽ hay nhất, tiêu biểu nhất phải kể đến là bài kí sang
trọng “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được viết dành riêng cho sông Hương Xứ Huế.
Ông được đánh giá là nhà văn viết thể kí hay nhất nước ta cho đến hiện nay. Nói đến
phong cách văn chương của HPNT, đó là sự kết hợp nhuần nhị, hài hòa giữa chất trí
tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sâu sắc và tư duy đa chiều, cùng lối viết hướng nội,
mê đắm và tài hoa.

Nổi bật trong đoạn trích là phần trích giữa đoạn miêu tả vẻ đẹp sông Hương đoạn chảy
trong lòng thành phố. Từ đó làm nổi bật cái tôi trữ tình của tác giả. “Từ đây, như đã
tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của
vùng ngoại ô Kim Long…Đó chính là Tứ đại cảnh!”

Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông được sáng tác tại Huế, và được in trong tập
cùng tên. Bài kí lấy cảm hứng mãnh liệt từ dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế.
Qua cái nhìn của một người con yêu Huế đến tha thiết, sông Hương đã được soi chiếu
dưới nhiều góc độ như lịch sự, văn hóa, địa lí, … Qua những suy tư và liên tưởng ấy,
dòng sông không chỉ trở thành một biểu tượng đẹp đẽ của vùng đất cố đô, mà tác giả
còn khẳng định chắc chắn hơn với người đọc vị trí quan trọng mà trang nghiêm của
nơi này trong những trang sử vẻ vang. Với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, sông
Hương của Huế và sông Hương của trang văn Hoàng Phủ vẫn luôn là một hình ảnh
không thể nào quên đối với bạn đọc. Trong đó, đoạn trích phần giữa đoạn trích SGK
đã thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp sông Hương đoạn chảy trong lòng thành
phố.

Khi vào thành phố Huế, ta không còn bắt gặp những cảm xúc băn khoăn, trăn
trở “đổi dòng, uốn mình” liên tục nữa mà duyên dáng, vui tươi, được nhân hóa mang
tâm trạng như con người: “Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh
biếc của vùng ngoại ô Kim Long”, “kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây
nam – đông bắc”. Đó là tâm trạng chất chứa niềm vui, niềm hạnh phúc và cả sự tin
tưởng của người con gái khi đã tìm thấy chính mình. Nó đã thật sự yên bình, thanh
thản như tìm thấy tình yêu đích thực, tìm thấy đúng đường về của trái tim mình.

Trước khi vào đến Huế, sông Hương chảy trôi và bắt gặp người tình mong đợi
của mình qua hình ảnh cây cầu Tràng Tiền. Hình ảnh cây cầu in bóng dòng sông nhỏ
nhắn như những “vành trăng non”. Cây cầu vừa mềm mại, vừa thanh mảnh, vừa cong
cong, hòa sắc lấp lánh với dòng nước. Sự so sánh, liên tưởng độc đáo của HPNT vừa
tạo hình chính xác cây cầu Tràng Tiền – linh hồn của Xứ Huế, vừa gợi ra ánh mắt say
đắm của người thiếu nữ dành cho người tình đích thực của mình. Vẻ đẹp này ta đã bát
gặp trong bài thơ “Vài nét Huế” của Nguyễn Bính

“Cầu cong như chiếc lược ngà


Sông dài mái tóc cung nga buông hờ”

Khác với sự so sánh cây cầu với chiếc lược ngà của Nguyễn Bính, HPNT lại
thấy cây cầu Tràng Tiền như một vành trăng non – một hình ảnh tinh khôi trong ngần,
cũng có thể hiểu đó là độ tuổi đpẹ nhất của người con gái độ tuổi đương thì đang làm
dáng, làm duyên. Đôi mắt sâu sắc của nhà văn đã nhìn ra mối quan hệ tương quan của
dòng soong và người con gái cố đô dịu dàng, duyên dáng mà nết na ý nhị.

Khi giáp mặt thành phố Huế, sông Hương đã “uốn một cánh cung rất nhẹ sang
Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi”. Tác giả so sánh đường
cong nơi cánh cung của dòng sông với một tiếng “vâng” không nói lên thành lời của
tình yêu đã đem đến nhiều liên tưởng thú vị: một người con gái đã thuận lòng, đồng ý
mà không cần đến ngôn ngữ của âm thanh thể hiện sự e ấp, e lệ, đó là nét đẹp dịu
dàng, kín đáo con gái trong tình yêu. Hình ảnh so sánh này vừa tạo hình chính xác
dòng chảy của dòng sông trong lòng thành phố Huế, vừa gợi mở vẻ đẹp tâm hồn của
dòng sông và cả con người xứ Huế. Sông Hương đến với Huế đã mang linh hồn của
mảnh đất và con người nơi đây, nó duyên dáng dịu dàng, kín đáo như người con gái
Huế. Rõ ràng qua cách viết của HPNT, ông luôn nắm được những nét đặc trưng nhất
của sông Hương và của Huế. Mỗi một người nghệ sĩ khi cảm nhận về vẻ đẹp sông
Hương lại có một cách nhìn nhận khác nhau. Nếu ở trong cách nhìn của thi sĩ họ Hàn
thì sông Hương mang nỗi buồn man mác của một kẻ si tình yêu đơn phương:

“Gió theo lối gió, mây đường mây


Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
(Đây thôn Vĩ Dạ)

Trong cái nhìn của nhà văn HPNT, dòng chảy Hương Giang lại mang đến vẻ đẹp êm
đềm, không buồn tủi, không bơ vơ. Dù ở bất cứ đoạn nào, sông Hương cũng mang vẻ
đẹp rất riêng, đầy sức sống mang nặng ân tình đến với người mình yêu thương - đó
chính là kinh thành Huế.

Sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế mang vẻ đẹp cổ kính. Nhà văn đã so
sánh đầy tự hào SH với với các con sông trên thế giới như sông Xen ở Pa-ri và sông
Đa-nuýp của Bu-đa-pét vì chúng cùng chảy trong lòng thành phố. Nhưng trải qua bao
thăng trầm của đất nước, qua các sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc, nàng Hương
vẫn luôn ngẩng đầu kiêu hãnh bởi nó thuộc về thành phố duy nhất và chỉ mình nó nằm
trong tổng thể của một đô thị cổ “Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng của một đô
thị cổ, trải dọc hai bờ sông”, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi
khắp nơi, “những cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền
xúm xít”. “những cây đa, cây dừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền
xúm xít; từ những nơi ấy vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của
một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện địa nào còn nhìn thấy được”.
Có thể nói những lời nhận xét tràn đầy tình yêu thương của HPNT dành cho sông
Hương không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng mà còn thể hiện niềm tự hào,
kiêu hãnh của nhà văn đối với dòng sông thuộc về quê hương xứ sở nơi mình sinh ra
và lớn lên.

Sự khác biệt của dòng sông Hương với những dòng sông đẹp trên thế giới là chảy
“chậm, thực chậm”, mang vẻ đẹp sâu lắng, trầm mặc, thơ mộng với dòng chảy chậm
rãi, lặng lờ. Khi chúng ta đứng trước sự tĩnh lặng ấy của Hương Giang, con người ta
lại cảm thấy muốn nán lại, muốn ngắm nhìn một chút, muốn yeu thương nhiều thêm.
Phải chăng đây là khoảng khắc đẹp mà nhà văn HPNT vô cùng tâm đắc. Đặc điểm
dòng chảy chậm rãi ấy được nhà văn lí giải từ nhiều góc nhìn khác nhau. Từ đặc điểm
địa lí tự nhiên của sông Hương, những chi lưu tỏa ra khắp phố thị với hai hòn đảo nhỏ
trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng chảy “những chi lưu ấy cùng với hai hòn
đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước”. Mặt khác, bằng lí lẽ của
trái tim, tác giả cho rằng “điệu chảy lặng lờ”, “ngập ngừng như muốn đi muốn ở” của
sông Hương là do tình cảm của nó dành riêng cho Huế. Tác giả gọi đó là “một điệu
slow tình cảm dành riêng cho Huế”. Chất trữ tình được đặt rất rõ nét ở chi tiết này,
làm nổi bật với người đọc sự tha thiết, đắm say như một bản nhạc êm đềm của dòng
nước. Trên trang văn của Hoàng Phủ, Hương giang đã đẹp, đã mộng mơ nay lại càng
say đắm đến thế. Sông Hương do quá yêu thành phố của mình nên dùng dằng không
muốn rời xa “Nó trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh” để
được ở bên người tình trong mộng của nó. Mượn lại lời của triết gia người Hi Lạp
Heraclit “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Nhà văn tập trung tô đậm nét đẹp
yêu kiều của sông Hương. Vẻ đẹp này đã từng bước vào thơ ca của Thu Bồn trong bài
thơ “Tạm biệt”:

“Con sông dùng dằng, con sông không chảy


Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.”
Nhà văn còn tô đậm dòng chảy chậm rãi, lặng lờ của sông Hương bằng cảm nhận của
thị giác “Qua trăm nghìn ánh đèn hoa đăng bồng bềnh vào những dêm hội rằm tháng
Bảy từ điện hòn Chén trôi về…những vấn vương của một nỗi lòng.” Cảnh chia tay
của sông Hương và Huế rất giống với con người, có củ chỉ bịn rịn, có tâm trạng lưu
luyến, có lời thề tiễn biệt nhắn nhủ. Nguyễn Khoa Điềm cũng có bài thơ tên “Sông
Hương” và ông cũng viết về điều này:

“Anh trôi đi không bắt đầu, không kết thúc, không bờ bến

Anh màn tự do của nước đến với cuộc đời

Như sông từ hữu hạn đến vô hạn

Để mãi mãi có mặt

Để sống

Bên người

Phải chăng, sông Hương”

Từ lối viết của nhà văn HPNT, ông có lối liên tưởng vô cùng độc đáo, ông đã nhân
hóa, lãng mạn và cho rằng đó là nỗi “vấn vương” và một chút lẳng lơ kín đáo trong
tình yêu.

Như vậy, dưới cái nhìn của hội họa, dòng chảy chậm rãi, lặng lờ, đầy tình yêu thương
của dòng Hương Giang đã tạo nên vẻ đẹp sâu lắng, trầm mặc rất đỗi nên thơ cho Xứ
Huế. Nên có thể nói sông Hương dường như đang hòa điệu tâm hồn mình vào Huế để
tôn lên vẻ đẹp thơ mộng của cố đô. Đứng trước sông Hương, người ta không chỉ cảm
nhận được bức tranh sông nước diễm lệ mà còn đứng trước một biểu tượng Huế, tâm
hồn Huế, văn hóa Huế.

Trong cái nhìn đa diện và nhiều chiều của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông
Hương hiện lên với vẻ đẹp có sức hấp dẫn mê hồn bởi nó gắn liền với phong tục tập
quán ở xứ Huế. Nhà văn dường như thấm thía rằng, tất cả mọi thứ rồi cũng sẽ bị lãng
quên, chỉ có văn hóa là tồn tại mãi mãi. Ông cũng từng tâm sự “Sông Hương là nỗi
hoài vọng về một cái đẹp nào đó chưa đạt tới”. Ý thức được điều đó cây bút Hoàng
Phủ luôn khao khát khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của sông Hương bằng cả tâm hồn mình.
Từ góc nhìn văn hóa, nhà văn đã gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế. Sông
Hương là cái nôi sinh thành nền âm nhạc kinh thành và không gian phát triển, tồn tại
của nền âm nhạc truyền thống suốt mấy thế kỉ qua.
Từ trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước, nhà văn liên tưởng sông Hương đến
hình ảnh “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Đây là so sánh rất lạ và độc đáo
nhưng vô cùng chính xác, nó thể hiện cái nhìn đồng nhất hóa, nâng sông Hương lên
trở thành cái đích thực của tâm hồn. Ai đã từng đến Huế và có dịp ngồi thuyền lênh
đênh trên sông Hương thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế mới thấy hết được vẻ đẹp
của nền âm nhạc nơi đây và đặc biệt cảm nhận hết cái vẻ đẹp của Hương giang từ góc
độ này. Lúc ấy độc giả mới có thể biết được nỗi niềm xao xuyến khi lắng nghe “tiếng
nước rơi bán âm của những mái chèo khuya” – tiếng nước rơi trầm đục theo cách cảm
âm nhạc.

Khi miêu tả vẻ đẹp của dòng sông âm nhạc, Hoàng Phủ còn tinh tế, khéo léo dẫn dắt
người đọc tới câu chuyện về “một người nghệ nhân già chơi đàn hết nửa thế kỉ, một
buổi tối ngồi nghe con gái đọc Kiều”, đọc tới mấy câu thơ: “Trong như tiếng hạc bay
qua/ Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”, người nghệ nhân bỗng thốt lên: “Đó chính là
tứ đại cảnh!”. Để có được “Tứ đại cảnh” ấy thì trước đó đại thi hào dân tộc Nguyễn
Du đã có những trải nghiệm đầy cảm xúc.

Nhà thơ đã “bao năm lênh đênh trên quãng sông này với một phiến trăng sầu và từ đó
là những bản đàn đi suốt cuộc đời Kiều”. Không phải ngẫu nhiên trong bài kí mà tác
giả nhiều lần nhắc đến “Truyện Kiều” khi nói đến sông Hương. Đối với người Việt
Nam, “Truyện Kiều” là một kiệt tác đại thành của dân tộc, và trong “Truyện Kiều”
luôn soi bóng hình ảnh của dòng sông Hương. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
cảm nhận dòng sông âm nhạc ở nhiều không gian, thời gian và địa điểm bằng sự quan
sát và vốn kiến thức uyên bác. Ông đã làm sống dậy mảnh đất của nhã nhạc cung đình
Huế từ giai điệu âm vang của Hương giang.

Nét buồn, nét mộng của sông Hương cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho bao bản tình
ca êm đềm, xao xuyến lòng người. Và để viết ra những câu văn đắm say như vậy,
Hoàng Phủ Ngọc Tường chắc đã từng nghe vọng mấy câu hò Huế:

“Chiều chiều trước bến Văn Lâu

Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm

Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông


Thuyền ai thấp thoáng trên sông

Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non.”

NGHỆ THUẬT

Đoạn văn nhẹ nhàng với ngòi bút tinh tế, lối viết văn giàu cảm xúc kết hợp miêu tả và
tự sự. Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Bằng sự quan sát
tinh tưởng, tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú, tác giả đã miêu tả sông Hương dưới góc
nhìn địa lí, hành trình sông Hương tìm về với Huế như về với tình nhân của mình. Sử
dụng các biện pháp nghệ thuật hiệu quả: so sánh, nhân hóa, liên tưởng phong phú.
Vận dụng những tri thức phong phú, những hiểu biết sâu sắc về nhiều mặt.

YÊU CẦU PHỤ

Qua đoạn văn trên, tác giả đã thể hiện cái tôi của một người nghệ sĩ tài hoa, một người
có tri thức uyên bác và cái tôi nặng lóng với quê hương xứ sở

+Cái tôi của một người nghệ sĩ tài hoa: Ở lối viết văn uyển chuyển mà lịch lãm, ngôn
từ giàu hình ảnh, gợi cảm, trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo, thú vị “chiếc cầu
trắng”, “vành trăng non”, “sông Hương uốn một cách rất nhẹ”, “tiếng “vâng” của tình
yêu”.

+Cái tôi của người có tri thức uyên bác trong việc vận dụng kiến thức địa lí, thơ ca,
âm nhạc, hội họa để ghi lại hành trình chính xác của sông Hương và đặc điểm dòng
sông ở các địa danh mà dòng sông qua đi qua

+Cái tôi nặng lòng với quê hương xứ sở: tác giả tự hào ca ngợi, tôn vinh những giá
trị tinh thần của sông Hương bởi đó là mơi ông sinh ra và gắn bó một thời gian dài.
KẾT BÀI

Đoạn trích đã thể hiện được vẻ đẹp của sông Hương đoạn chảy trong lòng
thành phố Huế, một biểu tượng của Huế, tâm hồn Huế, văn hóa Huế. Qua đó tác giả
ca ngợi dòng sông Hương và bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng với xứ Huế. Nó gợi lên
trong lòng người đọc tình yêu quê hương xứ sở và niềm khao khát khám phá những
vùng đất mới lạ. Tác phẩm được viết dưới dạng bút kí, thiên về thể loại tùy bút đã thể
hiện những nét đặc sắc về nghệ thuật trong lối viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Cách viết của ông tài hoa, phong phú bởi những liên tưởng so sánh, nhân hóa bất ngờ
và thú vị. Ông đã dệt nên những trang văn đẹp bởi kho từ vựng phong phú, uyển
chuyển, giàu hình ảnh, kết hợp linh hoạt giữa kể và tả làm nổi bật vẻ đẹp của Hương
giang, vẻ đẹp riêng của xứ Huế.

You might also like