You are on page 1of 16

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TIẾNG ANH HÀNG KHÔNG

CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP CẢNH

TRẦN VĂN BÌNH


Khoa Ngoại ngữ, Học viện An ninh nhân dân

TÓM TẮT TIẾNG VIỆT VÀ TỪ KHÓA


Việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cho các bậc học đặt ra những câu hỏi lớn
cho các nhà giáo dục. Việc giảng dạy tiếng Anh hàng không cho cán bộ quản lý
xuất nhập cảnh có những đặc thù riêng, đòi hỏi cả giảng viên và học viên có những
các tiếp cận đúng đắn để phục vụ cho mục tiêu sử dụng trong môi trường công tác
thực tế. Các yếu tố góp phần then chốt cho sự thành công của khóa học bao gồm
yếu tố về kiến thức nền của học viên, giáo trình tài liệu, phương pháp giảng dạy và
kiểm tra đánh giá. Một số đề xuất được đưa ra bao gồm: nâng cao kỹ năng thực
hành ngôn ngữ và từ vựng của học viên, đồng thời giảng viên cần khai thác giáo
trình hợp lý dựa theo trình độ của lớp học. Đặc biệt, giảng viên cần kiểm tra đánh
giá dựa vào các tình huống thực tế công tác của học viên trong môi trường công tác
thực tế .
Từ khóa: tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh hàng không, quản lý xuất nhập cảnh
DỊCH TÊN BÀI, TÓM TẮT TIẾNG ANH VÀ TỪ KHÓA
Improving the effectiveness of the Aviation English teaching for immigration
officers
It remains a big concern to educators on the way to teach English for specific
purposes (ESP) to students of all levels. Regarding the Aviation English teaching
context for immigration officers, ESP teaching has its features in which not only
teachers but also students need to have a accurate approach to ESP learning and
teaching. Several factors needed to take into consideration include students’
1
background knowledge, teaching materials, teaching and testing methods.
Therefore, several recommendations are made to raise the effectivenes of ESP
teaching and learning. To illustrate, teachers should enhance students’ language
skills and vocabulary acquisition in addition to diverifying the coursebook
activities to fit students’ level. Additionally, students should be tested on the real
targets situations at work.
Key word: English for Specific Purposes (ESP), Aviation English, immigration
officers

1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập của nước ta hiện nay, tiếng Anh có một vị trí rất quan
trọng. Là ngôn ngữ mang tính quốc tế, tiếng Anh được sử dụng như một công cụ
cần thiết của cán bộ quản lý xuất nhập cảnh trong thực hiện các nhiệm vụ quan
trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Có được
trình độ tiếng Anh cơ bản và sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc là một nhiệm
vụ quan trọng của cán bộ quản lý xuất nhập cảnh.
Hiện nay, tiếng Anh hàng không là môn học thiết yếu đối với cán bộ quản lý xuất
nhập cảnh. Trong những năm qua, việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh,
tạo ra môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh trong các giờ học tiếng Anh hàng
không đã được chú trọng. Các giảng viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng
dạy để giúp học viên không những nắm được các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng
chuyên ngành mà còn sử dụng chúng để giao tiếp trong công việc một cách hiệu
quả. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, giảng viên đã gặp phải một khó khăn
nhất định như lớp đông, trình độ học viên không đồng đều, thái độ học tập thụ
động, giáo trình tiếng Anh chưa sát với tình hình công tác thực tế...
Vì vậy trong phạm vi bài viết này, chúng tôi trình bày những nghiên cứu từ thực tế
việc giảng dạy tiếng Anh hàng không cho cán bộ quản lý xuất nhập cảnh, trên cơ
2
sở đó đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy tiếng Anh hàng
không cho những khóa học tiếp theo.
2. Khái niệm tiếng Anh chuyên ngành và chương trình giảng dạy tiếng Anh
hàng không cho cán bộ quản lý xuất nhập cảnh
2.1. Khái niệm tiếng Anh chuyên ngành
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tiếng Anh chuyên ngành như của Munby
(1978), Kennedy và Bolitho (1984), Robinson (1991), Dudley- Evans (1998) v.v.,
tuy nhiên có một số quan điểm tương đối thống nhất, đó chính là dựa trên nhu cầu
thực tế của người học. Theo như Munby (1978) [4] , ESP hướng đến nhu cầu giao
tiếp của người học; mục đích đó chi phối toàn bộ chương trình giảng dạy và tài liệu
giảng dạy. Cùng với luận điểm trên, Kennedy và Bolitho (1984) [2] cho rằng các
khóa học ESP dựa trên cơ sở điều tra mục đích của người học và các nhu cầu giao
tiếp nảy sinh từ những mục đích đó. Theo như Robinson (1991) [6], các khóa ESP
cần dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích nhu cầu nhằm xác định cụ thể học viên phải
làm gì và làm được gì thông qua phương tiện là tiếng Anh. Những mục tiêu này
bao gồm mục tiêu về phát triển sự nghiệp, giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa
học... Dudley-Evans (1998) [1] đi sâu hơn các khía cạnh của ESP bao gồm mục
đích, kiểu loại ngôn ngữ và đối tượng học. Cụ thể, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu
cụ thể của người học, các khóa học ESP sử dụng các phương pháp và hoạt động
ngôn ngữ tương ứng nhằm tối đa hóa lợi ích của ESP mang lại để áp dụng trong
công việc thực tế dựa trên các yêu cầu về kỹ năng, ngữ pháp, từ vựng, diễn ngôn
và phong cách. Về đối tượng học, ESP hướng tới học viên trưởng thành (adult
learners) ở bậc đại học, trung học chuyên nghiệp hay đã đi làm ở một cơ quan
chuyên nghiệp nào đó. Học viên không chỉ cần kiến thức cơ bản của tiếng Anh ở
độ trung cấp (intermediate) hoặc cao cấp (advanced) mà còn phải có những hiểu
biết nhất định về chuyên ngành được đề cập trong khóa học ESP. Do vậy, học viên
vẫn cần phải trải qua chương trình cơ sở (GE) trước khi bắt đầu chương trình ESP.
3
Khái niệm “giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành” và “giảng dạy môn chuyên ngành
bằng tiếng Anh” là hoàn toàn khác nhau. Nhiều giảng viên chuyên môn tương đối
thông thạo tiếng Anh tin rằng họ hoàn toàn có thể giảng dạy tiếng Anh chuyên
ngành một cách hoàn hảo. Do vậy, họ thường tập trung vào nội dung và muốn
truyền tải kiến thức chuyên môn của mình tới học viên bằng tiếng Anh. Họ hi vọng
rằng càng truyền tải nhiều bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng họ sai lầm bởi bản
chất của giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành không phải là giảng dạy các chuyên
ngành bằng tiếng anh, mà chính là việc giảng dạy cách thực hành ngôn ngữ về các
lĩnh vực chuyên ngành. Khi tiếng Anh tổng quát của học viên chưa tốt và vốn từ
vựng tiếng Anh về chuyên ngành của họ chưa nhiều thì học viên không thể hiểu
được những điều giảng viên truyền đạt, chứ chưa nói đến việc sử dụng tiếng Anh
chuyên ngành trong những tình huống thực tế. Đây chính là việc hiểu sai bản chất
của giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.
2.2. Chương trình giảng dạy tiếng anh chuyên ngành hàng không cho cán bộ
Cục quản lý xuất nhập cảnh
Học viện An ninh nhân dân được giao nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh hàng
không cho cán bộ quản lý xuất nhập cảnh. Đề cương chi tiết học phần tiếng anh
hàng không gồm 03 học phần. Mỗi học phần bao gồm 104 tiết với 20 tiết lý thuyết,
84 tiết thực hành. Các học phần có mục tiêu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sử dụng
tiếng Anh hàng không cho cán bộ quản lý xuất nhập cảnh. Nội dung học phần gồm
những kiến thức chung về an ninh hàng không ở một số các chủ điểm như sân bay
và kiểm soát sân bay; các vấn đề an ninh an toàn thường gặp tại sân bay, trong quá
trình bay; các nguồn phát sinh và một số vấn đề an ninh an toàn hàng không
thường gặp...
2.2.1 Mục tiêu học phần
Mục tiêu học phần bao gồm mục tiêu về kiến thức, về kỹ năng, về năng lực tự
chủ và trách nhiệm.
4
Về kiến thức: học viên nắm chắc và vận dụng tự nhiên các thuật ngữ chuyên
ngành và các cách diễn đạt bằng tiếng Anh trong xử lý các tình huống an ninh hàng
không nói chung bằng tiếng Anh; hiểu được những nét cơ bản về chuyên môn, nghiệp
vụ An ninh hàng không thông qua nội dung các chủ điểm được giảng dạy bài học.
Về kỹ năng
- Nghe: học viên có khả năng nghe lấy ý chính và những chi tiết quan trọng
trong ngôn ngữ nói có độ khó trung bình như các đoạn hội thoại trực diện, các
băng ghi âm, các bài nói chuyện….
- Nói: học viên nghe và truyền đạt lại thông tin chính từ người tham gia giao
tiếp, thảo luận, hoặc hội thoại đóng vai nói theo chủ đề bài học; có thể đưa ra mệnh
lệnh và phản hồi lại các mệnh lệnh, tiến hành báo cáo, trao đổi thông tin…
- Đọc: học viên nắm được các ý chính của văn bản đọc như các bản báo cáo,
ghi chú, các văn bản pháp luật; có khả năng đọc quét tìm một số chi tiết cụ thể
trong các văn bản dạng văn xuôi, bảng biểu và lịch trình dùng cho mục đích so
sánh, phân tích; có thể thu thập thông tin từ nhiều phần của một văn bản hoặc từ
nhiều văn bản khác nhau nhằm hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.
- Viết: học viên có khả năng viết đoạn, viết bản tóm tắt, ghi chú, viết báo
cáo…
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Phát triển kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng bình luận diễn đạt, thuyết trình
trước đám đông bằng tiếng Anh.
- Yêu thích tiếng Anh, tự giác học tập trên lớp và tự học bằng nhiều hình thức
khác nhau; áp dụng kiến thức và kỹ năng thực hành ngoại ngữ trong công việc
chuyên môn.
- Có thái độ đúng đắn khi giao tiếp, tiếp xúc với người nước ngoài.

5
- Có ý thức và có năng lực khai thác, đánh giá nguồn ngữ liệu có liên quan
đến các chủ điểm đã học cũng như những chủ điểm mới, giúp phát triển năng lực
Tiếng Anh của bản thân.
2.2.2. Các chủ đề trong chương trình giảng dạy
Chủ đề 1: Tại sân bay
Nhận thức và vận dụng tự nhiên các thuật ngữ, cách mô tả, diễn đạt về sự vị
trí, chức năng, mối quan hệ của các khu vực tại một sân bay. Nhận thức vị trí, vai
trò, trách nhiệm, mối quan hệ và sự phối hợp về nghiệp vụ hàng không của các
nhân sự tại sân bay. Hiểu và phân biệt các hãng hàng không khác nhau, các không
phận được khai thác và các vấn đề thường gặp khi khai thác các đường bay. Nhận
thức các khu vực bên trong tàu bay và nhân sự liên quan đến các khu vực đó cũng
như mối quan hệ, sự phối hợp trong công việc giữa các khu vực và các nhân sự
thuộc các khu vực.
Chủ đề 2: Kiểm soát giao thông hàng không
Nhận thức các thuật ngữ, cách mô tả, diễn đạt về phương thức liên lạc hàng
không. Nhận thức các trang thiết bị liên lạc, cách thức sử dụng bộ đàm liên lạc
trước khi bay, trong khi bay và sau khi hạ cánh; xử lý các vấn đề phát sinh liên
quan đến liên lạc trong quá trình bay. Nhận thức các vấn đề giao thông đường
không nói chung và các vấn đề an ninh đường không thường phát sinh và cách
thức xử lý.
Chủ đề 3: Các vấn đề khi bay
Nhận thức và vận dụng tự nhiên các thuật ngữ, cách mô tả, diễn đạt về các
tình huống bất thường, nhất là các tình huống liên quan đến an ninh chuyến bay có
thể gặp phải trong quá trình bay như hỏa hoạn, các vấn đề y tế khẩn cấp, thái độ
hoặc hành vi bất thường của các hành khách hoặc các nhân sự liên quan đến
chuyến bay, các rủi ro trong khi bay. Nhận thức các hệ thống đảm bảo an ninh an
toàn hàng không và việc kiểm soát chúng.
6
Chủ đề 4: Khái quát nguồn phát sinh vấn đề liên quan đến an ninh hàng
không
Nhận thức và vận dụng tự nhiên các thuật ngữ, cách mô tả, diễn đạt về phân
loại các nguồn phát sinh các vấn đề liên quan đến an ninh hàng không. Các hoạt
động diễn ra tại các khu vực để tàu bay, các khu vực khác của sân bay và trên tàu
bay.
Chủ đề 5: Hỏa hoạn, hành vi gây hấn và bạo lực trên không, vấn đề ngôn
ngữ
Nhận thức và vận dụng tự nhiên các thuật ngữ, cách mô tả, diễn đạt về nguồn
phát sinh và cách thức xử lý hỏa hoạn, hành vi gây hấn và bạo lực trong khi bay;
xử lý vấn đề phát sinh do việc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp hoặc do sự bất
đồng ngôn ngữ trước, trong khi bay cũng như khi hạ cánh.
Chủ đề 6: Đối tượng khả nghi và sự việc khả nghi
Nhận thức và vận dụng tự nhiên các thuật ngữ, cách mô tả, diễn đạt về mô tả, xử lý
các dấu hiện phát hiện, nhận diện đối tượng khả nghi và các sự việc khả nghi trên
tàu bay trước khi bay, trong khi bay, và trong quá trình hạ cánh. Nhận diện và mô
tả các hành vi can thiệp bất hợp pháp trong khi bay, các biện pháp xử lý những
hành vi can thiệp bất hợp pháp trong quá trình bay.
Chủ đề 7: Phi hành đoàn kiểm soát tình huống có báo động
Nhận thức các thuật ngữ, cách mô tả, diễn đạt về kiểm soát, xử lý các vấn đề có thể
gặp phải liên quan đến các hệ thống an ninh trên tàu bay trong khi bay; các quy
trình kiểm soát an ninh trong trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trên tàu bay trong
khi bay.
Chủ đề 8: Vận chuyển vật liệu nguy hiểm
Nhận thức và vận dụng tốt các thuật ngữ liên quan đến việc phân loại vật liệu nguy
hiểm trên tàu bay trong khi bay; các yêu cầu và quy trình xử lý vật liệu nguy hiểm

7
trên tàu bay; vai trò và trách nhiệm của sĩ quan an ninh trong xử lý vật liệu nguy
hiểm trên tàu bay.
Chủ đề 9: Hệ thống cứu nạn và cứu hỏa trên tàu bay
Nhận thức và vận dụng các thuật ngữ, cách diễn đạt về các tiêu chí xây dựng hệ
thống cứu nạn và cứu hỏa trên tàu bay; các nguồn gây phát sinh hỏa hoạn hoặc các
sự cố khác; các dấu hiệu phát sinh; các phương pháp xử lý những vấn đề an ninh
liên quan đến hệ thống cứu nạn và cứu hỏa trên tàu bay trong quá trình bay.
Chủ đề 10: Yếu tố con người với an toàn hàng không
Nhận thức và vận dụng tự nhiên các thuật ngữ, cách mô tả, diễn đạt trong phân loại
các yếu tố con người liên quan đến an ninh an toàn hàng không. Miêu tả người và
sự vật, sự việc, cách thức xử lý các vấn đề con người có liên quan đến an ninh an
toàn hàng không, đặc biệt là trong quá trình bay. Nhận thức và vận dụng tự nhiên
các thuật ngữ về các trang thiết bị bảo hộ và các vấn đề liên quan.
Chủ đề 11: Những mối đe dọa khủng bố hiện đại đối với an ninh hàng
không
Nhận thức và vận dụng tự nhiên các thuật ngữ, cách mô tả, diễn đạt về một số mối
đe dọa khủng bố hiện đại như tấn công bằng bom, lợi dụng không gian mạng, hệ
thống phòng không di động, cướp máy bay, hệ thống lái tự động; những biện pháp
xử lý cơ bản những vấn đề an ninh an toàn có liên quan đến các mối đe dọa khủng
bố hiện đại.
Chủ đề 12: Hợp tác quốc tế trong các vụ việc hình sự liên quan đến an
ninh hàng không
Nhận thức và nắm bắt thuật ngữ, cách diễn đạt liên quan đến các yêu cầu, văn
bản luật pháp, quy trình thủ tục, hình thức hợp tác trong hợp tác quốc tế giải quyết
các vụ việc hình sự về an ninh hàng không nói chung và an ninh trên không nói
riêng. Cách thức sử dụng ngôn ngữ thể hiện sự đánh giá tình hình an ninh trên
không trong các thời điểm cụ thể.
8
Chủ đề 13: Công nghệ với an ninh hàng không
Nhận thức thuật ngữ liên quan đến các tài nguyên công nghệ, sự tác động của
công nghệ đặc biệt là công nghệ cao đối với đảm bảo an ninh hàng không, an ninh
trên không; các vấn đề an ninh an toàn hàng không có thể phát sinh trong quá trình
bay và cách thức xử lý các vấn đề này.
Chủ đề 14: Cướp tàu bay
Nhận thức và vận dụng tự nhiên các thuật ngữ, các cách diễn đạt trong mô tả,
giải thích, phân tích nguyên nhân, dấu hiệu, cách thức tiến hành của các vụ cướp
tàu bay xảy ra trước khi bay, trong khi bay hoặc sau khi hạ cánh và phương án xử
lý.
Chủ đề 15: Dẫn độ
Nhận thức và vận dụng tự nhiên các thuật ngữ, các cách diễn đạt trong đối
thoại với đối tác nước ngoài trong thực thi các vụ dẫn độ. Hiểu và xử lý được các
văn bản, các yêu cầu quốc tế liên quan đến dẫn độ hay bắt giữ lâm thời.
Chủ đề 16: Thương thuyết
Nhận thức và vận dụng các thuật ngữ, các cách diễn đạt thường sử dụng khi
tiến hành đàm phán, thương thuyết với đối tượng trong các vụ bắt giữ con tin trên
tàu bay.
2. Thực tế giảng dạy tiếng Anh hàng không cho cán bộ quản lý xuất nhập
cảnh
Với nhu cầu ngày sử dụng tiếng Anh ngày càng cao của công tác nghiệp vụ an ninh
như công tác nghiên cứu, dịch thuật, tổng hợp tài liệu; sử dụng trong các biện pháp
nghiệp vụ công an. Yêu cầu trên đòi hỏi cán bộ quản lý xuất nhập cảnh không chỉ
thành thạo về công tác nghiệp vụ an ninh mà còn trang bị kiến thức về tiếng Anh
chuyên ngành hàng không, sử dụng 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc viết. Với mục đích
trên, khóa học tiếng Anh hàng không có mục đích cung cấp những thuật ngữ
chuyên ngành, đồng thời hướng dẫn học viên thực hành ngôn ngữ thông qua các
9
tình huống thực tế trong công tác công an. Tuy nhiên, có những vấn đề cần đặt ra
đối với việc giảng dạy tiếng anh chuyên ngành đối với học viên là cán bộ quản lý
xuất nhập cảnh như sau:
a. Trình độ của học viên
Như đã được đề cập, trình độ của người học khi bắt đầu học khóa ESP cần có trình
độ nhất định về tiếng Anh cơ bản, có những kiến thức nhất định về tiếng Anh như
phải đạt trình độ trung cấp hoặc cao cấp. Ngay thậm chí đối với học viên hệ cử
nhân tiếng Anh chuyên ngành, học viên phải được trang bị tốt các kiến thức của
ngành ngôn ngữ, ngành tiếng Anh và phải có 4 kĩ năng ngôn ngữ của tiếng Anh
tổng quát thật tốt rồi mới học tiếng Anh chuyên ngành và một số môn chuyên
ngành bằng tiếng Anh. Đối với học viên không chuyên, học viên bắt buộc phải
hoàn thành chương trình GE trước khi vào ESP. Đây chính là điều kiện tiên quyết
giúp cho việc học tiếng Anh chuyên ngành được thuận lợi hơn. Ngoài ra, học viên
còn phải học các môn chuyên ngành và hiểu được nội dung các môn về pháp luật,
nghiệp vụ, chính trị trước khi vào học tiếng Anh chuyên ngành. Thực tế giảng dạy
cho thấy khi tiếng Anh tổng quát của học viên chưa đủ tốt thì việc tiếp thu môn
tiếng Anh chuyên ngành sẽ khó khăn không mang lại kết quả.
Thực tế cho thấy nhiều học viên không chuyên còn yếu trong khóa học GE và thậm
chí chưa cả đạt trình độ tiền trung cấp (Pre-Intermediate) nên việc học ESP sẽ
không đem lại nhiều kết quả. Học viên gặp phải vấn đề với lượng từ vựng còn yếu
và thiếu các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Việc học viên yếu về tiếng anh cơ bản có
thể giải thích bởi các nguyên nhân sau. Thứ nhất, học viên không được kiểm tra
đầu để đánh giá năng lực ngôn ngữ cần thiêt để được học môn ESP; do đó, học
viên không có động lực để tự học và nghiên cứu. Thứ hai, việc không phân lớp
theo trình độ cũng dẫn đến việc học viên có những trình độ khác nhau trong cùng
một lớp, gây khó khăn cho việc giảng dạy của giảng viên. Thứ ba, lớp học thường
có sỹ số rất đông, thông thường từ 40 đến 50 học viên. Điều này khiến cho việc
10
thực hành ngôn ngữ của học viên bị hạn chế, đặc biệt các kỹ năng như nói và viết.
Do vậy, những vấn đề nêu trên liên quan đến yếu tố người học cần được giải quyết
để khóa hoc ESP đạt hiệu quả.
b. Về phương pháp giảng dạy và tài liệu dạy học
Lý thuyết về học tiếng chỉ ra rằng phương pháp giảng dạy dựa trên nền tảng tài liệu
dạy học và đối tượng người học. Giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành cần tập trung
khai thác các khía cạnh ngôn ngữ, những thuật ngữ chính, thiết yếu; chú trọng thực
hành để phát triển vốn từ vựng chuyên ngành gắn liền với 4 kĩ năng ngôn ngữ theo
ngữ cảnh, tình huống của ngành và giúp học viên quen với văn phong tiếng Anh
dùng trong lĩnh vực chuyên ngành. Quan trọng nhất, thông qua các hoạt động ngôn
ngữ, giúp họ ghi nhớ và có thể vận dụng vốn tiếng Anh chuyên ngành trong thực tế
công việc. Phương pháp giảng dạy và tài liệu dạy học có nhiều điểm tích cực
nhưng vẫn còn những hạn chế phụ thuộc vào trình độ của học viên và tài liệu dạy
học [3] .
Các giảng viên muốn áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại
nhưng với trình độ của học viên hạn chế và lớp học có sỹ số đông nên một giảng
viên đành phải hướng theo cách giảng dạy truyền thống là dịch-ngữ pháp
(grammar-translation). Phương pháp dạy truyền thống này chưa phục vụ hết được
mục tiêu của khóa học ESP đó là thực hành để phát triển vốn từ vựng chuyên
ngành gắn liền với 4 kĩ năng ngôn ngữ theo ngữ cảnh, tình huống của ngành và
giúp học viên quen với văn phong tiếng Anh dùng trong lĩnh vực chuyên ngành.
Ngoài ra, một số học viên và giảng viên cho rằng giáo trình chưa đáp ứng kỳ vọng
của họ về các kỹ năng ngôn ngữ hoặc từ vựng chuyên ngành họ sẽ sử dụng trong
công tác. Họ thấy rằng giáo trình có thiên hướng về mặt từ vựng chuyên ngành hơn
và thực hành ngôn ngữ, qua đó học viên ít được cơ hội sử dụng ngôn ngữ trong các
tình huống giao tiếp thực tế. Ngoài ra, giáo trình chưa có nhiều các bài luyện tập
(follow-up activities) để học viên có thể ghi nhớ và ứng dụng.
11
3. Một số đề xuất
Để nâng cao tính hiệu quả của khóa học tiếng Anh hàng không cho cán bộ xuất
nhập cảnh, một số đề xuất được đưa ra như sau:
- Nâng cao kỹ năng ngôn ngữ
Cần xác định những kỹ năng ngôn ngữ trọng tâm học viên sẽ sử ứng dụng sau
trong những tình huống đích. Do đó, cần căn cứ vào các tình huống cụ thể trong
công tác công an để xác định kiến thức ngôn ngữ cần thiết, loại hình ngôn ngữ và
vốn từ vựng đặc thù cần đưa vào giảng dạy. Giảng viên không nên bỏ hẳn một kỹ
năng nào đó trong số 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Tuy nhiên, tuỳ vào đặc trưng
của mỗi ngành học mà các kỹ năng có mức độ phân hoá trọng tâm khác nhau. Và
cũng dựa vào đó, giảng viên có thể tập trung vào các kỹ năng tương thích với
ngành học để triển khai giáo trình và có cách thức kiểm tra, đánh giá học viên cho
phù hợp.
Ví dụ, để phục vụ cho công tác lấy thông tin và tóm tắt thông tin, trong kĩ năng đọc
phải tiếp tục phát triển tiểu kĩ năng đọc nhanh lấy thông tin tổng thể, đọc nhanh để
định vị chi tiết thông tin cần tìm, đoán từ trong ngữ cảnh, suy luận, v.v. Ngoài ra,
có một số kĩ năng đòi hỏi người học ngoại ngữ phải xử lí thông tin dưới áp lực về
thời gian, chẳng hạn như timed reading thì chỉ khi lên lớp học viên mới được phát
bài đọc (handout) chứ không in sẵn trong giáo trình, bởi nếu như họ đã chuẩn bị ở
nhà thì sẽ không đạt được mục tiêu mong muốn của timed reading nữa. Nâng cao
kỹ năng đọc tốt giúp còn giúp học viên tìm hiểu tài liệu, đọc được các tài liệu
chuyên ngành để phục vụ cho công việc học tập, nghiên cứu của mình trong thời
gian theo học tại trường cũng như sau này. Sau khi đọc xong tài liệu, họ cần phải
viết được tóm tắt những ý kiến cơ bản trong tài liệu đó, và có thể viết được các
đoạn trình bày ý kiến nhận xét, bình luận của mình về tài liệu đọc được, hoặc viết
tóm tắt cho một công trình của mình.

12
Ở mức cao hơn, học viên có thể viết được một bài luận hoặc bài báo hoàn chỉnh về
một vấn đề chuyên ngành, hoặc trình bày một báo cáo đầy đủ về kết quả nghiên
cứu của họ. Dĩ nhiên các kĩ năng khác cũng quan trọng nhưng mức đòi hỏi thấp
hơn, và thực tế thời lượng dành cho tiếng Anh trong toàn bộ chương trình đại học
hay sau đại học rất hạn chế nên không thể bao quát hết mọi kĩ năng được, nhưng
cũng cần lưu ý rèn luyện và phát triển kĩ năng thuyết trình/ trình bày (Presentation
Skill) với các công cụ như PowerPoint cho người học (kết hợp cả kĩ năng viết,
soạn thảo phần trình chiếu lẫn kĩ năng nói - trình bày miệng). Do vậy, khi biên
soạn giáo trình hay tài liệu giảng dạy cũng như khi trực tiếp giảng dạy trên lớp,
giảng viên cần chú ý đưa ra những loại hình bài tập, hoạt động nhằm rèn luyện,
củng cố và phát triển những kĩ năng này.
- Tăng cường vốn từ vựng chuyên ngành và kiến thức nền liên quan đến
lĩnh vực hàng không
Vốn từ vựng chuyên ngành đóng vai trò rất quan trọng đến sự thành công của khóa
học ESP, do vậy việc nâng cao vốn từ của học viên sẽ nâng cao hiệu quả và tính
ứng dụng thực tiễn sau khi học viên ra trường.
Nếu có thể, giảng viên biên soạn tài liệu nên giới thiệu một số websites trên mạng
internet cho học viên vào tham khảo thông tin liên quan đến nội dung bài học và
giao một số bài tập liên quan đến thông tin học viên tìm được trên mạng, cho học
viên làm việc theo đôi hoặc nhóm để có thể khai thác nguồn tài liệu điện tử phục
vụ môn học và đồng thời tạo thói quen tự học tập, tự nghiên cứu cho học viên.
Ngoài ra, giảng viên giới thiệu cho học viên các tự điển chuyên ngành hàng không
(từ điển in thành cuốn hoặc tự điển điện tử trên mạng) mà học viên có thể sử dụng
để tra cứu từ vựng có trong giáo trình. Giảng viên nên thiết kế phần phụ lục từ
vựng chuyên ngành (Glossary) theo chủ điểm hoặc theo từng chương để học viên
tham khảo thêm.

13
Khi xây dựng chương trình cần chú ý hơn nữa tới các biện pháp mang tính chiến
lược về phát triển vốn thuật ngữ chuyên ngành. Vấn đề là làm sao giúp cho học
viên có được kĩ năng để tự xây dựng vốn từ vựng chuyên ngành của mình, ví dụ
như nắm được các quy tắc cấu tạo từ về hình thái cũng như nội dung, sự biến đổi
nghĩa của từ từ nghĩa thông thường sang nghĩa chuyên biệt, v.v. Chương trình hay
giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành hoàn toàn không phải, và cũng không thể là
một cuốn từ điển thuật ngữ chuyên ngành. Tuy nhiên, cũng cần giới hạn số lượng
tối thiểu và tối đa thuật ngữ chuyên ngành xuất hiện ở từng bài, từng chương để tạo
điều kiện cho người biên soạn tài liệu giảng dạy cũng như học viên sau này. Nếu
không sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá nhiều hoặc quá ít thuật ngữ chuyên ngành, quá
ít thì không đảm bảo yêu cầu, còn quá nhiều thì hiệu quả học tập và sử dụng ngôn
ngữ khó có thể cao được.
- Kiểm tra đánh giá
Thực tế cho thấy rằng việc kiểm tra đánh giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động lực
học của học viên. Ví dụ, để phát huy cả 4 kĩ năng của học viên, cần ra đề kiểm tra
bao gồm cả 4 kỹ năng trên. Một yêu cầu đặt ra đo chính xác (validity) các nội dung
học viên tích lũy trong khóa học, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng học một kiểu và
thi một kiểu (washback). Để làm được điều này, cần có sự trao đổi và thống nhất
về cách thức kiểm tra, đánh giá học viên trước khi đưa giáo trình vào triển khai
thực hiện. Tuỳ theo đặc trưng của từng ngành học mà các kỹ năng ngôn ngữ được
chú trọng đánh giá. Hai kỹ năng cơ bản trong việc kiểm tra đánh giá học viên là kỹ
năng sử dụng thuật ngữ chuyên ngành gồm kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng dịch
thuật. Ngoài ra, giảng viên có thể cho học viên thực hiện việc kiểm tra đánh giá kỹ
năng nghe nói trong quá trình học để học viên có thái độ học tập nghiêm túc hơn
đối với 4 kỹ năng ngôn ngữ và hạn chế sự mai một kỹ năng ngôn ngữ của học viên.
Việc kiểm tra đánh giá các kỹ năng ngôn ngữ nên gắn liền với việc kiểm tra kiến
thức chuyên ngành cho học viên. Giảng viên cần lấy các ngữ liệu thực tế (authentic
14
material), thiết kế các hoạt động đa dạng và phù hợp với trình độ cho học viên
nhằm giúp học viên làm quen với việc sử dụng ngôn ngữ sau này.
Tóm lại, việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của
học viên mà còn sự sáng tạo, tìm tòi của giảng viên trong việc áp dụng các phương
pháp giảng dạy phù hợp với đa dạng các hoạt động dựa trên mục đích của từng đơn
vị bài học. Các hoạt động cần phục vụ các kỹ năng ngôn ngữ giúp học viên ứng
dụng vào công việc thực tế tại các đơn vị nghiệp vụ. Ngoài ra, cả giảng viên và học
viên cần được trang bị thêm kiến thức chuyên ngành về nghiệp vụ công an, qua đó
sẽ nâng cao hiệu quả của khóa học ESP.
Tài liệu tham khảo
[1]. Dudley-Evans, T. (1998). Research perspectives on English for academic
purposes. Cambridge: Cambridge University Press.
[2]. Kennedy, C & Bolitho, R (1984). English for Specific Purposes. London:
Macmillan.
[3]. Lâm Quang Đông (2011). Tiếng Anh chuyên ngành
- Một số vấn đề về nội dung giảng dạy. Tạp chí Ngôn
ngữ và đời sống, số 11(193), tr 27-32.
[4]. Munby, J. (1978). Communicative syllabus design. Cambridge: Cambridge
University Press.
[5]. M.Samanth Reddy (2016). Importance of English language in today’s world.
International Journal of Academic Research, Vol. 3, Issue-4(2), pp. 179-184
[6]. Robinson, P (1991). ESP today: A practitioner’s guide. Hemel Hemstead:
Prentice Hall.

15
16

You might also like