You are on page 1of 4

ĐỀ BÀI

I. ĐỌC HIỂU:
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
HOA CAU (Xuân Diệu)

Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau


Là cả nhân gian lại bắt đầu
Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
Như vườn sáng sớm nở hoa cau

Hoa cau nứt mở tủa hoa ngà


Ánh sáng cùng hương lấp lánh hoa
Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
Vô cùng dịu mát với sâu xa

Tình ta như thể nhánh hương cau


Cuốn cả vườn theo sức nhiệm mầu
Chim chóc ríu ran dan díu hót
Đôi ta giàu lắm bởi thêm nhau.
(http://bom.so.so//FIfuKK)
Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu:
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Văn bản trên viết về đề tài gì?
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 4: Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện độc đáo qua hình thức nghệ thuật nào
trong khổ thơ sau:
“Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau
Là cả nhân gian lại bắt đầu
Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
Như vườn sáng sớm nở hoa cau”
Câu 5: Tìm và phân tích tác dụng những chi tiết miêu tả hình ảnh “hoa cau” trong văn bản?
Câu 6: Từ “thêm nhau” trong văn bản được hiểu như thế nào? Những từ ngữ, hình ảnh
nào thể hiện tình cảm giàu có của “Đôi ta”?
Câu 7: Xác định tứ của bài thơ?
Câu 8: Qua văn bản “Hoa cau”, em rút ra bài học gì trong cuộc sống?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) nghị luận về cấu tứ bài thơ “Hoa
cau” của Xuân Diệu.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 - Thể thơ: Tự do (Thơ bảy chữ) 0,5
2 - Đề tài: Nỗi nhớ trong tình yêu 0,5
3 - Nhân vật trữ tình trong bài thơ: Người đang yêu 0,5
4 - Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện độc đáo qua
hình thức nghệ thuật:
+ Đảo ngữ 0,25
+ Gieo vần mới mẻ: trời xanh- thanh nước biếc 0,25
+ So sánh: Như vườn sáng sớm nở hoa cau 0,25
+ Phối màu độc đáo: sắc xanh của trời; xanh biếc của nước; 0,25
sắc trắng của hoa cau
=> Tâm hồn rộn ràng, phơi phới, nhìn đời bằng “đôi mắt
xanh non, biếc rờn”.
5 - Những chi tiết miêu tả “hoa cau”:
+ “nứt mở tủa hoa ngà”; “ánh sáng” cùng “hương lấp lánh”,
“dịu mát, sâu xa”,.. 0,5
- Tác dụng: gợi vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh khiết. Hoa cau thật
đẹp, bung nở như hàng vạn hạt ngọc giữa trời xanh. Hương
hoa thơm ngát, lan tỏa khắp khu vườn làm ta tưởng hương 0,5
hoa “lấp lánh tỏa sáng”.
6 - “thêm nhau” trong văn bản có thể được hiểu là: yêu nhau,
gắn bó với nhau, luôn có nhau ở bên.
0,5
- Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm giàu có của
“Đôi ta”: Tình ta như thể nhánh hương cau/ Cuốn cả vườn
theo sức nhiệm mầu/ Chim chóc ríu ran dan díu hót
0,25
=> Tình yêu của đôi ta giúp giàu có lên bội phần về đời
sống tinh thần và cảm xúc: đất trời, cảnh quan như hoà
quyện vào nhau để diễn tả tiếng lòng, nhịp cảm xúc,…
0,25
Niềm vui trong tâm hồn con người làm thay đổi cả không
gian, cả khu vườn tạo nên một sức sống mới.
7 - Tứ của bài thơ: 1,0
+ Kết cấu đầu cuối tương ứng (điệp nguyên vẹn 2 dòng thơ)
làm sáng lên tứ thơ độc đáo: tình yêu khiến nhân gian tươi
sáng, tràn ngập hương hoa, lấp lánh sắc màu; tình chân
thành tha thiết, tỏng sáng nhiệm màu làm đổi thay đất trời,
vạn vật-con người giàu có vô biên,…
8 HS có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau, nhưng phải phù
hợp với chuẩn mực đạo đức, … Tham khảo:
- Bài học:
+ Tình yêu là tình cảm thiêng liêng của con người, thể hiện 0,25
mối quan hệ đặc biệt giữa người với người, mang đến cho
con người hạnh phúc.
+ Con người và vạn vận có mối tương giao: con người hạnh 0,25
phúc, vạn vật tươi sáng,…
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, 0.5
Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn
đề.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: 0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.0
HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ
và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm;
đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu Xuân Diệu, bài thơ “Hoa cau”
- Nêu luận đề: Niềm vui, niềm hạnh phúc của những người
yêu nhau.
2. Thân bài:
- Giới thiệu ngắn gọn về tứ thơ, mạch cảm xúc chủ đạo của
bài thơ:
+ Cấu tứ của bài thơ: vẻ đẹp tình yêu giữa hai người yêu
nhau, tâm tình, cảm xúc của tình yêu đôi lứa.
+ Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: Niềm vui, niềm hạnh phúc
của nhân vật trữ tình.
- Cảm xúc, suy tư của nhà thơ về tình yêu đôi lứa qua hình
ảnh hoa cau.
+ “Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau” => được lặp lại hai lần:
ở đầu bài thơ và kết bài thơ.
=> Đôi ta không giàu có về tâm hồn khi là hai cá thể riêng
biệt, nhưng khi gắn kết lại bên nhau đôi ta lại trở thành
những người giàu có về tình cảm, về đời sống tinh thần.
=> Không giàu có về vật chất nhưng tâm hồn lại giàu có
bởi những yêu thương mà ta đem tới cho nhau.
+ Tình yêu của hai người còn làm vạn vật như được hồi
sinh, được ươm mầm sống.
Dẫn chứng: Nhân gian như bừng tỉnh trước những hạnh
phúc của đôi tình nhân mới. Trời lại càng thêm phần trong
xanh, nước lại càng thêm màu xanh biếc như chưa từng bị
vấy bẩn.
+ “Lại bắt đầu”: không chỉ nói riêng tới sự vật xung quanh
mà còn cả tâm hồn của hai người.
=> Tâm hồn khô cằn cũng như được “sống lại” trước tình
yêu của “đôi ta”.
+ Tình yêu của mình khiến tác giả liên tưởng tới vườn cau
sáng sớm.Tuy không thơm ngát nhưng lại đẹp và nồng nàn
hương thơm.
=> Một mối tình thật nhẹ nhàng, không ồn ào nhưng lại
mang lại cho những người xung quanh cảm giác cháy bỏng
của nhựa sống.
Tuy nhẹ nhàng nhưng lại căng tràn nhựa sống, căng tràn
hứng khởi để bắt đầu một ngày mới đầy niềm vui và hạnh
phúc.
+ “Anh”- ở đây là tác giả như muốn gói ghém lại hương
hoa kia để mang tặng cho riêng người mình yêu, để gửi
gắm những ý nghĩ sâu sa của mình vào đó cho “em”. Hoa
cau kia cũng giống như “em”, làm tác giả chỉ muốn giữ lại
cho riêng mình.
+ hoa cau không bắt mắt, thu hút nhưng là duy nhất, là vẻ
đẹp riêng của người mình yêu.
+ Khu vườn tình yêu đẹp và bình yên tới nỗi chim chóc
cũng kéo tới làm tổ, ca hát líu lo mỗi ngày tô điểm cho khu
vườn. Tình yêu cá nhân giữa hai người mang đến tình yêu
cho cộng đồng, cho đất trời và cho cả thiên nhiên nữa.
- Suy tư của tác giả về cuộc đời, quan điểm sống.
* Nghệ thuật
+ Sử dụng ngôn từ kết hợp cùng các biện pháp nghệ thuật
như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,…
=> Bài thơ nhẹ nhàng, dễ dàng chạm đến trái tim độc giả,
cũng như tạo nên những suy nghĩ, những cảm nhận thật
riêng biệt khi cảm nhận về tình yêu đôi lứa.

3. Kết bài:
Cảm nhận, nhận thức của cá nhân về những cảm xúc, rung
động, suy tư của chủ thể trữ tình.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0.5
Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; 0.5
có cách diễn đạt mới mẻ.

You might also like