You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


--------------------

BÁO CÁO GIỮA KỲ


TƯ DUY CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT KẾ KĨ THUẬT
Đề tài: Đồng hồ để bàn đa năng
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hà Duyên Trung
Nhóm sinh viên thực hiện: 06
Mã lớp: 129320

Họ và tên MSSV
1. Đinh Văn Mạnh 20182674
2. Nguyễn Đình Tuấn 20182861
3. Phạm Đức Khiêm 20206868
4. Nguyễn Thái Hà 20182475
5. Phạm Thị Thuận Anh 20162020

Hà Nội 12/2021

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ 5 PHA HOẠT ĐỘNG ..................................3
1.1. Khái niệm Tư duy thiết kế (Design Thinking) ................................3
1.2. Quy trình Design Thinking với 5 bước ............................................3
1.2.1. Đồng cảm (Empathize) ................................................................3
1.2.2. Xác định vấn đề (Define) .............................................................4
1.2.3. Lên ý tưởng (Ideate) ....................................................................4
1.2.4. Tạo mẫu (Prototype) ...................................................................5
1.2.5. Kiểm tra (Test) .............................................................................5
CHƯƠNG 2: THIẾT ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN ĐA NĂNG .................................6
2.1. Đồng cảm .................................................................................................6
2.1.1. Đặt câu hỏi đối với khách hàng ......................................................6
2.1.2. Một số hồ sơ cá nhân .......................................................................7
2.1.3. Câu trả lời của khách hàng ...........................................................11
2.1.4. Bản đồ đồng cảm ............................................................................14
2.2. Xác định vấn đề .....................................................................................15
2.2.1. Hiểu biết và xác định nhu cầu của người dùng...........................15
2.2.2. Vấn đề người dùng thường gặp ....................................................16
2.2.3. Tóm tắt thiết kế ..............................................................................16
2.2.4. Xây dựng các bản đồ .....................................................................18
2.3. Lên ý tưởng............................................................................................22
2.3.1. Các hoạt động lên ý tưởng ............................................................22
2.3.2. Xây dựng các bản đồ ( Bản đồ ưu tiên, Bản đồ mối quan hệ) ...23

2
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ 5 PHA HOẠT ĐỘNG
1.1. Khái niệm Tư duy thiết kế (Design Thinking)
Design Thinking hay tư duy thiết kế là một mô hình được tạo ra để giúp
con người thiết kế giải pháp cho một vấn đề nào đó. Nó cho phép người ta
rà soát toàn diện vấn đề và tư duy thích hợp để tìm ra một giải pháp tối ưu.
Nguyên lý của Design Thinking đặt con người làm trung tâm của mọi sản
phẩm hay giải pháp. Nó khuyến khích người ta nhìn vấn đề ở nhiều góc độ
của người dùng và tích hợp lại. Qua đó, tạo ra những sản phẩm có tính hữu
dụng cao cho người dùng.

1.2. Quy trình Design Thinking với 5 bước

1.2.1. Đồng cảm (Empathize)


Giai đoạn đầu tiên chính là đạt đến sự thấu hiểu đồng cảm với vấn đề
mà bạn đang tìm cách giải quyết. Điều này đòi hỏi cần phải tiền hiểu nhiều
hơn về lĩnh vực quan tâm thông qua việc quan sát, tham dự và thấu hiểu
mọi người. Đây là điều cốt yếu trong quá trình thiết kế lấy con người làm
trung tâm.
3
Mỗi khi “đụng độ” một vấn đề khó khăn, hãy tập cho con thói quen
đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu sắc ngọn nguồn vấn đề. Thấu hiểu những nhu
cầu, những nỗi khó khăn mà nó gây ra.
Công cụ hỗ trợ: 5-Whys – đặt 5 câu hỏi tại sao để đào sâu vấn đề. 6
Kipling’s questions, đặt 6 câu hỏi về: Why – Tại sao, What – Cái gì,
Where – Ở đâu, When – Khi nào, Who – Ai, How – Làm thế nào.

1.2.2. Xác định vấn đề (Define)


Trong giai đoạn này, các thông tin được tạo ra và tập hợp ở giai
đoạn đồng cảm sẽ được đặt chung lại với nhau. Bạn sẽ phân tích sự quan
sát và tổng hợp chúng để định nghĩa trọng tâm vấn đề. Giai đoạn Định
nghĩa sẽ giúp nhà thiết kế trong đội ngũ tập hợp các ý tưởng tốt để thiết
lập các điểm đặc trưng, chức năng và nhiều yếu tố khác, từ đó cho phép
họ giải quyết vấn đề.

1.2.3. Lên ý tưởng (Ideate)


Trong giai đoạn ba của quá trình Tư duy thiết kế, các nhà thiết kế
đã sẵn sàng bắt đầu tạo ra các ý tưởng. Bạn đã trưởng thành hơn để hiểu
được người dùng và nhu cầu của họ ở giai đoạn Đồng cảm, và bạn đã phân
tích, tổng hợp sự quan sát ở giai đoạn Định nghĩa, và kết thúc với một báo
cáo vấn đề lấy con người làm trung tầm. Với nền tảng vững vàng như thế,
bạn và các thành viên trong đội ngũ có thể bắt đầu “suy nghĩ bên ngoài
chiếc hộp” để xác định các giải pháp mới cho định nghĩa vấn đề mà bạn
đã tạo ra, và bạn có thể bắt đầu tìm kiếm các phương thức thay thế trong
nhìn nhận vấn đề. Có hàng trăm kĩ thuật Tưởng tượng như là Brainstorm,
Brainwrite, Worst Possible Idea, và SCAMPER. Bạn nên chọn một số kỹ
thuật Tưởng tượng ở giai đoạn cuối cùng trong Tưởng tượng để giúp bạn
nghiên cứu và kiểm tra các ý tưởng, từ đó tìm ra được cách tốt nhất, hoặc

4
để giải quyết vấn đề, hoặc để cung cấp các yếu tố cần thiết để tránh gặp
vấn đề đó.

1.2.4. Tạo mẫu (Prototype)


Đội ngũ thiết kế bấy giờ sẽ sản xuất một loạt phiên bản rẻ tiền, thu
nhỏ của sản phẩm hoặc có các tính năng đặc trưng chỉ tìm thấy ở sản phẩm
đó, từ đó họ có thể nghiên cứu các giải pháp tổng hợp từ giai đoạn trên.
Bản mẫu ban đầu có thể chia sẻ và thử nghiệm trong nội bộ của đội, trong
các phòng ban khác, hoặc một nhóm nhỏ bên ngoài đội thiết kế. Đây là
giai đoạn thử nghiệm, và mục tiêu là để xác định giải pháp tốt nhất có thể
cho từng vấn đề đã được xác nhận qua ba giai đoạn phía trước. Các giải
pháp được thực hành trong quá trình dựng mẫu và, từng bản một sẽ được
nghiên cứu, và hoặc được chấp nhận, phát triển và tái kiểm tra, hoặc bị từ
chối, dựa trên các trải nghiệm cơ bản của người dùng. Ở phần cuối của
giai đoạn này, đội thiết kế sẽ có ý tưởng tốt hơn về các hạn chế vốn có của
sản phẩm, các vấn đề hiện hữu, và sở hữu tầm nhìn tốt hơn/am hiểu hơn
về cách hành xử, suy nghĩ, và cảm nhận của người dùng thực thụ khi tương
tác với sản phẩm cuối cùng.

1.2.5. Kiểm tra (Test)


Chuyên viên thiết kế hay nhà đánh giá sẽ kiểm tra nghiêm ngặt sản
phẩm hoàn thành bằng cách sử dụng các giải pháp tốt nhất được xác định
qua giai đoạn bản mẫu ban đầu. Đây là giai đoạn cuối cùng của mô hình
5 giai đoạn, nhưng trong một quá trình lặp lại,, các điều kiện sử dụng, cách
mọi người suy nghĩ, hành xử, và cảm nhận, và để đồng cảm. Thậm chí
trong suốt giai đoạn này, các sửa đổi và cải tiến được tạo ra để loại trừ các
giải pháp và rút ra hiểu biết sâu sắc nhất có thể về sản phẩm và người dùng
sản phẩm.

5
CHƯƠNG 2: THIẾT ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN ĐA NĂNG
2.1. Đồng cảm
“Work smarter not harder” đang dần là phong cách làm việc được đa số
mọi người theo đuổi. Như chúng ta đã biết, quỹ thời gian của mỗi người là
như nhau và ai cũng chỉ có 24 giờ trong một ngày. Làm cách nào để chúng
ta sử dụng và quản lí quỹ thời gian đó một cách hữu ích nhất? Thông thường
chúng ta sẽ sử dụng đồng hồ như một công cụ để quản lí thời gian của mình.
Nhưng với một chiếc đồng hồ thông thường chỉ để hiển thị giờ hay để báo
thức thì hiện nay với một chiếc điện thoại thông minh thì chúng đã có thể
thay thế được các chức năng của đồng hồ. Nhận thấy vấn đề này, nhóm
chúng em đã quyết định lên ý tưởng và thực hiện thiết kế chiếc đồng hồ để
bàn đa chức năng.

Steve Jobs đã nói “Thiết kế không phải là những gì nó trông giống hoặc
cảm thấy như thế nào. Thiết kế là cách nó hoạt động”. Đồng cảm rất là quan
trọng vì thế người thiết kế cần hiểu được cảm giác của người dùng đối với
dự án thiết kế của bạn. Đó đơn giản là quá trình quan sát, nhập vai, trải
nghiệm thực tế, tham gia trực tiếp vào môi trường sống, cộng đồng của đối
tượng người thiết kế hướng tới.

2.1.1. Đặt câu hỏi đối với khách hàng


Để hiểu được những vấn đề và mong muốn nhu cầu của người dùng,
nhóm chúng em đã đặt ra một số câu hỏi, dưới đây là danh sách các câu hỏi:

• Bạn có sử dụng đồng hồ để bàn hay không? ( “có” hoặc “không”).


• Bạn có phải người có lối sống lành mạnh không? ( không, bình
thường, có).

6
• Bạn có quan tâm đến chất lượng không khí trong phòng? ( không
quan tâm, thỉnh thoảng, luôn luôn).
• Bạn nghĩ sao nếu đồng hồ để bàn có thêm chức năng đo các thông
số về môi trường xung quanh? ( không hứng thú, bình thường,
hứng thú).
• Bạn nghĩ sao nếu đồng hồ để bàn có thể điều khiển bằng giọng
nói? ( không hứng thú, bình thường, hứng thú).
• Nếu được tích hợp một số chức năng khác cho đồng hồ để bàn
thì bạn sẽ muốn tích hợp chức năng nào? ( phát nhạc qua
Bluetooth, đo độ ẩm và chất lượng không khí, đèn ngủ, báo thức,
có khả năng ghi lịch trình trên thiết bị).
• Nếu đồng hồ để bàn được tích hợp các chức năng trên thì bạn có
muốn sử dụng đồng hồ để bàn không? ( không, xem xét, có).
• Bạn có muộn đồng hồ của bạn trông thật nhiều màu sắc (“có”
hoặc “không)

2.1.2. Một số hồ sơ cá nhân


- Phản hồi của một số khách hàng cụ thể:

7
Hồ sơ khách hàng:
Phạm Thị Diệu Linh
sinh viên, 21 tuổi
đang hẹn hò
Câu hỏi đặt ra:
Danh sách câu hỏi Tại sao chúng ta hỏi câu hỏi đó
1. Bạn có sử dụng đồng hồ để bàn không? 1. để tìm hiểu nhu cầu sử dụng đồng hồ để
bàn của khách hàng
2. Bạn nghĩ sao nếu đồng hồ để bàn có thêm chức
2. thu thập, lắng nghe ý kiến của khách
năng nghe nhạc qua Bluetooth?
hàng về sản phẩm.
3. Nếu được tích hợp thêm một số công nghệ khác
cho đồng hồ để bàn thì bạn muốn tích hợp công
nghệ gì?

Phản hồi của khách hàng:


Quan sát và phản hồi Hiểu chi tiết/ Phương án hành động
1. Khách hàng khá thích đồng hồ để bàn.
1. Mình có sử dụng đồng hồ để bàn. Mình dùng để
xem giờ hay dùng nó như vật trang trí.
2. Đó là một ý tưởng khá hay.
2. có sự đồng tình về ý tưởng.
3. Nếu được mình muốn thêm chức năng điều 3. Ghi nhận phản hồi và tiếp thu ý kiến của
khiển bằng giọng nói. khách hàng về sản phẩm.

Hồ sơ khách hàng:
Đỗ Thu Hà
Nhân viên văn phòng, 25 tuổi
Nữ, độc thân
Câu hỏi đặt ra:
Danh sách câu hỏi Tại sao chúng ta hỏi câu hỏi đó
1. Bạn có muốn sở hữu một chiếc đồng hồ để bàn 1. tìm hiểu sự quan tâm của khách hàng
tích hợp nhiều công nghệ thông minh không? với sản phẩm.
2. Bạn có thấy bất tiện khi điều chỉnh đồng hồ bằng 2. để nói về sự ưu việt của sản phẩm.
tay thay vì bằng giọng nói không?
Phản hồi của khách hàng:
Quan sát và phản hồi Hiểu chi tiết/ Phương án hành động
1. Nếu giá thành hợp lí thì tôi hi vọng có thể sở hữu 1. Sử dụng vật liệu thiết kế đồng hồ có giá
một chiếc. thành hợp lí.

2. Tất nhiên, tôi còn rất lúng túng khi phải điều 2. Tích hợp công nghệ vào sản phẩm.
khiển nó bằng tay.

8
Hồ sơ khách hàng:
Bùi Tiến Dũng
Nhân viên văn phòng, 30 tuổi
Nam, đã có gia đình
Câu hỏi đặt ra:
Danh sách câu hỏi Tại sao chúng ta hỏi câu hỏi đó
1. Anh đã thấy qua chiếc đồng hồ để bàn có thể 1. để tìm hiểu mức độ nhận thức của khách
điều khiển bằng giọng nói chưa chưa? hàng.
2. Anh nghĩ thế nào về lợi ích của nó so với giá
2. Hiểu tương quan giữa giá thành và công
thành?
năng của sản phẩm
3. Tại sao tôi phải mua nó mà không phải là sản 3. Hiểu được ưu điểm của sản phẩm so với
phẩm khác? các sản phẩm khác

Phản hồi của khách hàng:


Quan sát và phản hồi Hiểu chi tiết/ Phương án hành động
1. Chưa từng thấy qua 1. Thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, giá thành
hợp lí phù hợp với nhu cầu của khách
hàng.
2. Với đồng hồ có chức năng thông minh như thế 2. Tích hợp công nghệ vào sản phẩm.
sẽ khá đắt với sinh viên, nhưng nó phù hợp với
người đi làm.
3. Nó rất tiện lợi thay vì phải dùng tay để điều
chỉnh đồng hồ.
• Persona Canvas:

Name: Phạm Thị Diệu Linh, 21 tuổi

Hồ sơ/ Lối sống Nét đặc trưng

Sinh viên/ đang hẹn hò Hòa đồng, thoải mái

Thích đi du lịch, thích nghe nhạc Có kiến thức

Đang là sinh viên

Mục tiêu/Tham vọng Hành vi/Thói quen

Ra trường đúng hạn Hay tham gia các hoạt động ngoại khóa

Đạt ielts 8.0 Tập thể dục buổi sáng

Trở thành hướng dẫn viên du lịch Nghiêm túc trong học tập

Nỗi sợ/Thách thức Người ảnh hưởng và hoạt động

Ngoại ngữ Gia đình, chủ trọ, trưởng nhóm

Say xe Công việc, học tập

9
Name: Đỗ Thu Hà, 25 tuổi

Hồ sơ/ Lối sống Nét đặc trưng

Nhân viên văn phòng, độc thân Có khả năng giao tiếp tốt

Thích đọc sách và nghiên cứu Có kiến thức

Tính cẩn thận

Mục tiêu/Tham vọng Hành vi/Thói quen

Thăng tiến trong công việc Cẩn thận, kĩ tính trong công việc

Lập gia đình trước 27 tuổi

Nỗi sợ/Thách thức Người ảnh hưởng và hoạt động

Sợ thất bại Gia đình, Sếp

Những người cùng ngành

Name: Bùi Tiến Dũng, 30 tuổi

Hồ sơ/ Lối sống Nét đặc trưng

Nhân viên văn phòng Trầm tính

Đã có gia đình Có kiến thức

Yêu thích thể thao, bóng đá Có khả năng quan sát, thấu hiểu

Mục tiêu/Tham vọng Hành vi/Thói quen

Thăng tiến trong công việc Cẩn thận, kĩ tính trong công việc

Mua ô tô riêng Tập thể dục hằng ngày

Nỗi sợ/Thách thức Người ảnh hưởng và hoạt động

Sợ thất bại Gia đình, Sếp

Sợ không có sức khỏe Đồng nghiệp

10
2.1.3. Câu trả lời của khách hàng
Dựa trên bộ câu hỏi của nhóm đặt ra, nhóm đã thực hiện khảo sát Online
thông qua đường link https://forms.gle/U8KRhGpB76sJG1LX7 . Theo kết
quả thu được, nhóm chúng em đã thống kê được 21 phản hồi và đưa ra được
một số biểu đồ thống kê:

11
12
13
2.1.4. Bản đồ đồng cảm
Bản đồ đồng cảm thể hiện đồng cảm với khách hàng về những điều họ
cảm nhận và suy nghĩ. Bản đồ đồng cảm dưới đây cung cấp thêm nhiều thông
tin về cách khách hàng cảm nhận về việc sử dụng đồng hồ để bàn:

14
2.2. Xác định vấn đề
Dựa trên những lắng nghe và đồng cảm với người dùng, nhóm em đã thực
hiện xác định những nhu cầu thực sự của người dùng, tìm hiểu về vấn đề người
dùng gặp phải.

2.2.1. Hiểu biết và xác định nhu cầu của người dùng
Hiểu biết về thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng:
• Thói quen khi ngủ dậy, lịch trình hay mục tiêu trong ngày được sắp xếp
hợp lý khoa học. Với những người không có thói quen sắp xếp công việc
cho ngày mai thì đây là sản phẩm nhắc nhở họ để hoàn thiện bản than
hơn.
• Nó còn là một vật trang trí đẹp cho phòng riêng của bạn, là một máy lọc
không khí giúp cho căn phòng của bạn luôn thoáng mát dễ chịu mỗi khi
bạn làm việc mệt mỏi.
• Không chỉ vậy nó còn có những chức năng quan trọng như báo thức,
nghe nhạc, dự báo thời tiết,đo nhiệt độ… để cho bạn giải trí nắm bắt tình
hình mọi vật xung quanh.
• Người tiêu dùng luôn hướng đến các sản phẩm tốt, ưu tiên độ bền mà giá
cả không quá đắt phù hợp với túi tiền.
• Chú ý đến mẫu mã sản phẩm và tính thời trang của sản phẩm.
• Tính chất dễ sử dụng và khả năng sử dụng lâu dài.
• Trong thời buổi dịch bệnh việc ở nhà nhiều, người tiêu dung luôn hướng
đến những sản phẩm có khả năng giải trí cao.
• Người dùng luôn tìm hiểu kĩ chất lượng sản phẩm, độ an toàn vì vậy sản
phẩm cần được thiết kế bằng chất liệu an toàn, than thiện với môi
trường.

15
2.2.2. Vấn đề người dùng thường gặp
• Sản phẩm còn mới và lạ đối với người dùng, họ còn nhiều thắc mắc
về cơ chế và tác dụng của đồng hồ.
• Quá cồng kềnh gây mất thẩm mỹ cho căn phòng.
• Cảm thấy khó chịu khi hỏng hóc mà bảo hành tốn kém khó khăn.
• Tính an toàn của sản phẩm khi sử dụng.
• Sử dụng phức tạp do quá nhiều chức năng nút bấm.
• Khả năng giải trí chưa được tối ưu khí loa rè hay tiếng bé làm cho
người nghe khó chịu.
• Người dùng sẽ gặp vấn đề về độ bền khi chẳng may rơi vỡ.
• Thời gian sử dụng cũng là vấn đề rất quan trọng khi sử dụng và quan
trọng hơn là khả năng tiết kiệm năng lượng giúp hạn chế tiền điện
hàng tháng.
• Màn hình hiển thị chưa được logic ảnh hưởng đến việc sắp xếp công
việc hay hiển thị các chức năng thiết yếu của sản phẩm.

2.2.3. Tóm tắt thiết kế

Tóm tắt thiết kế

Nhận thức / phản hồi của người dùng

▪ Quan ngại về vấn đề giá cả. ▪ Các bộ phận được thiết kế có thể tháo
dời, giúp giảm chi phí giá thành, phù
▪ Quan tâm về tính dễ sử dung.
hợp với nhu cầu người sử dung.

16
▪ Nền tảng sử dụng kết nối được ▪ Chất lượng loa, đo độ ẩm được cải
nhiều thiết bị với nhau. (Wifi, tiến giúp cho người dùng giải trí tốt
Bluetooth) nhất.

Vấn đề đặt ra (Point of View)

▪ Chất liệu làm ra sản phẩm còn hiếm, giá thành cao, độ bền chất liệu.
▪ Mang nhiều công nghệ nên còn khó thực hiện.
▪ Khó khăn trong việc phổ biến và thuyết phục khách hàng.
▪ Có phù hợp với đa phần khách hàng? Cạnh tranh được với thị
trường đồng hồ đeo tay thông minh không?

Mục tiêu thiết kế / Mục tiêu (How Might We)

• Có thể gỉảm tối đa giá thành, phù hợp với nhiều kiểu khách hàng.

• Tối ưu hoá, đơn giản hoá các tính năng so với công nghệ hiện tại

• Tập trung vào khả năng giải trí và giao diện đơn giản dễ dùng.

• Sử dụng nền tảng Android có sẵn giúp kết nối đa nền tảng các thiết bị với
nhau một cách dễ dàng.

Yêu cầu thiết kế

▪ Đồng hồ đơn giản sang trọng, có thể ▪ Dễ dàng thay thế và sửa chữa các linh
phát sáng trong tối để làm đèn ngủ. kiện khi bị hỏng.

▪ Chất liệu an toàn phù hợp với môi ▪ Có độ bền cao giúp cho trách bị hỏng
trường. khi rơi vỡ.

17
▪ Gọn nhẹ, phù hợp với nhu cầu người ▪ Âm thanh sử dụng công nghệ Dolby
sử dung. Atmos giúp cho việc giải trí trở nên
sống động.
Các chân kết nối đơn giản (thông
qua cổng type C) giúp cho việc kết
nối đa nền tảng.

2.2.4. Xây dựng các bản đồ


Bản đồ bối cảnh:

BẢN ĐỒ BỐI CẢNH

Mục tiêu người dùng / Nhu cầu người dùng Yếu tố công nghệ

▪ Mọi lứa tuổi ▪ Tích hợp nghe nhạc


▪ Có thể di chuyển và sử dụng trong công việc. ▪ Màn hình hiển thị
▪ Muốn trải nghiệm các tính năng công nghệ ▪ Sử dụng nền tảng
Android và công
nghệ âm thanh của
Samsung.

18
Những điều không chắc
Yếu tố kinh doanh Các xu hướng
chắn

▪ Có một số đối thủ ▪ Tích hợp công nghệ ▪ Công nghệ chưa
cạnh tranh trên thị cao chắc chắn tối ưu
trường(apple ▪ Độ bền và việc tích
watch,..) hợp các nền tảng lại
với nhau.

Các câu hỏi khác?

▪ Giá sản phẩm có cao không khi áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến vậy?
▪ Hệ thống bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm như thế nào?
▪ Khi hỏng linh kiện thay thế có đắt không?
▪ Có tối ưu được thời gian sử dụng sản phẩm hay không?
▪ Âm thanh có tốt như các dòng loa nghe nhạc ngoài thị trường không?
▪ Nhiều công nghệ như vậy thì cách sử dụng có gây khó khăn không?
▪ Công nghệ được áp dụng có chắc chắn đã tối ưu và mang đồ bền cao hay không?

19
Biểu đồ các bên liên quan:

Hành trình khách hàng:

20
Bản đồ cơ hội:

Cơ hội tính thời trang lỗi thời


21
Cơ hội tính đa chức năng, giá thành

2.3. Lên ý tưởng


2.3.1. Các hoạt động lên ý tưởng
Dưới tinh thần năng nổ của các thành viên, cả nhóm đã lên được 14 ý tưởng:

STT Nội dung ý tưởng Đặt tên cho ý tưởng


Kính hiển làm bằng màn hình LCD
1 Ý tưởng A

Kính sử dụng chất liệu chống va đập mạnh


2 Ý tưởng B

Kết đồng hồ và radio


3 Ý tưởng C

4 Tích hợp máy nghe nhạc Ý tưởng D

22
Tích hợp đèn ngủ
5 Ý tưởng E

Màn hình hiển thị nhiều thông tin thời tiết


6 Ý tưởng F

Chất liệu phản quang trong bóng tối


7 Ý tưởng G

Tự động cập nhập thời gian thực theo múi giờ


8 Ý tưởng H

Có thể trả lời bằng giọng nói


9 Ý tưởng I

Có thể điều khiển bằng ngôn ngữ tự nhiên


10 Ý tưởng J

Kết nối với điện thoại qua bluetooth


11 Ý tưởng K

Chất liệu chống nước


12 Ý tưởng L

Có khả năng ghi lịch trình trên thiết bị


13 Ý tưởng M

Khảo sát trạng thái phòng


14 Ý tưởng N

2.3.2. Xây dựng các bản đồ ( Bản đồ ưu tiên, Bản đồ mối quan hệ)
Với 14 ý tưởng trên, nhóm em đã sắp xếp vào các góc phần tư của bản đồ
dựa trên lợi ích và mức độ dễ (khó) thực hiện như sau:

23
Bản đồ ưu tiên

• Phân loại ý tưởng về các nhóm khác nhau:

Bản đồ mối quan hệ

Tính năng công Thông dụng với Cải thiện sức Trải nghiệm
nghệ cao người dùng khỏe mới
Ý tưởng D Ý tưởng A Ý tưởng A Ý tưởng C
Ý tưởng F Ý tưởng B Ý tưởng C Ý tưởng E
Ý tưởng H Ý tưởng I Ý tưởng K Ý tưởng G
Ý tưởng M Ý tưởng J
Ý tưởng N Ý tưởng L

24

You might also like