You are on page 1of 75

CHUYỂN HÓA CARBOHYDRAT

MỤC TIÊU

1. Trình bày được quá trình tiêu hóa và hấp thu Carbohydrat.
2. Trình bày được quá trình thoái hóa Glucose ở tế bào và mô.
3. Trình bày được quá trình tân tạo Glucose.
4. Trình bày được quá trình chuyển hóa Glycogen.
5. Trình bày được sự điều hòa chuyển hóa Carbohydrat.
6. Trình bày được một số rối loạn chuyển hóa Carbohydrat.
TIÊU HÓA VÀ HẤP THU CARBOHYDRAT
ĐẠI CƯƠNG
CON ĐƯỜNG ĐƯỜNG PHÂN (GLYCOLYSIS)

❖ Là một chuỗi các phản ứng hóa học chuyển hóa glucose
thành pyruvat đồng thời với sự tạo thành ATP.
❖ Xảy ra ở bào tương, trải qua 2 giai đoạn gồm 10 phản ứng.
✓ Giai đoạn 1: giai đoạn hoạt hóa gồm 5 phản ứng, sử dụng
2ATP
✓ Giai đoạn 2: giai đoạn oxy hóa sinh năng lượng gồm 5 phản
ứng
MỤC TIÊU
P.ư 1: phosphoryl hóa G lần 1.
E.hexokinase/glucokinase, cần 1 ATP
P.ư 2: đồng phân hóa G6P thành F6P.
E.phosphoglucose isomerase
P.ư 3: phosphoryl hóa lần 2,F6P→F1,6DP.
E.phosphofructokinase, cần 1 ATP
P.ư 4: phân cắt F1,6DP = GAP + DHAP.
E.Adolase
P.ư 5: đồng phân hóa DHAP thành GAP.
E.triose phosphat isomerase
P.ư 6: oxy hóa GAP thành 1,3DPG.
E. GAPDH, coenzym: NAD+,Pi
P.ư 7:cắt đứt lk(~) tạo 3-PG và ATP.
E. phosphoglycerat kinase(PGK)
P.ư 8: chuyển 3PG thành 2PG.
E. phosphoglycerat mutase
P.ư 9: khử nước, 2PG thành PEP.
E.Enolase
P.ư 10: cắt đứt lk(~) tạo ATP và pyruvat.
E. pyruvat kinase.
Phản ứng tổng quát của con đường glycolysis

Glucose + 2 NAD+ + 2 ADP + 2 Pi →


2 pyruvat + 2 NADH + 2H+ + 2 ATP + 2 H2O
Số phận của pyruvat

Con đường
Điều kiện Glycolysis
thiếu oxy hoặc
kỵ khí Điều kiện kỵ khí
Điều kiện
ái khí

Lên mên rượu ở nấm hghdhdghgdghdhf


Xảy ra khi co cơ
Lên mên rượu ở nấm
ghfhgdhgfdjgdjhjgj
mạnh, hồng cầu,
Chu hhhhhhhhhhhhhhh
một số vi khuẩn
trình hhhhhhhhhhhhhhh
acid
citric hhhhhhhhhhhhhhh

Động vật, thực vật, nhiều loại vi khuẩn trong điều kiện ái khí
Trong điều kiện yếm khí
Phương trình tổng quát của con đường
đường phân trong điều kiện yếm khí

Glucose + 2 ADP + 2 Pi →
2 lactat + 2 ATP + 2 H2O

ΔG°’ = -196kJ/mol
Ý nghĩa của sự thoái hóa pyruvat trong đk
yếm khí
❖ Năng lượng tạo thành từ 1 phân tử Glucose: 2ATP

❖ Ít nhưng là quá trình duy nhất trong cơ thể tạo năng lượng
trong điều kiện yếm khí
❖ Tái tạo NAD+ bị cạn kiệt trong con đường đường phân
❖ Lactat tạo ra được vận chuyển trở lại gan tái tạo glucose
❖ Thực tiễn: khi cơ hoạt động mạnh, nhu cầu ATP tăng cao, oxy
do máu cung cấp không đủ cho sự oxy hóa pyruvat và NADH
sinh ra trong quá trình đường phân, latat được tạo thành
nhiều, ứ đọng trong cơ gây đau nhức cơ bắp.
Chu trình Cori

Máu
Gan Cơ
Lên men rượu ở nấm

Glucose + 2 ADP + 2 Pi →
2 Ethanol + 2CO2 + 2 ATP + 2 H2O
Trong điều kiện ái khí
Trong điều kiện ái khí

❖ Pyruvat đi vào ty thể, bị khử carboxyl oxy hóa thành acetyl CoA.
❖ Acetyl CoA đi vào chu trình acid citric bị oxy hóa thành CO2 và H2O.
❖ Bilan năng lượng:

Glucose → 2 pyruvat: 2 ATP


2 NADH (ở phản ứng 6): 6 ATP hoặc 4 ATP
2NADH (2 Pyruvat → 2 Acetyl CoA): 6 ATP
2 Acetyl CoA: 24 ATP

Cộng: 38 ATP (hoặc 36 ATP)


Con thoi malat- aspartat
Con thoi glycerol 3- phosphat
Ý nghĩa của con đường đường phân ái khí

❖ Cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động sống của cơ
thể
❖ Cung cấp các sản phẩm trung gian cần thiết cho các quá trình
sinh tổng hợp các chất cho cơ thể
Tổng hợp và thoái hóa 2,3 DPG
trong hồng cầu
Glyceraldehyd -3- phosphat
GAPDH

1,3- diphosphoglycerat Mutase


PGK 2,3-
Pi
3-phosphoglycerat diphosho
Phosphatase glycerat
PGM
2-phosphoglycerat
Đường cong bão hòa oxy ở hồng cầu người bình
thường, ở bệnh nhân thiếu hụt Hexokinase và
pyruvat kinase

Thiếu hụt
Hexokinase
Bão hòa oxy (%)

Người bình thường

Thiếu hụt pyruvat


kinase

pO2
Con đường hexose monophosphat
(chu trình pentose)
❖ Là con đường thoái hóa khác của glucose.

❖ Đặc điểm:

❖ Xảy ra trong bào tương của tế bào, chiếm ưu thế ở các tế bào như tủy
xương, hồng cầu, gan, mô mỡ, tuyến sữa thời kỳ hoạt động, tuyến sinh
dục, tuyến thượng thận.
❖ Glucose được phosphoryl hóa 1 lần, sau đó được oxy hóa tạo thành sản
phẩm cuối cùng là CO2, pentose-P, NADPH2

❖ Gồm 2 giai đoạn:

✓ Giai đoạn 1: oxy hóa G6P tạo NADPH và pentose-P


✓ Giai đoạn 2: sự biến đổi tiếp tục của pentose-5-P tái tạo hexophosphat
Giai đoạn tái tạo Giai đoạn oxy
hexose phosphat hóa
Transcetolase

❖ Transcetolase xúc tác chuyển nhóm 2C từ xylulose-5P sang ribose-5P tạo


thành sedoheptulose-7P và GAP.
Transaldolase

❖ Transaldolase xúc tác chuyển nhóm 3C từ sedoheptulose-7P sang GAP


tạo erythrose-4P và F6P
Transcetolase

❖ Transcetolase xúc tác chuyển nhóm 2C từ xylulose-5P sang


erythrose-4P tạo GAP và F6P
Ý nghĩa của con đường hexose monophosphat

❖ Cung cấp NADPH cho tế bào sử dụng như một dạng năng
lượng để:
✓ Tổng hợp acid béo, cholesterol, steroid.
✓ Bảo vệ chống lại tác nhân oxy hóa.
❖ Cung cấp ribose-5P để tổng hợp base nhân purin và nhân
pyrimidin (tổng hợp AND, ARN)
Con đường tân tạo đường (gluconeogenesis)

❖ Sự tạo thành glucose từ các sản phẩm chuyển hóa của glucid,
lipid, protein; không phải từ các monosaccharid khác.
❖ Xảy ra chủ yếu ở gan, một phần nhỏ ở thận và ruột non.
❖ Sự tổng hợp đường từ pyruvat, lactat là quá trình đi ngược lại
con đường đường phân, trừ 3 phản ứng không thuận nghịch
đòi hỏi các phản ứng khác thay thế.
Hexokinase hoặc Glucokinase (Glycolysis) xúc tác phản ứng:
glucose + ATP → glucose-6-phosphat + ADP
Glucose-6-Phosphatase (tân tạo đường) xúc tác phản ứng:
glucose-6-phosphate + H2O → glucose + Pi
Phosphofructokinase (Glycolysis) xúc tác phản ứng:
fructose-6-P + ATP → fructose-1,6-DP + ADP
Fructose-1,6-diphosphatase (tân tạo đường) xúc tác phản ứng:
fructose-1,6-DP + H2O → fructose-6-P + Pi
Thay thế cho phản ứng xúc tác bởi enzym Pyruvate Kinase là 2 phản ứng
Pyruvate Carboxylase (tân tạo đường) xúc tác:
pyruvat + HCO3− + ATP → oxaloacetat + ADP + Pi
PEP Carboxykinase (tân tạo đường) xúc tác:
oxaloacetat + GTP → PEP + GDP + CO2
Tân tạo glucose từ các acid amin, các sản
phẩm trung gian của chu trình Krebs
Chu trình glucose- alanin
Tân tạo Glucose từ pyruvat

❖Bilan năng lượng:


2 pyruvate + 2 NADH + 4 ATP + 2 GTP →
glucose + 2 NAD+ + 4 ADP + 2 GDP + 6 Pi
❖Để tạo được 1 phân tử Glucose tiêu tốn 4ATP, 2GTP, oxy hóa
2NADH thành NAD+
❖Quan trọng vì một số cơ quan quan trọng sử dụng glucose
cung cấp từ máu là nguồn năng lượng chính, ví dụ như não.
Đường phân và tân tạo đường

❖ Cơ thể không thể đồng thời vừa xảy ra hai quá trình trên đồng
thời với tốc độ cao. Kết quả sẽ là tiêu tốn nhiều ATP và sinh ra
quá nhiều nhiệt!!
❖ Hai quá trình trên được điều hòa tương hỗ và phối hợp sao cho
một quá trình tăng lên thì quá trình kia giảm đi và ngược lại.
Chuyển hóa Glycogen

❖ Glycogen là polysaccarid của hàng chục ngàn gốc glucose, là phân


tử có mạch nhánh.

❖ Liên kết chủ yếu là (1→4) glycosid, tại mạch nhánh là (1→6)
glycosid.
❖ Dự trữ ở chủ yếu ở gan và cơ.
Thoái hóa glycogen

❖ Xảy ra ở cơ và gan.

✓ Ở cơ: khi hoạt động cần ATP.


✓ Ở gan: khi nồng độ glucose trong máu giảm → điều hòa
đường máu.
❖ Sản phẩm tạo ra: G hoặc G1P
❖ Nhờ hoạt động của 3 enzym: Glycogen phosphorylase, enzym
cắt nhánh, phosphoglucomutase.
Glycogenphosphorylase

❖ Xúc tác quá trình


phosphoryl phân, cắt
đứt liên lết (1→4)
glycosid bằng sự thay
thế nhóm Pi, tạo G1P.
❖ Tác dụng tới khi còn 4
gốc G từ điểm chia
nhánh thì dừng hoạt
động
Enzym cắt nhánh (glycogen debranching enzym)

❖ Có 2 hoạt tính

❖ Hoạt tính chuyển nhánh: thủy


phân lk (1→4) glycosid giữa gốc
thứ 1 và 2 tính từ gốc nhánh.
Chuyển 1 đoạn 3 gốc G đến gắn
vào đầu 1 chuỗi thẳng khác bằng
cách tạo lk (1→4) glycosid.

❖ Hoạt tính cắt nhánh: thủy phân lk


(1→6) glycosid của gốc G còn
lại, giải phóng G tự do.
Phosphoglucomutase

❖ Kết quả: Thoái hóa glycogen khoảng 90% sản


phẩm là glucose-1- phosphat, 10% là glucose tự do
Tổng hợp glycogen

❖ Xảy ra chủ yếu ở gan và cơ.

❖ Diễn ra trong bào tương tế bào.


❖ Nguyên liệu tổng hợp: ở gan từ glucose và các monosaccarid,
ở cơ chỉ từ glucose.
❖ Gồm 3 giai đoạn nhờ 3 enzym là:
UDP-glucose pyrophosphorylase, glycogen synthase và
enzym gắn nhánh.
UDP- glucose pyrophosphorylase

❖ Xúc tác tạo


thành UDP-G
từ UTP và
G1P
Glycogen synthase
❖ Vận chuyển UDP-G đến gắn với C4-OH của phân tử glycogen có sẵn ở
đầu không khử tạo thành lk (1-4)glycosid kéo dài phân tử glycogen này,
giải phóng UDP.
Glycogen synthase

❖ Glycogen synthase không có khả năng tổng hợp phân tử glycogen


từ đầu mà chỉ có thể kéo dài mạch glycogen bằng lk (1-4)glycosid.

❖ Sự tổng hợp từ đầu của phân tử glycogen là sự gắn gốc G vào


nhóm OH của tyrosin 194 của phân tử protein tạo thành glycogenin.
Enzym xúc tác là tyrosin-glucosyltransferase.
❖ Sau đó glycogenin được kéo dài chuỗi bằng sự gắn thêm 7 gốc G
từ UDP-G tạo thành đoạn mồi cho sự mở đầu tổng hợp glycogen.
❖ Glycogenin tách rời khi hạt glycogen đạt kích thước tối thiểu
Enzym gắn nhánh (glycogen branching enzym)

❖ Chuyển một đoạn


khoảng 6-7 gốc G ở đầu
không khử đến gắn với
C6-OH của gốc glucose
tạo lk (1-6)glycosid.
❖ Mạch nhánh cũ và mới
được tiếp tục kéo dài
Chuyển hóa glycogen
Điều hòa chuyển hóa Carbohydrat

❖ Điểm điều hòa là các enzym xúc tác những phản ứng không
thuận nghịch giữa quá trình thoái hóa và tổng hợp G để duy trì
hằng định mức G máu.

❖ Có 4 enzym đóng vai trò điều hòa: glycogen phosphorylase,


hexokinase, phosphofructokinase-1, pyruvat kinase.
Điều hòa chuyển hóa Carbohydrat

❖ Glycogen phosphorylase:

✓ Ở cơ: điều hòa bởi hormon epinephrin


✓ Ở gan: điều hòa bởi glucagon.
❖ Hexokinase: bị ức chế dị lập thể bởi sản phẩm của nó là G6P
❖ Phosphofructokinase-1: ức chế bởi ATP, hoạt hóa bởi
F2,6DP

❖ Pyruvat kinase: ức chế bởi ATP


Rối loạn chuyển hóa Carbohydrat

1. Hạ đường huyết

2. Thiếu viatmin B1
3. Đái tháo đường
4. Bệnh ứ glycogen bẩm sinh
5. Bệnh galactose máu bẩm sinh
6. Bệnh không dung nạp fructose bẩm sinh
Hạ đường huyết

❖ Giảm nồng độ G máu< 2.8mmol/L

❖ Nguyên nhân:
✓ Nhịn ăn
✓ Tăng insulin trong máu: bài tiết quá nhiều trong u tụy, u ngoài
tụy sản xuất các chất có hoạt tính giống insulin, dùng insulin
quá liều

✓ Bệnh gan, thiếu hụt glucocorticoid, nhiễm trùng huyết, giảm dự


trữ glycogen, dùng thuốc hạ đường huyết…
Đái tháo đường

❖ ĐN: bệnh ĐTĐ biểu hiện bằng tình trạng tăng đường huyết và
rối loạn chuyển hóa glucid, lipid và protein, thường kết hợp với
giảm tương đối hay tuyệt đối về tác dụng và/ hoặc sự bài tiết
insulin.
❖ TC LS: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhiều.
❖ CLS: G máu tăng, G niệu (+++)

❖ Nguyên nhân: thiếu hụt insulin hoặc suy giảm chất lượng
insulin.
Các rối loạn chuyển hóa trong bệnh ĐTĐ

❖ Glycosyl hóa: hiện ượng gắn các phân tử G hoặc các dẫn
xuất của G với protein hoặc enzym huyết thanh.
❖ Gluco-oxy hóa: phản ứng glycosyl hóa có kèm theo phản
ứng oxy hóa tạo ra các gốc tự do, mở đầu cho dây truyền sản
sinh các gốc tự do nhiều gấp bội.
❖ Tăng chuyển hóa G theo con đường polyol: gây tăng nồng
độ sorbitol và fructose.
Đái tháo đường

❖ Phân loại: 2 typ

❑ ĐTĐ typ1: ĐTĐ phụ thuộc insulin.


✓ Là bệnh tự miễn, tế bào β của tiểu đảo tụy bị phad hủy.
✓ Thiếu hụt tuyệt đối hoặc gần như tuyệt đối insulin
✓ Cần insulin ngoại sinh để đảm bảo đời sống.
❑ ĐTĐ typ2: ĐTĐ không phụ thuộc insulin

✓ Nồng độ insulin trong máu bình thường


✓ Không phụ thuộc insulin ngoại sinh
Bệnh thiếu vitamin B1

❖ Còn được gọi là bệnh tê phù Beriberi.

❖ Vit B1 cấu tạo nên thiaminpyrophosphat (TPP) là


coenzym của 3 enzym pyruvat dehydrogenase, α-
cetoglutarat dehydrogenase, transcetolase
❖ Đặc trưng bởi các triệu chứng thần kinh và tim: đau
tay chân, suy yếu hệ cơ, tê bì, rối loạn cảm giác da,
tim to.
Các bệnh ứ glycogen bẩm sinh

❖ Là tập hợp các bệnh thiếu hụt enzym của chuyển hóa
glyogen, được chia thành 10 typ.
Bệnh galactose máu bẩm sinh

❖ Nguyên nhân: do thiếu hụt một trong 3 enzym chuyển hóa


galctose là galactokinase, galactose-1-phosphat uridyl
transferase, uridin diphosphoglucose-4-epimerase bẩm sinh.

❖ Trẻ bị bệnh này thường còi cọc, tiêu chảy sau ăn sữa, chậm
phát triển trí tuệ, có galactose niệu, tăng galactose máu.
❖ Điều trị bằng chế độ ăn không có sữa
Bệnh về chuyển hóa fructose

❖ Do thiếu enzym fructose-1-phosphat aldolase, fructose 1,6


diphosphatase, fructokinase
❖ Biểu hiện: không dung nạp F, hạ G máu, tình trạng nặng có
nhiễm acid lactic, gan to.
TÌNH HUỐNG 1
❖ Bệnh nhân nam, 48 tuổi, nghề nghiệp nhân viên, lần này đi
khám sức khỏe định kỳ, kết quả xét nghiệm Glucose máu lúc
đói 7,2 mmol/L. Năm trước XN Glucose máu 6,4 mmol/L
❖ Tiền sử gia đình: cha tăng huyết áp, không đái tháo đường.
Mẹ mất lúc 70 tuổi, không biết có ĐTĐ hay không. Thói quen:
không hút thuốc, uống bia khi có việc.
❖ Liệu bệnh nhân đã đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán là ĐTĐ không?
Nếu chưa bệnh nhân cần làm thêm xét nghiệm nào?
❖ Bệnh nhân muốn tư vấn về chế độ ăn dành cho người tiểu
đường hoặc có nguy cơ về tiểu đường thì cần tư vấn như
nào?
TÌNH HUỐNG 2

❖ Một bệnh nhân 75 tuổi, bị đái tháo đường 15


năm nay, xét nghiệm cho thấy đường máu là
12,2 mmol/ L và đường niệu âm tính. Giải thích
tại sao đường huyết vượt quá ngưỡng thận của
người bình thường mà đường niệu âm tính.
Tài liệu tham khảo

1. Hoá sinh, Bộ môn Hoá sinh, NXB Y học 2018

2. Hoá sinh lâm sàng, NXB Y học

3. Lehninger's Principles of Biochemistry, David L.


Nelson, 2008

4. Marks' Basic Medical Biochemistry, Michael Lieberman


, 2013

You might also like