You are on page 1of 6

TỔNG QUAN VỀ “TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN”

I – CẤU TRÚC ĐỀ THI:


- Hình thức: Tự luận đề mở.
- Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
- Cấu trúc cụ thể:
Câu 1 (5 điểm) Chương 2 Sinh viên được yêu cầu trình bày, phân tích và chứng
minh một vấn đề trong “Chủ nghĩa duy vật biện
chứng” và thực hiện vận dụng theo yêu cầu tương ứng
với đề bài (trách nhiệm sinh viên, công tác Đảng, các
lĩnh vực của đời sống xã hội).
Câu 2 (5 điểm) Chương 3 Sinh viên được yêu cầu trình bày, phân tích và chứng
minh một vấn đề trong “Chủ nghĩa duy vật lịch sử” và
thực hiện vận dụng theo yêu cầu tương ứng với đề bài
(chủ yếu là về công tác Đảng, các chính sách, biện pháp
tương ứng).
- Mô tả nội dung ôn tập:
1. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
2. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật:
- Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến.
- Nguyên lí về sự phát triển.
3. Quy luật mâu thuẫn (Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt
CHƯƠNG 2
đối lập).
4. Quy luật lượng - chất (Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất).
5. Quy luật phủ định của phủ định.
6. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
7. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất.
8. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng.
CHƯƠNG 3 9. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch
sử tự nhiên.
10. Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
11. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
12. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người.
II – PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp, cách thức phân chia thời gian làm bài: (SV tham khảo một số gợi ý sau)
+ Tỷ trọng điểm số của bài thi kết thúc học phần: 60%
+ Phân chia ma trận thời gian cần chú ý đồng đều, tránh tiêu tốn quá nhiều thời gian vào
một câu hỏi → Phân chia chuẩn có thể là 55/55/10.
+ Phải đảm bảo làm CẢ 2 CÂU của đề thi, nếu không thì xác suất đậu học phần sẽ khá
thấp.
+ Trong mỗi câu hỏi, sinh viên lựa chọn cách phân chia phù hợp giữa thời gian trình bày,
phân tích cơ sở lý luận (lý thuyết) và cơ sở thực tiễn (vận dụng):
 Sinh viên viết nhanh: ma trận thời gian trong mỗi câu có thể là 40/15 hoặc
35/20.
 Sinh viên viết chậm: ma trận thời gian trong mỗi câu có thể là 45/10
- Phương pháp làm bài và một số lưu ý:
+ Đọc kỹ câu hỏi và khoanh vùng nhanh chóng phạm vi của câu hỏi (thông qua
keywords), nên chuẩn bị các tài liệu liên quan (giáo trình, tài liệu in thêm) sẵn sàng trên bàn
thi.
+ Trước khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào, sinh viên cần phải CHÉP ĐỊNH NGHĨA LÀM
NỀN TẢNG trước.
VD: Đề bài yêu cầu phân tích nội dung của quá trình đấu tranh giai cấp → SV cần trình bày định
nghĩa “Giai cấp” và “Đấu tranh giai cấp”.
+ SV chép lý thuyết y chang như trong giáo trình → KHÔNG bị gọi là đạo văn.
+ Trong quá trình phân tích lý thuyết, SV có thể đưa thêm ví dụ minh họa hay mở rộng,
diễn giải thêm dựa trên cách hiểu của mình.
+ Ví dụ và phần vận dụng SV đưa ra KHÔNG ĐƯỢC giống y hệt SV khác → ĐẠO
VĂN.
→ Bài làm được đánh giá cao, thể hiện tính phong phú và khác biệt với bài làm của SV khác.
+ SV cần lưu ý đảm bảo đủ các ý cần trả lời trong từng câu hỏi sao cho phù hợp với thời
gian mà đề bài đưa ra → thiếu ý nào trừ điểm ý đó.
+ Bài thi cần được trình bày theo hình thức văn phong chính luận (trình bày các ý thành
các đoạn văn nhỏ, sử dụng phương tiện liên kết đoạn)
+ TRÁNH SỬ DỤNG các ký hiệu như gạch đầu dòng (-), hoa thị (*),… trong bài thi.
+ Cần HẠN CHẾ VIẾT TẮT → Việc viết tắt cần được thực hiện một cách khoa học, có
chủ đích, không thể hiện sự tùy tiện.
VD: Trong quá trình phân tích lực lượng sản xuất, cụm từ “Lực lượng sản xuất” được lặp lại quá
nhiều.
→ Có thể thực hiện viết tắt như sau: Lần 1: “Lực lượng sản xuất” (LLSX); Lần 2,3,…,n:
LLSX.
+ Phần vận dụng cần được trình bày dựa trên đặc trưng của từng dạng câu hỏi, từng
dạng nội dung ôn tập (sẽ được hướng dẫn cụ thể).
III – VÍ DỤ MINH HỌA:

Đề thi KTHP 22-23 số 3: Vì sao trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng nguyên tắc
tính khách quan; cần phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật
khách quan? Anh (chị) vận dụng nguyên tắc này trong cuộc sống và học tập của bản thân
như thế nào?

PHẦN I: ĐỊNH HƯỚNG LÀM BÀI:


- Thứ nhất, “Cần phải tôn trọng nguyên tắc tính khách quan; cần phải xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo các quy luật khách quan” bởi vì vật chất (quy luật khách quan)
quyết định ý thức
→ Nội dung “Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức”
- Thứ hai, SV tiến hành ghi các định nghĩa về vật chất (có thể phân tích sâu một chút) và ý thức
- Thứ ba, SV thực hiện phân tích “Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức”
+ Vật chất quyết định ý thức: đây là ý QUAN TRỌNG, buộc lòng SV cần làm rõ.
+ Ý thức tác động trở lại vật chất: SV thực hiện phân tích cơ bản.
→ Cần phân tích cả các nội dung của vật chất, ý thức, tác động 2 chiều của 2 cái này
(Chiều vật chất quyết định ý thức trình bày CHI TIẾT, ĐẦY ĐỦ, CHO VÍ DỤ LUN THÌ TỐT,
chiều ý thức tác động lại vật chất thi trình bày gọn)
- Thứ tư, SV tiến hành trình bày và phân tích ý nghĩa phương pháp luận:
- Thứ năm, SV thực hiện yêu cầu vận dụng trong đời sống học tập của sinh viên:
*Cách trình bày:
1. Thực trạng vấn đề mà em gặp phải trong đời sống sinh viên (vật chất)
2. Việc bản thân nhận thức được thực trạng đó (em nhận thấy được, em tin được, em ý thức
được,... vấn đề)
3. Giải pháp bản thân đưa ra
4. Kết quả đạt được.
PHẦN II: MẪU TRÌNH BÀY THAM KHẢO:
Trong nhận thức và thực tiễn, chúng ta cần phải tôn trọng tính khách quan; cần xuất phát
từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các khách quan vì vật chất quyết định đến ý thức.
Theo Lênin: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác". Cách định nghĩa này của Lênin có thể hiểu như sau:
(SV phân tích và có thể cho ví dụ)
Thứ nhất, vật chất vói tư cách là một phạm trù triết học dùng để diễn tả vật chất nói chung, tồn
tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra mà cũng không mất đi, điều này khác với vật chất theo cách
hiểu của phạm trù khoa học, vốn cho rằng vật chất có thể sinh ra và có thể mất đi.
Thứ hai, vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan, túc là những gì tồn tại khách quan, độc lập với
cảm giác, ý thức của con người, không chịu sự quy định, sắp xếp của con người, thuộc tính khách quan
giúp phân biệt vật chất với các phạm trù tinh thần, ý thức. Chẳng hạn, chúng ta đang giữ khoảng cách với
một cái bàn học, cái bàn học vẫn đứng ở chỗ nó đang đứng, chúng ta không thể dùng ý chí chủ quan để
làm thay đổi cái bàn ấy thành một vật dụng khác hay thay đổi vị trí của nó, vì cái bàn vốn dĩ đã là như thế.
Thứ ba, vật chất có thể được nhận thức hoàn toàn bởi con người. Chẳng hạn, chúng ta có thể
nhận thức được cái bàn ấy thông qua các giác quan của mình.
Thứ tư, vật chất tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, nghĩa là vật chất có trước ý thức, vật chất là
nguồn gốc khách quan của ý thức.
Trong khi đó, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo của thế giới khách quan vào trong bộ
não con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Vật chất và ý thức là hai phạm trù có mối quan hệ biện chứng với nhau, thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất, vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng
định rằng, vật chất có trước ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức; còn ý thức là sự phản ánh vật chất
vào trong bộ óc con người. Cụ thể hơn, trong đời sống xã hội thì nhân tố vật chất quyết định nhân tố ý
thức. Nhân tố vật chất bao gồm: Điều kiện vật chất, hoàn cảnh sống, điều kiện khách quan, quy luật khách
quan, khả năng khách quan.... năng lực thật sự còn bị hạn chế) còn nhân tố ý thức bao gồm: Tư tưởng,
quan điểm, lý luận, đường lối, chính sách, mục tiêu, phương hướng, giải pháp, biện pháp, cách thức hành
động... Điều này được thể hiện cụ thể:
Đầu tiên, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức: Không có vật chất sẽ không có ý thức.
Chẳng hạn, ông bà ta có câu “Có thực mới vực được đạo”, khi con người không được ăn no thì sức khỏe
và não bộ sẽ khó có thể hoạt động và đủ tỉnh táo để hoạt động.
Kế đến, Vật chất quyết định nội dung của ý thức: Nội dung của ý thức mang tính khách quan, do
thế giới khách quan quy định. Cụ thể, khi nhìn một con sông, hình ảnh của con sông sẽ được phản ánh
vào trong bộ não của chúng ta một cách trung thực. Đặc điểm hình ảnh con sông trong não bộ do hình ảnh
con sông trong thế giới khách quan quyết định.
Bên cạnh đó, vật chất quyết định bản chất của ý thức: Bản chất sáng tạo và bản chất xã hội của ý
thức cũng phải dựa trên những tiền đề vật chất nhất định. Dựa trên những nguyên liệu có sẵn hoặc khai
thác được, con người sáng tạo ra những công cụ lao động để hỗ trợ trong công việc của mình.
Cuối cùng, vật chất quyết định phương thức tồn tại và kết cấu của ý thức: Tri thức và các yếu
tố của tri thức đều dựa trên sự phản ánh vật chất. Khi ta nghe một bài hát hay, niềm tin và cảm xúc của
con người được hình thành thông qua lắng nghe một cách chăm chú và có sự phân tích.
Thứ hai, ý thức cũng đồng thời có sự tác động trở lại vật chất:
Đầu tiên, ý thức là ý thức của con người, gắn liền với tính năng động, sáng tạo của nhân tố con
người, nhân tố chủ quan; mặt khác, ý thức là sự phản ánh sáng tạo đối với thế giới.
Kế đến, ý thức phản ánh phù hợp với vật chất thì nó sẽ thúc đẩy các quá trình vật chất phát triển.
Nếu ý thức phản ánh không phù hợp với vật chất thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các quá trình vật
chất.
Cuối cùng, muốn có sức mạnh để tác động vào vật chất thì ý thức phải được thâm nhập vào con
người và được tổ chức thực hiện trong thực tiễn.
Từ những phân tích trên, ta rút ra được những ý nghĩa phương pháp luận sau:
Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức cần phải tôn trọng nguyên tắc tính
khách quan; trong hoạt động thực tiễn cần phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động
theo các quy luật khách quan.
Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phải phát huy tính năng động
chủ quan, nghĩa là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức.
Thứ ba, cần phải chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí, là đã tuyệt đối hóa, thổi phồng tính tích
cực, sáng tạo của ý chí.
Thứ tư, cần phải chống lại bệnh bảo thủ, trì trệ là đã hạ thấp tính tích cực, sáng tạo của ý thức.
Thứ năm, khi xem xét các hiện tượng xã hội cần phải tính đến cả điều kiện vật chất lẫn nhân tố
tinh thần, cả điều kiện khách quan lẫn nhân tố chủ quan.
(SV tiến hành trình bày phần vận dụng của bản thân)
Một số vấn đề trong cuộc sống và học tập của bản thân có thể gặp phải:
Trong cuộc sống: vấn đề quản lý tiền nong, vấn đề sinh sống với bạn trong ký túc xá, vấn đề đi lại, vấn
đề tham gia các hoạt động,...
Trong học tập: đăng kí học phần, lên thời gian biểu, làm việc nhóm, trao đổi thông tin với giảng viên và
sinh viên,...
(SV có thể tham khảo ví dụ mẫu sau)
Là một sinh viên năm nhất của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Chúng em đã gặp một số vấn
đề trong học tập của mình kể từ khi bắt đầu thời sinh viên.
Thứ nhất, đó là về vấn đề đăng ký học phần, vì chúng em học theo chế độ tín chỉ nên cũng có
những bỡ ngỡ ban đầu. Chúng em được các anh chị chia sẻ nhiều hơn về cách thức và phương pháp đăng
ký học phần, nhưng chúng em đã quen với việc được sắp xếp thời khóa biểu học tập từ thời tiểu học và
trung học cơ sở, nên cũng khó tránh những bất cập, thêm nữa là hệ thống đăng ký học phần chưa thực sự
ổn định, chúng em cũng chưa biết cách tự lập ra thời gian biểu khoa học, hợp lý với lịch trình của bản
thân (thực trạng vấn đề). Điều đó làm chúng em lo lắng và chúng em cũng nhận thức được rằng việc
đăng ký học phần là một trong những nghĩa vụ cần thiết và không thể tránh khỏi, nhưng cũng giúp chúng
em chủ động hơn, linh hoạt hơn trong kế hoạch học tập của bản thân để bứt phá trên giảng đường đại học
(nhận thức vấn đề). Vì vậy, em nghĩ rằng bản thân mình cần phải có những ứng phó kịp thời trước khi
em tiến hành đăng ký học phần. Cụ thể, em cần nên có niềm đam mê, sự hứng thú với những môn học mà
mình đăng ký; xác định rõ ràng những học phần mình chọn dựa trên các tiềm năng cũng như mặt hạn chế
của bản thân. Chủ động hơn trong việc chuẩn bị đăng ký học phần đồng thời nâng cao năng suất học tập
của bản thân bằng cách chủ động tìm kiếm kiến thức, tham khảo thêm các cuốn sách chuyên ngành ở kho
kiến thức của thư viện hoặc kho sách của khoa, các tài liệu trên mạng Internet, tìm được hứng thú cũng
như niềm vui qua mỗi môn học, cụ thể hóa bằng những kế hoạch phù hợp với thực tế và tỉnh táo vượt qua
những cám dỗ. (Biện pháp thực hiện). Điều đó đã thực sự có hiệu quả vì em đã phần nào được trang bị
những kiến thức cơ bản về cách chọn môn học, cách học tập, cách sắp xếp thời gian biểu khoa học, phù
hợp, có thể giúp em tăng cao hiệu suất học tập. (kết quả đạt được)
(SV tìm thêm các vấn đề và triển khai làm nổi bật tính quyết định của vật chất đối với ý
thức và sự tác động của ý thức đối với vật chất: 1-2 ví dụ trong cuộc sống và 1-2 ví dụ trong học
tập)

You might also like