You are on page 1of 5

VI SINH VẬT THƯỜNG GẶP TRONG KHOANG MIÊNG

Trong môi trường miệng có khoảng 700 loài vsv, gồm vsv ngoại lai và kí sinh
tự nhiên. Các vsv cân bằng với vật chủ, tình trạng bệnh lí sảy ra khi mqh này bị
phá vỡ.
I. Vi khuẩn
1. Đặc điểm
-Có khoảng 100 triệu vk trong 1ml nước bọt gồm vk thường trú và vk ngoại lai.
Thay đổi từ khi sinh ra đến trưởng thành và phụ thuộc vào quá trình vệ sinh,
tính cá thể, bệnh lí,...
-Đa số ko gây hại, phần lớn là có lợi giúp kiểm soát và cân bằng hệ sinh thái
trong miệng
-Ở người khỏe mạnh vk kị khí gấp 8-30 lần vk hiếu khí. Một số chiếm tới 80%
số lượng: Streptococcus, Peptostreptococcus, Veillonella, Lactobacillus,
Corynebacterium, Actynomyces
-Sinh sống bằng chất tiết ở miệng và vụn thức ăn. Vụ thức ăn ko đk loại bỏ sau
nửa giờ vk sẽ sinh sôi và gây bệnh
-Từng khu vực trong miệng có loại vk chiếm ưu thế:
+Mặt răng: Streptococcus sanguis, Streptococcus mutans, Streptococcus
mitis,..
+Lưỡi và niêm mạc: S.salivarius, Veillonella
+ Túi lợi: Furobacterium, Pigmented, Bacteroides,
Do yếu tố
+Đặc điểm giải phẫu, mô học khác nhau
+Sự kết dính vk
+Điều kiện tại chỗ: oxy, pH
+Sự cộng sinh giữa các vk
+Sự ức chế lẫn nhau
+Tuổi, chế độ ăn, hút thuốc, sâu răng, bệnh nha chu,...
2. Bệnh lí thường gặp
2.1. Bệnh ở miệng
- Mảng bám( plaques): Nếu không được lấy đi sẽ trở thành cao răng, là nơi trú
ẩn của S. Sanguis và S.mutans
-Sâu răng:
VK tiêu thụ đường và tạo ra acid lactic và nhiều chế phẩm có độ acid cao làm
ăn mòn men răng, tổn thương lỗ chỗ trên bề mặt.
Nguyên nhân hàng đầu là S.mutans, Lactobacilli, Actinomyces và 1 số vk biến
hoá chất đạm.
-Viêm lợi và nha chu:
Viêm lợi do mảng bám ở bề mặt răng làm sưng đỏ, chả máu, đau. Chữa ngay sẽ
khỏi, nếu để lâu gây viêm nha chu.
Khi có viêm lợi vk sẽ chuyển số lượng từ G+ ở nha chu sang G- và Bacteroides
intermedius. Nếu có thêm viêm nha chu thì có thêm các loài Bacteroides
2.2 Bệnh xa miệng
* Các apces và viêm mô lk sâu tại mặt, cổ
- Có mặt cả vk kị khí và hiếu khí, trung bình từ 4-6 loại. Chủ yếu là
Fusobacterium, Pigmented baceroides, Peptostreptococcus, Streptococcus
- Viêm nặng còn gặp ít Staphylococcus, hiếu khí G-, nhiều trực khuẩn kị khí G-
- Khi xét nghiệm vk và vận chuyển, nuôi cấy cần chú ý, vì chủ yếu là loại kị
khí.
* Viêm nội tâm mạc
-Có thể do vk sau phẫu thuật ở miệng
-Dùng kháng sinh để phòng bệnh khi có bất thường về cấu tạo tim, tiền sử viêm
nội tâm mạc, thay van tim, tim bẩm sinh
* Bệnh ở động mạch vành
-Người có bệnh nha chu đều bị bệnh tim mạch nhiều gấp đôi người bt
- Có nhiều giả thuyết khác nhau giải thích sự liên hệ này: vk miệng lan vào
dòng máu hay tạo phẩm của mô nha chu có tác dụng trực tiếp lên lớp tb lót ĐM
hay người bị rụng răng thường tránh món ăn khó nhai và tiêu thụ món ăn có
nhiều năng lượng và chất béo.
* Bệnh phổi
- Vk miệng được hít vào phổi gây bệnh hô hấp
- Thường gặp S.pneumonia, Mycoplasma pneumonia,..
* Bệnh tiểu đường
- BN tiểu đường typ I hay bị viêm nha chu hơn người bt. Viêm nha chu là 1
trong những biến chứng của ĐTĐ và ngược lại
* Đẻ non, đẻ thiếu cân
-Sự thay đổi hormon ở mẹ đưa tới viêm lợi mà ko cần mảng bám
-PN mang thai bị viêm nha chu nguy cơ sinh sớm hoặc sinh con thiếu cân gấp 7
lần bt
* Sự liên quan giữa vk răng miệng và ung thư
Các nhà khoa học tin rằng vk vào máu thông qua vết thương ở miệng và phá
hỏng các mô tại nhiều cơ quan khác nhau
-K tuyến tụy: Nhiều vk Porphyromonas gingivalis có nguy cơ mắc K tuyến tụy
cao gấp 60%, Actinobacillus actinomycetemcomitans tăng gấp đôi nguy cơ. Hai
loại vk này là thủ phạm chính gây viêm mô nha chu
-K ruột: Fusobacterium gây ra chảy máu chân răng có thể làm tăng nguy cơ K
ruột
- K thực quản
- K vú

3.Một số vi khuẩn thường gặp trong miệng


3.1. Cầu khuẩn- Staphylococci bacteria
- Hình cụm giống nho
- Gồm 2 loại: S. mutans và S.sanguis là VK trước đó không có hại trong miệng.
VK phát triển qua thời gian sử dụng đường trong sự trao đổi chất và giải phóng
acid -> khử khoáng men răng-> sự ăn mòn răng và hình thành các mảng bám
răng.
3.2. Porphyromonas gingivalis
- Là 1 kỵ khí VK Gram (-) gây bệnh nha chu người lớn mãn tính
- Chúng sản xuất ra haemolysin-> suy thoái collagen, các chất chuyển hóa gây
độc tế bào và vỏ bọc.
- Fimbriae trên bề mặt VK giúp chúng dễ dàng gắn kết với bề mặt răng.
3.3. Xoắn khuẩn Treponema denticola
- Có khả năng làm giảm hoạt tính enzym protease tiêu arginin và làm thoái hóa
collagen và gelatin.
3.4. Fusospirochetes
- Vk Gram (-) kị khí bắt buộc. Sản xuất acid butyric sản phẩm cuối cùng của sự
trao đổi chất
Chúng góp phần vào quá trình hình thành mảng bám và gây nhiễm khuẩn khi có
vết thương trong khoang miệng
3.5. Veillonela
Cầu khuẩn Gram (-) kị khí bắt buộc
Là VK có lợi vì nó làm chậm sự phát triển của sâu răng bằng cách trung hòa các
chất chuyển hóa có tính acid của vk khác.
3.6. Actinomyces
VK Gram (+) hình que, tìm thấy ở xưng quanh khe lợi ở bệnh nhân bị viêm sâu
ở chân răng, viêm lợi.
Thành phần chính của mảng bám răng.
3.7. Aggregatibacter actinomycetemcomitans
-Đây là tác nhân gây ra bệnh viêm quanh răng tiến triển vị thiếu niên
- Chúng sản xuất ra hàng loạt đọc tố có khả năng năng loại bỏ IgG. Ngoài ra
Chúng còn xâm lấn vào tb biểu mô.
3.8. Neisseria

Là các cầu khuẩn Gram (-) góp phần hình thành mảng bám bằng cách tiêu thụ
oxy và tạo điều kiện cho các VK kị khí bắt buộc phát triển được.
3.9. Enterobacteria: Vk kị khí Gram (-) không có hại trong miệng
3.10. Lactobacillus xuất hiện nhiều khi có tổn thương men răng và nhiễm trùng
chân răng.
4. Virus
5. Nấm
Nấm chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong vi hệ khoang miệng, được phân chia theo:
- Phương thức sinh sản vô tính : Nấm candida spp rất phổ biến và chiếm tỷ lệ
lớn trong khoang miệng. Thấy nh nhất ở vùng sống lưỡi, chúng càng phát triển
hơn khi có thêm các vật khác trong khoang miệng như răng giả hoặc dụng cụ
chỉnh nha
- Phương thức sinh sản hữu giới : Tìm thấy ở những bệnh nhân suy giảm miễn
dịch mắc bệnh aids

You might also like