You are on page 1of 9

MỞ ĐẦU

Đất đai là tài nguyên quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn lực
và thành phần quan trọng của môi trường sống có ý nghĩa kinh tế chính trị, xã
hội liên quan đến mọi người, mọi cơ quan, tổ chức, được nhà nước hết sức quan
tâm. Hiến pháp và Luật đất đai qua các thời kỳ đều khẳng định đất đai thuộc sở
hữu toàn dân với rất nhiều quyền năng của người sử dụng đất. Chính vì ý nghĩa
quan trọng của đất đai và các quyền của người sử dụng đất pháp luật cho phép
nên trong đời sống xã hội đã phát sinh nhiều tranh chấp đất đai, tranh chấp về
thừa kế quyền sử dụng đất. Với tính cấp thiết hiện nay đã thấy rõ, em xin lựa
chọn đề bài số 06: “Hãy chỉ ra những tồn tại, bất cập và những vướng mắc
phát sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng
đất và đề xuất hướng khắc phục.”

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1. Các khái niệm
a, Tranh chấp đất đai
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa
vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.” (Khoản
24. Điều 3 – LĐĐ 2013)
b, Thừa kế quyền sử dụng đất
Thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là việc dịch chuyển quyền sử
dụng đất của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp đối với quyền sử dụng đất do
người chết để lại và được pháp luật bảo hộ. Còn tranh chấp được hiểu là sự
xung đột các quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội. Như vậy, tranh chấp
về thừa kế quyền sử dụng đất là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích
của những đối tượng được nhận thừa kế liên quan đến di sản là quyền sử dụng
đất.

2. Phân loại tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất đai


Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất và tranh chấp về thực
hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Tranh chấp về quyền thừa kế bao
gồm: Yêu cầu chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền yêu cầu xác nhận
quyền thừa kế quyền sử dụng đất của mình hoặc quyền yêu cầu bác bỏ quyền
thừa kế quyền sử dụng đất của người khác. Trong đó, tranh chấp về chia thừa kế
quyền sử dụng đất là mâu thuẫn, bất đồng ý kiến về quyền hưởng di sản thừa kế
quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc pháp luật giữa những người thừa kế tranh
chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền giải quyết
những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố tụng dân sự là Tòa
án. Như vậy, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất theo thủ tục tố
tụng dân sự là việc Tòa án có thẩm quyền áp dụng các quy địnhcủa pháp
luật dân sự, pháp luật đất đai để giải quyết mâu thuẫn về quyền thừa kế hoặc
thực hiện vụ về tài sản do người chết để lại theo trình tự, thủ tục do pháp luật
tố tụng dân sự quy định.

II. NHỮNG TỒN TẠI, BẤT CẬP VÀ NHỮNG VƯỚNG MẮC


PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1. Thời hiệu khởi kiện
Trong trường hợp thời hiệu khởi kiện về thừa kế hết thì những người
thừa kế có quyền gì đối với di sản thừa kế đó không? Để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của những người thừa kế, đồng thời tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận
của họ, pháp luật quy định trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế
mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng
xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi đến hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế mà
các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản
do người chết để lại chưa chia thì di sản đó trở thành tài sản chung của các đồng
thừa kế, khi có tranh chấp và yêu cầu toà án giải quyết thì không áp dụng thời
hiệu khởi kiện về thừa kế mà sẽ áp dụng theo hướng chia tài sản chung
Xác định sở hữu tài sản là QSDĐ khi hết thời hiệu khởi kiện về thừa
kế.
Khi thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đến hết, các đương sự không còn
quyền khởi kiện chia di sản thừa kế, vậy khối di sản đó sẽ thuộc về ai ? Bộ luật
hiện hành không có quy định. Chia thừa kế QSDĐ là tài sản chung của vợ,
chồng khi một bên chết trước mà thời hiệu khởi kiện về thừa kế của người đó
đến hết.

2. Thừa kế QSDĐ của người Việt nam định cư ở nước ngoài


Luật Đất Đai cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài (thuộc
đối tượng được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ tại Việt Nam) được nhận thừa kế
QSDĐ nhưng lại không quy định họ được để lại thừa kế QSDĐ đơn thuần.
Theo quan điểm của em, nếu pháp luật được cho phép người Việt Nam định cư
ở nước ngoài (thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ ở tại Việt Nam)
được thừa kế QSDĐ thì nên thừa nhận cho họ quyền được để thừa kế QSDĐ
bình đẳng như những cá nhân là người Việt Nam khác.

3. Vấn đề di sản là QSDĐ dùng vào việc thờ cúng và thừa kế QSDĐ của
họ tộc
 Vấn đề di sản là QSDĐ dùng vào việc thờ cúng
Trong trường hợp QSDĐ được để lại làm di sản thờ cúng thì pháp luật
cần quy định cụ thể việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với loại đất này như
thế nào và sẽ phải thể hiện nội dung đó là đất thờ cúng, người quản lý có thể
đứng tên trong GCNQSDĐ nhưng không được bán và chia thừa kế đối với đất
đó.

 Vấn đề thừa kế QSDĐ của họ tộc


Pháp luật cần phải có quy định coi đất của họ tộc là di sản dùng vào việc
thờ cúng của dòng họ, và tương tự như di sản thờ cúng, đất này không được coi
là di sản thừa kế. Người sử dụng loại đất này chỉ được hưởng hoa lợi trên đất,
không được tự ý chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích sử dụng của đất. Nếu
người sử dụng đất chết thì giao lại cho một người được dòng họ chỉ định tiếp
tục quản lý và sử dụng vào mục đích thờ cúng. Trong trường hợp này pháp luật
cần quy định sự tham gia của hội đồng gia tộc trong việc cử người quản lý di
sản thờ cúng, định đoạt di sản thờ cúng, tôn tạo, sửa sang di sản thờ cúng…
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT
1. Pháp luật cần tạo sự bình đẳng hơn nữa trong các vấn đề thừa kế
nói chung và thừa kế QSDĐ nói riêng giữa cá nhân tổ chức trong nước với các
cá nhân tổ chức nước ngoài, đặc biệt là người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
cụ thể là:
- Đối với vấn đề thừa kế QSDĐ của người Việt nam định cư ở nước ngoài
thuộc các đối tượng quy định tại Luật Đất Đai, nên quy định thêm để họ có
quyền để lại thừa kế QSDĐ đơn thuần;
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Pháp luật cần quy định
theo hướng cho phép họ khi tham gia các chương trình dự án trong nước thì
được mua nhà ở các địa phương nơi họ thực hiện dự án.
- Nhà nước nên có những quy định cho phép người Việt Nam định cư ở
nước ngoài (thuộc diện được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ ở) được được phép
tham gia hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Tuy nhiên khi thừa nhận người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được phép mua đất thì cũng phải giải quyết vấn đề
thừa kế và để lại thừa kế là QSDĐ đất đó. Pháp luật hiện hành cần cho phép họ
được để thừa kế QSDĐ đơn thuần.
- Cần có quy phạm pháp luật điều chỉnh việc người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài nhận di tặng là QSDĐ; cá nhân là
người Việt Nam để thừa kế QSDĐ hoặc nhà ở gắn liền với QSDĐ ở cho tổ chức
nước ngoài và việc tổ chức nước ngoài nhận thừa kế QSDĐ hoặc nhà ở gắn liền
với QSDĐ ở của cá nhân là người Việt Nam.
2. Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ về thừa kế QSDĐ: Khẩn
trương ban hành Luật đăng ký Bất động sản vì Luật quy định chủ sở hữu phải
đăng ký quyền sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật về đăng ký bất động
sản nhưng cho đến nay Luật Đăng Ký Bất Động Sản vẫn chưa được ban hành;
Các văn bản hướng dẫn phải được ban hành đầy đủ, kịp thời, phù hợp với sự
phát triển chung của xã hội để đưa pháp luật vào cuộc sống.
3. Cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng
đất để họ có thể thực hiện được quyền để thừa kế QSDĐ một cách thuận lợi.
4. Trong trường hợp QSDĐ là di sản dùng vào việc thờ cúng hoặc
QSDĐ là đất của dòng họ để dùng vào việc thờ cúng thì pháp luật cần quy định
cụ thể việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ đối với loại đất này sao cho thể hiện
được nội dung đó là đất thờ cúng, người được giao nhiệm vụ quản lý có thể
đứng tên trong GCNQSDĐ nhưng không được bán và chia thừa kế đối với đất
đó.
5. Pháp luật thừa kế cần có quy định sự tham gia của Hội đồng gia tộc
(dòng họ) trong việc bàn bạc đưa ra quyết định đối với việc quản lý, sử dụng,

tôn tạo di sản thờ cúng là QSDĐ hoặc nhà thờ gắn liền với QSDĐ.
6. Không ngừng kiện toàn và nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán
bộ làm công tác xét xử bởi đây chính là những người trực tiếp đưa các quy định
của pháp luật vào thực tế cuộc sống. Pháp luật dù có hoàn thiện đến đâu nhưng
nếu người áp dụng không hiểu đúng tinh thần và áp dụng sai thì cũng là vô
nghĩa, chính vì thế yếu tố con người luôn là yếu tố cần có sự quan tâm hàng
đầu.
KẾT LUẬN
Thừa kế QSDĐ là một đặc thù của chế định thừa kế bởi đất đai là một
tài sản đặc biệt vì thế vấn đề thừa kế QSDĐ vừa được điều chỉnh bởi BLDS lại
vừa tuân theo các quy định trong Luật Đất Đai. Tuy nhiên, các quy định về thừa
kế QSDĐ của nhà nước ta trong mỗi thời kỳ khác nhau được ghi nhận ở những
mức độ khác nhau điều đó phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất
nước. Pháp luật thừa kế QSDĐ hiện hành được mở rộng quyền tự do định đoạt
của cá nhân trong việc định đoạt di sản QSDĐ bằng việc xoá bỏ những gì là
điều kiện ràng buộc người thừa kế và người nhận thừa kế di sản là QSDĐ. Tuy
nhiên, để phù hợp với nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập Quốc tế
ngày càng cao, pháp luật cần mở rộng hơn nữa quyền quyết định và tự định đoạt
của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về thừa kế QSDĐ cũng như bảo đảm
mối quan hệ hài hoà về mặt lợi ích giữa Nhà nước và người dân.
Trên đây là bài tập lớn học kỳ của em, do còn hạn chế về mặt kiến thức
cũng như thời gian tìm hiểu nên không thể không tránh khỏi những sai xót.
Mong nhận được những ý kiến nhận xét từ thầy cô để những bài tập lớn sau của
em được hoàn thành đầy đủ hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Đất Đai 2013


2. Bộ Luật Dân sự 2015
3. Giáo trình Luật Đất Đai 2016, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an nhân dân.
4. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam 2015, Tập I, Trường Đại học Luật
Hà Nội, NXB Công an nhân dân,
5. Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP
6. https://www.google.com.vn/url?
sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved
=0ahUKEwjh3tio6P7WAhULGZQKHeRnAY8QFggkMAA&url=htt
ps%3A%2F%2Ftext.123doc.org%2Fdocument%2F3605649-tranh-
chap-ve-thua-ke-quyen-su-dung-dat-tu-thuc-tien-giai-quyet-cua-toa-
an-nhan-dan-tinh-hai-
duong.htm&usg=AOvVaw3VS6JvhgUUybb4hedKVsMt
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN 1
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1. Các khái niệm 1
a, Tranh chấp đất đai 1
b, Thừa kế quyền sử dụng đất 1
2. Phân loại tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất đai 2
II. NHỮNG TỒN TẠI, BẤT CẬP VÀ NHỮNG VƯỚNG MẮC PHÁT 2
SINH TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THỪA
KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
1. Thời hiệu khởi kiện 2
2. Thừa kế QSDĐ của người Việt nam định cư ở nước ngoài 3
3. Vấn đề di sản là QSDĐ dùng vào việc thờ cúng và thừa kế QSDĐ của họ tộc 3
III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG GIẢI QUYẾT 4
KẾT LUẬN 6

BẢNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Luật đất đai LĐĐ

Quyền sử dụng đất QSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSDĐ

You might also like