You are on page 1of 43

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC/MÔ ĐUN:BẢO DƯỠNG VÀ VẬN HÀNH


MÁY VẬN THĂNG

Năm 2021
MỤC LỤC
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY VẬN THĂNG 7
BÀI 2 BẢO DƯỠNG MÁY VẬN THĂNG 19
BÀI 3: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ LOẠI MÁY VẬN THĂNG 32
BÀI 4: VỊ TRÍ TÍNH NĂNG TÁC DỤNG NÚT ĐIỀU KHIỂN
TRONG CA BIN 26
BÀI 5: THAO TÁC DI CHUYỂN MÁY VẬN THĂNG 36
BÀI 6: LẮP DỰNG MÁY VẬN THĂNG
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Bảo dưỡng vận hành máy vận thăng


Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
- Vị trí: Được học sau các môn học chung, các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở.
- Tính chất: là mô đun chuyên môn nghề tự chọn.
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Giúp cho người học có kiến thức cơ bản về
lắp dựng và vận hành máy vận thăng.
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được về công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các
hệ thống và thiết bị công tác của máy vận thăng.
+ Phân tích được quy trình bảo dưỡng các hệ thống và thiết bị công tác của máy
vận thăng.
- Về Kỹ năng: Thực hiện thành thạo công việc kiểm tra, bảo dưỡng các hệ thống
và thiết bị công tác máy vận thăng đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Sử dụng thành thạo, hợp lý các dụng cụ kiểm tra và bảo dưỡng.
+ Vận hành được máy vận thăng đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
- Về năng lực tự chủ:
+ Tuân thủ quy trình bảo dưỡng, nội quy thực tập và những quy định về an toàn vệ
sinh lao động.
+ Sử dụng, bảo quản đồ dùng, thiết bị, máy móc đảm bảo an toàn
+ Rèn luyện tính cẩn, kỷ luật, tỉ mỉ của sinh viên
Nội dung của môn học/mô đun:Lắp dựng cần trục tháp
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY VẬN THĂNG
Mã Bài:01
GIỚI THIỆU:
Giúp cho người học có những kiến thức cơ bản về máy vận thăng như công
dụng, chủng loại và phạm vi ứng dụng của từng loại vận thăng.
MỤC TIÊU:
- Trình bày được nhiệm vụ cấu tạo các loại máy vận thăng.
- Phân biệt, nhận dạng được các cụm chi tiết máy vận thăng.
- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, đảm bảo an toàn trong quá trình
học.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Giới thiệu chung
1.1. Công dụng
Đất nước đang trong quá trình phát triển
thành một nước công nghiệp
hóa hiện đại hóa tuy nhiên để trở thành một nước công nghiệp thì điều đầu tiên là
phải có một cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu đó vì thế tốc độ phát triển của
ngành xây dựng rất mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Để phục vụ cho nhu cầu xây dựng thì các trang thiết bị, máy móc phát triển
không kém phần sôi nổi. Có rất nhiều máy móc được tung ra thị trường như Cẩu
Tháp, Copha tấm lớn…… đây là những thiết bị, máy móc phục vụ cho việc xây
dựng, sửa chữa các công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp tuy nhiên ở nước ta hiện nay thường sử dụng chủ yếu là cấu
tháp và Máy vận Thăng Lồng.
Trong lĩnh vực xây dựng thì Vận thăng nói chung và vận thăng lồng nói
riêng là thiết bị chuyên dùng để nâng vật liệu và người lên các công trình trên cao.
Cấu tạo chung của vận thăng gồm một tháp cao dưới 100m bàn nâng để đặt vật
liệu hoặc lồng chở nguồi và vật liệu. Vận thăng chỉ có một cơ cấu nâng, dùng
cáp kéo hoặc tự nâng.
Đối với vận thăng lồng chở người có các cư cấu an toàn phức tạp hơn, hệ số
an toàn của nó cũng cao hơn rất nhiều. Vận thăng lồng thường phục vụ
chở người lên các công trình nhà cao tầng. Cơ cấu điều khiển thường đặt
dưới đất đối với máy vận thăng nâng hàng và đặt trong lồng đối với vận thăng
lồng chở người.
Máy vận thăng lồng chở người tải trọng nâng thường là từ 0.5 tới 2 tấn với
tốc độ 0,6 tới 22,/s. thang nâng được đặt cạnh tòa nhà thi công, thang nâng chở hàng
kiểu cột gồm khung bệ, bàn nâng được cố định trên giá trượt, tời đảo chiều và tủ
điều khiển.
Để tăng tính ổn định và kinh tế khi chế tạo người ta thường bố trí đối
trọng dưới khung bệ để tạo ra mô men cân bằng. Ở máy vận thăng thường
chỉ có một cơ cấu làm việc đó là cơ cấu nâng.
Đối với vận thăng chuyên dùng nâng chuyển vật liệu rời người người ta
không dùng bàn nâng mà dùng gầu, gầu có bánh xe và được tời kéo trên ray đặt
thẳng đứng hoặc hơi nghiêng. Gầu tự đổ vật liệu khi bánh xe phía trước của gầu
chạm vào vật chắn, gầu sẽ lật ngược và vật liệu sẽ được đổ ra.
1.2. Sơ đồ chung
Vận thăng nâng hàng bao gồm các kết cấu kim loại, cơ cấu truyền
động, hệ thống điều khiển, thiết bị an toàn….
- Bàn nâng hàng
- Khung thân vận thăng
- Puly dẫn, hướng cáp
- Motor + Hộp giảm tốc
- Đế vận thăng
- Cáp tải
- Hộp nút bấm điều khiển
- Cần tự lắp
- Gông giằng

Hình 1.1 – Vận thăng nần hàng


1.3. Phân loại
Ở Việt Nam hiện nay có 3 loại vận thăng thường dùnglà vận thăng tự do,
vận thăn dựa tường vận thăng lồng:
- Vận thăng tự do thích hợp với các công trình có nhu cầu nần chuyển với
trọng lượn ít, chịu tải nhe, cấu tạo đơn giản, dễ dàng di chuyển và vận chuyển
Hình 1.2 – Vận thăng tự do
- Vận thăng dựa tường là thiết kế hoạt động thẳng đứng có cấu tạo đơn
giản sử dụng để nâng hàng hóa vật liệu, người. Vận thằn dựa tường chỉ nâng được
tải trọng tối đa 500kg và chiều cao từ 9m đến 100m. Một hạn chế nữa là thiết bị
hoạt động theo phương thẳng đứng nên có hạn chế không gian phục vụ.
- Vận thăng lồng được sử dụng rộng rãi trong các công trình lớn với khối
lượng nâng chuyển có trọng lượng từ 1 tân đến 2 tấn vật liệu, vận thăng lồng có cấu
tạo phức tạp và giá thành cao
Hình 1.3 – Vận thăng lồng
2. Ưu nhược điểm và phạm vi ứng dụng
2.1. Máy vận thăng đơn giản
Máy vận thăng đơn giản được sử dụng nhiều trong các công trình nhỏ, dân
dụng với sức nâng thấp.
Máy vận thăng sử dụng tốt cho các công trình xây dựng dân dụng, các toà
nhà cao tầng, dùng để vận chuyển hàng hoá, vật liệu xây dựng, các thiết bị thi
công xây dựng công trình một cách nhanh chóng, an toàn.
Với dòng Máy vận thăng nâng hàng có thể tháo lắp một cách nhanh
chóng, vận chuyển dễ dàng, bảo dưỡng đơn giản, máy chiếm diện tích nhỏ so với
các loại vận chuyển hàng hoá khác, hàng hoá dễ dàng lưu kho bãi nhờ có khả
năng xếp chồng lên nhau.
Với máy vận thăng này chỉ áp dụng để nâng hàng với trọng lượng từ
500kg trở lại và cấm tuyệt đối nâng người.
2.2. Máy vận thăng 1 lồng
Máy vận thăng 1 lòng được sử dụng nhiều trong xây dựng dân dụng và
công nghiệp vó khả năng nâng hàng và nâng người nên thuận lợi cho các công trình
coa công suất vừa và lớn. an toàn và dễ dàng trong vận hành

1. Lồng mặt đất


2. Lồng nâng
3. Cẩu tự lắp
4. Bộ truyền động
5. Đốt tiêu chuẩn
6. Giằng
7. Hộp điện nguồn

Hình 1.4 – Hình vận thăng 1 lồng


2.3. Máy vận thăng 2 lồng
Máy vận thăng hai lồng có cấu tạo như máy vận thăng 1 lồng chỉ khác số
lượng của lồng nâng. Ưu điểm khả năng vận chuyển lớn, lồng nằm đối xứng hai
bên trụ khung nên hoạt động cân bằng và ổn định. Nhược điểm giá thành lớn, kết
cấu chiêm nhiều diện tích
Hình 1.5 – Hình vận thăng 2 lồng
3. Kết cấu khung thép
3.1. Thân
Thân máy vận thăng được lắp ghép gồm các khâu được lắp gưps lại với
nhau:
- Đốt tiêu chuẩn: Đốt tiêu chuẩn của vận thăng được chế tạo bằng thép ống
cho bốn thanh đứng và các thanh ngang là thép hình có tiết diện vuông. Các
thanh này liên kết với nhau thông qua các mối hàn. Các đốt tiêu chuẩn có chiều
dài chung là 1,508mét, nối với nhau bằng bu long M24 thành hệ thống khung đốt
được định vị thẳng đứng bởi giằng tường và được cố định vào đế ở chân móng.

Hình: Đốt tiêu chuẩn


1. Khung ống 2. Thanh răng
- Giằng tường: Giằng tường là bộ phận rất quan trọng trong việc giữ cho
khung của vận thăng luôn theo phương thẳng đứng, không bị rung lắc, ngoài ra
còn có thể căn chỉnh độ nghiêng theo bốn phương. Giằng tường thường cách
nhau từ 6~9m tùy vào điều kiện lắp đặt thực tế. Có hai kiểu giằng tường được
thể hiện như các hình dưới đây

Hình: Giằng tường


1. Bê tông cốt thép 2. Giằng
3. Đốt tiêu chuẩn

3.2. Lồng
Lồng nâng là bộ phận quan trọng nhất của vận thăng dùng để nâng người và vật
liệu, lồng nâng có kích thước 3x1,3x2,4m cho tất cả các model. Được chế tạo bằng
hệ khung thép và bao bằng lưới thép, ngoài ra còn có cửa mở đơn và cửa mở đôi,
trên đỉnh có cửa sổ nóc cùng lan can bảo hiểm. Phần thân có các con lăn dẫn
hướng, các thanh tăng cứng vv….
Hình: Lồng nâng
1. Khung lồng; 2. Con lăn dẫn hướng động; 3. Đối trọng
4. Chống rơi; 5. Lan can bảo hiểm; 6. Cửa lồng
7. Lưới bao che lồng
Lồng mặt đất: ồng mặt đất gồm các tấm lưới thép có hình dạng khác nhau, có
thể tháo rời và lắp lại một cách dễ dàng, rất thuận lợi cho việc vận chuyển mỗi khi
vận thăng được chuyển đến công trình khác.
Lồng mặt đất có tác dụng ngăn những người không có nhiệm vụ vào sử
dụng vận thăng, ngoài ra còn dùng để bảo vệ lồng nâng. Cấu tạo của lồng nâng
được thể hiện như hình dưới đây:
Hình: Lồng mặt đất
1. Đế vận thăng; 2. Ngưỡng cửa; 3. Hộp điện nguồn
4. Cửa ra vào; 5. Lưới bao che; 6. Đốt cơ sở
Hình: Lồng mặt đất và lò xo giảm chấn
4. Cơ cấu di chuyển
4.1. Công dụng
Cơ cấu truyền động được bố trí trên đỉnh lồng nâng có nhiệm vụ nâng hạ
lồng nâng thông qua hệ thống bánh răng và thanh răng. Cơ cấu chuyển động bao
gồm: khung đứng lắp con lăn dẫn, bánh dẫn, động cơ điện, tấm lắp cơ cấu truyền động,
hộp giảm tốc, bánh răng nhỏ
4.2. Cấu tạo
Cấu tạo cơ cấu di
chuyển gồm:
1. Khung đứng lắp con
lăn dẫn
2. Bánh dẫn
3. Động cơ điện
4. Tấm lắp cơ cấu
truyền động
5. Bánh dẫn
6. Hộp giảm tốc
7. Bánh răng nhỏ
Hình: Cơ cấu di chuyển

4.3. Nguyên tắc hoạt động


Khi động cơ điện 3 quay thông qua hộp giảm tốc 6 làm bánh răng dẫn động
quay 7; bánh răng dẫn động 7 ăn khớp với thanh răng trên thân làm cho lồng đi lên
hoạc đi xuống. Các bánh dẫn 2 trên khung đứng 1 có nhiệm vụ bám vào ray trên thân
để mang lồng di chuyển theo chiều quay của bánh răng dẫn động.
6. Hệ thống chống rơi
6.1. Công dụng
Cơ cấu chống rơi có nhiệm vụ hạn chế tốc độ rơi của lồng khi sảy ra sự cố
và ngắt nguyền điện truyền động điều khieẻ nâng hạ lồng.
6.2. Cấu tạo
Vận thăng lồng được trang bị thiết bị an toàn nhằm phục vụ việc vận hành
an toàn và tin cậy.
Thiết bị an toàn của vận thăng lồng là bộ phòng rơi trong đó có các công tắc
giới hạn hành trình và thiết bị phòng rơi. Như hình dưới đây :
Hình: Cấu tạo bộ phòng rơi
1. Công tắc giới hạn hành trình dưới; 2. Công tắc giới hạn hành trình
trên
3. Bánh dẫn; 4. Bánh răng nhỏ; 5. Thiết bị phòng rơi

Hình: Công tắc hành trình


6.3. Nguyên tắc hoạt động
Nguyên lý hoạt động : bánh răng (2) ăn khớp với thanh răng và khi lồng
nâng bị trượt, dưới tác dụng của lực li tâm phiến li tâm (1) kìm chế lực lò xo
hướng ra ngoài và và ăn khớp với bánh răng chế động (6) làm bánh chế động
quay vòng. Do tác dụng của ren đỉnh đầu bánh chế động và vỏ ngoài (5) lồng
nâng phanh từ tốc độ trung bình đến khi dừng hẳn.
Hình: Bộ phận an toàn phòng rơi
1. Tấm ly tâm; 2. Bánh răng nhỏ; 3. Lò xo nối tấm li tâm
4. Nắp đầu; 5. Vỏ ngoài; 6. Bánh chế động; 7. Lò xo; 8. Chế động Ngoài
tác dụng hạn chế tốc độ thì bộ phận này còn có tác dụng cắt
nguồn điện bộ truyền động.

BÀI 2 BẢO DƯỠNG MÁY VẬN THĂNG


Mã Bài:02
GIỚI THIỆU:
Bài học giới thiệu cho người học biết cách chăm sóc, bảo dưỡng máy vận
thăng theo từng chế độ làm việc và thời gian làm việc.
MỤC TIÊU:
Trình bày được các phương pháp bảo dưỡng máy vận thăng;

- Thực hiện thành thạo các bước bảo dưỡng máy vận thăng đúng quy
trình;
Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, đảm bảo an toàn trong quá trình
học.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Kiểm tra hàng ngày
- Kiểm tra bulông nối kết các bộ phận đã đầy đủ chưa, có hiện tượng bị lỏng
không.
- Kiểm tra độ an toàn và tin cậy công tắc hạn vị trên và dưới, công tắc cực
hạn trên và dưới.
- Kiểm tra hoạt động các cửa, cầu chì có phù hợp không.
2. Kiểm tra hàng tuần
- Kiểm tra tình trạng vặn cố định của bánh lăn, tấm đế truyền động.
- Kiểm tra tình trạng dò dầu, bắt buộc phải bổ sung đầy đủ dầu mới kịp
thời.
- Kiểm tra bộ phận dẫn hướng dây điện.
- Kiểm tra điểm nối kết giữa giá bám tường và giá đường dẫn, đồng thời
kiểm tra bulông vặn cố định đường răng .
- Kiểm tra tình trạng điều chỉnh và cố định đối với các bánh lăn dẫn hướng
đối trọng, kiểm tra thiết bị cân bằng dây cáp và trên không.
- Kiểm tra dây điện có bị đứt hay hư hỏng không.
3. Kiểm tra hàng tháng
- Kiểm tra độ mòn của bánh răng và con lăn.
- Kiểm tra mômen lực phanh máy điện,dùng thiết bị kiểm tra mômen lực cho
phép là +2,5% N.m.
Kiểm tra hàng quý
- Kiểm tra ổ trục của bánh lăn, các dòng dọc và bánh dẫn hướng. Căn cứ vào
thực tế tiến hành điều chỉnh hoặc đổi cái mới.
- Kiểm tra độ mài của bánh lăn, điều chỉnh khoảng cách giữa bánh lăn và trục
đứng bằng 0,3 ~ 0,5. Nếu không đạt phải đổi cái khác.
- Tiến hành thử nghiệm rơi, kiểm tính tin cậy của thiết bị an toàn phòng rơi.
4. Kiểm tra hàng năm
- Kiểm tra động cơ điện và bộ phận liên trục của thiết bị giảm tốc bánh răng.
- Kiểm tra ổ trục bánh trên không và dây cáp đối trọng.
- Chế độ bôi trơn.
Vận thăng mỗi lần lắp mới trước khi sử dụng bắt buộc phải tiến hành bôi
trơn toàn bộ các thiết bị bộ phận. Khi đưa vào hoạt động bình thường, có thể tiến
hành bôi trơn định kỳ theo quy định bảng thống kê bôi trơn.
Chú ý:
+ Trước khi tiến hành bôi trơn phải lau quét sạch sẽ bụi cát.
+ Các động cơ và hộp giảm tốc sau khi sử dụng 1 tuần phải thay dầu

mới.

BẢNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN


Kỳ hạn TT Bộ phận bôi trơn Dầu bôi trơn Ghi chú
Hàng tuần 1 Hộp giảm tốc Dầu bánh răng Tra dầu vào lỗ quan sát
thanh răng mặt đầu
N320
2 Bánh răngthanh răng Mỡ Canxi Bôi mỡ
3 Đường trượt đối trọng Bôi mỡ
Hàng 4 Bánh lăn Mỡ Canxi Bôi mỡ
tháng 5 Bánh dẫn hướng đối Bôi mỡ
trọng
6 Đường trượt cửa và Bôi dầu mỡ lồng nâng và
đường trượt đối trọng cửa lông ngoài
cửa
7 Bộ phận an toàn Bôi mỡ
8 Ống đứng giá đường Bôi dầu, mỡ
dẫn
Hàng quý 9 Dây cáp Bôi dầu, mỡ
10 Bánh trên không Bôi mỡ
Nửa năm 11 Hộp giảm tốc Dầu bánh răng Thay dầu mới
thanh răng
N320
BÀI 3: ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA MỘT SỐ LOẠI MÁY VẬN
THĂNG Mã Bài:03
GIỚI THIỆU:
Bài học giới thiệu cho người học biết tính năng kỹ thuật của một số loại vận
thăng.
MỤC TIÊU:
- Phân tích được được đặc tính kỹ thuật của một số loại máy vận thăng
và các bộ phận cơ bản của máy vận thăng;
- Tính toán được khối lượng hàng hóa, lựa chọn được máy phù vận thăng
hợp trong sản xuất;
- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, đảm bảo an toàn trong quá trình
học.
Nội dung:
1. Đặc tính kỹ thuật máy vận thăng 1 lồng:
Đặc tính kỹ thuât của máy vận thăng là chi tiết các thông số cơ bản như tải
trọng nâng, tốc độ nâng, độ cao nâng lớn nhất, công suất động cơ nâng, kích
thước lồng nâng, trọng lượng ... và được thể hiện như bảng dưới đây:
Thông sỐ cơ bản Đơn vị Loại vận thăng lồng
SC100 SC200
Tải trọng nâng Kg 100 0 2000
SỐ người nâng được Người 12 24
TỐc độ nâng m/ph 33 33
TỐc độ nâng khi dùng m/ph 0~33 0~33
biến tần PLC
Độ cao nâng lớn nhất m 150 150
Công suất động cơ Kw 2x11 3x11
nâng
Kích thước lồng nâng m 3x1,3x2,4 3x1,3x2,4
Trọng lượng lồng Kg 1000 1000
nâng
Trọng lượng đỐt tiêu Kg 120 120
chuẩn
Chiều dài đỐt tiêu m 1,508 1,508
chuẩn
Tiết diện đỐt tiêu m 0,65 x0,65 0,65 x0,65
chuẩn
Trọng lượng lồng Kg 180 180
mặt đất
Kích thước lồng mặt m 3,1x4,2 3,1x4,2
đất

2. Đặc tính kỹ thuật máy vận thăng 2 lồng.

Thông sỐ cơ bản Đơn vị Loại vận thăng lồng


SC100/100 SC200/200
Tải trọng nâng Kg 2x1000 2x2000
SỐ người nâng được Người 2x12 2x24
TỐc độ nâng m/ph 33 33
TỐc độ nâng khi dùng m/ph 0~33 0~33
biến tần PLC
Độ cao nâng lớn nhất m 150 150
Công suất động cơ Kw 2x2x11 2x3x11
nâng
Kích thước lồng nâng m 3x1,3x2,4 3x1,3x2,4
Trọng lượng lồng Kg 1000 1000
nâng
Trọng lượng đỐt tiêu Kg 120 120
chuẩn
Chiều dài đỐt tiêu m 1,508 1,508
chuẩn
Tiết diện đỐt tiêu m 0,65 x0,65 0,65 x0,65
chuẩn
Trọng lượng lồng Kg 180 180
mặt đất
Kích thước lồng mặt m 5,3x4,2 5,3x4,2
đất
BÀI 4: VỊ TRÍ TÍNH NĂNG TÁC DỤNG NÚT ĐIỀU KHIỂN
TRONG CA BIN
Mã Bài:04
GIỚI THIỆU:
Bài học giới thiệu cho người học biết các trang thiết bị trong ca bin, các nút
bấm điều khiển lồng vận thăng, các công tắc hành trình.
MỤC TIÊU:
- Phát biểu đúng tính năng tác dụng của các nút điều khiển, công tắc trong
buồng lái máy vận thăng.
- Điều khiển thành thạo các công tắc, cần điều khiển trong buồng lái máy
vận thăng.
- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, đảm bảo an toàn trong quá trình
học.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Sơ đồ buồng điều khiển máy vận thăng.
- Sơ đồ vị trí các tủ điện điều khiển vận thăng
1. Hộp nguồn điện; 2. Hộp nút thử nghiệm phòng rơi
3. Hộp điện điều khiển; 4. Hộp điều khiển
2. Vị trí tính năng tác dụng các nút điều khiển.
- Tủ điều khiển

- Chế độ điều khiển biến tần

- Chế độ vận hành Main


- Chế độ vận hành tự động

- Chế độ vận hành trực tiếp: Trong chế độ vận hành trực tiếp có 2 chế độ: chế độ
vận hành Auto và chế độ vận hành Main

- Tay tự động: dùng để chuyển từ chế độ Auto – main hoặc ngược lại
- Chế độ vận hành Auto điều kiển bằng Màn hình cảm ứng

- Chế độ vận hành Main điều khiển bằng nút bấm


- Cả hai chế độ được dừng khẩn bằng nút bấm khẩn

3. Vị trí tính năng tác dụng các phụ kiện khác.


Hình Tủ điều khiển chính biến tần

Hình: Tủ điện trở xả


BÀI 5: THAO TÁC DI CHUYỂN MÁY VẬN THĂNG
Mã Bài:05
GIỚI THIỆU:
Bài học giới thiệu cho người học biết quy trình điều khiển lồng nâng máy vận
thăng di chuyển đi lên, đi xuống để thực hiện công việc nâng chuyển.
MỤC TIÊU:
- Trình bày được phương pháp đi chuyển máy vận thăng
- Thực hiện thao tác di chuyển máy vận thăng tới vị trí xác định đảm bảo
yêu cầu và kỹ thuật
- Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, chính xác.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Công tác chuẩn bị
Hướng dẫn chung
Người sử dụng cần phải nghiêm chỉnh tuân theo những luật hiện hành của
nhà nước và những quy tắc an toàn lao động của cơ quan địa phương và các quy
tắc an toàn nêu trong hướng dẫn vận hành này.
Nghiêm cấm hiện diện ở hiện trường đặc biệt là dưới vận thăng trong khi
lắp đặt và tháo dỡ.
Người điều khiển giữ gìn an toàn trong suốt thời gian vận hành vận thăng
lồng.
Nhà chế tạo và cung cấp không chịu trách nhiệm đối với sự cố cá nhân
không tuân theo luật lệ, quy tắc an toàn đã được nhà chế tạo khuyến cáo.
Hình: An toàn lắp đặt tháo dỡ vận thăng
Những ghi chú quan trọng.
Nhà chế tạo và cung cấp không có trách nhiệm dân sự hay hình sự nào đối
với sự làm việc không bình thường của vận thăng, hay sự hỏng, vỡ của các bộ
phận của vận thăng hoặc bất kỳ tai nạn nào gây ra bởi:
+ Các phụ tùng thay thế đã lắp không phải là nguyên thủy của hãng chế
tạo.
+ Mọi thay đổi, sửa chữa vận thăng sai khác với hướng dẫn và không
có sự đồng ý của nhà chế tạo có thể làm vận thăng bị vỡ, hỏng.
+ Lắp đặt và vận hành vận thăng không theo hướng dẫn vận hành và
người sử dụng không tuân thủ luật lệ quy tắc an toàn hiện hành của chính quyền
sở tại.
An toàn.
+ Trước khi lắp đặt vận thăng phải kiểm tra xem công trường có cho phép
máy đã lắp đặt chạy tự động hay không.
+ Vận thăng phải được lắp đặt trên nền bằng phẳng.
+ Thường xuyên kiểm tra độ chính xác và độ tin cậy của các thiết bị hạn
chế độ cao, tải trọng. Kiểm tra vị trí và độ an toàn của công tắc hạn chế hành
trình.
+ Phải lưu ý khi tốc độ gió vượt quá 13m/s không được tiến hành lắp đặt
và tháo dỡ.
+ Khi không làm việc phải cắt điện nguồn.
+ Khi bảo dưỡng, lắp đặt hoặc tháo dỡ vận thăng bắt buộc phải có cán bộ
phụ trách chỉ đạo. Với nhân viên cần phải mặc áo, đội mũ, thắt dây an toàn theo
đúng quy tắc an toàn lao động.
2. Thao tác di chuyển lên
- Bật công tắc nối giữa hộp điện trong lồng nâng và hộp điện trong hàng rào
bảo vệ (nếu có), kiểm tra đèn chỉ thị nguồn điện trên tấm mặt hộp thao tác đã hoạt
động chưa.
- Bật công tắc khởi động trong cabin, kiểm tra đèn chỉ thị khởi động đã hoạt
động chưa, sau khi toàn bộ đã sẵn sàng mới bắt đầu hoạt động máy.
- Đóng tất cả các cửa hàng rào, cửa lồng nâng.
- Chọn chế độ vận hành biến tần hay trực tiếp

- Chọn chế độ vân hành Main hoạc trực tiếp


+ Chế độ vạn hành Main điều khiển bằng màn hình cảm ứng
+ Chế độ vận hành trực tiếp điều khiển bằng nút ấn

- Tác dụng ấn vào nút ấn lên lần thứ nhất lúc này lồng
nâng đi lên. Muốn dừng lại ấn tiếp vào nút ấn lên lần thứ hai
lồng dừng lại

3. Thao tác di chuyển xuống


- Bật công tắc nối giữa hộp điện trong lồng nâng và hộp điện trong hàng rào
bảo vệ (nếu có), kiểm tra đèn chỉ thị nguồn điện trên tấm mặt hộp thao tác đã hoạt
động chưa.
- Bật công tắc khởi động trong cabin, kiểm tra đèn chỉ thị khởi động đã hoạt
động chưa, sau khi toàn bộ đã sẵn sàng mới bắt đầu hoạt động máy.
- Đóng tất cả các cửa hàng rào, cửa lồng nâng.
- Chọn chế độ vận hành biến tần hay trực tiếp

- Chọn chế độ vân hành Main hoạc trực tiếp


+ Chế độ vạn hành Main điều khiển bằng màn hình cảm ứng
+ Chế độ vận hành trực tiếp điều khiển bằng nút ấn

- Tác dụng ấn vào nút ấn xuông lần thứ nhất lúc này lồng
nâng đi lên. Muốn dừng lại ấn tiếp vào nút ấn xuông lần thứ
hai lồng dừng lại.

4. Một số chú ý khi thực hiện thao tác


- Chỉ có thể điều khiển được lồng khi các cửa đêu đóng kín
- Nút ấn AMC khi đóng sẽ cắt tất cả các thao tác của vận thăng và chỉ cho
vận thăng hoạt động lại khi nút này mở.
- Có thể đặt các công tắc hành trình giới hạn chiều cao nâng lồng tự động.
BÀI 6: LẮP DỰNG MÁY VẬN THĂNG
Mã Bài:06
GIỚI THIỆU:
Bài học giới thiệu cho người học biết quy trình lắp dựng máy vận thăng
tại một công trình.
MỤC TIÊU:
- Trình bày được quy trình lắp dựng máy vận thăng;
- Lắp dựng được máy vận thăng đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận chính xác, đảm bảo an toàn trong quá trình
lắp dựng máy vận thăng.
NỘI DUNG CHÍNH:
1. Lắp bộ phận móng
- Lồng mặt đất có thể được phân thành các tấm, do vậy đầu tiên của lắp ghép
vận thăng lồng là lắp ghép các tấm của lồng mặt đất.
- Chỉnh và làm bằng phẳng móng bê tông
- Nâng lồng mặt đất và đặt vào vị trí.
- Lắp đốt cơ sở và hai đốt tiêu chuẩn lên trên lồng mặt đất.

Hình: Đốt cơ sở
2. Lắp đặt lồng nâng và cơ cấu truyền động
- Dùng thiết bị nâng đặt lồng nâng vào vị trí trên đốt tiêu chuẩn, sau đó điều
chỉnh chính xác các bánh của lồng nâng và các tổ hợp bánh lăn dẫn hướng.
- Dùng thiết bị nâng đặt cơ cấu truyền động vào vị trí chuẩn trên đốt tiêu
chuẩn sau đó ghép chính xác các tấm tai nối tiếp của cơ cấu truyền động và lồng
nâng.
- Sử dụng trục khoá để nối lồng nâng và cơ cấu truyền động.
- Phanh chế động được đưa về vị trí ban đầu.
- Nếu là vận thăng hai lồng thì tiến hành lắp đặt lồng thứ hai theo trình tự trên.

Hình: Lắp lồng nâng và cơ cấu truyền động


3. Điều chỉnh lồng nâng và lồng mặt đất sau khi lắp đặt.
- Kiểm tra tấm gỗ đệm dùng để vận chuyển, bulông đã bỏ ra hết chưa.
- Tháo đai ốc trên tấm đế truyền động,chuyển động vòng lệch tâm, điều
chỉnh khoảng cách hướng cạnh giữa bánh răng và thanh răng đạt từ 0,3 ~ 0,5 mm,
sau đó khoá chặt đai ốc lại theo hình.

Hình: Điều chỉnh khe hở bánh răng thanh răng


Điều chỉnh bánh dưới và các con lăn của lồng năng và bộ truyền động để
khoảng cách giữa các con lăn cạnh và đường dẫn con lăn ( ống của đốt chính )
bằng 0,3 ~ 0,5 mm, sau đó khoá chặt đai ốc lại theo hình.

Hình: điều chỉnh khe hở giữa con lăn và đốt tiêu chuẩn
4. Lắp giằng tường.
- Nối nguồn điện, đảm bảo hoạt động lồng nâng không có sai sót.
- Lắp cẩu tự lắp vào trong lỗ lắp chuyên dụng trên đỉnh lồng nâng,nguồn điện
chạy từ trong hộp điều khiển điện.
- Khởi động cẩu tự lắp để đặt ổn định đốt tiêu chuẩn trên đỉnh lồng nâng.
- Sau đó tiếp tục dùng thanh nâng đốt tiêu chuẩn, đồng thời kiểm tra vị trí
nối trục đứng sai bậc nhỏ hoặc bằng 0,5mm, sau đó dùng bulông vặn cố định,
mômen lực làm chặt bằng 350N.m.
- Theo phương pháp trên lần lượt lắp dần đốt tiêu chuẩn cho đến khi đạt độ cao
yêu cầu, cần lắp giá bám tường đồng thời với việc tăng cao đốt tiêu chuẩn, ngoài
ra còn cần kiểm tra độ vuông góc lắp giá đường dẫn.
- Đối với vận thăng không có đối trọng, khẩu ống của bộ phận đỉnh giá đường
dẫn có thể lắp liền các đốt tiêu chuẩn dưới đất trước, sau đó tiến hành nâng lắp.
Chú ý:
+ Cẩu tự lắp và lồng nâng không thể hoạt động đồng thời.
+ Khi vận hành lồng nâng, trên cẩu tự lắp tuyệt đối không được mang bất
cứ vật gì.
Hình: Lắp giằng
Hình: Lắp khung
5. Lắp giá bám tường.
- Thanh bám tường trước khi lắp trên giá đường dẫn dùng bulông vặn cố định.
Sau đó nối thanh bám tường với đế bám tường .
- Dùng bulông và khoá nối lắp các bộ phận khác, điều chỉnh đúng cự li các
phương hướng, đồng thời điều chỉnh chính xác độ vuông góc của giá đường
dẫn.
- Vặn cố định các bulông, khởi động từ từ vận thăng, đảm bảo lồng nâng và
đối trọng không thể va đập vào giá bám tường.
Hình: Lắp giá bám tường
6. Lắp hệ thống dây điện.
- Lắp bộ phận dẫn hướng dây điện, sau đó lắp các thanh dẫn hướng dây điện
lên giá đường dẫn.
- Lắp giỏ đựng dây điện lên trên móng vận thăng.
- Lồng dây điện vào các thanh hướng dẫn.
- Dây điện chạy từ hộp điện nguồn trong lồng mặt đất đến giỏ chứa dây điện
rồi đi qua các thanh dẫn hướng dây điện đến nối với dây điện trong lồng nâng.
7. Lắp hệ thống đối trọng.
Vận thăng mang đối trọng trước tiên cần lắp đối trọng trước khi tăng độ
cao.
- Lắp bộ phận vì nóc.
- Nối dây cáp đến bộ phận đỉnh giá dường dẫn bằng lồng nâng.
- Lần lượt vòng hai dây cáp vào bánh đối trọng, vòng qua vì nóc từ từ
chạy xuống mặt đất, nghiêm cấm ném dây cáp, chú ý không được vòng dây cáp
vào cạnh trong giá đường dẫn.
- Lần lượt vòng dây cáp vào trong vòng nối phiến đối trọng, lần lượt dùng
ba kẹp cáp Y12 kẹp chặt, cứ cách 100m 1 kẹp, chú ý móc tấm đế kẹp cáp vào
bên trong chịu lực dây cáp.
- Sau khi điều chỉnh chuẩn độ dài, bên kia lần , bên kia lần lượt dùng 3 kẹp
Y 12 kẹp chặt, vận hành lồng nâng chạy một đoạn, kiểm tra sai lệch độ
cao hai đường trục bánh đối trọng có nhỏ hơn 5mm không, nếu không cần tiến
hành điều chỉnh lại cho đến khi đạt yêu cầu.
8. Lắp công tắc hành trình.
- Vị trí hạn chế hành trình dưới phải điều chỉnh khi lồng nâng hoạt động
- Với tải trọng tối đa, tự động dừng lại trước điểm chạm lò xo giảm chấn
100~200mm.
- Phiến rập cực hạn dưới cần lắp sao cho phanh trước khi lồng nâng chạm
lò xo giảm chấn.
- Phiến rập hạn vị trên cần điều chỉnh làm lồng nâng tự động dừng lại vị trí
trên mặt tầng trên cùng khoảng 100mm.
9. Kiểm tra cuối cùng.
- Tiến hành rót dầu mỡ bôi trơn các bộ phận.
- Tháo cẩu tự lắp cất bảo quản.
- Kiểm tra các mối lắp ghép bằng chốt, bulông đã đạt yêu cầu chưa.
- Tất cả mọi việc đã hoàn thành thì đưa vận thăng vào hoạt động bình
thường.

You might also like