You are on page 1of 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NGÂN HÀNG

THANH TOÁN QUỐC TẾ

30 tiết

ThS. NGUYỄN TRUNG THÔNG


thongnt@ueh.edu.vn

2015
Chương trình môn học: THANH TOÁN QUỐC TẾ
Giảng viên: ThS. Nguyễn Trung Thông
Thời lượng: 30 tiết – 8 buổi

Giới thiệu
Môn học Thanh toán Quốc tế bao gồm những kiến thức căn bản về tiền tệ thế giới, tỷ giá hối đoái, thị trường hối
đoái, cách phát hành và lưu thông các phương tiện thanh toán quốc tế, và cách thực hiện các phương thức thanh
toán trong các giao dịch thương mại, dịch vụ quốc tế.

Đối tượng
Sinh viên đại học năm thứ 3, các chuyên ngành: TCDN, BH, TCNN, KT‐KT, QTKD, QTCL, TM, DL, Mar, KDQT.

Sự cần thiết
Sinh viên kinh tế, đặc biệt trong các chuyên ngành nêu trên không thể không biết đến thanh toán quốc tế như là một
nhu cầu tất yếu trong kinh tế thế giới. Trong bối cảnh hội nhập, không biết thanh toán quốc tế tức là sẽ bị cô lập với
thế giới, nơi mà gần như tất cả các quốc gia đều sử dụng thanh toán quốc tế.

Mục tiêu
Nắm vững, phân tích được những kiến thức căn bản về tiền tệ thế giới, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị
trường hối đoái, cách phát hành và lưu thông các phương tiện thanh toán quốc tế và cách thực hiện các phương
thức thanh toán quốc tế trong các giao dịch thương mại, dịch vụ quốc tế.
Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ cơ bản trên thị trường hối đoái quốc tế, đảm nhiệm các khâu thanh toán
quốc tế cơ bản tại các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và các phòng thanh toán quốc tế tại các ngân
hàng thương mại.

Phương pháp học tập


Áp dụng phương pháp tương tác, hướng về sinh viên thông qua các hoạt động như: nghe giảng, thảo luận nhóm,
giải quyết tình huống, thuyết trình và sư đồ tư duy.

Phương pháp đánh giá


+ Kiểm tra giữa kỳ: 30% tổng điểm học phần, trắc nghiệm 20 câu trong 40 phút không sử dụng tài liệu.
+ Kiểm tra cuối kỳ: 70% tổng điểm học phần, trắc nghiệm 40 câu trong 60 phút không sử dụng tài liệu.
+ Sự tham gia vào buổi học: các sinh viên tích cực phát biểu xây dựng bài sẽ được điểm thưởng trực tiếp vào điểm
kiểm tra giữa kỳ, +1 điểm/lần, điểm thưởng không quá +2 cho 1 sinh viên.
+ Kiểm tra giữa kỳ nếu vắng có lý do như: ốm đau, bệnh tật, thai sản phải có giấy xác nhận của bác sỹ, thiên tai,
công tác tình nguyện, công tác xã hội, các hoạt động vì cộng đồng phải có xác nhận của đơn vị liên quan, những
trường hợp này được kiểm tra bổ sung vào thời gian trước khi kết thúc môn học. Các trường hợp khác không được
chấp nhận và sẽ bị 0 (không điểm).
+ Chữ ký trên danh sách giữa kỳ và cuối kỳ phải giống nhau, nếu không giống xem như thi hộ và sẽ xử lý theo quy
chế của trường.

Tài liệu học tập chính


[1] PGS. TS. Trần Hoàng Ngân (chủ biên) (2013), Thanh toán Quốc tế, TPHCM: NXB Thống kê TPHCM.

Tài liệu tham khảo


[2] ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc (chủ biên) (2013), Bài tập và bài giải Thanh toán Quốc tế, TPHCM: NXB Kinh tế
TPHCM.
[3] PGS. TS. Trầm Thị Xuân Hương (chủ biên) (2010), Thanh toán Quốc tế, TPHCM: NXB Lao động – Xã hội.
[4] John C. Hull (2012), Options, Futures and other Derivatives, 8th edition, Toronto: Pearson Prentice Hall.
[5] International Chamber of Commerce’s UCP 500, UCP 600, ISBP 645, ISBP 681, URR 725, URC 522, ULB 1930.
Kế hoạch giảng dạy
Buổi
Nội dung trình bày Tài liệu đọc Hoạt động của sinh viên
(Số tiết)
Buổi 1 Giới thiệu môn học. [1] Chương 1 phần I Sinh viên nghe giảng, ghi chú
(4 tiết) Giới thiệu về tỷ giá hối đoái. [2] bài tập Chương 1 những phần quan trọng
Giải các bài tập
Buổi 2 Sửa bài tập. [1] Chương 1 phần I Sinh viên xung phong sửa bài
(4 tiết) Cơ sở xác định tỷ giá, các yếu tố ảnh [2] Chương 1 phần I tập.
hưởng đến tỷ giá, phương pháp điều Nghe giảng, ghi chú và sử
chỉnh tỷ giá. dụng máy tính.
Buổi 3 Thị trường hối đoái ‐ Các nghiệp vụ [1] Chương 1 phần III Sinh viên thảo luận và trả lời
(4 tiết) trên thị trường hối đoái. [2] bài tập Chương 2 các câu hỏi của giảng viên.
[4] Chapter 5, 6, 7, 8, 10, 16 Giải bài tập theo nhóm và theo
cá nhân.
Buổi 4 Ôn tập phần Hối đoái. Bài tập kèm theo trong Sinh viên sửa bài và thảo luận
(4 tiết) Sửa bài tập . Slides bài giảng tình huống.
Bài tập tình huống Lufthansa.
Buổi 5 Phương tiện thanh toán quốc tế. [1] Chương 3 Sinh viên nghe giới thiệu một
(4 tiết) [5] ULB 1930 số phương tiện được dùng
Kiểm tra quá trình. trong thực tế.

Buổi 6 Phương thức thanh toán chuyển tiền, [1] Chương 5 Xem các tình huống.
(4 tiết) ghi sổ, giao chứng từ nhận tiền, nhờ [5] URC 522, URR 725
thu.
Buổi 7 Phương thức tín dụng chứng từ. [1] Chương 4, 6 Xử lý tình huống, thảo luận
(4 tiết) [5] UCP 500, 600, ISBP 645, nhóm.
681
Làm bài kiểm tra theo số thứ
tự danh sách lớp.
Buổi 8 Sơ đồ tư duy Lưu ý các điểm quan trọng mà
(4 tiết) Hệ thống môn học. giảng viên nhấn mạnh.

Phiên bản 2015


THANH TOÁN QUỐC TẾ

ThS. NGUYỄN TRUNG THÔNG


thongnt@ueh.edu.vn

GIỚI THIỆU

• MỤC TIÊU

• PHƯƠNG PHÁP

• YÊU CẦU

• TÀI LIỆU

BỐ CỤC MÔN HỌC

• PHẦN 1: KINH DOANH NGOẠI HỐI


TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
• PHẦN 2: THANH TOÁN QUỐC TẾ
PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
PHẦN 1: HỐI ĐOÁI
• TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
Yết giá, cách đọc, cách viết
Phân tích cơ bản
Phân tích kỹ thuật
• THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI
Giao ngay (SPOT), Arbitrage
Kỳ hạn (Forwards)
Quyền chọn (Options)
Giao sau (Futures)
Chương 1: TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
(Foreign Exchange Rate - FX)

Khái niệm:
Tỷ giá hối đoái là giá cả cuả một đơn vị tiền tệ
nước này được thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ
nước khác.
Ví dụ: Ngày 15/10/200x, trên thị trường hối
đoái quốc tế ta có thông tin:
1 USD = 101.39 JPY
1 GBP = 1.7425 USD
1 USD = 1.1374 CHF
1 AUD = 0.6949 USD
1 USD = 16 610 VND

Biểu tượng của các đồng tiền

Symbol Country Currency Nickname

USD United States Dollar Buck/dollar

EUR Euro members Euro Fiber

JPY Japan Yen Yen

GBP Great Britain Pound Cable

CHF Switzerland Franc Swissy

CAD Canada Dollar Loonie

AUD Australia Dollar Aussie

NZD New Zealand Dollar Kiwi


Phương pháp biểu thị tỷ giá
(Yết giá - quotation)
1 đồng tiền yết giá = x đồng tiền định giá
(Base currency-yết giá)-(quote currency-đồng tiền định giá)
Có 2 phương pháp biểu thị tỷ giá:
Phương pháp biểu thị trực tiếp và gián tiếp

Phương pháp trực tiếp: 1 ngoại tệ = x nội tệ


Phương pháp yết giá này được áp dụng ở nhiều quốc gia:
Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam…
Mua tiền mặt, mua chuyển khoản, bán tiền mặt

Phương pháp gián tiếp: 1 nội tệ = y ngoại tệ


Áp dụng tại Anh, Mỹ, Eurozone, Úc và New Zealand.

10

Một số quy ước trong giao dịch hối đoái quốc tế

Ký hiệu đơn vị tiền tệ:


Bằng chữ in hoa,gồm 3 ký tự XXX
- 2 ký tự đầu: tên quốc gia
- Ký tự thứ ba: tên gọi đồng tiền
Ví dụ:
- JPY: Japanese Yen
- CHF: Confederation helvetique Franc
- GBP: Great Britain Pound
- USD: United States dollars
Là đại biểu cho một lượng giá trị

11

Một số quy ước trong giao dịch hối đoái quốc tế

– Tham khảo Web site:


– www.fxcm.com www.sbv.gov.vn

12
Phương pháp đọc tỷ giá
(Ngôn ngữ trong giao dịch hối đoái quốc tế)

Vì lý do nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm, tỷ giá


thường được đọc những con số có ý nghĩa.

Các con số đằng sau dấu phẩy được đọc theo


nhóm hai số. Hai số thập phân đầu tiên được gọi là
“số” (figure), hai số kế tiếp gọi là “điểm” (pip).

Tỷ giá mua và tỷ giá bán có khoảng chênh


lệch (Spread), thông thường vào khoảng 5 đến 20
điểm.

13

Tỷ giá BID ASK

USD/CHF = 1.2350 1.2360


NH MUA USD NH BÁN USD
NH BÁN CHF NH MUA CHF

KH BÁN USD KH MUA USD


KH MUA CHF KH BÁN CHF

14

Phương pháp tính toán tỷ giá


Tỷ giá tính chéo

Muốn xác định TGHĐ giữa A/B ta lấy tỷ


giá A/C nhân với tỷ giá C/B hoặc tỷ giá
C/B chia cho tỷ giá C/A

15
VD1: Hai đồng tiền yết giá trực tiếp
CHIA NGHỊCH
Ví dụ:
USD/VND = 21000/200
USD/JPY = 130.16/46
JPY/VND = M/B

JPY/VND = USD/VND
USD/JPY
M = 21000/130.46
B = 21200/130.16

VD2: Hai đồng tiền yết giá gián tiếp


CHIA THUẬN
EUR/USD = 1.2794/04
GBP/USD = 1.9037/47
GBP/EUR = M - B

GBP/EUR = GBP/USD
EUR/USD
= 1.9037/1.2804

17

VD3: Một đồng tiền yết giá trực tiếp và một


đồng tiền yết giá gián tiếp

EUR/USD = 1.2804/14
USD/VND = 16000/500
EUR/VND = M - B

EUR/VND = EUR/USD x USD/VND


= 1.2804 x 16000

18
CÁC QUY ƯỚC
Quy ước 1: Cách viết số tiền
Thường lấy 2 số thập phân, VND không thập phân.
Ngăn cách phần nghìn là dấu “,” phần thập phân là
dấu “.”
VD: $10,000.00 €5,500.35 10.000.000 đ

Quy ước 2: Cách viết tỷ giá


Thường lấy 4 số thập phân, bảng giá trực tuyến thêm
1 số thập phân. JPY lấy 2 số thập phân, VND không
lấy thập phân.

CÁC QUY ƯỚC


Quy ước 3: Cách tính chéo
- Công thức nhân:
M = nhỏ x nhỏ
B = lớn x lớn
- Công thức chia:
M = nhỏ : lớn
B = lớn : nhỏ

Cơ sở xác định tỷ giá hối đoái


1. Bản vị vàng
2. Bretton Woods (Bản vị USD)
3. Phi hệ thống
Cố định
Thả nổi tự do
Thả nổi có quản lý
Thả nổi tập thể

21
Việt Nam hiện nay áp dụng chế độ tỷ giá
thả nổi có quản lý.

17/8/1998 26/2/1999 7/2002 12/2006 12/2007 3/2008


TGBQL 0.1% 0.25% 0.5% 0.75% 1%
NH (13,880)
6/2008 11/2008 3/2009 11/2009 11/2/11
Biên độ 2% 3% 5% 3% 1%

4/15/2015 Composed by NPC 22

PHÂN TÍCH CƠ BẢN


NGUYÊN
NHÂN

LÝ DO
GIÁ TĂNG

GIẢM

PHÂN TÍCH CƠ BẢN

GIÁ TRỊ
THỊ TRƯỜNG
DỰ ĐOÁN

Ý TƯỞNG

GIÁ TRỊ SINH LỜI


GIÁ TRỊ THỰC
TIỀM ẨN
PHÂN TÍCH CƠ BẢN
• Phân tích cơ bản là việc nghiên cứu
các yếu tố kinh tế tác động đến tỷ
giá hối đoái trong nỗ lực dự đoán
được tỷ giá trong tương lai.
• Dựa trên nguyên nhân và kết quả.
• Tính đến cung và cầu của mỗi đồng
tiền ảnh hưởng đến tỷ giá.

GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH CƠ BẢN

• Các yếu tố kinh tế quan trọng nhất để


dự đoán tỷ giá, đặc biệt đối với các
đồng tiền chính, là nền kinh tế của
các quốc gia, các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ lệ lạm phát, lãi suất và lợi
nhuận đầu tư so với các quốc gia
khác.

GIỚI THIỆU PHÂN TÍCH CƠ BẢN


Dòng đầu tư
Lạm phát
Cung cầu vốn
KINH TẾ Thông báo kinh tế
Cán cân thanh
toán
Khác biệt quốc tế

An ninh
Kỳ vọng
Tin đồn
Đầu cơ
CON
NGƯỜI GIÁ CHÍNH
TRỊ
Chính sách
Quy định
NHTW

Cuối năm tài chính


MÔI
TRƯỜNG Ngày nghỉ lễ
Nhân tố thời vụ
Cơ cấu kinh tế
PHÂN TÍCH CƠ BẢN
• Lạm phát
• Cán cân thanh toán
• Lãi suất
• Các yếu tố kinh tế, chính trị, thiên tai.

CÁC LÝ THUYẾT CHÍNH


• Ngang giá lãi suất IRP
• Ngang giá sức mua PPP
• Hiệu ứng Fisher quốc tế IFE
• Mô hình cán cân thanh toán quốc tế
• Mô hình thị trường vốn

5-Phương pháp điều chỉnh

a- Sử dụng qũy dự trữ bình ổn hối đoái


b- Sử dụng chính sách chiết khấu
c- Phá giá hối đoái
d- Nâng giá hối đoái
THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI

1. Khái niệm
Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc mua bán các
ngoại tệ và phương tiện chi trả có giá trị như ngoại tệ,
và giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu.

Cung Thị trường Cầu

Giá cả, điều kiện giao dịch


31

Sự ra đời, phát triển của thị trường


hối đoái do những nguyên nhân sau:

Mậu dịch và đầu tư quốc tế phát triển

Đầu cơ gia tăng

Nhu cầu phòng chống rủi ro tỷ giá

Sự phát triển của công nghệ thông tin

2. Đặc điểm của thị trường hối đoái

2.1 Là thị trường lớn nhất thế


giới.
 Ước lượng doanh thu
hàng ngày của thị trường
này là khoảng 2,500 tỷ
USD.
 Cá nhân kinh doanh từ
200 triệu USD đến 500
triệu USD không phải là
hiếm.
 Giá của các đồng tiền
thay đổi bình quân là 20
lần/phút. Đặc biệt với
những đồng tiền được
mua bán nhiều, giá có thể
thay đổi đến 18000
lần/ngày.
33
34

2.2 Thị trường hoạt động liên tục 24/24


do sự chênh lệch múi giờ (trừ những ngày nghỉ cuối tuần)

35

2.3 Thị trường mang tính quốc tế

• Các dealer của các trung tâm tài chính như New
York, Chicago, London, Tokyo, Hong Kong,
Singapore… kinh doanh với nhau và họ mua bán
cùng một loại đồng tiền.
• Thông tin trên thị trường được truyền đi đồng
thời và gần như là tức khắc đến cho các dealers trên
toàn cầu. Vì thế giá cả trên các thị trường kinh doanh
sôi động gần như giống nhau và rất hiếm khi xảy ra
sự chênh lệch lớn về giá cả, tạo cơ hội cho kinh
doanh chênh lệch giá.

36
2.4 Tỷ giá thị trường được xác định trên cơ sở
cung cầu ngoại tệ trên thị trường
2.5 Những đồng tiền mạnh như USD, EUR, JPY, CHF,
GBP, AUD… giữ vị trí quan trọng của thị trường, đặc biệt
là đồng Đôla Mỹ (USD).

Theo nghiên cứu 2007, USD được ước tính chiếm 86.3%
giao dịch của thị trường (chiếm khoảng 2,200 tỷ USD.)
2.6 Thị trường hối đoái phần lớn được mua bán qua thị
trường OTC (Over The Counter), mua bán qua điện
thoại, telex, mạng vi tính.

37

Phân loại thị trường hối đoái


Theo tính chất hoạt động TTHĐ

TTHĐ giao ngay Thị trường tiền gửi

Theo nghiệp vụ kinh doanh


TTHĐ

SPOT
FUTURES
FORWARDS OPTIONS

Theo phạm vi hoạt động

TT quốc tế TT khu vực

3. Đối tượng tham gia thị trường hối đoái

Căn cứ vào tổ chức tham gia


a. Các Ngân hàng thương mại (Commercial Banks)
Trong Dealing room thường bao gồm các nhóm sau:
Bộ phận chuyên kinh doanh mua bán ngoại hối.
Bộ phận gồm các nhà phân tích để dự đoán tỷ giá, tính toán tỷ giá.
Bộ phận quản trị, kiểm soát.

b. Các nhà môi giới (Broker, Courtier)

c. Ngân hàng trung ương (Central Bank)

d. Các công ty kinh doanh (Corporate customers)

39
Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh

– Các nhà kinh doanh (Dealers)


– Các nhà môi giới (Brokers)
– Các nhà đầu cơ (Speculators)
– Các nhà kinh doanh chênh lệch giá
(Arbitrageurs)

40

4. Phương thức giao dịch


(Methods of trading)
Nhiều phương thức giao dịch được sử dụng như thực
hiện các nghiệp vụ trên thị trường hối đoái:
• Điện thoại (telephone)
• Hệ thống xử lý điện tử (Electronic dealing systems)
Reuters dealing 4000- 110 quốc gia, 4000 tổ chức tài
chính, 18000 người có users.
• Điện tín (telex)
• SWIFT (Society for World-wide InterBank Financial
Telecommunication)

41

CÁC NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI


1. Nghiệp vụ Spot, nghiệp vụ giao ngay
Nghiệp vụ Spot là hoạt động mua bán ngoại tệ mà theo đó
việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay, theo tỷ giá
đã được hai bên thỏa thuận.

•Lưu ý:
Chữ “ngay” không phải là ngay lập tức mà là ngay sau 02
ngày (t+2)
Đây là 02 ngày làm việc để thực hiện các bút toán chuyển
tiền liên NH quốc tế
Canada: t+1

42
2. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá
(Arbitrage Operation)

Arbitrage là một loại nghiệp vụ hối đoái


nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá
giữa các thị trường hối đoái để thu lợi
nhuận. Tức là mua ở nơi thấp và bán ở
nơi cao.

43

Arbitrage trên 2 thị trường


Ví dụ 1: Tại thời điểm T có thông tin
New York EUR/USD 1.1020/26
London EUR/USD 1.1025/29
Singapore EUR/USD 1.1030/38
Tokyo EUR/USD 1.1035/40
Yêu cầu kinh doanh với 1 triệu EUR

Arbitrage từ 3 thị trường trở lên


Ví dụ 2: Tại thời điểm T ta có thông tin:
• Zurich: CAD/CHF = 1.1340-1.1347
• Newyork: USD/CHF = 1.3055-1.3060
• Toronto: USD/CAD = 1.1582-1.1587
• Yêu cầu kinh doanh arbitrage với 100 triệu
USD

45
100,000,000 USD
• Newyork: USD/CHF = 1.3055-1.3060
• T x Z : USD/CHF =1.1340x1.1582, 1.1347x1.1587
= 1.3134, 1.3148
M=1.3134 > B=1.3060  chênh lệch giá, bán USD tại
TxZ, mua USD NY, LN là:
100,000,000x(1.1340x1.1582):1.3060-100,000,000
= 566,523.74 (USD)

100,000,000 CAD
• Zurich: CAD/CHF = 1.1340-1.1347
• N:T: CAD/CHF=1.3055:1.1587; 1.3060:1.1582
= 1.1267-1.1276
M=1.1340 > B=1.1276  chênh lệch giá, bán CAD ở Z,
mua CAD N:T, lợi nhuận là:
100,000,000x1.1340:(1.3060:1.1582)-100,000,000 =
566,523.74 (CAD)

100,000,000 CHF
• Z: CHF/CAD=1:1.1347 ; 1:1.1340
= 0.8813, 0.8818
• T:N CHF/CAD=1.1582:1.3060,1.1587:1.3055
= 0.8868, 0.8876
M=0.8868>B=0.8818chênh lệch giá, mua
CHF ở Z, bán CHF ở T:N, lợi nhuận là:
100,000,000x(1.1582:1.3060):(1:1.1340)-
100,000,000=566,523.74 (CHF)
•VíNewyork:USD/CHF=
dụ 3: Tại thời điểm 1.2046- 1.2053tin
T ta có thông
• Zurich: AUD/CHF = 0.9280-0.9286
• Sydney: AUD/USD = 0.7685-0.7690
Yêu cầu kinh doanh arbitrage với 100 triệu
USD, 100 triệu AUD, 100 triệu CHF

49

Ví dụ 4: Tại thời điểm T ta có thông tin:

• Toronto: USD/CAD= 1.1625-1.1629


• Zurich: CAD/CHF= 1.1120- 1.1125
• Newyork:USD/CHF= 1.2930-1.2936
• Yêu cầu kinh doanh arbitrage với 100 triệu
USD, 100 triệu CAD, 100 triệu CHF

50

3. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ có kỳ hạn


(Forward Operations)

• Một giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn là một


giao dịch mà trong đó mọi dữ kiện được
định ra vào thời điểm hiện tại nhưng việc
thực hiện sẽ diễn ra trong tương lai, theo
tỷ giá thoả thuận trước có ghi trong hợp
đồng.
• Tỷ giá có kỳ hạn sẽ được xác định trên
cơ sở tỷ giá giao ngay, thời hạn giao dịch
và lãi suất của hai đồng tiền đó.
51
1+KLB
F=Sx
1+KLA

Trong ñoù: A laø ñoàng tieàn yeát giaù, B laø ñoàng tieàn
ñònh giaù.
F laø tyû giaù coù kyø haïn cuûa ñoàng tieàn A so vôùi ñoàng
tieàn B.
K laø thôøi haïn thoûa thuaän (ngaøy, thaùng, naêm).
LA laø laõi suaát cuûa ñoàng tieàn A (ngaøy, thaùng, naêm).
LB laø laõi suaát cuûa ñoàng tieàn B (ngaøy, thaùng, naêm).
TS laø tyû giaù giao ngay (A/B= x).
52

FORWARD RATE = SPOT RATE + SWAP COST


F = S + S x T x (LB - LA)
Fm = Sm + Sm x T x (LtgB – LcvA)
Fb = Sb + Sb x T x (LcvB – LtgA)

• Khi LB > LA  F > S, phần dôi ra được gọi là


điểm gia tăng (Report, Premium).
• Khi LB < LA  F < S chênh lệch được gọi là điểm
khấu trừ (Deport, Discount).
• LB = LA  F = S
• VN, áp dụng theo QD 648/NHNN ngày 28/05/04
53

VD:
USD/VND= 19200/500
LS USD = 1% - 2%/năm
LS VND = 10% - 12%/năm
Kỳ hạn 3 tháng
Hợp đồng $10,000.00
Tính giá mua kỳ hạn và giá bán kỳ hạn
Fm = 19200 + 19200 x 3/12 x (10%-
2%) = 19584
Fb = 19500 + 19500 x 3/12 x (12%-
1%) = 20036

54
Lợi nhuận từ vị thế mua trong
hợp đồng kỳ hạn

Lợi nhuận

Giá của sản phẩm tại


K thời điểm đáo hạn, ST

55

Lợi nhuận từ vị thế bán hợp


đồng kỳ hạn

Lợi nhuận

Giá của sản phẩm tại


K thời điểm đáo hạn, ST

56

4. Nghiệp vụ Swap (nghiệp vụ hoán đổi)

• Là nghiệp vụ hối đoái kép, gồm hai nghiệp


vụ Spot+Forward, Forward+Forward. Hai
nghiệp vụ này được tiến hành cùng một
lúc, với cùng một lượng ngoại tệ nhưng
theo hai hướng ngược nhau.

57
SWAP GIỮA DN VỚI NH

BÁN USD
MUA VND Spot

Doanh nghiệp NHTM


USD VND

MUA USD
BÁN VND FW

58

SWAP GIỮA DN VỚI NH

BAN VND
MUA USD Spot

Doanh nghiệp NHTM


VND USD

MUA VND
BAN USD FW

59

NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN


QUYỀN CHỌN QUYỀN CHỌN
MUA BÁN
(CALL OPTIONS) (PUT OPTIONS)
NGƯỜI MUA MUA / KHÔNG BÁN / KHÔNG
QUYỀN MUA NGOẠI TỆ BÁN NGOẠI TỆ
(BUYER)
NGƯỜI BÁN BẮT BUỘC BÁN BẮT BUỘC MUA
QUYỀN NGOẠI TỆ NGOẠI TỆ
(SELLER)
Quyền chọn mua (Call Option)

• a. Người mua quyền chọn mua (Buyer Call


Option) – (Long Call)
• Người mua call option có quyền mua,
nhưng không bắt buộc phải mua một lượng
ngoại tệ (hàng hoá, chứng khoán) nhất định,
theo một tỷ giá đã định trước vào một ngày xác
định trong tương lai hoặc trước ngày đó.
• Người mua call option phải trả cho người
bán call một khoản chi phí (premium).

61

Lời
Người mua call
option

20600
Tỷ giá
(VND/USD)
20550

Lỗ
Người bán call
option

GIÁ HÒA VỐN QC MUA = GIÁ THỰC HIỆN (GIÁ THỎA


THUẬN) + PHÍ QUYỀN CHỌN

62 20600 = 20550 + 50

• b. Người bán quyền chọn mua (Seller Call option) –


(Short call)
• Người bán call option có trách nhiệm bán một số
ngoại tệ nhất định (hàng hoá, chứng khoán), theo mức
giá đã định trước tại một ngày xác định trong tương lai
hoặc trước ngày đó khi người mua muốn thực hiện
quyền.
• American style- được thực hiện bất kỳ thời điểm nào
trong khoảng thời gian của hợp đồng
• European style- chỉ được thực hiện quyền chọn vào
ngày đáo hạn của hợp đồng.

63
Nghiệp vụ quyền chọn bán (Put option)

• a. Người mua quyền chọn bán (Buyer put


option) – (Long put)
• Người mua put option có được quyền bán,
nhưng không bắt buộc phải bán một lượng
ngoại tệ (hàng hoá, chứng khoán) nhất định,
theo một tỷ giá đã định trước vào một ngày xác
định trong tương lai hoặc trước ngày đó.
• Người mua put option phải trả cho người
bán put một khoản chi phí

64

• b. Người bán quyền chọn bán (Seller put option) – (Short


put)
• Người bán put option có trách nhiệm mua một số
ngoại tệ (hàng hoá, chứng khoán) nhất định, theo một giá
đã định trước tại một ngày xác định trong tương lai hoặc
trước ngày đó khi người mua put option muốn thực hiện
quyền.
• Giá option (premium) phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tỷ
giá giao ngay (Spot rate), tỷ giá thỏa thuận trên hợp đồng
(Strike), thời hạn thỏa thuận (maturity), lãi suất của các
đồng tiền giao dịch, độ lệch chuẩn….

65

Lời Người
mua Put
Option

20560
20600
Tyû giaù
(VND/USD)

Lỗ Người bán
Put Option

GIÁ HÒA VỐN = GIÁ THỰC HIỆN – PHÍ


20560 = 20600 - 40

66
GIAO SAU TIỀN TỆ
• Thị trường giao sau tiền tệ là nơi giao dịch mua bán các
hợp đồng giao sau về tiền tệ.
• Hợp đồng giao sau (Futures contract) là một sự thỏa
thuận bán hoặc mua một khoản tiền nhất định tại một thời
điểm xác định trong tương lai và hợp đồng này được thực
hiện tại sở giao dịch.
• www.cme.com- Chicago mercantile exchange
• www.liffe.com, The London international financial futures
and options exchange.
• www.nybot.com - New York Board of Trade
• www.nymex.com - New York Mercantile Exchange

67

Đặc điểm:
• Được thực hiện tại quầy giao dịch mua
bán của thị trường, thông qua môi giới
(Broker). Người mua và người bán không
cần biết nhau.
• Hợp đồng giao sau chỉ có bốn ngày có giá
trị trong năm (4 value date per year): Ngày
thứ tư tuần thứ ba, tháng ba, tháng sáu,
tháng chín và tháng mười hai.

68

• Thị trường giao sau quy định kích cỡ cho một


đơn vị hợp đồng (fixed amount per contract).
• Những nhà đầu tư phải ký quỹ cho quầy giao
dịch thị trường (margin) 5% trị giá hợp đồng.

69
• Các khoản lời lỗ (loss or profit) được ghi
nhận và phản ảnh hàng ngày với clearing
house (Phòng thanh toán bù trừ).
• Phần lớn các hợp đồng giao sau thường
được kết thúc trước thời hạn, trong khi hợp
đồng có kỳ hạn (Forward) thì đa số các hợp
đồng đều được thanh toán bằng việc giao
hàng chính thức.

70

THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG


Là nơi tiến hành các hoạt động vay và cho vay
bằng ngoại tệ với những thời hạn xác định kèm
theo một khoản tiền lời thể hiện qua lãi suất.
Thị trường ngoại tệ Châu Au, Đôla Châu Au…
với những lãi suất LiBor (London interbank
offered rate), PiBor (Paris), NiBor (Nigerian),
FiBor (Frankfurt), SiBor, Tibor, Kibor…

71

PHẦN 2:
THANH TOÁN QUỐC TẾ

1. PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN:


Hối phiếu, Lệnh phiếu, Séc, Thẻ
2. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN:
Chuyển tiền, Nhờ thu, Ghi sổ, Giao chứng
từ nhận tiền, Tín dụng chứng từ
HỐI PHIẾU (Bill of exchange - Drafts)
• Luật hối phiếu Anh 1882 (Bill of Exchange
Act of 1882).
• Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm
1962 (Uniform Commercial Codes of 1962
UCC)
• Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform law
for bills of exchange – ULB), được ký tại
Giơ-ne-vơ (Geneve) năm 1930.
• Uy ban thương mại quốc tế của Liên hợp
quốc kỳ họp thứ 15 tại New York – thông
qua văn kiện A/CN 9/211 ngày 18/2/1982
về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế
(International Bills of Exchange and
Promissory notes)

Khái niệm

Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô


điều kiện do người xuất khẩu, người
bán, người cung ứng dịch vu,… ký
phát đòi tiền người nhập khẩu, người
mua, người nhận cung ứng dịch vụ
(NH mở L/C)… và yêu cầu người này
phải trả một số tiền nhất định, trong
một thời gian xác định cho người
hưởng lợi quy định trong mệnh lệnh ấy.

No 275/EX BILL OF EXCHANGE


may 05, 20xx
For USD 45,024.44
At …xxxx.. sight of this FIRST Bill of Exchange (Second
of the same tenor and date being unpaid) Pay to the
order of Sumitomo banking corporation of Korea the
sum of US dollars forty five thousand twenty four and
cents forty four only.

Value received as per our invoice (s) No(s) KR042-EX


Dated 24 APR 20xx
Drawn under Eximbank Vietnam Hochiminh city
Confirmed / irrevocable / without recourse L/C ..No 1405
Dated / wired …………18 MAR 20xx

To: EXIMBANK Drawer


of Vietnam of Hochiminhcity Sumitomo Co Korea
Đặc điểm của hối phiếu

• Tính trừu tượng của hối phiếu


• Tính bắt buộc trả tiền hối phiếu
• Tính lưu thông của hối phiếu

Phân loại hối phiếu

• Theo thời hạn:


+ HP trả ngay
+ HP trả chậm
• Theo chủ thể:
+ HP theo lệnh
+ HP vô danh
• Theo phương thức:
+ HP dùng trong phương thức nhờ thu
+ HP dùng trong phương thức tín dụng
chứng từ

Nhờ Thu

No……(1)… BILL OF EXCHANGE


( 2 )----20xx
For…………(3)………..
At …(4).. sight of this FIRST Bill of Exchange (Second of
the same tenor and date being unpaid) Pay to the order of
…………………………………………(5)………………………
…………………… the sum of
……………………………………………(6)……….

To…(12)……… (13) Drawer


TDCT
No……(1)… BILL OF EXCHANGE
( 2 )----20xx
For…………(3)………..
At …(4).. sight of this FIRST Bill of Exchange (Second of
the same tenor and date being unpaid) Pay to the order of
…………………………………………(5)………………………
…………………… the sum of
……………………………………………(6)……….

Value received as per our invoice (s) No(s)……(7)… …


Dated …………………(8)……………………
Drawn under ………………(9)…………………
Confirmed / irrevocable / without recourse L/C No …(10)…
Dated / wired …………(11)…………………………
To…(12)……… (13) Drawer

Trả tiền sau

• Trả tiền sau thì có nhiều cách thỏa thuận:


• Nếu phải trả tiền sau bao nhiêu ngày nhận hối
phiếu thì sẽ ghi là “X ngày sau khi nhìn thấy
…” (At 20 days after sight …)
• Nếu phải trả sau bao nhiêu ngày ký phát hối
phiếu, thì ghi “X ngày kể từ ngày ký phát hối
phiếu” (At 20 days after bill of exchange date)
• Nếu phải trả tiền sau bao nhiêu ngày khi giao
hàng thì sẽ ghi là “X ngày sau khi ký vận đơn
…” (At 20 days after bill of lading date).

Cách viết số tiền

+ USD 10,000.00
US Dollars ten thousand only.
+ USD 111,880.00
United states dollars One hundred
eleven thousand eight hundred and
eighty only
+ USD 544,165.20
United states dollars Five hundred forty
four thousand one hundred sixty five
and cents twenty only
• Chấp nhận hối phiếu (Acceptance)
• Ký hậu hối phiếu (Endorsement)
• Bảo lãnh (Guarantee)
• Kháng nghị (Protest)
• Chiết khấu (Discount)

VD1: Công ty Savimex xuất khẩu lô


hàng trị giá 202,430.50 USD với XYZ
Co., Ltd. có trụ sở đặt tại Newyork.
Theo hợp đồng này hàng đã được
giao ngày 18/07/20xx và đến hạn
thanh toán ngày 18/10/20xx qua Asia
commercial bank. Ngân hàng phục
vụ nhà nhập khẩu là Bank of
America. Là người xuất khẩu, bạn
hãy ký phát hối phiếu đòi tiền nhà
nhập khẩu. Phương thức nhờ thu.`

VD2: Cho trích đoạn L/C:


• To: Sakura bank Tokyo Japan
• From: Industrial and Commercial bank of
Vietnam Hochiminh City.
• We open Irrevocable Credit No
3601C93LC1461
• Date 07/June/20xx
• Expiry: 25/July/20xx
• Beneficiary: Sumitomo Corporation Tokyo
• Applicant: Viet Hung, Hiep Binh Chanh, Thu
Duc, Hochiminh City Vietnam
• Amount: USD 178,000 – CIF Hochiminh City
Port, Vietnam.
• Shipment must be effected not later than
20/July/20xx.
• Draft: at sight.
Là nhà XK hãy ký phát hối phiếu, B/L 20/7/20xx
LỆNH PHIẾU
Là lời hứa, lời cam kết thanh toán của
người trả tiền. Lệnh phiếu do người mua,
nhà nhập khẩu ký phát.

Cheque / Check
• Cheque là tờ lệnh thanh toán do người
chủ tài khoản tiền gởi ký phát, ra lệnh
cho Ngân hàng trích từ tài khoản của
mình một số tiền nhất định để trả cho
người cầm séc, người có tên trên tờ
séc hoặc trả theo lệnh của người ấy.

THẺ THANH TOÁN


• ATM
• Debit cards
• Credit cards
• Smart cards
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
• Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ
quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao
dịch mua bán ngoại thương giữa tổ chức nhập
khẩu và tổ chức xuất khẩu.
• Có rất nhiều phương thức thanh toán khác
nhau:
– Phương thức chuyển tiền (T/T)
– Phương thức ghi sổ (Open account)
– Phương thức nhờ thu trơn (Clean collection) và nhờ
thu kèm chứng từ (Documentary collection- D/P, D/A).
– Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD)
– Phương thức tín dụng chứng từ (D/C-L/C)

PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN


(Remittance, T/T)

Người trả tiền, người mua, tổ chức


nhập khẩu,…yêu cầu Ngân hàng
phục vụ mình chuyển một số tiền nhất
định thanh toán cho người hưởng lợi
(người bán, tổ chức xuất khẩu, người
nhận tiền) ở một địa điểm xác định
(số tài khoản-NH) trong một thời gian
nhất định.

Các bên có liên quan:


• Người phát hành lệnh chuyển tiền
(người mua, nhập khẩu)
• Ngân hàng nhận thực hiện việc
chuyển tiền (Ngân hàng nơi đơn vị
chuyển tiền mở tài khoản tiền gởi
ngoại tệ).
• Ngân hàng chi trả.
• Người nhận tiền (người bán, tổ chức
xuất khẩu,…)
Quy trình thanh toán trong phương thức
chuyển tiền

T/T
NH NH

Báo nợ Lệnh chi Báo có

HH
NK XK
BCT

Article 3: Payment
By TTR IN ADVANCE via INDUSTRIAL AND
COMMERCIAL BANK OF VIETNAM,
TRANSACTION OFFICE NR.2
Payment documents required:
•Commercial invoice in triplicate, Packing list
in triplicate
•3/3 Original Bill of Lading.
•2/2 Insurance Policy covering all risks for
110% contract value.

• 3/3 Certificate of quantity/Quality


issued by Seller.
• Certificate of origin issued on or prior
B/L date by China Council For The
Promotion Of International Trade.
• Third party documents acceptable.
• Overdue payment will be charged
1% per month.
• All banking charge inside Vietnam for
Buyer’s account.
Tuy nhiên trong thực tế, các bước
trên có thể thay đổi thứ tự, nhưng
phải được thoả thuận chi tiết trong
hợp đồng. Có thể tổ chức nhập
khẩu phải thanh toán trước một tỷ
lệ % giá trị hợp đồng trước khi nhận
được Bộ chứng từ giao hàng,
nhưng cũng có khi nhận hàng sau
một thời gian rồi mới thanh toán.

• Trong phương thức chuyển tiền Ngân


hàng chỉ là trung gian thực hiện việc
thanh toán theo ủy nhiệm để hưởng thủ
tục phí (hoa hồng) và không bị ràng
buộc trách nhiệm gì cả.
• Việc trả tiền phụ thuộc vào sự thoả
thuận của 2 bên. Vì vậy quyền lợi của 2
bên không được đảm bảo.
• Sử dụng cho các khoản thanh toán
tương đối nhỏ và giữa 2 đơn vị thân tín.

PHƯƠNG THỨC GHI SỔ


• Phương thức ghi sổ là phương thức
thanh toán mà việc thanh toán các
khoản nợ, được tập hợp và thanh toán
cùng một lúc vào thời điểm nhất định
(cuối tháng, cuối quý).
• Thông thường phương thức này áp
dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị
quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn
nhau.
PHƯƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ NHẬN
TIỀN (CAD: Cash against documents)
• Phương thức CAD là phương thức
thanh toán mà trong đó tổ chức nhập
khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán yêu
cầu Ngân hàng bên nước xuất khẩu mở
cho mình một tài khoản tín thác (Trust
account) để thanh toán tiền cho tổ
chức xuất khẩu khi nhà xuất khẩu xuất
trình đầy đủ chứng từ theo đúng thoả
thuận.

Quy trình thanh toán:

(3) HH
XK NK

(2) (1)
(5) T/T (4)
Gởi BCT

(6)
NH

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN


NHỜ THU (Collection of payment)
• 1. Cơ sở pháp lý:
• Phương thức thanh toán Nhờ thu
được thực hiện theo bản “Quy tắc thống
nhất về nghiệp vụ nhờ thu” do Phòng
Thương mại Quốc tế ban hành, số xuất
bản 522 – năm 1995 có gía trị hiệu lực kể
từ ngày 1/1/1996 (The Uniform Rules for
Collection –URC- ICC PUB No.522 –1995
Revision). Thay thế cho văn bản 322 ICC
1978.
2.Khái niệm:
• Phương thức nhờ thu là nghiệp
vụ xử lý của Ngân hàng đối với các
chứng từ quy định theo đúng chỉ
thị nhận được nhằm để :
• Chứng từ đó được thanh toán
hoặc được chấp nhận
• Chuyển giao khi chứng từ được
thanh toán hoặc được chấp nhận
• Chuyển giao chứng từ theo đúng
các điều khoản và điều kiện khác.

• Chứng từ (Documents):
• Chứng từ tài chính (Financial documents):
hối phiếu (bills of exchange), lệnh phiếu
(promissory notes, Séc (cheques) hay các
phương tiện tương tự.
• Chứng từ thương mại (Commercial
documents): hoá đơn (invoices), chứng từ
vận tải (transport documents), giấy chứng
nhận số lượng - trọng lượng - chất lượng,
phiếu đóng gói, phiếu kiểm dịch vệ sinh,…

3.Các loại nhờ thu:


• Nhờ thu trơn (Clean Collection)
• Nhờ thu kèm chứng từ
(Documentary Collection)
• a. Nhờ thu trơn (Clean Collection):
• Là nhờ thu các chứng từ tài
chính không kèm theo chứng từ
thương mại. Ví dụ nhờ thu các tờ
séc trong thanh toán.
Quy trình thực hiện phương thức thanh
toán nhờ thu trơn (Clean Collection)

(6) T/T
NH NH
(3) HP

(7) Báo có (2) HP (4) HP (5) Lệnh chi

(1) HH&BCT
XK NK

• b. Nhờ thu kèm chứng từ


(Documentary Collection)
• Phương thức nhờ thu kèm chứng
từ là nhờ thu chứng từ tài chính kèm
theo chứng từ thương mại.
• Trong phương thức thanh toán
này tổ chức xuất khẩu nhờ Ngân
hàng thu hộ tiền từ tổ chức nhập
khẩu không những chỉ căn cứ vào
hối phiếu mà còn căn cứ vào chứng
từ thương mại gởi kèm theo hối
phiếu.

Những đơn vị tham gia trong


quy trình thanh toán
• Tổ chức Xuất khẩu – Principal-drawer
• Tổ chức Nhập khẩu – Drawee - người trả
tiền
• Ngân hàng chuyển chứng từ - Remitting
bank
• Ngân hàng thu hộ - Collecting bank, Ngân
hàng xuất trình chứng từ - Presenting bank
Quy trình thực hiện phương thức thanh
toán nhờ thu kèm chứng từ (Documentary
Collection)

(8) T/T
NH NH
(4) HP + BCT

(9) Báo có (3) HP + BCT (5) HP&BS BCT (6) (7) BCT

(2) HH
XK NK
(1)HĐ mua bán

• Điều kiện giao bộ chứng từ D/P


hay D/A
• D/P– Documents against
payment - thanh toán ngay
• D/A – Documents against
Acceptance – thanh toán chậm

Value, payment term:


• Total value $16,890.00 (CIF
Hochiminh Port)
• Payment: D/P at sight to account of
ZHEJIANG Co., LTD.
• Article 2: Value, payment term
• Total value : $24,430.00 (CIF
Hochiminh Port)
• Payment: 30% by T/T in advance
and 70% by D/P to account of
HANGZHOU JIHUA IMPORT AND
EXPORT CO., LTD

Nhận xét: áp dụng phương thức thanh


toán nhờ thu kèm chứng từ quyền lợi
của tổ chức xuất khẩu được đảm bảo
hơn, không bị mất hàng nếu bên nhập
khẩu không thanh toán, vai trò Ngân
hàng được nâng cao thêm trách nhiệm
khống chế bộ chứng từ. Tuy nhiên tốc
độ thanh toán vẫn chậm, rủi ro cho bên
xuất khẩu vẫn lớn vì NK có thể từ chối
thanh toán nhưng hàng thì đã chuyển
đi.

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN


TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Cơ sở pháp lý:
• Bản qui tắc thống nhất và thực hành
về tín dụng chứng từ (Uniform Customs
and Practice for documentary credits) do
Phòng Thương mại Quốc tế (ICC-
International Chamber of Commerce) ban
hành.
• Văn bản đầu tiên được xuất bản năm
1933 sau đó được sửa đổi bổ sung qua
các năm 1951, 1962, 1974, 1983 (số
400.ICC), 1993 - ICC – UCP – No 500.
Hiện nay là UCP 600

ISBP The International Standard Banking Practice


• Viết tắt: Ltd-Limited, Int’l - International , Co
- Company, Ind - Industry, mfr -
manufacturer…
• Một chứng từ vừa ghi cả ngày lập và ngày
ký, thì được coi là phát hành vào ngày ký
• ‘Shipping documents’-all documents (not
only transport documents)
• Third party documents acceptable- có
nghĩa là tất cả chứng từ kể cả hóa đơn có
thể được ký phát bởi người thứ ba không
phải là người hưởng lợi (trừ hối phiếu)

• Misspelling or typing erros (lỗi chính tả


hoặc đánh máy): fountan pen-fountain pen
(bút máy) hoặc modle-model… tha thứ
được
• Tuy nhiên nếu model 98- model 89- thì
không chấp nhận..
• Duplicate-2 bản như nhau, Triplicate-3 bản
như nhau
Phương thức tín dụng chứng từ là một
sự thỏa thuận mà trong đó một Ngân
hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) đáp
ứng những yêu cầu của khách hàng
(người xin mở thư tín dụng), cam kết
hay uỷ nhiệm cho một ngân hàng khác
chi trả, chấp nhận hối phiếu hoặc chiết
khấu chứng từ theo yêu cầu của người
hưởng lợi L/C khi những điều khoản và
điều kiện quy định trong L/C được thực
hiện đúng và đầy đủ.

Đối tượng tham gia vào phương thức

• Ngân hàng mở thư tín dụng - Ngân hàng


phát hành L/C - The issuing bank -
Opening bank
• Người xin mở L/C - The Applicant for the
credit
• Người hưởng lợi L/C – The Beneficiary
• Ngân hàng thông báo thư tín dụng - The
Advising bank
• Ngân hàng xác nhận - The Confirming
bank

• Ngân hàng chiết khấu - Ngân hàng


thương lượng chứng từ - The Negotiating
bank
• Ngân hàng thanh toán - The Paying bank
• Ngân hàng chấp nhận hối phiếu - The
accepting bank
• Ngân hàng chuyển nhượng - Transferring
bank
• Ngân hàng đòi tiền - The Claiming bank
• Ngân hàng hoàn trả - The Reimbursing
Bank.
• Ngân hàng chuyển chứng từ – The
Remitting bank
• Ngân hàng được chỉ định L/C –The
Nominated bank
Quy trình mở thư tín dụng:

Hồ sơ xin mở L/C
• Giấy đề nghị mở L/C
• Hồ sơ pháp nhân khách hàng
• Quyết định bổ nhiệm
• Bản sao hợp đồng
• Giấy phép nhập khẩu
• Phương án nhập khẩu
• Báo cáo tài chính
• TSTC,Cầm cố nếu có yêu cầu (vay
ký quỹ L/C)

Những lưu ý khi viết đơn


1. Người mua phải nhận thức rằng
phương thức tín dụng chứng từ
không phải là hình thức thanh toán
an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ
giao dịch trên chứng từ chứ không
biết đến hàng hóa. Nếu chứng từ
phù hợp với các điều kiện, điều
khoản của L/C thì người mua phải
trả tiền mặc dù hàng hóa đã giao
không đúng với hợp đồng.
2. Viết đúng theo mẫu đơn của ngân
hàng
3. Người viết cần thận trọng, cân nhắc kỹ
lưỡng trước khi viết các điều khoản và
điều kiện vào L/C, quyền lợi XK và NK
4. Phải tôn trọng các đk trong hợp đồng
(nếu cần có thể thay đổi)
5. Viết 2 bản (NH 1 bản, NK 1 bản)
6. Đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết
tranh chấp giữa nhà NK và NH mở L/C
7. Đơn là cơ sở để NH viết L/C

Người hưởng lợi kiểm tra LC


• Hình thức LC
• Nội dung LC
• Đối chiếu hợp đồng
• Khả năng hiện tại
• Kết luận: có thể thực hiện đúng và đầy đủ
tất cả điều khoản và điều kiện của L/C?
nếu được thì giao hàng, không thì đề nghị
tu chỉnh (Amendment)

L/C - LETTER OF CREDIT


Khái niệm: L/C là văn kiện (lá thư) của
NH mở LC gởi cho người hưởng
lợi, nó được viết ra theo yêu cầu
của người xin mở LC, nhằm diễn
đạt những cam kết thanh toán của
NH với người hưởng lợi kèm theo
các điều khoản và điều kiện quy
định.
Ý nghĩa L/C
• L/C là cốt lõi của phương thức
TDCT
• L/C là được mở ra nhằm thực hiện
điều khỏan thanh tóan của HĐ, nhưng
nó độc lập với hợp đồng
• L/C là cơ sở pháp lý chính của việc
thanh tóan, nó ràng buộc các bên có
liên quan đến phương thức này

Quy trình thanh toan phương


thức tín dụng chứng từ:
Tại ngân hàng mở L/C

• Nếu L/C quy định chiết khấu:


“AVAILABLE WITH ANY BANK IN
BENEFICIARY’S COUNTRY BY
NEGOTIATION”
“AVAILABLE WITH ADVISING BANK BY
NEGOTIATION”
“AVAILABLE WITH ANY BANK BY
NEGOTIATION”
“AVAILABLE WITH OPENING BANK BY
NEGOTIATION”
Trong thư ngân hàng thể hiện
việc xác nhận phù hợp với L/C
và chỉ thị đòi tiền
“WE HEREBY CERTIFY THAT ALL TERMS
AND CONDITIONS OF THE CREDIT HAVE
BEEN COMPLIED WITH. PLEASE
TELEREMIT THE PROCEEDS TO OUR
ACCOUNT… WITH … UNDER YOUR
AND THEIR TESTED TELEX/SWIFT ADVICE
TO US QUOTING OUREF …
THANKS AND BEST REGARDS.

Nếu ngân hàng trả tiền khác ngân hàng phát hành
• Ngân hàng chiết khấu sẽ đòi tiền ngân
hàng trả tiền bằng Telex hoặc Swift, đồng
thời gửi bộ chứng từ kèm theo thư ngân
hàng và bản copy điện đòi tiền đến cho
ngân hàng phát hành.
• Điện đòi tiền phải ghi rõ số L/C, tên ngân
hàng nào phát hành, có lời xác nhận
chứng từ phù hợp của Ngân hàng thương
lượng.

Bộ chứng từ bất hợp lệ


• Tu chỉnh L/C.
• Thương lượng chứng từ với điều kiện
bảo lưu
• Cách gửi chứng từ và chỉ thị đòi tiền
cũng giống như trường hợp chứng từ
hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên điều
cần lưu ý ở đây là nếu có quá nhiều lỗi
sai, Ngân hàng thương lượng sẽ
không xác nhận phù hợp và cũng
không nêu các bất hợp lệ đó.
7. CÁC LOẠI L/C

NỘI DUNG L/C


Thư tín dụng được lập trên cơ sở đơn xin mở L/C, có
nội dung giống nhau:
•20: Số hiệu L/C
•Địa điểm mở L/C
•31C: Ngày mở L/C
•Tên, địa chỉ người liên quan
•40A: Loại L/C
•32B: Số tiền
•39A: Dung sai

131

NỘI DUNG L/C


• Thời gian hiệu lực L/C
• Ngày hết hiệu lực L/C
• Địa điểm hết hiệu lực L/C
• 45A: Mô tả hàng hóa/dịch vụ
• Chứng từ yêu cầu
• Thời hạn xuất trình chứng từ
• Thời hạn trả tiền L/C
• Thời hạn giao hàng
132
Thời hạn giao hàng
• Chính xác, rõ ràng, không dùng thuật ngữ:
promt, immediately, as soon as possible.
• On, about: trong khoảng trước và sau 5
ngày so với ngày giao hàng kể cả ngày
đầu và ngày cuối.
• To, untill, till, from, between: khoảng thời
gian bao gồm ngày quy định.
• Latest date of shipment
133

Mốc thời điểm trong quá trình


• Trả ngay

• Trả chậm

134

NỘI DUNG L/C


• 43P: Partial shipment
Giao hàng từng phần
Nhiều lần, nhiều chuyến khác, thời điểm
khác nhau.
• 43T: Transhipment
Nhiều phương tiện, một vận đơn
• Điều khoản bổ sung

135
Phát hành MT700
• 3 dòng đầu:
Sender: ISO Bank code
Message type: 700
Receiver: NH thông báo có quan hệ đại lý
với NH mở L/C, dùng SWIFT code
• M/27: Số thứ tự/tổng số trang
• M/40A: Loại L/C (Irrevocable/Confirmed
Irrevocable/Transferable/Stand by/Others)
136

Phát hành MT700


• M/20: Số hiệu L/C
• O/23: số tham chiếu thông báo sơ bộ
• O/31C: ngày phát hành L/C
• M/31D: ngày và nơi hết hiệu lực
• O/51A: NH phục vụ người xin mở
• …
M: mandatory, O: option

137

1. L/C KHÔNG THỂ HỦY NGANG


(IRREVOCABLE L/C)
• Xác định trách nhiệm thanh toán của NH
mở.
• L/C sau khi mở, trong thời gian hiệu lực,
không được sửa, bổ sung, hủy bỏ nếu
không có sự đồng ý của nhà XK và các
bên tham gia.
• Ngay khi phát hành L/C là không hủy
ngang.

138
2. L/C KHÔNG THỂ HỦY NGANG CÓ XÁC NHẬN
(CONFIRMED IRREVOCABLE L/C)

• L/C không hủy ngang được NH khác xác


nhận cam kết thanh toán, thường là NH
thông báo L/C.
• Phải ghi rõ tên NH xác nhận, chỉ thị dành
cho NH xác nhận

139

3. L/C KHÔNG THỂ HỦY NGANG MIỄN TRUY ĐÒI


(IRREVOCABLE WITHOUT RECOUSE L/C)

• Sau khi người hưởng lợi đã nhận tiền từ


NH thanh toán, gửi chứng từ đòi tiền NH
mở L/C.
• Nếu NH mở từ chối thanh toán, NH
thanh toán không được đòi người
hưởng.
• Hối phiếu miễn truy đòi, và L/C miễn truy
đòi người ký phát.

140

4. L/C CHUYỂN NHƯỢNG


(TRANSFERABLE L/C)
• L/C không hủy ngang, cho phép người
hưởng yêu cầu NH thanh toán, chấp nhận
HP, chiết khấu HP, chuyển nhượng một phần
hoặc toàn bộ giá trị L/C cho bên thứ ba
(những người hưởng lợi thứ hai)
• Mỗi L/C chỉ chuyển nhượng 01 lần và chi phí
chuyển nhượng do người hưởng đầu chịu.
• Chứng từ thanh toán không nhất quán do
bên thứ ba lập, chậm, rườm rà, phức tạp.
141
4. L/C CHUYỂN NHƯỢNG
(TRANSFERABLE L/C)
• Quy trình mở:

142

4. L/C CHUYỂN NHƯỢNG


(TRANSFERABLE L/C)

143

5. L/C TUẦN HOÀN


(REVOLVING L/C)
• Sau khi sử dụng xong, hoặc hết hiệu lực
L/C thì tự có giá trị như vậy cho đến khi
hoàn tất giá trị hợp đồng.
• Tuần hoàn có tích lũy: Nếu nhà XK không
giao hàng thì trong thời hạn kế tiếp giá trị
L/C trước được cộng dồn vào L/C sau.
• Không tích lũy: không được cộng dồn.
• Tự động, không tự động, bán tự động.
• Uy tín, ổn định.
144
6. L/C GIÁP LƯNG
(BACK TO BACK L/C)
• Mở trên cơ sở L/C gốc nhà NK đã mở.
Nhà XK mua hàng từ nhà cung cấp khác,
căn cứ vào L/C này yêu cầu NHXK mở
L/C giáp lưng.
• L/C giáp lưng nhỏ hơn L/C gốc.
• Thời hạn L/C giáp lưng sớm hơn gốc.
• Dễ sai sót do chứng từ do nhà cung cấp
lập, khác với yêu cầu L/C gốc.
145

7. L/C ĐỐI ỨNG


(RECIPROCAL L/C)
• Dùng cho mua bán đối lưu.
• Chỉ có hiệu lực sau khi L/C đối ứng đã
được mở.
• Quan hệ hàng đổi hàng, gia công quốc tế.

146

8. L/C DỰ PHÒNG
(STAND BY L/C)
• Đảm bảo quyền của nhà NK khi nhà XK
không có khả năng giao hàng. NH mở
cam kết thanh toán cho nhà NK nếu nhà
XK không hoàn thành nghĩa vụ.
• Sử dụng trong đấu thầu, đầu tư quốc tế.
• Sử dụng ở các quốc gia có NH không
thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

147
9. L/C TRẢ CHẬM
(DEFERRED PAYMENT L/C)
• NH mở cam kết với người hưởng thanh
toán dần số tiền ghi trong L/C trong thời
gian hiệu lực quy định.
• Dùng khi mua bán chịu.

148

10. L/C ỨNG TRƯỚC


(PACKING L/C)
• Quy định ứng trước một khoản tiền cho
nhà XK trước khi xuất trình bộ chứng từ.
• Quy định một điều khoản đặc biệt tạo điều
kiện thuận lợi cho các bên liên quan. (Điều
khoản đỏ)
• Người hưởng có quyền đòi khoản tiền
nhất định trước giao hàng, sẽ bị trừ vào số
tiền thanh toán khi xuất trình chứng từ.

149

KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ


Bài 1:
Tại Citibank HCM ngày 23/09/20xx có niêm yết bảng tỷ giá sau:

1. Tính các cặp tỷ giá sau: AUD/SGD, EUR/CHF, NZD/JPY, HKD/THB,


DKK/NOK.
2. Khách hàng bán 560,000 AUD thu được bao nhiêu SGD? Khách hàng mua
45,000 EUR cần bao nhiêu CHF? Khách hàng cần bán bao nhiêu AUD để có 23
triệu VND?

Bài 2: Tham khảo tỷ giá trên thị trường:

1. Bank of America (BoA) Newyork đang có USD nhưng đang cần 5 triệu GBP và 2
triệu EUR để đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng. Theo bạn, BoA sẽ hành
động như thế nào để đổi từ USD ra GBP và EUR. Ngân hàng sẽ niêm yết tỷ giá
GBP/USD và EUR/USD như thế nào để đạt được yêu cầu trên? Giả sử biên độ
biến động của tỷ giá không vượt quá 30 điểm.
2. Nếu tỷ giá GBP/USD và EUR/USD của BoA cao hơn tỷ giá trên thị trường 10
điểm thì BoA đạt được yêu cầu trên. Hãy tính số USD mà BoA cần để thực hiện
các khoản giao dịch trên.

Bài 3:
Công ty Procter&Gamble Singapore (P&G Sin) đang có 1,200,000 USD từ việc xuất
khẩu lô hàng bột giặt Tide đến P&G Việt Nam. Công ty sẽ còn lại bao nhiêu SGD sau khi
thực hiện thanh toán các khoản sau:
- Trả lãi vay 25,000 EUR
- Thanh toán phí vận chuyển 50,000 JPY cho hãng tàu NYK LINE của Nhật.
- Phí chuyển tiền 50 SGD
Biết rằng ngân hàng công bố tỷ giá như sau:
USD/SGD 1.7493/09
EUR/USD 1.4152/55
USD/JPY 95.23/28

Bài 4:
Ngày 14/02/200X, một dealer của BNP Paribas tham khảo tỷ giá trên thị trường như sau:
Tại Newyork GBP/USD 1.7890/15
Tại Paris EUR/USD 1.2220/40
Tại London GBP/EUR 1.4590/10
Với 1 triệu EUR, lợi nhuận tính bằng EUR là bao nhiêu?
Lợi nhuận tính bằng USD là bao nhiêu?

Bài 5:
Ngày 26/05/20xx, HSBC London công bố tỷ giá như sau:

Symbol BID ASK


GBP/USD 1.5966 1.5976 (1)
GBP/EUR 1.4329 1.4364 (2)
GBP/JPY 171.17 171.30 (3)
EUR/JPY 120.23 120.38 (4)
USD/JPY 107.26 107.30 (5)

Nếu có 1 triệu GBP bạn nên giao dịch Arbitrage như thế nào?

Bài 6:
Ngày 12/10/200X, một khách hàng ký 3 hợp đồng giao sau bán AUD lấy USD với Sở
giao dịch với giá thoả thuận AUD/USD 0.7720. Biết rằng:
- Số tiền ký quỹ 5% giá trị hợp đồng
- Số tiền ký quỹ tối thiểu là 50% ký quỹ ban đầu.
Hãy xác định các khoản lãi lỗ từng ngày. Khách hàng có phải ký quỹ bổ sung hay không?

Biết tình hình biến động tỷ giá như sau:


Ngày AUD/USD
13/10/0X 0.7730
14/10/0X 0.7720
15/10/0X 0.7710
16/10/0X 0.7715
17/10/0X 0.7720
18/10/0X 0.7725
19/10/0X 0.7730

Bài 7:
Tại NH B:
USD/CHF=1.0500-05
CHF 1.75-2%
USD 3-3.5%
Để đáp ứng nhu cầu cho vay 210,000 CHF 6 tháng, NH A swap với NH B bằng cách bán
giao ngay 200,000 USD và mua lại số USD này 6 tháng. Lợi nhuận của NH A từ các giao
dịch trên là bao nhiêu?

Bài 8: DBS có thông tin sau:


Spot 1 month 3 months
USD/CAD 1.1125 – 29 09 – 16 21 – 15
Xác định tỷ giá kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng của USD/CAD.

Bài 9:
Colgate Palmolive tại Singapore sẽ nhận được 428,000 AUD của lô hàng xuất khẩu sau
60 ngày nữa. Để dự phòng rủi ro AUD giảm giá so với SGD. Công ty chọn 1 trong 2
phương án sau:
- Bán kỳ hạn 60 ngày AUD lấy SGD với AFC Merchant Bank.
- Ký hợp đồng mua quyền chọn bán kỳ hạn 60 ngày lấy SGD. Với giá thoả thuận
AUD/SGD 1.1386. Với premium là 0.0044 SGD/AUD.
Biết AFC công bố tỷ giá hôm nay:
AUD/USD 0.6820/27; USD/SGD 1.6695/05
Lãi suất năm với cơ sở tính lãi là 360 ngày:
SGD 5%-5.5%; AUD 6%-6.5%
1. Dự đoán AUD giảm giá mạnh, khách hàng nên chọn phương án nào? Số tiền SGD
có được là bao nhiêu?
2. 60 ngày sau công ty nhận được báo có lô hàng xuất khẩu, phí giao dịch 250SGD.
Trả nợ 45,600EUR; ký quỹ L/C 124,000 HKD, thanh toán 980,000JPY. Công ty
sẽ thanh toán ra sao? Biết ngày này tỷ giá công bố như sau:
USD/HKD 6.5760/70; USD/SGD 1.6526/36;
AUD/USD 0.6795/06; EUR/USD 1.1257/67; USD/JPY = 112.69/79

Bài 10:
Hoàng Vũ JOC ký hợp đồng mua quyền chọn mua 12 triệu EUR với VCB HCM, kỳ hạn
3 tháng vào ngày 12/01/200X với Strike price EUR/USD 1.2560, premium 0.0120
USD/EUR. Theo anh/chị/em 3 tháng sau, nếu tỷ giá giao ngay EUR/USD là 1.2690 thì
khách hàng có thực hiện hợp đồng hay không? Ở mức giá nào thì khách hàng không thực
hiện?

You might also like