You are on page 1of 52

MỤC LỤC

I. Tìm hiểu về LCL...........................................................................................................1


1. LCL là gì?.....................................................................................................................1
2. Ưu điểm và nhược điểm của vận chuyển hàng LCL bằng đường biển........................2
3. Các đơn vị liên quan và những lưu ý chung trong dịch vụ LCL..................................6
3.1. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan...............................................................6
3.2. Những lưu ý chung trong dịch vụ LCL..................................................................7
II. Xuất khẩu hàng LCL bằng đường biển.........................................................................8
1. Đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài..............................................8
2. Tìm kiếm và chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển LCL.......................................8
3. Đặt chỗ trên tàu........................................................................................................10
4. Đóng gói hàng hóa...................................................................................................11
5. Giao hàng đến kho của nhà vận chuyển..................................................................12
6. Hoàn thành các thủ tục hải quan..............................................................................13
7. Vận chuyển hàng hóa đến cảng...............................................................................15
8. Chuyển tải và vận chuyển hàng hóa........................................................................16
9. Thủ tục hải quan nhập khẩu.....................................................................................18
10. Giao hàng đến kho đích........................................................................................19
III. Liên hệ thực tế của Quy trình xuất khẩu SAVONIA của công ty Sung Gwang Vina
Co., Ltd..............................................................................................................................19
1. Giới thiệu công ty Sung Gwang Vina Co.,Ltd.........................................................19
2. Đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài............................................22
3. Tìm kiếm và chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển LCL.....................................25
4. Đặt chỗ trên tàu........................................................................................................25
5. Đóng gói hàng hóa...................................................................................................28
6. Giao hàng đến kho của nhà gom hàng.....................................................................31
7. Hoàn thành các thủ tục hải quan..............................................................................35
8. Vận chuyển hàng hóa đến cảng..................................................................................43
9. Chuyển tải và vận chuyển hàng hóa...........................................................................44
10. Thủ tục hải quan nhập khẩu......................................................................................47
11. Giao hàng đến kho đích............................................................................................47
I. Tìm hiểu về LCL
1. LCL là gì?

Nguồn: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

LCL được viết tắt từ Less than Container Load được hiểu là hàng hóa không xếp đủ
một container, mô tả việc trong quá trình đóng hàng vận chuyển quốc tế, chủ hàng không
đủ lượng hàng để đóng đủ vào nguyên container, mà cần ghép hàng với các chủ hàng
khác.

Khi thực hiện gom nhiều lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau gọi là consolidation,
hàng hóa được gom gọi là hàng consol, người đứng ra thực hiện gom hàng gọi là
consolidator.

Gom hàng (Consolidation): là việc tập hợp nhiều lô hàng lẻ từ nhiều người gửi cùng
một nơi đi, thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho nhiều người nhận ở cùng một
nơi đến

Ví dụ: Công ty A có nhu cầu vận chuyển 10 mét khối hàng may mặc từ Hải Phòng đi
Canada. Lô hàng này không đủ để xếp đầy 1 container 20’ (thể tích trong trên 35 mét
khối), nên cần ghép với một số lô khác của người gửi hàng khác để tối ưu chỗ và tiết
kiệm chi phí.

Và 10 khối hàng nêu trên được gọi là hàng lẻ, hay hàng LCL.

1
2. Ưu điểm và nhược điểm của vận chuyển hàng LCL bằng đường biển.

Nguồn: vsico.com.vn; thietbitrieuvu.vn

Ưu điểm:

- Tiết kiệm chi phí vận chuyển:

Đối với các Chủ hàng (Shipper) là cá nhân hay doanh nghiệp khi có số lượng hàng
hóa nhỏ, không đủ đóng đầy một container thì nên chọn dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL
để giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn và hiệu quả hơn.

Đối với các Công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarder), nếu khách hàng đặt chỗ
với khối lượng hàng nhỏ, không đủ số lượng hàng hóa tối thiểu để đóng trong một
container, thì có thể đặt chỗ lại qua một công ty giao nhận khác (được gọi là Master
Consol hay Master Consolidator) trực tiếp mở container gom hàng lẻ LCL để tiết kiệm
chi phí vận chuyển.

Với dịch vụ hàng lẻ LCL, các chủ hàng chỉ trả tiền cước vận chuyển cho không gian
mà họ sử dụng trong một container. Do đó, họ tránh được chi phí thuê container hoặc
nguyên xe tải, kèm theo là tiết kiệm được giá container và các chi phí vận chuyển hàng
hóa khác.

- Tăng tính kết nối giữa bên gửi hàng và bên vận chuyển:

2
Gom hàng lẻ trong vận tải cũng thúc đẩy hợp tác chuyên nghiệp giữa các công ty liên
kết bằng cách thiết lập quan hệ lâu dài với đối tác vận chuyển với họ. Mối quan hệ giữa
bên vận chuyển và bên thuê cũng được đẩy mạnh – thông qua việc giảm chi phí hoạt
động chung và tăng lợi nhuận cho tất cả các bên.

- Tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả công việc:

Nhờ có dịch vụ vận chuyển hàng lẻ (LCL), chủ hàng không cần phải chờ đợi cho đến
khi có đủ số lượng hàng đóng đầy container mới tiến hành vận chuyển. Chủ hàng có thể
sử dụng dịch vụ gom hàng lẻ LCL để kết hợp đóng ghép với các chủ hàng khác để cùng
đóng đầy một container hàng hóa nhanh chóng. Như vậy hàng hóa sẽ được vận chuyển
nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.

Xét trên khía cạnh tổng thời gian thực hiện của từng Container riêng biệt, một
Container hàng kết hợp có thời gian vận chuyển ít hơn (Theo lẽ thường, thay vì thực hiện
5 vòng cho mỗi chuyến hàng, tất cả hàng hóa sẽ kết hợp được trong 1 vòng trong thời
gian ngắn hơn). Thời gian vận chuyển nhanh hơn, giảm chi phí và giảm thời gian chờ –
tất cả yếu tố gộp lại tăng hiệu quả công việc.

- Tiết kiệm chi phí lưu kho

Đối với các doanh nghiệp có số lượng hàng hóa nhỏ, ít chưa đủ để vận chuyển sẽ cần
lưu kho để chờ đợi gom đủ container mới di chuyển. Điều này gây nên tốn kém chi phí
lưu kho cho chủ hàng. Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ LCL để vận chuyển hàng hóa
ngay sẽ giúp chủ hàng tiết kiệm được chi phí lưu kho.

- Dễ dàng tìm thấy không gian hơn trong mùa cao điểm.

Vào mùa cao điểm, nhu cầu vận chuyển hàng hóa thường tăng lên đáng kể, dẫn đến sự
khan hiếm của các container rỗng để vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, với hàng LCL,
các khách hàng chỉ cần gửi một số lượng nhỏ hàng hóa, không đủ để lấp đầy một
container đầy đủ. Do đó, các nhà vận chuyển có thể kết hợp hàng của nhiều khách hàng
trong một container duy nhất, giúp tối đa hóa không gian và tận dụng hết sức lượng

3
container có sẵn. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng khan hiếm không gian trong mùa
cao điểm và giúp các nhà vận chuyển hoạt động hiệu quả hơn.

Nhược điểm:

- Thời gian vận chuyển lâu hơn

Các công ty dịch vụ phải gom nhiều lô hàng, phân loại và đóng vào container, sau đó sắp
xếp vận chuyển hàng từ cảng xếp hàng (POL) đến cảng đích.

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, nếu có vấn đề gì xảy ra với một lô hàng nào đó, nó
có thể ảnh hưởng đến tất cả các nhà nhập khẩu có hàng trong container đó và gây ra tình
trạng chậm giao hàng.

- Chi phí cho mỗi đơn vị cao hơn:

Trên mỗi đơn vị, chi phí vận chuyển LCL rất tốn kém vì chúng bao gồm phí hậu cần và
phí quản lý bổ sung liên quan đến việc vận chuyển nhiều hàng hóa trong một container.
Theo Freightos , báo giá LCL từ các nhà giao nhận vận tải bao gồm:

 Nhận hàng: chi phí lấy hàng của bạn từ kho hàng hoặc nhà máy.
 Nguồn gốc: chi phí để xếp các lô hàng LCL lên container chung với các lô hàng
khác hoặc để tập kết tại một Trạm Vận chuyển Hàng hóa Container (CFS), còn
được gọi là nhồi container.
 Chặng chính: chi phí hành trình trên biển.
 Điểm đến: Khi các lô hàng LCL đến nước đích, cần được dỡ hàng khỏi container
và tách rời tại một CFS để được giao cho người nhận hàng. Chi phí dỡ hàng này
bao gồm việc tách rời các lô hàng LCL, kiểm tra chất lượng hàng hóa và lưu kho
tạm thời nếu cần thiết.
 Giao hàng: chi phí vận chuyển hàng hóa đến kho đích. Mặc dù là chặng chính của
các chuyến hàng, nhưng chi phí này có thể không phải là đắt nhất. Thay vào đó,
các khoản phí tại CFS có thể ở mức cao vì chúng liên quan đến máy móc và nhân
lực đáng kể.

4
- Có thể phát sinh sự chậm trễ:

Sự chậm trễ trong việc gom và giao hàng lẻ có thể làm chậm trễ toàn bộ lô hàng kéo theo
chậm trễ cho các dịch vụ và giao hàng.

- Khả năng hư hỏng cao hơn:

Do có nhiều loại hàng hóa được đóng gói trong một container duy nhất nên các lô
hàng LCL thường đối mặt với nguy cơ hư hỏng và mất mát cao hơn

Thông thường chủ hàng không có quyền lựa chọn nơi đặt hàng hóa của mình trong
một container. Điều này có thể gây hại (ô nhiễm, rơi vãi, hư hỏng) cho hàng hóa đang
vận chuyển khi hàng hóa đó được đóng gói cùng với các loại hàng hóa đặc biệt khác như
chất lỏng, hàng hóa nặng hoặc hàng hóa có mùi đặc biệt.

Với một số điểm giao và nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, toàn bộ quá trình có thể gây
rối loạn. Các công ty khác nhau có thể có nhiều địa điểm giao khác nhau. Do đó, hàng
hóa có thể phải được xếp và dỡ hàng nhiều lần, làm tăng nguy cơ mất mát hoặc hư hỏng.

- Người gửi hàng có thể không có sẵn các nguồn lực hoặc thông tin liên hệ các đơn
vị gom và giao hàng lẻ. Trong trường hợp đó, họ sẽ cần thuê nhà thầu phụ cho lô
hàng lẻ.
- Vì có nhiều chủ hàng tham gia nên việc phối hợp và kết nối thông tin trao đổi
hiệu quả có thể sẽ là một vấn đề phức tạp.
- Không thể kiểm soát hàng hóa được vận chuyển trong cùng một container với
hàng hóa của mình.

Tuy nhiên, những lợi ích to lớn của việc gom hàng lẻ lớn hơn rất nhiều so với rủi ro
mà nó mang tới. Nếu người gửi hàng chọn một công ty giao nhận hoặc vận chuyển có uy
tín, những rủi ro này có thể được giảm thiểu, hoặc thậm chí được ngăn chặn hoàn toàn.
Với kế hoạch phù hợp, chi tiết vận chuyển được ghi lại, các công ty vận tải có bộ máy
theo dõi mạnh, các nguồn đáng tin cậy, bảo hiểm trách nhiệm bên thứ 3, và giờ đây cùng
với sự trợ giúp của công nghệ, lô hàng có thể được theo dõi một cách hiệu quả nhất, đảm
bảo an toàn trong việc giao hàng và vận chuyển.
5
3. Các đơn vị liên quan và những lưu ý chung trong dịch vụ LCL

3.1. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan.

Nguồn: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

a) Trách nhiệm người gửi hàng LCL:

- Đóng hàng rồi mang hàng đến kho CFS (Container Freight Station) của người
gom hàng đồng thời làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng.
- Cung cấp thông tin chi tiết trên B/L cho người gom hàng để làm vận đơn.
- Kiểm tra, xác nhận bill nháp và nhận vận đơn.

b) Trách nhiệm người gom hàng LCL:

- Người gom hàng chịu trách nhiệm trực tiếp làm việc với khách hàng suốt quá
trình vận chuyển hàng hóa;
- Cung cấp vận đơn cho khách hàng và kê khai manifest lên hệ thống.
- Thông báo cho khách hàng khi hàng đến và liên hệ với đại lý bên nhận để giao
nhận hàng hóa.

c) Trách nhiệm của bên vận chuyển hàng LCL:

- Vận chuyển hàng và mang hàng an toàn đến điểm đích.


- Bốc container lên tàu và sắp xếp container toàn trước khi tàu nhổ neo.
- Dỡ container khỏi tàu lên bãi container ở cảng đích.
- Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi
container (CY).

d) Trách nhiệm người nhận hàng LCL:

- Khi nhận được thông báo hàng đã đến kho của người gom hàng, sắp xếp bộ chứng
từ hợp lý để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh.
- Làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.
- Vận chuyển hàng về kho và rút hàng, sau đó trả container về đúng nơi quy định
cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột.

6
- Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí handling charges (nếu người gom hàng
thanh toán thì chi trả cho người gom hàng).

3.2. Những lưu ý chung trong dịch vụ LCL

Nguồn: vilas.edu.vn

Vì hàng lẻ là hàng có sổ lượng không đủ để đóng thành container nên người gom hàng
gom nhiều loại hàng hóa thành một container. Vì vậy cần lưu ý một số vấn đề sau khi
gửi hàng lẻ:

 Cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ về hàng hóa cho người gom hàng (consolidator)
 Cung cấp chủng loại và đặc điểm của hàng hóa và các loại hàng hóa có thể đóng
chung với loại hàng mà mình đang gửi.
 Theo dõi quá trình vận chuyển: Có trách nhiệm theo dõi quá trình vận chuyển và
đảm bảo rằng hàng hóa được chuyển đến điểm đến đúng thời hạn và trong tình
trạng an toàn.
 Vì là hàng gom nhiều loại chung một container nên chủ hàng cần đóng gói hàng
hóa cẩn thận trước khi giao cho người gom hàng.
 Lưu ý các thông tin lịch tàu để đóng hàng và gửi hàng chính xác, tránh phát sinh
chi phí. Các thông tin quan trọng gồm: Ngày tàu khởi hành (ETD), Cảng đến
(POD) /cảng chuyển tải, Thởi gian vận chuyển (Transit time), Ngày đóng hàng
(Stuffing date), Địa điểm đóng hàng (stuffing place), Thời gian cắt hàng tại kho
(CFS cut-off), Thời gian cắt chứng từ (SI cut-off).

Mỗi một phần vận chuyển đều liên kết chi phí. Để tránh tình trạng tranh chấp, người
gửi hàng và người nhận hàng phải nhất trí về việc ai chịu trách nhiệm trả từng loại chi
phí trong vận chuyển LCL. Trong loại phí này, có thể có nhiều mục chi phí. Một số liên
quan trực tiếp đến việc xử lý lô hàng, trong khi một số khác là các khoản phí do cơ quan
quản lý hoặc phụ thu cho người giao nhận.

7
Nên tìm và lựa chọn một nhà giao nhận có đủ chuyên môn và năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, bạn cần thiết lập giá, so sánh và thảo luận với bên nhập khẩu trước khi đưa
ra quyết định.

Sau đây là một số cân nhắc trước khi tìm và lựa chọn dịch vụ từ một nhà giao nhận
bất kỳ:

 Thời gian vận chuyển và thời gian quá cảnh có phù hợp với yêu cầu của bạn
hay không – chú ý thiết lập tổng thời gian vận chuyển và thời gian nhận/giao
hàng.
 Tổng chi phí trong vận chuyển LCL – bao gồm tất cả các giai đoạn khác trong
chuỗi cung ứng.
 Khoảng cách địa lý từ người gửi hàng đến kho xuất khẩu nếu bạn không muốn
thêm khoản phí vận chuyển từ người gửi hàng đến kho bởi forwarder
 Khoảng cách từ kho nhập khẩu đến người nhận hàng nếu bạn không muốn
người giao nhận sắp xếp giao hàng.
 Các nhận xét và xếp hạng từ các khách hàng khác về giao hàng và dịch vụ của
các nhà giao nhận

II. Xuất khẩu hàng LCL bằng đường biển


Nguồn: am-logistics.vn
1. Đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài.

Sau khi chào giá, nếu khách hàng chấp nhận mức giá đã đưa ra thì hai bên sẽ ký hợp
đồng dịch vụ, ủy thác cho công ty giao nhận giao hàng và làm các thủ tục có liên quan
đến lô hàng xuất khẩu.

Hai bên thương lượng để đi đến thống nhất nội dung hợp đồng ngoại thương, trong đó
có những điều khoản quan trọng về hàng hóa, điều kiện giao hàng (Incoterms), trách
nhiệm của mỗi bên, phương thức thanh toán, giá cả và các yếu tố khác.

8
2. Tìm kiếm và chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển LCL.

Trong một công ty, việc tìm kiếm và chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển LCL có
thể được thực hiện bởi bộ phận Logistics hoặc bộ phận Xuất nhập khẩu (Export-Import
Department). Họ sẽ làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển, như các công ty
vận tải biển, đại lý vận chuyển hoặc các công ty giao nhận để đảm bảo việc vận chuyển
hàng hóa diễn ra suôn sẻ, đúng thời gian và chi phí hợp lý. Họ cũng có thể đàm phán giá
cả, điều khoản và điều kiện vận chuyển, cũng như giám sát quá trình vận chuyển để đảm
bảo hàng hóa được giao đến đích an toàn và kịp thời.

Các bước tìm kiếm và chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển LCL:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và danh sách nhà cung cấp

- Tìm hiểu về thị trường vận chuyển LCL.

- Lập danh sách các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển LCL có uy tín và kinh nghiệm.

Bước 2: Xem xét yêu cầu của đơn hàng

Xác định các yếu tố quan trọng như số lượng và khối lượng hàng hóa, kích thước, hạn
chế về thời gian giao hàng, điểm xuất khẩu và nhập khẩu.

Bước 3: Liên hệ với các nhà cung cấp

Liên hệ với các nhà cung cấp trong danh sách để yêu cầu báo giá và thông tin chi tiết
về dịch vụ của họ. Hỏi về các dịch vụ hỗ trợ như bảo hiểm hàng hóa, giám sát hàng hóa,
hỗ trợ khai báo hải quan và các dịch vụ khác.

Bước 4: So sánh và đánh giá các nhà cung cấp

- So sánh giá cả, dịch vụ, chất lượng và uy tín của các nhà cung cấp.

- Đánh giá các nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí như thời gian giao hàng, chi phí,
chất lượng dịch vụ, độ tin cậy và kinh nghiệm trong ngành.

Bước 5: Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp

9
Chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển LCL phù hợp nhất với yêu cầu đơn hàng và
nhu cầu của doanh nghiệp.

Bước 6: Ký hợp đồng và giám sát quá trình vận chuyển

- Ký hợp đồng với nhà cung cấp được chọn.

- Theo dõi và giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa để đảm bảo hàng hóa được giao
đúng thời gian và đúng điều kiện.

Bước 7: Trả phí gom hàng cho công ty gom hàng dựa trên khối lượng hoặc giá trị của
hàng hóa và được thỏa thuận trước khi việc gom hàng được thực hiện. Thời điểm thanh
toán cước phí gom hàng được quy định trong thỏa thuận giữa hai công ty và phải thanh
toán cho nhà gom hàng trước khi hàng hóa được vận chuyển đến cảng.

3. Đặt chỗ trên tàu.

Việc thuê tàu và đặt chỗ trên tàu là nhiệm vụ của người nhập khẩu hoặc người xuất
khẩu tùy thuộc vào điều kiện Incoterms được thỏa thuận trong hợp đồng.

EXW, FCA, FAS, FOB: người nhập khẩu thuê phương tiện vận tải

CFR, CIF, CPT, CIP, DPU, DAP, DDP: người xuất khẩu thuê phương tiện vận tải

Bước 1: Người thực hiện: Nhân viên bán hàng hoặc đại lý vận chuyển hàng hóa.

Các công việc cụ thể:

 Gửi shipping Instruction ( SI ) cho nhà vận chuyển.


 Tìm kiếm và liên hệ với các hãng vận tải hoặc đại lý đại diện của hãng vận tải để
tìm kiếm thông tin về dịch vụ vận chuyển hàng LCL.
 Yêu cầu báo giá và thỏa thuận về giá cả, thời gian vận chuyển, điều kiện thanh
toán, điểm đến và điểm xuất phát của hàng hóa.
 Liên hệ với khách hàng để cung cấp thông tin về giá cả và các điều kiện của dịch
vụ vận chuyển hàng hóa.

10
 Sau khi khách hàng đồng ý với giá cả và các điều kiện vận chuyển, nhân viên bán
hàng hoặc đại lý sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 2: Người thực hiện: Đại lý vận chuyển hàng hóa.

Các công việc cụ thể

 Gửi SI cho hãng tàu.


 Xác nhận việc đặt chỗ trên tàu với hãng vận tải và đặt một Booking Note (bản ghi
chú đặt chỗ) để xác nhận việc đặt chỗ trên tàu.
 Xác định thời gian và địa điểm đóng hàng của khách hàng, và thông báo cho
khách hàng biết để chuẩn bị hàng hóa.
 Thông báo cho khách hàng biết về các quy định và hướng dẫn vận chuyển hàng
hóa, ví dụ như cách đóng gói, điều kiện vận chuyển và các chứng từ cần thiết.

4. Đóng gói hàng hóa.

Bộ phận kho vận chịu trách nhiệm quản lý kho hàng và đóng gói hàng hóa theo yêu
cầu của bộ phận xuất khẩu. Họ sẽ làm việc với bộ phận sản xuất để lấy các sản phẩm đã
sản xuất, đóng gói chúng theo tiêu chuẩn và yêu cầu đặc biệt từ khách hàng, đảm bảo
hàng hóa được bảo quản và vận chuyển một cách an toàn, hiệu quả. Trong một số trường
hợp, công ty cũng có thể thuê đơn vị bên ngoài chuyên về đóng gói hàng hóa để đảm bảo
đáp ứng được yêu cầu đóng gói đặc biệt hoặc phù hợp với các quy định vận chuyển quốc
tế. Việc đóng gói hàng hóa phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và yêu cầu của nước
nhập khẩu.

Các bước đóng gói hàng hóa cụ thể:

1. Chuẩn bị và kiểm tra hàng hóa: Đóng gói hàng hóa đầy đủ và an toàn để tránh bị hư
hỏng trong quá trình vận chuyển. Sử dụng các vật liệu đóng gói bọc chống sốc, túi khí để
bảo vệ hàng hóa của mình khỏi va đập hoặc bị hư hỏng. Kiểm tra đủ số lượng hàng hóa
giống như trong hợp đồng.

11
2. Xác định kích thước và trọng lượng của hàng hóa để đảm bảo rằng chúng phù hợp
với quy định vận chuyển hàng hóa qua đường biển.

3. Chuẩn bị thùng hoặc pallet phù hợp với kích thước và trọng lượng của hàng hóa.

4. Đóng gói hàng hóa: Đóng gói hàng hóa của mình vào thùng hoặc pallet bằng cách
sử dụng băng keo hoặc túi khí để đảm bảo rằng chúng không bị trượt hoặc bị hư hỏng
trong quá trình vận chuyển.

5. Đánh dấu hàng hóa bằng các thông tin như tên người gửi, tên người nhận, địa chỉ,
trọng lượng, kích thước và số lượng thùng hoặc pallet để đảm bảo rằng hàng hóa không
bị nhầm lẫn trong quá trình vận chuyển. Gắn nhãn hàng hóa rõ ràng, bao gồm thông tin
vận chuyển, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo (nếu cần).

5. Giao hàng đến kho của nhà vận chuyển: Giao hàng hóa đến kho của nhà vận
chuyển tại nước xuất khẩu để được gộp chung và đóng container.

Sau khi hàng hóa đã được đóng gói và chuẩn bị sẵn sàng, bộ phận logistics sẽ vận
chuyển hàng hóa đến kho của nhà gom hàng tại nước xuất khẩu để được gộp chung và
đóng container. Cụ thể, các công việc cần thực hiện ở bước này bao gồm:

 Chuẩn bị tài liệu vận chuyển: Bộ phận logistics cần chuẩn bị các tài liệu liên
quan đến việc vận chuyển hàng hóa, bao gồm phiếu giao hàng hoặc vận đơn nội
địa, danh sách hàng hóa, quy chế thủ tục hải quan để làm vận đơn và thông quan
cho lô hàng và các tài liệu khác cần thiết. Đảm bảo các tài liệu này đầy đủ, chính
xác và tuân thủ các quy định pháp luật.
 Vận chuyển hàng hóa đến kho của nhà gom hàng: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ
tài liệu bộ phận logistics sẽ vận chuyển hàng hóa đến kho của nhà gom hàng tại
nước xuất khẩu. Việc vận chuyển này có thể được thực hiện bằng đường bộ hoặc
đường biển tùy thuộc vào khoảng cách và tính chất của hàng hóa.

Dựa trên thông tin trên Booking note để giao hàng đến đúng nơi quy định và giao
đến kho trước thời hạn quy định (Closing time) để kho có thể gom hàng lẻ kịp
thời.

12
 Gộp chung hàng hóa: Tại kho CFS, hàng hóa sẽ được gộp chung với các lô hàng
lẻ khác để đóng container. Việc gộp chung này sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển
và tối ưu hóa việc sử dụng không gian trong container.
 Đóng container: Sau khi hàng hóa đã được gộp chung, bộ phận logistics của nhà
gom hàng sẽ tiến hành đóng container để chuẩn bị cho quá trình vận chuyển đến
điểm đích. Quá trình đóng container này cần đảm bảo an toàn và đúng quy trình
để tránh các rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển. Sau đó, Nhà gom hàng lập
Packing List, tài liệu mô tả chi tiết về hàng hóa của từng nhà xuất khẩu.
 Xác nhận việc hoàn tất bước giao hàng: Sau khi quá trình đóng container hoàn
tất, bộ phận logistics của nhà gom hàng sẽ xác nhận với chủ hàng rằng hàng hóa
đã được giao tại kho của nhà gom hàng và sẵn sàng được vận chuyển đến cảng để
bốc lên tàu. Nhà gom hàng cung cấp House Bill of Lading (HBL) cho chủ hàng
bao gồm các thông tin về tàu, địa điểm xuất phát và đến, thông tin đóng gói, trọng
lượng, số lượng và các thông tin khác liên quan đến vận chuyển hàng hóa.

6. Hoàn thành các thủ tục hải quan: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nộp các
chứng từ cần thiết và đóng các loại thuế liên quan (nếu có).

Nguồn: https://haiphonglogistics.com/
Việc thực hiện các thủ tục hải quan cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu pháp lý và quy
định liên quan đến xuất khẩu hàng hóa. Cụ thể, quy trình này bao gồm các công việc
sau:

1. Chủ hàng phải chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ bao gồm Sales contract, Invoice, Packing
list, Booking note giao cho công ty FWD trước trong trường hợp công ty FWD thực
hiện khai báo hải quan cho chủ hàng.
2. Khai báo hải quan: Bộ phận chứng từ của công ty FWD sẽ khai báo hải quan cho
hàng hóa cần xuất khẩu để đáp ứng các yêu cầu của cơ quan hải quan thông qua các
bước:

13
Bước 1: Khai hải quan điện tử – đóng thuế: Tiến hành khai báo HQ điện tử bằng phần
mềm ECUS5-VNACCS.

Bước 2: Sau khi truyền tờ khai, nhận kết quả phân luồng:

Luồng xanh miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa

Luồng vàng kiểm tra hồ sơ giấy

Luồng đỏ Kiểm tra hồ sơ giấy, kiểm hóa lô hàng.

14
Nếu lô hàng thuộc danh mục chịu thuế xuất khẩu thì tiến hành đóng thuế theo quy
định. Tuy nhiên, thông thường hàng xuất khẩu thì đa phần các mặt hàng không chịu thuế.

Sau khi thực hiện vận chuyển hàng hóa đến kho (được nói đến ở bước 6) cần thực
hiện tiếp tục các bước sau đây:

Bước 3: Đăng ký tờ khai tại cảng

Chuẩn bị bộ hồ sơ để nộp bộ phận đăng ký TKHQ bao gồm tờ khai hàng hóa xuất
khẩu (thông quan), Sale Contract, Packing List, Invoice, Giấy giới thiệu để tiến hành
khai hải quan.

 Nộp chứng từ: Bộ phận logistics sẽ chuẩn bị và nộp các chứng từ cần thiết liên
quan đến việc xuất khẩu hàng hóa, bao gồm hóa đơn xuất khẩu, danh sách hàng
hóa, giấy tờ liên quan đến việc xuất khẩu (nếu có), giấy tờ chứng nhận xuất xứ và
các tài liệu khác cần thiết.
 Đóng thuế liên quan: Bộ phận logistics sẽ tính toán và đóng các loại thuế liên
quan đến việc xuất khẩu hàng hóa, bao gồm thuế xuất khẩu nếu hàng hóa thuộc
danh mục sản phẩm phải đóng thuế khi xuất khẩu.và các khoản phí khác liên quan
đến thủ tục hải quan (như phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
phương tiện vận tải xuất cảnh, phí hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ
tục hải quan đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ).
 Khám xét hàng hóa: Cơ quan hải quan có thể yêu cầu kiểm tra hàng hóa để đảm
bảo rằng các quy định hải quan đề ra được thực hiện đúng quy trình.
 Kiểm tra chất lượng sản phẩm: Trong trường hợp hàng hóa là thực phẩm hoặc sản
phẩm y tế, cơ quan hải quan có thể yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm
bảo rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn.
Việc hoàn thành các thủ tục hải quan đúng và đầy đủ là rất quan trọng để đảm bảo
rằng việc xuất khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi và không gặp phải các vấn đề liên quan
đến vi phạm pháp luật và quy định liên quan đến xuất khẩu hàng hóa.

15
7. Vận chuyển hàng hóa đến cảng.

Nhà vận chuyển sẽ đóng container và vận chuyển container đến cảng xuất khẩu.
Trong bước này sẽ có công việc cụ thể như sau:

0. Lên lịch và chọn phương tiện vận chuyển:

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, nhà vận chuyển sẽ lên lịch vận chuyển hàng hóa
từ kho đến cảng xuất khẩu. Lịch trình này phụ thuộc vào thời gian dự kiến tàu rời cảng,
giờ làm việc của cảng và điều kiện giao thông.

Sau khi lên lịch thì nhà vận chuyển sẽ chọn phương tiện vận chuyển phù hợp để vận
chuyển hàng từ kho đến cảng. Tùy thuộc vào khoảng cách và yêu cầu vận chuyển, nhà
vận chuyển có thể chọn phương tiện vận chuyển phù hợp như xe tải, xe container, đường
sắt hoặc thậm chí đường thủy nội địa (nếu có).

b. Đóng container:

Nhà vận chuyển sẽ đóng hàng hóa của bạn cùng với hàng hóa của các khách hàng
khác vào một container hoặc nhiều container. Việc này giúp tận dụng không gian
container và giảm chi phí vận chuyển cho mỗi khách hàng.

c. Vận chuyển hàng hóa:

Phương tiện vận chuyển sẽ chở container từ kho của nhà vận chuyển đến cảng xuất
khẩu. Trong quá trình này, nhà vận chuyển cần chú ý đến điều kiện giao thông, thời tiết
và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa.

d. Giao hàng tại cảng xuất khẩu:

Khi đến cảng xuất khẩu, nhà vận chuyển sẽ giao container cho các nhân viên cảng.
Tại đây, container sẽ được kiểm tra an ninh, kiểm tra hải quan (nếu cần) và sau đó được
xếp lên tàu chở hàng theo lịch trình.

e. Xác nhận thông tin:

16
Nhà vận chuyển sẽ xác nhận với khách hàng về việc hoàn tất việc vận chuyển hàng
hóa đến cảng xuất khẩu và cung cấp thông tin về tình trạng hàng hóa, thời gian dự kiến
tàu rời cảng và thời gian dự kiến hàng hóa đến cảng nhập khẩu.

8. Chuyển tải và vận chuyển hàng hóa.

Container sẽ được chuyển tải lên tàu chở hàng và vận chuyển đến cảng đích ở nước
nhập khẩu. Cụ thể:

a. Chuyển tải container lên tàu:

Sau khi hoàn thành các thủ tục cần thiết tại cảng xuất khẩu: chuẩn bị tài liệu xuất
khẩu, Đăng ký với công ty vận tải và đặt chỗ vận chuyển hàng hóa, Đưa hàng hóa vào
kho,... container sẽ được chuyển tải lên tàu chở hàng theo lịch trình đã đặt trước. Tùy
thuộc vào lịch trình và tuyến đường, tàu có thể trực tiếp đến cảng nhập khẩu hoặc dừng
tại một số cảng trung gian trên hành trình.

Ở bước này Nhân viên cảng sẽ sử dụng các thiết bị nâng hạ chuyên dụng, như cẩu, để
xếp dỡ container lên tàu chở hàng và sắp xếp container lên tàu . Việc xếp dỡ container
cần được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và tránh gây hư
hỏng cho container hoặc tàu. Sau khi đã xếp dỡ container thì sẽ thực hiện sắp xếp
container trên tàu: Các container sẽ được sắp xếp trên tàu theo thứ tự và vị trí đã lên kế
hoạch trước đó, dựa trên trọng lượng, kích thước và điểm đến của từng container. Việc
sắp xếp container hợp lý giúp đảm bảo ổn định của tàu và giảm thiểu rủi ro trong quá
trình vận chuyển.

Sau khi xếp container lên tàu thì hãng tàu sẽ phát hành 3 bản Master B/L.1

b. Kiểm tra và xác nhận thông tin:

Trước khi tàu rời cảng, nhân viên cảng và nhà vận chuyển sẽ kiểm tra và xác nhận
thông tin của container: bao gồm số hiệu container, loại container (20ft, 40ft, 40HC,
v.v.), con dấu bảo mật và thông tin vận chuyển. Đồng thời, họ cũng sẽ kiểm tra tình trạng

17
kỹ thuật của tàu và các thiết bị an toàn để đảm bảo tàu sẵn sàng cho hành trình. Thông
tin này cần phải khớp với thông tin ghi trong vận đơn và các giấy tờ liên quan.

Xác nhận thông tin hàng hóa: Nhà vận chuyển sẽ kiểm tra và xác nhận thông tin về
hàng hóa, bao gồm tên hàng, trọng lượng, kích thước, số lượng và thông tin người xuất
khẩu và người nhập khẩu. Thông tin này phải đúng với những gì đã được khai báo trong
tờ khai hải quan và các giấy tờ khác. Việc xác nhận thông tin hàng hóa nhằm đảm bảo
quyền lợi của các bên liên quan ( nhà xuất khẩu, nhập khẩu, nhà vận chuyển), để nhận
nhà vận chuyển biết được là đang vận chuyển hàng gì từ đso có cách vận chuyển sao cho
phù hợp , bảo đảm sự an toàn của hàng hóa, đồng thời giúp theo dõi hàng hóa.

c. Vận chuyển hàng hóa:

Khi mọi thủ tục đã hoàn thành và tàu đã sẵn sàng, tàu sẽ khởi hành từ cảng xuất khẩu
theo lịch trình đã định. Tàu sẽ vận chuyển hàng hóa qua nhiều cảng trung gian (nếu có)
và cuối cùng đến cảng nhập khẩu ở nước đích. Quá trình này có thể mất từ vài ngày đến
vài tuần, tùy thuộc vào khoảng cách giữa hai cảng và tốc độ của tàu.

d. Theo dõi hành trình:

Trong quá trình vận chuyển, nhà vận chuyển và bạn có thể theo dõi hành trình của tàu
và hàng hóa thông qua hệ thống theo dõi của công ty vận tải hoặc thông qua mã vận đơn
(Bill of Lading).

e. Thông báo đến đối tác nhập khẩu:

Khi tàu đến gần cảng nhập khẩu, nhà vận chuyển hoặc bạn nên thông báo đến đối tác
nước ngoài về thời gian dự kiến hàng hóa đến cảng để họ có thể chuẩn bị các thủ tục hải
quan nhập khẩu và nhận hàng hóa.

9. Thủ tục hải quan nhập khẩu: Đối tác nước ngoài sẽ hoàn thành các thủ tục
hải quan nhập khẩu và nhận hàng hóa tại cảng.

Với điều kiện incoterms DDP người bán có trách nhiệm làm thủ tục hải quan nhập
khẩu.

18
Còn theo điều kiện EXW, CPT, CIP, FAS, FOB, CFR, CIF, DAF, FCA người mua có
trách nhiệm hoàn tất thủ tục hải quan theo quy định pháp luật hiện hành nhằm mục đích
đảm bảo rằng lô hàng được phép nhập khẩu vào quốc gia và vùng lãnh thổ của người
nhập khẩu.

Các bước trong quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập khẩu hàng

B1. Nhận và kiểm tra tính pháp lý, thống nhất và đầy đủ của Bộ chứng từ nhập khẩu

B2. Khai HQ điện tử và đóng thuế

B3. Lấy lệnh D/O

B4. Đăng ký tờ khai tại cảng

B5. Kiểm hóa (nếu TK luồng đỏ)

B6. Thông quan và rút tờ khai Hải Quan

B7. Lấy hàng

10. Giao hàng đến kho đích: Nhà vận chuyển sẽ giao hàng hóa đến kho của đối
tác nước ngoài hoặc địa điểm yêu cầu.

Theo điều kiện incoterms DDP, người bán sẽ chịu mọi rủi ro liên quan đến mất mát
hay hư hỏng hàng hóa trước khi hàng được đặt an toàn trong sự kiểm soát của người
mua; giao hàng kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác được quy định trong
hợp đồng tại địa điểm và thời gian đã quy định.

Đối với điều kiện EXW, CPT, CIP, FAS, FOB, CFR, CIF, DAF, FCA người mua có
trách nhiệm vận chuyển hàng hóa về đến kho người mua.

III. Liên hệ thực tế của Quy trình xuất khẩu SAVONIA của công ty Sung
Gwang Vina Co., Ltd.
1. Giới thiệu công ty Sung Gwang Vina Co.,Ltd

Công ty Sung Gwang Vina thành lập với 100% vốn đầu tư Hàn Quốc. Công ty sản
xuất dụng cụ nhà bếp inox công nghiệp Sung Gwang cam kết hướng tới sự hài lòng của

19
khách hàng bằng cách đảm bảo toàn bộ sản phẩm đạt chất lượng và dịch vụ tốt nhất.
Dụng cụ nhà bếp được chia làm ba loại chính: dao, muỗng, nĩa. Các dụng cụ này giúp
cho gia đình có một bữa ăn thịnh soạn hơn. Thiết bị sơ chế: dao, muỗng, nĩa Inox,... có
mối quan hệ với nhau và được sắp xếp thành trên bàn ăn một cách khoa học nhất sao cho
người sử dụng cảm thấy thoải mái, thuận tiện trong việc sử dụng, thao tác có hiệu quả và
đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tên doanh CÔNG TY TNHH SUNG GWANG VINA.


nghiệp

Tên quốc tế Gwang Sung Vina Co.,Ltd

Mã số thuế 3702356323

Nơi đăng ký Cục Thuế tỉnh Bình Dương


quản lý

Địa chỉ Lô A17 đường số 1, Cụm công nghiệp Uyên Hưng, Phường Uyên
Hưng, Thị xã Tân Uyên, Bình Dương

Ngày cấp giấy 21/04/2015


phép

Ngày bắt đầu 01/10/2015


hoạt động

Năm tài chính 2000

20
Số lao động 1000

Thông tin về lô hàng:

Tên hàng hóa Bộ dao muỗng nĩa 24 cái bằng thép không gỉ SAVONIA GIFT
BOX 24PC SET.

Container GESU4824950

Trọng lượng 1,309.120 kg

Khối lượng 1,228.12 kg

Carrier DSV Ocean Transport A/S

Đại lý của carrier THD Logistics

ETD 21/02/2022

Incoterm FOB-2020

Thanh toán T/T AFTER 45 DAYS B/L DATE

Cảng xếp hàng (xuất HO CHI MINH CITY( KHO 5 CAT LAI)

21
khẩu)

Cảng dỡ hàng (nhập HELSINKI, FINLAND


khẩu)

Tàu YANTRA BHUM /1069S

Hãng tàu YANGMING

22
2. Đàm phán và ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài.

- Thanh toán:

Thanh toán bằng T/T là phương thức thanh toán theo đó ngân hàng thực hiện chuyển một
số tiến nhất định cho người hưởng lợi bằng phương tiện chuyển tiền (điện Swift/telex) trên cơ sở

23
chỉ dẫn của người trả tiền. T/T 45 days after B/L date có nghĩa là người mua sẽ phải chuyển
khoản tiền mua hàng cho người bán trong vòng 45 ngày kể từ ngày vận đơn được lập ra.

- Tài liệu cần thiết:


 Signed Commercial Invoice in triplicate. Đây là hóa đơn thương mại chứng từ
việc bán hàng giữa người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu).
Hóa đơn này cần được ký tên bởi người bán và cần có 3 bản gốc để đảm bảo các
bên liên quan (người bán, người mua, và ngân hàng hoặc cơ quan hải quan) đều
có bản gốc để tham khảo và kiểm tra.
 Packing list in triplicate: Danh sách đóng gói cần có 3 bản để các bên liên quan có
thể kiểm tra và xác nhận thông tin hàng hóa.
 Thirt party: Allowed. Điều này cho thấy việc sử dụng bên thứ ba (không phải là
người bán hoặc người mua) trong quá trình giao dịch hoặc vận chuyển hàng hóa
là được phép. Bên thứ ba có thể là một công ty vận chuyển, môi giới, hoặc bất kỳ
tổ chức nào hỗ trợ trong quá trình giao dịch.
 Fullset 3/3 of clean on board B/L marked “Freight collect” consigned also notify
the Buyer. Bộ đầy đủ 3/3 chỉ ra rằng tất cả 3 bản gốc B/L phải được cung cấp cho
người mua, ngân hàng hoặc cơ quan hải quan, và người mua cũng cần được thông
báo về thông tin này. B/L (Bill of Lading) là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển. B/L “sạch” nghĩa là không có ghi chú hoặc điều kiện bổ sung nào.
"Freight collect" nghĩa là người mua sẽ thanh toán chi phí vận chuyển hàng hóa.
- Trọng tài:

Trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến hợp đồng mà không thể giải quyết
thông qua đàm phán giữa các bên, tranh chấp sẽ được đưa đến Vietnam International
Arbitration Centre (VIAC) - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. VIAC là một tổ
chức trọng tài độc lập hoạt động bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Quyết định của VIAC sẽ là quyết định cuối cùng và có hiệu lực ràng buộc đối với tất
cả các bên tham gia tranh chấp. Điều này có nghĩa là các bên phải tuân theo và chấp
hành quyết định của VIAC.

24
Phí trọng tài sẽ do bên thua cuộc chịu trách nhiệm thanh toán. Điều này ngụ ý rằng
bên không được ủng hộ trong quyết định của VIAC sẽ phải chịu chi phí liên quan đến
quá trình tranh chấp, bao gồm cả phí tổ chức và các khoản chi phí khác phát sinh trong
quá trình giải quyết tranh chấp.

- Điều kiện khác:

Cả hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc hợp đồng này và bất kỳ sửa đổi nào phải
được thực hiện bằng văn bản và được xác nhận bởi các bên ký kết. Điều này đảm bảo
rằng mọi thay đổi trong hợp đồng phải được đồng ý bởi cả hai bên và được ghi lại bằng
văn bản để tránh hiểu nhầm hoặc tranh chấp sau này.

Hợp đồng này được lập ra bằng bốn bản gốc có giá trị như nhau bằng tiếng Anh. Điều
này có nghĩa là cả hai bên sẽ có hai bản gốc hợp đồng để đảm bảo rằng thông tin giữa
các bên là nhất quán và không bị sai lệch.

Hợp đồng này sẽ có hiệu lực từ ngày ký qua Fax. Điều này cho thấy hợp đồng sẽ
chính thức có hiệu lực khi cả hai bên đồng ý và ký hợp đồng, sau đó gửi cho nhau thông
qua Fax (một phương thức truyền tải tài liệu qua đường dây điện thoại). Việc sử dụng
Fax để trao đổi hợp đồng giúp tăng tốc độ giao dịch và đảm bảo rằng cả hai bên nhận
được bản gốc ký kết.

25
3. Tìm kiếm và chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển LCL

Bộ phận Logistics sau khi xem xét yêu cầu của đơn đặt hàng và so sánh với các công
ty cung cấp dịch vụ vận chuyển LCL khác thì công ty Sung Gwang Vina đã lựa chọn
THD Logistics làm công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển LCL.

Công ty Sung Gwang Vina trả phí gom hàng cho công ty THD Logistics dựa trên khối
lượng hoặc giá trị của hàng hóa và được thỏa thuận trước khi việc gom hàng được thực
hiện. Thời điểm thanh toán cước phí gom hàng được quy định trong thỏa thuận giữa hai
công ty và công ty Sung Gwang Vina sẽ phải thanh toán cho THD Logistics trước khi
hàng hóa được giao cho nhà vận chuyển để vận chuyển đến cảng.

4. Đặt chỗ trên tàu

Công ty Sung Gwang Vina gửi Shipping Instruction (SI) đến THD Logistics để đăng
ký thông tin vận chuyển hàng hóa. SI bao gồm các thông tin về tên tàu, số hiệu tàu, ngày
khởi hành, cảng xuất phát và cảng đích, thông tin về hàng hóa như trọng lượng, kích

26
thước, số lượng, tên hàng hóa, thông tin về người gửi và người nhận hàng, thông tin về
phương thức thanh toán và các điều khoản và điều kiện vận chuyển khác.

Kể từ khi hàng hóa được giao lên tàu, mọi rủi ro và chi phí liên quan đến vận chuyển
hàng hóa sẽ được chuyển sang người nhập khẩu.

Trong trường hợp xuất khẩu hàng LCL bằng đường biển của công ty Sung Gwang
Vina với công ty Fiskars Finland OY AB, 2 công ty này đã lựa chọn FOB (Free On
Board) làm điều kiện giao hàng. Trong điều kiện FOB, người nhập khẩu ( Fiskars
Finland OY AB) sẽ là người tìm kiếm hãng tàu và đặt chỗ.

DSV Ocean Transport A/S sẽ tiến hành liên hệ với đại lý của công ty tại Việt Nam là
công ty THD Logistics để THD Logistics tiến hành đặt chỗ trên tàu.

THD Logistics sẽ yêu cầu các hãng tàu báo giá, thời gian vận chuyển, điều kiện thanh
toán ,... sau quá trình so sánh thì THD Logistics chọn hãng tàu YANGMING để đặt chỗ.
Sau đó THD Logistics tiến hành báo giá cho bên nhập khẩu là công ty Fiskars Finland
OY AB để công ty xem xét.

Sau khi Fiskars Finland OY AB đồng ý với các điều kiện giá cả, vận chuyển,... thì
THD Logistics sẽ tiến hàng đặt chỗ trên tàu và thông báo cho bên nhập khẩu.

THD Logistics sẽ gởi thông tin cho hãng tàu Yangming bao gồm các thông tin cần
thiết như tên và địa chỉ người gửi hàng (Sung Gwang Vina), tên và địa chỉ người nhận
hàng (Fiskars Finland OY AB), mô tả hàng hóa, kích thước và trọng lượng, số lượng
container cần đặt chỗ, cảng xuất khẩu và cảng nhập khẩu, ngày dự kiến giao hàng, và
thông tin liên hệ của các bên liên quan; và gửi SI tới cho hãng tàu.

Sau khi nhận được thông tin và SI từ THD Logistics, Yangming sẽ xác nhận đặt chỗ
và cung cấp cho THD Logistics booking note: thông tin về tàu vận chuyển, ngày dự kiến
khởi hành và đến cảng, cũng như các thông tin liên quan khác.

27
THD Logistics sẽ thông báo cho công ty Sung Gwang Vina về thời gian và địa điểm
tàu chạy để người xuất khẩu biết và chuẩn bị hàng hóa sao cho đúng thời gian và địa
điểm.

 Booking note:

28
+ Số booking: SSGN0166136

+ Tên tàu: YANTRA BHUM /1069S

+ Ngày tàu chạy (dự kiến): 21/02/2022

+ Tên và địa chỉ người gửi hàng (Shipper): Sung Gwang Vina. LÔ A17, ĐƯỜNG SỐ
1, KHU CÔNG NGHIỆP UYÊN HƯNG, PHƯỜNG UYÊN HƯNG, THỊ XÃ TÂN
UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG, VIỆT NAM

+ Tên và địa chỉ người nhận hàng (Consignee): Fiskars Finland OY AB.
HAMEENLINNA DC, TAIPALEENTIE 6, 13430 HAMEENLINNA, PHẦN LAN

+ Cảng xuất khẩu (Port of Loading): Ho Chi Minh City, kho 5 Cat Lai.

+ Cảng nhập khẩu (Port of Discharge): Helsinki, Finland

+ Closing time : TRƯỚC 17:00 GIỜ NGÀY 28/02/2022.

+ Thông tin liên hệ của các bên liên quan (Contact Information): Số điện thoại, email
và thông tin liên hệ khác của các bên liên quan, bao gồm người gửi hàng, người nhận
hàng, đại lý gom hàng, đại lý vận chuyển hàng hóa, v.v.

29
5. Đóng gói hàng hóa.

Hàng hóa của Sung Gwang Vina là “Bộ dao muỗng nĩa 24 cái bằng thép không gỉ
SAVONIA” được đóng trong pallet. Trong Booking Note có ghi loại hàng hóa là
"General cargo”. "General cargo" là thuật ngữ chung dùng để chỉ các loại hàng hóa
thông thường, chẳng hạn như đồ dùng gia đình, quần áo, giày dép và các sản phẩm khác
có kích thước và khối lượng không quá lớn được đóng gói trong thùng, pallet hoặc bao
bì khác, không yêu cầu các thiết bị đặc biệt để xử lý hoặc vận chuyển.

30
31
Số lượng và loại kiện hàng: 9 pallets

Mô tả hàng hóa: Đồ dùng bằng thép không gỉ (tất cả đều được tráng gương)

Số lượng:; 972 set

Khối lượng tịnh: 1,228.12 kg

Trọng lượng hàng hóa: 1,309.120kg

Thể tích: 9.700 M3

32
6. Giao hàng đến kho của nhà gom hàng: Giao hàng hóa đến kho của nhà
gom hàng tại nước xuất khẩu để được gộp chung và đóng container.

Sau khi đã hàng hóa đã được chuẩn bị sẵn sàng, Sung Gwang Vina tiến hành liên lạc
với THD Logistics, công ty dịch vụ gom hàng và là đại lí của DSV tại Việt Nam. Mục
đích của việc liên lạc này là để báo cáo thông tin về hàng hóa cần gom và yêu cầu THD
Logistics chuẩn bị các công việc liên quan đến việc gom hàng và chuyển hàng đến cảng
Cát Lái (Hồ Chí Minh, Việt Nam). Cụ thể, Sung Gwang Vina sẽ thực hiện các bước sau
để có thể giao hàng đến kho CFS của THD Logistics:

B1: Chuẩn bị tài liệu vận chuyển

Sung Gwang Vina cần chuẩn bị các tài liệu liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa,
bao gồm phiếu giao hàng hoặc vận đơn nội địa, danh sách hàng hóa, quy chế thủ tục hải
quan để làm vận đơn và thông quan cho lô hàng và các tài liệu khác cần thiết. Đảm bảo
các tài liệu này đầy đủ, chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật.

33
Sau khi nhận được thông tin hàng hóa và nhận được SI của lô hàng, THD Logistics và
hãng tàu sẽ lập Booking note và sau đó THD Logistics gửi cho khách hàng là công ty
Sung Gwang Vina các thông tin cần thiết trên booking note để công ty có thể chuẩn bị
hàng và đưa hàng đến đúng địa điểm, đúng thời gian quy định.

Thông tin về booking: Mã booking (Booking Reference Number), tên tàu, ngày dự
kiến giao hàng, cảng xuất khẩu và cảng nhập khẩu.

* Mã Booking: SSGN0166136

*Tên tàu: YANTRA BHUM/1069S

*Ngày tàu chạy (Ngày tàu xuất phát): 21/2/2022

* Cảng xuất khẩu: HO CHI MINH CITY( KHO 5 CAT LAI)

* Cảng nhập khẩu: HELSINKI, FINLAND

34
* Thời gian giao hàng đến kho CFS: Trước 17h ngày 28/2/2022

* Địa điểm giao hàng: Cảng Cát Lái - Kho 5

B2: Vận chuyển hàng hóa đến kho của nhà gom hàng

Công ty Sung Gwang Vina sẽ vận chuyển hàng hóa đến kho 5- Cảng Cát Lái. Vì là
hàng lẻ với số lượng ít nên công ty có thể trực tiếp vận chuyển thông qua bộ phận
logistics của công ty hoặc thuê một nhà vận chuyển khác để vận chuyển lô hàng lẻ của
công ty.

Việc vận chuyển này có thể được thực hiện bằng đường bộ hoặc đường biển tùy thuộc
vào khoảng cách và tính chất của hàng hóa. Vì khoảng cách từ Công ty Sung Gwang
Vina đến kho CFS gần khoảng 20km nên công ty sẽ tiến hành vận chuyển hàng hóa bằng
đường bộ để tiết kiệm chi phí nhất có thể.

Dựa trên thông tin “Nơi giao, Closing time” trên Booking note để giao hàng đến đúng
nơi quy định và giao đến kho trước thời hạn quy định (Closing time) để kho có thể gom
hàng lẻ kịp thời. Cụ thể thì:

- Nơi giao: Kho 5 - Cảng Cát Lái


- Closing time: 17h 28/02/2022 - Sung Gwang Vina phải chuẩn bị hàng hóa và phải
được vận chuyển đến kho CFS trước 17h ngày 28/02/2002.

Sau khi nhận được thông tin từ Sung Gwang Vina, THD Logistics sẽ lên kế hoạch và bố
trí nhân lực, phương tiện để tiến hành nhận hàng của công ty Sung Gwang Vina tại kho 5
- Cảng Cát Lái.

B3: Gộp chung hàng hóa

Tại kho CFS của THD Logistics, hàng hóa của công ty Sung Gwang Vina sẽ được
THD Logistics tiến hành gộp chung với các lô hàng lẻ khác để đóng container. Việc gộp
chung này sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển và tối ưu hóa việc sử dụng không gian trong
container.

35
Hàng hóa được đưa vào kho CFS và phân loại theo đích đến, loại hàng và thời gian
cần vận chuyển.

Các đơn hàng có cùng điểm đến và thời gian giao hàng sẽ được gom vào cùng một
container.

B4: Đóng container

Sau khi hàng hóa đã được gom đầy cho 1 container, bộ phận logistics của THD
Logistics sẽ tiến hành đóng container để chuẩn bị cho quá trình vận chuyển đến cảng.

Các nhân viên của kho CFS sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa theo danh sách và thông
tin khách hàng cung cấp, đảm bảo rằng số lượng, chủng loại, trọng lượng và kích thước
của hàng hóa đều đúng.

Phân loại hàng hóa: Sau khi kiểm tra, hàng hóa sẽ được phân loại theo chủng loại,
kích thước và trọng lượng để có thể xếp dỡ vào các container phù hợp.

Xếp dỡ hàng hóa vào container: Hàng hóa sẽ được xếp dỡ vào container bằng cách
sắp xếp chúng sao cho vừa khít với kích thước của container, tránh trường hợp hàng hóa
di chuyển hoặc bị vỡ vụn trong quá trình vận chuyển.

Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa vào container, container sẽ được kiểm tra và
đóng dấu để đảm bảo tính toàn vẹn của hàng hóa.

Sau đó, THD Logistics sẽ lập Packing List của từng nhà xuất khẩu.

B5: Xác nhận việc hoàn tất bước giao hàng

Sau khi quá trình đóng container hoàn tất, bộ phận logistics sẽ xác nhận với Sung
Gwang Vina rằng hàng hóa đã được giao tại kho của nhà vận chuyển và sẵn sàng được
vận chuyển đến cảng xuất. THD Logistics sẽ lập House Bill of Lading (HBL) và giao
HBL cho Sung Gwang Vina sau khi hàng hóa của nhà xuất khẩu đã được gom vào
container và vận chuyển đến kho gom hàng. Đồng thời, công ty DSV Ocean Transport
A/S cũng sẽ được gửi 1 bản HBL để phục vụ cho quá trình nhận hàng.

36
THD Logistics cũng sẽ giữ liên lạc với Sung Gwang Vina và cập nhật tình hình thực
hiện công việc, đảm bảo hàng hóa được gom và chuyển đến cảng FOB đúng thời gian đã
được xác định trong booking information.

7. Hoàn thành các thủ tục hải quan: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu,
nộp các chứng từ cần thiết và đóng các loại thuế liên quan (nếu có).

Bước 1: Để hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu cho hàng LCL, Sung Gwang Vina
thông qua công ty FWD là THD Logistics hoàn thành các thủ tục hải quan xuất khẩu tại
cảng FOB, bao gồm khai báo hải quan, nộp chứng từ, kiểm tra hàng hóa, nộp thuế xuất
khẩu (nếu có) và các nghĩa vụ khác theo quy định của cơ quan hải quan Việt Nam. Sung
Gwang có nhiệm vụ chuẩn bị các tài liệu liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa và trực
tiếp thực hiện các thủ tục hải quan hoặc thông qua Công ty FWD để khai báo, tài liệu
bao gồm các chứng từ sau:

37
0. Sale contract

38
b. Invoice

39
c. Packing list

40
d. Booking Note

41
e. Giấy giới thiệu
42
Bước 2: Khai báo hải quan

- Khai hải quan điện tử – đóng thuế.

Tiến hành khai hải quan điện tử bằng phần mềm ECUS5-VNACCS.

THD Logistics nhận quy chế thủ tục hải quan để làm vận đơn và thông quan cho lô
hàng từ Sung Gwang Vina, sau đó THD Logistics sẽ lập tờ khai hải quan xuất khẩu trên
hệ thống điện tử của cơ quan hải quan Việt Nam. Tờ khai này sẽ bao gồm thông tin về
tên người gửi hàng (Sung Gwang Vina), người nhận hàng (Fiskars Finland OY AB), mô
tả hàng hóa, số lượng, giá trị, điều kiện giao hàng (FOB), cảng xuất khẩu, cảng nhập
khẩu, thông tin về bên vận chuyển (DSV Ocean Transport A/S), và bên gom hàng (THD
Logistics).

43
File hải quan trên ECUS 5

- Sau khi truyền tờ khai hải quan xong, nhận kết quả phân luồng: Hàng hóa của công ty
Sung Gwang Vina thuộc mã phân loại kiểm tra 1, tức là thuộc luồng xanh (miễn kiểm
tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.)

Đăng ký tờ khai:

 Nhân viên của chứng từ của THD Logistics chuẩn bị bộ hồ sơ để nộp bộ phận đăng
ký TKHQ bao gồm tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan), Sale Contract, Packing
List, Invoice, Giấy giới thiệu để tiến hành khai hải quan.

44
 Tiến hành nộp bộ hồ sơ vào khay phân tờ khai, đợi cán bộ phân tờ khai và trả bộ hồ
sơ ra khay lúc nãy chúng ta nộp, lúc này chúng ta sẽ biết công ty thuộc cửa nào, rồi
tiến hành nộp bộ hồ sơ vào đó. Đăng ký viên sẽ dựa vào những thông tin trên bước
mở tờ khai để nhập thông tin và trình lãnh đạo hải quan ký để lô hàng xuất đi được
thông quan. Nếu lô hàng không có bất cứ một vấn đề gì thì sẽ được vào luồng xanh.
Ngược lại, nếu lô hàng rơi vào diện bị kiểm tra thì có thể vào luồng vàng hoặc luồng
đỏ.

Bước 3: Nộp chứng từ.

Bộ phận chứng từ của công ty THD Logistics sẽ nộp các chứng từ liên quan đến hàng
hóa, bao gồm hóa đơn thương mại (commercial invoice), danh sách đóng gói (packing
list), chứng từ vận chuyển (bill of lading), giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of
origin), và các tài liệu khác đã được cung cấp bởi chủ hàng là công ty Sung Gwang Vina
theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

Bước 4: Kiểm tra hàng hóa.

Vì hàng hóa của công ty Sung Gwang Vina thuộc luồng xanh đảm bảo đáp ứng được
các điều kiện, quy định về xuất khẩu, an toàn và bảo vệ môi trường nên được miễn kiểm
tra thực tế hàng hóa bởi cơ quan hải quan.

Bước 5: Nộp thuế xuất khẩu và các nghĩa vụ khác.

45
Vì hàng hóa xuất khẩu của Công ty Sung Gwang Vina là “bộ dao muỗng nĩa bằng
thép không gỉ” không nằm trong danh mục các mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu theo
luật Việt Nam, do đó công ty Sung Gwang Vina không phải chịu bất kỳ khoản thuế suất
nào khi xuất khẩu.

Do đó, tại mục tổng trị giá hóa đơn và tổng trị giá tính thuế trên tờ khai hải quan sẽ
như nhau vì thuế bằng 0.

Bước 6: Nhận giấy phép xuất khẩu.

Sau khi hoàn tất các thủ tục nêu trên và được cơ quan hải quan xác nhận là không có
bất kỳ sai sót nào, hàng hoá của công ty Sung Gwang Vina sẽ nhận được giấy phép xuất
khẩu. Giấy phép này cho phép bộ phận logistics của công ty THD Logistics có thể đưa
hàng lên tàu vận chuyển của YangMing khi cần.

8. 8. Vận chuyển hàng hóa đến cảng.

Theo đó ngày tàu rời cảng là ngày 3/3/2022 thì công ty THD Logistics có thể bắt đầu
vận chuyển hàng hóa đến cảng Cát Lái ( Tp. Hồ Chí Minh) bằng đường bộ từ ngày
1/3/2022 để phòng các trường hợp khách quan làm chậm quá trình vận chuyển. Đồng
thời chon phương tiện vận chuyển tối ưu sau đó. .

46
Sau khi đã lên lịch, chọn phương tiện, tiến hành đóng container trong trường hợp
trên, vì hàng hóa tổng cộng có 9 pallets nên THD Logistics đã đóng hàng hóa vào chung
container với các chủ hàng khác, container có số hiệu GESU4824950 với mã chủ sở hữu
là “GESU” và số của container là “4824950” và loại container là “40HC” 40 High Cube.
Và hàng hóa của công ty Sung Wan Vina được niêm phong với con dấu có số hiệu
“F23728” giúp đảm bảo hàng hóa không bị mất hoặc trộm cắp trong quá trình vận
chuyển. Sau khi đóng container tiến hành chọn phương tiện vận chuyển

Sau khi đã đóng hàng và niêm phong hàng hóa tiến hành vận chuyển đến cảng Cát
Lái, khi đến cảng xuất khuất THD Logistics sẽ giao container cho các nhân viên cảng, tại
đây nhân viên cảng sẽ tiến hành các thủ tục kiểm tra an minh, kiểm tra hải quan.

Tiếp đó THD Logistics sẽ xác nhận với Sung Gwang Vina về việc hoàn tất việc vận
chuyển hàng hóa đến cảng xuất khẩu và cung cấp thông tin về tình trạng hàng hóa, thời
gian dự kiến tàu rời cảng và thời gian dự kiến hàng đến cảng nhập khẩu: container đã
được giao đến cảng xuất khẩu, và thời gian tàu rời cảng xuất là ngày 3-3-2022.

9. Chuyển tải và vận chuyển hàng hóa.

Vì ở đây 2 công ty đã thống nhất là dùng điều kiện incoterms là FOB nên người chịu
trách nhiệm bốc hàng lên tàu là người xuất khẩu.

Sau khi đã hoàn thành các thủ tục cần thiết tại cảng xuất khẩu, container sẽ được THD
logistics chuyển tải lên tàu chở hàng là Yantra Bhum theo lịch trình đã đặt trước là ngày
3/3/2022 . Vị trí của container sẽ phụ thuộc vào thứ tự đã lên kế hoạch trước đó.

Sau đó nhân viên cảng và THD Logistics sẽ kiểm tra và xác nhận thông tin của
container (loại container: 40 HC, số hiệu container: GESU 4824950 và kiểm tra số của
con dấu,…) đảm bảo tất cả thông tin trùng khớp và phù hợp với vác thông tin ghi trên
vận đơn và các giấy tờ liên quan. Đồng thời kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tàu và các
thiết bị an toàn đủ điều kiện để cho hành trình. THD Logistics cũng sẽ kiểm tra và xác
nhận thông tin về hàng hóa, bao gồm tên hàng( sovina), trọng lượng(1309.120 Kg), kích
thước (9.700 M3 ), số lượng ( 9 pallets), thông tin người xuất khẩu(Sung Gwang Vina)

47
thông người nhập khẩu( Fiskars Finland Oy AB). Các thông tin này cũng phải đúng với
những gì đã khai báo trong tờ khai hải quan cà các giấy tờ liên quan khác, để đảm bảo
quyền lợi của các bên liên quan, và tiện cho việc theo dõi hàng hóa.

Khi đã hoàn thành xếp hàng lên tàu, và các thủ tục liên quan, hãng tàu Yang Ming sẽ
phát hành Master B/L cho công ty THD Logistics, tàu sẽ khởi hành từ cảng Cát Lái qua
nhiều cảng trung gian (nếu có) rồi tới cảng nhà nhập khẩu (công ty FISKARS FINLAND
OY AB).

Trong quá trình vận chuyển, THD Logistics có thể theo dõi hành trình của tàu và hàng
hóa. Và việc thông báo (về việc tàu đã đến đâu, hoặc gần tới cảng nhập khẩu) đến đối tác
nhập khẩu là không bắt buộc trong điều kiện incoterms bởi vì công ty FISKARS
FINLAND OY AB là người thuê tàu và tự chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ
cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu. THD Logistics có thể thông báo cho nhà nhập khẩu
khi có các thông tin khẩn cấp.

48
49
10. Thủ tục hải quan nhập khẩu: Đối tác nước ngoài sẽ hoàn thành các thủ tục
hải quan nhập khẩu và nhận hàng hóa tại cảng.

Vì sử dụng điều kiện FOB nên công ty Fiskars Finland OY AB (người mua), có trách
nhiệm chuẩn bị đầy đủ chứng từ, hoàn tất thủ tục hải quan để nhập khẩu vào Phần Lan.

Sau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu thì công ty DSV Ocean Transport A/S đến cảng để
nhận hàng, lúc này DSV Ocean Transport A/S cần xuất trình vận đơn để hãng tàu xác
nhận và được cho phép nhận hàng.

Sau đó DSV Ocean Transport A/S sẽ đăng kí để đón thẳng hàng vào kho CFS ở nước
nhập khẩu.

11. Giao hàng đến kho đích: Nhà vận chuyển sẽ giao hàng hóa đến kho của đối
tác nước ngoài hoặc địa điểm yêu cầu.

Vì hợp đồng theo điều kiện FOB nên người mua là công ty Fiskars Finland OY AB sẽ
thực hiện trách nhiệm giao hàng đến kho hoặc địa điểm yêu cầu của họ. Sau khi hàng
hóa được đóng dấu thông quan, đơn vị vận chuyển do công ty Fiskars Finland OY AB
đặt sẽ cầm phiếu xuất kho có kèm mã vạch xuống kho CFS nước nhập khẩu để nhận
hàng và thông báo cho Fiskars Finland OY AB chuẩn bị kho để nhận hàng. Sau đó là
thuê phương tiện vận chuyển để chở hàng về kho.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://vsico.com.vn/home/tin-tuc-su-kien/tin-trong-nuoc/van-tai-gom-hang-le-loi-ich-va-
rui-ro/

https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/lcl-la-gi-phan-biet-hang-lcl-va-hang-fcl.html

https://thietbitrieuvu.vn/van-chuyen-hang-hoa-duong-bien-fcl-va-lcl-su-khac-biet-uu-va-
nhuoc-diem/

https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/lcl-la-gi-phan-biet-hang-lcl-va-hang-fcl.html

https://vilas.edu.vn/lcl-shipping-phan-cuoi-nhung-luu-y-chung-trong-dich-vu-van-
chuyen-lcl.html

51

You might also like