You are on page 1of 327

MỤC LỤC

VÌ SAO MÌNH VIẾT? Error! Bookmark not defined.

LỜI CẢM ƠN 14

CẢM HỨNG VỀ TỰ DO & HẠNH PHÚC 16

VỀ TÁC GIẢ 22

CHƯƠNG 1 IELTS THẦN CHƯỞNG 24

1. MÌNH KHÔNG GIỎI NHƯ MÌNH NGHĨ 24

2. CON PHẢI GIỎI TIẾNG ANH THÌ MỚI CÓ TƯƠNG LAI 26

3. LẠC Ở TOKYO 29

4. TIẾNG ANH LÀ CẦN CÂU CƠM 32

5. HOANG MANG SAU TỐT NGHIỆP 35

6. MẠ CHO ĐI HỌC 37

7. ĐÂM ĐẦU VÀO TƯỜNG 40

8. Ở TRỂN 42

9. CHOÁNG VÁNG VỚI THẦY 44

10. CON KHÓC MẠ MỚI CHO BÚ 48

11. CHƯA HỌC BÒ ĐÃ LO HỌC CHẠY 50

12. KHI HỌC TRÒ SẴN SÀNG, NGƯỜI THẦY SẼ ĐẾN 52

13. TÌM THẤY Ở CANADA 56

14. CHĂM VƯỜN ƯƠM 59

15. ĐIỂM BÙNG PHÁT 61

16. DÒNG SÔNG CUỘC ĐỜI 64

17. ĐI TÌM VÙNG ĐẤT MỚI 67

18. BÍ QUYẾT ĐỂ HỌC GIỎI 70

19. PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC HIỆU QUẢ 73

6
20. KHÔNG MỢ CHỢ VẪN ĐÔNG 75

21. HUYỀN THOẠI HAMA 77

22. BÀI HỌC CỐT LÕI 79

Câu chuyện học viên: CUỘC SỐNG Ở HAMA 82

Câu chuyện học viên: HAMA ĐÃ CHO MÌNH NHIỀU THỨ 84

CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC QUYẾT ĐỊNH CHO ĐÍCH ĐẾN 89

1. YOUR WHY 89

2. HỌC ĐỂ ĐI DU LỊCH 91

3. HỌC ĐỂ GIAO TIẾP 94

4. HỌC ĐỂ CÓ CÔNG VIỆC TỐT HƠN 96

5. HỌC ĐỂ DẠY CON 101

6. HỌC VÌ THƯƠNG EM 105

7. HỌC VÌ THƯƠNG MÌNH 109

Câu chuyện học viên: TÔI MUỐN CÓ SỰ TỰ DO 112

CHƯƠNG 3: NHỮNG SAI LẦM PHỔ BIẾN 115

1. SAI ĐÂU SỬA ĐÓ 115

2.1 CẦN TIẾP CẬN HỆ THỐNG 116

2.2. XEM TIẾNG ANH LÀ MỘT MÔN HỌC 122

2.3. HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC HỌC KIẾN THỨC 125

Câu chuyện thành công: BỐN CHÀNG NGỰ LÂM 127

3.1. HỌC NHIỀU, HỌC LÂU SẼ GIỎI 130

3.2. CẦN HỌC CHUẨN VÀ CHẮC NGAY TỪ ĐẦU 135

4.1. DỤC TỐC BẤT ĐẠT 137

4.2. NGUYÊN LÝ XÔ NƯỚC 140

4.3. ĐỪNG GẮNG THI BẰNG, HÃY HỌC LÁI CHẮC TAY 142

5.1. LÚC CẦN MỚI HỌC 144

5.2. SẴN SÀNG CHO CƠ HỘI 147

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 7


Câu chuyện học viên: QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT CỦA TUỔI TRẺ 150
6.1. CÀNG NHIỀU CÀNG ÍT 158

6.2. ĐIỂM BÙNG PHÁT 160

7.1. TẮM NGÔN NGỮ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ? 165

7.2. MUỐN GIỎI TIẾNG ANH - PHẢI RÀNH TIẾNG VIỆT 166

8.1. KIỂM SOÁT TÂM - LIỆU CÓ LÀM NỔI? 170

8.2. CHÁN HỌC THÌ PHẢI LÀM SAO 172

9.1. MUỐN GIỎI PHẢI HỌC 176

9.2. MUỐN GIỎI PHẢI DẠY 178

Câu chuyện học viên: ĐI HỌC LÀ ĐỂ CÓ BẠN 181

10.1. TỰ TIN THẬT THIẾU 185

10.2. LÀM SAO ĐỂ TỰ TIN? 186

11.1. CÓ NĂNG KHIẾU MỚI HỌC ĐƯỢC 191

11.2. CHỈ CẦN PHƯƠNG PHÁP ĐÚNG VÀ KIÊN TRÌ 192

12.1. MUỐN NÓI GIỎI - CỨ NÓI NHIỀU 195

12.2. MUỐN NÓI GIỎI PHẢI CHẮC PHÁT ÂM 197

13.1. MUỐN GIỎI - RA NƯỚC NGOÀI HỌC 199

13.2. RA NƯỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỘ THÀNH THẠO 201

CHƯƠNG 4: LỘ TRÌNH HỌC TỪ ZERO TO HERO 205

MODULE 1: ÂM LÀ NỀN TẢNG 205

1.TỔNG QUAN VỀ ÂM 205

2. LỜI NÓI GIÓ BAY 208

3. TẠI SAO PHÁT ÂM TIẾNG ANH KHÓ? 210

4. TẠI SAO PHÁT ÂM QUAN TRỌNG? 214

5. TẠI SAO PHÁT ÂM QUAN TRỌNG NHƯNG ÍT ĐƯỢC DẠY KỸ? 217
6. SỰ KHÁC NHAU GIỮA TEACH VÀ COACH? 221

7. TẠI SAO PHÁT ÂM CẦN COACH? 224

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 8


8. HƠI THỞ LÀ SỰ SỐNG 226

9. TẠI SAO PHẢI CHÚ Ý KHẨU HÌNH MIỆNG KHI NÓI? 228

10. HAI ĐIỀU CỐT LÕI ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG VIỆC HỌC 230

11. VÌ SAO KHÍ QUAN TRỌNG? 231

12. SADGURU - THẦY DẠY KHÍ 233

12. TẠI SAO CẦN LUYỆN KHÍ? 237

13. CHĂM BỘ RỄ CHO KĨ 239

14. CÁCH KHẮC PHỤC GIỌNG NẶNG Title 242

15. LÀM SAO TRÁNH "HÓA THẠCH"? 245

16. GIỮ BẢN SẮC CỦA CHÍNH MÌNH 248

17. NÊN PHÁT ÂM ANH-ANH HAY ANH-MỸ? 250

18. TRỌNG ÂM, NGỮ ĐIỆU VÀ NHỊP ĐIỆU 252

19. RA ĐƯỜNG TÍNH SAO? 255

MODULE 2: DẠO CHƠI VỚI TỪ 257

1. HỌC CÁCH CON TRẺ DẠO CHƠI 257

2. DẠO CHƠI THẾ NÀO? 258

3. TẠI SAO LẠI DẠO CHƠI? 261

4. CHƠI PHẢI CÓ BẠN 263

5. CHỌN BẠN MÀ CHƠI 265

6. GỌI RÕ TÊN BẠN 267

7. LÀM QUEN VỚI BẠN CỦA BẠN 269

8. MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ 271

9. LÀM SAO ĐỂ KẾT NỐI TỐT VỚI BẠN? 273

Câu chuyện học viên: CÔ MÁN HỌC TIẾNG ANH 275

MODULE 3: CỤM - SỨC MẠNH CỦA HỆ THỐNG LUCA 280

1. KHÔNG THỂ CHỐI BỎ TIẾNG MẸ ĐẺ 280

2. TẤN CÔNG TỪ NHIỀU HƯỚNG 282

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 9


3. MUỐN GIỎI TIẾNG ANH PHẢI RÀNH TIẾNG VIỆT 283

4. NGHE SAO CHO ĐÚNG? 284

5. NÓI SAO CHO CÓ NHỊP ĐIỆU? 286

6. VƯỢT RA KHỎI VIỆC HỌC TIẾNG ANH 286

Câu chuyện học viên: NHỮNG THÁNG NGÀY ĐẦY MÀU SẮC Ở
HAMA 288

MODULE 4: CÂU - ĐOẠN - BÀI 295

1. HỌC NGỮ PHÁP NHƯ THẾ NÀO? 295

2. VƯỢT QUA NỖI SỢ VIẾT 297

3. VIẾT CÁI GÌ & VIẾT NHƯ THẾ NÀO? 299

4. NÓI CÓ BỐI CẢNH - NGUYÊN TẮC STARL 301

5. CÁCH DIỄN ĐẠT TRONG VIẾT HỌC THUẬT 303

MODULE 5: BÍ MẬT TRONG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH 305

1. BẢN SẮC LÀ ĐIỀU CỐT LÕI 305

2. KẾT NỐI VÀ Ý THỨC TỪNG TỪ MÌNH NÓI RA 307

3. GIAO TIẾP LÀ QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG 309

Câu chuyện học viên: ĐỪNG CHẤP VÀO LỜI NÓI 311

CHƯƠNG 5: HÃY ĐỂ NGƯỜI THẦY BÊN TRONG DẪN LỐI 314

1. ĐÚNG CHƯA HẲN ĐÃ HAY 314

2. SAI CHƯA HẲN ĐÃ DỞ 316

3. MỞ LÒNG HỌC HỎI CÁI MỚI 318

4. THẢ LỎNG ĐỂ NGƯỜI THẦY BÊN TRONG DẪN LỐI 321

Câu chuyện học viên: TÔI ĐÃ BIẾT MÌNH MUỐN GÌ 323

5. TRỞ THÀNH NGƯỜI THẦY CỦA CHÍNH MÌNH 326

6. GẮNG LÊN, BẠN CỦA TÔI ƠI 328

CHƯƠNG 6: NHỮNG HỌC VIÊN XUẤT SẮC 330

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 10


Lưu ý khi đọc sách:

LÊN NÚI HỌC TIẾNG ANH Tác giả: Đào Thị Hằng Bản
quyền © 2019, Đào Thị Hằng Bản quyền tác phẩm đã được
bảo hộ. Mọi hình thức xuất bản, sao chụp, phân phối dưới
dạng văn bản in ấn hoặc văn bản điện tử, đặc biệt là hành
vi phát tán hơn 10% nội dung ấn phẩm.

Tham gia nhóm lên núi học tiếng Anh trên Facebook để
nhận thêm nhiều chia sẻ bổ ích khác.

Link nhóm Facebook:

https://leadertalks.com//grouplennuihoctienganh/

Nếu bạn thích quyển sách này, hãy đặt mua bản cứng để
ủng hộ tác giả tại địa chỉ website:

https://leadertalks.com/muasachlennuihoctienganh/

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 11


VÌ SAO MÌNH VIẾT?
Mình đã định viết quyển sách này từ cuối năm 2012 lúc vừa từ
Úc về, còn hừng hực khí thế sau kỳ vượt vũ môn. Phần lu bu với
dưa cà mắm muối, phần lại muốn chiêm nghiệm thêm một thời
gian nữa, nên quyển sách này bỏ ngỏ một thời gian dài với các
bài chia sẻ ngắn trên blog cá nhân DaoThiHang.com.

Cho đến hôm nay, sau hơn 5 năm miệt mài huấn luyện cho hơn
1,000 học viên online và nội trú Hama trên khắp cả nước, mình
cùng team Học thuật của LeaderTalks đúc kết và hoàn thiện
chương trình English Mastery dành cho người học từ khi mới
bắt đầu cho đến trình độ nâng cao.

English Mastery là một hệ thống tiếp cận hoàn chỉnh từ thấp lên
cao, gồm sáu học phần gồm Âm - Từ - Cụm - Câu - Đoạn - Bài,
chia làm ba giai đoạn, coach liên tục trong một năm:

(1) Líu Lưỡi - Clear Speaking, tập trung phát triển độ chính xác
khi nói.

(2) Líu Lo - Master Speaking, tập trung phát triển độ thành thạo
khi giao tiếp.

(3) Ríu Rít - Real Speaking là thực tế giao tiếp khi ra nước ngoài.

Mình muốn chia sẻ lại những đúc kết này với mong muốn các
bạn đi xa hơn, nhanh hơn và ít vấp váp hơn mình. Trên hết, mình
muốn nhắn nhủ: nếu bạn có ước mơ, đam mê gì đó, hãy bắt tay

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 12


vào làm và kiên trì từng chút một, bởi vì "nơi nào có ý chí, nơi
đó có con đường".

Chúc bạn đến đích thành công!

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 13


LỜI CẢM ƠN
Con cám ơn Ba đã nói với con rằng: "Con phải học tiếng Anh
mới có tương lai" ngay từ ngày đầu con đến lớp. Cám ơn Ba đã
liên tục thử thách để con trau dồi ý chí mạnh mẽ và can trường.
Con cám ơn Mạ là chỗ dựa tinh thần ấm áp của con trong mọi
hoàn cảnh. Cám ơn các em đã luôn tin yêu và hết sức giúp đỡ
chị trong việc học và việc làm.

Cháu cám ơn chú Lê Đức Dục và bác Dương Quang Thiện đã


giúp cháu vượt qua những đoạn rất ngặt để theo đuổi việc học.
Cháu sẽ tiếp tục đáp đền tiếp nối, hỗ trợ các bạn đi sau.

Xin cám ơn Chương trình học bổng Australian Leadership


Awards của Bộ Ngoại giao Australia và Học bổng Global Change
Leaders của Bộ Ngoại giao Canada đã trao học bổng, giúp tôi
có được kiến thức và góc nhìn mới mẻ về cuộc sống, công việc
và hỗ trợ cộng đồng.

Xin cám ơn thầy Peter McMilan và cô Hanina James là hai giáo


viên ở Úc và Canada đã giúp cho em có bước phát triển vượt
bậc trong việc học và sử dụng tiếng Anh.

Cám ơn hơn 1,000 bạn học viên, là những người bạn đã tin
tưởng và đồng hành với mình trong suốt 5 năm qua. Các bạn là
nguồn cảm hứng giúp mình liên tục học hỏi và hoàn thiện các
chương trình huấn luyện ngày một hiệu quả. Các bạn là động
lực cho mình viết quyển sách này sau một thời gian dài thực

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 14


hành và chiêm nghiệm từng vấn đề một trong việc học và dạy
tiếng Anh.

Cám ơn Vũ trụ đã luôn thương yêu, sắp xếp các bài học hết sức
hợp lý, đúng người, đúng việc và đúng thời điểm, giúp tôi học
những bài học cần thiết cho sự trưởng thành của thế giới bên
trong và bên ngoài.

Xin cám ơn tất cả!

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 15


CẢM HỨNG VỀ TỰ DO & HẠNH PHÚC

"Chú ơi, khoảng khi mô thì trao học bổng Tiếp sức đến trường
hả chú?" Tôi vẫn quen nghe câu hỏi đó và số điện thoại quen
thuộc của Đào Thị Hằng hiện lên mỗi khi vào "mùa học bổng" từ
nhiều năm nay, để sau đó thông báo cô sẽ hỗ trợ một vài suất
học bổng từ thu nhập không lấy gì làm nhiều của Hằng. Có thể
đó là những đồng tiền kiếm được từ việc đi làm thêm khi cô vừa
du học từ Úc về, lúc còn vất vả mưu sinh hay khi đi bán từng hũ
mắm Thuyền Nan, hoặc như bây giờ, đang là "trưởng làng" của
một ngôi làng đặc biệt mang tên Hama Village nằm hiền hòa trên
những mái đồi cao nguyên Đắc Nông xa hút.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 16


Nhưng cuộc điện thoại năm nay không chỉ là chuyện đóng góp
cho học bổng, Hằng thông báo đang chuẩn bị một món quà cho
các bạn tân sinh viên nghèo sẽ được nhận học bổng "Tiếp sức
đến trường" của năm học này, đó là cuốn sách "Lên núi" như
một đúc kết và sẻ chia từ chính trải nghiệm của bản thân Hằng
với việc học tiếng Anh và Hằng nhờ tôi viết lời tựa cho cuốn
sách!

Tôi đã đọc.

Tôi đã đọc xong, một mạch!

Không, không chỉ là tiếng Anh, cuốn sách như muốn gieo vào
người đọc cảm hứng bất tận về tự do và hạnh phúc! Chính xác
là như thế!

Nhớ có lần trò chuyện, Hằng bảo: Cháu thấy mọi người hay nói
triết lý về "con cá và cần câu", đại ý là nên cho cần câu, quan
trọng hơn là cho con cá, nhưng theo cháu cho người ta cảm
hứng để đi câu còn quan trọng hơn cả việc cho chiếc cần.

Và Hằng đã thực hiện được điều quan trọng đó : "cho cảm hứng
đi câu" thông qua cuốn sách mà tôi biết Hằng đã viết không chỉ
bằng những con chữ, mà còn bằng cả tâm huyết của tuổi thanh
xuân.

"Lên núi" tên cuốn sách này đó là tất cả những gì mà Hằng đã


nếm trải một cách tận cùng trong tâm hồn cô học trò nghèo, trên
chiếc thuyền nan bên sông Thạch Hãn, một gia đình đầy ắp

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 17


thương yêu giữa khốn khó bão giông, và những giấc mơ bay lên
từ bãi cỏ trong sân bay Ái Tử hoang vu ngờm ngợp gió Lào đến
những sân bay mà cô từng đặt chân đến khắp năm châu.

Hiểu theo một nghĩa nào đó, "Lên núi" chính là chinh phục những
đỉnh cao của cuộc đời!

Và Hằng đã viết gì trong cuốn sách này? Điều đó xin dành cho
bạn đọc khám phá và cảm nhận sau từng trang sách. Tôi biết vì
mình đã lỡ nhận lời viết tựa cho cuốn sách này nên cố ráng diễn
đạt ra đây đôi điều chứ thật sự cuốn sách là một nguồn cảm
hứng tràn trề năng lượng, khiến người đọc đôi lúc cảm thấy như
bị kích động. Gấp sách lại, tôi cứ nghĩ, hóa ra những điều cao
siêu đôi khi lại được diễn đạt một cách dung dị và gần gũi như
cách mà Hằng kể trong cuốn sách này.

Đó là ông bố và bà mẹ với lời khuyên "con phải học tiếng Anh


mới có tương lai". Dù bản thân chưa hình dung hết nó sẽ như
thế nào, chỉ có một niềm tin tưởng lớn hơn cả sự thấu hiểu.

Đó là những đứa em của Hằng dù đậu đại học vẫn không chọn
giảng đường mà chọn con đường tự học và trau dồi tiếng Anh
để sau đó nhận học bổng du học ở các quốc gia văn minh.

Đó là những học trò của Hằng, có những em đang còn học tiểu
học hay những chị phụ nữ "hai nách hai con" vẫn bền bỉ với cô
Hằng để biến tiếng Anh thành một công cụ hữu ích cho đời sống.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 18


Đó là những bạn bè, thầy cô...mỗi cái tên, mỗi câu chuyện xuất
hiện trong cuốn sách này đều đọng lại trong ta một điều gì đó và
truyền cho ta cảm hứng tích cực.

Nếu sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ở Úc, Hằng có thể học tiếp lên tiến
sĩ thì chắc chắn chúng ta có thêm một tiến sĩ giỏi giang. Nhưng
có thể sẽ không có thương hiệu mắm Thuyền Nan, bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa bản địa trong một lộ trình đầy khoa
học. Sẽ không có hàng ngàn học viên đã đón nhận cách dạy và
học tiếng Anh không giống ai từ cách đặt tên lớp như Líu lưỡi,
Líu Lo hay Ríu Rít. Sẽ không có ngôi làng Hama Village mà giờ
đây hình ảnh đáng yêu của nó đã được nhiều bạn bè quốc tế
mang theo về xứ họ với nhiều ấn tượng tốt đẹp.

Những dòng cuối cùng của cuốn sách, Hằng viết rằng: "Giỏi
tiếng Anh không đảm bảo rằng bạn sẽ có một tương lai tốt,
nhưng quá trình học tiếng Anh là phương tiện cho bạn rèn luyện
ý chí tuyệt vời. Khi có ý chí mạnh mẽ, sự tự do của mỗi cá nhân
sẽ được định hình và phát triển. Học để có sự tự do là mục đích
cao nhất của việc học. Khi trở thành người thầy của chính mình,
tự định hướng cho chính mình, bạn có sự tự do". Tôi nghĩ đây
chính là cách diễn đạt dung dị nhất cái câu danh ngôn "Hạnh
phúc không phải ở đích đến mà trên từng chặng đường đi". Trên
hành trình chinh phục tiếng Anh của Hằng, cô đã khám phá ra
bao nhiêu điều kỳ diệu từ thiền và yoga, từ trồng hoa và cất nhà,
từ nụ cười và nước mắt học viên.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 19


Đích đến lớn nhất của mỗi đời người vẫn là tự do và hạnh phúc.
Tôi nghĩ Hằng đã đạt đến cái đích lớn nhất ấy. Bởi tự do là được
làm điều mình thích, hạnh phúc là thích chính điều mình làm.
Đọc cuốn sách này sẽ thấy Hằng đã nỗ lực và giờ đang sống
trọn vẹn từng giây với hai điều đó: được tự do, được hạnh phúc.

Nhưng nếu chỉ có thế thì không phải là Hằng.

Cô vẫn muốn truyền cảm hứng để đạt được tự do và hạnh phúc


trong chính mỗi con người cho tất cả mọi người, tôi nghĩ đó là
một lý do khác để Hằng viết cuốn sách này.

***

Có lẽ lời tựa sẽ chấm hết ở dòng chữ trên đây, nhưng có một
điều tôi viết ngay từ dòng đầu tiên liên quan đến học bổng "Tiếp
sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ nhưng chưa kịp nói thêm cho
rõ, rằng Đào Thị Hằng là một trong những sinh viên đầu tiên
nhận học bổng này từ năm học 2004-2005.

Và cho đến bây giờ, Hằng vẫn đồng hành cùng hàng ngàn sinh
viên thế hệ đàn em qua hơn mười mùa học bổng. Hằng là cô
sinh viên giúp cho chúng tôi thêm mạnh mẽ để bền lòng với
chương trình này.

Cảm ơn Hằng vì những suất học bổng đóng góp trở lại cho thế
hệ đàn em như một đáp đền tiếp nối. Và một lời cảm ơn lớn hơn,
xin dành cho những điều tốt đẹp mà Hằng đã cống hiến với cuộc

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 20


đời này với tất cả cảm hứng và năng lượng của một con người
đã đạt đến "học để có sự tự do"!

Lê Đức Dục

(Phóng viên báo Tuổi Trẻ)

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 21


VỀ TÁC GIẢ

Đào Thị Hằng được biết đến với biệt danh Hằng Mắm Ruốc. Tốt
nghiệp thạc sĩ ngành Phát triển Bền vững tại Đại học Adelaide,
Nam Úc năm 2012 bằng học bổng Năng lực lãnh đạo của Bộ
ngoại giao Australia, cô về nước phát triển thương hiệu Mắm
Thuyền Nan để giữ gìn nghề làm nước mắm truyền thống.

Sau đó cô được nhận tiếp học bổng Global Change Leaders của
Bộ ngoại giao Canada dành cho lãnh đạo nữ xuất sắc trên toàn

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 22


thế giới, học tại Đại học Francis Xavier, Nova Scotia. Khóa học
đã giúp cô thấm hiểu các nguyên lý giao tiếp tiếng Anh hiệu quả.
Về nước cô phát triển LeaderTalks.com chuyên huấn luyện tiếng
Anh giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao, trên nền chuẩn phát âm
quốc tế.

Hiện cô và gia đình đang sống ở HamaVillage.com, ngôi làng


chuyên canh tác bơ, sầu riêng, cà phê, tiêu thuận tự nhiên và
đào tạo tiếng Anh nội trú, online. Rất nhiều các học viên tốt
nghiệp ở Hama đã du học, trở thành giáo viên tiếng Anh nhiệt
thành và đang làm việc trong các tổ chức quốc tế.

Cô tin rằng mục đích của việc học là để được tự do, tự do đi lại,
tự do trong suy nghĩ, tự do hành động và có thêm nhiều lựa chọn
trong đời sống. Cô cho rằng học tiếng Anh không những thử
thách và rèn luyện ý chí của người học, mà còn mở ra một chân
trời kiến thức mới cho người học khám phá thế giới. Một ý chí
mạnh mẽ và một tâm hồn rộng mở là nền tảng để có sự tự do
cho mỗi cá nhân.

Các chia sẻ có thể gửi về email: hang.dao@anca-group.com

Hoặc inbox qua: https://www.facebook.com/HangMamRuoc

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 23


CHƯƠNG 1 IELTS THẦN CHƯỞNG
1. MÌNH KHÔNG GIỎI NHƯ MÌNH NGHĨ

Mình đáp xuống sân bay Adelaide, Nam Úc vào một buổi chiều
cuối năm 2010. Toàn thân rã rời sau mấy lần vật vờ nối chuyến
từ Huế sang. Đuối như cá chuối. Anh lái xe trường cử đến đón,
cầm cái bảng có ghi tên mình vẫy vẫy. Mình thở phào: đây rồi,
cuối cùng đã cập bến an toàn. Chất đống hành lý to vật vào cốp,
anh bắn một tràng tiếng Anh đặc sệt giọng Úc mà mình không
tài nào nghe kịp. Mình đoán chắc anh đang giới thiệu bản thân,
nói lời chào đón và cho mình biết anh sẽ chở mình đi đâu. Kệ,
người và hành lý không thất lạc là êm rồi, cái khác tính sau.

Nhìn qua cửa kính ôtô, Úc đang mùa hè, nắng nóng, cỏ cây khô
cháy, tâm trạng mình cũng héo hon theo, nghĩ bụng: "Thôi xong,

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 24


tránh gió Lào, gặp nắng Adelaide". Đó cũng là dòng trạng thái
đầu tiên trên trang facebook cá nhân sau hơn một năm bỏ hoang
từ ngày tạo tài khoản.

Ngày nhận tin được học bổng toàn phần Năng lực lãnh đạo của
Bộ ngoại giao Australia, mình sung sướng vô cùng, hăm hở
chuẩn bị khăn gói vượt đại dương với niềm tin rằng tiếng Anh
không là vấn đề.

Nhưng mình nhầm. Đời không như là mơ!

Lúc mới sang, mình ở chung nhà với một chị đang làm tiến sĩ
chuyên ngành tim mạch cùng trường. Chiều mát, chị dẫn mình
đi siêu thị mua thẻ điện thoại và thức ăn dự trữ cho cả tuần. Mình
nghe thịt bò Úc ngon có tiếng từ hồi ở nhà, muốn mua 5 lạng về
xào và nấu cháo, không biết ú ớ sao, anh bán thịt cắt cho hai
cân. Mình vốn dễ, sao cũng được, nên cầm hai cân thịt bò về
nhà.

Mệt, mình cắt khúc cho nhanh, kho mắm tiêu mằn mặn, cất tủ
lạnh đến bữa đưa lên trường ăn dần. Ăn liên tục thịt bò một tuần,
mình tởn hai năm sau đó, cho đến gần chục năm sau, đi chợ
mình hiếm khi đến hàng thịt bò mặc dù các chị ở chợ thấy mình
tươi nên mời mọc rất nhiệt tình. Mình lơ!

Tiếp theo là đi ký hợp đồng điện thoại, mình ký gói hai năm, mỗi
tháng trả 59$. Không biết khi đi ký hợp đồng, mình ú ớ sao mà
đến nửa tháng sau, một cái hóa đơn 600$ gửi thẳng tới nhà vào

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 25


ngày mồng Một Tết âm lịch. Mình cầm cái bill mà choáng váng:
internet roaming!. Đáng lẽ mình phải nói không lúc anh nhân viên
hỏi.

Đó chỉ là dạo đầu cho chuỗi ngày vật vã ở trường, giờ nghĩ lại
mình vẫn còn thấy ngộp thở.

Bài học rút ra: Tiếng Anh trong thực tế giao tiếp và sử dụng
trong môi trường học thuật khác xa rất nhiều so với tiếng Anh
được học ở nhà. Chỉ khi nào ra nước ngoài, bạn mới có thể trải
nghiệm điều này.

2. CON PHẢI GIỎI TIẾNG ANH THÌ MỚI CÓ TƯƠNG LAI

Mình bắt đầu học tiếng Anh từ năm lớp 6, trường làng. Ba mình
học cơ khí ở Nga những năm 80 nên hiểu ngoại ngữ quan trọng
như thế nào. Mình thần tượng ba, nên ba nói gì là mình răm rắp
làm theo mà không cần biết lý do. Ba nói: "Con phải giỏi tiếng

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 26


Anh mới có tương lai". Mình hăm hở ôm sách vở đi học, dẫu
không biết "tương lai" đó sẽ như thế nào.

Cô giáo mình vừa mới tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm
Quảng Trị, dáng cao, tóc dài, đẹp mộng mơ. Cô viết trên bảng
chi chít chữ. Mình nhớ như in các buổi học đầu tiên, ngồi chép
phiên âm vào vở mà y chang vẽ nốt nhạc, khó kinh!. Trong suốt
thời gian phổ thông và đại học, mình học các điểm ngữ pháp
tiếng Anh như cấu trúc thì hiện tại, quá khứ, tương lai, hiện tại
hoàn thành, quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn...
Cấu trúc mình thuộc răm rắp, đặt câu tàm tạm, nhưng viết hay
nói vận dụng các điểm ngữ pháp này thì mình rối, không làm
được.

Lúc vào Đại học, cứ đầu mỗi năm học, mình xin tiền mạ vô Huế
đăng ký học chương trình Headway với quyết tâm mãnh liệt là
phải giỏi tiếng Anh. Học được tầm 1-2 tháng, mình ngưng để
buổi tối tập văn nghệ ở Khoa chuẩn bị cho 20/11, rồi qua ôn thi
học kỳ. Một học kỳ trôi qua không học được gì, mình bực lắm.
Lúc xếp hành lý về quê ăn Tết, mình sắp toàn sách ngữ pháp
với quyết tâm Tết này sẽ không đi chơi, chỉ ở nhà học. Chuyến
xe đò từ Huế ra Quảng Trị dừng trước cửa nhà mình quăng cái
vali cái chạch trong sự thán phục của các chú hàng xóm, rằng
con ông Hoà chăm, Tết vẫn đưa sách vở về nhà học.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 27


Nhưng rồi, cái đêm trước khi quay lại trường tiếp tục học kỳ hai,
mở vali ra, thứ tự sách đã không hề thay đổi. Một vòng lặp lại
như vậy cho học kỳ 2 và cho cả 4 năm Đại học.

Vậy là sau tròn 10 năm học, mình sở hữu hai bao tải sách ngữ
pháp. Những gì còn sót lại trong đầu mình là các cấu trúc của
các thì và khả năng phát âm kinh hoàng, nói lí nhí chữ này dính
chữ kia không ai hiểu nổi.

Bài học rút ra: Lúc còn nhỏ, con thường lấy ba mẹ, thầy cô làm
tấm gương để noi theo. Do đó, sự khích lệ tích cực của ba mẹ,
thầy cô có ý nghĩa rất lớn đối với những quyết định và tương lai
sau này của con.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 28


3. LẠC Ở TOKYO

Thầy chủ nhiệm Đại học của mình là chuyên gia về cây tiêu, cao
su và cà phê. Trong mấy năm làm chủ nhiệm, thầy chỉ tham gia
họp lớp một lần vào đầu năm. Trong buổi họp đó, thầy chỉ viết
hai câu lên bảng "Tiếng Anh là cần câu cơm. Cần câu cơm là
tiếng Anh". Giải thích tại sao như vậy xong, thầy xách cặp về.
Từ đó đến ngày tốt nghiệp, thầy không tham gia một buổi họp
lớp nào nữa.

Lúc từ Nhật về, mình đến nhà gặp thầy: Em muốn đi du học vì
em cảm thấy những cái em cần học đang ở ngoài kia, em muốn
học những cái chưa được dạy ở trường. Em muốn đi du học,
em phải làm sao? Thầy nói: Muốn đi du học hả? Vậy thì học
tiếng Anh đi. Giờ em phải bắt đầu như thế nào? Bắt đầu từ nghe
đi.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 29


Thầy đưa cho mình một bài nghe về giáo dục trên VOA Special
English. Thầy kêu em về nghe đi rồi đánh máy, in ra gửi thầy
xem em nghe được cái gì. Mình hăm hở cầm USB về nghe ba
ngày ba đêm mới được 70%, chỗ không nghe được thì để trống.
Cứ như vậy, mình kiên trì với việc nghe trong một thời gian khá
dài.

Hành trình tự học cũng nghiệt ngã lắm. Cứ như bơm lốp xe đạp,
bơm lên đi một thời gian là nó xẹp xuống dần dần. Mỗi lần xẹp
lốp là mình lại đạp xe qua nhà thầy, than: “Thầy ơi, em đuối lắm,
học không vô mà nghe cũng không lên”. Thầy vô phòng lấy
quyển khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ lật từng trang một cho mình
coi. Nghĩ bụng sao mình ngồi cả buổi viết không ra một trang A4,
mà thầy viết được cả quyển dày cộp, chi chít chữ hay vậy ta!

Nhâm nhi nước trà, thầy tiếp tục kể những kỉ niệm hồi đi học
thạc sĩ ở Thái Lan. Thầy kể về những người bạn học của thầy,
các bạn Châu Phi tính lạc quan, hài hước ra sao; người Thái
hiền lành thân thiện như thế nào. Sau buổi nói chuyện với thầy,
mình cảm thấy được truyền cảm hứng mạnh mẽ, bắt đầu nghĩ
về tương lai phía trước: được đi học và có những người bạn thú
vị như bạn thầy và được giỏi như thầy nữa. Thầy là thần tượng
của mình, lốp xe lại được bơm căng tròn.

Mình hăm hở đạp xe về nhà, tâm hồn phơi phới.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 30


Gió sông Hương hôm nay mát lạ, cầu Tràng Tiền hôm nay đẹp
quá, đèn lấp lánh nhiều màu thật dễ thương. Trước khi đạp xe
về ký túc xá Tây Lộc, mình không quên ghé chợ Cống tự thưởng
hai tô bún hến trước khi bắt đầu chuỗi ngày cày cuốc tiếp theo.
Cái lốp xe cứ phình lên xẹp xuống như vậy từ lúc mình vào
trường cho đến ngày tốt nghiệp.

Mình may mắn gặp được nhiều người thầy, người cô và người
bạn tốt. Họ đã truyền cảm hứng, hỗ trợ mình rất nhiều và mình
luôn ghi nhớ, biết ơn điều đó. Thầy chủ nhiệm là người truyền
cảm hứng cho mình luôn khao khát trở thành người xuất sắc
trong lĩnh vực mình làm.

Năm mười tuổi, ba mình nói "Con phải giỏi tiếng Anh mới có
tương lai”, thì năm 20 tuổi thầy nhắc lại cho mình một cách thực
tế rằng "Tiếng Anh là cần câu cơm, cần câu cơm là tiếng Anh".
Dù đã tốt nghiệp và xa thầy hơn chục năm, thầy vẫn theo dõi
những việc mình làm và tư vấn, hướng dẫn cho mình trong việc
dạy, việc quy hoạch và canh tác ở Hama. Mình rất biết ơn thầy!

Bài học rút ra: Ngoài việc dạy, thì người thầy sẽ truyền cảm
hứng cho học trò vượt qua được giới hạn bản thân để dám mơ
và dám thực hiện ước mơ.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 31


4. TIẾNG ANH LÀ CẦN CÂU CƠM

Thầy chủ nhiệm Đại học của mình là chuyên gia về cây tiêu, cao
su và cà phê. Trong mấy năm làm chủ nhiệm, thầy chỉ tham gia
họp lớp một lần vào đầu năm. Trong buổi họp đó, thầy chỉ viết
hai câu lên bảng "Tiếng Anh là cần câu cơm. Cần câu cơm là
tiếng Anh". Giải thích tại sao như vậy xong, thầy xách cặp về.
Từ đó đến ngày tốt nghiệp, thầy không tham gia một buổi họp
lớp nào nữa.

Lúc từ Nhật về, mình đến nhà gặp thầy: Em muốn đi du học vì
em cảm thấy những cái em cần học đang ở ngoài kia, em muốn
học những cái chưa được dạy ở trường. Em muốn đi du học,
em phải làm sao? Thầy nói: Muốn đi du học hả? Vậy thì học
tiếng Anh đi. Giờ em phải bắt đầu như thế nào? Bắt đầu từ nghe
đi.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 32


Thầy đưa cho mình một bài nghe về giáo dục trên VOA Special
English. Thầy kêu em về nghe đi rồi đánh máy, in ra gửi thầy
xem em nghe được cái gì. Mình hăm hở cầm USB về nghe ba
ngày ba đêm mới được 70%, chỗ không nghe được thì để trống.
Cứ như vậy, mình kiên trì với việc nghe trong một thời gian khá
dài.

Hành trình tự học cũng nghiệt ngã lắm. Cứ như bơm lốp xe đạp,
bơm lên đi một thời gian là nó xẹp xuống dần dần. Mỗi lần xẹp
lốp là mình lại đạp xe qua nhà thầy, than: “Thầy ơi, em đuối lắm,
học không vô mà nghe cũng không lên”. Thầy vô phòng lấy
quyển khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ lật từng trang một cho mình
coi. Nghĩ bụng sao mình ngồi cả buổi viết không ra một trang A4,
mà thầy viết được cả quyển dày cộp, chi chít chữ hay vậy ta!

Nhâm nhi nước trà, thầy tiếp tục kể những kỉ niệm hồi đi học
thạc sĩ ở Thái Lan. Thầy kể về những người bạn học của thầy,
các bạn Châu Phi tính lạc quan, hài hước ra sao; người Thái
hiền lành thân thiện như thế nào. Sau buổi nói chuyện với thầy,
mình cảm thấy được truyền cảm hứng mạnh mẽ, bắt đầu nghĩ
về tương lai phía trước: được đi học và có những người bạn thú
vị như bạn thầy và được giỏi như thầy nữa. Thầy là thần tượng
của mình, lốp xe lại được bơm căng tròn.

Mình hăm hở đạp xe về nhà, tâm hồn phơi phới.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 33


Gió sông Hương hôm nay mát lạ, cầu Tràng Tiền hôm nay đẹp
quá, đèn lấp lánh nhiều màu thật dễ thương. Trước khi đạp xe
về ký túc xá Tây Lộc, mình không quên ghé chợ Cống tự thưởng
hai tô bún hến trước khi bắt đầu chuỗi ngày cày cuốc tiếp theo.
Cái lốp xe cứ phình lên xẹp xuống như vậy từ lúc mình vào
trường cho đến ngày tốt nghiệp.

Mình may mắn gặp được nhiều người thầy, người cô và người
bạn tốt. Họ đã truyền cảm hứng, hỗ trợ mình rất nhiều và mình
luôn ghi nhớ, biết ơn điều đó. Thầy chủ nhiệm là người truyền
cảm hứng cho mình luôn khao khát trở thành người xuất sắc
trong lĩnh vực mình làm.

Năm mười tuổi, ba mình nói "Con phải giỏi tiếng Anh mới có
tương lai”, thì năm 20 tuổi thầy nhắc lại cho mình một cách thực
tế rằng "Tiếng Anh là cần câu cơm, cần câu cơm là tiếng Anh".
Dù đã tốt nghiệp và xa thầy hơn chục năm, thầy vẫn theo dõi
những việc mình làm và tư vấn, hướng dẫn cho mình trong việc
dạy, việc quy hoạch và canh tác ở Hama. Mình rất biết ơn thầy!

Bài học rút ra: Ngoài việc dạy, thì người thầy sẽ truyền cảm
hứng cho học trò vượt qua được giới hạn bản thân để dám mơ
và dám thực hiện ước mơ.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 34


5. HOANG MANG SAU TỐT NGHIỆP

Mình là chị đầu của năm đứa em, bốn trai một gái. Quê nội mình
ở Hà Tĩnh, ba mình là tộc trưởng nên muốn mình về quê trước
rồi cả nhà theo sau, để ba tiện bề chăm lo cho gia tiên. Lúc đó
bạn trai thời sinh viên của mình cũng ở Hà Tĩnh nên mình nộp
hồ sơ xin việc vào Sở Nông nghiệp.

Mình đỗ thủ khoa Đại học và tốt nghiệp loại giỏi nên được nhận
theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh. Trong lúc chờ quyết
định đi làm, mình tiếp tục công việc phiên dịch cho các bạn sinh
viên Nhật ở vùng Nam Đông và A Lưới mà mình làm từ hồi sinh
viên. Những ngày cô đơn một mình giữa núi rừng, ngắm sương
phủ trắng mỗi sáng, ngắm đàn trâu thủng thẳng khi chiều về và

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 35


cảm nhận cái rét thấu xương vào mỗi tối, mình bắt đầu có những
chiêm nghiệm về thế giới nội tâm.

Mình cảm thấy dù học rất giỏi nhưng sâu thẳm bên trong, mình
vẫn cảm thấy chưa đủ, chưa thực sự tự tin để bắt đầu công việc
của một kỹ sư nông nghiệp. Có lẽ học lâu quá làm con người ta
sợ đối diện với thực tại và cảm thấy mình chưa đủ để làm một
việc gì đó cho hoàn thiện. Mình trăn trở về điều mà cả thời sinh
viên đã cố gắng mà chưa làm được: học tiếng Anh.

Mình nghĩ về cuộc sống sắp tới, mình sẽ đi làm vài năm rồi cưới
người mình yêu và sinh con. Sáng sớm cho con ăn rồi đi làm.
Trưa về đi chợ, nấu ăn. Chiều đi làm xong đến trường đón con.
Tối dọn nhà cửa và xem tivi. Hết ngày.

Mình nghe thấy có tiếng nói ở bên trong, hỏi mình rằng: "Đây có
phải là cuộc sống mình muốn không ?". Mình tự trả lời: ‘’Không!’’
và bắt xe từ A Lưới về Hà Tĩnh, xin chú giám đốc Sở cho mình
rút lui cơ hội này. Cháu muốn đi học tiếng Anh. Chú vui vẻ đồng
ý.

Mình bắt xe đò vào Quảng Trị, mở lời với ba: "Con muốn đi học
tiếng Anh, con muốn đi du học".

Không!

Khi ba mình nói không, có nghĩa là không, không ý kiến, không


kèo nài, miễn bàn luận. "Nhà có năm đứa em đang đi học, con
tốt nghiệp xong đi làm phụ ba mạ nuôi em một đoạn đã rồi muốn

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 36


học chi thì học. Cơ hội công việc tốt như vậy không phải lúc nào
cũng có" ba chỉ nói vậy. Trong thâm tâm, ông sợ con gái ông ảo
tưởng, học hành không biết đến đâu, du học với ông là một cái
gì đó xa vời, không chắc chắn, viễn vông. Lỡ không được gì thì
mất cả chì lẫn chài. Ba nói với Mạ vậy.

Bài học rút ra: Luôn lắng nghe trực giác bên trong mình, những
thổn thức, ước mơ của mình và theo đuổi nó.

6. MẠ CHO ĐI HỌC

Có lẽ chỉ với Mạ, mình mới có đủ can đảm để bộc bạch hết cảm
xúc và suy nghĩ. Mình có cảm giác an toàn, cảm thấy Mạ là

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 37


người có thể dung nạp và thấu hiểu những cảm xúc và mong
muốn của mình.

Mình thủ thỉ: "Mạ, chừ con ưng đi học tiếng Anh, con muốn làm
một cái chi đó khác. Chừ con đi làm với mức lương đó, sau khi
chi tiêu xong, con chỉ cho em mỗi đứa thêm vài trăm ngàn một
tháng, không thấm vô mô hết. Mà mấy đứa cứ lớn dần lên, rồi
hắn cứ tuột qua tay con, con không giúp đỡ định hướng chi cho
mấy đứa được. Con muốn thiệt vững trước khi giúp đỡ em út và
gia đình".

Mạ cũng không nói chi, ánh mắt tập trung vào cây dao, tay mạ
đều đều xắt từng lát chuối, từng lát đều đặn. Những lát chuối
trắng ngần, chảy nước như mật, cứ tuôn trào ướt bao ni lông mạ
lót bên dưới. Mình cũng ngồi, mặt gác trên hai đầu gối, cúi gằm,
tay cầm que vẽ hình ngôi sao xuống đất, đầu trống rỗng, chẳng
nghĩ được gì.

Mạ trở cây chuối, vừa cắt vừa nói: thôi mi đi học đi, ba mi không
cho tiền thì tau cho, bữa ni đi chợ tau nạp hụi, cuối tháng tau rút
gửi cho, gắng mà học, tau cũng chỉ giúp mi được chừng nớ thôi
chứ không biết lấy mô hơn.

Mình chỉ cần nghe đến đó là lòng vui sướng như một cánh cửa
mở ra, dù chỉ là he hé. Khẽ dạ, rồi nhổm dậy đi lẹ vô nhà dọn tất
cả các sách có chữ tiếng Anh bỏ vào một bao tải.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 38


Chà, bao nhiêu năm tích lũy giờ mình có cả một kho sách như ri
đây. Cứ một lần nhận học bổng cuối kỳ, mình lại đạp xe qua bờ
Nam, ghé vào mấy tiệm sách cũ, lựa ra được một mớ sách ngữ
pháp, rồi hồ hởi đạp xe về, như kiểu những quyển sách mới mua
xong là chữ đã tự động nạp vào đầu.

Lúc đạp xe qua cầu Tràng Tiền, nghĩ bụng ước chi có phép màu,
mình đốt những quyển sách này, hòa nước uống mà chữ chạy
vô đầu thì khỏe, khỏi học. Mới nghĩ tới đó mình đã thấy sướng
rơn như chữ tự động vào đầu mà không cần đốt hihi.

Mình đóng một bao tải sách, lấy dây cước làm lưới của ba chằng
qua chằng lại cẩn thận rồi dắt xe đạp băng qua đường bắt xe đò
vô Đà Nẵng. Mình muốn tránh Huế, tránh tất cả bạn bè, thầy cô,
kỷ niệm sinh viên, đến một nơi hoàn toàn mới, để toàn tâm toàn
ý cho việc học.

Sau này nhìn lại, mình thấy đó là một quyết định sáng suốt của
tuổi trẻ làm cuộc đời mình rẽ sang trang mới, hoàn toàn mới.

Bài học rút ra: Có mẹ là điều tuyệt vời nhất, mối quan hệ giữa
con và mẹ là một mối quan hệ tâm linh.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 39


7. ĐÂM ĐẦU VÀO TƯỜNG

Mình đăng ký học ở ELI, là một trung tâm hợp tác giữa Đại học
Đà Nẵng và Đại học Queensland. Lịch học ở ELI một tuần ba
buổi tối, nên thời gian còn lại là tự học. Điều mình thích là ELI có
thư viện yên tĩnh, có rất nhiều sách và đĩa. Mình học ở thư viện
cả ngày, từ sáng đến tối.

Mình muốn lấy IELTS 6.5 không có môn nào dưới 6 càng sớm
càng tốt. Mình cứ cắm đầu vô làm bộ đề IELTS Cambridge, kết
quả cứ loanh quanh 25% cả hai môn nghe và đọc. Nói và viết thì
bế tắc toàn phần, nhìn vào đề không biết phải làm sao, bèn lật
bài mẫu ra xem, xem xong không dám đặt bút xuống viết, rất khó
để học theo bài mẫu khi trình của mình còn thấp.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 40


Tình trạng đó kéo dài như vậy hơn ba tháng làm mình nghi ngờ
năng lực học của chính bản thân. Mình có cảm giác như quả
bóng ném vào tường và bị dội ngược. Mình có trao đổi với thầy
và bạn học về tình trạng này, thầy khuyên nên học từ cái dễ đi
lên, nhưng tính mình cứng đầu, chẳng nghe ai, chỉ nghe mình,
nghĩ gì làm nấy, nên càng làm càng bế tắc.

Sau một hồi đâm đầu vào tường, u đầu mẻ trán mà không được
gì, mình tạm bỏ ý tưởng luyện thi IELTS, thả lỏng, kệ, đến đâu
thì đến. Mình quay lại nghe và đọc các tài liệu dễ hơn, ngang
trình độ của mình lúc đó, như bộ Listen In. Kiên trì nghe như vậy
tầm ba tháng, mình quay lại giải bộ đề IELTS Cambridge, kết
quả đúng tăng gấp đôi. Sau đó mình tiếp tục làm kỹ các quyển
kỹ năng luyện thi IELTS cơ bản như IELTS Focus, Grammar for
IELTS, Vocabulary for IELTS trước khi quay lại luyện bộ đề
Cambridge.

Một quyển sách mình luôn học đi học lại trên ba lần một cách
cẩn thận. Nếu như lần đầu mất 10 ngày, thì lần học thứ hai chỉ
mất một tuần và lần học thứ ba chỉ mất ba đến bốn ngày. Mình
thường thẩm thấu được tinh thần cốt lõi của quyển sách ở lần
học thứ ba trở đi.

Hay không bằng hên, cuối cùng cũng được IELTS 6.5, không có
điểm nào dưới 6.0. Ngày Tuệ, đứa em cùng học với mình báo
điểm, mình đang ăn hàng ở chợ cùng em gái. Bánh bột lọc và
bún nghệ là hai món yêu thích của mình ở chợ Tây Lộc. Tuệ đọc

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 41


điểm xong, sướng, mình cầm cái khăn bịt mặt nhảy tưng tưng
giữa chợ. Em gái mình nói: "Chị ơi, chị đừng nhảy nữa, họ tưởng
chị bị điên". Thực sự một năm trải nghiệm luyện IELTS rất có ý
nghĩa với bản thân mình, dạy cho mình nhiều bài học trong công
việc sau này.

Bài học rút ra: Có hai bài học đơn giản và sâu sắc được rút ra:

(1) Khi học một cái mới, cần học liên tục trong một thời gian đủ
dài để tạo ra bước nhảy.

(2) Học thật chắc, thật kỹ kiến thức căn bản ngay từ ban đầu,
đừng vội học nâng cao.

8. Ở TRỂN

Công việc mình yêu thích và làm từ hồi sinh viên là phát triển

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 42


cộng đồng, mình thích làm việc với con người và muốn thấy sự
thay đổi tích cực từ cuộc sống của những người xung quanh. Đó
thực sự là công việc thú vị, nó cho mình nhiều trải nghiệm để
thấm hiểu những bài học quan trọng trong đời sống sau này.

Những năm sinh viên và sau này đi làm mình luôn đặt câu hỏi
làm sao để cho cuộc sống những người xung quanh khá lên,
môi trường xanh tươi và xã hội văn minh hơn. Mình gắn bó với
phát triển cộng đồng một thời gian khá dài trước khi sang Úc học
thạc sỹ ngành Phát triển bền vững. Nhận thức của mình về phát
triển cộng đồng chuyển đổi dần dần từ việc trao con cá, cho
người dân con bò, con lợn, giống lúa, chuyển sang việc trao cần
câu như hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và sau này là
truyền cảm hứng đi câu.

Hành trình nộp học bổng cũng gian nan không kém việc học
tiếng Anh. Các học bổng trên thế giới ở thời điểm đó có cái nào
là mình nộp cái đó. Mỗi lần hồ sơ gửi đi là một lần hồi hộp chờ
đợi. Mở nhiều email báo rớt quá nên mình nhận biết mail báo rớt
rất lẹ. Trật nhiều đến nỗi mà chỉ cần thấy dòng chữ đen đậm xuất
hiện: Dear Hang, Thank you for your application...là biết tạch rồi,
chỉ có tạch người ta mới lịch sự cám ơn mình, có khi chẳng thèm
nhấn chuột để đọc. Tối hôm đó, mình với chị Trang đồng nghiệp
sẽ đi ăn kem ở cầu Tràng Tiền. Bên bình trà đá, hai chị em ngồi
vẽ một tương lai đẹp hoành tráng, mỹ mãn, để rồi hôm sau cặm
cụi điền hồ sơ nộp tiếp.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 43


Nộp chục hồ sơ, may mắn mỉm cười khi mình được cấp hai học
bổng thạc sĩ: Học bổng Năng lực lãnh đạo của Úc và Học bổng
phát triển của Chính phủ New Zealand.

Ngày nhận được tin được học bổng, mình sung sướng đến trống
rỗng, chẳng nghĩ được gì. Đứng trước nghĩa trang xã Triệu
Giang mà mình không có cảm giác đó là nghĩa trang nữa. Cả
ngày hôm đó hai người anh đồng nghiệp gọi rất nhiều món ngon
chúc mừng, nhưng mình không cảm thấy đói, cũng chẳng muốn
ăn, vị giác tê liệt. Tâm hồn trống rỗng và lơ lửng. Mình đang ở
trển. Trải nghiệm trống rỗng ở tuổi 20 này giúp mình nhận biết
được sự khác biệt giữa niềm vui sướng và hạnh phúc ở tuổi 30.

9. CHOÁNG VÁNG VỚI THẦY

Mình khăn gói quả mướp vượt đại dương vào một ngày cuối
năm 2010, với niềm tin rằng sau hơn 10 năm học tiếng Anh là

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 44


đã đủ để tung tẩy với bạn bè và rất háo hức với hành trình mới
ở xứ chuột túi này.

Trước khi vào học chính thức, chương trình học bổng có tổ chức
khóa Introduction Academic Program (IAP) là khoá dạy về
phương pháp học thuật nền tảng giúp sinh viên làm quen
phương pháp học, nghiên cứu tài liệu và viết luận ở bậc sau Đại
học. Khoá IAP có tầm 50 bạn, đủ mọi độ tuổi, đến khắp nơi trên
thế giới. Các bạn đều rất thân thiện, vui vẻ và hoà đồng.

Anh bạn người Fiji đứng cùng với một bạn Pakistan hỏi mình:
Where are you from Hang? I'm from Vietnam. Cả hai cùng oà
lên, oh wow - Vietnam - đất nước nổi tiếng với chiến tranh và
rừng nhiệt đới. Một phút đứng hình vì mình cũng không biết giải
thích sao - lúc đó mới thấm sự nguy hiểm của câu chuyện phiến
diện.

Kết thúc khoá IAP, mỗi người bắt đầu chương trình học chính
khoá của mình. Mình về khoa Sciences và những tháng ngày
thực sự khó khăn bắt đầu. Kỳ đầu tiên mình đăng ký học bốn
môn, tuần lên lớp bốn buổi, thời gian còn lại tự học. Những buổi
học trên lớp thường vào lúc chập choạng tối vì đa phần thầy và
các bạn đi làm vào ban ngày.

Khi đi siêu thị hay giao tiếp ngoài đường, nghe người bản xứ
nói, mình thấy rất khác với trên đĩa mình từng nghe, từng luyện.
Nghĩ bụng ở ngoài người ta nói vậy, vào trường chắc khác.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 45


Nhưng không! Cũng chẳng khác gì. Thầy bạn nói khó nghe y
chang. Mình nghe chữ được chữ mất, cảm thấy rất buồn ngủ.
Để theo kịp lớp, mình đọc tài liệu và chuẩn bị bài kỹ trước khi
đến lớp, luôn chọn ngồi bàn đầu và lấy hết can đảm xung phong
phát biểu.

Mỗi lần mình nói xong, thầy cứ nhìn mình lắc đầu sorry, ánh mắt
cả lớp tập trung vào mình, làm mình có cảm giác như gội đầu
quên chải tóc mà đến lớp, rất là bối rối. Điều thú vị là, anh bạn
Bangladesh ngồi cạnh mình, cứ thầy giảng năm phút là anh giơ
tay hỏi, thầy giải thích, rồi năm phút sau anh lại xung phong hỏi
tiếp. Mình chỉ loáng thoáng nghe và đoán chứ không thực sự
hiểu nội dung hai người đang trao đổi.

Mình thắc mắc sao mấy bạn Nam Á nói tiếng Anh bằng bằng,
mình không nghe được, nhưng thầy và các bạn cùng lớp lại hiểu
và ngược lại. Có buổi kết thúc lớp học, ra khỏi lớp anh chạy theo
giật vai mình: "Hằng, em đang nói cái kiểu tiếng Anh gì lạ vậy,
để anh dạy em nè".

Mình vừa xấu hổ vừa bực, nghĩ bụng em không thèm học tiếng
Anh bằng bằng của anh. Anh ở cùng ký túc xá, trên mình một
tầng, coi mình như em gái, rất quan tâm và chia sẻ như một
người bạn thân, một người anh trai. Mình có một tình bạn rất
đẹp với anh bạn này trong suốt hai năm học ở Úc. Anh là quan
chức cấp cao của chính phủ Bangladesh, hiện làm việc ở Thuỵ
Điển, phụ trách các vấn đề Liên Hợp Quốc của nước anh.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 46


Xâu kết các sự kiện, thấy rằng mình nói thầy không hiểu, thầy
nói mình cũng không hiểu, nhưng bạn mình nói thầy hiểu và
ngược lại. Chứng tỏ vấn đề xuất phát từ bản thân mình. Biết vậy
nhưng cũng không biết phải thay đổi như thế nào và bắt đầu từ
đâu.

Đến nửa học kỳ, mình càng bế tắc khi bài kiểm tra và bài luận
5.000-10.000 từ sắp đến hạn nộp mà lên lớp chẳng hiểu gì. Mình
thấy đuối, thấy bế tắc mà không biết làm sao. Cảm giác rất cô
độc. Mình đi lang thang trong trường một cách vô định, hoà vào
dòng người tấp nập di chuyển từ tòa nhà này đến toà nhà khác,
mà không biết mình muốn đi đâu. Ra trước trường có BBQ, ừ
thì mua đại một suất ngồi vào gốc cây, ăn cho qua bữa trưa mà
không biết mình đang nhai cái gì.

Mỗi lần gọi về nhà, ba mạ hỏi học hành răng con? Mình kêu dạ
cũng bình thường ba. Mình chỉ trút tâm sự lên mấy đứa em: Thầy
chị đẹp trai dã man, tóc dài, cao, da trắng tinh, môi đỏ chót,
nhưng thầy nói chị không hiểu chi hết. Mà sao Úc nói tiếng Anh
kỳ vậy ta, tiếng Anh mình học người ta nói tròn vành rõ chữ nghe
rõ ràng lắm mà.

Mấy đứa em cười sặc sụa, kêu kiểu ni chắc chị dễ bị đuổi học,
phải về nước sớm quá. Okie, chị về sớm sẽ mua một thùng
cherry cho mấy đứa ăn lòi họng luôn hihi.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 47


Bài học rút ra: Tiếng Anh thực tế giao tiếp khác rất nhiều so với
trong giáo trình và băng đĩa.

10. CON KHÓC MẠ MỚI CHO BÚ

À phải rồi, "con khóc mạ mới cho bú", mạ thường nói vậy. Mình
đặt lịch hẹn lên văn phòng khoa để gặp cô Jackie Venning. Cô
là điều phối viên của khóa học, chuyên định hướng và hỗ trợ học
thuật cho sinh viên như giáo viên chủ nhiệm ở Đại học. Cô cũng
dạy mình môn Nguyên lý Phát triển bền vững.

Cô Jackie Venning là người giúp mình xin thư chấp nhận học
của trường trong vòng hai ngày thay vì bốn tuần, để mình kịp
hạn nộp hồ sơ học bổng. Trước đó mình đã xin thư chấp nhận
học của một trường ở Brishbane. Nhưng tầm 4-5 ngày trước hạn

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 48


nộp, mình có cảm giác rằng chương trình học mình đang nộp có
gì đó không ổn, mặc dù nó rất phù hợp với tiêu chí học bổng.
Chương trình mình mới tìm ra ổn hơn.

Mình ngồi soạn một email rất dài gửi cho cô Jackie và hai ngày
sau mình có thư chấp nhận học, thay vì một tháng. Lúc mới sang
mình đến chào cô, cô rất ngạc nhiên và vui mừng vì không tin là
mình có thể sang được. Cô nói: "Đọc email của em, cô cảm thấy
quý mến và thấy cô cần phải giúp em, nên cô chạy lên Graduate
School để giúp cho quá trình xử lý hồ sơ của em sớm hơn, để
em kịp hạn nộp học bổng". Mình rất biết ơn cô và coi cô như chỗ
dựa tinh thần của mình lúc sang bên này.

Lúc mình trình bày khó khăn, cô nói: "Em cứ bình tĩnh, Hằng.
Ngay cả với một sinh viên bản xứ thì việc học chương trình này
cũng gặp nhiều khó khăn, huống chi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ
hai của em, nên mới đầu em sốc là chuyện bình thường. Cô sẽ
giúp em".

Cô dẫn mình sang CLPD là trung tâm của trường chuyên hỗ trợ
cho các sinh viên quốc tế gặp khó khăn về ngôn ngữ bằng cách
kết nối những sinh viên này với những sinh viên bản xứ trong
trường và những người đã về hưu. Người già ở Úc khi về hưu
họ khá năng động trong các hoạt động xã hội và hỗ trợ cộng
đồng nên đăng ký vào hoạt động này khá đông.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 49


Sau một tuần đăng ký, CLPD kết nối mình với bạn Eleanor King.
Bạn nhỏ hơn mình ba tuổi, lúc đó bạn đang làm tiến sĩ chuyên
ngành Vật lý vũ trụ. Eleanor hồn nhiên, tươi vui và rất thông
minh. Bạn dành buổi trưa thứ tư hàng tuần bên bờ sông
Torrence để kèm mình và hai đứa có một tình bạn rất đẹp trong
suốt hai năm mình học ở Adelaide.

Bài học rút ra: Khi có khó khăn gì đó, hãy nói ra và yêu cầu sự
giúp đỡ. Đừng ngại!

11. CHƯA HỌC BÒ ĐÃ LO HỌC CHẠY

Mình và Eleanor thường ngồi dưới đám cây thông bên bờ sông
Torrens gần trường. Từ chỗ hai đứa thường ngồi có thể ngắm
cây cầu gỗ nhỏ nhỏ, xinh xinh, chỉ một người đạp xe qua, hai
người gặp nhau là phải xuống xe để tránh nhau. Lần đầu mình
thấy cái cầu này trên trang web của trường, mình đã có cảm

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 50


tình và muốn sang đó, muốn đứng trên cầu ngắm đàn vịt trời bơi
lội ở dưới sông, rất là dễ thương.

Mỗi ngày, Eleanor đưa một trang tiếng Anh để mình tập đọc.
Những từ trong đời sống hàng ngày, nói trong câu không khó
nhưng đọc chậm và chính xác từng từ thì không dễ chút nào.
Ngày nào cũng đọc cho bạn nghe, mình cảm thấy nóng ruột,
nghĩ bụng đọc hoài như này thì khi nào mới nghe nói được, nên
nói với bạn rằng điểm yếu của mình là khi nói thầy bạn không
hiểu, nên mình cần cải thiện giao tiếp bằng cách nói chuyện với
Eleanor nhiều hơn, để bạn chỉnh sửa cho mình. Nói nhiều sẽ
thành thạo thì mới tự tin giao tiếp, người khác mới hiểu được
chứ? Eleanor đáp rằng: "Hằng cần đọc chuẩn phát âm trước khi
nói, khi đọc đúng thì nói mới đúng được chứ".

Thì ra là vậy, bình tĩnh nào Hằng, chưa học bò đã lo học chạy
rồi nè. Mình kiên trì luyện đọc trong suốt sáu tháng như vậy, sau
đó hai đứa mới đi ăn trưa ở trung tâm thương mại gần trường
và nói chuyện nhiều hơn, mình thường mời bạn phở và các món
ăn Việt Nam, bạn rất thích.

Sau này đi dạy, mình thấy tức cười mà không biết giải thích sao
khi học viên luôn muốn học để giao tiếp và thỉnh thoảng hỏi mình:
học xong khóa này em đã giao tiếp được chưa? Mình thấy hình
ảnh của mình trong đó, luôn muốn học cho nhanh để giao tiếp
trong khi đọc từng từ chưa đúng.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 51


Eleanor thường tổ chức các buổi BBQ sau sân vườn với các bạn
học và mời mình cùng tham gia. Mình thường làm thêm món
nem rán, nem nướng, gỏi cuốn mang đến nhưng mình đã không
thể tham gia được câu chuyện của các bạn ấy vì giao tiếp hàng
ngày nó khác với ngôn ngữ học thuật hay luyện thi mình từng
được học. Các bạn cười những câu chuyện mà mình không thể
hiểu tại sao cười. Sau này mình mới hiểu ra cái gốc của vấn đề
và phát triển chương trình ‘’Let's be Friends’’, là một học phần
nâng cao của English Mastery để khắc phục điều này.

Bài học rút ra: Đi tắt đón đầu, đốt cháy giai đoạn là điều tuyệt
đối không nên làm, đặc biệt trong việc học tiếng Anh.

12. KHI HỌC TRÒ SẴN SÀNG, NGƯỜI THẦY SẼ ĐẾN

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 52


Ở trường Adelaide, sáng thứ tư hàng tuần văn phòng sinh viên
quốc tế thường tổ chức buổi Morning Tea cho các sinh viên nhận
học bổng của chính phủ Úc trong trường đến ăn bánh, uống trà,
kết bạn và trao đổi về việc học với văn phòng quản lý học bổng.

Thường mình sẽ rất là năng nổ trong việc kết bạn này, sẽ làm
quen hết bạn này đến bạn khác. Nhưng hôm đó buồn, mình
chẳng muốn làm quen với ai, chỉ lấy một cốc trà và một cái bánh
ra gốc cây đứng nhâm nhi ngắm trời đất và mọi người qua lại.

Có một người đàn ông trung niên đến cười hỏi: "Chào cháu, tôi
là Peter, giáo viên tiếng Anh về hưu". Mình bắt đầu nói chuyện
với ông và nói luôn những khó khăn mình đang gặp phải. Peter
nói không sao, tôi hiểu vấn đề này và sẽ giúp cháu.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 53


Mỗi tuần hai ngày, vào thứ hai và thứ năm hàng tuần, từ chín
giờ sáng đến một giờ chiều, trong suốt hai năm, Peter bắt xe bus
lên trường Adelaide để kèm mình tiếng Anh ở Hub Learning
Centre. Đây là không gian tự học rất rộng và thoáng cho các sinh
viên trong trường tự học, học nhóm và học kèm. Những buổi học
mệt, mình hay chui vào túi, ngủ đẫy một giấc rồi dậy học tiếp.

Peter tập trung giúp mình chỉnh sửa phát âm và viết. Khi đó mình
mới hiểu lý do tại sao thầy và các bạn nói mình không hiểu và
mình nói cũng chẳng ai hiểu, đó là do vốn phát âm mình học hồi
ở nhà hầu như sai. Mình chủ yếu tự học, nghe và bắt chước đọc
theo nên mười từ thì sai hết chín. Chính vì đọc sai nên mình
không tự tin để nói.

Peter kiên trì giúp mình chỉnh lại cách đặt vị trí răng, môi và lưỡi
để phát âm chính xác từng từ một. Ông cẩn thận chỉnh sửa từng
lỗi nhỏ về ngữ pháp và cách dùng từ cho tất cả các bài viết, bài
luận và bài báo khoa học trước khi nộp cho trường. Nhờ vậy kỹ
năng viết của mình chắc tay dần dần, viết học thuật trở thành
thế mạnh của mình cho đến bây giờ.

Điều mình nhận ra từ sự giúp đỡ của Peter là: nếu muốn dạy
một ai đó, việc cung cấp phương pháp và hướng dẫn chi tiết
chưa đủ, quan trọng là bắt tay chỉ việc, chỉnh sửa liên tục và kèm
cặp sát sao trong một khoảng thời gian đủ dài thì người học mới
có thể làm được. Dù phương pháp mới và hay đến mấy, nếu chỉ

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 54


hướng dẫn chứ không bắt tay chỉ việc đủ lâu thì người học khó
mà làm đúng.

Một điều rất quan trọng mà Peter giúp mình nhận ra sự khác biệt
giữa văn hóa đời sống và học thuật giữa phương Đông và
phương Tây chính là sự chủ động. Từ nhỏ mình vốn có tính tự
lập, nhưng thực sự hiểu và ngộ ra được sự chủ động có lẽ là
điều hữu ích nhất trong suốt thời gian du học. Sự chủ động giúp
mình vượt qua được rào cản của sự sợ hãi và được là chính
mình, có thể nói ra và biết cách thực hiện điều mình mong muốn.

Peter thường nhắc mình: Nếu em có gì khó khăn trong việc học,
hãy gõ cửa thầy, và nói: Thầy có thể cho em gặp 10 phút được
không? Nếu thầy nói: Không, thầy đang bận, hãy hỏi lại thầy:
Lúc nào thầy rảnh? Trưa nay em mời thầy ăn trưa và em có thể
tranh thủ thời gian trao đổi với thầy được không? Hãy tiếp cận
cho đến lúc nào những thắc mắc của em được giải đáp, không
nên nghĩ rằng mình đang làm phiền thầy mà không hoàn thiện
công việc của mình, bởi vì em sẽ bị mắc kẹt trong vấn đề đó,
quá trình học theo đó sẽ không được thông suốt.

Khoảng ba tháng trước khi về nước, buổi học nào Peter cũng
nhắc mình rằng: Ở Úc thì cháu hành xử trực diện như vậy,
nhưng khi về nước cháu lại phải thuận theo văn hóa ứng xử của
cộng đồng nơi cháu đang sống: từ tốn, lễ phép và kính trên
nhường dưới. Cháu cần hiểu về sự khác biệt văn hóa để thích
nghi với mọi môi trường.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 55


Những kỷ niệm học suốt hai năm với Peter rất đẹp trong thời
gian học ở Úc và trong suốt cuộc đời mình. Mình vẫn giữ liên lạc
với Peter và cảm thấy rung động khi mỗi lần gọi điện nghe giọng
nói của ông. Mình xem Peter như một người bạn thân, người
thầy và người cha. Bản tiếng Anh các quyển sách mình viết vẫn
được Peter chỉnh sửa chỉn chu như thời đi học.

Điều mình thấm là đừng ngại khi thừa nhận các điểm yếu của
mình. Khi gặp khó khăn, hãy nói ra và sẵn sàng đón nhận sự
giúp đỡ. Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ đến. Việc của chúng
ta là mở cửa đón người thầy vũ trụ cử đến và tiếp đón chu đáo
với tất cả sự nhiệt thành.

Cám ơn vũ trụ, cám ơn thầy đã đến!

13. TÌM THẤY Ở CANADA

Hai năm rèn luyện liên tục với cường độ cao ở Đại học Adelaide,

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 56


ngoài hoàn thành chương trình học ở trường, mỗi tuần học kèm
ba buổi với Eleanor và Peter, mình tham gia các khóa về phương
pháp nghiên cứu khoa học, viết báo và trình bày của trường
dành cho nghiên cứu sinh, nên khả năng sử dụng tiếng Anh của
mình tiến bộ vượt bậc cả bốn kỹ năng. Từ học kỳ thứ hai trở đi,
việc đọc tài liệu, nghe bài giảng của thầy không còn khó khăn
như trước, phát biểu ý kiến đã thông suốt hơn.

Về nước, ngoài phát triển thương hiệu Mắm Thuyền Nan, mình
tham gia dịch cabin hội thảo và tham gia phiên dịch cho các đoàn
công tác ở nước ngoài. Mình tự tin rằng vốn tiếng Anh của mình
đã ổn và không nâng cấp gì thêm.

Bẵng đi gần hai năm bận rộn với dưa cà mắm muối, mình nhận
học bổng Global Change Leaders của Bộ ngoại giao Canada,
học ở Đại học Francis Xavier. Cảm giác đi xa thật là háo hức,
nghĩ lần này chắc tiếng Anh mình ngon, việc học sẽ nhẹ nhàng,
có nhiều thời gian chơi hơn, không bấn loạn như hồi ở Úc.

Mình lại nhầm!

Lúc mới sang, mình phản ứng rất chậm chạp, cứ đơ ra như chưa
từng học tiếng Anh. Mình có cảm giác quên gần hết, những cái
còn nhớ khá rời rạc. Phải mất ba tuần mình mới phục hồi khả
năng nghe nói để theo kịp các bạn và thầy cô.

Trong chương trình có môn Thuyết trình dành cho Lãnh đạo do
cô Halina huấn luyện. Cô có 16 năm làm biên tập và phát thanh

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 57


cho Đài truyền hình Canada CBC, 24 năm chuyên đào tạo thuyết
trình, nói trước công chúng cho các chính trị gia và CEO ở Bắc
Mỹ. Thời điểm dạy mình, cô 68 tuổi mà vẫn trẻ và đầy năng
lượng. Mình được truyền cảm hứng rất nhiều khi học môn này
với cô. Cả lớp đều ngạc nhiên trầm trồ với sự tiến bộ của bản
thân sau khi được cô huấn luyện. Lúc đó mình mới hiểu cái gốc
của giao tiếp nằm ở chỗ nào, vì sao vấn đề giao tiếp gặp khó
khăn và cách vượt qua nó. Khi ngộ ra điều này, đó là bước
chuyển hoá rất lớn trong hành trình dạy và học của mình sau
này.

Điều mình thấm trong khóa học Global Change Leaders ở


Canada là học tiếng Anh cần liên tục, đã có nền tảng tốt mà chủ
quan không tích lũy và duy trì thì cũng sẽ quên, không dùng
được. Viết cho mắt đọc và viết cho tai nghe là hai phong cách
viết hoàn toàn khác nhau. Dùng văn viết để nói cho tai nghe là
một thảm hoạ. Chúng ta cần cách tiếp cận khác.

Bài học rút ra: Học tiếng Anh cần liên tục, liên tục và liên tục.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 58


14. CHĂM VƯỜN ƯƠM

Về nước mình chia sẻ phương pháp thuyết trình dành cho lãnh
đạo vào cuối tuần. Các bạn học viên thay đổi phong cách nói
rất ấn tượng sau mỗi khoá học. Huấn luyện một thời gian, mình
phát hiện trong mười bạn đến học với mình, có đến chín bạn
có vấn đề nghiêm trọng về phát âm. Nói và viết là thế mạnh
của mình khi được Peter và Eleanor kèm suốt hai năm ở Úc
nên mình phát triển khoá Líu Lưỡi để giúp các bạn giải quyết
tận gốc của vấn đề phát âm, phục vụ cho việc thuyết trình.Học
viên đăng ký rất đông, học viên tốt nghiệp cuối khoá thuyết
trình rất tự tin, phát âm chuẩn và truyền thông điệp đầy cảm
hứng. Say mê huấn luyện được hơn mười khoá, mình nhận
thấy rằng lúc tốt nghiệp các bạn làm tốt, nhưng khi quay về với
công việc hàng ngày và tự học, những cái mình hướng dẫn

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 59


hầu như bị quên đi và các bạn lại quay về với vốn phát âm cũ
vốn đã được khắc sâu trong nhiều năm học trước đó.

Khi bế tắc việc gì, mình khăn gói đi thiền, để có một khoảng
thời gian tĩnh lặng quay vào bên trong. Hoàn thành khóa thiền
mười ngày ở Hồng Trung Sơn, trước lúc về thầy hướng dẫn
dặn dò: "Các em bây giờ như những hạt giống đã nảy mầm, ở
giai đoạn ba lá mầm. Những cái em học được trong mười ngày
ở đây cần được duy trì đều đặn hàng ngày ít nhất trong một
đến hai năm, như chăm sóc cây con trong vườn ươm vậy. Nếu
sự chăm sóc không được duy trì liên tục, cây sẽ héo hon và
em lại phải gieo trồng từ đầu".
Lời dặn dò của vị thiền sư làm mình bừng tỉnh, như tìm ra
được câu trả lời cho vấn đề mình đang bế tắc lâu nay. Phải rồi,
hồi trước mình cũng dành gần một năm chuyên tâm luyện thi
IELTS, hai năm học ở Úc, sau đó sang học ở Canada thì mới
tạm ổn. Các em của mình đều dành ít nhất 2-3 năm chuyên
tâm học tiếng Anh, thì mới có vốn tiếng Anh tạm ổn để đi làm.
Mình nhận ra rằng, điểm mấu chốt là phải duy trì việc học đều
đặn trong một thời gian đủ dài, giống như việc chăm cây trong
vườn ươm một hai năm trước khi đưa đi trồng, thì tỷ lệ sống
mới cao.

Vậy là mình đã hiểu lý do tại sao học viên không thể duy trì sau
khóa học, vì mình bỏ các bạn ở giai đoạn ba lá mầm. Giờ việc

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 60


mình cần làm là giúp các bạn chuyển qua giai đoạn vườn ươm
một đến hai năm cho vững vàng gốc rễ trước khi đưa đi trồng.
Lúc đó, cây mới có khả năng chống chịu trước sự thay đổi và
khắc nghiệt của thời tiết, người học lúc đó mới không quên
những cái vừa được học.

Đường đi đã rõ, giờ bắt tay vào làm thôi.

Bài học rút ra: Học tiếng Anh cần trong thời gian đủ dài mới có
được kết quả.

15. ĐIỂM BÙNG PHÁT

Điểm bùng phát (The Tipping point) là quyển sách nổi tiếng của
Malcolm Gladwell mà mình rất thích. Nội dung cốt lõi là sự vật,

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 61


sự việc, hiện tượng trong tự nhiên đều có các điểm thử thách,
khi vượt qua được điểm này thì mới có sự tăng trưởng nhanh
và có ý nghĩa. Vượt qua được điểm thử thách này sẽ đến giai
đoạn bùng phát, người học sẽ nhận thấy sự tiến bộ của mình,
biết cách tự chỉnh sửa và tự duy trì việc học, có khả năng biến
việc học thành việc chủ động, yêu thích.

Khi mới bắt đầu học giống như lăn tảng đá, mất rất nhiều công
lực, nhưng tảng đá vẫn dịch chuyển rất chậm. Đến lúc có quán
tính, hòn đá sẽ lăn nhanh mà không cần nhiều lực tác động như
ban đầu. Việc học tiếng Anh cũng vậy, đa phần người học bỏ dở
khi chưa vượt qua điểm thử thách, nên phải bắt đầu học đi học
lại nhiều lần.

Để vượt qua điểm thử thách, người học cần có một khoảng thời
gian ít nhất sáu tháng đến một năm học chuyên cần, đều đặn
hàng ngày. Mỗi ngày học một tiếng hiệu quả sẽ cao hơn so với
một tuần học bảy tiếng vào ngày chủ nhật.

Simon Sineck có bài nói chuyện nổi tiếng trên TedTalk và quyển
sách Start With Why chia sẻ về điểm thử thách và bùng phát
trong kinh doanh rất thú vị mà bạn có thể tìm hiểu thêm về hai
khái niệm này.

Khi mình chia sẻ điều này thì có mười bạn đăng ký khoá học nội
trú theo chương trình một năm, đến nhà mình để học. Lúc dạy
mình phát hiện phần âm lực của hầu hết các bạn đều chưa tốt.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 62


Âm lực mạnh là điều kiện cốt yếu trong việc nói tiếng Anh chuẩn
và hay. Để giúp học trò cải thiện âm lực, mình tìm hiểu và phát
hiện bộ môn Yoga Cười hỗ trợ tốt cho việc này.

Để học trò luyện tập hàng ngày, mình cần một không gian rộng
rãi và thoáng đãng. Bản thân mình cũng cần không gian như vậy
để chữa lành và phát triển nội hàm bên trong. Mình gửi thông
điệp vào vũ trụ là cần một nơi thoáng đãng và yên tĩnh cho chị
em mình và học trò.

Bài học rút ra: Trong bất cứ việc gì, vượt qua được điểm thử
thách, bạn sẽ đến giai đoạn bùng phát, lúc đó bạn mới thấy được
sự tiến bộ của mình. Mỗi giai đoạn sẽ có một điểm thử thách và
cần đầu tư nhiều thời gian và công sức mới vượt qua được
những điểm thử thách này, mới thấy sự tiến bộ rõ ràng của bản
thân sau mỗi đợt bùng phát.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 63


16. DÒNG SÔNG CUỘC ĐỜI

Trong khóa học Lãnh đạo thay đổi thế giới ở Canada, có học
phần Dòng sông cuộc đời. Học viên được yêu cầu chia sẻ về
cuộc đời từ lúc ấu thơ cho đến thời điểm hiện tại, nói về những
cột mốc, những dấu ấn có ảnh hưởng sâu sắc đến những quyết
định quan trọng trong cuộc sống, để tạo nên những người lãnh
đạo nữ có ảnh hưởng như hôm nay.

Đây là bài tập quan trọng và mỗi người vẽ ra dòng sông của
cuộc đời mình trên tờ giấy A0 và trình bày nó. Nhiều bạn đã
khóc, vui mừng, tự hào, nuối tiếc khi chia sẻ những cột mốc dấu
ấn của mình. Nhiều cung bậc cảm xúc được bộc lộ, mình cảm
thấy mỗi người đều được chữa lành phần nào khi chia sẻ câu

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 64


chuyện của chính mình và lắng nghe câu chuyện của người
khác.

Kết thúc buổi học, mình đi bộ về ký túc xá cùng với Kateryna,


bạn đến từ Ukraine. Bạn trầm ngâm: "Hằng biết sao không, khi
nghe chia sẻ dòng sông cuộc đời của 17 bạn trong lớp, mình
nhận ra rằng tất cả các bạn có một điểm chung là có tuổi thơ
gắn với thiên nhiên, có rất nhiều trải nghiệm với cây cỏ và ruộng
đồng. Mình có cảm giác sự gắn kết đó làm cho các bạn có nhiều
tình yêu và năng lượng để trở thành những nữ lãnh đạo xuất sắc
sau này.

Mình sinh ra và lớn lên ở thành phố, ba mẹ mình là giảng viên


kinh tế. Từ nhỏ mình được học rất nhiều kỹ năng mềm và mình
luôn học xuất sắc ở trường. Tốt nghiệp đi làm, mình luôn xuất
sắc trong công việc, nhưng từ sâu thẳm mình biết mình đang có
một lỗ hổng nào đó, một cái gì đó thiếu hụt mà mình không thể
gọi tên, nó khiến mình chán nản và muốn bỏ cuộc giữa chừng.
Giờ mình nhận ra là mình thiếu kết nối với thiên nhiên từ bé, nên
đợt này về nước, mình sẽ chuyển ra vùng ngoại ô sống. Giia
đình mình có một căn nhà nhỏ để trống ở đó rất nhiều năm".

Nhìn lại bản thân, mình cũng có tuổi thơ đi chăn bò, giúp cậu dì
trồng cây, làm cỏ, giúp Ba Mạ làm tôm cá dưới sông Thạch Hãn,
đi bán tôm cá ở chợ, làm mắm các loại. Nhưng hình như càng
lớn lên, mình càng mất sự kết nối này. Có lần, mình ngồi trên
tầng 17 của một tòa nhà ở quận Tân Bình nhìn xuống Sài Gòn

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 65


vào buổi trưa, mình thấy toàn mái tôn và xi măng, không một hồ
nước, không thấy cây đâu. Mình cảm thấy buồn, cảm thấy khô
khốc, cảm giác khô khốc từ bên trong. Mình tủi thân, khóc, nghĩ
bụng: Đây không phải là nơi dành cho mình. Mình muốn sống ở
một nơi gần với cỏ cây và mát mẻ... Vũ trụ thấu hiểu mong muốn
của mình và sắp xếp cho mình lên Hama.

Bẵng đi thời gian dài mình và Kateryna đều bận rộn nên không
liên lạc gì. Đến đầu năm 2019, Kateryna sang thăm mình ở
Hama hơn một tuần và cả hai đứa đều ngạc nhiên khi cùng trải
nghiệm một hành trình tương tự nhau: hướng vào nội tâm. Cả
hai đứa đều cảm thấy rằng khoá học ở Canada năm ấy tạo một
bước ngoặt để trải nghiệm về lãnh đạo ở một góc độ khác: Quay
vào bên trong để hiểu mình, chữa lành cho mình trước khi giúp
người khác.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 66


17. ĐI TÌM VÙNG ĐẤT MỚI

Một dịp nghỉ lễ, mình cùng hai người em trai lên Gia Nghĩa thăm
chị Bình, chị là người thực hành thực dưỡng có kinh nghiệm và
ở lại nhà chị chơi mấy ngày. Thời tiết ở đây mát mẻ, đất đai trù
phú, cây cối xanh tươi, buổi tối se lạnh làm mình ngủ ngon và
rất sâu, sáng dậy cảm thấy thoải mái đầy năng lượng, điều mình
hầu như không có được khi ở Sài Gòn hay Bình Dương.

Mình thích vùng đất này nên sáng ngủ dậy hỏi chị chủ khách sạn
xung quanh đây có ai bán đất không?

Trúng tủ!

Chị giới thiệu anh môi giới đất ngay và luôn. Anh dẫn đi rất nhiều
quả đồi xung quanh Gia Nghĩa. Lúc anh dẫn đến quả đồi bên

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 67


cạnh Quốc lộ 28 trên đường đi Tà Đùng và Đà Lạt, mình thấy
quả đồi thoáng, thoải, hướng về trung tâm, mình thấy có cảm
tình với quả đồi này nên chọn xây dựng làng Hama - ngôi làng
Khỏe mạnh và Hạnh phúc - là khởi đầu cho những ngày tươi vui,
đầy màu sắc và trải nghiệm cho bản thân mình, gia đình, học trò
và những người bạn có duyên đến sống và học tập tại làng.

Những ngày đầu xây dựng cơ sở vật chất rất thách thức với chị
em mình. Khoan giếng 180m mới gặp được dòng nước mát
lành. Đường điện ba pha kéo hơn một cây số để đưa ánh sáng
về làng. Ba mình từ Quảng Trị vào xây đường từ chân lên đỉnh
đồi để xe ô-tô đi. Em trai mình, Vinh - kiến trúc sư kiêm quy
hoạch của Hama lần lượt xây bốn căn nhà gỗ, mình đặt chúng
tên các loài hoa mình thích.

Nhà Hoa Giấy rất nhiều cửa sổ, thoáng mát là nơi nghỉ ngơi của
học viên. Nhà Hoa Gạo rộng hơn 1,000m2 là nơi học tập và nhà
ăn tập thể. Nhà Hoa Hồng bao xung quanh là các giống hồng cổ
là nơi tập Yoga buổi sáng, khu tự học và thư viện. Nhà Hoa
Súng, Hoa Sen, Hoa Sứ là nơi các gia đình nhỏ có các em bé
đang sinh sống. Nhà Sầu Riêng là nơi chế biến các sản vật của
làng như mật ong lên men, tiêu và cà phê rang xay. Nhà Hoa
Hội là nơi ở của các thực tập sinh đến làng làm việc và khách
đến thăm làng. Nhà Cây Xoài là nơi tập kết và xử lý rác thải. Các
hoa khác đang tiếp tục được xây.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 68


Ngoài các chương trình nội trú tuyển sinh quanh năm, Hama tổ
chức các đợt retreat và nghỉ dưỡng để các bạn quay về với thiên
nhiên và chữa lành. Hội làng được tổ chức hàng năm vào cuối
tuần thứ ba của tháng 12. Đây là dịp các học trò cũ về thăm làng,
các học viên online khắp cả nước và những người bạn dẫn gia
đình đến trải nghiệm cuộc sống ở làng, đi thăm thác Liêng Nung
và Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng và thưởng thức sản vật của
Đăk Nông. Hàng năm Hama tổ chức Lễ hội sầu riêng, Chanh
dây và Mùa bơ chín để các bạn đến trải nghiệm thu hoạch trái
cây và thưởng thức ở vườn.

Mình nhận thấy rằng khi mình thực sự mong muốn một điều gì
thì gửi mong muốn đó đến vũ trụ một cách mạnh mẽ, vũ trụ sẽ
dẫn dắt chúng ta đến những điều đó theo các con đường khác
nhau.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 69


18. BÍ QUYẾT ĐỂ HỌC GIỎI

Mình là đứa ham học và thích học giỏi. Quá trình học và dạy chỉ
cho mình một điều căn bản rằng, muốn học giỏi cần có ba yếu
tố: (1) Sức khỏe tốt, (2) Tâm bình an và (3) Khả năng tự học tốt.

Hai yếu tố đầu là nền tảng cho yếu tố thứ ba: tự học. Tự học là
điều kiện cần để thành công trong hầu hết các việc. Đó là đúc
rút quan trọng trong suốt hơn 20 năm đi học và đi làm của mình.

Mình thường được hỏi những năm ở nước ngoài Hằng học được
điều gì? Thành thật mà nói là mình không nhớ rõ ràng cái gì vì
thi xong, làm bài luận nộp xong là mình quên. Cái lớn nhất mình
nhận được đó chính là khả năng tự học, tự chịu trách nhiệm, tự
sắp xếp thời gian và tự tổ chức công việc của mình.

Có thể thấy rằng thế giới đang thay đổi hết sức nhanh chóng,
chúng ta không biết chắc rằng tương lai một vài năm tới sẽ như

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 70


thế nào, thị trường lao động sẽ cần những loại kỹ năng nào, nên
kỹ năng cần được chuẩn bị nhiều nhất là kỹ năng tự học, tự học
để thích ứng trong mọi hoàn cảnh.

Để tự học tốt cần có sức khoẻ và tâm bình an. Để có một thân
thể khỏe mạnh, mình tìm hiểu về dinh dưỡng và áp dụng linh
hoạt trong nấu ăn hàng ngày. Làng trồng được rau bằng phân
hữu cơ vi sinh rất tốt và ngọt. Cả nhà tập Yoga vào buổi sáng,
các bạn nam có thể tập gym vào buổi chiều, ăn ngủ đúng giờ,
điều độ.

Sau tầm bốn tuần học ở Hama, sắc diện và thần thái trên gương
mặt các bạn thay đổi khác, gương mặt tươi sáng, ánh mắt linh
hoạt và thần thái tươi vui, năng lượng tốt hơn rất nhiều. Sức
khoẻ tốt, âm lực mạnh, năng lượng tươi vui hỗ trợ rất nhiều cho
các bạn trong việc học với cường độ cao từ sáng đến tối.

Tâm bình an thì hiệu quả làm việc sẽ cao. Với tâm, chỉ có thể
nhận biết, khó có thể kiểm soát. Việc ý thức được cảm xúc hiện
tại của bản thân sẽ giúp sự tập trung và khả năng tiếp thu cải
thiện đáng kể. Hiệu quả của việc học vì vậy cũng được tăng lên.

Hiểu được sự vận hành của tâm và nhận biết được cảm xúc của
bản thân là một bước chuyển hoá lớn trong đời sống tâm linh
của mỗi người. Nhận biết tâm sẽ mở ra cho việc kết nối với chính
mình, sống tự tin và đời sống tâm linh của mỗi người sẽ nở hoa.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 71


Thông qua các buổi chia sẻ sách vào thứ tư hàng tuần, mình
khuyến khích các bạn liên hệ với trải nghiệm bản thân và rút ra
bài học cho chính mình, kết nối với những trải nghiệm bản thân
với những điều được học từ sách. Điều này không những giúp
các bạn tích lũy kiến thức cho giao tiếp mà còn phát triển khả
năng tư duy phản biện, vốn rất cần khi làm việc và học tập khi
ra nước ngoài. Kiến thức là của người khác, nhưng khi đi qua
trải nghiệm cá nhân, sẽ kết tinh thành trí tuệ của cá nhân, là vốn
quý trong đời sống của mỗi chúng ta.

Hama là môi trường lý tưởng cho việc rèn luyện sức khỏe, ý chí
và khả năng tự học. Ở Hama, khi tách biệt với thế giới bên ngoài
và có khoảng thời gian yên tĩnh để kết nối với chính bản thân
mình, nhận biết được cảm xúc của bản thân, hiểu về diễn biến
của tâm và vượt qua nó là điều rất hữu ích trong quá trình rèn
luyện ý chí. Với lịch học và sinh hoạt lặp đi lặp lại đều đặn hàng
ngày, giờ nào việc đó sẽ giúp ý chí mạnh lên và sự tập trung tốt
hơn. Rèn luyện ý chí mạnh mẽ là đích đến trong đời sống của
mỗi cá nhân, để từ đó có sự tự do cho mỗi người.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 72


19. PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC HIỆU QUẢ

Lúc học ở Đại học Adelaide, qua đến học kỳ hai, mình đã quen
với việc học, kỹ năng nghe nói đọc viết đã cải thiện nhiều nên
mình có nhiều thời gian rảnh hơn. Mình thường qua Khoa sau
đại học tham gia các khóa học phát triển kỹ năng nghiên cứu và
viết bài báo khoa học dành cho các nghiên cứu sinh. Các hội
thảo này rất hay nên mình học đi học lại ba lần trong suốt ba học
kỳ. Các khoá học tổng quan tài liệu, xây dựng đề cương nghiên
cứu, phương pháp xử lý số liệu, cách viết bài báo khoa học, kỹ
năng trình bày, lãnh đạo nhóm nghiên cứu, quản lý tài chính
trong nghiên cứu rất hay. Mình nắm được các kỹ năng này khá

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 73


tốt nên đến năm thứ hai vào làm nghiên cứu mình đã xuất bản
được một bài báo hội thảo trong khu vực.

Trong các khoá này, mình thích hội thảo Quản lý thời gian. Ở
bậc sau đại học chủ yếu là tự học nên kỹ năng này được hướng
dẫn rất kỹ. Trong buổi học, một chi tiết làm mình ấn tượng về
quy luật làm việc của não bộ, nó hoạt động theo quy luật hình
sin.

Buổi sáng, lúc bắt đầu mới vào học hoặc làm việc sẽ cảm thấy
khó khăn, dễ bị sao nhãng bởi những thứ xung quanh, những
việc khẩn cấp nhưng không quan trọng. Khi vượt qua được giai
đoạn sao nhãng ban đầu thì khả năng tập trung của não bộ tăng
lên, vì vậy hiệu suất làm việc theo đó cũng tăng dần lên và đạt
đỉnh. Làm việc tầm 40-50 phút thì khả năng tập trung sẽ giảm lại
và chạm đáy. Cách để tránh chạm đáy là đứng dậy vận động
chân tay, đá cầu, đi dạo hoặc thiền. Các hoạt động thể chất này
nhằm mục đích tránh cho khả năng làm việc của não chạm đáy.

Lướt facebook, vào điện thoại và Internet không phải là hoạt


động giải lao vì lúc đó não vẫn phải làm việc. Các tiết học phổ
thông do đó được thiết kế 45 phút và 10 phút giải lao là có cơ sở
khoa học đằng sau. Hồi cấp ba mình và Huyền - đứa bạn thân
giờ là giáo viên tiếng Trung ở Hà Nội, hai đứa ngồi gần nhau,
nghỉ giải lao thường mang bài tập của môn tiếp theo ra làm. Nghĩ
lại thấy dại ghê!

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 74


Kinh nghiệm của mình trong quản lý thời gian là thiết lập To-Do-
List theo từng khoảng thời gian 45 phút làm việc, 15 phút vận
động và bám sát theo thời khoá này trong suốt thời gian làm
việc. Khi làm được từ 40-60% công việc đặt ra của buổi đó là đã
rất thành công.

20. KHÔNG MỢ CHỢ VẪN ĐÔNG

Khoá hè ở Hama dành cho học sinh cấp hai, cấp ba diễn ra vào
tháng sáu, tháng bảy hàng năm. Sống gần gũi thiên nhiên, làm
vườn, trồng rau, chăm sóc hoa giúp các em phát triển nhiều kỹ
năng mềm trong cuộc sống, trưởng thành, biết thương yêu và
có trách nhiệm với chính bản thân mình. Một trong những quy
định của Hama là không dùng điện thoại, chỉ dùng một tiếng từ

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 75


7 giờ tối đến 8 giờ tối thứ tư để gọi về nhà, internet hạn chế, chỉ
dùng cho việc học. Học trò mới nhập học, nhất là khoá hè, sau
khi nộp điện thoại mặt bạn nào cũng ngẩn ngơ, đi lẩn thẩn trong
sân làng nhìn vừa thấy thương vừa buồn cười.

Không có điện thoại thì mới chịu làm quen, chơi với bạn và bắt
đầu đụng tay đụng chân. Sau vài ngày, có sự kết nối với bạn là
sắc mặt tươi vui và hoạt bát hẳn. Sau một tháng, mặt tươi tỉnh,
gương mặt và ánh mắt sống động trở lại. Ngắm nhìn gương mặt
một người trong thời gian dài không dùng điện thoại có sức hút
và sức sống lạ lắm, nhất là thần thái trong ánh mắt, nụ cười.

Vài tháng là quen, đến tối thứ tư phát điện thoại các bạn nói em
cầm điện thoại một tiếng không biết làm gì với nó. Gọi điện cho
gia đình xong, đem sạc pin rồi trả lại. Có bữa các bạn xúng xính
áo váy về Gia Nghĩa cà phê, mình kêu lấy điện thoại đi chụp hình
mà đăng facebook nè. Thôi không cần đâu chị ơi, có điện thoại
chơi hem có vui.

Khánh Hoà, sau khi hoàn thành khóa online, em tiến bộ rất
nhanh và lên Hama trợ giảng, em chia sẻ: "Khi còn là sinh viên,
em không dùng facebook trong bốn tháng liền, em cứ nghĩ mở
lên sẽ có rất nhiều người hỏi thăm, nhưng thực ra thì không có
gì cả. Ngày đầu khi lên Hama, các bạn và người thân gọi và
nhắn tin hỏi thăm liên tục. Tuần đầu tiên mở máy, thấy tin nhắn
tới tấp, em gọi hết người này người kia. Tuần thứ hai bắt đầu
giảm, cứ như vậy giảm dần cho đến bây giờ em chỉ gọi về cho

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 76


gia đình. Em thấy việc dùng mạng xã hội, điện thoại thực ra
không quan trọng, không cần thiết như mình vẫn nghĩ trước đó".

Mỗi năm, mình thường đi một đến hai khóa thiền Vipassana 10
ngày. Không điện thoại, không internet, ăn chay, thiền 10 tiếng
mỗi ngày. Trước đây, mình nghĩ không có mình chắc mọi việc ở
nhà rối tung cả lên, sẽ có nhiều người liên lạc và cần sự có mặt,
hỗ trợ của mình. Nhưng thực tế không như mình tưởng, mọi việc
ở nhà vẫn chạy êm ru, lúc mở máy chỉ có vài số lạ gọi nhỡ và
vài tin nhắn trên facebook. Lúc đó mình mới thấm: Không mợ
chợ vẫn đông. Mình không quan trọng như mình nghĩ.

21. HUYỀN THOẠI HAMA

Khi ý thức được tầm quan trọng của hơi thở và âm lực đối với
việc giao tiếp tiếng Anh, mình dời chỗ ở lên Hama để học trò có
không gian luyện tập.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 77


Đã trở thành nếp nhà, sau khi ngủ dậy, các bạn sẽ tập bài
Shambhavi từ 5g30 sáng. Đây là bài tập mình học ở Isha Yoga
Centre, Ấn Độ. Khi nhận thấy nó hỗ trợ phần khí rất tốt nên mình
học kĩ, xong về hướng dẫn cho học trò. Thường 7 giờ sáng và
1g30 chiều, trước mỗi giờ học chính khóa, các bạn sẽ ra trước
sân và tập bài Yoga cười trong 10 phút để tinh thần vui tươi sẵn
sàng bước vào giờ học.

Khi cảm thấy phần khí trong mình yếu, nói tiếng Anh thều thào,
các bạn sẽ tự động ra sân tập rồi quay lại học. Sau tầm một
tháng luyện tập đều đặn như vậy, mình thấy phần khí các bạn
tiến bộ rõ rệt, thần thái trên gương mặt của các bạn tươi vui và
linh hoạt hẳn lên. Nhiều bạn bị xoang, viêm mũi dị ứng, viêm
họng đã khỏi.

Cứ sáng sáng, các bạn tản ra các góc làng tập bài Yoga Cười
vang một góc đồi. Người dân làm rẫy quanh làng nghe tiếng
luyện âm hằng ngày, rỉ tai nhau trên này nuôi trẻ khuyết tật, ngày
nào cũng bi bô tập nói. Có đợt anh Thành ở gần làng lên làm
giàn phơi áo quần, anh nói: "thường anh lấy một mét vuông năm
chục, chỗ em nuôi trẻ khuyết tật nên anh lấy bốn chục thôi". Học
trò mới xuống xe, gặp người trong thôn, hỏi làng Hama ở đâu.
À, làng nuôi trẻ khuyết tật đúng không? Ngồi lên xe máy là các
chú đi làm rẫy chở thẳng lên cổng làng.

Lúc mới lên, nói làng Hama không ai biết, nhưng giờ khi học trò
mới bước chân lên xe từ Bến xe Miền Đông thì cả anh lái xe và

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 78


phụ xe đều nhiệt tình hỏi: xuống làng Hama hả? Lúc học trò mới
xuống xe ở bến Gia Nghĩa, mấy chú chạy xe ôm và taxi hay lắm,
nhìn mặt là biết cần đến đâu. Các chú liền đến hỏi: lên làng
Hama đúng không? Xong chở thẳng lên làng.

Hama đã trở nên thân quen với người dân Gia Nghĩa, nhờ tiếng
Hô Hô Ha Ha Ha vang khắp làng vào mỗi sáng.

22. BÀI HỌC CỐT LÕI

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 79


Trải qua hành trình dài hơn 20 năm học và dạy tiếng Anh, có 10
bài học được mình đúc rút ra được là:

(1) Lắng nghe trực giác bên trong thổn thức, mách bảo, trực giác
luôn dẫn mình đi đúng hướng.

(2) Khi gặp khó khăn hay cần sự giúp đỡ gì, đừng ngại khi thừa
nhận các điểm yếu, mong muốn của mình và yêu cầu sự giúp
đỡ.

(3) Tiếng Anh chúng ta được học ở trong nước và thực tế khi sử
dụng ở nước ngoài khác nhau rất nhiều, rất là nhiều.

(4) Khi học tiếng Anh, cần tiếp cận phương pháp đúng chuẩn
ngay từ đầu. Khi móng căn nhà không vững thì các nỗ lực xây

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 80


trên nền tảng đó đều khó sử dụng được lâu dài. Móng nhà là
phát âm.

(5) Phát âm chuẩn quốc tế là cái cần học đầu tiên. Dù học tiếng
Anh 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa, nếu đã sai phát
âm, cần phải học lại từ đầu một cách chỉn chu, bắt đầu với phát
âm, ngữ pháp học sau cùng.

(6) Phát âm cần có một người có kinh nghiệm và chuẩn âm quốc


tế huấn luyện (coach) và chỉnh sửa mới có hiệu quả, việc dạy
(teach) rất nhiều khả năng là người học sẽ đi từ cái sai này sang
cái sai khác. Âm lực mạnh rất cần thiết để nói tiếng Anh chuẩn
và hay, luyện khí là việc cần làm đều đặn hàng ngày.

(7) Việc học tiếng Anh cần đầu tư một thời gian học liên tục để
vượt qua điểm thử thách, mới tiến đến giai đoạn bùng phát. Vượt
qua điểm thử thách này thì mới cảm thấy việc học không quá
khó. Từ số không (0) lên số một (1) cần rất nhiều nỗ lực để đẩy
hòn đá lăn, nhưng từ số một đến số chín, khi hòn đá đã lăn thì
chỉ cần thời gian và sự kiên trì.

(8) Bền bỉ là yếu tố cốt lõi để thành công trong bất cứ việc gì,
chứ không phải là thông minh hay tài năng.

(9) Để học giỏi cần có sức khoẻ, tâm bình an và khả năng tự
học. Tự học là kỹ năng rất quan trọng để thành công trong rất
nhiều việc.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 81


(10) Khi có mong muốn gì thì hãy gửi thông điệp mạnh mẽ vào
vũ trụ, vũ trụ sẽ sắp xếp để chúng ta đạt được ước nguyện đó
bằng nhiều cách khác nhau.

Câu chuyện học viên: CUỘC SỐNG Ở HAMA

Chào các bạn,

Mình là Lê Hải Minh, học sinh khóa tiếng anh tập trung một năm
tại Hama Village, năm 2018. Trong suốt một năm sinh sống và
học tập tại đây mình đã được học hỏi và phát triển bản thân rất
nhiều.

Hama Village nằm trên một đỉnh đồi to và cũng là nơi để lại cho
mình khá nhiều kỷ niệm, đặc biệt về con người, cuộc sống, cũng
như là thiên nhiên ở đây. Hằng ngày, mình học tập, sinh hoạt

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 82


theo lịch đã sắp xếp cố định vì thế lúc nào mình cũng có cảm
giác là phải vận động và vận động liên tục.

Lịch học của mình bắt đầu rất sớm, 7 giờ sáng, trong đó mình
có các khoảng nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt. Mình thích nhất
là buổi chiều tại Hama, khi đó mình có thể đi bộ xung quanh đồi
để ngắm cảnh, thư giãn sau khi dành cả ngày cho việc học. Cảnh
thiên nhiên ở Hama rất đẹp và yên bình. Đặc biệt, mình có thể
chơi đá bóng buổi chiều, mình có " team bóng đá" luôn sẵn sàng
chiến đấu để giải trí, tạo niềm vui và tăng cường sức khỏe. Nhờ
vậy, kỹ năng đá bóng của mình qua một năm cũng tăng lên đáng
kể.

Có nhiều bạn hỏi "Làm sao để mình có thể vượt qua được một
năm học liên tục và áp lực như vậy?". Mình nói, đó là sự quyết
tâm của mình. Mình cũng đi làm sau khi tốt nghiệp đại học như
các bạn, nhưng không thấy vui, không thấy hào hứng trong công
việc. Mình thích tiếng Anh, mình muốn học tốt để dạy lại cho Chị
Hai, Anh Ba và mình và muốn phát triển bản thân hơn. Đó là thứ
giúp mình có nhiều quyết tâm để học nghiêm túc.

Sau một năm học tiếng anh tại Hama, khả năng tiếng Anh của
mình tăng lên đáng kể, đặc biệt là phần phát âm. Mình nhận ra
được sự quan trọng của phát âm trong việc nói ra một từ nào
đó, cũng như lúc mình nghe người bản xứ nói chuyện với mình.
Khi phát âm vững, mình có nhiều tự tin hơn và mình nghĩ điều
này đã giúp mình vượt qua được nỗi sợ tiếng anh.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 83


Tại Hama Village mình được chị Hằng và Peter hướng dẫn rất
tận tình nên mình đã mạnh dạng đăng ký thi IELTS năm nay.
Mình đạt kết quả không tệ, 6.0 và mình hài lòng với nó, hài lòng
với những nỗ lực của mình vì mình chỉ bắt đầu từ "bập bẹ" thôi.

Nếu để nói tóm gọn cảm nghĩ của mình về Hama Village, mình
sẽ nói là "Học tập và thân thiện". Học tập vì ngày nào mình cũng
phải học và học với một lịch trình rất nghiêm khắc. Thân thiện vì
chúng mình sinh hoạt, ăn, uống, ngủ nghỉ và học tập cùng nhau
nên học viên chúng mình rất thân với nhau.

Đó là cảm nhận của riêng mình. Hi vọng mọi người đang học
tiếng anh như mình, sớm tìm được động lực để học thành công
nha!

Lê Hải Minh, học viên Nội trú Hama năm 2018 hiện là giáo viên
tiếng Anh ở Tp. HCM

Câu chuyện học viên: HAMA ĐÃ CHO MÌNH NHIỀU THỨ

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 84


Mình sống ở Hama đến bây giờ đã được hơn một năm, tròn một
năm sống và học tập như một học viên nội trú và một tháng với
cương vị mới là một trợ giảng.

Hama đã cho mình nhiều thứ.

Thời gian trước khi lên Hama là một khoảng thời gian thực sự
khó khăn với mình. Mình nghỉ học đại học mà không nói với bố
mẹ, không có gì trong tay, tinh thần suy sụp, thất vọng, chán
chường, không có định hướng gì cho bản thân. Thế rồi chị gái
mình bảo mình lên làng học, mình thực sự không mặn mà lắm
với ý tưởng này, nhưng mình đã nghỉ học, mình cần một thứ,
một định hướng để dễ nói chuyện với bố mẹ, cần một cái cớ để
giải thích cho bố mẹ tại sao mình lại nghỉ học, và Hama có vẻ là
lựa chọn duy nhất của mình. Thế là mình lên làng!

Mình là đứa sống cực kì cảm xúc, dễ buồn, dễ nản, và có lẽ còn


bị trầm cảm nhẹ, mỗi ngày trôi qua đều thực sự không dễ dàng

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 85


với mình. Nhưng Hama đã cho mình thời gian, thời gian để chữa
lành, Hama cho mình những bài học, từ chị Hằng và từ những
người bạn cùng chung sống với mình ở đây, bài học về tình yêu
và sự chấp nhận bản thân, về sự kết nối giữa người và người,
giữa người và tự nhiên.

Thời gian một năm sống ở làng thực sự không hề dễ dàng và


yên bình như mọi người vẫn tưởng, bởi vì thời gian đó với mình
là một quá trình đấu tranh nội tâm dai dẳng vẫn tiếp diễn đến
bây giờ, và có lẽ còn rất lâu nữa của mình. Mình có lúc vui,
nhưng đa số là buồn, có lúc hứng thú học, nhưng nhiều khi chán
nản và lười biếng vô cùng. Nhưng rồi mình cũng vượt qua và
hoàn thành khóa học, đi qua chặng đường một năm, mình thấy
mình cũng mạnh mẽ và trưởng thành hơn được phần nào.

Cuộc sống ở Hama rất đặc biệt, và điều đặc biệt tuyệt vời nhất
mà Hama cho mình chính là sự kết nối với mọi người, chính là
những người bạn tuyệt vời mà mình có ở đây. Bởi vì mọi người
ở cùng nhau, học cùng nhau, nên rất thân thiết, và bọn mình
cũng có những hoạt động vui chơi rất đặc biệt. Cứ mỗi tuần, cả
làng lại bật máy chiếu lên, ngồi thành hàng dọc ở dưới và cùng
nhau hát karaoke không cần mic. Mỗi thứ tư, chúng mình có
những buổi chia sẻ về những cuốn sách tâm đắc mà mỗi người
đọc trong tuần, hay những tối ngồi cùng nhau trong vòng tròn và
chân thành chia sẻ những suy nghĩ của bản thân về những
người còn lại.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 86


Ở Hama, mình được học về phát âm tiếng Anh, thứ không được
dạy phổ biến ở Việt Nam. Nhờ đó, phát âm của mình trở nên
chính xác và không bị mang "Vietnamese accent". Có lần thi thử
phần IELTS Speaking với thầy giám khảo người nước ngoài,
thầy ngạc nhiên với phát âm của mình, bảo rằng phát âm của
em rất tốt, đặc biệt là so với người Việt, và chấm mình 8.0 trong
phần Pronunciation.

Làng là môi trường để học viên tự học dưới sự hướng dẫn và


lộ trình học của anh Lộc và chị Hằng. Mình thích tự học, vì từ
nhỏ mình đã có thói quen này, và mình học theo cảm hứng, mình
học theo cách mà mình thích, xem phim, đọc sách, nói chuyện
với mọi người bằng tiếng Anh,...và anh Lộc luôn tạo điều kiện
cho mình trong việc này.

Sau một năm, mình thi được IELTS 7.5, một số điểm khá cao,
nhưng mình cảm thấy vẫn chưa đủ, mình thấy mình còn thiếu
quá nhiều, thiếu kiến thức, kĩ năng để "ra đời", chính vì vậy, mình
quay lại Hama làm trợ giảng. Một lần nữa, Hama lại cho mình
nhiều thứ, nhưng là những thứ khác, là cơ hội được làm việc và
trau dồi kĩ năng, cơ hội để vượt qua những nỗi sợ của bản thân,
để bước ra khỏi vùng an toàn của mình, cơ hội được học tập kĩ
năng sư phạm từ các khóa học và cả cơ hội được sống ở đây
và trải nghiệm với một cương vị khác.

Đối với mình, Hama là nơi cho mình gần như tất cả những bài
học và kinh nghiệm đầu đời, về cả sự phát triển tinh thần nội tâm

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 87


lẫn trong công việc. Khi ngoái đầu nhìn lại, mình cảm thấy may
mắn vì đã được đến đây, học tập, làm việc, và chung sống với
những người đã trở thành gia đình thứ hai của mình.

Dương Thị Thanh Tâm (Hà Tĩnh), Học viên nội trú Hama 2018-
2019, hiện là Giáo viên tiếng Anh.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 88


CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC QUYẾT ĐỊNH CHO ĐÍCH ĐẾN

1. YOUR WHY

Những điều mình chia sẻ là trải nghiệm của bản thân trong quá
trình dạy và học suốt hơn 20 năm qua. Phương pháp tiếp cận
của mình ở mỗi thời điểm sẽ khác nhau, dựa vào sự trải

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 89


nghiệm và trưởng thành của mình và của cả team ở thời điểm
đó.

Mình nhận ra rằng, để thành công trong một việc nào đó,
phương pháp làm (What) không quan trọng bằng cách bạn tiếp
cận vấn đề đó như thế nào (How). Làm như thế nào (How) không
quan trọng bằng việc trả lời cho câu hỏi tại sao bạn làm việc đó
(Why). Hay nói cách khác, bắt đầu bằng câu hỏi tại sao một cách
rõ ràng, đúng đắn ngay từ đầu, đó chính là động lực cho chúng
ta bền bỉ đường dài trên hành trình học.

Trước khi vào coach các khóa English Mastery, mình thường hỏi
từng bạn học viên: động lực học tiếng Anh của bạn là gì? Câu
trả lời mình nhận được từ mỗi người là khác nhau, nhưng tựu
chung lại có bốn mục đích chính: (1) học để đi du lịch, (2) học để
giao tiếp, (3) học để có công việc tốt hơn và (4) học để dạy con.
Mình thường chia sẻ rằng các mục tiêu đó là chính đáng và hợp
lý nhưng nó không thể dẫn các bạn về đích một cách trọn vẹn
bởi vì nó xuất phát từ bên ngoài, nên sẽ khó dẫn các bạn đi được
xa. Mình sẽ phân tích từng mục tiêu một.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 90


2. HỌC ĐỂ ĐI DU LỊCH

Theo khung tham chiếu Ngôn ngữ của Châu Âu, nếu chia việc
thành thạo một ngoại ngữ thành 5 cấp độ: cấp độ 0 có thể nói
những từ sơ đẳng như hello, good morning, goodbye, thank you.
Cấp độ 2 có thể đi du lịch, cấp độ 3 có thể đi du học, cấp độ 5
sử dụng thành thạo như một người bản xứ. Để tăng một cấp độ,
bạn cần 1,000h học chất lượng, bao gồm học với giáo viên và
tự học, không còn cách nào khác. Điều đó có nghĩa, nếu bạn
dành mỗi ngày 3h học chất lượng, liên tục trong 1 năm, bạn sẽ
tăng một cấp độ. Do vậy học tiếng Anh để đi du lịch, du học, định
cư, làm việc với đối tác nước ngoài, cần chuẩn bị trước ít nhất
một đến hai năm, học một cách chuyên cần và đều đặn mới có
thể dùng được. Không thể nhanh hơn.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 91


Một điểm đáng chú ý là, khi người nước ngoài đến Việt Nam để
làm việc hay dạy tiếng Anh, thì bạn nói kiểu gì các bạn ấy cũng
cố gắng để hiểu. Phát âm sai, ngữ pháp lộn xộn, dùng từ không
phù hợp, các bạn ấy đều có thể đoán được vì ngôn ngữ lời nói
chỉ chiếm 7% trong miếng bánh giao tiếp.

Khi mình gửi địa chỉ Hama cho các bạn muốn đến thăm làng,
không một bạn nước ngoài nào inbox hay gọi điện yêu cầu mình
trợ giúp thêm vì lạc đường, tìm không được nhà…. Các bạn luôn
xuất hiện ở nhà Hoa Giấy trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
Điều đó có thể thấy rằng kỹ năng thích ứng của các bạn ấy rất
cao, các bạn sẽ xoay xở bằng nhiều cách khác nhau để vượt
qua thử thách, nên khi nghe không hiểu cũng không sao, các
bạn ấy vẫn cười rất tươi và ánh mắt đầy sự biết ơn khi bạn
hướng dẫn mà bạn ấy không thực sự hiểu.

Nhưng khi bạn sang nước ngoài thì câu chuyện hoàn toàn khác.
Ngay khi xuống sân bay làm thủ tục nhập cảnh, bạn sẽ thấy rằng
việc học và sử dụng tiếng Anh rõ ràng là hai việc khác nhau, sẽ
rất khó để nghe và hiểu người bản xứ nói với tốc độ nhanh và
mang nặng âm sắc của họ. Khi đọc những dòng chia sẻ này, có
thể bạn vẫn chưa hình dung độ khó khi giao tiếp với người lạ ở
xứ của họ. Mình thường khuyến khích học trò ra nước ngoài một
vài chuyến, như Singapore, Malaysia, Philippines là những nước
nói tiếng Anh, gần Việt Nam để trải nghiệm sự khác biệt giữa

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 92


những gì được học so với thực tế giao tiếp, để lấy đó làm động
lực nghiêm túc cho việc học.

Chuyến đi Nhật của mình hơn 10 năm trước đã hình thành động
lực học mạnh mẽ cho mình. Ở Hama, sau giai đoạn nền tảng,
mình gửi một số bạn ra nước ngoài học 1-2 tháng để thực sự
trải nghiệm việc giao tiếp, để khi quay lại làng, các bạn sẽ học
với tâm thế khác. Tự mình phải qua một vài trải nghiệm thật tệ,
bản thân mới thấm thía để học nghiêm túc. Người khác nói đôi
khi khó hình dung.

Nói cách khác, giao tiếp khi đi du lịch cần có sự đầu tư dài hơi,
kiên trì sáu tháng đến một năm học toàn thời gian, tích lũy đủ
1,000h học chất lượng, học đúng phương pháp mới có thể giao
tiếp tự tin.

Giao tiếp khó hơn thi các loại chứng chỉ quốc tế rất nhiều. Không
nhiều người có thể thu xếp học liên tục một năm, nhưng chúng
ta có cách giải quyết êm đẹp. Với công nghệ hiện tại, có các ứng
dụng trên điện thoại mà khi nói tiếng Việt, nó hiện ra tiếng Anh
hoặc tiếng Trung, xong mình đưa cho người ta nói, nó lại hiện ra
tiếng Việt. Mình tin trong tương lai, các công nghệ mới này sẽ
rất phát triển và phổ cập rộng rãi để phục vụ việc giao tiếp khi đi
du lịch và công việc.

Do vậy, để đi du lịch, bạn không cần mất quá nhiều thời gian và
tiền bạc cho việc học tiếng Anh mà chưa chắc đã hiệu quả. Đi

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 93


du lịch về vài tháng không duy trì luyện tập cũng sẽ quên. Do
vậy tính khả thi của việc học tiếng Anh để giao tiếp khi đi du lịch
là không cao. Chúng ta cần nhiều hơn thế nữa.

3. HỌC ĐỂ GIAO TIẾP

Rất nhiều học viên khi đến học đều có mục tiêu "em học để giao
tiếp thôi, chứ không cần thi các chứng chỉ quốc tế". Mình thường
phân tích cho các bạn thấy giao tiếp khó hơn thi các chứng chỉ
quốc tế rất nhiều, nó đòi hỏi một sự đầu tư dài hơi và nghiêm
túc.

Cách dạy truyền thống gieo cho người học có suy nghĩ rằng giao
tiếp có nghĩa là học theo các mẫu hội thoại hoặc các bài khóa

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 94


trong sách, khi gặp trường hợp tương tự thì đưa ra dùng. Thực
ra giao tiếp không đơn giản vậy, nó khó hơn rất nhiều. Tiếng Anh
trong đời sống phong phú và rất đa dạng, đòi hỏi khả năng ứng
biến linh hoạt một cách liên tục. Không phải mình nói Hello, How
are you? (Xin chào, bạn có khỏe không?) là người ta trả lời: I'm
fine, thank you, and you? (Tôi khỏe, cảm ơn. Còn bạn thì sao?).
Họ có thể nói: I'm on the top of the world (Tôi đang rất hạnh phúc)
hay Mustn't grumble (không thể chê được). Chúng ta có thể
"đứng hình" vài giây và không biết phải phản ứng sao trong
trường hợp này.

Hơn nữa, dù thành thạo nội dung trong các bài khóa hay hội
thoại, đó cũng chỉ là ngôn ngữ nói, chỉ chiếm 7% trong miếng
bánh giao tiếp. 93% còn lại nó đến từ ngôn ngữ hình thể và ngôn
ngữ tự thân. Giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian, của trường
Đại học UCLA là người tìm ra quy luật này và kết luận này được
Tiến sĩ Ray Birdwhistell - Giáo sư Tâm thần học của Đại học
Pennsylvania khẳng định lại một lần nữa. Ngôn ngữ tự thân là
kiến thức, là vốn sống, là trải nghiệm của mỗi người. Để ngôn
ngữ tự thân có độ dày cần tích lũy rất mất rất nhiều thời gian,
nhưng đó mới thực sự chìa khóa của giao tiếp hiệu quả. Ngôn
ngữ hình thể và ngôn ngữ tự thân sẽ được phân tích trong các
chương sau một cách chi tiết.

Do vậy, dù chúng ta có học bao nhiêu năm tiếng Anh giao tiếp,
nếu chỉ tập trung vào mặt ngôn ngữ, thì cũng chỉ đạt tối đa 7%

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 95


trong miếng bánh đó, khó có thể hơn. Đến đây bạn đã phần nào
liên hệ tại sao mình học tiếng Anh 10 năm vẫn chưa tự tin giao
tiếp rồi phải không? Tiếng Anh giao tiếp khó hơn nhiều lần so
với tiếng Anh đàm thoại, hội thoại và khó hơn việc thi để lấy
chứng chỉ trong nước và quốc tế. Việc chúng ta thi được IELTS
hay PTE đủ điểm để nhập học, cấp học bổng hoặc định cư không
đồng nghĩa với việc chúng ta có thể giao tiếp trong đời sống và
học tập một cách ổn thỏa. Câu chuyện của bản thân mình là một
minh chứng cho việc đó.

4. HỌC ĐỂ CÓ CÔNG VIỆC TỐT HƠN

Học để có công việc tốt hơn cũng là động lực phổ biến của nhiều
bạn và động lực này vẫn chưa thể dẫn các bạn đi về đích trọn

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 96


vẹn. Bây giờ mình xem xét như thế nào là công việc tốt? Lương
thưởng cao hơn, giờ giấc thoải mái hơn, hay làm việc trong các
công ty nước ngoài.

Tiêu chuẩn "công việc tốt hơn" thực ra sẽ thay đổi thường xuyên
trong chính bản thân mỗi người. Nó là động lực cho chúng ta
chuyển từ công việc này sang công việc khác, từ công ty này
sang công ty khác. Khi nhìn quanh và so sánh với bạn bè, tiêu
chuẩn "công việc tốt hơn" sẽ dần thay đổi. Ngay thời điểm đạt
được công việc "tốt hơn" đó, trong suy nghĩ chúng ta có thể đã
hình thành về công việc "tốt hơn nữa". Sớm hay muộn, chúng ta
cũng sẽ sớm không cảm thấy hài lòng với cái "tốt hơn" và luôn
mong muốn cái "tốt hơn nữa". Do vậy, cứ chạy theo "công việc
tốt hơn" mà đánh mất cái mình hiện đang có.

Nếu suy nghĩ thấu đáo và có trải nghiệm một chút, chúng ta sẽ
thấy mấu chốt của sự không hài lòng với công việc xuất phát từ
chính bản thân mình ra, chứ không phải tại công việc đó. Do vậy
sẽ không có "công việc tốt hơn" mà công việc hiện tại là "công
việc tốt nhất" tại thời điểm đó. Hãy tập trung làm chu đáo và cẩn
trọng công việc hiện tại, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui và ý
nghĩa của công việc mình đang làm. Công việc đó đang giúp gì
cho bản thân mình, cho gia đình mình, cho công ty và có thể
nghĩ xa hơn cho xã hội, đó có thể là động lực để bạn làm thật tốt
công việc hiện tại. Thông điệp ở đây là: tập trung vào bản thân

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 97


mình và cố gắng hoàn thiện tốt nhất công việc của mình, đó
là công việc tốt nhất ở thời điểm hiện tại.

Thu (Hà Nội) chia sẻ rằng em đăng ký học với chị để giỏi tiếng
Anh rồi sẽ nộp xin công việc ở một công ty khác. Sau khi làm
xong phần tích luỹ, em hiểu ra ý nghĩa của công việc đang làm,
em không còn ý định đó nữa, chỉ tập trung làm tốt công việc hiện
tại và thấy rất vui vì điều đó.

Mình thường chia sẻ với học trò khi làm một công việc gì, trước
năm 30 tuổi em đừng tính làm vì lương, mà xác định sẽ học
được gì từ công việc đó. Tiền kiếm được trong giai đoạn này chỉ
là "lúa non", kiếm ra nhiều tiêu cũng hết, không tiêu bằng cách
này thì cũng "bốc hơi" bằng cách khác, hãy làm việc để lấy kinh
nghiệm, để có bề dày trải nghiệm và vốn sống phong phú. Hãy
làm việc với tinh thần làm chủ. Luôn đặt câu hỏi nếu mình là
chủ, mình sẽ giải quyết việc này như thế nào?.

Theo trải nghiệm của bản thân mình, khi dốc lòng làm một công
việc gì đó trong hai năm, đó là khoảng thời gian đủ để mỗi người
thuần thục trong một việc, sau đó có thể chuyển sang công việc
khác để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân ở mảng mới. Kinh
nghiệm từ công việc trước sẽ giúp chúng ta trong công việc tiếp
theo, không nhất thiết phải trong cùng ngành. Cứ như vậy, kinh
nghiệm và vốn sống của mỗi người sẽ dày lên dần thông qua
trải nghiệm trong công việc và cuộc sống.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 98


Ở Hama có vườn bơ 034, Nữ hoàng của các loại bơ, giống có
nguồn gốc bản địa nên cây khỏe, năng suất cao. Trồng đến năm
thứ tư, vườn ra quả bói nhiều nhưng mình hái quả bỏ đi gần
80%, để cây khỏe, tập trung dinh dưỡng nuôi quả cho các năm
sau. Cũng giống như bơ, mục tiêu chính từ khi ra trường đến 30
tuổi là tích lũy kinh nghiệm và vốn sống, lương chỉ cần đủ sống
ở mức căn bản để tiếp tục công việc và học các kỹ năng cần
thiết. Đến lúc đã tích lũy đủ kiến thức, kinh nghiệm và có độ
chín trong nghề, độ dày trong xử lý công việc, hãy "bán
thân" mình với giá cao.

Có thể thấy rằng năng lực bên trong và kết quả bên ngoài tương
tự hai cái bình thông nhau. Cái bên ngoài: kết quả trong công
việc và cuộc sống là hình ảnh phản chiếu của cái bình bên trong:
là năng lực và thái độ đối với công việc. Muốn bình bên ngoài
tràn đầy thì hãy chăm chút cái bình bên trong, làm tràn đầy bình
bên trong thì nước ở bình bên ngoài sẽ dâng lên ở mức tương
ứng.

Thái độ đối với công việc là cái gốc để có một công việc tốt, tiếng
Anh chỉ chiếm một phần nhất định trong đó. Khi làm tốt nhất
công việc hiện tại của mình, làm việc với tinh thần làm chủ, nhất
định sẽ có ít nhất một lối đi dẫn dắt chúng ta đến một công việc
và cuộc sống mình mong muốn.

Hãy làm thật tốt công việc hiện tại, đó là công việc tốt nhất.
Hãy làm việc với tinh thần làm chủ.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 99


Một góc vườn bơ ở HamaVillage

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 100
5. HỌC ĐỂ DẠY CON

Đây là một ý định tốt và mình khuyến khích điều này nhưng nó
không nên là mục tiêu cho việc học. Học cho mình trước để làm
gương cho con về sự ham học, cầu tiến, sau đó mới dõi theo và
đồng hành cùng con. Cách dạy tốt nhất là làm gương. Ba mẹ là
tấm gương tuyệt vời nhất cho con về nỗ lực, kiên trì và tự học.
Khi được truyền cảm hứng từ ba mẹ, con nhất định sẽ tự tìm
được niềm vui trong việc học. Ba mình là tấm gương của mình,
ba mình đi du học cơ khí ở Nga, hát những bài về nước Nga, kể
cho mình nghe những câu chuyện về nước Nga, đó là động lực
cho mình du học dù gia đình có nhiều khó khăn, mình vượt qua,
chấp hết.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 101
Theo tiến sỹ Montessori, thời kỳ vàng cho trẻ học một ngôn ngữ
mới là giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi, các con sẽ học thông qua các
giáo cụ trực quan, sinh động để nhận biết nguyên âm, phụ âm,
ghép âm, đọc, hiểu và tạo từ. Có ba hợp phần trong hướng dẫn
một ngôn ngữ mới cho trẻ là Ngữ âm, Logic và Ngữ pháp.

Để hướng dẫn cho các con chuẩn, bạn cần phải thật vững trước.
Do vậy bạn có thể đặt mục tiêu học cho chính mình, làm đầy
chính mình, làm cho mình giàu có lên từ bên trong. Lúc nước
đầy thì nó tràn, lúc đó việc dạy, việc chia sẻ, việc cho đi sẽ trở
thành điều tự nhiên mà không cần trường lớp, bàn ghế, sách vở
hay giờ học cố định để dạy cho con. Học cho mình trước, làm
đầy cho bản thân mình trước, phần tuôn trào con sẽ nhận một
cách tự nhiên và không cần nỗ lực nhiều từ cả hai phía.

Công ở Vũng Tàu chia sẻ cả hai vợ chồng buổi tối thường dành
thời gian đọc sách cho con trước khi đi ngủ. Trước đây, khi Công
đọc truyện tiếng Anh, cậu con trai ba tuổi phản ứng: Ba, ba
không được đọc tiếng Anh, chỉ để mẹ đọc thôi, ba đọc tiếng Việt
đi. Sau khi hoàn thành giai đoạn coach, Công đọc đúng chuẩn
từng từ, cậu bé đã chịu nghe và để cho ba đọc truyện tiếng Anh
mỗi tối. Do vậy mình có thể bắt đầu làm đầy cho bản thân, làm
đầy cho chính mình trước, sau đó sẽ đồng hành cùng con.

Thêm nữa, thế giới đang thay đổi rất nhanh, mấy năm gần đây
trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ và trong tương lai sẽ tạo ra một
cuộc cách mạng, thay thế rất nhiều sức lao động. Hãng Toyota

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 102
hai năm gần đây sa thải 35 ngàn người và xu hướng này sẽ phổ
biến trong thời gian tới khi thế giới bước vào cuộc cách mạng
xanh. Các chương trình trung học phổ thông ở Mỹ tân tiến nhất
thế giới, vẫn không thể bắt kịp xu thế phát triển nên các tập đoàn
lớn như Google, Microsoft họ có trường phổ thông riêng. Điều
này nói lên cái gì? Nếu bạn là phụ huynh thì việc chuẩn bị cho
con một nghề nghiệp là việc cần phải suy nghĩ lại. Chúng ta có
thể trang bị cho con tiếng Anh vững, dạy cho con khả năng tự
học, yêu thích việc học cái mới với sự trong sáng, ngây thơ của
con trẻ. Đó là chìa khóa của vấn đề. Mình chưa biết được thế
giới sẽ biến đổi như thế nào, làm sao mình lại dạy cho con cái
mình đang biết? Hãy cho con nền tảng tiếng Anh tốt và khả năng
tự học để con tự khám phá thế giới theo cách của con.

Trong nhiều năm làm việc với học trò và phụ huynh, mình nhận
thấy rằng, hầu như 80% nỗ lực định hướng của phụ huynh cho
con cái là thất bại: thất bại cho đứa con và thất bại cho chính
phụ huynh. Rất nhiều bạn chia sẻ tương lai và việc học của các
bạn theo sự định hướng của ba mẹ: học giỏi vào trường tốt, làm
ở các công ty lớn, công ty nước ngoài, nhưng sâu thẳm các bạn
không vui, không hạnh phúc và bế tắc một thời gian rất dài, nhiều
bạn rơi vào trạng thái trầm cảm trong nhiều năm. Quả là uổng
phí!

Do vậy, nếu bạn là phụ huynh, hãy học cho mình trước và để
con tự học và tự định hướng tương lai của mình theo cách các

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 103
con muốn. Con mình nhưng không phải của mình. Mình vững,
mình đầy rồi thì bản thân con sẽ được truyền cảm hứng một
cách tự nhiên mà không cần quá nhiều nỗ lực từ hai phía.

ĐỘNG LỰC HỌC XUẤT PHÁT TỪ BÊN TRONG

Nhìn lại hành trình học của mình, có những nút thắt rất khó
nhưng mình đã vượt qua, vì động lực học của mình xuất phát từ
bên trong: xuất phát từ tình thương, mình thương các em và
thương ba mạ. Mình khao khát được trở thành người xuất sắc
trong công việc, mình muốn có được sự tự do trong suy nghĩ,
trong hành động và có chính kiến riêng. Mãi sau này mình mới
có thể gọi tên đó là thương mình. Thương gia đình và thương
chính mình là động lực giúp mình vượt qua các khó khăn trong
quá trình học và làm việc sau này.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 104
6. HỌC VÌ THƯƠNG EM

Mình là chị đầu của năm đứa em, bốn trai một gái. Ba mạ đi làm
cả ngày dưới sông nên mình quán xuyến việc nhà từ nhỏ rất cần
mẫn. Mình nấu ăn, cho em ăn, tắm rửa, chơi với em, kèm em
học nên hiểu tính cách từng đứa và có sự gắn kết với mấy đứa
em rất mạnh mẽ. Làm việc nhà nhiều từ bé đã giúp mình có
được khả năng tổ chức công việc tốt và khả năng lãnh đạo sau
này.

Lúc lên đại học, mỗi lần mình về Quảng Trị thăm nhà rồi quay lại
trường ở Huế, năm đứa em bồng nhau đứng một dãy trước nhà
tiễn mình lên xe đò. Mình lên xe nhớ và thương các em quay
quắt. Nước mắt cứ chảy suốt chặng đường từ Quảng Trị đến
Huế. Mấy đứa em cũng rất thương chị. Hải, đứa em gái kế nói:
"Chị đi, em chạy ra sau vườn thấy cái áo chị phơi mà quên cầm
đi theo, em lật đật xếp cất kỹ trong gối để kê, kẻo sợ gió bay

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 105
mất". Lộc thủ thỉ: "Chị đi em buồn thẩn thơ hai ba ngày mới quen
với việc không có chị ở nhà". Mỗi lần mình về là cả nhà vui như
hội, chị em mình thường chơi với nhau ở sân bay Ái Tử dưới
những đêm trăng và những buổi chiều tà. Đó là những kỷ niệm
tuổi thơ rất đẹp của chị em mình.

Năm mình 22 tuổi, việc không may đến dồn dập với gia đình
mình, tạo nên một bước ngoặt lớn trong bản thân của mỗi đứa.
Vinh, đứa em trai thứ ba bị thoát vị đĩa đệm, điều trị ở Bệnh viện
Trung ương Huế. Năm đó, Vinh nghỉ hè lớp 7. Sau khi mổ xong,
bác sĩ đi công tác, em đau nhức ở lưng nên khóc rất là thương.
Cứ sáu tiếng một lần, các chị y tá đều đặn tiêm thuốc giảm đau.
Đến hai giờ sáng là thuốc hết tác dụng, em khóc quằn quại trên
giường. Ba mình thấy con khóc cũng khóc theo. Mình chạy
xuống phòng trực, thấy các chị y tá đang ngủ. Vừa thương các
chị trực đêm nên không dám gõ cửa, chạy lên tầng trên thì thấy
em khóc. Mình cứ chạy lên chạy xuống nhiều vòng như vậy mới
đủ can đảm gõ cửa. Như được chuẩn bị từ trước, chị y tá cầm
khay thuốc đã chuẩn bị sẵn bước lên tầng hai, em ngủ li bì đến
sáu tiếng sau. Cả ngày mình quần quật ở bệnh viện chăm em
gần hai tháng như vậy, mệt phờ, rất là đuối. Mãi khi bác sĩ mổ đi
công tác về, cho đi chụp MRI thì mới biết là vết mổ bị nhiễm
trùng. Em được chỉ định tiêm kháng sinh liều cao mười ngày thì
tạm ổn và ra viện.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 106
Ngày đi làm thủ tục xuất viện cho Vinh, mình thực sự mới biết
có mặt trời tồn tại, có ánh nắng lọt qua các tán cây bàng chiếu
xuống đất. À ánh sáng vẫn tồn tại trên đầu mình. Mình thở phào
nhẹ nhõm khi em trai tạm ổn thì cậu mình, em trai út của mạ
nhập viện cấp cứu vì sốt xuất huyết biến chứng. Mình chạy lên
phòng cấp cứu ở tầng 6 thăm cậu, cậu xanh xao, rất gầy nằm
trên giường lạnh tanh. Bác sĩ truyền máu vào, cậu nôn ra. Cậu
mất sau mấy ngày cấp cứu, để lại cho mự bốn đứa con. Đứa
nhỏ nhất mới mấy tháng. Mất mát này quá lớn với mình. Mình
đau đớn tận cùng, khóc ngất.

Ba mạ đi làm xa, mình sinh ra và lớn lên với gia đình ngoại. Cậu
út là người thân thiết nhất với mình. Cậu hay dẫn mình băng
đồng lúa Triệu Long đi xem phim rạp hàng đêm, cậu cho mình
ngồi trên lưng bò rồi dắt quanh cánh đồng. Lúc cậu đi làm xa,
mình nhớ quay quắt, ngày nào cũng hỏi mệ ngoại: Mệ, còn mấy
ngày nữa cậu về? Mình đếm ngược từng ngày, đủ mười ngày,
mình chạy xuống bến đò sông Thạch Hãn đón cậu về. Lúc ghé
chợ Thị xã Quảng Trị bán mây, bán lá, cậu không quên mua cho
mình vài cái bánh rán, bánh gạo. Ngày cậu đi làm lại, mình buồn
thất thểu, mấy ngày sau mới quen.

Lên lớp một, mình về ở với ba mạ. Mỗi năm đến mùa đông, ba
không làm được tôm cá, nhà hết gạo ăn là mình lại men theo
sân bay Ái Tử, bắt đò qua sông Thạch Hãn để sang cậu. Cậu
vào chồ xúc lúa đi xay, cậu cho. Tuổi thơ mình lớn lên và gắn bó

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 107
với cậu như vậy, giờ cậu đột ngột mất, mà thực ra cũng không
phải đột ngột mà cậu đã nằm ở bệnh viện tỉnh cả tháng rồi. Mình
cứ nghĩ cậu sốt bình thường, nằm viện mấy bữa là khỏi, tập
trung chăm cho Vinh trong Huế nên không sát sao, cho đến khi
cậu vào cấp cứu ở Huế.

Hình ảnh em trai mình khóc quằn quại nửa đêm và hình ảnh cậu
nhợt nhạt trên giường cấp cứu trong căn phòng lạnh tanh ở tầng
6, Bệnh viện Trung ương Huế, mình vẫn còn nhớ như in đến tận
bây giờ. Lúc đó mình nghĩ lỡ sau này trong gia đình có ai bị bệnh
như vậy nữa thì làm sao? Mình có thể giúp được gì?

Mình hiểu rằng mình cần phải thật vững để có thể giúp các em
khi cần. Để vững, mình phải giỏi. Để giỏi, mình cần đi du học.
Để đi du học, mình cần học giỏi tiếng Anh. Mình biết đây là cách
duy nhất để tạo bước nhảy cho chính mình và cho cả gia đình.
Mình cần làm đầy chính mình để làm chỗ dựa tốt cho gia đình
và các em khi cần. Mình học vì thương các em.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 108
7. HỌC VÌ THƯƠNG MÌNH

Có lẽ một trong những may mắn lớn nhất của mình ở tuổi 20 là
được học và gần gũi với những thầy cô giỏi chuyên môn, giỏi
tiếng Anh và tận tâm với học trò. Thầy cô là tấm gương cho mình
hoàn thiện bản thân và đã truyền cảm hứng cho mình rất nhiều.
Mình khao khát được giỏi như các thầy cô và nỗ lực rất nhiều để
học và hoàn thiện bản thân mình.

Thầy giáo chủ nhiệm đại học là người truyền cảm hứng cho mình
có được sự tò mò về thế giới ngoài kia, thông qua những câu
chuyện và trải nghiệm của thầy khi du học. Dù luôn học giỏi,
đứng đầu lớp, đầu trường nhưng tận trong sâu thẳm mình vẫn
luôn cảm thấy bản thân chưa đủ giỏi, chưa đủ để làm tốt công
việc, chưa đủ để trưởng thành. Mình cảm thấy có điều gì đó còn
thiếu hụt ở bên trong mà không thể gọi tên.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 109
Sâu thẳm trong tâm hồn mình muốn trở thành một người giỏi
chuyên môn, xuất sắc trong những việc mình làm. Mình muốn
khi làm việc gì đó thì không bị rào cản của việc thiếu kiến thức
khiến mình không thể làm tốt và học tốt được. Mình muốn được
theo đuổi công việc mình thích. Mình muốn khi làm việc gì đó thì
hết lòng với nó, làm thật tốt và thật sự hiệu quả.

Trong thời gian đi làm phiên dịch ở A Lưới và khoảng thời gian
trao đổi sinh viên ở Nhật, mình cảm thấy những cái mình cần
học đang ở ngoài kia, được viết bằng ngôn ngữ khác mà có thể
mình chưa được học. Mình muốn được tự do đi lại và giao tiếp
mà không lo rào cản ngôn ngữ, mình muốn biết cách xử lý ra
sao khi lạc đường ở xứ người. Mình tò mò muốn biết ra khỏi
mảnh đất chữ S này có gì khác, thế giới ngoài kia dài rộng ra
sao. Những khát khao đó cứ lớn dần, lớn dần để rồi một ngày,
mình bước chân ra bên ngoài, xa hơn ngôi nhà nơi làng quê yêu
dấu ở Quảng Trị, xa hơn ngôi trường nằm trong lòng thành phố
Huế thân thương.

Trong sâu thẳm, mình muốn suy nghĩ và hành động của mình
không phụ thuộc vào số đông hoặc tham vấn của nhiều người.
Mình muốn có sự độc lập trong suy nghĩ, có sự tự do trong lựa
chọn và có đủ năng lực để làm được những gì mình muốn. Đó
là những động lực bên trong, mãi sau này khi trải nghiệm đủ
chín, mình mới có thể gọi tên: Vì yêu chính bản thân mình.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 110
Có lẽ giá trị nhất của việc du học đối với bản thân mình đó chính
là khả năng tự học và kết nối được chính bản thân mình: biết
mình muốn gì, cần gì và hiện thực nó một cách cần mẫn. Khi
nắm được phương pháp tự học và thành thạo tiếng Anh, mình
muốn biết gì thì tự tìm hiểu bằng nhiều cách. Hiện tại mình
thường đọc sách trên amazon.com và kindle. Bản tiếng Anh của
quyển sách này cũng được đăng tải trên amazone. Mình thường
xem phim trên Netflix và rất thích mảng phim tài liệu về tâm linh,
văn hóa và sức khỏe trên trang này. Mình vẫn đang trên hành
trình tự học và tự làm giàu vốn tiếng Anh cũng như vốn sống của
mình hằng ngày. Mình cảm thấy việc học là việc làm cả đời và
tiếng Anh là phương tiện tốt để làm điều đó.

Cám ơn các em, cám ơn ba mạ, cám ơn chính mình đã là nguồn


động lực mạnh mẽ giúp bản thân vượt qua những trở ngại trên
đường học để hoàn thiện bản thân.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 111
Câu chuyện học viên: TÔI MUỐN CÓ SỰ TỰ DO

Chào các bạn, tôi là Phạm Bích Lan, một trong hàng nghìn học
viên online của cô Hằng Mắm từ năm 2017. Tôi sinh năm 1985,
chủ thương hiệu Rau Cười Việt Nhật. Tôi có hai cô con gái, tốt
nghiệp MBA năm 2013, đồng nghĩa với việc tôi đến với tiếng
Anh đã ngót nghét hơn 15 năm trước đó.

Tôi giới thiệu hơi sâu về bản thân, chỉ để cho bạn thấy rằng, việc
bắt đầu học lại tiếng Anh sau hơn 15 năm của một người có thể
nói là "rành" tiếng Anh nhưng không "tự do" với nó như tôi quả
thực là một việc chẳng dễ dàng gì.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 112
Hành trình học tiếng anh với cô Hằng là một trong những cột
mốc tạo sự thay đổi quan trọng của đời tôi. Tôi nói như vậy, để
thấy rằng, các bạn trẻ, các bạn quả thực rất may mắn khi tôi nhìn
thấy các bạn trong các buổi coaching mà cô Hằng chia sẻ mỗi
ngày trên trang cá nhân. Thực sự tôi ganh tị với các bạn lắm
đấy! Tôi nhìn các bạn mà chỉ ước rằng tôi đã có thể tìm đến cô
Hằng sớm hơn thì tốt biết mấy.

Tôi biết Hằng từ năm 2015 khi chúng tôi có dịp ngồi chung bàn
tròn online của BBC bàn về vấn đề thực phẩm. Nhưng mãi đến
cuối năm 2017 tôi mới sắp xếp để tham gia học với Hằng. Giờ
ngồi đây viết những dòng này làm ký ức về chuỗi ngày vất vả,
lắm chông gai của tôi ùa về, khi học với Hằng.

Việc sắp xếp quỹ thời gian để học trên lớp và luyện tập cùng
Hằng chẳng dễ dàng gì với một phụ nữ hai con và chủ doanh
nghiệp như tôi. Tôi nhớ những buổi học phải ngồi ôm con ốm,
ngồi cho con ti để học qua màn hình máy tính cùng mọi người,
để hôm nay khi nhìn lại những thành tựu của mình trong việc sử
dụng tiếng Anh, hạnh phúc và tự hào làm khoé mắt tôi cay cay
khi nghĩ về những nỗ lực của bản thân trong hành trình tìm kiếm
tự do cho chính mình.

Tôi thực sự hạnh phúc khi đã tìm lại được động lực đích thực
của việc học tiếng Anh sau rất nhiều năm vật vã với nó, không
phải chỉ để dạy con, hay để có công việc tốt hơn, mà chính là
cho chính tôi, cho sự tự do về tri thức bởi vì "Tiếng Anh không

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 113
chỉ là một ngôn ngữ, mà nó là tri thức nhân loại". Từ đó hình
thành trong tôi ý chí, khát khao để có thể thao thao bất tuyệt chia
sẻ về những công việc mình đang làm, những điều mình tin
tưởng, những cái mình đam mê bằng tiếng Anh với bạn bè quốc
tế. Những động lực mạnh mẽ đó đã giúp mình vượt qua hết mọi
rào cản của bản thân để nỗ lực ngày đêm rèn luyện.

"Đập đi xây lại", cong môi uốn lưỡi, trẹo hàm khản giọng để sửa
sai cho chính mình và kết quả là có thể nghe nói tiếng Anh một
cách tự tin và tiếp cận các tri thức thông qua thứ ngôn ngữ thú
vị này. Tôi thấy mình như hình ảnh con chim non ngày đầu vỗ
cánh chao lượn trên bầu trời tự do, rất hạnh phúc.

Tôi đã kể về hành trình đầy khó khăn vất vả của mình trong thời
gian học lại tiếng Anh, nhưng thật sự với tôi bây giờ, việc tự học
và trao dồi tiếng Anh mỗi ngày đã trở thành niềm vui chẳng thua
kém gì cảm giác được lắng nghe những bản nhạc êm tai.

Tôi thật sự cảm ơn vũ trụ đã gieo duyên cho tôi được gặp và
Queen Hằng, cô giáo đầy yêu thương và cũng là cô bạn thân
tuổi trâu luôn vui vẻ, tốt tính, chân thành và luôn căng tràn năng
lượng tích cực. Tôi đã học được rất nhiều từ cô bạn này.

Phạm Bích Lan - Sáng lập Rau Cười Việt Nhật - Học viên
Online năm 2017-2019.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 114
CHƯƠNG 3: NHỮNG SAI LẦM PHỔ BIẾN

Sau khi xác định được động lực học (why) vững vàng thì cái tiếp
theo cần được xác định đúng là những suy nghĩ, niềm tin và
phương pháp tiếp cận. Mình sẽ phân tích theo từng cặp niềm tin
chưa hợp lý và hợp lý đi kèm với nhau.

1. SAI ĐÂU SỬA ĐÓ

Khi giải quyết công việc và các vấn đề trong cuộc sống, chúng
ta có xu hướng sai đâu sửa đó, vướng gì gỡ đó, thiếu gì bổ sung
cái đó. Thường cách giải quyết này không đạt hiệu quả cao và
không thể giải quyết vấn đề một cách triệt để.

Nhà mình ở Quảng Trị được ba mình xây từ năm 1995, bắt đầu
từ nhà chính, có hai phòng ngủ. Mỗi năm đến dịp hè mình

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 115
thường ở nhà phụ hồ xây thêm. Năm nay ba xây một gian phía
bên phải làm phòng thờ. Năm sau xây nối ra phía sau làm gian
bếp. Vài năm sau nữa xây phía trước làm phòng tiếp khách. Vì
đụng đâu xây đó nên mái nhà thấp. Đến mùa hè nóng như rang,
không thể ngủ được khi không có máy quạt và thau nước. Trời
mưa máng xối không thoát kịp nước, nên nước dội ngược vào
nhà như lũ quét. Lúc đó mình chỉ ước sau này có cái nhà không
bị dột là hạnh phúc lắm cuộc đời.

Mà lạ, mình đi ở thuê mười bốn cái nhà trong khoảng thời gian
đi học và đi làm, hầu như cái nào cũng bị dột, bị mưa tạt hay
thấm tường. Điều kiện kinh tế gia đình lúc đó khó khăn nên ba
mình mới xây như vậy. Nếu ngôi nhà được thiết kế chi tiết từ
đầu thì sẽ bớt việc sửa chữa vì liên tục do bị nước tràn vào. Nhìn
vào căn nhà mình lớn lên từ nhỏ, mình thấm hiểu việc làm đúng
từ đầu quan trọng như thế nào và rút kinh nghiệm khi triển khai
công việc sau này.

Làm đúng ngay từ đầu sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thời
gian và công sức về sau, vì thế hiệu quả công việc cũng sẽ được
tăng lên. Khi hệ thống biểu hiện lỗi ở một chỗ nào đó, việc cần
làm không phải là chỉnh sửa chỗ đó mà phải xem xét toàn bộ
cách tiếp cận đã hợp lý hay chưa.

2.1 CẦN TIẾP CẬN HỆ THỐNG

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 116
Tiếp cận hệ thống là nền tảng của nhiều môn học trong chương
trình thạc sĩ Phát triển bền vững của mình ở Úc. Việc phân tách
các môn Toán, Hóa, Sinh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội...
đã dẫn đến thất bại trong việc ứng dụng những lý thuyết trong
mỗi chuyên ngành hẹp vào thực tế. Tiếp cận hệ thống được áp
dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quản lý, giáo dục, hệ
thống thông tin, sinh học, xã hội, tâm lý và phát triển bền vững.

Điểm cốt lõi trong tiếp cận hệ thống là khi tiếp cận một vấn đề
nào đó, cần xem xét đến các yếu tố cấu thành một cách có hệ
thống, bởi các yếu tố cấu thành này có liên quan chặt chẽ với
nhau, thúc đẩy nhau trong mối tương quan với các yếu tố khác.

Có bốn yếu tố quan trọng cấu thành để học tốt tiếng Anh, đó là:
(1) Sức khoẻ, (2) Kiến thức, (3) Ngôn ngữ và (4) Cách diễn đạt.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 117
Bốn yếu tố này cần phát triển đồng thời thì việc học mới có kết
quả.

1. Sức khoẻ: Có sức khỏe tốt là một lợi thế rất lớn khi học tiếng
Anh, đặc biệt là âm lực. Khi bạn nói hay bị hụt hơi và dễ bị mệt
thì luyện khí một mặt giúp cải thiện khí lực, mặt khác giúp nói
tiếng Anh chuẩn và hay. Việc luyện các bài khí Shambhavi và
Yoga cười là cách mình khuyến khích học trò thực hành hàng
ngày. Các bài tập luyện âm lực được hướng dẫn chi tiết trên
trang LeaderTalks.com không những hỗ trợ cho phần âm lực khi
nói tiếng Anh mà còn cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần rất
tốt. Ăn đúng, ngủ đủ, luyện khí đều đặn, cơ thể sẽ khỏe và tinh
thần sẽ phấn khởi, tươi vui. Lúc mình ốm dặt dẹo thì chỉ có mong
muốn là được khoẻ, việc học không phải là ưu tiên. Lúc mình
khoẻ thì làm việc gì cũng vui vẻ, hiệu quả sẽ cao hơn.

2. Kiến thức: Việc xem tiếng Anh là ngôn ngữ và tiếp cận nó
như một môn học là chưa phù hợp. Để sử dụng được, chúng ta
cần cách tiếp cận khác. Tiếng Anh là kiến thức, không chỉ ngôn
ngữ. English is knowledge, not only language. Khi đặt mục tiêu
học tiếng Anh như một ngôn ngữ, học để thi lấy chứng chỉ thì
khả năng cao chúng ta sẽ bị tắc giữa đường. Do vậy khi đã có
nền tảng tạm ổn, chúng ta cần chuyển qua giai đoạn học cái gì
mình thích, đam mê, học để lấy kiến thức mới có thể vượt qua
điểm thử thách đầu tiên này. Điều này sẽ được phân tích kỹ
trong các chương tiếp theo.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 118
3. Ba loại ngôn ngữ: Khi nói đến ngôn ngữ, chúng ta thường
nghĩ đến ngôn ngữ nói, nhưng thực ra ngôn ngữ nói chỉ chiếm
7% của miếng bánh giao tiếp. Hai ngôn ngữ hình thể và ngôn
ngữ tự thân, chiếm đến 93% hiệu quả giao tiếp thường bị bỏ
qua. Để giao tiếp hiệu quả cần sử dụng cả ba loại ngôn ngữ này
một cách linh hoạt và thuần thục.

Với ngôn ngữ nói cần sử dụng từ, cấu trúc thật đơn giản nhưng
phát âm chuẩn, nói đúng ngữ điệu và đặc biệt phải ý thức được
mình đang nói cái gì. Có hai yếu tố quan trọng trong ngôn ngữ
nói là độ chính xác và độ thành thạo. Người học có xu hướng
muốn học nhanh, muốn nói lưu loát sớm, điều này sẽ đẩy chúng
ta vào giai đoạn "hoá thạch" rất sớm. Hoá thạch là tình trạng xảy
ra khi đến giai đoạn nhất định, học bao nhiêu cũng không thấy
sự tiến bộ. Theo trải nghiệm bản thân về học và dạy, chúng ta
cần luyện tập chính xác trước rồi thành thạo sau.

Trong hệ thống quản lý chất lượng thì chính xác là yếu tố quan
trọng nhất, sai một chút cũng là sai. Khi đã làm chính xác thì sự
sáng tạo mới phát huy tác dụng, sự thành thạo được xây dựng
trên nền tảng chính xác mới bền vững. Tiếng Anh cũng cùng một
nguyên tắc này, cái cần phải làm là chuẩn từ phát âm trước, rồi
tiếp đến là đọc cho chuẩn từ đó trước khi dạo chơi và sáng tạo
với từ. Khi nền tảng đã xây sai thì tất cả mọi thứ xây trên đó đều
sai, nên đừng vội đi tắt đón đầu, đốt cháy giai đoạn, bằng không,
mọi nỗ lực sau đó đều vô nghĩa như xây nhà trên cát, cứ loay

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 119
hoay đi tìm phương pháp học hiệu quả hoài mà sao cứ bế tắc
hoài.

4. Cách diễn đạt: Có ba điểm quan trọng trong diễn đạt, đó là


trực diện, chi tiết và có cảm xúc.

Nói trực diện là cần đưa ra luận điểm hay ý tưởng một cách rõ
ràng và dứt khoát ngay từ đầu. Sau đó mới phân tích, chứng
minh, ví dụ minh hoạ bổ trợ cho ý chính một cách thuyết phục.
Cách hành văn trong tiếng Anh học thuật thường theo lối diễn
dịch, câu đầu tiên trong đoạn là câu tóm tắt, khái quát nội dung
của cả đoạn.

Điểm thứ hai là sự chi tiết trong mô tả. Khi mô tả độ ngon của
món ăn, mình có thể nói là ngon, rất ngon và ngon lắm. Hết.
Nhưng chi tiết hơn cần những từ như lip smacking dish, elegant,
delicate, light, mouth watering, amazing, delicious, excellent,
fantastic, tasty, marvelous, satisfying, wonderful, yummy..., là
những từ chi tiết thể hiện độ ngon của món ăn. Ngôn ngữ tiếng
Việt của mình chưa có những từ chi tiết và biểu cảm như vậy,
kể cả dịch tiếng Việt cho những từ chi tiết này cũng khó có từ đủ
nội hàm để diễn đạt. Do vậy, khi xây dựng vốn từ vựng, cần xây
dựng từ vựng chi tiết theo các chủ đề. Team Leader Talks đã
phát triển một module chuyên về xây dựng vốn từ vựng chi tiết
theo các chủ đề quen thuộc trong đời sống hàng ngày.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 120
Tiếp nữa là yếu tố cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của chúng ta đối
với từng sự vật, sự việc đó như thế nào. Cảm xúc là cầu nối giao
tiếp giữa người với người vô cùng hiệu quả. Giao tiếp là quá
trình trao đổi năng lượng, không đơn thuần là trao đổi ngôn ngữ.
Năng lượng được thể hiện rất nhiều qua cảm xúc, do vậy yếu tố
cảm xúc khi nói chuyện quyết định việc bạn nói người khác có
muốn nghe hay không. Sau cảm xúc là ngôn ngữ cơ thể và ngôn
ngữ tự thân mà mình sẽ chia sẻ kỹ hơn trong các chương sau.

Với cách tiếp cận hệ thống vững vàng của cái bàn bốn chân này,
mình đã hướng dẫn hơn 1,000 học viên của LeaderTalks có sự
tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp tiếng Anh trong suốt hơn năm
năm qua. Mình hy vọng nó giúp ích cho bạn trong hành trình
chinh phục tiếng Anh của mình.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 121
2.2. XEM TIẾNG ANH LÀ MỘT MÔN HỌC

Sai lầm tiếp theo là xem tiếng Anh là một môn học và học để lấy
điểm cao hoặc thi chứng chỉ. Chính việc sai lầm trong mục tiêu
học khiến cho việc học tiếng Anh trở nên quá thử thách cho
nhiều người.

Tại sao không nên xem tiếng Anh là một môn học?

Thứ nhất, trong các bài kiểm tra thường chỉ có một đáp án đúng.
Điều đó đúng trong thi cử nhưng không đúng trong giao tiếp, vốn
đòi hỏi sự linh hoạt và không có đáp án duy nhất. Thầy AJ Hoge
cho rằng việc làm bài kiểm tra và thi qua nhiều năm sẽ hình thành
tâm lý sợ sai dẫn đến không dám nói. Điểm kiểm tra thấp lâu dần
sẽ hình thành tâm lý mình không có năng khiếu tiếng Anh, đó
thực sự là rào cản rất lớn cho quá trình học sau này.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 122
Thứ hai, từ ngữ giao tiếp trong đời sống rất đa dạng. Rất nhiều
từ và câu thông dụng trong đời sống chưa được cập nhật trong
giáo trình dạy, nhưng nó lại được thể hiện nhiều trong các lời
thoại trong phim và trong giao tiếp hàng ngày. Việc không được
tiếp xúc với ngôn ngữ giao tiếp trong chương trình học dẫn đến
khi ra nước ngoài chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực tế
giao tiếp, nó khác rất nhiều với tiếng Anh trong môi trường học
thuật vốn đòi hỏi sự chỉn chu trong câu chữ.

Ngoài ngôn ngữ ra thì hiểu bối cảnh văn hoá rất quan trọng để
có thể hòa nhập với cuộc sống lúc ra nước ngoài. Việc tích lũy
này thường tính bằng năm, sau khi có nền tảng cơ bản. Nếu
không hiểu yếu tố văn hoá, nhiều khi thấy các bạn cười sung
sướng khi nghe câu gì đó, mình về nhà vắt đầu lên trán nghĩ về
nó suốt một tuần vẫn không hiểu nổi họ cười vì cái gì.

Cuối cùng, trong giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Việt, khi nói
chuyện với một người thiếu kiến thức, thiếu trải nghiệm sống,
thiếu chính kiến, thiếu bản sắc sẽ dẫn đến sự nhàm chán. Điều
này hoàn toàn tương tự khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Buổi nói
chuyện khó có thể đi xa được và vì vậy mối quan hệ khó trở nên
gắn kết. Khi không có kiến thức và trải nghiệm sống để chia sẻ
với nhau thì giao tiếp có thể chỉ đơn thuần về mặt ngôn ngữ, kiểu
như vầy:

Good morning, How are you?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 123
I'm fine, thank you. And you?

I'm fine, thanks, see you later!.

Rất nhiều học viên đến với mình muốn được luyện thi IELTS và
PTE. Mình hỏi mục đích của em là gì? Các bạn trả lời là để thử
thách bản thân, xem trình độ của mình đến đâu và muốn có
chứng chỉ quốc tế để đi dạy, để có công việc tốt hơn.

Tại sao không nên học tiếng Anh chỉ để lấy chứng chỉ quốc tế?

Có hai khả năng xảy ra:

(1) Bạn có thể đạt điểm cao trong các kỳ thi quốc tế hay lấy
được các loại chứng chỉ tiếng Anh đang thịnh hành, điều đó
không đảm bảo rằng bạn có thể sử dụng thành thạo trong giao
tiếp hàng ngày và trong môi trường học thuật.

(2) Khi chưa có nền tảng chắc vững thì việc thi các chứng chỉ
quốc tế sẽ trầm trầy trầm trật, có bạn thi 10-20 lần, thậm chí 60
lần vẫn chưa đạt đủ điểm mong đợi, nhưng khi đạt được đủ điểm
rồi thì bạn cũng phải xây dựng lại từ đầu phần nền tảng mới sử
dụng được.

Ngược lại, có tiếng Anh nền tảng tốt về mặt kiến thức và ngôn
ngữ thì khả năng bạn giao tiếp thành thạo và thi các chứng chỉ
quốc tế điểm sẽ cao hơn. Bạn đạt được cả hai cùng một lúc.

Do vậy, bạn hãy xây dựng nền tảng phát âm, từ vựng, ngữ pháp
và cách diễn đạt chắc chắn. Sau đó, hãy học để lấy kiến thức

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 124
thông qua việc nghe và đọc cái mình thích, mình cần. Việc nạp
đầu vào liên tục và chất lượng thì sẽ có kết quả đầu ra là nói và
viết tiến triển. Lúc bạn cần đi du học hoặc định cư, hãy ôn kỹ
năng làm bài thi 3 tháng, 6 tháng, 1 năm tuỳ mục tiêu đầu ra.
Đừng làm ngược lại, mọi việc sẽ rối rắm và chẳng đi đến đâu.

2.3. HỌC TIẾNG ANH THÔNG QUA VIỆC HỌC KIẾN THỨC

Khi học cái mình thích thì nó sẽ thôi thúc từ bên trong để tìm hiểu
sâu xa ngọn ngành vấn đề đó. Đó mới là động lực mạnh mẽ giúp
người học vượt qua các trở ngại trong trong giai đoạn chuyển
tiếp từ cấp độ sơ cấp lên trung cấp.

Tiếng Anh nền tảng nhất định cần có người có kinh nghiệm
hướng dẫn. Bước từ số 0 lên số 1 rất khó, như bắt đầu lăn một

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 125
tảng đá to, cần can đảm và nỗ lực nhiều. Nhưng từ số 1 lên số
9 chỉ cần thời gian và sự kiên trì. Do vậy khi đã có nền tảng vững,
bạn sẽ phải tự học những gì bạn thích.

Khi học cái mình thích thì mới có hứng thú tìm hiểu, có động lực
học lâu dài và cảm thấy mình đang sống trong thế giới đó. Khi
đó bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, từ vựng, ngữ pháp và phát
âm sẽ phát triển đồng thời một cách tự nhiên. Lúc đó tiếng Anh
không phải là một môn học nữa, nó là một phần cuộc sống, là
công cụ để bạn tích lũy tri thức và vốn sống cho bản thân, để có
sự tự do trong suy nghĩ và hành động.

Hiện nay, có nhiều khóa học chất lượng của các trường hàng
đầu thế giới miễn phí. https://www.khanacademy.org và
https://www.coursera.org là hai địa chỉ có rất nhiều khóa học về
Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội của các giáo sư hàng đầu
từ các trường đại học nổi tiếng trên thế giới dạy. Chỉ cần máy
tính nối mạng là bạn có thể học bất cứ nơi đâu.

Cuộc cách mạng công nghệ đã làm thay đổi toàn diện cách học.
Việc ứng dụng công nghệ lượng tử sẽ tạo ra chiếc máy tính có
độ phân giải cao, độ trễ cực thấp cho phép người học trải nghiệm
cảm giác học online có sự tương tác với thầy và bạn giống như
học offline.

Theo Viện thông tin khoa học (Science Citation Index) thì có đến
95% các bài báo được viết bằng tiếng Anh, theo số liệu năm

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 126
1997. Tiếng Anh là ngôn ngữ của khoa học, của hàng không,
máy tính, ngoại giao và du lịch. Sách, tạp chí và báo viết bằng
ngôn ngữ ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Do vậy, kỹ năng học quan trọng nhất là tự học, tự tìm hiểu, tự


nghiên cứu. Nếu bạn cần kiến thức cho công việc và cuộc sống
thì biết sử dụng tiếng Anh sẽ mở ra cơ hội học tập một cách rất
tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiên, việc đi du học có giá trị và trải
nghiệm riêng của nó mà mình sẽ chia sẻ sau.

Câu chuyện thành công: BỐN CHÀNG NGỰ LÂM

Mình có bốn em trai và một em gái, các em mình đều chung một

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 127
cách tiếp cận tiếng Anh và các em đều sử dụng tốt cho công
việc. Gia đình mình có bốn giáo viên tiếng Anh.

Lộc, em trai mình, vốn là một học sinh chuyên Hóa. Tốt nghiệp
cấp ba xong, em thi vào Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh, ba
môn 27 điểm. Em đã bảo lưu kết quả đại học, ở nhà vừa học
tiếng Anh vừa bán mắm Thuyền Nan. Sau khi được Hải, em gái
mình dạy phát âm, em bắt đầu quá trình tự học của mình.

Gordon Ramsay là người truyền cảm hứng cho em yêu thích


nghề bếp. Lộc nghe hàng trăm video của Ramsay, từ đó vốn
tiếng Anh của em tiến bộ rất nhanh. Em giao tiếp như một người
bản ngữ và có kiến thức chuyên sâu về nghề bếp mà bất cứ bạn
nước ngoài nào đến làng Hama đều ngạc nhiên với vốn hiểu biết
của em trong nghề này.

Sau nghề bếp, em đam mê lĩnh vực làm phim và chụp ảnh. Em
dành một năm tự học trên Youtube với các chuyên gia hàng đầu
trong mảng này và tay nghề làm phim càng ngày càng tiến bộ.
Tất cả các bộ phim về Hama, học trò làng nói tiếng Anh và các
video bài giảng của chương trình online ở
EnglishMasterySystem.com được Lộc quay rất chỉnh chu, với
chất lượng âm thanh, ánh sáng rất xịn.

Đầu năm 2018, em được học bổng của Trường Griffith sang Úc
học một khóa ngắn hạn về Marketing. Lúc sang Úc học, các giáo
sư đều ngạc nhiên với khả năng trình bày tiếng Anh của em và

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 128
không thể tin việc tự học ở trong nước vẫn có thể đạt được khả
năng giao tiếp lưu loát như vậy.

Năm 2019 Lộc được một học bổng khác sang Ý học một khoá
ngắn hạn về thực phẩm. Với vốn tiếng Anh lưu loát, việc học và
giao tiếp với các bạn hầu như không gặp vấn đề gì. Hiện Lộc
đang là coach chính cho chương trình tiếng Anh nội trú ở làng
Hama và chương trình online English Mastery.

Một đứa em trai khác của Hằng, Vinh (bị thoát vị đĩa đệm năm
2007) mê về kinh doanh nên thường xuyên nghe đọc các sách
liên quan đến kinh doanh, quản lý và marketing. Sau khi có nền
tảng, quyển sách tiếng Anh đầu tiên em đọc bằng tiếng Anh một
cách trọn vẹn là “Bắt đầu bằng câu hỏi vì sao” của Simon Sineck.
Quyển sách này gợi mở cho em rất nhiều trong việc tự học về
sau. Hiện tại toàn bộ hệ thống dạy và học online của các chị em
trong nhà là do Vinh tự tìm hiểu, thiết kế và phát triển.

Tốt nghiệp cấp 3, đỗ đại học dành hai năm học tiếng Anh, Vinh
có thể tự tìm hiểu những thứ em cần để ứng dụng trong đời sống
và công việc hằng ngày. Có vốn tiếng Anh khá tốt, em có thể tự
tìm hiểu cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến
bơ, tiêu, cà phê bằng các phương pháp canh tác bền vững trên
thế giới để từng bước ứng dụng vào việc canh tác ở Hama.

Hỗ trợ chị em trong nhà xây dựng hệ thống dạy và học online là
việc phụ, công việc chính của Vinh là quy hoạch, xây dựng nhà

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 129
cửa, chăm sóc và trồng mới hơn 15 ha bơ, sầu riêng, tiêu và cà
phê ở làng Hama và xây dựng khu nghỉ dưỡng ở Hồ Tà Đùng.

Năm 2015, Vinh xuất bản quyển ebook nổi tiếng về phương
pháp học tiếng Anh với hơn 10.000 lượt download: 80/20
English System - From Zero to Master. Quyển sách là kinh
nghiệm của em gần hai năm học tiếng Anh và luyện thi IELTS.
Các bạn có thể download sách này từ trang DaoXuanVinh.com

Sau khi tốt nghiệp cấp 3 hoặc Đại học, các em của mình đều
dành 2-3 năm học tiếng Anh toàn thời gian, sau đó thích mảng
nào thì tự tìm hiểu mảng đó. Tài liệu hướng dẫn trên mạng bằng
tiếng Anh rất là nhiều, từ các chuyên gia hàng đầu trên thế giới,
họ chia sẻ kiến thức sát sườn và cho đi hào phóng. Có tiếng Anh
giúp các em tự học những gì em muốn và giỏi trong các lĩnh vực
mình yêu thích.

3.1. HỌC NHIỀU, HỌC LÂU SẼ GIỎI

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 130
Mình thường nhắc học viên trong quá trình luyện tập rằng không
phải học nhiều, luyện nhiều sẽ giỏi, mà luyện đúng mới giỏi,
luyện sai là sai hoài, rất khó sửa về sau. Practice makes perfect,
but wrong practice makes perfectly wrong. Thực hành nhiều mà
sai, sẽ sai bền vững.

Hơn 5 năm miệt mài coach cho hơn 1,000 bạn học viên khắp cả
nước tiếng Anh nền tảng và nâng cao, mình rút ra một điều chắc
chắn rằng: học nhiều, học lâu mà không dùng được thì chắc
chắn phương pháp tiếp cận không hợp lý. Khi nền tảng đã sai
thì tất cả những cái xây trên đó sẽ không dùng được, phải đập
đi xây lại.

Dựa vào yếu tố chính xác và thành thạo khi giao tiếp, mình có
thể phân học viên làm ba nhóm. Mỗi nhóm có những thuận lợi

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 131
và thách thức khác nhau trong quá trình học, nhưng điều quan
trọng nhất là cần làm đúng ngay từ đầu.

Nhóm thứ nhất: Độ thành thạo cao nhưng chính xác thấp. Nhóm
này gồm các bạn đã học rất nhiều, đã có IELTS 6.0 trở lên, đã
đi du học ở các nước nói tiếng Anh và làm việc với người nước
ngoài nhiều, nhưng từ trong sâu thẳm, các bạn vẫn không tự tin
với vốn tiếng Anh của mình, biết là có cái gì đó sai, nhưng chưa
rõ đó là cái gì.

Khi nhóm bạn này thường nhận ra vấn đề của mình là do nền
tảng phát âm sai, gạt qua một bên việc mình đã học nhiều năm,
đã sử dụng nhiều năm, sẵn sàng quên đi những cái cũ, bắt đầu
ý thức học nghiêm túc, đập đi xây lại từ đầu thường mất khoảng
một năm để xây mới. Nhưng sau khóa học, nếu không duy trì ý
thức tự nhận biết cái sai và nghiêm túc chỉnh sửa thì sẽ dễ quay
lại phát âm rất vốn được khắc sâu trong tiềm thức. Quên đi cái
đã biết, nói chậm và ý thức cao với từng từ mình nói ra là thách
thức của nhóm này.

Nhóm thứ hai là các bạn đã tự học nhiều năm và học rất tốt,
điểm tiếng Anh luôn cao, chưa giao tiếp với nước ngoài nhiều,
vốn kiến thức về ngữ pháp và từ vựng khá tốt, nhưng chưa tự
tin giao tiếp vì sợ sai. Đa phần học viên đến với mình là giáo viên
tiếng Anh phổ thông và các mẹ muốn học để đồng hành cùng
con.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 132
Thường nhóm bạn này loay hoay tìm các khóa học giao tiếp,
luyện thi IELTS - những kỹ năng trên ngọn, chưa ý thức được
cái mình hỏng là phần gốc - hỏng từ phát âm. Nhóm các bạn này
khi đã nắm được nền tảng phát âm và nghiêm túc thực hành
Luca System trong 3 tháng, các bạn tiến bộ rất nhanh và hầu
như khắc phục hoàn toàn các lỗi trước đó. Sang giai đoạn tiếp
theo - Líu Lo (Master Speaking) và Ríu Rít (Real Speaking), các
bạn nói chuẩn phát âm, tự tin và lưu loát. Khi nói chính xác thì
độ lưu loát theo đó tiến bộ một cách từ từ, nhưng chắc chắn.

Nhiều trong số bạn này đã là người đồng hành của con mình và
trở thành giáo viên tiếng Anh nhiệt thành. Đây là nhóm đối tượng
mình hướng đến vì khi hướng dẫn các mẹ, ít nhất hai đứa con
sẽ được hưởng lợi, hiệu quả dạy của mình ít nhất được nhân
ba. Nếu bạn ấy trở thành giáo viên tiếng Anh nữa thì thật tuyệt,
hiệu quả sẽ nhân lên nhiều lần!. Một điều mình rất hứng thú với
nhóm này là các mẹ bỉm sữa có sự kiên trì và bám đích cực cao,
điều mà các bạn chưa lập gia đình rất hiếm bạn có được. Hình
ảnh các bạn bồng con ngồi học vào sáng sớm làm mình rung
động và truyền cảm hứng học tập mãnh liệt cho tất cả các bạn
trong lớp.

Nhóm thứ ba là các bạn chưa đầu tư thời gian học nhiều, hoặc
học nhiều mà vẫn không có được bao nhiêu. Đa phần những
bạn này mang dấu ấn là mình không có năng khiếu học tiếng
Anh, đó là môn không phải dành cho mình.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 133
Từ trải nghiệm việc dạy mình nhận thấy rằng: nhóm thứ nhất và
thứ hai sẽ có lợi thế ngay từ đầu do đã có sẵn sự tự tin với tiếng
Anh, ít có rào cản tâm lý. Điểm hạn chế có hai nhóm này là vốn
phát âm đã in vào tiềm thức trước đây rất khó chỉnh sửa nếu
không có khả năng nhận biết cao. Khi học cái mới, mà không
liên tục nhắc mình có ý thức chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ thì
những cái sai đó cứ sai hoài. Quá trình chỉnh sửa này thường
mất ít nhất một đến hai năm liên tục. Vượt qua được giai đoạn
này thì các bạn nhóm thứ nhất và thứ hai rất tốt vì đã có kiến
thức về ngữ pháp, từ vựng trước đó ổn.

Nói như vậy không có nghĩa là nhóm thứ ba dễ dàng hơn. Nhóm
này phải ý thức được phát âm là cốt lõi, càng học lên cao càng
phải chú ý xây dựng nền tảng âm cho chắc chắn. Phát âm chuẩn
là điểm cần chú ý đặc biệt và xuyên suốt cả quá trình học, từ
nền tảng lên nâng cao cho cả ba nhóm.

Kinh nghiệm coach của mình cho thấy khi học viên chưa biết gì
dễ coach, tiến bộ nhanh và bền hơn những bạn đã học nhiều
năm mà học sai từ đầu như nhóm một và nhóm hai. Viết trên tờ
giấy trắng một cách chỉn chu sẽ hiệu quả hơn viết trên tờ giấy
đã viết sai, phải tẩy đi viết lại nhiều lần, rất gian nan. Do đó chúng
ta cần cẩn trọng đặt từng nét bút lên tờ giấy, không được xuề
xòa, thoả hiệp với những cái sai, dù rất nhỏ.

Mình thường tâm sự với các học trò rằng chị cảm thấy ganh tỵ
vì các em không phải mất cả chục năm đi lòng vòng như chị, rất

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 134
mất thời gian. Không biết các em có trân trọng những cái em
được học, được chỉ hay không.

Qua chia sẻ này, bạn có thể thấy chưa chắc học tiếng Anh nhiều
năm là có lợi thế. Đó có thể là điểm cản trở các bạn rất lớn khi
nếu không liên tục nhắc mình có ý thức làm đúng ngay từ đầu.
Mình thường nhắc các bạn học viên nhóm một và nhóm hai
không cẩn trọng từng chút một là không theo kịp nhóm ba đâu.
Đừng đùa!

3.2. CẦN HỌC CHUẨN VÀ CHẮC NGAY TỪ ĐẦU

Có hai điều mình hay khuyên học trò lấy làm kim chỉ nam trong

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 135
quá trình học, đó là: Làm đúng ngay từ đầu và thực hành nhiều
sẽ hoàn thiện.

Bản thân mình mất gần 20 năm học ròng rã, học cật lực, học ở
trường, học thêm, học để thi chứng chỉ trong nước, chứng chỉ
quốc tế, học kèm, học với giáo viên Việt Nam, học với giáo viên
nước ngoài, học trong nước, học ở nước ngoài. Cuối cùng khi
ra nước ngoài mới nhận ra một điều rằng: mình đã đọc sai, nói
sai và phải cặm cụi xây lại từ đầu. Khi nền tảng sai thì tất cả
những cái xây dựng trên nó đều khó sử dụng hiệu quả. Bản thân
mình mất năm năm coach miệt mài và ráo riết chỉnh sửa phát
âm sai cho chính bản thân mình mới tạm ổn. Hiện tại mình cũng
trong giai đoạn tự ý thức chỉnh sửa cho bản thân những lỗi sai
đã thấm sâu trong tiềm thức.

Mình thích học và học nhiều kỹ năng khác nhau: bơi, may, đàn
tranh, nhảy, múa, yoga, thiền, bấm huyệt, massage... và nhận ra
rằng những môn học mình đạt kết quả tốt là nhờ giáo viên kèm
rất kỹ và chắc giai đoạn nền tảng. Chỉ cần nắm nền tảng thật
chắc và thực hành cho nhuần nhuyễn là đủ, không vội nâng cao
mà mất cả gốc lẫn ngọn, lúc đó trèo lên không được, tụt xuống
cũng không xong, cứ lơ lửng vậy trong nhiều năm rất là mệt mỏi
và bế tắc.

Tốt nghiệp cấp 3, Oliver từ Quảng Ngãi và Dean từ Phan Thiết


vào Hama học nội trú một năm. Từ không biết gì, cả hai em
không thể tin có thể học được tiếng Anh, một năm sau hai em

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 136
đã có vốn tiếng Anh nền tảng rất tốt, nghe được 70-80% phim
Friends, đặc biệt là khả năng thuyết trình với phát âm chuẩn.
Các em đều được học bổng gần toàn phần sang học Đại học
Quản trị kinh doanh và Khoa học máy tính ở Ấn Độ. Hè về các
em lên làng chia sẻ về những trải nghiệm học ở nước ngoài cho
học viên khoá hè làm các bạn rất là háo hức và được truyền cảm
hứng.

Dành một năm học tiếng Anh chuyên cần, ra nước ngoài học đại
học thêm ba năm nữa, các em sẽ tốt nghiệp cùng thời điểm với
các bạn đồng trang lứa học ở trong nước. Quan trọng hơn các
em sẽ có những trải nghiệm tự lập, tự lực khi du học cộng với
tiếng Anh tốt, các em sẽ tự chủ và vững vàng trong tương lai.
Mình tin là như vậy và khuyến khích các em mình, con cháu của
bạn mình dành một năm học tiếng Anh để có nền tảng căn bản
rồi có thể tiếp tục đi học hoặc đi làm.

4.1. DỤC TỐC BẤT ĐẠT

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 137
Soi chiếu lại các trải nghiệm trong đời sống, có thể thấy rằng:
càng mong được cái gì, càng không được cái đó. Mới bắt đầu
học, các bạn mong nghe nói thành thạo, thì khả năng rất cao,
bạn sẽ bỏ cuộc giữa chừng hoặc học trầm trầy trầm trật. “Vô sở
cầu, nhi tự đắc", hãy chân chất luyện tập, làm các công việc
hàng ngày, kiên nhẫn từng chút một, kết quả sẽ đến lúc nào
không hay.

Lúc bắt đầu mới học, tâm lý muốn học nhanh và có kết quả
nhanh khá phổ biến. Kết quả là những cái có thể đo lường hoặc
nhìn thấy được như điểm IELTS, PTE hoặc nghe nói tốt. Bản
thân mình cũng đã từng như vậy nên mình hiểu.

Ba tháng đầu khi mới bắt đầu luyện IELTS, mình tập trung giải
bộ đề IELTS Cambridge vì muốn thi trong thời gian sớm nhất.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 138
Kết quả cứ loanh quanh điểm số 25%. Học hoài không thấy tiến
bộ, thấy nản quá, chỉ muốn bỏ cuộc. Sau đó mình chuyển qua
học nội dung dễ hơn, nền tảng hơn phù hợp với trình độ lúc đó.
Sau ba tháng học căn bản, mình quay lại giải đề, kết quả tăng
lên 50%.

IELTS đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ nên kiến thức nền
tảng rất quan trọng, không có kiến thức này thì khó đạt điểm cao
và ổn định khi thi. Sai lầm của mình lúc học là chăm chú vào đạt
điểm cao mà không đầu tư vào xây dựng nền tảng, phát âm và
tích luỹ kiến thức, từ vựng nên mình gặp nhiều khó khăn. Thậm
chí khi đã có IELTS đủ để đi du học, mình trải nghiệm sự thiếu
hụt này này một cách sâu sắc và nghiệt ngã hơn.

Một trải nghiệm tương tự là hồi ôn thi Đại học mình cứ cắm đầu
vào giải bộ đề, làm hoài mà điểm cứ thấp. Xong nản quá, mình
dẹp bộ đề qua bên, quay lại làm cẩn trọng những bài tập trong
sách giáo khoa và sách bài tập. Làm đi làm lại ít nhất ba lần. Khi
đặt bút xuống và cần mẫn làm mới ra, nhìn đề thấy dễ nhưng
không làm thì không nhớ, cứ sai hoài ở những lỗi nhỏ. Đến lúc
thi Đại học mình được Toán 10, hai môn kia 8, trở thành thủ khoa
đầu vào. Bài học về sự chi tiết, cẩn trọng và chắc nền tảng rất
hữu ích với mình trong các việc làm sau này.

Mình liên tưởng đến quy luật chất và lượng trong triết học được
học từ hồi đại học năm nhất. Khi tích lũy đủ lượng thì sẽ tạo ra
bước nhảy về chất và ngược lại. Điều này cực kỳ đúng trong

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 139
việc học tiếng Anh, rất cần sự tích luỹ về cả mặt ngôn ngữ lẫn
kiến thức. Không nên học mẹo, học kỹ thuật làm bài thi, khi kiến
thức nền tảng chưa ổn. Mình thường nhắc học trò em cần luyện
công chứ khoan đã luyện chiêu. Nếu không, cứ thi hoài điểm khó
lên, khi bị thiếu môn này, khi bị thiếu môn khác vì chưa đủ lượng
để tạo ra bước nhảy dẫn đến thay đổi về chất - thể hiện ở điểm
thi hoặc khả năng giao tiếp.

Mình rút ra bài học là muốn nhanh thì phải từ từ, đi chậm mà
chắc gọi là đi nhanh.

4.2. NGUYÊN LÝ XÔ NƯỚC

Ở làng Hama có một dãy các vòi nước dùng cho rửa chén bát
và thức ăn các loại. Có một cái vòi bị rò nước nhỏ lách tách,

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 140
chẳng đáng nhiêu nên chẳng ai quan tâm. Cho đến một ngày có
một bạn đặt cái chậu vào hứng nước rỉ đó, tầm 17h đến 21h tối
là đầy nữa chậu và đến sáng đầy nguyên cái chậu và tràn ra
ngoài.

Khi phát hiện ra việc này, thay vì kêu các bạn sửa cái vòi hỏng,
mình chỉ cho các bạn trong nhà quan sát vòi nước nhỏ giọt thêm
một tuần nữa và liên hệ với việc học hàng ngày của bản thân.

Đầu vào của việc học là Nghe và Đọc, đầu ra là Nói và Viết. Mình
muốn đầu ra tốt thì phải nạp đầu vào đều đặn, liên tục và chất
lượng. Phương pháp nạp đầu vào và lấy đầu sẽ được hướng
dẫn chi tiết trong chương sau.

Một số học viên khi đến đăng ký học thường hỏi em sẽ đạt được
gì sau khóa học này?. Câu trả lời của mình là: đạt được gì sau
khóa học 80% phụ thuộc vào nỗ lực của em. Giáo viên chỉ là
người vạch cho em lộ trình đi, chỉ cho em phương pháp đúng và
cho em biết em đang làm đúng hay chưa, phải điều chỉnh như
thế nào, chứ không làm thay em được. Kết quả phần lớn phụ
thuộc vào nỗ lực của em.

Duy trì việc học hàng ngày giống như việc nhỏ những giọt nước
vào chậu vậy, cứ tong tong tong từng giọt một. Nhìn chẳng thấy
kết quả đâu, chẳng đáng bao nhiêu nhưng tích luỹ qua một
tháng, hai tháng, sáu tháng, một năm thì đó là một lượng kiến

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 141
thức cực khủng. Khi đã có đầu vào đủ và chất lượng, thì đầu ra
theo đó tuôn ra một cách tự nhiên.

Từ kinh nghiệm dạy, học và quan sát, mình thấy rằng phần lớn
người học thường hào hứng khi bắt đầu nhưng có xu hướng bỏ
sau một vài tháng học vì không thấy được sự tiến bộ như mình
mong muốn. Nên học rồi ngưng, rồi lại bắt đầu, chu kỳ này lặp
đi lặp lại liên tục nhiều lần trong nhiều năm, giống như cây lúa
cấy xuống lại nhổ lên và cấy xuống lại nhổ lên phơi, cây lúa sẽ
không bao giờ trổ bông.

Do đó, điểm mấu chốt ở đây là khi nắm được phương pháp
đúng, bạn cứ tích lũy hàng ngày, cứ giọt những giọt nước cần
mẫn, đều đặn mà không lo lắng mình làm vậy không biết có
được gì không, tự nhiên chậu của bạn sẽ đầy lúc nào một cách
không hay. Vô sở cầu, nhi tự đắc. Nhiệm vụ của chiếc lá phải
xanh, của vòi nước là phải chảy, và của bạn là phải học đều đặn
hàng ngày. Nếu thấm hiểu được điều này, bạn thắng.

4.3. ĐỪNG GẮNG THI BẰNG, HÃY HỌC LÁI CHẮC TAY

Nhiều học viên nôn nóng đăng ký luyện thi IELTS khi tiếng Anh
nền tảng chưa vững, đặc biệt là phát âm, khi đã sai cần phải học
lại từ đầu. Mình thường khuyên các bạn nên dành ít nhất 6 tháng
cho việc xây dựng nền tảng rồi mới luyện thi IELTS. IELTS là bài
thi đánh giá khả năng ngôn ngữ, do vậy em cần nâng cao khả
năng của mình một cách chân chất trước khi học các kỹ thuật

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 142
làm bài. Thường chỉ có khoảng 20% các bạn theo lời khuyên
này.

Để các bạn dễ liên tưởng, mình thường kể cho các bạn nghe
việc mình thi bằng lái xe ô tô mấy năm trước. Khỏi phải nói cảm
cảnh của việc đi thi bằng lái.

De xe vô chuồng kiểu gì cũng méo xẹo, đầu một đường đuôi một
nẻo. Dốc cầu hoạ hoằn lắm mới lết lên được, còn đa phần là
chết máy giữa chừng. Vào thi rớt dốc cầu, các anh hỗ trợ coi thi
chạy xe máy lên, kêu mình qua ghế phụ ngồi, xong chạy xe về
vạch xuất phát, như đi đón một đứa bại trận trở về. Nhục kinh!

Chị em nào đã từng đi khi bằng lái sẽ thấm hiểu cái cảnh này.
Căng thẳng không thể diễn đạt bằng lời. Từ nhỏ đến lớn mình
kinh qua rất nhiều kỳ thi, nhưng chưa có kỳ thi nào khó như bằng
lái. Dốc cầu luôn là thảm hoạ đối với mình.

Ba đứa em trai cùng đi thi. Trước khi thi các em book xe dợt mấy
giờ trong bãi, thi đậu phát một, đứng nhìn chị cả với ánh mắt
động viên kèm thương hại. Còn mình thời gian luyện tập để thi
nhiều hơn thời gian học, tiền mua thêm giờ để luyện gấp mấy
lần tiền học phí.

Anh Trụ thấy thảm quá, cho đậu. Mình mừng rối rít bắt xe về nhà
trong niềm hân hoan sung sướng từ nay mình lái được xe, chủ
động đi lại chứ không phụ thuộc vào mấy đứa em mỗi lần muốn
đi đâu.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 143
Ngày nhận bằng, mình mừng húm, kêu Vinh: "ê, chú chạy xe ra
đường chị lái cái coi". Chạy được đoạn mình thấy kinh quá, tấp
xe vô lề: "thôi đổi xế, chú qua chạy cho chị, chị run quá". Mình
sợ! Từ ngày lấy bằng lái, mình chưa bao giờ chạy xe ra Gia
Nghĩa một mình.

Việc cố gắng thi để có được cái bằng không có nghĩa mình lái
được xe. Việc này này hoàn toàn giống với việc có bằng tiếng
Anh và sử dụng được nó. Đó là hai chuyện khác nhau rất nhiều.

Mấy em trai mình đã biết lái và lái chắc tay ở nhà, lên bãi chỉ cần
dợt vài tiếng vào thi phát một. Còn mục tiêu của mình là thi cho
được bằng lái nên thi trầm trầy trầm trật, đến lúc có bằng thì
không dám lái. Hay nói cách khác, khi bạn đã có đủ điểm IELTS
để ra nước ngoài học, điều đó không có nghĩa là bạn có thể nghe
nói tiếng Anh phục vụ việc học và trong giao tiếp hàng ngày.
Trường hợp của mình lúc sang Úc là một ví dụ.

Do vậy hãy học cách sử dụng tiếng Anh một cách chính xác và
thành thạo trước, khi có nền tảng vững, ôn một vài tháng kỹ năng
làm bài rồi đi thi, sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Đừng gắng thi bằng, hãy học lái chắc tay.

Đừng cố thi IELTS, hãy học chắc nền tảng.

5.1. LÚC CẦN MỚI HỌC

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 144
Chị ơi, giúp em, trong ba tháng tới em cần có PTE 65 điểm để
nộp hồ sơ định cư, trong 6 tháng nữa em cần IELTS 6.5 để kịp
nộp hồ sơ học bổng, em cần giao tiếp được để tháng sau đi
phỏng vấn VISA ở Đại sứ quán Mỹ. Em cần giao tiếp vì công ty
em mới bán cho nước ngoài, giờ giao tiếp trong công ty toàn
tiếng Anh, sếp cho ba tháng để cải thiện nếu không sẽ mất việc...
Mình khá quen thuộc với những yêu cầu này.

Khi gặp những trường hợp như vậy, thường mình sẽ giải thích
cho các bạn hiểu mục tiêu các bạn đưa ra cần có sự chuẩn bị
đường dài, ít nhất một năm học cật lực, khó có thể làm được
trong một sáng một chiều.

Tiếng Anh không khó, nghĩa là ai cũng học được nếu tiếp cận
đúng phương pháp ngay từ đầu, nhưng không có nghĩa là học
cái dùng được ngay, kết quả thấy liền trước mắt giống như việc
mình đi học may tầm một tuần là có thể may được cái áo bà ba,
hoặc học đàn tranh sau một tuần sẽ đàn được một bài. Tiếng
Anh không như vậy.

Bản thân mình sau 10 năm học tiếng Anh phổ thông luôn đứng
top đầu lớp, hơn hai năm học cật lực ở Úc, Canada và 5 năm
dạy miệt mài vẫn chưa thể gọi là thành thạo hoặc giỏi. Mình vẫn
đang học hằng ngày trong quá trình dạy bằng cách đọc sách và
xem phim hằng ngày để tích lũy, làm giàu vốn ngôn ngữ và kiến
thức cũng như cách diễn đạt của bản thân.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 145
Các em của mình bạn nào cũng mất ít nhất hai năm học cật lực
mới dùng được tiếng Anh ở mức tạm ổn. Học trò mình một năm
học ròng rã ở Hama mới thi được IELTS 6.5, 7.5, khi ra nước
ngoài học vẫn inbox facebook la oai oái rằng em đuối quá chị ơi.
Huống chi, mỗi ngày bỏ ra hai giờ để học, chưa kể là hai giờ học
chất lượng khi điện thoại và facebook luôn bên cạnh, thì biết khi
nào mới thành thạo giao tiếp được?

Theo khung tham chiếu trong đánh giá khả năng ngôn ngữ của
Châu Âu. Có 5 cấp độ, cấp độ 2 có thể giao tiếp khi du lịch, cấp
độ 3 là có thể giao tiếp khi du học. Để tăng 1 cấp độ, cần 700-
1.000 giờ luyện tập chất lượng, không còn cách nào khác.

Do vậy, bạn không nên hỏi lúc nào em sẽ thành thạo giao tiếp,
lúc nào em sẽ có IELTS 6.5 hay PTE 65, mà hãy tự hỏi mình: để
đạt được mục tiêu đó, bạn đã bỏ bao nhiêu giờ luyện tập chất
lượng. Lượng đủ, chất sẽ thay đổi, chắc chắn là như vậy.

Có hai thứ mà tiền nhiều mấy cũng không mua được, đó là tuổi
trẻ và khả năng học tiếng Anh. Do vậy khi bạn còn trẻ, khoan
hãy tính chuyện làm lương tháng bao nhiêu, hãy dành 1-2 năm
học tập trung cho vững nền tảng rồi tiếp tục tự học và đi làm. Chỉ
khi bước chân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam bạn mới thấm hiểu
những điều mình chia sẻ.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 146
5.2. SẴN SÀNG CHO CƠ HỘI

Em trai mình, Lộc mê đầu bếp nổi tiếng Gordon Ramsay, đó là


động lực giúp Lộc nghe hàng trăm video của ông. Mình khuyên
em không nên nghĩ mình học cái gì là làm nghề đó và gắn bó với
nó suốt đời. Cứ học và làm nhiều công việc, mỗi công việc sẽ
mang lại cho mình những trải nghiệm khác nhau. Bài học rút ra
và vốn sống tích luỹ được thông qua các công việc đó mới là
điều đáng quý.

Em gái mình, Hải là giáo viên tiếng Anh có bề dày kinh nghiệm
là người kèm cho Lộc phần nền tảng phát âm. Mình chỉ hướng
dẫn phương pháp học và động viên em đường dài. Đều đặn
hàng ngày, Lộc bắt đầu việc học từ 8 giờ sáng đến 10 giờ đêm,

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 147
đều đặn trong suốt 3 năm liền em đạt được sự chính xác và
thành thạo cao trong giao tiếp, trở thành coach giàu kinh nghiệm.

Hai chị em ngày nào cũng gặp nhau vài lần để trao đổi việc dạy
và tiến độ học của học trò nội trú và học trò online. Hôm đó mình
nói: chị thấy có cái học bổng về marketing này hay nè, em muốn
sang Úc học không? Lộc nói: gửi em cái link đi, xong Lộc về
phòng điền hồ sơ.

Dù hồ sơ dự tuyển muộn, ứng viên cho khóa học đã được chốt


xong danh sách. Khi gửi hồ sơ được nửa ngày, Lộc nhận được
thư trả lời. Trong email, người đại diện nói rằng trường rất ấn
tượng với hồ sơ của Lộc, vì thế dù đã đủ học viên nhưng Lộc
vẫn có cơ hội để nhận học bổng. Đúng một ngày sau đó, Lộc
nhận được email thông báo giành học bổng toàn phần cho khóa
học.

Khóa đào tạo ngắn hạn về marketing online và chiến lược phát
triển doanh nghiệp xã hội ở Đại học Griffith cũng là lần đầu tiên
Lộc ra nước ngoài. Em được mở mang rất nhiều, có nhiều trải
nghiệm đẹp với thầy cô và bạn bè ở Úc. Lộc về Adelaide thăm
thầy Peter, thầy kèm tiếng Anh của mình hồi học ở Úc. Peter rất
vui khi gặp và nói chuyện với em.

Kết thúc khóa đào tạo, Lộc được giáo sư của trường Đại học
Griffith khen bài trình bày chất lượng và không tin khả năng nói
của Lộc là do tự học. Bên cạnh công việc giảng dạy, Lộc chuẩn

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 148
bị hoàn thành cuốn sách đầu tay về kinh nghiệm dạy và học tiếng
Anh của mình từ lúc bắt đầu đến khi thành thạo. Những kinh
nghiệm học tiếng Anh được Lộc đúc kết lại và chia sẻ trên trang
DaoXuanLoc.com, các bạn có thể tham khảo.

Vậy nên, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng, cơ hội luôn sẵn có. Mình
thích một câu nói là: "sẽ tốt hơn khi bạn chuẩn bị sẵn sàng mọi
thứ mà không một cơ hội nào xuất hiện, còn hơn cơ hội đến mà
bạn không có sự chuẩn bị gì".

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 149
Câu chuyện học viên: QUYẾT ĐỊNH SÁNG SUỐT CỦA TUỔI TRẺ

Tuổi trẻ của mình đã có một quyết định sáng suốt là nghỉ việc ở
Sài Gòn để khăn gói lên Hama học tiếng Anh. Giờ thì mình đang
làm công việc yêu thích đó là Dạy Tiếng Anh ở quê mình.

-----------

Nhớ lại ngày ở Sài Gòn, nhiều đêm mình không ngủ được vì
những trăn trở trong cuộc sống, về công việc hiện tại, mình suy

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 150
nghĩ rất nhiều về tương lai. Mình cảm thấy rằng, nghề kiểm toán
không phải là tương lai của mình. Mình muốn sống một cuộc đời
có ý nghĩa và hạnh phúc trọn vẹn, chứ không phải là sống theo
kiểu sáng đi tối mịt mới về. Trong sâu thẳm, mình thích giáo dục,
thích dạy học.

Nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu?

Và rồi nhân duyên đưa đẩy, mình gặp được chị Đào Thị Hằng,
người sáng lập Hama village. Lần đầu tiên gặp chị, mình ấn
tượng bởi vẻ dịu dàng, ấm áp của một người phụ nữ giàu trải
nghiệm với nụ cười hào sảng không lẫn vào đâu được.

Khi biết chị có tổ chức dạy tiếng Anh offline ở Sài Gòn, mình
ngay lập tức đăng ký. Ngày đầu tiên đi học, mình có buổi nói
chuyện "định mệnh" với chị, xong mình dừng lớp offline Sài Gòn
và khăn gói lên Hama, không lăn tăn bất cứ điều gì, chỉ tin tưởng
và đi thôi. Mình có cảm giác rằng cái làng ấy sẽ giúp mình tìm ra
được lẽ sống và mục đích của cuộc đời.

Ngày đầu đặt chân lên Hama, đó là một buổi chiều mùa thu cuối
tháng 8 năm 2017, khi mà cỏ cây vẫn còn xanh tốt um tùm, mây
lượn lờ ở trên những triền núi, gió thổi vù vù, tóc tai bù xù, mặt
mày xanh lè xanh lét vì mới xuống xe. Nhưng thấy bình yên lắm!

Trên đỉnh đồi có mấy ngôi nhà gỗ. Một nhà để sinh hoạt và học;
nhà kia để Thiền, tập Yoga. Mình có cảm giác rằng "Đây chính
là đất học". Trong suốt thời gian ở Hama, cái đam mê giỏi tiếng

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 151
Anh trỗi dậy mạnh mẽ ở trong mình. Lật lại quyển nhật ký học
tiếng Anh ở làng, có những ngày mình dành 9 tiếng, có khi 11
tiếng để học. Cái cảm giác mà toàn tâm để học một cái gì đó rất
là thích. Chẳng phải áp lực về công việc hay cuộc sống gì cả,
chỉ tập trung 100% năng lượng vào việc học. Giờ nghĩ lại, mình
vẫn còn thèm thuồng cái cảm giác an yên khi ở đây.

Lại nói tiếp về chuyện học tiếng Anh

Trong quá trình học, thầy Lộc trực tiếp hướng dẫn tụi mình. Phải
nói thêm về người thầy trẻ tuổi này. Thầy luôn tìm tòi, nghiên
cứu các phương pháp học mới, sáng tạo các cách tốt nhất để
phát huy các tố chất sẵn có của học trò. Chúng mình được quay
phim, diễn kịch, ghi âm, hát tiếng Anh. Vui lắm!

Thầy rất chịu khó lắng nghe và sửa lỗi cho học trò. Thời đấy,
mình phát âm sai tanh bành khói lửa luôn. May thầy cũng kiên
nhẫn sửa cho, học xong còn vào bếp vừa nấu ăn, vừa sửa âm
và nói chuyện bằng tiếng Anh với tụi mình. Bây giờ, mình cũng
đi dạy nên mình hiểu rõ, để trở thành một người lắng nghe và
kiên nhẫn với học trò như thầy Lộc thì đó phải là một người cực
kỳ tâm huyết với nghề.

Bốn năm đại học mình đã chi rất nhiều tiền học ở các trung tâm
tiếng Anh, nhưng mãi đến khi học ở Hama, chị Hằng và thầy Lộc
mới vén màn cho mình thấy bản chất gốc rễ của việc học, đó là
phải đổ móng vững chắc thì mới xây nhà cao tầng được. Không

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 152
cần phải học cho nhanh để giao tiếp hay thi các loại chứng chỉ,
cứ phát âm cho chắc, nói từng từ cho chuẩn, thuyết trình tự tin
trước đã, rồi các kỹ năng khác sẽ tiến bộ dần dần. Muốn nhanh
cần phải từ từ.

Tự học là kỹ năng quan trọng mà các thầy cô truyền dạy cho học
trò ở làng, bởi tiếng Anh không phải học ngày một ngày hai là
dùng được. Để giỏi được phải nghiêm túc học trong một khoảng
thời gian đủ lâu, thường được tính bằng năm. Tự học là công
cụ, tiếp cận hệ thống là con đường để chinh phục nghe nói đọc
viết tiếng Anh. Cám ơn Hama đã cho mình hành trang giá trị này.

Như mình nói lúc đầu, Hama là Đất Học.

Khi mình lên Hama, nhiều người nói rằng: "Sao không học tiếng
Anh ở Sài Gòn hay ra nước ngoài mà học, lên núi làm gì?" Mình
học giỏi từ nhỏ và nhận ra rằng yếu tố tập trung, toàn tâm và liên
tục đóng vai trò cốt lõi để học giỏi. Ở Sài Gòn, việc đi lại đã lấy
mất của mình hơn một tiếng trên đường, đi học đi làm về có
nhiều thứ cám dỗ, phân tâm. Rất khó để học. Mình muốn một
môi trường học chuyên tâm.

Điều mình thích ở làng là có nhiều bạn Tây đến chơi, nói chuyện
giúp chúng mình giao tiếp hàng ngày. Các câu chuyện về trải
nghiệm của các bạn truyền cảm hứng cho mình rất nhiều, mình
cũng muốn giỏi tiếng Anh để được tự do du lịch và làm việc khắp
thế giới như các bạn.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 153
Học ở Hama, mình có được một nhóm bạn thân là các bạn học
viên khắp cả nước đến học, chúng mình thương yêu và quan
tâm lẫn nhau như thể gia đình, cùng nhau học hàng ngày và có
thật nhiều kỷ niệm đẹp với nhau.

Hama không đơn thuần chỉ là nơi học tiếng Anh. Đó là ngôi nhà
để chữa lành.

Chị Hằng nói: "mấy đứa đừng coi Hama là nơi ở tạm để học mà
hãy coi đây là nhà của mình". Những người làm nên Hama đều
muốn học trò coi đây là nhà của mình, giữ gìn và xây dựng nó
và có thể trở về bất cứ lúc nào.

Mình bắt đầu được chữa lành phần thân bằng thực dưỡng, giảm
thịt, ăn nhiều rau sạch trồng ở vườn. Luyện tập Yoga, thiền, đọc
sách và tự hướng vào bên trong chiêm nghiệm để Tâm và Trí
được nở hoa. Lên Hama chưa đầy một tháng, bệnh đau dạ dày
của mình đã biến mất.

Ở đây còn một bài học lớn mà mình phải học đó là đối diện với
cuộc sống, đối diện với chính con người của mình, đối diện với
cái chán. Có những khi mình cảm thấy chán, chẳng hiểu vì sao
cả. Ở Sài Gòn mình sẽ lôi xe ra chạy vòng vòng, đọc sách, cà
phê với bạn bè. Còn lên đây, có được đi ra ngoài đâu, điện thoại
cũng không được dùng, nhiều khi nhớ nhà gần chết luôn. Nhưng
mình nhìn thẳng vào cái chán, cảm nhận nó, chán đến đỉnh điểm,
rồi nó cũng hết theo quy luật có sinh có diệt mà thôi. Rồi mình

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 154
lại hòa vào thiên nhiên ngắm hoàng hôn và lòng tràn trề hạnh
phúc. Sự chữa lành trong tâm mình bắt đầu từ đây.

Còn linh cảm về một nơi giúp mình tìm được mục đích của cuộc
đời thì sao ?

Ở làng, 10h tối là phải tắt đèn đi ngủ rồi, mình thấy giờ đó cứ
sớm sớm kiểu gì á, vì ở Sài Gòn mình toàn ngủ 1 giờ đêm. Thế
là mình rón rén dậy, xong mở cái đèn bàn, chỉnh góc hé hé sáng
chỗ mình thôi, rồi lôi nhật ký ra viết, đọc thêm vài trang sách,
xong bàn tính chuyện cuộc đời. Trả lời câu hỏi: Sau khi tốt
nghiệp ở đây mình sẽ làm gì? Mình viết ra những thứ mình mong
muốn và gửi hy vọng vào đấy! Xong đi ngủ. Trên này trời mát
quanh năm, không cần dùng điều hoà hay máy quạt, tối thường
se lạnh đắp chăn ngủ rất sâu.

Thời gian ở Hama mình khao khát muốn đi dạy. Khi giúp một
học viên mới tiến bộ, mình cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy mình
làm một việc có ý nghĩa và tối ngủ ngon hơn. Mình muốn đồng
hành cùng với người bạn của mình trên con đường học tiếng
Anh.

Hàng tuần, làng có các buổi để học viên chia sẻ về nội dung
sách sách vừa đọc và trải nghiệm sống của bản thân liên quan
đến nội dung đó. Thông qua các buổi chia sẻ này, chị Hằng
thường "xốc" lại tinh thần cho học trò, định hướng và động viên

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 155
để bền bỉ đi tiếp con đường phía trước thông qua các câu chuyện
về trải nghiệm của chị.

Và sau khi tốt nghiệp ở làng, mình về Lâm Đồng mở lớp dạy
tiếng Anh cho người lớn và trẻ em.

Với hành trang có được ở Hama là phương pháp dạy tiếng Anh
lấy người học làm trung tâm; hướng tới xây dựng khả năng tự
học cho học viên; phương pháp tiếp cận hệ thống, và đặc biệt là
phương pháp luyện phát âm "thần thánh", những bộ quy tắc do
chị Hằng và thầy Lộc phát triển đã chỉnh sửa được triệt để mọi
âm sai của người Việt. Mình áp dụng nguyên lý đấy vào dạy,
hiệu quả cực kỳ.

Dựa vào tinh thần cốt lõi của Hama, mình viết chương trình dạy
của riêng mình. Sau tốt nghiệp ở Hama, mình vừa dạy vừa và
tiếp tục học tập để nâng cao trình độ và phát triển các chương
trình cho những đối tượng học viên khác nhau.

Mới đầu về quê dạy, mình chỉ mở được những lớp nhỏ, miễn
phí hoặc thu phí rất ít. Sau đó, mình mở thêm câu lạc bộ tiếng
Anh miễn phí, dạy kỹ năng và đưa học sinh đi giao tiếp với người
nước ngoài.

Sau đó mình tiếp tục mở thêm lớp "90 ngày chinh phục tiếng
Anh online" cho người lớn. Dần dần, phụ huynh và học viên tin
tưởng hơn và gửi con cho mình học ngày càng đông.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 156
Sau một năm rời làng, khóa hè 2019 này, mình tuyển sinh có lớp
30 học viên, có lớp được gần 50 học viên. Con số này có thể là
nhỏ với nhiều giáo viên tiếng Anh khác, nhưng với mình đó là
một niềm vui lớn, niềm vui vì được mọi người tin tưởng chọn
mình để đồng hành. Niềm vui vì quyết định lên làng học tiếng
Anh là đúng.

Mình đang sống và làm việc như bức tranh mình vẽ trong những
đêm ở làng. Mình vẽ những bức tranh chị Hằng dạy học xong,
ra vườn hồng cổ Sapa bắt sâu trong nắng sớm và tận hưởng
bình minh.

Có hai thứ tiền không bao giờ mua được là: tuổi trẻ và khả năng
học tiếng Anh. Điều tuyệt vời trong hành trình tuổi trẻ của mình
là: Học tiếng Anh ở Hama.

Đến với Hama, vũ trụ còn ưu ái cho mình một mối tình rất đẹp.
Mình có thêm một người luôn đồng hành, ủng hộ và giúp đỡ
mình trong con đường đi đến tương lai.

Hãy thử một lần đặt chân tới Hama để sống trọn vẹn mỗi khoảnh
khắc, yêu thương chính mình, yêu thương mọi người, yêu thiên
nhiên và yêu cuộc đời này.

Nhớ về Hama với sự tri ân sâu sắc.

Cảm ơn Hama và những con người làm nên nơi ấy!

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 157
Thúy Nga - Học trò nội trú Hama năm 2017- 2018, Giáo viên
tiếng Anh ở Lâm Hà - Lâm Đồng

6.1. CÀNG NHIỀU CÀNG ÍT

Xã hội tiêu dùng đã làm cho suy nghĩ "càng nhiều càng tốt" trở
nên phổ biến và khi làm gì cũng muốn mình có thật nhiều. Thật
nhiều quần áo nhưng những bộ thường mặc chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Đi siêu thị, đi chợ mua thật nhiều thức ăn nhưng
thường 30-40% số thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh sẽ không
được dùng đến vì nhiều nguyên nhân.

Học tiếng Anh cũng vậy, chúng ta mua thật nhiều sách, học
nhiều khóa nhưng thực sự học kỹ chưa được nhiều. Mình tải về

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 158
rất nhiều tài liệu ở các dạng file khác nhau nhưng chỉ tải về để
đó chứ mấy khi mở ra xem và học kỹ xem thực sự thầy cô dạy
cái gì?

Chúng ta tìm hiểu nhiều phương pháp học của những người đã
thành công nhưng thời gian thực hành nghiêm túc nó không
được bao nhiêu, rồi nản. Nghĩ bụng chắc phương pháp này
không hợp với mình, tìm phương pháp khác coi. Cứ một vòng
xà quần vậy rồi quay lại vạch xuất phát.

Người mới bắt đầu học thường tích luỹ rất nhiều tài liệu và
phương pháp. Lý do thường được đưa ra để lý giải cho việc
chưa tiến bộ trong việc học là vì mình chưa tìm được tài liệu và
phương pháp học phù hợp. Khi ngồi vào bàn, thường có xu
hướng là tìm mua sách online, vào xem những bloggers nổi tiếng
xem họ chia sẻ phương pháp nào, tài liệu gì và họ đang học ở
đâu, ai dạy?

Khi học hoài không thấy tiến bộ, sẽ có xu hướng tìm thêm tài liệu
và sưu tầm thêm phương pháp. Đó có lẽ là điều dễ làm hơn việc
bắt tay vào học một tài liệu một cách nghiêm túc và thực hành
một phương pháp một cách cẩn trọng liên tục trong thời gian đủ
dài.

Việc học chỉ thực sự bắt đầu khi bạn cài đặt lại cái ổ cứng và chỉ
mua hoặc in một hoặc hai quyển sách được cho là tâm đắc nhất
và phù hợp nhất với năng lực bản thân ở thời điểm đó. Chỉ học

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 159
nó mà thôi, không lan man qua những quyển sách khác, không
nhảy từ phương pháp này sang phương pháp khác.

Một quyển sách thường mình học ba đến năm lần mới thực sự
hiểu. Những lần học sau mới thấm được những điểm mấu chốt,
cốt lõi của quyển sách. Nếu như lần đầu mất năm ngày để học,
thì lần thứ hai chỉ mất bốn ngày, các lần sau sẽ học nhanh hơn
và kiến thức cốt lõi được thấm sâu hơn. Mình thấy cách học này
rất hiệu quả với bản thân và với học trò mình hướng dẫn.

Đó là một trong những lý do chính mình không cho học trò ở làng
vào Internet trong giờ học để tránh mất thời gian phân tâm lang
thang tìm tài liệu và phương pháp. Tất cả máy tính và mp3 đều
được format trước khi copy bài nghe và tài liệu để tránh sự lan
man, sao nhãng này.

Phương pháp nào cũng có những điểm hay của nó. Điều cốt lõi
là khi bạn chọn phương pháp đó thì phải thực hành cho thật
nhuần nhuyễn trong thời gian đủ dài, với sự tập trung cao độ, nó
sẽ phát huy tác dụng. Đó là bí quyết cốt lõi để thành công trong
việc học tiếng Anh.

6.2. ĐIỂM BÙNG PHÁT

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 160
Mình là đứa ham học và thích học giỏi. Để học giỏi mình thấm
một điều là phải học thật kỹ và học thật chắc. Phương pháp
không quan trọng bằng việc bạn thực hành phương pháp đó đủ
lâu không. Khi đã chọn một phương pháp thì chân chất thực
hành nó trong thời gian đủ dài để vượt qua được điểm bùng phát
mới là điều cốt yếu.

Việc học cũng như lăn một tảng đá, ban đầu phải dùng rất nhiều
sức để di chuyển. Nhưng khi hòn đá đã di chuyển, nó sẽ có quán
tính và di chuyển nhanh hơn, với lực tác động ít hơn.

Khi trồng cây quanh Hama, hai năm đầu tiên chăm cây rất cực
mà nó cứ èo uột như trẻ sơ sinh. Qua giai đoạn hai năm đó, tầm

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 161
năm thứ ba trở đi thu bói là cây khoẻ, lúc đó chỉ có dành nhiều
công cho bón phân, cắt có, tỉa cành và thu hoạch. Do vậy, giá
đất rẫy giai đoạn thu bói trở đi cao gấp đôi ở giai đoạn cây trồng
từ một đến hai năm và cao gấp ba lần so với đất trống.

Nuôi trẻ con cũng vậy, giai đoạn 1- 3 tuổi các con cứ oặt ẹo, đau
ốm hoài, nuôi hoài không thấy lớn, nóng ruột nóng gan. Qua giai
đoạn này, các bệnh vặt giảm nhiều. Qua 06 tuổi là lớn nhanh,
khỏe hơn, và qua 14 tuổi, vù... con đã thành nam thanh, nữ tú.
Học trò đến làng học hè năm trước vẫn còn là những cô bé, cậu
bé ở tuổi 12, 13. Hè năm sau lên lại, phù...con đã trở thành thiếu
niên, phổng phao, cao lớn, tròn trịa và trưởng thành, rất đáng
yêu.

Simon Sineck trong quyển sách nổi tiếng: Bắt đầu bằng câu hỏi
tại sao, giải thích điểm bùng phát này trong kinh doanh và
marketing rất ấn tượng. Nó có thể được hiểu rộng ra là, khi bạn
đã vượt qua 13% hành trình của mình, có nghĩa bạn đã vượt
qua thử thách đầu tiên để dần tiến đến điểm bùng phát. Video
gần 50 triệu lượt view có thể xem trên TedTalk, mình theo dõi
Simon gần 10 năm và học được rất nhiều từ anh.

Theo kinh nghiệm dạy và học của mình, giai đoạn ba tháng, sáu
tháng, một năm, hai năm và ba năm là những cột mốc và cũng
là điểm thử thách quan trọng để đánh dấu sự tiến bộ của người
học. Khi quan sát, mình nhận thấy học viên đến giai đoạn thử
thách sẻ cảm thấy nản, có xu hướng nghi ngờ về năng lực bản

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 162
thân, liệu mình có năng khiếu học hay không, phương pháp này
có đúng không ta, tài liệu này có tốt không ta? Những bạn qua
được giai đoạn thử thách này thì kết quả tăng lên một bước dài,
giống như tích lũy đủ về lượng nó tạo nên bước nhảy vọt về chất
vậy.

Tuy nhiên, chúng ta cần để ý một điểm quan trọng là sự tiến bộ


trong việc học nó không đi thẳng theo đường tuyến tính, tức
mình bỏ ra thời gian từng này thì sẽ tiến bộ lên cấp độ này tương
ứng một cách tỉ lệ thuận. Thực tế là, lúc đầu mới học sẽ tiến bộ
rất nhanh, vèo một cái từ A lên D rất dễ, điều này tạo sự hứng
khởi cho người học. Nhưng càng về sau mức độ tiến bộ sẽ càng
giảm, đặc biệt là ở giai đoạn chuyển cấp độ từ sơ cấp lên trung
cấp, từ trung cấp đến cao cấp, cần bỏ ra nhiều thời gian và công
sức nhưng kết quả cứ ì ạch giậm chân tại chỗ khiến nhiều người
bỏ cuộc vì không vượt qua được các điểm thử thách ở các bước
chuyển đổi.

Tiếng Anh không khó, khi đã có phương pháp tiếp cận đúng, cái
nó cần chính là thời gian kiên trì thực hành đủ lâu. Cứ chân chất
mà làm, không nên nhảy từ phương pháp này sang phương
pháp khác, giáo trình này sang giáo trình khác. Điều đó chỉ mất
thời gian.

Có một chị học viên lúc đến đăng ký học Líu Lưỡi với mình đã
trên 40 tuổi. Chị vào TP. Hồ Chí Minh học Đại học xong đi làm
từ năm 18 tuổi. Suốt từ năm đó đến nay chị đi khắp các trung

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 163
tâm ở thành phố để học. Chị có thể kể tên vanh vách trung tâm
nào dạy giáo trình nào, học phí bao nhiêu, thậm chí giáo viên
nào dạy hay chị đều biết. Nhưng ở tuổi 45, chị vẫn đi tìm giáo
viên học tiếng Anh vì đó là nỗi ấm ức, cản trở không biết bao
nhiêu cơ hội công việc và thăng tiến trong công việc. Và chị cũng
không thể hoàn thành khóa Líu Lưỡi của mình.

Luyện tập tạo nên sự hoàn hảo, nhưng luyện tập sai thì kết quả
sai hoàn toàn. Do vậy cần phải có phương pháp tiếp cận đúng
ngay từ ban đầu cùng với thời gian, kiên trì luyện tập là hai điểm
cốt lõi. Khi đã quyết tâm học tiếng Anh thì đầu tư hẳn sáu tháng
đến một năm học hành chuyên cần, niêm mật để vượt qua điểm
thử thách này thì thói quen và nền tảng mới được hình thành và
đâm rễ, bạn mới thu được quả ngọt. Nếu không, cứ gieo và nhổ
hoài, nhổ lên lại gieo tiếp. Cuối cùng ngửng cổ lên hỏi trời: tại
sao con chăm chỉ gieo trồng mà ruộng lúa con thu toàn hạt lép?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 164
7.1. TẮM NGÔN NGỮ LIỆU CÓ HIỆU QUẢ?

Việc đắm chìm trong việc nghe được khuyến khích để cải thiện
việc nói. Nghe sáu tháng đến một năm sẽ nói được, gọi là
phương pháp "tắm ngôn ngữ". Hầu như 80% học viên đến học
với mình đều đã thực hành phương pháp này.

Bản thân mình cũng đã từng thực hành trong một khoảng thời
gian khá nhiều. Mình copy nhiều bài nghe trên Ted Talk, AJ
Hoge và nghe liên tục trong nhiều năm. Sau này mình nhận ra
rằng so với công sức và thời gian bỏ ra thì phương pháp này ít
hiệu quả.

Thoạt nghe phương pháp tắm ngôn ngữ có vẻ rất hợp lí vì đứa
trẻ lớn lên ở các nước nói tiếng Anh, các con chỉ cần lắng nghe
hóng hớt người lớn nói chuyện tầm hai ba năm là bắt đầu bập

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 165
bẹ nói được và cách giải thích này thuyết phục số đông người
học tiếng Anh. Điều đó đúng khi bạn sinh ra và lớn lên ở nước
sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống trong giao tiếp hàng
ngày. Nhưng điều đó khó khả thi khi bạn bắt đầu học ngôn ngữ
trên 15 tuổi, vì lúc đó thói quen sử dụng ngôn ngữ, cách diễn đạt
tiếng Việt đã được định hình, chúng ta cần cách tiếp cận khác.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, ở độ tuổi trên 15, bán cầu não phụ trách
vùng ngôn ngữ đã có sự thay đổi. Do vậy mỗi câu tiếng Anh
mình nói ra đều bị ngôn ngữ tiếng Việt chi phối. Chúng ta không
thể bỏ qua điều này được mà phải dựa vào ngôn ngữ mẹ đẻ để
phát triển ngôn ngữ thứ hai, thứ ba.

Điều đó không có nghĩa là lúc lớn tuổi bạn không có khả năng
học và giao tiếp tiếng Anh lưu loát như người trẻ, cái bạn cần là
phương pháp học khác. Cần phải thông qua tiếng Việt để phát
triển lên.

7.2. MUỐN GIỎI TIẾNG ANH - PHẢI RÀNH TIẾNG VIỆT

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 166
"Muốn giỏi tiếng Anh phải rành tiếng Việt". Nghe có vẻ lạ, đúng
không? Mình sống mấy chục năm ở Việt Nam, nói tiếng Việt
hàng ngày, tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ sao lại cần trau dồi làm
gì? Nhưng không phải như vậy, mình sẽ giải thích vì sao dựa
trên ba yếu tố.

Thứ nhất: Khi hiểu cấu trúc ngữ pháp của tiếng Việt và tiếng
Anh, bạn sẽ thấy được sự sự tương quan và khác biệt giữa hai
ngôn ngữ. Đây là điểm mấu chốt, là nền tảng quan trọng để có
sự tiến bộ trong việc học. Tiếng Anh không đơn giản chỉ là ráp
chữ vào thành câu mà nó còn phụ thuộc vào cấu trúc ngữ pháp
của câu, do vậy chúng ta cần chắc ngữ pháp tiếng Việt và tiếng
Anh đồng thời thì việc sử dụng tiếng Anh mới có hiệu quả.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 167
Thứ hai: yếu tố văn hoá. Đây là yếu tố cốt lõi để giao tiếp với
người bản xứ trong đời sống hàng ngày. Họ nói khác lắm, khác
với những cái mình được học trong sách và nghe trên băng đĩa.
Họ nói xong cười bung lụa, mình nghĩ hoài cả tuần về câu nói
đó vẫn không thể hiểu tại sao họ cười. Nếu chỉ học theo giáo
trình và luyện thi chứng chỉ, mình chỉ có thể sử dụng được tiếng
Anh trong môi trường học thuật. Phim ‘’Friends’’ trên
studyphim.vn cực kỳ hữu ích để khắc phục việc này, bạn sẽ hiểu
văn hoá Mỹ một cách tự nhiên, lời thoại của phim rất hóm hỉnh
và thông minh. Trên nền tảng phim Friends, Let's be Friends là
một học phần trong chương trình English Mastery giúp người
học tiếp cận với văn hoá giao tiếp phương Tây một cách sống
động.

Thứ ba: đó chính là cách diễn đạt. Cách diễn đạt trong tiếng Anh
thiên về lối diễn dịch, thường đi vào trực diện vấn đề trước và
phân tích, bình luận, chứng minh theo đó đi sau. Về bố cục bài
viết thì kỹ thuật viết luận trong IELTS rèn luyện kỹ năng diễn đạt
rất hiệu quả.

Về mặt nội dung, nếu yêu các bạn Tây sẽ nói: "Anh yêu em, anh
không thể sống nếu thiếu em, anh cần em trong đời". Văn hoá Á
Đông sẽ có xu hướng nói vậy nè: "Hôm nay trời đầy sao, anh
ngước lên trên bầu trời và bỗng nhớ đến em. Ước gì em ở đây
giờ này, ước gì anh cùng em chuyện trò, cùng nhau nghe sóng

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 168
xô bờ cát, ngàn câu hát yên bình...". Cuối cùng cái anh yêu em,
anh cần em lại chưa bộc lộ một cách rõ ràng.

Điều này không phải là văn hoá nào ưu việt hơn cái nào, mà
mình hiểu được sự khác biệt trong văn hoá để dùng cho phù
hợp. Khi ở thành Rome thì hành xử như người Rome.

Peter là người chỉ cho mình sự khác biệt cũng như cách giao
tiếp và hành xử khi học ở Úc. Nhưng tầm ba tháng trước khi
mình về nước, ngày nào thầy cũng dặn: khi ở Úc, cháu có thể
hành xử một cách thẳng thắn và trực diện như vậy, nhưng khi
về nước, cháu phải cư xử khác, phải hợp với văn hoá và mỹ tục
của nước cháu.

Anh Luca người sáng lập Luca System là một hợp phần trong
English Mastery là người thành thạo 16 ngôn ngữ, nhưng hàng
ngày anh vẫn trau dồi ngôn ngữ mẹ đẻ của mình - tiếng Ý. Do
vậy muốn giỏi tiếng Anh phải rành tiếng Việt, rành để hiểu cả sự
tương quan và khác biệt giữa hai loại ngôn ngữ và biết cách diễn
đạt điều mình muốn nói một cách rõ ràng và mạch lạc.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 169
8.1. KIỂM SOÁT TÂM - LIỆU CÓ LÀM NỔI?

Để thuần thục từng ngóc ngách trong bất cứ lĩnh vực nào đều
cần sự nỗ lực tự học rất lớn. Thầy giỏi đến mấy, phương pháp
hay đến mấy mà không có sự nỗ lực tự học thì cũng khó để hoàn
thiện. Với tiếng Anh, điều này là chân lý.

Người học quyết định 80% sự thành bại, người thầy chỉ đóng
góp 20%. Bạn phải là người thầy tự định hướng và chỉnh sửa
cho việc học của mình mới có kết quả đường dài. Việc học nền
tảng cần phải được hướng dẫn chuẩn ngay từ đầu. Nhưng sau
đó bạn cần tự học, người thầy lúc đó chỉ động viên, khích lệ và
nhắc nhở những sai sót trong quá trình học để đảm bảo bạn đi
đúng hướng.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 170
Có thể thấy sự phân tâm là trở ngại lớn nhất cho quá trình tự
học. Rất khó để tập trung khi "con khỉ nhỏ" nó cứ nhảy từ cành
này sang cành khác, lo nghĩ chuyện tương lai, hối tiếc chuyện
quá khứ, nghĩ lan man chuyện công việc, học hành, tình cảm,
mối quan hệ, thành công, thất bại, tổn thương, niềm vui, hạnh
phúc... Chẳng lúc nào nó chịu đứng yên để tâm trí tập trung
chuyên nhất vào việc học.

Chuyền từ cành này sang cành khác một hồi, hết mất buổi sáng,
bài vẫn chưa xong, đi ăn cơm đã, chiều quyết tâm tập trung học.
Nhưng càng quyết tâm khỉ con càng "chuyền cành" mạnh mẽ.
Thôi giải lao chút, lướt vô facebook coi có chi mới không? Lướt
vài vòng rồi bị cuốn trong đó đến hết buổi, thở phào cái thượt,
hết buổi chiều. Tối nhỏ bạn rủ đi cafe. Hết một ngày không làm
được gì. Chắc phương pháp này không hợp với mình, tài liệu
này chán quá, ông thầy dạy không hay. Thôi để tối vô facebook
coi nhỏ bạn thân nó học thêm ở ông thầy nào mà nói tiếng Anh
hay vậy, để hỏi nó đăng ký học coi.

Vậy là bắt đầu một hành trình mới...

Con khỉ nhỏ này chính là cái tâm lăng xăng, ai cũng có, người
lớn hay trẻ, giàu hay nghèo, màu da nào cũng vậy. Nó thuộc về
tâm. Làm thế nào để con khỉ nhỏ này đừng có chuyển từ cành
này sang cành khác, hết lo lắng chuyện tương lai, hối tiếc
chuyện đã qua?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 171
Thực tế thì chúng ta không thể kiểm soát nó, chế ngự nó, bắt nó
dừng việc chuyền cành lại được. Càng bắt nó dừng, nó càng
chuyền cành dữ dội hơn. Chúng ta chỉ làm được một việc duy
nhất là nhận biết nó, biết nó đang chuyền cành, biết tâm đang
lan man với những chuyện không có thực ở hiện tại. Chính giây
phút nhận biết đó, tâm được kéo về với thực tại, về với công
việc đang làm, không thất vọng, không buồn, không phán xét
bản thân, xem việc đó là tự nhiên. Đó là cách duy nhất để vượt
qua những giây phút xao nhãng.

Để rèn luyện sự nhận biết này, mình thường khuyến khích học
trò đi một đến hai khóa thiền Vipassana để rèn luyện, nhận biết
và học về bản chất cũng như cách vận hành của tâm.

8.2. CHÁN HỌC THÌ PHẢI LÀM SAO

Một điều quan trọng nữa trong quá trình học đó là quản lý cảm

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 172
xúc. Việc tự học yêu cầu người học phải vượt qua được sự buồn
chán, cô đơn, nghi ngờ bản thân để duy trì động lực học trong
thời gian ít nhất một năm.

Cảm xúc không thể quản lý được, mình chỉ có thể ý thức được
sự buồn chán, mệt mỏi đang diễn ra, chấp nhận và vượt qua nó.
Khi đang buồn chán vì học hoài không thấy tiến bộ, nói không
xuôi, viết lủng củng, ngồi hoài mỏi lưng. Mở tin nhắn thấy mấy
đứa bạn thi điểm cao quá trời quá đất, còn mình làm bài thi thử
điểm lẹt đẹt hoài. Bực mình! Chúng ta có xu hướng phản ứng
với những cảm xúc tiêu cực đó. Và thực tế thì, càng phản ứng,
nó càng bế tắc.

Nhận biết cảm xúc là cái khó nhất không chỉ trong việc học mà
còn cả trong cuộc sống để có được sự bình an trong tâm hồn.
Sự bình an trong tâm hồn là nhân tố tiên quyết để học giỏi hay
thành công trong bất cứ việc gì.

Đa phần người học tiếng Anh không thể vượt qua những cơn
nản khi tự học, vượt qua nghi ngờ của bản thân nên bỏ giữa
chừng, rồi học lại, học rồi lại bỏ. Giống như cây mạ cấy xuống
ruộng mới bén rễ lại nhổ lên phơi trên bờ ruộng, một thời gian
sau lại đi cấy tiếp. Cứ nhổ lên cắm xuống hoài, cây lúa đó sẽ
không bao giờ trổ bông, có trổ cũng toàn hạt lép.

Những cảm xúc buồn nản là điều tất yếu mà ai cũng phải gặp
trong quá trình học, chỉ là có nói ra hay không thôi. Đa phần

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 173
chúng ta sẽ thấy hào quang chói lóa lúc họ thành công, chứ
không thể thấy và hiểu được những ngày họ vật lộn với việc học.
Bản thân những người làm được họ cũng hiểu đó là điều đương
nhiên nên cũng không muốn nói nhiều về việc đó. Do vậy, bước
đầu tiên là phải chấp nhận những cảm xúc khó chịu, tiêu cực là
những điều tất yếu, ai cũng gặp chứ không chỉ riêng mình.

Chỉ khi chấp nhận sự nản như là một phần tự nhiên, tất yếu trong
quá trình học, chúng ta sẽ bớt phản ứng. Chỉ khi chấp nhận nó,
chúng ta sẽ vượt qua. Cảm xúc không tồn tại mãi mãi, sẽ thay
đổi theo thời gian, không cần phải khó chịu với cảm xúc tiêu cực,
chỉ cần biết mình đang có những cảm xúc đó, vậy là đủ.

Điều cốt lõi mà Đức Phật đóng góp cho nhân loại chính là hiểu
được sự vô thường của mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ
này. Con người là một phần của vũ trụ nên chúng ta nằm trong
mối tương quan này. Đặc tính vũ trụ như thế nào, con người và
mọi thứ thuộc về con người cũng sẽ có đặc tính đó.

Cơ chế vận hành của tâm đằng sau những cảm xúc tiêu cực là
gì?

Khi có cảm giác chán nản với việc học, đó là lúc cái Thức ghi
nhận được sự chán nản này. Lúc đó cảm giác khó chịu sẽ xuất
hiện – đó là Thọ hay cảm thọ. Tiếp đó chúng ta sẽ Tưởng (chắc
học phương pháp này không đúng đâu, tài liệu này dở, thầy/cô
giáo dạy không hay, lớp học ồn ào quá..). Tưởng nó sẽ xúi cái

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 174
Hành (thôi lên mạng xem những người thi được điểm cao họ
học theo phương pháp nào, mua tài liệu này đi, ra nhà sách xem
có sách nào mới không, tìm thầy cô có mấy đứa bạn học từ đó
mà chém gió phần phật trên facebook để đăng ký học coi....) cứ
như vậy chúng ta sẽ liên tục phản ứng với cái Thức.

Càng phản ứng thì vòng Thọ - Tưởng - Hành - Thức - Thọ -
Tưởng - Hành - Thức càng mạnh thêm. Giận càng giận, nản
càng nản, bực càng bực, nghi càng nghi thêm. Đó là cái vòng
luẩn quẩn và cũng là cách vận hành của Tâm.

Mấu chốt để phá cái vòng này là chúng ta cần rèn luyện khả
năng quan sát cảm thọ, nhận biết cảm thọ: đang bực, đang nản,
đang nghi ngờ... và hiểu đó chỉ là cảm thọ, nó sinh rồi nó diệt
theo quy luật vô thường, rồi vượt qua.

Khi cái mắt xích Thọ được cắt đứt thì Tưởng, Hành và Thức sẽ
không trồi dậy được. Đó là điều quan trọng trong việc kiểm soát
cảm xúc lúc học. Điều này không chỉ áp dụng trong việc học mà
nó áp dụng rất nhiều trong cuộc sống.

Chúng ta thường muốn những cảm giác dễ chịu, vứt bỏ ruồng


rẫy những cảm giác khó chịu. Cách để vượt qua cảm giác khó
chịu là nhận biết cảm thọ đó, cảm thọ chỉ là cảm thọ, chỉ chấp
nhận nó và vượt qua. Nói thì dễ nhưng làm được nó cần có sự
rèn luyện lâu dài, cần ý chí, nghị lực và sự kham nhẫn, chịu khó.
Bản thân mình cũng đang trên hành trình rèn luyện này.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 175
Việc quản lý cảm xúc trong quá trình học là điều cốt yếu để thành
công trong việc học và cả trong cuộc sống. Cảm xúc không thể
quản lý hay gạt bỏ, chỉ có thể nhận biết và chấp nhận, có sinh
thì có diệt theo quy luật vô thường, không phản ứng rồi vượt
qua. Đó là tinh thần cốt lõi của phương pháp thiền Vipassana
mà Đức Phật là người khám phá ra và truyền đạt lại.

9.1. MUỐN GIỎI PHẢI HỌC

"Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học" là một câu thành ngữ

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 176
ai ai cũng biết. Với trải nghiệm của bản thân mình thấy điều này
đúng, nhưng chỉ trong giai đoạn nền tảng. Trong giai đoạn này,
người học nhất định cần một người hướng dẫn chắc tay giúp
xây dựng nền tảng ban đầu vững, đặc biệt là phát âm. Tiếp đó
bạn cần phải tự học để tích lũy kiến thức đầu vào cho mình. Khi
tích lũy cảm thấy đủ thì bạn cần hướng dẫn cho người khác thì
mới tiến bộ và có thể vượt qua khỏi các điểm thử thách. Tại sao
như vậy?

Biểu đồ bên dưới là công trình nghiên cứu của Giáo sư Tâm lý
Daniel Willingham, giám đốc Khoa Nghiên cứu sau đại học, của
Đại học Virginia công bố. Daniel cũng là tác giả của quyển sách
nổi tiếng "Tại sao sinh viên không thích trường học?" (Why Don't
Students Like School?).

Daniel chỉ ra rằng việc lên lớp thầy dạy trò nghe là phương pháp
thụ động ít hiệu quả nhất, người học chỉ ghi nhớ được 5% lượng
kiến thức được truyền tải. Nhưng nếu đọc sách thì 10% thông
tin sẽ được ghi nhận. Hiệu quả của việc học sẽ tăng nếu sinh
viên được thảo luận, thực hành điều đã học, hiệu quả tương ứng
tăng gấp 10 và 12 lần so với việc dạy học truyền thống.

Điều đáng chú ý là khi hướng dẫn cho người khác thì hiệu quả
của việc học tăng lên 90% so với thầy giảng trò chép. Ông lý giải
rằng, lúc hướng dẫn cho người khác, nó không đơn thuần chỉ là
việc ghi nhớ thông tin và truyền tải, mà nó yêu cầu người học
phải thực sự hiểu điều mình nói mới có thể giải thích cho người

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 177
khác dung nạp được. Do vậy muốn giỏi thì đi hướng dẫn cho
người khác.

9.2. MUỐN GIỎI PHẢI DẠY

Sau khi đã nắm được cơ bản chuẩn, muốn có bước nhảy tiếp
theo, bạn cần nhận ra những cái sai một cách vô thức của mình
từ phát âm, đến cách dùng từ và ngữ pháp để chỉnh sửa. Cách
tốt nhất là đi hướng dẫn lại cho người khác.

Mình thường chia sẻ với học trò muốn giỏi cái gì thì đi dạy cái
đó, với tiếng Anh điều đó lại càng đúng. Thầy nói trò nghe ghi
chép thì rất khó có thể có bước tiến bộ nhảy vọt. Muốn bứt được
ra điểm này, người học cần đi hướng dẫn người khác một thời
gian.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 178
Tại sao?

Thứ nhất, chúng ta có xu hướng dễ nhận ra cái sai của người


khác hơn là cái sai của chính mình. Trong quá trình hướng dẫn,
mình sẽ phát hiện ra cái sai từ người khác để từ đó có ý thức
chỉnh sửa những cái sai đó trong chính bản thân mình. Trong
các khóa English Mastery học viên được yêu cầu review bài cho
bạn mình, để thấy được cái tốt và cái bạn có thể làm để tốt hơn,
để từ đó tự soi xét và chỉnh sửa cho bản thân. Muốn nhận xét
được bài cho người khác, bạn cần phải nắm bài để phân biệt
được đúng sai, nhờ đó hiểu bài sâu hơn.

Học trò nội trú ở Hama, những bạn học tốt thì đến tháng thứ sáu
mình cho đi hướng dẫn phát âm cho lớp tiểu học và trung học
cơ sở ở Gia Nghĩa vào cuối tuần, hướng dẫn về ngữ pháp, từ
vựng bằng tiếng Anh trong khoảng 15-30 phút cho các bạn cùng
lớp trong các tiết học. Việc này buộc các bạn phải vận dụng rất
nhiều kỹ năng: tổng hợp thông tin, làm powerpoint, thuyết trình
sao cho người nghe hiểu đúng ý mình, nhận và phản hồi các
đóng góp từ các bạn và học từ đó.

Các bạn học viên có năng lực và tố chất, sau khóa học nội trú
hoặc online, mình thường khuyến khích các bạn đi dạy, hướng
dẫn cho chị em trong nhà trước, rồi đến bà con, hàng xóm xung
quanh. Mình thường chia sẻ rằng em không cần dạy trong suốt
cuộc đời, nhưng trong một giai đoạn nhất định, hãy dạy hết mình,
truyền tải cho học trò những cái tinh túy nhất bạn đã được học.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 179
Khi đi dạy, bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng rằng bạn dạy học trò
một, nhưng bạn sẽ học được từ học trò hai, ba. Rất nhiều học
trò nội trú của Hama và các bạn sau khi hoàn thành khóa English
Mastery Online đã trở thành các giáo viên nhiệt thành, các bạn
mở các lớp dạy online và offline ở địa phương của mình và rất
thành công.

Bản thân mình coach đều đặn hơn 70 khoá English Mastery
trong hơn 5 năm qua. Mỗi lần nhận lớp mới mình cảm thấy rất
phấn khích, không hề thấy nhàm chán khi hướng dẫn cùng một
nội dung hơn 70 lần. Mình vừa dạy vừa chú ý chỉnh sửa những
lỗi sai trong vô thức của bản thân. Mình thường chia sẻ với các
bạn trong team học thuật rằng: mình đi dạy cho bản thân mình,
dạy để mà học trong quá trình dạy, nên mình hướng dẫn với tâm
thế khác. Mỗi lần học trò đọc âm, đọc từ mình đều tập trung cao
độ để cảm nhận luồng âm và góp ý chính xác cho học trò chỉnh
sửa, từ đó mình rút ra những quy luật để đọc và nói tiếng Anh
chuẩn và hay, sau đó chia sẻ cho các khoá sau. Do vậy bài giảng
của mình liên tục cập nhật qua các khóa dựa vào sự cảm nhận
và kinh nghiệm mình tích lũy được đến thời điểm đó.

Cuối cùng, mình còn nhận thấy quy luật vận hành Nhân - Quả
rất rõ rệt. Việc hướng dẫn cho người khác sẽ gieo vào vô thức
của chính bạn một cái nhân đẹp về việc giúp đỡ người khác tiến
bộ một cách nhiệt thành. Nhân này sẽ trổ quả trong tâm thức, và
bạn có thể sẽ có cơ duyên gặp những người thầy giỏi, đọc được

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 180
những quyển sách hay hoặc kết thân được những người bạn hỗ
trợ hết mình trong việc học. Các bạn có thể tìm đọc quyển Năng
đoạn kim cương của thầy Geshe Michael Roach để hiểu thêm
về điều này.

Vậy nên: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải dạy.

Câu chuyện học viên: ĐI HỌC LÀ ĐỂ CÓ BẠN

Chào các bạn, mình tên là Thùy Trang, mình học khóa từ năm
2017 và đã có tiến bộ vượt bậc so với trước đó rất nhiều. Có
những bài học mình tự đúc kết được và muốn chia sẻ với các
bạn, đó là sự chỉnh chu, kiên nhẫn và sẵn lòng giúp đỡ người
khác.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 181
Bài học đầu tiên là sự chỉnh chu. Bạn cần làm đúng từ những
bước đầu tiên và cơ bản nhất. Bản thân mình trước khi tham gia
khóa cũng từng học tiếng Anh rất nhiều năm, nhưng mình vẫn
cứ mơ hồ và không tự tin để nói vì sợ bị đánh giá. Sau khi học
xong, mình biết cách thở sâu bằng các bài Luyện khí, điều này
cực kì tốt cho sức khỏe chứ không riêng gì học tiếng Anh. Mình
có thể nói to đến mức mà khi nghe mình nói chuyện bình thường
với bạn, mẹ mình tưởng mình đang chửi lộn với ai.

Một điều quan trọng là mình biết cách đặt răng môi lưỡi như thế
nào cho đúng để phát âm chuẩn. Chỉ cần bạn đặt sai vị trí là phát
âm thành âm khác, từ khác, khiến người nghe không hiểu bạn
đang nói gì. Do vậy, cần phải làm đúng chuẩn từ những thứ nhỏ
nhất. Lâu đài được xây cao thật cao cần bắt đầu từ cái móng
thật vững chắc, phát âm đúng từng âm, từng từ một.

Mình đã kiên trì thực hành những điều được học, cho đến khi ra
Huế chơi, vô tình trò chuyện với một bác người Hà Lan. Sau một
hồi nói chuyện, bác bảo cháu là người Việt Nam đầu tiên mà bác
thấy nói tiếng Anh chuẩn và hay. Bác cực kì thích phát âm tiếng
Anh của mình. Mình cám ơn bác và càng thấm điều chị Hằng
luôn căn dặn: nhà có to cao cỡ nào mà cái móng không vững thì
phải bỏ đi, xây lại từ đầu.

Cho nên muốn học tiếng Anh cần phải bắt đầu từ việc học Phát
âm, học cho đàng hoàng, chỉnh chu vào, xem như đây là lần cuối
cùng được học tiếng Anh vậy

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 182
Bài học thứ hai là sự kiên trì. Hàng ngày mình được giao bài tập
để hoàn thành kèm hạn nộp bài và chỉnh sửa bài cho bạn. Mỗi
ngày từng chút từng chút một, đôi lúc nản chí, mệt mỏi muốn bỏ
cuộc vì mình vừa đi làm vừa học, mình vẫn cố gắng hoàn thành
vì đó là sự cam kết. Thế là mình lại cố gắng luyện tập, luyện tập
và luyện tập, cho đến một ngày đẹp trời mình mở một bài
TedTalk, mình có thể nghe và hiểu đến hơn 80% nội dung bài
nói chuyện và điều đó khiến mình xúc động vô cùng.

Mình hát tiếng Anh mỗi ngày với niềm vui, bỗng một ngày mình
ngạc nhiên mình hiểu ẩn ý của bài hát, mình hiểu hơn vì sao
người ta dùng từ như vậy, hiểu hơn về văn hóa của họ. Mình
thấy yêu tiếng Anh hơn.

Chị Hằng hay nói "English is not only language, it is knowledge".


Đúng như vậy, nó giúp mình mở cánh cửa thật to thật lớn, cơ
hội thật rộng để hiểu về người khác, giúp mình tiếp cận nhiều tri
thức hay, tự do lựa chọn điều mình muốn và làm điều mình thích.
Đó là một quá trình nỗ lực kiên trì học tiếng Anh hàng ngày để
có thể tự tin sử dụng nó như hôm nay.

Bài học cuối cùng mình nhận được đó là sự giúp đỡ người khác.
Sau khóa học, các bạn trong lớp duy trì mỗi buổi sáng việc học
nhóm cùng nhau, nhận xét bài cho nhau, động viên nhau học.
Cách học này thực sự rất hiệu quả, chúng mình cùng nhau về
đích, xem nhau như anh chị em, chia sẻ cho nhau những kinh
nghiệm trong các vấn đề như tình yêu hôn nhân gia đình, công

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 183
việc, cuộc sống và làm đẹp. Đôi lúc mình muốn bỏ cuộc thì chính
những lời động viên, chia sẻ và nhìn thấy sự nỗ lực của các bạn
trong nhóm mà mình lại cố gắng đi tiếp.

Mình nhận thấy rằng những bạn học tốt nhất là những bạn hào
phóng giúp đỡ người khác rất nhiều. Các bạn có sự tiến bộ vượt
bậc luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn mình học tốt hơn, luôn dành thời
gian để sửa bài cho người khác sau khi bạn ấy học xong bài của
mình. Mình cảm giác như đó không phải là lớp học, học xong
khóa rồi thôi, mà sau đó bọn mình vẫn duy trì mỗi sáng học nhóm
cùng nhau, tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm với nhau, xem nhau như
anh chị em và gặp nhau ngoài đời thì thân nhau như chị em ruột
vậy. Chị Hằng hay nói "Đi học là để có bạn" và mình thấy đúng
là như thế.

Sau khóa học, mình vừa được học cách Phát âm sao cho chuẩn,
có nền tảng để mình tự tin tự học. Mình thấm hiểu được việc cần
thiết của sự chỉnh chu từng chi tiết nhỏ nhất. Việc kiên trì học
mỗi ngày và sự cho đi từ mọi người. Mình cảm giác vừa học
tiếng Anh vừa rèn luyện tính cách của mình vậy. Nội lực bên
trong mình mạnh lên rất nhiều để rồi từ đó mình biết cách tự học,
tự mình làm thầy cho chính mình.

Cám ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy cảm hứng từ chị Hằng,
cám ơn Lộc, cám ơn những người bạn đã đồng hành cùng mình
để mình có cơ hội được học, được rèn luyện và tiến bộ mỗi ngày.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 184
Thùy Trang, Học viên online năm 2017-2018, hiện là giáo
viên tiếng Anh ở TP. Hồ Chí Minh

10.1. TỰ TIN THẬT THIẾU

Có hai điểm yếu nhất của người học nói chung khi giao tiếp là
phát âm sai và thiếu tự tin. Hai yếu tố này liên quan chặt chẽ và
tác động qua lại với nhau. Phát âm sai thì không tự tin để nói,
không tự tin dẫn đến phát âm sai.

Khi mới bắt đầu hoặc quay lại học sau một thời gian dài không
dùng đến, người học có xu hướng học ngữ pháp, nạp thêm từ
vựng và cách sử dụng từ bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Ngữ pháp và từ vựng là hai điểm mạnh của đa số học viên. Tuy
nhiên, giữa biết và dùng được là một khoảng cách khá xa.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 185
Việc học tiếp ngữ pháp, từ vựng và cách dùng từ cũng giống
như muối bỏ biển, nó cải thiện khả năng giao tiếp của bạn rất
chậm. Bạn phải tập trung cải thiện điểm yếu. Cái người học cần
làm để có bước nhảy vọt trong giao tiếp chính là phát âm và tự
tin. Chỉ có phát âm và tự tin mới đẩy các bạn vượt qua khỏi điểm
thử thách (the dipth) để lên cấp độ tiếp theo.

Vậy làm sao để tự tin?

Bandler và Grinder chỉ ra rằng những người luôn vui vẻ, hăng
hái, tích cực và năng lượng là những người học tốt, làm tốt và
thành công trong mọi mặt trong cuộc sống. Giao tiếp là quá trình
trao đổi năng lượng chứ không đơn thuần là trao đổi ngôn ngữ.
Tự tin và tích cực là cốt lõi để truyền tải nguồn năng lượng này
đến với người khác, đến với cuộc sống.

Nếu như tâm lý mình chưa sẵn sàng, thiếu tự tin vào bản thân
và tin rằng mình khó có thể nói tốt tiếng Anh, luôn buồn chán,
nghi ngờ, mệt mỏi, stress thì não bộ sẽ hoạt động chậm lại và
cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu cái mới. Lúc đó, dù được
dạy phương pháp tốt nhất bởi người thầy giỏi nhất, thì việc học
cũng ít có hiệu quả.

10.2. LÀM SAO ĐỂ TỰ TIN?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 186
Buổi đầu tiên của các khoá English Mastery, khi các bạn giới
thiệu về bản thân, mình thường đưa ra nội dung là bạn muốn
được giúp cái gì? 80% các học viên đều có một mong muốn là
có được sự tự tin khi nói tiếng Anh và trong cuộc sống.

Để tự tin không phải bạn cần đọc sách làm thế nào để tự tin,
nghe các bài thuyết trình hoặc tham gia một các khóa học làm
sao để tự tin. Đó là "luyện chiêu".

Tự tin được tích lũy từng cái nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày.
Tự tin xuất phát từ nội lực tự thân của mỗi người, nó đến từ việc
"luyện công". Sự tự tin nó đến từ trải nghiệm sống và hiểu biết,
nó thể hiện độ chín, độ trưởng thành của mỗi người.

Tự tin để nói tiếng Anh là điều hoàn toàn có thể luyện được. Nó
cần hai yếu tố then chốt, đó là (1) tạo cảm xúc tích cực về bản

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 187
thân và (2) tạo cảm xúc tích cực với tiếng Anh. Vậy làm sao để
phát triển hai yếu tố này?

(1) Làm sao để tạo cảm xúc tích cực về bản thân?

Có thể bạn nghĩ cảm xúc là cái sinh ra một cách ngẫu nhiên.
Nhưng không phải, chính bản thân mình tạo ra cảm xúc, tích cực
hay tiêu cực nó phụ thuộc vào cách bạn muốn cho tâm trí hoạt
động theo hướng đó. Một số gợi ý của mình có thể là:

● Chú ý ngôn ngữ hình thể khi giao tiếp

Khi giao tiếp luôn đứng thẳng người, mắt nhìn thẳng vào người
đang nói chuyện, không nhìn chằm chằm mà không chớp mắt.
Hai tay có thể thả lỏng tự nhiên nhưng không khòm lưng, gù vai.
Bạn có thể luyện tập thói quen đứng dạng hai chân vừa phải, tay
chống hông, lưng thẳng, đầu thẳng. Tư thế đứng này về lâu dài
sẽ hình thành nên sự tự tin rất tốt. Trên TedTalk có bài "Your
Body Language Shapes Who you are" phân tích về chủ đề này
rất hay, các bạn có thể tham khảo.

Ở Hama mình thường rèn cho học trò thói quen ngồi thẳng lưng,
đi đứng đúng tư thế để bảo vệ cột sống. Những chi tiết nhỏ như
vậy sẽ tạo thành thói quen có lợi cho sức khoẻ và tạo ra sự tự
tin.

● Nói to, chậm rãi, phát âm rõ ràng. Lúc nói thì nói to, rõ
ràng, chậm rãi cả trong tiếng Việt và tiếng Anh. Để nói to
cần mở rộng khẩu hình miệng và dùng hơi bụng năng

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 188
lượng sẽ được truyền tải một cách thông suốt. Giao tiếp là
quá trình trao đổi năng lượng thông qua ngôn ngữ. Do vậy
khi hơi bụng yếu thì giọng nói sẽ trở nên thì thào, khó để
có thể tự tin.
● Đọc nhiều, nghe nhiều, trải nghiệm nhiều, vốn sống theo
đó sẽ tăng, tự tin vì vậy mà cũng tăng theo. Nó là phần
"nội lực" hay "luyện công" mà mình muốn nói đến.
● Đọc sách: Quyển sách mình đặc biệt giới thiệu với các
bạn là quyển I Can Do It của Louis Hay và Hãy Nghĩ Như
Người Thành Đạt của Walter Doyle Staples là hai quyển
sách mình đọc từ hồi sinh viên và nó đã thay đổi mình rất
nhiều, trở thành cô gái tự tin, năng động như ngày hôm
nay.
● Hãy chân thực khi chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm và câu
chuyện của chính mình, bạn sẽ có được sự tự tin khi giao
tiếp.

(2) Làm sao để tạo cảm xúc tích cực với tiếng Anh

Cảm xúc đối với tiếng Anh là một yếu tố quan trọng mà thầy AJ
Hoge chia sẻ rất tuyệt. Việc tạo những cảm xúc tích cực đối với
bản thân sẽ góp phần lớn giúp bạn vượt qua được rào cản này.
Một số gợi ý của mình có thể là:

● Sáng sớm sau khi tập Yoga Cười Hô Hô Ha Ha Ha, hãy


đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống hông, lưng

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 189
thẳng, đầu thẳng, cổ thẳng và nói với tâm thế vui vẻ, hào
hứng và đầy niềm tin.

English is easy.

English is fun.

I speak English very well.

Nghe có vẻ "tẩy não" đúng không? Nhưng đây là phương pháp


mình giúp học viên vượt qua tâm lý sợ hãi lúc mới bắt đầu học
tiếng Anh rất hiệu quả. Khi đọc to những câu này, tiềm thức của
bạn sẽ ghi nhận và dần dần chấp nhận nó. Đây là bước tự khẳng
định đầu tiên để giúp bản thân quen dần với việc mình có năng
lực để học và sử dụng tốt tiếng Anh. Khi mình tin mình sẽ làm
tốt thì mình mới có khả năng để làm tốt được.

● Ngoài ra, hát Karaoke cũng là cách rất tốt mà mình


khuyến khích các bạn thỉnh thoảng hát, nhất là tập các bài
hát bằng tiếng Anh. Các bạn có thể để ý xung quanh,
những người bạn nói tiếng Anh tốt đa phần là những bạn
có khả năng hát và họ tự tin để hát.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 190
11.1. CÓ NĂNG KHIẾU MỚI HỌC ĐƯỢC

Đây là suy nghĩ và niềm tin của phần đông các bạn học đã lâu
mà chưa thấy sự tiến bộ hoặc chưa sử dụng được. Sau một hồi
truy tìm, nhận ra mình không có năng khiếu đối với môn này là
nguyên nhân hợp lý nhất. Oh wow, đúng rồi, các bạn giỏi tiếng
Anh là do các bạn ấy có năng khiếu. Hợp lý, hợp lý!

Đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài luôn dễ dàng hơn việc nhận lỗi
xuất phát từ mình. Chỉ khi thôi đổ lỗi và hoàn toàn chấp nhận
rằng mọi thứ xuất phát từ chính bản thân mình, lúc đó bông hồng
mới chúm chím nở.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 191
11.2. CHỈ CẦN PHƯƠNG PHÁP ĐÚNG VÀ KIÊN TRÌ

20 năm miệt mài đi học và đi dạy, mình có thể khẳng định chắc
chắn rằng, để học tốt tiếng Anh bạn không cần phải có năng
khiếu hay tài năng được thừa hưởng từ bố mẹ. Nó chỉ có thể
đến từ hai yếu tố: phương pháp đúng và kiên trì.

Câu chuyện của bản thân mình là mình chứng sống động cho
sự kiên trì đó. Dù phương pháp mình tiếp cận trong 10 năm phổ
thông và đại học chưa đúng, nhưng mình đã không bỏ cuộc. Khi
khó quá thì nghỉ chân rồi cần mẫn bước tiếp. Sự kiên trì cuối
cùng đã cho mình biết được đâu là phương pháp đúng để tự
chỉnh sửa cho bản thân và chia sẻ với cộng đồng.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 192
Các em của mình đi sau nên thuận lợi hơn, thay vì mất chục năm
đi lòng vòng thì các em chỉ cần 2-3 năm kiên trì rèn luyện đúng
phương pháp là tiếng Anh rất tốt, đi dạy vững vàng. Nhà mình
có sáu chị em thì năm người có khả năng sử dụng tiếng Anh cho
công việc và giao tiếp ổn, trong đó bốn người đi dạy.

Quá trình đi dạy càng xác nhận rằng chính bền bỉ là yếu tố quyết
định thành công, chứ không phải học lâu năm, có nền tảng tốt
hoặc đã từng đi du học là điểm mấu chốt.

Thảo, 27 tuổi, là mẹ của hai con nhỏ, đang làm trong một nhà
máy sản xuất nước đóng chai ở Bắc Ninh. Lúc học Líu Lưỡi
Clear Speaking online với mình, Thảo một tay bồng con nhỏ
đang ốm, đứa lớn đứng một bên kéo áo không cho mẹ học, Thảo
vẫn luyện tập. Thỉnh thoảng em nghỉ học vì con ốm. Mẹ em bị
ung thư nên có hôm em vừa khóc, vừa chia sẻ “em cố gắng học
cho mẹ tốt hơn”. Mình khuyên em hãy học vì mình, đừng vì ai
cả, lo cho mình trước. Hoàn thành xong 5 modules Líu Lưỡi, cả
lớp qua thực hành Luca trong ba tháng, mình đã không đặt nhiều
hy vọng ở Thảo, nghĩ bụng nếu em có bỏ lỡ Luca giữa chừng
cũng là điều dễ hiểu và thông cảm được.

Nhưng không! Vượt qua tất cả khó khăn trong công việc vì phải
làm ba ca, hai đứa con còn nhỏ hay đau ốm, mẹ đang bị ung
thư, em đều đặn, kiên trì luyện tập hằng ngày và nộp bài tập đầy
đủ. Em tiến bộ từng ngày qua các bài luyện tập, em đọc tròn
vành rõ chữ, rất chú ý đến trọng âm và âm cuối, đọc đúng nhịp

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 193
điệu. Bài đầu tiên so với bài cuối cùng trong 90 day challenge là
hai đẳng cấp hoàn toàn khác nhau.

Hoàn thành xong Luca, em sang học Líu Lo online (Master


English) với Lộc và mình coach. Lần đầu tiên thấy em nói
chuyện, em quay clip giới thiệu về công việc ở nhà máy bằng
tiếng Anh, mình vừa xem, vừa khóc vì xúc động. Em nói từ tốn,
chắc chắn, với phát âm rõ ràng và có nhịp điệu rất tốt. Em biết
mình đang nói gì và kiểm soát những cái em nói ra một cách ổn
định và chắc chắn. Theo dõi quá trình học của em từ những ngày
đầu, mình tự hào về sự tiến bộ vượt bậc của em. Cuối khoá học
mình nói nếu có đoàn khách nước ngoài nào đến làm việc ở nhà
máy, em hãy tự tin tiếp đón và làm việc với họ. Khả năng em
hiện tại có thể làm được việc đó rất tốt, hãy tự tin đón nhận nó.
Thảo là một trong số nhiều học viên của mình thành công bằng
việc kiên trì luyện tập.

Học nội trú ở Hama thì dễ hơn vì giờ nào việc đó, nhưng để theo
một khóa học online 10 -12 tháng, ngày nào cũng sắp xếp công
việc để dành 1-2 tiếng học và nộp bài tập là một nỗ lực rất lớn.
Muốn nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau. Các
bạn khoá sau được truyền cảm hứng bởi các bạn đi trước để
kiên trì bám đích. Những bạn bám đích phần đông không phải là
thanh niên son rỗi, sinh viên, mà hầu hết là mẹ bỉm sữa đi làm
toàn thời gian, về nhà bận bịu với con, với việc nhà, bám sát việc
học đến cuối cùng. Nghị lực phi thường của mẹ bỉm sữa khiến

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 194
mình rất rung động, mẹ bỉm sữa là đối tượng mình nhắm đến
để hỗ trợ.

Giáo sư tâm lí Angela Lee Duckworth, thuộc Khoa Tâm lý học,


Đại học Pennsylvania có bài nói chuyện nổi tiếng trên TED Talks
và quyển sách cùng tiêu đề “Grit: Sức mạnh của sự đam mê và
bền bỉ”. Bà cho rằng yếu tố kiên trì và bền bỉ quyết định thành
công trong mọi việc, từ học tập, kinh doanh hay quân sự. Thành
công, theo bà là chạy đường dài chứ không phải chạy nước rút
và điều này hoàn toàn đúng với việc học tiếng Anh.

12.1. MUỐN NÓI GIỎI - CỨ NÓI NHIỀU

Mình viết chương này lúc ở homestay Tam Cốc Ninh Bình và ăn
trưa cùng với gia đình chủ nhà. Khu vực này khách du lịch nước

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 195
ngoài khá đông và con gái của cô chú chia sẻ với mình rằng:
"Muốn giỏi tiếng Anh thì cứ nói chuyện với người nước ngoài
nhiều sẽ giỏi".

Các bạn mình thỉnh thoảng vẫn thắc mắc: Sao mấy chú xe ôm
và xích lô ở Huế có học gì đâu mà chở khách đi cả ngày. Sao
các anh hướng dẫn viên tay ngang đi hướng dẫn mà vẫn nói vèo
vèo, mà sao tui học hoài không nói được?

Phải chăng chỉ cần giao tiếp với người nước ngoài nhiều là tự
nhiên nói giỏi?

Hồi học cấp 2, cạnh nhà mình có một quán làm tóc, nơi phụ nữ
trong xóm thường tụ tập làm móng, gội đầu. Ngày nào mình
cũng bồng em sang chơi, xong lấy sơn ra tô vẽ móng đủ các
loại. Kinh nghiệm sơn móng đó sau này mình dùng lúc sang Úc
đi làm nail vào những ngày nghỉ. Làm để có tiền là một phần,
động lực mạnh mẽ hơn là có cơ hội giao tiếp với người bản xứ
bởi mình muốn tiến bộ nhanh trong giao tiếp tiếng. Mình thấy
rằng một bộ móng làm kỹ mất tầm 45 phút đến một tiếng. Khách
hàng đa phần là chị em, nhu cầu tỉ tê tâm sự cao nên mình sẽ
có nhiều cơ hội giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ.

Đến lúc đi làm, mình nhận ra là người chủ không trả tiền cho
mình để nói chuyện với khách và khách không trả tiền cho mình
để nói chuyện với họ. Họ đến để sử dụng dịch vụ và mình cần
sự tập trung cao độ khi làm để cung cấp dịch vụ tốt nhất. Sơ sẩy

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 196
xước da của khách, chảy máu là bị kiện nghiêm trọng. Hơn nữa
giao tiếp thường lặp đi lặp lại những tình huống cơ bản. Khi nhận
thấy mục tiêu của mình không khả thi, mình nghỉ làm.

Sau này học trò cứ hỏi mình em ra khu Bùi Viện xin phục vụ
trong các quán bar hay em vào khách sạn phục vụ khách nước
ngoài để giao tiếp tốt lên, mình thường khuyên muốn kiếm tiền,
tích lũy kinh nghiệm làm việc và vốn sống thì đi làm, còn mục
tiêu cải thiện tiếng Anh thì không nên, vì chủ trả tiền cho em để
phục vụ khách và khách trả tiền để em làm nhanh, gọn ghẽ chứ
không phải dây dưa trò chuyện, chẳng đi đến đâu.

12.2. MUỐN NÓI GIỎI PHẢI CHẮC PHÁT ÂM

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 197
Đúng là bạn cần nói chuyện với người nước ngoài thì khả năng
giao tiếp mới tăng lên, nhưng khi bạn đã chắc nền tảng. Việc nói
khi phát âm sai sẽ khắc sâu trong tiềm thức, dẫn đến hoá thạch
rất khó sửa về sau.

Lúc Lộc học tầm 6 tháng là có nền tảng khá vững, lúc đó mình
lên Couchsurfing đăng ký host các bạn Tây về nhà ở để Lộc nói
chuyện với các bạn. Bạn đầu tiên người Pháp, tên là Mélanie,
bạn dạy cách làm các món bánh Pháp đơn giản, sau đó bạn chơi
trò Yatsee với Lộc.

Lộc nói với bạn là em đang học tiếng Anh nên nói còn chậm lắm.
Hiểu được điều đó, Mélanie cũng nói chậm, trao cho Lộc cơ hội
được nói và khuyến khích Lộc nói nhiều hơn. Ba ngày liên tục
hai bạn chơi với nhau, Lộc đã tự tin rất nhiều và thấy hai bạn viết

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 198
review cho nhau trên Couchsurfing rất dễ thương. Sau sáu tháng
luyện độ chính xác ổn, Lộc mất sáu tháng nữa để phát triển dần
dần khả năng giao tiếp thành thạo một cách chậm chạp nhưng
chắc chắn.

Ở Hama, làng có giáo viên nước ngoài và các bạn tình nguyện
viên quốc tế đến giao lưu. Mình thường khuyến khích các bạn
đã có nền tảng tốt giao tiếp, trình bày và giao lưu với các bạn.
Các bạn mới bắt đầu học, chưa vững chỉ nên nghe để cảm nhận
về việc giao tiếp trong thực tế, lúc nào thực sự vững phát âm rồi
mới nói. Nói sớm khi phát âm chưa vững, cái sai sẽ thành nếp,
khắc sâu sau này rất khó sửa. Muốn nhanh cần phải từ từ. Đi
chậm mà đúng gọi là đi nhanh. Khi nào độ chính xác vững, mới
phát triển tiếp độ thành thạo, không nên làm ngược lại.

13.1. MUỐN GIỎI - RA NƯỚC NGOÀI HỌC

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 199
Mình thường nhận được inbox hỏi có nên ra nước ngoài học
tiếng Anh hay không?

Câu trả lời của mình là: nên đi, đi để hiểu thực tế giao tiếp khác
xa với tiếng Anh mình học như thế nào, để lúc có động lực học
mạnh mẽ.

Lưu ý của mình trước khi đi, bạn cần có nền phát âm vững chắc
và tiếng Anh nền tảng tạm ổn. Hay nói cách khác tích luỹ độ
chính xác ở nhà trước vì quá trình xây dựng nền tảng này rất
mất thời gian. Lúc ra nước ngoài hãy tận dụng môi trường để
bung lụa, để phát triển độ thành thạo, để kết nối với bạn bè và
học được nhiều từ thầy cô.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 200
Lúc chưa có nền tảng về phát âm tốt, ngữ pháp và từ vựng tạm
ổn thì việc ra nước ngoài học sẽ rất áp lực về thời gian và kinh
phí, bạn sẽ không học được nhiều. Hơn nữa, khi sự thành thạo
được xây dựng trên nền chính khác không vững thì việc "hoá
thạch" là điều xảy ra tất yếu. Hoá thạch xảy ra khi độ chính xác
chưa được xây dựng chắc chắn mà đã tập trung phát triển độ
thành thạo thì "hoá thạch" sẽ xảy ra làm cho sự tiến bộ rất chậm
hoặc không có sự tiến bộ.

13.2. RA NƯỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐỘ THÀNH THẠO

Môi trường học tiếng Anh ở Philipin, Úc và Canada là những


nước mình đã đi qua và thấy rất tốt. Việc bạn cần làm trước khi
đi là phải học có nền tảng chắc chắn với độ chính xác trong phát

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 201
âm cao, có khả năng diễn đạt tốt, khi sang đó sẽ phát triển thêm
độ thành thạo. Như vậy bạn mới phát huy hiệu quả của việc ra
nước ngoài học, dành thời gian đó đi kết bạn, tìm hiểu về văn
hoá, đất nước và con người hơn là cặm cụi ngồi học ở thư viện,
không đáng tiền bạc và công sức bạn bỏ ra.

Các học viên sau khi hoàn thành khóa nền tảng 3 tháng xong,
nếu phù hợp, mình sẽ gửi các bạn qua Philipin, Singapore và Úc
trong 1-3 tháng để các bạn trải nghiệm tiếng Anh trong môi
trường quốc tế, khi quay lại Hama, các bạn học với một tâm thế
khác.

Không phải cứ ra nước ngoài học, nói chuyện với người bản xứ
nhiều là tiếng Anh tự nhiên giỏi lên. Bạn phải luyện độ chính xác
ở nhà và có khả năng tự chỉnh sửa cho chính mình. Lúc ra nước
ngoài sẽ giúp phát triển độ lưu loát, thành thạo. Hai yếu tố chính
xác và thành thạo cần đi song song và yếu tố chính xác phải
được chuẩn bị kỹ ở nhà.

----------

Quá trình dạy và học giúp mình nhận ra các tư duy chưa hợp lý
về việc học tiếng Anh làm cản trở việc học, đồng thời đưa ra các
tư duy đối ứng đúng đắn để các bạn tự điều chỉnh cho chính
mình. Mình hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có được
tư duy và niềm tin đúng đắn, điều đó cực kỳ quan trọng cho việc
học thành công và hiệu quả.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 202
Sau hơn 20 năm trải nghiệm sâu sắc việc học, sử dụng và dạy
Tiếng Anh, mình hiểu rõ các điểm yếu trong cách dạy học và tìm
ra phương pháp để lấp đầy các lỗ hổng đó, mình và Lộc phát
triển một lộ trình hoàn thiện cho người mới bắt đầu học Tiếng
Anh hoặc học trên mười năm mà chưa sử dụng được.

Lộ trình này đang được áp dụng thành công trên hơn một ngàn
học viên của LeaderTalks trong năm năm qua, giúp các bạn tự
tin nghe, nói, đọc, viết cả trong môi trường giao tiếp và học thuật.
Lộ trình này vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện dựa vào sự
trưởng thành của Hằng và Lộc trong thời gian tới.

Bất kể đầu vào của bạn như thế nào, bạn mới bắt đầu hay đã
học Tiếng Anh nhiều năm, bạn đang là sinh viên hay đã đi làm,
bạn 16, 26 hay 62 tuổi, bạn đang ở trong nước hay nước ngoài,
bạn đã từng làm việc nhiều với người nước ngoài hay chưa từng
giao tiếp, nếu bạn cảm thấy mình có vấn đề với việc giao tiếp
Tiếng Anh, học hoài mà ít thấy có sự tiến bộ, lời khuyên của
mình là quay lại học đúng chuẩn từ đầu, bắt đầu với phát âm và
tiếp cận hệ thống.

English Mastery là chương trình học online từ 5-6h sáng được


thiết kế trong vòng một năm, giúp người học phát triển khả năng
sử dụng Tiếng Anh thông qua sáu học phần, bắt đầu với Âm -
Từ - Cụm - Câu - Đoạn - Bài. Sáu học phần này được chia thành
ba giai đoạn huấn luyện theo ba cấp độ Clear Speaking (Líu
Lưỡi), Master Speaking (Líu Lo) và Real Speaking (Ríu Rít).

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 203
Líu Lưỡi là Nền tảng tập trung vào huấn luyện học phần Âm và
Từ.

Líu Lo ở cấp độ Trung cấp tập trung huấn luyện ở Cụm và Câu.

Ríu Rít ở cấp độ Nâng cao, tập trung vào học phần Đoạn và Bài,
là nền tảng để luyện thi IELTS và học tập trong môi trường học
thuật.

Hoàn thiện chương trình này, bạn sẽ có nền tảng vững chắc để
nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp hiệu quả. Từ đó việc học để có
sự tự do, có sự chủ động trong cuộc sống sẽ mở ra trước mắt
bạn.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 204
CHƯƠNG 4: LỘ TRÌNH HỌC TỪ ZERO TO HERO

MODULE 1: ÂM LÀ NỀN TẢNG

1.TỔNG QUAN VỀ ÂM

Khác với các ngôn ngữ mà hệ thống chữ viết có thể gợi ý cả
cách phát âm các từ ở một mức độ nào đó như tiếng Việt, tiếng
Nhật, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nga, hay tiếng Pháp, sự liên hệ
giữa chính tả và ngữ âm trong tiếng Anh rất lỏng lẻo, gây khó
khăn rất lớn cho người học trong phát âm và giao tiếp.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 205
Hơn nữa, hệ thống chính tả của tiếng Anh được xem "khét
tiếng là vô ích" nếu ai đó muốn suy ra cách phát âm của một
từ, từ cách viết của nó. Nhưng điều đó lại rất phổ biến đối với
người Việt Nam khi học tiếng Anh: nhìn vào mặt chữ để đọc
hoặc phiên âm tiếng Anh tiếng Việt để đọc. Cả hai cách này
đều dẫn đến 95% sẽ phát âm sai. Thậm chí nhìn vào phiên âm
mà không nắm chắc về âm đọc cũng sai vì rất nhiều âm trong
tiếng Anh có mà tiếng Việt không có, thậm chí có, nhìn có vẻ
giống nhưng lại đọc rất khác. Điều này tạo ra một lỗ hỏng trầm
trọng khó có thể lấp đầy, sửa chữa trong việc dạy và học tiếng
Anh, dẫn đến mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc của
người học để học lại cho đúng sau này.

Trong tiếng Anh chỉ có 26 ký tự để kết hợp thành chữ viết,


nhưng có tới 44 âm khác biệt kết hợp tạo thành ngôn ngữ nói.
Chính vì vậy Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế (IPA) được phát
triển bởi Hội Ngữ âm Quốc tế ra đời để chuẩn hóa hệ thống
phiên âm cho các từ điển, giúp hỗ trợ tối đa khả năng phát âm
và khả năng nghe. Bảng phiên âm tiếng Anh là một sáng kiến
nhằm rút ngắn thời gian cho người học, giúp phân biệt chính
xác các âm và bắt chước giống y hệt.

IPA có thể giúp sử dụng khẩu hình miệng, môi, răng, lưỡi
đúng vị trí và cách điều khiển dòng khí để tạo ra âm thanh
chuẩn khi đọc. IPA cũng được dùng trong việc huấn luyện
giọng nói cho các diễn viên và những người sử dụng giọng nói

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 206
cho mục đích truyền thông có một giọng nói truyền cảm hoặc
thay đổi giọng điệu của ngôn ngữ.

Có thể thấy rằng, IPA là quy chuẩn quốc tế. Đã là chuẩn thì
không có thoả hiệp, gần đúng có nghĩa là sai, chúng ta cần làm
đúng 100% mới đi tiếp được, nếu không mọi nỗ lực sau đó như
muối bỏ biển, khi học đến một giai đoạn nhất định, bạn sẽ bị
"hoá thạch", học nhiều nhưng ít có sự tiến bộ. Để đọc chuẩn,
âm lực và khẩu hình miệng cần phải chuẩn để có thể đọc
chuẩn từng từ một. Trọng âm, nguyên âm, âm cuối và âm sát
cuối cần được chú ý thể hiện chỉnh chu khi đọc từng từ một.

Thường mọi người sẽ nghĩ phát âm chỉ là học về bảng phiên


âm quốc tế: nguyên âm và phụ âm. Đúng nhưng chưa đủ, phát
âm nó gồm ba phần:

1. Ngữ âm (Segmentals): nguyên âm và phụ âm, cái mình hay


nghĩ là phát âm.

2. Ngôn điệu (Suprasegmental): trọng âm, nhịp điệu (rhythm),


ngữ điệu (intonation).

3. Điệu bộ (Peripheral feature): điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể và


giao tiếp bằng mắt.

Để giải thích ba bộ phận cấu thành của phát âm này bằng việc
đọc và hình dung sẽ không hiệu quả bằng việc sử dụng video.
Mình mời các bạn vào trang LeaderTalks.com để xem hướng
cụ thể dưới dạng video.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 207
2. LỜI NÓI GIÓ BAY

Trong lớp English Mastery có một chị học viên mình rất quý bởi
sự cầu tiến và chỉn chu trong việc học. Chị là giáo viên Đại học
kinh tế TP.HCM. Chị lấy IELTS 6.0 và được học bổng sang Hà
Lan học thạc sĩ, về nước chị tiếp tục theo học chương trình
thạc sỹ của Anh ở Việt Nam. Tiếng Anh giao tiếp, đi du lịch
không thành vấn đề nhưng từ bên trong chị vẫn thấy có cái gì
đó chưa ổn.

Lúc sang Mỹ chơi, nói chuyện với đứa cháu và xem cháu tập
đọc, thấy lạ, chị hỏi ủa hai cái này đọc khác nhau hả? Đứa
cháu trả lời đúng rồi, cái này là Name (Chữ), cái này là Sound

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 208
(Âm), hai cái này là khác nhau. Chị ngạc nhiên: cái này trước
giờ mình chưa biết nè, sau đó về tìm khóa phát âm để học cái
Sound.

Ngôn ngữ nói (spoken language) dùng trong đời sống hằng
ngày, nó có trước ngôn ngữ viết. Để tránh "lời nói gió bay"
người ta mới dùng ngôn ngữ viết để ghi lại ngôn ngữ nói. Hay
nói cách khác, theo giáo sư Hồ Ngọc Đại, tiếng là vật thật, chữ
là vật thay thế của tiếng.

Trẻ con khi mới lớn lên, được tiếp xúc với tiếng nói của ông bà,
ba mẹ. Tiếng trong trường hợp này là vật thật. Khi đến trường,
các con sẽ tiếp xúc với chữ viết, là vật thay thế, đó là quy trình
học tiếng Việt của một đứa trẻ học ngôn ngữ: bắt đầu từ Tiếng
(Sound) trước rồi mới học Chữ viết (Name) sau.

Tiếng tồn tại trong đời sống hằng ngày, do đó nếu học sinh học
được cấu trúc của tiếng thì sẽ không bị quên vì các em sử
dụng tiếng thường xuyên và liên tục trong giao tiếp. Ngược lại
nếu tập trung vào học chữ viết, là vật thay thế thì khi không
dùng, các em sẽ quên, nhất là trong các dịp hè, khi quay lại
trường các em có thể bị "tái mù", quên chữ viết.

Suy rộng ra trong cách học tiếng Anh, chúng ta có thể thấy
cách tiếp cận đối với việc học tiếng Anh bấy lâu đã sai từ nền
tảng, chỉ tập trung vào học từ vựng, là mặt chữ, mà không chú
ý đến phát âm. Chính vì bắt đầu học từ "vật thay thế" chứ

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 209
không học từ "vật thật" nên cứ học rồi quên mà không dùng
được trong đời sống hằng ngày.

Phương pháp hướng dẫn tiếng Anh của Montessori cũng lấy
phát âm làm nền tảng, giúp các con cảm nhận hình dạng của
âm, phụ âm đầu và phụ âm cuối thông qua các trò chơi, trước
khi tiếp cận với logic và ngữ pháp.

Bài học rút ra là gì? Khi tiếp cận một ngôn ngữ mới, chúng ta
cần bắt đầu học từ phát âm, học từ vật thật chứ không phải vật
thay thế và học đúng ngay từ đầu.

3. TẠI SAO PHÁT ÂM TIẾNG ANH KHÓ?

Thực ra phát âm tiếng Anh rất khó đối với đa số người học
tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai trên thế giới, chứ không riêng gì
với chúng ta. Các bạn có thể gõ từ khoá Pronunciation sẽ thấy
89 triệu kết quả tìm kiếm được trong thời gian 0.36 giây, đủ để

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 210
thấy chủ đề này hot đối với người học tiếng Anh trên thế giới
như thế nào.

Vậy tại sao nó lại khó?

Thứ nhất: Tiếng Anh có 26 chữ cái nhưng lại có tới 44 âm. Mối
quan hệ giữa chữ viết và phát âm rất lỏng lẻo, chữ viết ít gợi ý
cho cách đọc, nếu không nói nhìn vào chữ viết để đọc thì khả
năng đọc sai lên đến 95%. Việc hướng dẫn và chỉnh sửa để
đọc chuẩn 44 âm này thường mất 3-7 ngày liên tục mới tạm ổn
cơ bản.

Thứ hai: Trong tiếng Việt âm hữu thanh không rõ ràng. Trong
khi đó tiếng Anh chỉ có 9 phụ âm vô thanh, còn lại là âm hữu
thanh. Việc luyện tập âm hữu thanh là không quen thuộc với
người Việt vì âm hữu thanh yêu cầu phải nghe cả tiếng và hơi
khi phát ra, phải cảm nhận được độ rung ở thanh quản. Trong
khi đó âm vô thanh thì không có độ rung. Có 8 cặp phụ âm đối
xứng yêu cầu khẩu hình miệng và vị trí đặt lưỡi giống nhau,
điểm khác biệt duy nhất là âm ở trước là âm vô thanh, âm
đứng sau là hữu thanh: p-b, k-g, f-v, s-z, t-d, ʃ-ʒ, tʃ-dʒ, θ-ð.

Thứ ba: Bản chất của phát âm là điều chỉnh dòng khí, kết hợp
với khẩu hình miệng và vị trí đặt lưỡi để tạo ra âm chính xác.
Để nói được âm hữu thanh cần lấy được âm bụng vốn cần
nhiều năng lượng. Do vậy việc luyện tập hơi thở bụng và biết

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 211
cách điều tiết hơi thở là một kỹ thuật then chốt để nói tiếng Anh
chuẩn và hay mà không bị đuối sức.

Trong quá trình dạy mình còn nhận ra rằng khí lực có liên quan
chặt chẽ với tâm, với những nội kết trong tâm. Nội kết là những
nút thắt, những uất ức được chôn chặt trong tiềm thức rất khó
giải bày mà đôi khi chúng ta không biết nó đang tồn tại, lúc đó
dòng khí bị tắc nghẽn. Lưu thông dòng khí là việc cần làm
trước và trong suốt quá trình học thông qua các bài luyện khí.
Khi dòng khí được lưu thông, bạn sẽ được chữa lành cả thân
và tâm, điều này hỗ trợ rất tốt cho việc học âm.

Thứ 4: Tiếng Việt không cần phát âm rõ âm cuối và điều này


hoàn toàn ngược lại trong tiếng Anh: âm cuối và và âm sát cuối
cần được chú ý phát âm rõ ràng. Âm cuối trong tiếng Anh quan
trọng như âm đầu trong tiếng Việt nên "ói iếng anh à ông ó âm
uối ì ư ói iếng iệt à ông ó âm ầu" (Nói tiếng Anh mà không có
âm cuối thì như nói tiếng Việt mà không có âm đầu). Để khắc
phục được điều này không quá khó, chỉ cần có ý thức rằng âm
cuối và âm sát cuối quan trọng thì sẽ làm được.

Thứ 5: Phát âm tiếng Anh khó vì có rất nhiều âm trong tiếng


Anh có mà tiếng Việt không có, điều đó gây trở ngại cho người
học khi cố gắng tìm một âm nào đó trong tiếng Việt để thay thế
cho âm trong tiếng Anh.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 212
Có những âm có sự khác biệt rất vi tế nhưng lại tạo nên sự
nhầm lẫn rất lớn, một số phụ âm điển hình như:

• /z/ như trong từ Zoo, tương tự như dờ (d) trong tiếng Việt.
Điểm khác ở đây là /z/ là âm hữu thanh, có rung ở cổ và rung ở
đầu lưỡi, lưỡi không di chuyển khi tạo ra âm.

• /ʒ/ như trong từ Vision, ở giữa d và gi của tiếng Việt. Điểm


khác là âm /ʒ/ là âm hữu thanh, không giật lưỡi khi tạo âm và
bề mặt lưỡi chỉ tiệm cận chứ không tiếp xúc với vòm họng, giữ
khẩu hình miệng vuông tròn.

• /dʒ/ như trong từ Jump, tương tự âm giờ (gi) hay âm (r) trong
tiếng Việt. Điểm khác là âm /dʒ/ là âm hữu thanh, cần có sự
giật mạnh của lưỡi xuống dưới thay vì giữ nguyên vị trí lưỡi để
ngang như âm (gi) trong tiếng Việt.

• /Θ/ như trong từ think, tương tự chữ thờ (th) trong tiếng Việt.
Điểm khác là âm này lưỡi phải đưa ra ngoài và giật mạnh vào
phía trong.

Chính vì lẽ đó, nếu dựa vào phát âm tiếng Việt để đọc tiếng
Anh sẽ dẫn đến sai nghiêm trọng về sau.

Thứ 6: Tiếng Anh có phụ âm đôi, phụ âm ba cần phát âm rõ,


tiếng Việt không như vậy. Ví dụ từ Nghĩa thì ba phụ âm ngh
đọc là ngờ, trong khi đó scr trong scratch thì ba phụ âm cần
đọc rõ ràng từng phụ âm một.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 213
Thứ 7: Việc nối âm là phổ biến trong tiếng Anh. Phổ biến nhất
là nối phụ âm cuối của từ đứng trước với nguyên âm đầu của
từ đứng sau dẫn đến có sự biến âm khi đọc trong câu so với
từng từ đứng riêng lẻ, điều này gây cản trở cho việc nghe.
Luyện tập việc nối âm cần thời gian và sự chú ý tỉ mỉ, chi tiết.
Ví dụ: What time/ is it? /wɒt taɪm ɪz ɪt?/ thì hai âm tt gần nhau
được lược bỏ một âm, /m/ trong time được nối với /i/ trong is
và /z/ trong is sẽ được nối với /i/ trong it.

Thứ 8: Từ trong tiếng Việt là đơn âm tiết, trong khi từ trong


tiếng Anh là đa âm tiết, một từ được cấu tạo từ một hay nhiều
nguyên âm và phụ âm. Từ trong tiếng Việt là đơn âm tiết nên
thời gian lúc nói của 10 từ gấp 10 lần một từ, dù từ đó dài hay
ngắn. Tiếng Anh thì khác, độ dài phát âm của một từ có nhiều
âm tiết khác với độ dài của từ một âm tiết nên cần thời gian nói
dài hơn, cần âm lực mạnh để duy trì mới phát âm chuẩn.

Thứ 9: Từ trong tiếng Anh có trọng âm mà tiếng Việt không có.


Việc nhấn trọng âm cực kỳ quan trọng và cũng là điểm yếu
nhất của người Việt khi nói tiếng Anh. Việc nhấn đúng và chỉnh
chu trong từng từ phát ra là điều tối quan trọng để nói tiếng
Anh chuẩn và hay.

4. TẠI SAO PHÁT ÂM QUAN TRỌNG?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 214
Ngôn ngữ ra đời để phục vụ việc giao tiếp. So với giao tiếp
bằng chữ viết và hình ảnh, thì giao tiếp bằng lời nói thường đạt
hiệu quả cao hơn. Điều này sẽ được lý giải kỹ trong chương
tiếp theo.

Chữ viết là "vật thay thế", tiếng nói mới là "vật thật". Chữ viết
được tạo ra để mã hóa tiếng ở một hình thức khác. Chúng ta
cần bắt đầu từ "vật thật", tức là bắt đầu với tiếng trước. Việc
làm theo trình tự ngược lại chỉ làm mất thời gian học, vì đi một
vòng rồi lại phải quay lại từ đầu. Do vậy, nguyên lý bất di bất
dịch khi học bất cứ ngoại ngữ nào đó là phải học phát âm
trước.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 215
Pronunciation is everything! Phát âm như móng nhà. Thường
móng nhà sẽ chiếm 10% chi phí xây dựng của cái nhà đó, đầu
tư vào nền móng tỉ lệ thuận với độ cao của ngôi nhà. Móng xây
vững vàng bao nhiêu thì khi nhà xây lên cao mới kiên cố được.
Khi cái nền đã sai thì tất cả những cái gì xây trên đó sẽ không
có hiệu quả và không dùng được đường dài.

Theo nghiên cứu của ELSA, hậu quả của việc phát âm tiếng
Anh không chuẩn, cá nhân làm giảm 30% độ tin tưởng của
mình với người đối diện mà không hề hay biết. Doanh nghiệp
bị giảm 40% hiệu suất làm việc chỉ vì giao tiếp không hiệu quả.
Khi có trải nghiệm về giao tiếp, bạn sẽ cảm nhận được việc
này mà không cần thông qua con số.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những cá nhân làm việc với con
người và giao tiếp nhiều thường đặc biệt chú trọng đến giọng
nói và phát âm chuẩn của chính mình. Họ cảm nhận và đánh
giá người khác qua sự chỉnh chu trong giọng nói và phát âm
của người đối diện.

Khi nhận thức được tầm quan trọng của phát âm, hãy bắt đầu
xây dựng móng nhà của mình từ những viên gạch phát âm một
cách cần mẫn và chắc chắn. Muốn nhanh cần phải từ từ, đi
chậm mà chắc là đi nhanh.

Always remember: Pronunciation is everything as starting


to learn a new language.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 216
5. TẠI SAO PHÁT ÂM QUAN TRỌNG NHƯNG ÍT ĐƯỢC DẠY
KỸ?

Những giáo viên tiếng Anh tốt hiểu rất rõ về tầm quan trọng
của phát âm chuẩn, nhưng không thể chỉnh sửa một cách có
hệ thống cho học trò được vì nhiều nguyên nhân. Một số
nguyên nhân chính theo quan sát và cảm nhận của mình là:

Thứ nhất: Đây thực sự là phần khó dạy và khó học nhất vì mất
rất nhiều thời gian và công sức. Hướng dẫn (teaching) thì dễ
nhưng bắt tay chỉ việc (coaching) cho học trò làm đúng chuẩn
tốn rất nhiều công sức của cả người dạy và người học. Hướng
dẫn xong nếu học trò không chịu khó duy trì luyện tập sẽ quên
và quay lại vốn phát âm sai ban đầu.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 217
Thường các bạn đã có trải nghiệm giao tiếp với người nước
ngoài nhiều sẽ ý thức được tầm quan trọng của phát âm và
nghiêm túc chỉnh sửa. Với các bạn chưa có trải nghiệm đó
thường chưa thấm hiểu được phát âm quan trọng như thế nào
để cố gắng chỉn chu từng âm, từng từ một. Mình thường chia
sẻ với các bạn rằng "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" là ở điểm
này.

Thứ hai: Tâm lý người học thường muốn có kết quả nhanh
nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Thường các bạn sẽ hỏi
mình khi đăng ký học là sau khóa học này em có giao tiếp
được chưa?, em có thi IELTS/PTE được chưa? Được chứ!,
nhưng giao tiếp ở cấp độ nào và được bao nhiêu điểm phụ
thuộc rất nhiều vào nỗ lực thực hành của em.

Có hai yếu tố quyết định trong việc dạy và học ngôn ngữ là độ
chính xác (accuracy) và độ trôi chảy (fluency). Người học có
xu hướng muốn được nói trôi chảy hơn là nói chính xác. Thực
tế là, khi phát triển độ chính xác tốt, bạn sẽ đi rất nhanh trên
tiến trình luyện tập độ trôi chảy. Nhưng khi bạn nói trôi chảy mà
không chính xác nó sẽ là rào cản trên tiến trình luyện tập cả hai
(chính xác và trôi chảy).

Học đi chậm, ăn cơm nhai kỹ, làm chậm mà chính xác khó hơn
nhiều so với việc làm nhanh mà ít quan tâm đến độ chính xác.
Đi chậm mà chắc gọi là đi nhanh, muốn nhanh cần phải từ từ.
Theo quan sát của mình, sẽ mất khoảng sáu tháng đến một

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 218
năm, mỗi ngày dành ít nhất hai tiếng chất lượng để luyện tập,
độ chính xác sẽ vững để tiếp tục phát triển độ thành thạo.

Nhưng vì nhiều nguyên nhân, người học thường không thể duy
trì động lực để vượt qua điểm thử thách để xây dựng độ chính
xác, nên cứ xây lên lại sập xuống và xây lại từ đầu là vậy. Việc
muốn học nhanh, tiến bộ nhanh và giao tiếp trôi chảy khiến
người học ít dành thời gian cho việc luyện tập độ chính xác
trước độ thành thạo. Muốn nhanh cần phải từ từ, đi chậm mà
chắc gọi là đi nhanh là vậy.

Thứ ba: Việc tiếp cận chưa hợp lý ở trường vốn không bắt đầu
bằng chuẩn phát âm (vật thật) hoặc dạy sơ sài đã trở nên phổ
biến và trở thành "bệnh dịch" lan truyền từ thế hệ này đến thế
hệ khác. Điều này cần rất nhiều thời gian để thay đổi. Khi một
giáo viên đã phát âm sai, thì ít nhất 20 thế hệ học trò sẽ nói sai.
Những học trò này sẽ trở thành giáo viên trong tương lai, việc
phát âm sai sẽ phát triển theo cấp số nhân, khó mà dừng lại
được. Để thay đổi được điều này, mỗi cá nhân phải tự ý thức
và tìm cách khắc phục chứ không nên trông đợi vào sự hỗ trợ
từ hệ thống giáo dục chính quy, ít nhất là trong chục năm tới.

Thứ tư: Luyện độ chính xác mất rất nhiều công sức và thời
gian, các giáo viên tiếng Anh tốt hiểu điều đó. Các thầy cô giỏi
thường tập trung hướng dẫn ở các cấp độ từ trung cấp trở lên,
phát triển độ thành thạo và luyện thi các chứng chỉ quốc tế. Bởi
vì sức người có hạn, trong cùng một khoảng thời gian đó, thầy

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 219
cô có thể giúp được nhiều học viên ở trình độ trung cấp trở lên
phát triển đến nơi đến chốn, có kết quả. Điều này sẽ ý nghĩa
hơn so với dạy nền tảng thật chắc cho từng người vốn tốn rất
nhiều thời gian và công sức, nhưng sau đó nếu học trò về nhà
không chịu khó duy trì luyện tập thì cũng chẳng đi đến đâu, mất
công cả thầy lẫn trò.

Mình kể câu chuyện này để các bạn dễ hình dung. Hồi nhỏ
mình nuôi heo, trong chuồng lúc nào cũng có ít nhất 4 con vừa
thịt vừa nái. Các cô chú thương lái thường vào gạ mạ mình
mua heo ở tháng thứ 4, thứ 5, gọi là "heo chọi" với giá cao. Lúc
chị em mình còn nhỏ, nhà luôn ở trạng thái thiếu tiền nên đến
gạ mạ sẽ bán. Sau này nhà đỡ hơn chút, mạ không bán nữa
mà nuôi đến tháng thứ 8 thứ 9 mới bán. Nhìn lại mới biết giai
đoạn nuôi heo con rất cực, nó cứ oặt ẹo không chịu lớn, kén ăn
và rất dễ bị bệnh. Khi qua giai đoạn 4-5 tháng là heo ăn rất dễ,
thả cái gì vào chuồng nó cũng nhai ngấu nghiến, heo ít bị bệnh
và lớn rất nhanh ở giai đoạn này, bán được giá cao. Đó là lí do
vì sao các thương lái vào gạ mạ mình mua heo chọi.

Nuôi heo con cũng giống như dạy và học ở giai đoạn nền tảng,
rất là trầm trầy trầm trật, đòi hỏi nỗ lực rất nhiều từ hai phía.
Khi vượt qua điểm thử thách này, trở thành "heo chọi" bạn sẽ
tiến bộ rất nhanh.

Thứ năm: Khi viết quyển sách này, mình làm tổng quan tài liệu
về mảng phát âm, các bài báo nghiên cứu và thực hành trong

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 220
mảng này khá kỹ cả trong nước và quốc tế. Mình nhận thấy
rằng, đa phần các tài liệu liên quan đến phát âm nằm ở dạng
các bài báo nghiên cứu khoa học, ít cụ thể hóa thành thực
hành. Do vậy ở hiện tại và tương lai, không riêng gì Việt Nam,
cả thế giới vẫn đang vật lộn với việc nghiên cứu về cách giảng
dạy bộ môn này. Còn thực hành được nó là một khoảng cách
khá xa nữa.

Đó là năm lý do môn phát âm ít được hướng dẫn kỹ ở các bậc


phổ thông, ở các trường Đại học và các trung tâm ngoại ngữ.
Cách tiếp cận chưa hợp lý ngay từ đầu trong học ngoại ngữ đã
làm mất rất nhiều nguồn lực của người học. Chúng ta cần một
phương pháp tiếp cận mới để giải quyết vấn đề này.

6. SỰ KHÁC NHAU GIỮA TEACH VÀ COACH?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 221
Teach là cách dạy truyền thống, tập trung vào việc hướng dẫn
phương pháp, như xem clip hướng dẫn cách làm, nghe thầy cô
giảng ở trên lớp, đọc tài liệu hướng dẫn trong chủ đề đó..., quá
trình này gọi là học thông qua việc dạy (teach).

Coach là ngoài hướng dẫn phương pháp thì phải xem xét nội
tại của người học để thay đổi phương pháp hướng dẫn phù
hợp. Coach là bắt tay chỉ việc, để cuối cùng người được coach
phải làm được chuẩn nội dung được hướng dẫn.

Teach thiên về lý thuyết, Coach nghiêng về thực hành.

Điều cần đặc biệt lưu tâm khi học phát âm là: phát âm cần
được coach chỉn chu, teach khả năng cao sẽ bị sai ngay từ
đầu. Chuẩn quốc tế có nghĩa là đúng chuẩn, gần đúng có
nghĩa là sai, chúng ta không nên thỏa hiệp với các lỗi nhỏ. Việc

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 222
chỉ hướng dẫn lý thuyết hoặc hướng dẫn thực hành chưa thấu
đáo sẽ dẫn từ cái sai này sang cái sai khác. Khi đã sai nền
tảng, một loạt nội dung học được xây dựng trên nền tảng đó sẽ
không dùng được.

Để chuẩn phát âm ngay từ đầu, người học cần một người


coach có kinh nghiệm, chuẩn phát âm và là bậc thầy về lãnh
đạo để giúp người học có thể đi đến đích. Coach cần tích lũy
kinh nghiệm qua nhiều trường hợp và bản thân coach nắm
vững hệ thống phương pháp học tiếng Anh từ nền tảng đến
nâng cao.

Người bản xứ, người nói tiếng Anh tốt hay đã từng ở nước
ngoài không đảm bảo coach hiệu quả, đặc biệt là phần phát
âm. Điều này cũng giống như bạn nói tiếng Việt giỏi nhưng dạy
người khác nói tiếng Việt là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 223
7. TẠI SAO PHÁT ÂM CẦN COACH?

Bởi vì cấu tạo răng, môi, lưỡi, hơi thở và âm lực của mỗi người
khác nhau, cần phương pháp chỉnh sửa khác nhau. Cụ thể:

Thứ nhất: Độ dài, độ dày và độ linh hoạt của lưỡi mỗi người
khác nhau, nên cần phương pháp luyện tập khác nhau để có
thể điều khiển được dòng khí khi phát âm. Có âm cần lưỡi
cứng, săn chắc nhưng có âm lưỡi phải mềm, linh hoạt. Có âm
cần lưỡi đẩy vào trong, cong lên, có âm lưỡi đưa ra ngoài và
giật vào nhanh. Có âm lưỡi cần giữ trung lập, không được di
chuyển.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 224
Mặc khác, từ trong tiếng Anh là đa âm tiết, khi ghép nhiều âm
lại với nhau để tạo thành một từ, lưỡi cần làm việc nhanh và
linh hoạt mới phát ra âm chính xác của từ đó. Điều đó yêu cầu
việc luyện tập lưỡi thường xuyên và liên tục. Xét về mặt sức
khoẻ, khi lưỡi linh hoạt, não sẽ minh mẫn theo, một công đôi
việc.

Thứ hai: Môi của mỗi người cấu tạo mỗi khác. Để giữ khẩu
hình miệng khi nói cần cảm nhận được mức tối đa học viên có
thể làm dựa trên cấu trúc môi. Em gái mình - Hải, là người
coach rất sáng tạo trong việc này. Ví dụ những bạn môi mỏng
thì em hướng dẫn lấy ngòi bút để ngang môi trên và giữ cho nó
không bị rớt xuống để tạo khẩu hình miệng.

Thứ ba: Có người âm lực mạnh, trầm, hơi thở sâu, kéo được
dài. Có người hơi thở yếu, nói nhỏ, cần hướng dẫn cách lấy
hơi thở bụng đến một giai đoạn nhất định mới vào luyện âm
được. Âm lực hay khí lực rất quan trọng để nói tiếng Anh
chuẩn và hay.

Trong số học viên đến học với mình, có rất nhiều bạn ý thức
được tầm quan trọng của phát âm và đã tự học nhiều bằng
cách xem hướng dẫn phát âm trên Youtube. Các bạn
Youtubers hướng dẫn rất tốt, rất chi tiết, nhưng khi thực hành
nó là một chuyện khác. Việc tự luyện không chuẩn từ đầu, tạo
nên lỗi sai rất khó sửa trong quá trình học sau này.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 225
Việc tự học trong giai đoạn này rất nhiều khả năng dẫn đến từ
cái sai này nhảy sang cái sai khác. Khi cái sai đã thành nếp thì
rất khó sửa, nên cần làm đúng chuẩn từ đầu. Practice makes
perfect, but wrong practice makes perfectly wrong.

Do vậy, khi mới bắt đầu học, bạn cần một người coach chuẩn,
giàu kinh nghiệm để cho bạn biết làm như vậy đã chuẩn chưa,
nếu chưa phải chỉnh lại như thế nào cho đúng. Chỉ cần bạn làm
chuẩn và cứng phần nền tảng này, thì hành trình học về sau sẽ
thông suốt, bạn cứ một đường thẳng tiến nhờ sự kiên trì luyện
tập.

8. HƠI THỞ LÀ SỰ SỐNG

Khi quan sát người bản ngữ nói, bạn có thể sẽ nhận ra hai
điểm khác biệt mấu chốt với cách chúng ta nói tiếng Việt: (1)

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 226
âm lực mạnh và (2) khẩu hình miệng mở rộng, mình gọi là
khẩu hình miệng vuông tròn.

Nghe người bản xứ nói có vẻ nhẹ nhàng như cách chúng ta nói
tiếng Việt, nhưng để ý kỹ và cảm nhận bạn sẽ thấy âm lực các
bạn ấy phát ra rất mạnh. Việc lấy hơi từ bụng lúc nói là điều hết
sức tự nhiên giống như việc nói thì phải mở miệng, nhưng điều
này là cản trở lớn cho người Việt chúng ra khi nói tiếng Anh vì
việc lấy hơi bụng vốn không phải là điều quen thuộc.

Lúc mới sinh ra việc thở bụng là bản năng tự nhiên của tất cả
chúng ta. Ngắm một em bé đang ngủ, đặt một cái gối mỏng
trên bụng, cái gối sẽ lên xuống phập phồng, em bé đang thở
bụng. Khi lớn lên, dưới áp lực của cuộc sống, ngày ngày chúng
ta quên dần hơi thở bụng và quay về với hơi thở ngắn hơn, thở
ngực và lắm lúc cũng không nhớ để thở nữa. Chúng ta đã dần
dần đánh mất bản năng thở bằng bụng, sức khỏe theo đó mà
yếu theo.

Việc quay về với hơi thở bụng không những cực kỳ quan trọng
với việc nói tiếng Anh chuẩn và hay, mà còn là một khởi đầu tốt
đẹp để kết nối với bản thân, cải thiện sức khoẻ về thể chất, tinh
thần và đời sống tâm linh được nở hoa. Hơi thở là sự sống, có
khoẻ mới sống tươi vui và học tốt được.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 227
9. TẠI SAO PHẢI CHÚ Ý KHẨU HÌNH MIỆNG KHI NÓI?

Sau việc làm quen với hơi thở bụng để âm lực mạnh thì khẩu
hình miệng có ý nghĩa rất lớn để nói tiếng Anh chuẩn và hay.
Việc mở khẩu hình miệng khi nói có rất nhiều cái lợi.

Thứ nhất: nó sẽ tạo thành một cái loa để phóng âm đi xa. Khi
kết hợp với lực từ âm bụng thì âm sẽ trầm, ấm và vang xa
khiến cho người nghe dễ tiếp cận và cảm thấy dễ chịu khi
nghe. Hơn nữa, môi trường chúng ta giao tiếp không phải luôn
luôn lý tưởng, yên tĩnh thuận lợi cho việc tập trung lắng nghe.
Hầu hết môi trường giao tiếp là trong hội thảo, nhà hàng, nhà
xưởng, ngoài đường...có nhiều tạp âm. Điều đó đòi hỏi âm lực
cần mạnh và phóng đi xa, giúp truyền tải thông tin đến với đối

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 228
phương được. Khẩu hình miệng lúc này đóng vai trò như một
cái loa để phóng âm đi xa.

Thứ hai: Việc mở rộng khẩu hình miệng khi nói sẽ làm cho việc
phỏng đoán khi nghe được thuận lợi. Khi người khác nghe
mình nói mà chưa chắc 100% hiểu nội dung thì họ có thể nhìn
khẩu hình miệng để đoán từ mình đang nói, kết hợp với bối
cảnh, thể ngữ và tâm ngữ, người nghe sẽ đoán được. Tương
tự như vậy, mình có thể nhìn khẩu hình miệng của người nói
để đoán trong trường hợp không bắt kịp nội dung.

Thứ ba: Việc di chuyển khẩu hình miệng sẽ khiến cho việc biểu
đạt trên gương mặt trở nên biểu cảm hơn. Lời nói chỉ chiếm
7% hiệu quả giao tiếp, 37% còn lại đến từ ngôn ngữ hình thể
và chính khẩu hình miệng là điểm nhấn trong ngôn ngữ hình
thể. Việc tạo khẩu hình miệng sẽ làm cho biểu cảm gương mặt
sống động, thu hút và theo đó hiệu quả giao tiếp được tăng lên.

Trong khoá coach mình hướng dẫn và nhắc rất nhiều về khẩu
hình miệng, nhưng thường các bạn học viên ngộ ra ý nghĩa
của khẩu hình miệng ở trong giai đoạn thực hành Luca, các
bạn sẽ tự nhận ra oh wow, chú ý khẩu hình miệng là nói ở
đẳng cấp khác liền, không làng lúa chút nào.

Do vậy việc mở khẩu hình miệng khi nói sẽ khắc phục hai
nhược điểm lớn trong giao tiếp của người Việt: âm lực yếu, ít

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 229
biểu cảm gương mặt, để trở nên sống động và thu hút hơn
trong giao tiếp.

10. HAI ĐIỀU CỐT LÕI ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG VIỆC HỌC

Hai điều cốt lõi để học giỏi hay làm tốt bất cứ cái gì là thân
khỏe và tâm bình an. Thiếu một trong hai cái này thì khó có thể
học có kết quả. Sức khỏe cơ bản gắn liền với Ăn, Ngủ và Thở.
Thở quan trọng hơn ăn nhiều lần.

Ở phần này mình tập trung vào yếu tố sức khỏe. Sống khỏe
mới học tốt được. Lúc trong người không được khỏe thì chỉ có
mong muốn duy nhất là khỏe đã, học hành tính sau.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 230
Đối với sức khỏe, chúng ta có xu hướng khi bị đau đầu thì
uống thuốc trị đau đầu, khi bị nhức chân thì đi khám chân rồi
uống thuốc trị đau chân, bị bệnh gan thì uống thuốc giải độc
gan. Đau đâu chữa đó, bệnh chỗ nào thì chữa trị chỗ đó, hư
đâu sửa đó là cách tiếp cận chưa hợp lý. Tại sao?

Khi bị đau ở một bộ phận nào đó là báo hiệu toàn bộ cơ thể có


vấn đề và nó biểu hiện ra ở bộ phận đó. Toàn bộ cơ thể và lối
sống được xem xét chứ không chỉ tập trung chữa ở bộ phận bị
đau. Trong tự nhiên, cây cối, đất đai, con người là một tổng thể
thống nhất, hoàn chỉnh và cân bằng, cần sự tiếp cận và phát
triển hệ thống mới có sự bền vững.

Tương tự như vậy, chúng ta không thể muốn nói được tiếng
Anh là cứ chăm chú vào học tiếng Anh, đây là tư duy sai lầm
phổ biến của người học. Ngoài ngôn ngữ ra, bạn cần có sức
khỏe tốt, kiến thức phong phú và biết cách diễn đạt, hay nói
cách khác muốn tiếng Anh tốt thì tiếng Việt phải vững trước.
Những bài tiếp theo mình sẽ tập trung vào phần sức khoẻ, khí
lực vì điều này rất có ý nghĩa để nói tiếng Anh chuẩn và hay.

11. VÌ SAO KHÍ QUAN TRỌNG?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 231
Mình sẽ đi sâu vào hơi thở vì nó là yếu tố cấu thành quan trọng
cho âm lực, quyết định việc các bạn nói tiếng Anh có đúng
chuẩn hay không. Đa phần người sử dụng tốt tiếng Anh là
người có sức khỏe, đặc biệt là phần khí. Nếu bạn để ý, sẽ thấy
họ hát hay, giọng cao vút, rất là khỏe. Khi dẫn học trò làng đi
hát karaoke mình nhận ra điều này. Đa phần các bạn học tốt là
những bạn hát hay, giọng rất khỏe.

Khí khỏe, âm lực mới mạnh, mới tự tin, nói mới to, rõ ràng,
đúng và đặc biệt là nói được lâu mà không bị đuối hơi. Khi âm
lực yếu, không biết cách điều tiết và lấy hơi khi nói, sẽ dẫn đến
thều thào và ít có sự chú tâm vào nội dung mình đang nói.
Người nghe khi không rõ sẽ hỏi lại vài lần pardon, could you

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 232
please repeat, sẽ làm người nói bối rối, chất lượng cuộc hội
thoại vì thế mà giảm xuống. Muốn điều đó đừng xảy ra, chúng
ta cần luyện khí song song với quá trình học để vừa khỏe, vừa
nói đúng và hay.

Hơn nữa, khí là năng lượng. Giao tiếp là quá trình trao đổi
năng lượng. Do vậy khi âm lực mạnh, biết cách điều tiết là
phương tiện cần thiết để truyền tải thông điệp đến người nghe.

12. SADGURU - THẦY DẠY KHÍ

Mình yêu Osho, thích Kristina Murti, ngưỡng mộ Đức Phật và


biết ơn thầy Goenka. Những người thầy này đã giúp mình có

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 233
được sự trưởng thành trong suy nghĩ, cách nhìn nhận về cuộc
sống, về tình yêu và ý nghĩa cuộc đời.

Khi thấy tất cả những người thầy này đều là người Ấn, mình tự
hỏi vùng đất này có gì đặc biệt mà có thể nuôi dưỡng những
bậc thầy tâm linh xuất chúng như vậy? Mình muốn cảm nhận
điều này, nhưng lại bị những định kiến và nỗi sợ kéo lại. Dùng
dằng mãi mấy năm liền, mình quyết định không để những câu
chuyện phiến diện chi phối cách mình nhìn nhận về vùng đất
này.

Mình sang Bhutan rồi sau đó sang Ấn Độ, lang thang gần hai
tháng. Cũng chỉ đi vậy thôi, duyên đến đâu đi đến đấy, không
có kế hoạch chi tiết gì. Mình tính đến Osho Mediation Centre ở
Pune để học về phương pháp thiền động. Trước khi đến, mình
vào Youtube xem lại các video hướng dẫn để có sự chuẩn bị
chu đáo trước khi vào tu viện này.

Khi đang xem các video này thì Youtube đề xuất video của
Sadguru, mình click vào xem và bị hút ở những bài nói chuyện
của ông. Xong mình mua sách Inner Engineering của ông để
đọc. Mình cảm thấy những điều ông chia sẻ chính xác là
những cái mình đang gặp phải trong cả thân và tâm thời điểm
đó.

Mình là đứa giàu năng lượng và khi năng lượng đặt sai chỗ, nó
dẫn đến mâu thuẫn tự thân làm mình mất phương hướng trong

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 234
cuộc sống dẫn đến trầm cảm một thời gian khá dài mà chẳng
ai nhận ra, kể cả bản thân mình.

Chuyến đi Ấn Độ và Bhutan đó với ý định ban đầu là một


chuyến tiền trạm cho việc xuất gia vài năm sau đó. Khi nghe
Sadhguru chia sẻ và đọc sách của ông, trực giác mách bảo
rằng đây là người thầy mình đang tìm trong giai đoạn này,
mình lập tức đăng ký học chương trình Inner Engineering một
tuần ở Mumbai, sau đó về Isha Yoga Centre làm tình nguyện
viên và được các thầy ở đó chỉnh sửa bài tập Shambhavi một
cách chi tiết.

Sau hai tháng luyện tập, mình đã có sự thay đổi từ bên trong.
Mình khoẻ hơn, có thể làm việc suốt ngày từ 4:30 sáng đến tối
mà không cần ngủ trưa, tối ngủ sâu hơn. Mình cảm thấy can
đảm để đối diện với cuộc sống với tâm thế tích cực và lạc
quan.

Một chương mới mở ra với mình.

Mình hướng dẫn bài tập này cho học trò ở Hama và các học
viên online để các bạn cải thiện phần khí. Ngoài việc hỗ trợ rất
tốt cho việc nói tiếng Anh ra, mình nhận được các phản hồi rất
tích cực sau khóa học đối với sức khỏe của các bạn.

Trinh (Thái Bình) mẹ bỉm sữa cảm thấy căng thẳng sau khi sinh
và suy nghĩ tiêu cực, sau khi tập tầm hai tuần em thấy sức
khỏe tốt lên và suy nghĩ tích cực, vui tươi hơn.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 235
Hạnh (TP. HCM) bị mất ngủ khá lâu, sau khi tập một thời gian
em đã ngủ sâu suốt đêm.

Mỹ (Bình Định) hút thuốc lá khá nhiều, thường một ngày hai gói
vì em thích cảm giác phê sau khi hút, tập chuyên cần hai tuần,
khi hút thuốc em không còn cảm giác phê đó nữa và em đang
suy nghĩ đến việc bỏ thuốc.

Trinh (Đăk Nông) bị bệnh viêm họng mãn tính, khi tập các bài
luyện khí sáng sớm trước khi vào lớp, sau hai tuần Trinh đã
không còn bị ho nữa.

Nhi (Vũng Tàu) chia sẻ khi Nhi quan tâm đến hơi thở, cuộc
sống của Nhi rẽ sang một hướng khác.

Luyện khí không những phục vụ tốt cho việc học tiếng Anh mà
có tác dụng rất lớn đối với sức khoẻ về cả mặt thân và tâm. Khi
có sức khỏe tốt thì việc học theo đó mới tiến bộ. Một công đôi
việc, lợi lạc mà, đúng không?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 236
12. TẠI SAO CẦN LUYỆN KHÍ?

Có bốn lý do cần phải luyện âm lực hay phần khí mạnh, đó là:

Thứ nhất: Tiếng Việt lấy hơi chủ yếu từ khoang miệng, trong
khi đó tiếng Anh lấy hơi từ bụng. Phần lớn âm trong tiếng Anh
là âm hữu thanh, vốn cần dùng âm lực từ bụng rất nhiều. Nếu
không có được hơi thở sâu thì sẽ không lấy được khí từ bụng
lên, sẽ khó nói đúng và nói dài hơi. Đó là lý do rất căn bản của
việc luyện khí để có âm lực mạnh mới nói tiếng Anh được đúng
và hay.

Thứ hai: Từ trong tiếng Việt là đơn âm tiết, từ trong tiếng Anh
là đa âm tiết nên cần điều chỉnh việc phân bổ dòng khí ổn định
và chắc khi nói một từ. Hơn nữa, từ trong tiếng Anh cần nhấn
trọng âm và việc nhấn trọng âm chính xác là điểm yếu của

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 237
người Việt Nam. Người học thường có xu hướng thích đâu
nhấn đó hoặc thể hiện trọng âm không rõ ràng. Để nhấn trọng
âm chính xác và rõ ràng cần âm lực mạnh và có khả năng điều
chỉnh dòng khí vững. Thêm vào đó, việc thể hiện âm điệu trong
cụm, trong câu đòi hỏi âm lực của người nói phải khỏe mới làm
chủ được những cái mình sắp nói ra, mới nói được lâu, ổn định
và không bị hụt hơi.

Thứ ba: Môi trường giao tiếp không phải lúc nào cũng lý tưởng
như khi mình nghe audio, hoặc hai người nói chuyện với nhau
trong phòng kín, mà hầu hết là giao tiếp trên đường, trong công
xưởng, hội thảo, nhà hàng, chỗ đông người và ồn ào, đòi hỏi
mình nói rõ để truyền tải những nội dung muốn nói một cách
thông suốt.

Thứ tư: Giao tiếp là quá trình trao đổi năng lượng, khí thuộc về
năng lượng, nếu khí yếu thì giao tiếp sẽ thều thào, không có
năng lượng, thông điệp sẽ khó được truyền tải thông suốt và
hiệu quả, điều này sẽ được giải thích kỹ càng và chi tiết trong
chương tiếp theo.

Bốn lý do này rất chính đáng để khuyến khích người học cần
luyện tập khí kiên trì hằng ngày, kết quả đến thường sau
khoảng một đến hai tháng luyện tập đều đặn. Khí mạnh và ổn
định là biểu hiện của sức khỏe tốt. Khi sức khỏe tốt lên, việc
học sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 238
13. CHĂM BỘ RỄ CHO KĨ

Mình là đứa ham học, thích học cái mới và thích học giỏi. Hồi
trước khi học cái gì mình thường nhìn vào kết quả của người
khác thực hành được trong việc đó rồi ráng luyện tập sao cho
đạt được như người ta.

Mình cảm thấy rung động với nhạc Hoa, dù chẳng hiểu gì. Khi
nghe bài Tình nhi nữ thấy hay quá nên đi tìm thầy Vĩnh Tuấn -
Duyệt Thị Trang để học đàn tranh. Nhìn bạn bè tập yoga các tư
thế khó như trồng cây chuối, tư thế con quạ post facebook,
thấy giỏi quá trời quá đất rồi cũng đi học yoga để có tư thế đẹp
như bạn. Đọc sách thấy người ta nói về những lợi ích do thiền
mang lại, thấy ham nên cũng đi học đủ các loại thiền để mong
ngồi được an lạc, tĩnh lặng như thiền sư. Rồi thấy múa Ấn Độ

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 239
cưng quá nên cũng sang Ấn bái sư phụ dạy múa cho. Thấy chị
em may áo đầm cho búp bê thích quá, nên cũng khăn gói về
Sài Gòn học may.

Sau một hồi quần quật học đủ thứ, mình phát hiện rằng không
nên học trên ngọn, học những cái ai cũng thấy được, phần
biểu diễn, mà học phần căn bản, phần nguyên lí, phần nền
tảng, những cái mà người ta luyện tập nhưng không ai thấy.
Học cái phần hậu trường cho chắc chứ không học theo những
cái người ta biểu diễn trên sân khấu.

Nắm được phần nền tảng, căn bản, cốt lõi là đã nắm được
20% bộ môn đó rồi. Bấy nhiêu đó là đủ. Phần còn lại là vấn đề
thời gian và sự kiên trì luyện tập. Từ không đến một cần can
đảm và mất nhiều công sức, nhưng từ một đến chín chỉ cần
thời gian và sự kiên trì. Khi chắc nền tảng, bộ rễ khỏe thì cành
lá sớm muộn gì cũng sum suê. Dùng phân bón lá cây sẽ đẹp,
mướt mát, nhưng được vài năm thôi, sau đó cây sẽ nhanh
đuối.

Kinh nghiệm học của mình là khi học bất cứ cái gì, phải bắt đầu
từ nền tảng cho chắc chắn, không nên học từ ngọn, gặp gió
bão kiểu gì cây cũng đổ, không sớm thì muộn. Muốn học cái gì
đó nhanh, trong thời gian ngắn thì kiểu gì đến một giai đoạn
nào đó sẽ bị "hoá thạch" học hoài không tiến bộ, phải làm lại từ
đầu.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 240
Khi học sâu về Yoga mình thấy cốt lõi của Yoga không phải là
làm động tác khó mà là hơi thở, đưa thân tâm hợp nhất.

Khi học về Thực dưỡng không phải để làm các món ngon mà
nắm được nguyên lý âm dương để chế biến món ăn quân bình.
Tâm khi nấu ăn mới quan trọng vì thức ăn là thuốc, là năng
lượng.

Khi chằm nón thì học cách canh mũi kim đi trên một đường
thẳng, đều riết, sau đó mới chằm nhanh.

Khi học may thì phải lấy số đo và may được áo bà ba và đầm


chữ A trước. Các kiểu khác tuy đa dạng nhưng nó là biến tấu
từ căn bản.

Khi học thiền thì cốt lõi là quan sát được hơi thở và cảm thọ để
thấu hiểu về sự vô thường của vũ trụ và trong chính tự thân để
bớt bám chấp. Ứng dụng trong đời sống hàng ngày quan trọng
hơn thời gian ngồi tĩnh tọa.

Khi học đàn tranh thì 5 nốt Họ - Xừ - Xê - Xang - Cống đàn cho
nhuyễn trước khi vào luyện từng bài.

Khi học múa Ấn Độ thì làm nhuyễn các động tác rung lắc vai và
hông, thần thái cốt lõi hơn động tác.

Khi học khí công thì nắm vững bài chèo đò công, nhiêu đó đủ
rồi, thầy Thuận Nghĩa dạy vậy.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 241
Khi học bấm huyệt với thầy Phan Tấn Thạch thì cần nắm vững
phần y đạo chứ không phải bấm huyệt này huyệt kia sẽ chữa
được bệnh này bệnh kia.

Khi học massage thì phải thấm hiểu massage là quá trình trao
đổi năng lượng, không phải chà xát vật lý.

Khi du học thì nắm được cốt lõi trong việc du học chính là khả
năng tự học và tự giải quyết vấn đề của mình, không phải chọn
nước nổi tiếng, trường xịn, ngành học có lương cao sau tốt
nghiệp và môn học nghe tên rất sang chảnh.

Khi học về kinh doanh thì học cách bán hàng trước, bán được
hàng trước hệ thống phân phối sẽ tự động phát triển theo.

Khi học đạo, mình hiểu điều cốt lõi của đạo là sống tùy duyên,
thuận pháp, là can cảm đối diện với cuộc sống và không dính
mắc vào pháp môn cũng như dính mắc với việc tu tập. Trường
đời là trường thiền vĩ đại nhất.

Khi học tiếng Anh thì phát âm chuẩn là điều cốt lõi, phải học
đầu tiên mới tiếp tục về sau được.

Do vậy, mọi cái học đều cần phải đi từ nền tảng, từ gốc, từ bộ
rễ xây lên mới vững vàng.

14. CÁCH KHẮC PHỤC GIỌNG NẶNG Title

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 242
Khi người Việt Nam ra nước ngoài định cư hàng chục năm,
nếu không được học bài bản về phát âm thì "giọng nặng" sẽ
làm cản trở đáng kể thăng tiến trong công việc và hòa nhập xã
hội.

Trong quyển Pronunciation Myth - Applying Second Language


Research to Classroom Teaching (Huyền thoại Phát âm - Ứng
dụng dạy ngôn ngữ thứ hai trong lớp) của tác giả Linda Grant -
Đại học Michigan, người có nhiều nghiên cứu về phát âm và
ứng dụng nó trong việc dạy, có dẫn một trường hợp của anh
David Nguyen. Anh David rời Việt Nam đến Canada năm 1980,
là kỹ sư cơ khí có năng lực, làm việc rất chăm chỉ. Năng lực
của anh được đồng nghiệp thừa nhận và anh đang làm việc
cho một công ty lớn trong ngành.

Mặc dù tay nghề của anh rất giỏi nhưng nhà tuyển dụng
thường phàn nàn về vấn đề "giọng nặng" vì họ không nghe

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 243
được anh nói mặc dù trước đó anh đã học rất nhiều khóa tiếng
Anh. "Giọng nặng" là một cản trở lớn của David trong thăng
tiến nghề nghiệp và hòa nhập xã hội ở Canada.

Sau 16 năm sống ở Canada, anh bắt đầu học khóa chuyên về
phát âm, mỗi tuần hai buổi tối trong 12 tuần ở một trường cao
đẳng địa phương, cùng với những người đã sống ở Canada
trung bình 10 năm. Những người cùng lớp với David có mức
độ thành thạo ngôn ngữ ở mức trung cấp và cao cấp, có nền
tảng giáo dục tốt và có đặc điểm chung là "giọng nặng".

Trong khóa này, họ được học ba yếu tố cấu thành của phát âm
là: ngữ âm, ngôn điệu và điệu bộ. Nhóm học viên này đồng ý
tham gia thu âm trước và sau khóa học phục vụ cho mục đích
nghiên cứu. Sau hai tháng tham gia khóa học, các mẫu hội
thoại của David và các bạn học được thu lại trước và sau khóa
học bởi hai nghiên cứu viên, sau đó bật cho 37 người bản ngữ
nghe và những người bản ngữ này viết ra chính xác những gì
họ nghe được. Kết quả là họ nghe được 90% những gì David
nói sau khóa học phát âm.

Anh David từ chối khoản thù lao tham gia nghiên cứu và muốn
tiếp tục tham gia vào các nghiên cứu sâu hơn của nhóm. Anh
chia sẻ sau nhiều năm sống ở Canada, anh mới biết được việc
phát âm chuẩn là tối quan trọng khi tuổi khá lớn và anh muốn
những người như anh sớm biết được điều này để không bị cản
trở trong thăng tiến công việc và hòa nhập xã hội.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 244
Nghiên cứu của Linda Grant chứng minh rằng âm sắc vùng
miền và quốc gia có thể được hạn chế rất nhiều khi nói tiếng
Anh với phát âm chuẩn và dạy phát âm là điều có thể hướng
dẫn.

15. LÀM SAO TRÁNH "HÓA THẠCH"?

Rất ít người học ý thức được tầm quan trọng của phát âm ở
giai đoạn mới bắt đầu và bản thân mình cũng từng như vậy.
Những bạn ý thức được việc này thuộc ba nhóm: (1) đã có
nhiều trải nghiệm trong việc học và sử dụng tiếng Anh, (2) đã
thấm cái khó của việc nghe và giao tiếp với người nước ngoài,
(3) đã vào giai đoạn "hóa thạch" (fossialize) tức là dành nhiều

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 245
thời gian và đã học rất nhiều phương pháp nhưng ít thấy sự
tiến bộ, đến giai đoạn đó là đông cứng, rất khó để bứt lên.

Trường hợp anh David Nguyen nhập cư đến Canada 16 năm,


mặc dù độ thành thạo của anh ở mức cao cấp nhưng anh đang
ở giai đoạn "hóa thạch", khi độ chính xác chưa ổn. Khi quay về
chỉnh sửa phát âm từ gốc, anh vượt qua được thử thách đó.
Hóa thạch không những xảy ra với người Việt định cư ở nước
ngoài lâu năm mà nó còn xảy ra phổ biến với các bạn đã sử
dụng tiếng Anh nhiều năm và tự tin với vốn Tiếng Anh thành
thạo của mình.

Để tránh "hóa thạch" và vượt qua nó, bạn phải chắc từ phát
âm. Theo quan sát của mình, những bạn đã và đang trải qua
giai đoạn "hóa thạch" khi quay về học cái nền tảng, thì học rất
chỉnh chu, ý thức luyện tập cao và tỉ mỉ từng chút một. Khi
nhận biết được sự "hóa thạch" của mình, bạn cần ý thức chỉnh
sửa một cách cẩn trọng và chỉnh chu. Với học viên, sau khi
chuẩn phát âm, giai đoạn thực hành Luca thường làm bài rất
chú tâm, làm kỹ từng chút một và bám đích, không thỏa hiệp
với những cái sai nhỏ, bạn đó sẽ tiến bộ rất chắc.

Ngược lại những bạn chưa có trải nghiệm của việc giao tiếp
với người nước ngoài, chưa có va vấp nhiều trong việc học, đi
học là do người khác rủ rê vì nó cần thiết chứ bản thân chưa
có trải nghiệm với việc giao tiếp thì ít chỉnh chu hơn trong việc
học, dễ thỏa hiệp với những cái sai nhỏ. Các bạn cần thêm

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 246
thời gian trải nghiệm trong việc học và giao tiếp để ý thức về
vai trò của phát âm.

Thêm một suy nghĩ khá phổ biến nữa là: khi ý thức được mình
phát âm sai, người học có xu hướng "sai đâu sửa đó", sai phát
âm thì đi học phát âm, học xong phát âm là ngưng. Phát âm
được hiểu phổ biến là 44 nguyên âm và phụ âm. Nó đúng
nhưng chưa đủ. Phát âm gồm 3 yếu tố cấu thành: ngữ âm,
ngôn điệu và điệu bộ. Dù bạn đang ở cấp độ mới bắt đầu,
trung cấp hay cao cấp thì luôn phải bám chắc ba yếu tố này
trong quá trình học. Càng lên cao càng phải chú ý gia cố phần
nền tảng, lơ là chút kết quả sẽ không cao.

Để tránh "hóa thạch" hoặc vượt qua giai đoạn này, bạn phải
chắc phát âm. Phát âm cần coach, teach sẽ không chuẩn. Phát
âm cần được coi là nền tảng dù bạn đang ở cấp độ nào trong
tiến trình học và nó cần được cập nhật, bổ sung liên tục trong
suốt quá trình học.

Anh Thịnh, Giám đốc Đất nền Hoà Xuân, Đà Nẵng tốt nghiệp
Đại học ngoại ngữ, làm quản lý nhiều năm trong mảng Khách
sạn nhiều năm trước khi tham gia vào kinh doanh ngành Bất
động sản. Hoàn thành xong Clear Speaking, anh đã thay đổi
tốc độ nói, nói chậm và chắc, ý thức tốt từng từ mình nói ra với
phát âm chuẩn, mình và Lộc rất hài lòng về nỗ lực và kết quả
của anh. Tiếp tục với Master Speaking, anh Thịnh tăng khả

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 247
năng nói thành thạo lên một cấp độ mới và là tấm gương
truyền cảm hứng để các bạn trong lớp nỗ lực luyện tập.

16. GIỮ BẢN SẮC CỦA CHÍNH MÌNH

Khi lắng nghe một người nào đó nói, nếu có đủ trải nghiệm,
bạn có thể biết được người này đến từ nước nào, vùng nào.
Nếu có sự nhạy cảm, bạn có thể cảm nhận được hoàn cảnh
xuất thân, tính cách và năng lực của người ấy. Những người
làm trong những lĩnh vực có giao tiếp nhiều, họ rất chú ý đến
giọng nói của mình và của người khác là vậy.

Trước tiên, mình phân biệt sự khác nhau giữa phát âm và âm


sắc. Khi người nước ngoài nói: You've got strong accent (giọng

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 248
bạn nặng đấy), có nghĩa bạn đang nói với âm sắc của tiếng mẹ
đẻ. Điều này hoàn toàn bình thường. Mỗi nước đều có một âm
sắc đặc trưng khi nói tiếng Anh: Nhật có giọng Nhật; Ấn Độ -
Bangladesh - Bhutan - Nepal mình cảm nhận âm sắc tương tự
nhau; Anh - Úc - Mỹ - Canada tiếng Anh là ngôn ngữ chính
nhưng mỗi nước có âm sắc khác nhau. Chẳng có gì là sai khi
có âm sắc đặc trưng cả, cái mình cần làm là nói chuẩn phát âm
vì mục đích giao tiếp là để người khác hiểu mình một cách dễ
dàng. Âm sắc là cái có thể linh hoạt thay đổi khi nghe nhiều, khi
sống ở một vùng nào đó lâu, dần dần bạn sẽ nói giọng đó.

Mình nói giọng Quảng Trị quê ngoại có pha giọng Hà Tĩnh quê
nội, nghe rất dễ mến. Khi mới vào Tp. Hồ Chí Minh, nói chuyện
các bạn miền Nam rất khó nghe, "ôi Hằng ơi, em nói giọng
Nam giùm chị, chị không nghe được". Mình đã không cố gắng
để chuyển sang giọng Nam, nhưng mình nói chậm lại, phát âm
rõ từng từ. Bây giờ hàng ngàn học viên online mình coach
hàng ngày khắp cả nước, các bạn không có khó khăn gì khi
nghe mình nói và rất nhiều bạn thích chất giọng đặc trưng
"ngọt và hiền" của mình. Âm sắc thuộc về bản sắc cá nhân, khi
giao tiếp rất cần bản sắc, bản sắc sẽ tạo nên sự khác biệt,
khiến người khác nhớ đến và quý mến bạn.

Có một nghiên cứu cho rằng khi bạn sống trong môi trường
bản xứ trước 18 tuổi thì việc hấp thu âm sắc của nước bạn
sống sẽ diễn ra một cách rất tự nhiên. Sau 18 tuổi thì việc này

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 249
khó hơn nhưng không phải không làm được. Việc học đúng
phát âm ngay từ đầu sẽ làm giảm âm sắc của tiếng mẹ đẻ và
giao tiếp trong môi trường nào lâu thì sẽ mang âm sắc của
vùng đó.

Theo quan sát của mình, việc cố gắng để có âm sắc giống như
người bản ngữ là không cần thiết. Chất giọng là bản sắc
(identity) của bạn, nó làm cho bạn khác biệt và người khác nhớ
đến bạn, quý mến bạn vì bạn có bản sắc riêng của mình nên
không việc gì phải ngại khi mình có âm sắc riêng. Cái quan
trọng bạn cần là phát âm chuẩn, nhấn trọng âm của từ, của
câu thật chính xác, như vậy cả thế giới có thể hiểu được bạn
đang nói gì. Mục đích của việc giao tiếp là để người khác hiểu
ý mình chứ không phải để thể hiện mình có giọng của người
bản xứ. Hãy giữ bản sắc của chính mình.

17. NÊN PHÁT ÂM ANH-ANH HAY ANH-MỸ?

Thường học viên hay hỏi mình là phát âm chị đang dạy là tiếng
Anh-Anh hay Anh-Mỹ? Câu trả lời của mình sẽ là: Đúng ra em
nên hỏi là nên nói giọng Anh hay giọng Mỹ chứ không phải là
phát âm của Anh hay phát âm của Mỹ.

Sự khác nhau giữa phát âm của Anh và Mỹ là không đáng kể,


các bạn có thể truy cập trang LeaderTalks.com để xem chia sẻ
của mình về sự khác biệt này dưới dạng video sẽ trực diện
hơn. Phát âm là chuẩn chung của thế giới, còn giọng là mình

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 250
lớn lên ở vùng nào thì nói giọng của vùng đó, hay còn gọi là
âm sắc. Ví dụ ở Việt Nam mình có âm sắc của ba miền Bắc -
Trung - Nam. Âm sắc rất khó thay đổi, nó mang bản sắc cá
nhân và bản sắc của vùng miền đó.

Mỹ là quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc nên ở đây có tổng hòa
của nhiều âm sắc đến từ các nước khác nhau trên khắp thế
giới. Để những người làm trong lĩnh vực truyền thông hoặc
những ngành sử dụng giọng nói làm phương tiện truyền đạt,
họ có một chương trình chuẩn lại phát âm cho những người
này. Khi chỉnh về chuẩn phát âm thì âm sắc theo đó sẽ giảm đi.

Tương tự như vậy, phát thanh viên của Đài truyền hình Việt
Nam có thể đến từ nhiều vùng miền khác nhau, họ có thể giữ
âm sắc vùng miền hoặc chuyển về giọng trung ương, nhưng
một yêu cầu chung là họ phải nói tiếng Việt chuẩn, không bị
mắc các lỗi vùng miền, như lẫn lộn giữa âm l và n, x và s, ch và
tr, r và d...

Do vậy âm sắc không quan trọng bằng phát âm. Bạn sống ở
vùng nào lâu, nghe tiếng Anh của nước nào nhiều thì giọng
của bạn sẽ có xu hướng giống với âm sắc của vùng đó. Cốt lõi
ở đây là nói chậm, phát âm rõ ràng để người nghe hiểu được ý
mình nói gì.

Mình bắt đầu học nghe trên trang VOA Special English là giọng
Mỹ và xem nhiều phim Mỹ. Đến khi luyện thi IELTS thì nghe

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 251
giọng Anh, mình chăm nghe trên BBC Learning English. Đến
khi sang Úc thì choáng váng với giọng Úc vì nó khác hoàn toàn
với giọng Anh và giọng Mỹ đã từng được học. Để quen với
giọng Úc, mình nghe trên Behind the News. Khi về nước các
bạn nước ngoài đến làng chơi, các bạn nhận ra mình đang nói
giọng Úc khi mới nói vài câu đầu tiên, các bạn kêu: "You've got
strong Australian accent" (bạn nói giọng Úc nè).

Khi học trò chuẩn bị đi du học, mình luôn dặn là: Những điều
chị hướng dẫn cho các em trong phát âm là chuẩn quốc tế, em
sử dụng các nguyên tắc chị đưa ra chính xác trong từng từ em
nói là đúng chuẩn. Nhưng điều đó không có nghĩa là khi em nói
theo vậy các bạn quốc tế sẽ hiểu em 100%, mà em phải thay
đổi một chút theo âm sắc của các bạn đó nữa, thì người nghe
mới dễ hiểu. Điều đó không có nghĩa em phải thay đổi âm sắc
của mình, cái em cần làm là phát âm chuẩn.

18. TRỌNG ÂM, NGỮ ĐIỆU VÀ NHỊP ĐIỆU

Hồi học phổ thông, thấy bạn đọc lên xuống nhịp nhàng trầm
bổng, nghĩ bụng: trời, đọc chi mà điệu chảy nước, để tui đọc
cho nghe nè: tằng tằng tằng tằng tằng tằng. Sau này mới hiểu
đọc đúng ngữ điệu rất quan trọng để truyền thông điệp của
mình đến người nghe một cách rõ ràng.

Để khắc phục được việc đọc đều đều, vừa chán vừa sai, có ba
điểm mình cần chú ý khi học: Nhấn đúng trọng âm khi đọc từ,

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 252
sử dụng kỹ thuật chunking để khắc phục nhược điểm của việc
sai ngữ điệu và nhịp điệu.

Trọng âm (Stress)

Khi đúng chuẩn phát âm rồi, cái chúng ta cần chú ý đặc biệt là
trọng âm. Phát âm sai trọng âm là lỗi phổ biến, đặc trưng và
khó sửa của người Việt. Các học viên trước khi học với mình,
đọc 10 từ thì trọng âm sai đến 8-9 từ.

Điều này có thể được giải thích là do tiếng Anh là từ đa âm tiết,


trong khi đó tiếng Việt là từ đơn âm tiết nên chúng ta không
quen với việc nhấn trọng âm của từ. Kể cả sau khi tra phiên âm
cũng không biết nhấn sao cho đúng.

Các quy tắc nhấn trọng âm luôn có ngoại lệ nên cách tốt nhất
mình hay khuyên học trò là phải tra từ điển khi đọc. Đừng chủ
quan nhớ mang máng, hoặc phỏng đoán khả năng đọc sai rất
cao, hình thành thói quen rất khó sửa về sau. Có một nghiên
cứu chỉ ra rằng, trung bình một từ trong Tiếng Anh phải tra từ
điển 12 lần mới biết cách đọc đúng. Do vậy hãy dùng từ điển
online để tra phát âm thường xuyên, mình thấy từ điển Lingoes
là một từ điển rất tốt.

Ngữ điệu (intonation)

Nếu như trọng âm (stress) đặc biệt quan trọng đối với từ thì
ngữ điệu (intonation) chính là trọng âm của câu. Ngữ điệu là
cách mà người nói điều khiển giọng lên xuống để truyền đạt

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 253
một cách có chủ đích nội dung thông điệp một cách rõ ràng và
hiệu quả.

Từ trong tiếng Việt là từ đơn âm tiết nên thời lượng nói của câu
dựa vào số lượng âm (syllable-timed language). Mỗi âm được
phát ra cùng thời lượng, thời lượng của một câu nói dựa vào
số âm trong câu đó, nhiều âm thì thời gian nói dài hơn, ít âm
thì thời gian nói ngắn hơn.

Ngược lại, thời lượng nói trong câu tiếng Anh dựa vào từ chính
(keyword) hay còn được gọi là stress-timed language. Điều này
có nghĩa là trong câu không phải từ nào cũng phải đọc rõ ràng
và phân bổ âm lực như nhau, mà sẽ có những từ chính được
nhấn, đọc chậm, rõ ràng, còn các từ khác có thể đọc nhẹ hoặc
nuốt từ. Từ chính là từ mà nếu thiếu nó hoặc không đọc rõ thì
nghĩa của câu sẽ không rõ hoặc sẽ bị hiểu sai.

Ví dụ "I want to go to school" (Tôi muốn đến trường) thì không


cần đọc rõ 6 từ đó đều nhau mà từ" want", "go", "school" sẽ
được đọc rõ. "To" sẽ đọc dạng weak form thành tə, âm /t/ bị
mất đi, như vậy "want to" sẽ thành wannə go. Đây là một trong
những lý do chính khiến cho việc nghe tiếng Anh trở nên khó
khăn do phát âm trong một câu sẽ bị biến âm so với từng từ
đứng riêng lẻ.

Nhịp điệu (Rhythm)

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 254
Nhịp điệu là cách chúng ta kết hợp các từ được nhấn và từ
không được nhấn trong một câu. Từ trong tiếng Anh là đa âm
tiết, được cấu tạo từ nguyên âm và phụ âm. Trọng âm tạo nên
âm điệu trong từ. Khi các từ kết hợp với nhau sẽ tạo nên nhịp
điệu. Nhịp điệu trong tiếng Việt khá đều và bằng. Nhịp điệu
trong tiếng Anh có sự lên xuống theo những quy luật nhất định.

Để làm tốt ba điểm này, bạn cần nắm vững nguyên tắc đọc từ,
nắm kỹ thuật ngắt cụm để khắc phục lỗi về ngữ điệu và nhịp
điệu. Ba kỹ thuật này được hướng dẫn kỹ trong chương trình
coach English Mastery mà mình rất khuyến khích các bạn tham
gia nếu các bạn thực sự muốn có được nền tảng chắc chắn từ
đầu, để tự học đường dài.

19. RA ĐƯỜNG TÍNH SAO?

Khi hoàn thành khóa coach English Mastery, mình thường dặn
học viên là những điều mình hướng dẫn là những nguyên tắc
nền tảng được đúc rút từ kinh nghiệm của gần 20 năm đi học
và đi dạy. Nó không có nghĩa là ra đường em sử dụng người ta
sẽ hiểu hoặc em sẽ hiểu được tiếng Anh của tất cả các nước.

Mỗi nước có một âm sắc khác nhau và khả năng phát âm của
mỗi người khác nhau. Mình không thể đòi hỏi người ta nói
chuẩn mới chịu nói chuyện. Giờ phải làm sao?

Hãy tưởng tượng mình đang chạy xe máy trên đường cùng
nhiều phương tiện giao thông khác như xe đạp, xe máy, xe ô

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 255
tô, xe phân khối lớn, xe cơ giới, xe container. Người tham gia
giao thông cũng đủ các thành phần khác nhau: phụ nữ, nam
giới, người lớn tuổi, thanh niên và cả trẻ em. Vậy phải làm sao
để chạy xe về nhà an toàn? Chạy đúng luật và quan sát các xe
chạy xung quanh để điều chỉnh tốc độ, làn đường cho phù hợp,
tránh việc va vấp chính là câu trả lời.

Điều này hoàn toàn tương tự trong tiếng Anh. Dù đối tượng
giao tiếp nói với âm sắc khác nhau, phát âm như thế nào đi
nữa thì chúng ta vẫn phải làm hai việc:

(1) Nói chuẩn phát âm, ngữ điệu và nhịp điệu, sử dụng ba loại
ngôn ngữ nói, hình thể và ngôn ngữ tự thân tối đa.

(2) Quan sát, cảm nhận và nương theo người mình đang nói
chuyện để điều chỉnh tốc độ và âm sắc của mình sao cho
người nghe dễ hiểu nội dung mình muốn truyền đạt.

Trong ngôn ngữ lập trình tư duy (NLP) có mô hình của Milton
H. Erickson bạn có thể tìm hiểu thêm. Khi nghe người khác nói
chuyện, mình có thể nương theo ngôn ngữ, ngữ điệu và nhịp
điệu của người nói để điều chỉnh, tạo nên sự kết nối tốt hơn.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 256
MODULE 2: DẠO CHƠI VỚI TỪ

1. HỌC CÁCH CON TRẺ DẠO CHƠI

Có khi nào bạn tự hỏi chúng ta học tiếng Việt như thế nào mà
có thể sử dụng được mấy chục ngàn từ để giao tiếp như hiện
tại không?

Từ bé, chúng ta học các từ vựng qua sự cảm nhận của các
giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thông qua việc thấy, sờ, ngửi,
nghe những đồ vật, hiện tượng quen thuộc trong nhà, trên
đường, quán ăn, siêu thị, trường học, công viên... Lúc về nhà,
chúng ta kể lại những trải nghiệm mới này cho ba mẹ, ông bà
nghe. Việc này cứ lặp đi lặp lại như vậy trong nhiều ngày,
nhiều tháng, nhiều năm. Vốn từ vựng sẽ tích luỹ nhiều lên theo

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 257
thời gian. Khi tích luỹ vốn từ vựng đủ nhiều thì chúng ta trở
nên hoạt ngôn hơn.

Lớn lên một chút, chúng ta có thể viết nhật ký. Việc viết nhật ký
một mặt làm cho vốn từ được mở rộng. Mặt khác nó sẽ giúp
cho việc lưu giữ và gợi nhớ các ký ức được rõ nét. Điều này
làm tăng sự kết nối từ vựng đã biết trong một hoàn cảnh giao
tiếp mới, sẽ giúp khắc sâu vốn từ này.

Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng nguyên lý này cho việc học
một ngôn ngữ mới, bằng cách dạo chơi với từ.

2. DẠO CHƠI THẾ NÀO?

Trước đây mình thường học từ vựng bằng cách chép ra giấy.
Một từ được chép nhiều lần để nhớ, nhớ rất nhiều từ nhưng

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 258
lúc cần dùng thì từ bay đâu mất tiêu, không triệu hồi để sử
dụng được. Đó là lý do vì sao mình học nhiều năm nhưng phản
xạ giao tiếp chậm vì mình chưa thực sự hiểu nội hàm của từ
mà chỉ nắm phần bề mặt của từ.

Mãi sau này đi dạy, thử nghiệm nhiều phương pháp học từ mới
cho học trò, mình nhận ra rằng Dạo chơi với từ là phương
pháp học tối ưu, đưa lại kết quả rất tốt. Phương pháp này
được ứng dụng hiệu quả trong chương trình English Mastery
và Nội trú Hama ở giai đoạn Líu Lo để mở rộng vốn từ và phát
triển độ thành thạo khi nói. Khi học trò làm đúng theo những
bước được hướng dẫn, mỗi ngày có thể học và sử dụng lên
đến 50 từ mới.

Dạo chơi với từ hoạt động như thế nào?

Hãy tưởng tượng rằng, Lộc - em trai Hằng, là giáo viên chính ở
Hama, mời bạn đến làng chơi một vài ngày và bạn vui vẻ đồng
ý. Lộc sắp xếp công việc để đưa bạn đi dạo quanh làng.

Trước sân làng có trồng một cây gấc rất lớn, có 6 trái gấc màu
xanh đậm lủng lẳng như những chú heo con, đang chuẩn bị
ngả sang màu đỏ. Bước thêm mấy bước nữa là vườn hoa
hồng cổ đang khoe sắc trong nắng sớm. Có nhiều nhành hồng
vươn dài nở hoa ngay trước cửa chính dẫn vào nhà Hoa Hồng.
Bạn hỏi Lộc có thể bứt cho bạn một nhánh hoa hồng được

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 259
không?. Lộc vui vẻ ngắt cho bạn một chùm cổ sapa và quế son
cầm ở tay.

Hai con chó đang thủng thẳng dạo chơi quanh làng. Hai con
khác đang nằm ngủ dưới tán cây mít và một số con thì đang
sủa người lạ đi ngoài đường. Lộc rất yêu mến chúng.

Khi dạo bộ đến ngã ba làng, rẽ phải là vườn cây sầu riêng, mùi
hương toả ra từ trái sầu riêng chín đầu mùa thơm ngào ngạt,
thật khó cưỡng. Lộc hái một quả chín rồi dùng tay tách vỏ và
cùng thưởng thức dưới gốc cây, mùi sầu riêng toả hương thơm
cả một vùng.

Lộc đưa bạn đi một vòng quanh làng rồi tiến vào vườn rau, nơi
mạ đang trồng cây cà chua, bắp, chuối và rau khoai. Làng
trồng rau bằng phân hữu cơ vi sinh tự sản xuất nên rau rất giòn
và ngọt.

Quay lại nhà Hoa Giấy, học trò đang tập trung luyện tập phát
âm và các bài tăng cường âm lực vang một góc đồi.

Bầu trời hôm nay xanh trong, máy bay bay ngang qua làng để
lại các vệt khói trắng, ánh nắng Tây Nguyên tươi sáng, ngập
tràn.

Qua đoạn miêu tả ở trên, bạn thấy thú vị, sống động và dễ nhớ
đúng không? Tại sao lại như vậy? Là vì những điều đó xảy ra ở
ngoài trời và đó là những cái thân thuộc mà bạn có thể cảm

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 260
nhận rỏ ràng qua các giác quan. Vậy tại sao nên dạo chơi
ngoài trời?

3. TẠI SAO LẠI DẠO CHƠI?

Thứ nhất, chúng ta nên ra ngoài vì đó là cuộc sống. Cuộc sống


luôn hiện diện xung quanh và mình sẽ học nhanh nhất khi kết
nối với nó. Cuộc sống xung quanh luôn sống động, điều mình
cần làm là quan sát, kết nối và học từ những thứ xung quanh
một cách kỹ càng và chi tiết. Nhiều đồ vật, hiện tượng xung
quanh nếu như không quan sát kỹ sẽ không nhận ra. Học từ
những thứ thân thuộc, gần gũi xung quanh mình sẽ dễ nhớ và
dễ áp dụng hơn là học những đồ vật ít hiện diện.

Thứ hai: Khi đi ra ngoài, không chỉ thấy, mà còn sờ, ngửii,
nghe tiếng động và tưởng tượng nữa. Khi các giác quan được

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 261
sử dụng đồng thời thì việc nhớ các từ vựng mới được khắc sâu
và tạo ra phản xạ giao tiếp nhanh nhạy. Khi các giác quan có
được sự kết nối với những thứ xung quanh thì cảm xúc sẽ có
cơ hội được biểu hiện. Cảm xúc là cầu nối giữa người nói và
người nghe trong giao tiếp.

Bạn biết không, là một người học chúng ta có hai điều tuyệt vời
đó là khả năng tưởng tượng và trí tò mò. Khả năng này là vô
tận. Khi hai điều này kết hợp với nhau sẽ giúp đẩy nhanh quá
trình ghi nhớ không những từ vựng mà còn hình ảnh, âm
thanh, màu sắc, mùi vị một cách lâu bền.

Thứ ba: Liên quan đến tần suất, đây là điểm rất quan trọng.
Quan sát những đứa trẻ xung quanh, mỗi lần đi học hay đi chơi
về các con thường kể hôm nay trên đường thấy cái gì, trên lớp
có chuyện gì. Các con cứ kể ngày này qua ngày khác, cũng
câu chuyện đó, lặp đi lặp lại nhiều lần. Đó là nguyên lý để học
một ngôn ngữ: lặp đi lặp lại đủ nhiều và đủ lâu.

Có thể nhận thấy rõ điều này qua việc gặp lại một người bạn
phổ thông sau 10 năm, ta có thể nhận ra ngay vì đã gặp bạn
rất nhiều lần 10 năm về trước. Việc nhận biết người bạn thân
này dễ hơn rất nhiều so với khi gặp lại một người bạn ở hội
nghị tháng trước. Đó là quy luật làm việc của não bộ: muốn ghi
nhớ, cần phải lặp lại với tần suất đủ lâu.

Đó là ba lý do chính tại sao chúng ta nên dạo chơi với từ.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 262
4. CHƠI PHẢI CÓ BẠN

Nguyên tắc số một trong học từ là không học từ vựng đơn lẻ bởi
vì một từ vựng luôn có nhiều nghĩa khác nhau trong nhiều ngữ
cảnh khác nhau. Từ mà không có bối cảnh là từ chết. Từ xuất
hiện trong các bối cảnh khác nhau sẽ mang nghĩa khác nhau,
hay nói cách khác nghĩa của từ phụ thuộc vào bối cảnh.

Ví dụ từ "game". Nếu là danh từ, nó có thể là một trò chơi nào


đó. Nếu là tính từ, nó có thể là game console (bảng điều khiển
trò chơi) hay là big game hunting (trò chơi săn bắn lớn). Đó chỉ
là những nghĩa cơ bản của từ game.

Trong bối cảnh khác, game còn có một số nghĩa sau:

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 263
● To have game (He's got a game) có nghĩa là người nào
đó đạt đến trình độ cao, nhất là trong việc hẹn hò, tán tỉnh.
● To be game (I'm in game) để nói ai đó sẵn sàng làm việc
gì, như ra ngoài ăn uống hay xem phim.

Điều đó có nghĩa là từ game khi đứng một mình thì không có ý


nghĩa, mà nghĩa của nó phụ thuộc vào bối cảnh. Nếu không có
bối cảnh, từ vựng đó không có ý nghĩa. Do vậy cần phải học từ
vựng trong bối cảnh.

Cho nên

● Trong việc học hàng ngày, phải học cả câu, chứ không
học từng từ riêng lẻ.
● Học các bối cảnh khác nhau khi sử dụng từ đó, ở các
dạng từ loại khác nhau.

Hay nói cách khác, khi muốn học một từ mới thì điều đầu tiên là
kiểm tra nghĩa từ đó trong bối cảnh đó, xem nó là từ loại gì: danh
từ, động từ hay tính từ.

Tiếp theo có ba lựa chọn, tuỳ vào khả năng hiện tại, bạn có thể
chọn cách phù hợp với mình:

(1) Chép nguyên câu có chứa từ đó ra sổ từ vựng theo chủ đề


và học có sự lặp lại.

(2) Tạo câu có chứa từ đó, đảm bảo tiêu chí: ngắn, đơn giản và
liên quan đến bản thân mình.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 264
(3) Nếu bạn đang ở trình độ sơ cấp, hãy tạo câu chuyện ngắn 4-
5 câu có chứa từ đó. Đây chính là điểm mấu chốt trong phương
pháp Dạo chơi với từ.

Luôn nhớ rằng: nghĩa của từ phụ thuộc vào hoàn cảnh. Hoàn
cảnh là Vua, từ là thần dân và thần dân chỉ nhớ đến Vua.

5. CHỌN BẠN MÀ CHƠI

Nguyên lý 80/20 của tác giả Richard Korch, một nhà tư vấn quản
trị nổi tiếng. Ông đã cẩn thận xem xét quy luật Pareto – một quan
sát thực nghiệm chỉ ra rằng trong mọi hoàn cảnh "một số ít (20%)
nguyên nhân, đầu vào, hay nỗ lực sẽ tạo ra số nhiều (80%) kết
quả, đầu ra, hay phần thưởng". Quy luật tự nhiên này xuất hiện
trong mọi khía cạnh cuộc sống và việc học tiếng Anh không là
ngoại lệ.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 265
Để hiểu thêm nguyên lý này trong việc học tiếng Anh, các bạn
có thể download ebook Nguyên lý 80/20 - How to Master English
from Zero trên trang DaoXuanVinh.com. Vinh là em trai thứ ba
của mình và đây là quyển sách do Vinh chia sẻ nổi tiếng trong
cộng đồng học tiếng Anh với hơn 10,000 lượt download.

Khi quan sát một ngày làm việc điển hình, có thể thấy hiệu quả
công việc không dàn đều trong 8 tiếng, mà chỉ có 1-2 tiếng hiệu
suất làm việc đạt cao nhất và nó tạo ra 80% hiệu quả công việc
của ngày hôm đó. Do đó không phải cứ học nhiều là giỏi và làm
nhiều sẽ được việc, mà biết phương pháp làm việc và quản lý
thời gian mới quyết định tính hiệu quả.

Tương tự như vậy, từ điển tiếng Anh của Oxford hiện có hơn
171 ngàn từ. Việc đọc thuộc số từ này là điều không thể và
chẳng để làm gì. Người ta chỉ ra rằng chỉ có có 600 từ nền tảng
được sử dụng trong 80% giao tiếp trong đời sống hàng ngày và
3000 từ trong hệ thống sinh thái từ vựng của Luca được sử dụng
trong 95% các cuộc hội thoại hàng ngày. Việc nghe nói và biết
cách sử dụng những từ này là bước đầu giúp bạn xây dựng nền
tảng rất tốt.

Sau khi có nền tảng, bước tiếp theo chúng ta học vào chuyên
sâu cho từng lĩnh vực liên quan đến mình nhất. Dù tất cả chúng
ta cùng nói chung một ngôn ngữ, nhưng những từ dùng thường
xuyên của bác nông dân sẽ khác với anh thợ sửa máy bơm và

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 266
khác với vận động viên. Do vậy học cái gì liên quan đến mình.
Có thể phân chia từ vựng thành hai nhóm:

Những từ liên quan: là những từ thường dùng trong đời sống


hàng ngày và những người xung quanh thường xuyên sử dụng.

Những từ yêu thích, thích thú : là những từ mà mình có sự kết


nối với, như đam mê, sở thích, mong muốn.

Khi mới bắt đầu, không phải từ nào cũng học mà mình có thể
học những từ thường dùng trong đời sống hàng ngày, tiếp đó
là những từ liên quan đến mình nhất. Chọn bạn mà chơi có nghĩa
như vậy.

6. GỌI RÕ TÊN BẠN

Khi học một từ, điều đầu tiên không phải là học nghĩa và cách

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 267
sử dụng từ đó mà là cần biết cách đọc từ đó một cách chính
xác trước. Khi đọc một từ, cần chú ý đọc đúng trọng âm,
nguyên âm và âm cuối, đó là ba cấu thành cơ bản để phát âm
chuẩn một từ.

Đọc 600 từ nền tảng với phát âm chuẩn và thực hành 3.000 từ
trong Luca cơ bản là phần quan trọng trong chương trình
coach Clear Speaking. Mục đích không phải là đọc thuộc 600
từ này mà thấm hiểu nguyên tắc đọc chuẩn một từ để biết cách
áp dụng nguyên tắc này để phát âm chuẩn cho hơn 171 ngàn
từ còn lại.

Mình học sâu sắc bài học này với Elleanor và Peter. Elleanor
nói: "Khi đọc đúng Hằng mới tự tin giao tiếp được", lúc đó mình
mới chịu ngồi tập đọc từng từ một cách kiên trì. Nhưng lúc đó
cũng không biết mình đọc như vậy đã đúng hay chưa, vì chưa
nắm được quy chuẩn của đọc từ.

Sau này Peter hướng dẫn chi tiết phần âm, mình mới thấm
hiểu nguyên tắc để đọc đúng chuẩn một từ để tự chỉnh sửa cho
bản thân. Việc rèn luyện khả năng đọc đúng này cần làm liên
tục trong suốt thời gian học, dù mới bắt đầu hay đã ở trình độ
nâng cao. Khi gặp một từ mới, nhất định phải tra từ điển để biết
cách đọc đúng. Nghiên cứu chỉ ra rằng để đọc đúng một từ,
thường tra từ điển trung bình 12 lần. Với từ đã gặp nhiều lần
nhưng có cảm giác chưa chắc, nhất định phải tra từ điển,

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 268
không đọc theo cảm tính, phán đoán, hoặc nghe rồi bắt chước
đọc theo, khả năng sai sẽ rất cao.

Do vậy, khi học một từ mới thì việc quan trọng đầu tiên là phải
biết cách đọc từ đó một cách chính xác. Tên người khác là một
âm thanh cực kỳ quan trọng đối với bản thân người đó, vậy
nên hãy cố gắng luyện tập để gọi đúng tên của bạn mình.

7. LÀM QUEN VỚI BẠN CỦA BẠN

Cách sắp xếp thông tin của não rất đặc biệt, nó có hàng triệu
các nốt lưu trữ thông tin và nó sẽ được triệu hồi khi mình cần

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 269
dùng đến. Khi một nốt được kích hoạt, thì những nốt xung
quanh có liên quan cũng được đồng thời kích hoạt, do đó mối
liên kết dẫn truyền giữa các nốt đó sẽ được thắt chặt.Vậy ứng
dụng việc sắp xếp thông tin của não bộ vào việc học từ mới
như thế nào?
Việc dùng những từ đã học để giải thích và kết nối những từ
mới với nhau là cách rất tốt để nhớ các từ mới một cách chắc
chắn và làm cho hệ sinh thái từ vựng phát triển một cách bền
vững. Do vậy, khi học từ mới, hay thông tin mới, mình có thể
giải thích những từ mới bằng những từ đơn giản, những kiến
thức hoặc những thông tin mình đã biết trước đó. Điều này sẽ
khắc sâu hơn từ mới học và sẽ dễ dàng triệu hồi khi cần sử
dụng.
Hay nói cách khác làm quen với bạn của bạn để tạo nên vòng
tròn mối quan hệ thì sẽ tạo ra một hệ sinh thái bạn bè bền chặt.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 270
8. MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ

Vậy đâu là cách thực hành cụ thể cho việc học từ mới?

Thứ nhất, luôn luôn ghi chép từ vựng mình đã được học theo
cụm hoặc theo câu bởi vì bối cảnh sử dụng rất quan trọng.

Tại sao: lời nói gió bay, cần phải ghi chép lại để học lại ngày này
qua ngày khác mới khắc sâu từ mới, đến lúc cần dùng mới triệu
hồi được, phản xạ nghe nói vì vậy cũng được tăng lên.

Bí quyết ở đây là khi viết chúng ta sẽ có sự kết nối với chữ viết,
cùng với mắt sẽ giúp cho quá trình ghi nhớ từ vựng sâu hơn.
Viết nhật ký bằng tiếng Anh dành cho khoá nội trú và Morning
Pages dành cho khoá hè là cách rất tốt mà học trò làng thực

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 271
hành để mở rộng vốn từ vựng của mình. Việc viết còn có ý nghĩa
chữa lành tâm thức rất tuyệt vời. Một lưu ý nhỏ là luôn có thời
gian, địa điểm và cảm xúc lúc viết nhật ký, ví dụ 6th October
2018- At Hama village - feeling motivated. Điều này sẽ giúp khả
năng ghi nhớ của chúng ta tốt hơn vì nó liên quan đến yếu tố
cảm xúc.

Ngoài sổ nhật ký ra, bạn nên có một quyển sổ từ vựng theo chủ
đề. Quyển vở cần dày, giấy đẹp, làm các nhãn so le nhau cho
các chủ đề quen thuộc. Khi đọc hay nghe ở đâu có những cụm
từ mới hay và gần gũi thì chép nguyên cả cụm đó vào vở. Mỗi
chủ đề tích luỹ tầm 15-20 trang từ vựng là có thể giao tiếp trong
chủ đề đó khá thoải mái. Các chủ đề có thể là giáo dục, chính
trị, du lịch, giải trí, khoa học và kỹ thuật, y tế, truyền thông, kinh
tế, con người, môi trường, xã hội, thực phẩm, truyền thống, âm
nhạc, hội hoạ, nghệ thuật.

Hàng ngày bạn có thể lật vở ra xem, xem đi xem lại nhiều ngày
tự nhiên những từ mới đi vào tiềm thức của mình lúc nào không
hay, cho đến khi tự nhiên mình bật ra nói từ đó trong hội thoại
hàng ngày.

Thứ hai: Đọc sâu và đọc rộng

Cách tốt nhất để phát triển vốn từ là đọc, đọc và đọc. Thiết lập
một thói quen đọc thường xuyên, đọc hàng ngày bằng tiếng Anh
ở bất cứ tài liệu nào bạn thích hoặc có sẵn. Có hai phương pháp

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 272
đọc là đọc rộng và đọc sâu. Đọc rộng để hiểu toàn bộ nội dung
hay ý chính của bài để quyết định có nên đọc sâu để nắm được
chi tiết hay không? Hai kỹ thuật đọc này cực kỳ hữu hiệu trong
việc phát triển vốn từ và nên được luân phiên thực hành.

Tài liệu phù hợp trong giai đoạn tích luỹ từ vựng rất quan trọng.
Một tiêu chí quan trọng để đánh giá tài liệu đó có phù hợp hay
không là bạn có thể hiểu 70% ý nghĩa của nó.

Một gợi ý là các bạn có thể bắt đầu với một chủ đề yêu thích
trong đó có một người giỏi chuyên môn về chủ đề đó trình bày
bằng cách nghe hay đọc.

Em trai Hằng, Lộc rất thích đầu bếp Gordon Ramsay và từ đó


Lộc có sở thích đọc tất cả các tài liệu có trên mạng về ông và
những món ăn ông nấu. Điều này giúp Lộc ghi nhớ từ vựng về
một chủ đề ăn uống thật sâu và rộng. Ngày nào em cũng đọc và
nghe về chủ đề này, bởi vậy Lộc biết cách đọc một bài hoàn
chỉnh và từ đó em có thể đọc tốt ở tất cả các chủ đề khác.

Vinh đam mê kinh doanh và em theo dõi Simon Sineck and Seth
Godin trong một thời gian, đọc các sách ông viết và nghe rất
nhiều bài chia sẻ cuả hai người thầy này để phát triển tư duy của
em về kinh doanh và marketing.

9. LÀM SAO ĐỂ KẾT NỐI TỐT VỚI BẠN?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 273
Từ điển là công cụ cực kỳ cần thiết và là vật bất ly thân của
người học tiếng Anh. Ngoài tra nghĩa, thì chức năng quan trọng
của từ điển là để tra phát âm và cách dùng của từ. Nghiên cứu
chỉ ra rằng để phát âm một từ chuẩn xác, trung bình cần tra 12
lần. Lúc huấn luyện, mình luôn nhắc học viên rằng, nếu một từ
em chưa chắc cách đọc như thế nào, hoặc nhớ mang máng tầm
80%, đừng đọc, mà phải tra từ điển. Khi đọc sai từ đầu nó sẽ
khắc vào tiềm thức và hình thành thói quen rất khó chỉnh sửa về
sau. Nắm vững các nguyên tắc đọc từ thì em sẽ đọc chính xác
171 ngàn từ trong từ điển Oxford.

Vậy mình nên tra từ điển nào?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 274
Từ điển giấy không cập nhật thường xuyên, quan trọng nhất là
mất thời gian tra và cho kết quả quá chậm. Bye bye từ điển giấy.
Nên dùng từ điển trên máy tính và điện thoại.

Từ điển Lingoes có tích hợp từ điển Cambridge, chỉ cần di


chuyển chuột đến chữ đó Click on là ra kết quả. eJOY English
có một tích hợp trên Google Chrome, từ điển này hay ở chỗ nó
có thể giúp chúng ta khi xem youtube chỉ cần di chuyển chuột
đến từ cần tra là tự động video dừng lại để mình có thời gian dò
nghĩa từ đó.

Một vấn đề quan trọng nữa là chúng ta thường được khuyên là


dùng từ điển Anh-Anh sẽ tốt hơn vì tư duy trực tiếp bằng tiếng
Anh phản xạ nghe nói sẽ tăng. Theo kinh nghiệm dạy và học của
mình thì trong 6 tháng đầu lúc mới bắt đầu học, bạn nên dùng
từ điển Anh-Việt trước, sau đó hãy dùng từ điển Anh-Anh. Tai
sao lại như vậy? Điều này sẽ được giải thích trong module tiếp
theo: Cụm.

Câu chuyện học viên: CÔ MÁN HỌC TIẾNG ANH

Những năm 90 ở tỉnh tôi - Yên Bái, nhà trường chưa dạy tiếng
Anh cho học sinh cấp một. Tôi bắt đầu làm quen với tiếng Anh
thông qua một vài băng nhạc hiếm hoi chú tôi mang về. Tôi chỉ
cảm thấy rất thích giai điệu những bài hát của Abba hay

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 275
Carpenters dù không biết lời, đôi lúc cũng ngân nga theo lời bài
hát nhưng chỉ như thế thôi.

Đến cấp hai, tôi may mắn được học tiếng Anh từ năm lớp 6,
nhưng đến giữa lớp 7 thì cô giáo duy nhất của ca học của
chúng tôi nghỉ sinh con, nên việc học bị gián đoạn đến tận giữa
năm lớp 8. Lúc này, việc chuẩn bị học Toán, Văn để thi vượt
cấp được ưu tiên nên tiếng Anh bị coi nhẹ.

Lên cấp 3, tiếng Anh lớp 10 na ná lớp 6 và dường như mọi thứ
bắt đầu lại từ đầu. Guồng ôn thi Đại học cuốn tôi theo những
môn Toán, Hóa, Sinh khiến tiếng Anh bị bỏ quên lần nữa.

Vào Đại học, hành trang tiếng Anh của tôi là một mớ ngữ pháp
lộn xộn, từ vựng ít ỏi và phát âm mù mờ. Biết thân biết phận,
tôi bắt đầu chăm chỉ học từ giữa kỳ một năm thứ nhất. Cũng
như các bạn khác, tôi tìm mua các cuốn Grammar in Use và
học thuộc, chỉ có chép lại và ghi nhớ, hoàn toàn không nói hay
nghe về những câu từ đó. Cách học đó phù hợp với thi cử nên
tôi thường đạt điểm 9, 10 trong cả 5 học kỳ học ngoại ngữ.

Tôi tưởng là tiếng Anh của mình đã ổn, nhưng khi giao tiếp, tôi
nghe hiểu bập bõm và nói được khoảng chục phút là...hết chữ!
Mặc dù nhiều lần tôi được khen là phát âm rất hay, thậm chí
một số người nước ngoài còn nghĩ tôi là dân chuyên ngữ hoặc
được học ngoại ngữ từ bé. Chỉ có tôi biết, tôi đang rỗng như
thế nào. Tôi luôn ước ao một ngày nào đó tôi có thể dùng tiếng

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 276
Anh một cách trôi chảy và tự nhiên, để tôi không phải rơi vào
những cảnh dở khóc dở mếu vì không biết diễn đạt ý của mình
như thế nào cho thông suốt.

Nhiều năm qua đi, cuộc sống cuốn theo guồng của nó, và ước
mơ kia bị chôn vùi. Cho đến một ngày đẹp trời vào tháng 3
năm 2018, tình cờ thấy chị bạn tôi lấy chồng người Ukraina
giới thiệu cô Hằng - người dạy tiếng Anh chất lượng nhất nhì
Việt Nam! Đọc bài viết của chị về cô Hằng xong, ước mơ ngày
nào của tôi trỗi dậy, và tôi quyết định phải thực hiện ước mơ
đó, dù khi ấy đã 34 tuổi - độ tuổi mà được đánh giá là quá
muộn để ghi nhớ ngoại ngữ. Nhưng tôi vẫn tin rằng, tôi có khả
năng làm được điều đó.

Đọc những bài viết, xem hết những video của cô Hằng trên
youtube và tôi nhận ra rằng tôi thiếu cái quan trọng nhất: Nền
tảng phát âm. Thế là tôi cố gắng gạt bỏ càng nhiều càng tốt
những điều tôi "biết" về tiếng Anh trước đây để học lại từ phát
âm.

Lịch trình khóa học khá dày, chúng tôi lên lớp hàng ngày.
Tháng đầu tiên, vì sợ cô giáo nên tôi học rất nghiêm chỉnh. Đến
khi bắt tay vào giai đoạn Luca chừng vài tuần tôi đuối dần, trả
bài cho có lệ. Chỉ cần một ngày không học nghiêm túc là hôm
sau cả núi việc sẽ dồn lên và tôi thấy ngộp. Chỉ hơn một tháng
sau, tôi bỏ bẵng việc học này, và mỗi lần nghĩ đến Luca là tôi
run rẩy. Tôi thấy xấu hổ tới nỗi tôi không dám comment hay

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 277
chat với cô giáo nữa. Mỗi lần thấy bài viết nào của cô về tiếng
Anh là tôi lướt qua thật nhanh.

Hơn nửa năm sau, cô Hằng thông báo các bạn "đứt gánh giữa
đường" có thể tham gia học lại từ đầu. Đối với tôi, đây là cơ hội
duy nhất và tôi không thể bỏ lỡ bởi nếu không phải nỗ lực học
từ ngay bây giờ, thì không bao giờ có thể nghe nói trôi chảy
như tôi từng mơ ước.

Tôi đã không ngần ngại đăng ký ngay lập tức và bắt đầu một
hành trình mới từ mồng 5 Tết năm 2019. Thật không dễ dàng
gì để thiết lập một thói quen mới với thời gian học bắt đầu từ
5h sáng khi còn đang ngái ngủ, trời còn tối mịt và mọi người
trong nhà còn đang say giấc. Nhưng chỉ sau 2-3 tuần, tôi đã
quen nhịp điệu này, và sau vài tháng tôi có thể thức dậy vào
bất kỳ giờ nào tôi muốn để làm việc khi cần.

Trong quá trình học, tôi nhận ra rằng, khi mình học bằng cả trái
tim, khối óc và cả sự mong cầu kiến thức thì khi đó, vốn từ mới
là của mình. Tôi học được ở các bạn khác trong nhóm về sự kỷ
luật, nghiêm túc và bền bỉ. Nhờ học theo nhóm, tôi có thể đi hết
ba giai đoạn của Luca System và về đích một cách mỹ mãn.

Sau đó, tôi đăng ký tiếp khóa Ríu Rít (Real Speaking) để rèn
phản xạ giao tiếp. Ở khoá này, tôi được tiếp xúc với các huấn
luyện viên đến từ các nước khác nhau như Philippines, Ai Cập,
Úc, Nam Phi và làm quen với giọng nói của họ. Tôi ngạc nhiên

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 278
là mình có thể hiểu được hơn 90% những gì họ nói, hiểu được
những gì họ hỏi và có thể trả lời một cách khá trôi chảy với
nhiều câu dài thay vì một hai câu ngắn ngủi như trước đây. Khi
tôi kể những câu chuyện của mình, họ thuật lại và tôi biết rằng
họ đã hiểu ý tôi. Đó là điều tôi mong đợi từ lâu và điều đó giúp
tôi thêm tự tin vào những nỗ lực của mình.

Hiện tại, tôi đang cùng các bạn học cách sử dụng tiếng Anh
trong thực tế đời sống khi ra nước ngoài. Tôi sẽ dành một năm
nữa để đẩy mình lên một nấc thang mới trong việc sử dụng
tiếng Anh.

Thế đấy, tiếng Anh đối với tôi không chỉ là một ngoại ngữ, mà
quá trình học tiếng Anh đã tạo cho tôi ý chí mạnh mẽ để có thể
vượt qua bản thân để làm vô số việc mình muốn, kể cả dậy
vào lúc sáng sớm tinh mơ mà không chút ngần ngại, với một
sự bền bỉ mà tôi chưa từng có trước đây.

Cám ơn duyên lành đã cho tôi đọc được bài viết của chị Mai
(Maichka Dang – người chị tôi chưa gặp bao giờ nhưng rất
cảm mến và yêu thích cá tính của chị!)

Cảm ơn cô Hằng và team Hama đã hỗ trợ tôi thật nhiều!

Cám ơn những người bạn đã bền bỉ đi cùng tôi suốt chặng


đường Luca System, Real Speaking, Luca Friends...

Cám ơn cả những thành viên trong gia đình tôi đã không kêu
ca phàn nàn khi tôi đánh thức mọi người vào mỗi buổi sáng!

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 279
Dịch Kim Hương, Học viên online năm 2018-2019

MODULE 3: CỤM - SỨC MẠNH CỦA HỆ THỐNG LUCA

1. KHÔNG THỂ CHỐI BỎ TIẾNG MẸ ĐẺ

Trong nhiều năm vừa dạy vừa tìm kiếm phương pháp hiệu
quả để giúp học trò xây dựng vốn tiếng Anh nền tảng thật chắc,
Lộc và mình đã ứng dụng hệ thống Luca rất thành công cho cả
học viên online và nội trú Hama.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 280
Hệ thống Luca này được bạn Sam, người Mỹ khi đến Hama
chia sẻ. Sam học phương pháp này từ anh Luca người Ý và
bạn ấy đã ứng dụng thành công khi tự học tiếng Đức trong
vòng 6 tháng đã thi được bằng C2 - là bằng cao nhất của hệ
thống ngôn ngữ này. Bản thân anh Luca thông thạo 13 ngôn
ngữ cũng bằng phương pháp này. Điểm mấu chốt của hệ
thống Luca là dựa vào ngôn ngữ mẹ đẻ để học một ngôn ngữ
mới.

Trong một khoảng thời gian dài, các phương pháp học tiếng
Anh khuyến khích việc đắm chìm trong ngôn ngữ càng nhiều
càng tốt, gọi là tắm ngôn ngữ. Điều này hợp lý để dạy trẻ em.
Nhưng khi trên 14 tuổi, việc tắm ngôn ngữ không còn phù hợp.
Lúc đó việc sử dụng tiếng mẹ đẻ đã được định hình và nó chi
phối khi học một ngôn ngữ mới. Hay nói cách khác, chúng ta
không thể chối bỏ ngôn ngữ mẹ đẻ mà chỉ đắm chìm trong
tiếng Anh bởi vì tiếng Việt chi phối trong từng câu mình dùng,
từng từ mình nói, nên phải dựa vào tiếng Việt để học tiếng
Anh.

Điểm mấu chốt của hệ thống Luca là phát triển việc học một
ngôn ngữ mới dựa trên tiếng mẹ đẻ đang được áp dụng thành
công trong cả hai chương trình nội trú và online. Trong 5 năm,
hệ thống Luca đã giúp trên 1,000 học viên của LeaderTalks có
sự tiến bộ vượt bậc trong việc nghe, nói và phản xạ khi giao

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 281
tiếp. Hoàn thiện Luca, nhiều bạn thi IELTS Speaking đạt 7.0
trở lên và tự tin đi du học, du lịch nước ngoài một mình.

2. TẤN CÔNG TỪ NHIỀU HƯỚNG

Một thắc mắc mình nhận được rất nhiều từ phía học viên đó là
làm sao để em nhớ từ vựng, làm sao để em dùng được từ đó
lúc nói chuyện? Cách học từ mới đã được chia sẻ chi tiết trong
module 2: Dạo chơi với từ.

Khi học một từ mới, cách phổ biến là ghi ra giấy từ đó nhiều lần
để nhớ, nhưng đến khi cần thì không thể triệu hồi để dùng được.
Rõ ràng cách học từ mới này là ít có hiệu quả, chúng ta cần một
phương pháp khác.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 282
Mấu chốt để giải quyết vấn đề này là cần có sự lặp lại, nhưng
phải lặp lại bằng nhiều cách khác nhau. Nếu một từ được lặp đi
lặp lại trong nhiều ngày liên tục theo các cách khác nhau như
nghe, đọc, dịch xuôi, dịch ngược.

Việc học từ mới trong các ngữ cảnh khác nhau sẽ giúp não bộ
nhớ từ đó một cách khắc sâu và có thể triệu hồi sử dụng ngay
khi cần, điều đó tạo nên phản xạ nhanh khi giao tiếp. Đó là điểm
mấu chốt trong hệ thống Luca: học một từ nhưng lặp lại bằng
nhiều cách khác nhau, chúng ta sẽ khắc sâu và triệu hồi nhanh
chóng khi cần dùng.

3. MUỐN GIỎI TIẾNG ANH PHẢI RÀNH TIẾNG VIỆT

Lúc bắt đầu học, chúng ta thường được khuyên là đừng có dịch
qua tiếng Việt, mà tư duy thẳng bằng tiếng Anh sau này mới có
phản xạ nghe nói nhanh được. Hay nói cách khác chúng ta nên
bỏ qua tiếng Việt và tư duy trực tiếp bằng tiếng Anh.

Điều này đúng về mặt lý luận nhưng trong thực tế sẽ khó thực
hiện khi ngôn ngữ tiếng Việt đã được định hình trong tiềm thức.
Từ tuổi vị thành niên trở lên, khi học một ngôn ngữ mới đều có
sự chi phối của ngôn ngữ mẹ đẻ, do đó việc tư duy trực tiếp bằng
tiếng Anh là điều khó thực hiện ở giai đoạn sơ trung cấp.

Vì sao?

Khi học một cái gì đó mới, bộ não chúng ta cần phải hiểu thông
tin mà chúng ta đang nạp vào, bằng không nó sẽ không tiếp
nhận.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 283
Khi học một định nghĩa tiếng Anh đơn giản như apple, orange
hay là hands thì chỉ cần nhìn hình ảnh hay giải thích bằng tiếng
Anh là hiểu liền. Nhưng để giải thích những cụm từ phức tạp một
chút như tự tin (confident) hay chính trị (politics) thì việc xem
định nghĩa hay giải thích bằng tiếng Anh cho những từ này sẽ
khó hiểu khi mới bắt đầu. Nhưng nếu ta dùng tiếng Việt để giải
thích thì lại dễ dàng hơn nhiều.

Do vậy, việc đưa thông tin đầu vào dễ hiểu sẽ giúp bộ não dễ
dàng tiếp nhận là điều cần thiết trong giai đoạn nền tảng. Chúng
ta có thể dựa vào tiếng Việt để làm nền tảng cho việc học tiếng
Anh, việc này sẽ giúp người học, đặc biệt là các bạn ở trình độ
sơ cấp và sơ trung cấp nắm được từ vựng và cấu trúc cơ bản
một cách dễ dàng.

4. NGHE SAO CHO ĐÚNG?

Một suy nghĩ khá phổ biến là cứ ra nước ngoài sống một thời
gian ắt nghe nói giỏi hay cứ "tắm ngôn ngữ" một thời gian là
nghe tốt, rồi nói cũng theo đó mà tiến bộ lên. Bản thân mình
cũng "tắm ngôn ngữ" trong nhiều năm và nhận thấy nó ít hiệu
quả so với thời gian mình bỏ ra.

Phương pháp tối ưu hơn nhiều là nghe và đọc đồng thời. Mình
áp dụng phương pháp này với học viên nội trú ở Hama và học
viên online, các bạn tiến bộ rõ rệt và rút ngắn thời gian học rất
nhiều.

Tại sao lại như vậy?

Khi mới bắt đầu, nếu chỉ nghe không thôi, khả năng rất cao là
không biết từ đó được viết như thế nào. Còn nếu chỉ đọc mà

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 284
không nghe thì sẽ không biết được từ đó được phát âm như
thế nào. Chúng ta cần đọc và nghe đồng thời để nắm được cả
về mặt chữ viết và phát âm của một từ.

Kỹ thuật nghe và đọc đồng thời sẽ đẩy các bạn trình độ sơ cấp
lên trung cấp nhanh nhất cả về phát âm, ngữ pháp và từ vựng.
Trong hệ thống Luca, một từ vựng sẽ được xuất hiện trong
nhiều ngữ cảnh khác nhau, xuất hiện trong nhiều câu, nhiều
trường hợp khác nhau. Điều đó giúp cho việc hiểu từ mới sâu
và biết cách dùng một từ trong các bối cảnh khác nhau.

Vậy vận dụng nguyên lý này lúc học như thế nào?

Khi mới xem phim hay nghe nhạc nên có phụ đề. Chọn chủ đề
mình yêu thích, lúc đầu sẽ hơi khó để hiểu, nhưng nghe và đọc
nhiều sẽ quen dần và trở nên thích thú. Khi nghe hay đọc đừng
cố gắng dò nghĩa của tất cả các từ mới, mà sử dụng khả năng
phán đoán bằng cách xâu chuỗi các sự kiện và đoán nghĩa của
từ mới đó có khả năng là gì. Điều này sẽ giúp khắc sâu từ mới
và biết được hoàn cảnh sử dụng của nó.

Bí mật thứ hai là mình nên chọn tài liệu nghe của hai hoặc ba
người nói chuyện bởi lúc đó có sự tương tác và gắn kết giữa
con người với nhau. Điều này rất có lợi cho giao tiếp sau này vì
mục đích cuối cùng của việc học ngôn ngữ là để giao tiếp, do
vậy nguồn đầu vào cho việc nghe và đọc nên là hội thoại hơn
là độc thoại. Hội thoại sẽ giúp ta giao tiếp, độc thoại cho ta kiến

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 285
thức. Vì vậy việc nghe podcast, audio giữa hai và nhiều người
nói chuyện là cách rất hiệu quả để học tiếng Anh ở giai đoạn
nền tảng.

5. NÓI SAO CHO CÓ NHỊP ĐIỆU?

Sau phát âm sai thì nói không có ngữ điệu khiến việc giao tiếp
trở nên khó khăn. Khi đã có phát âm chuẩn thì việc nói đúng
nhịp điệu (rhythm) rất quan trọng để người khác hiểu mình. Để
khắc phục nhược điểm này, mình giới thiệu kỹ thuật tách cụm,
hay còn gọi là chunking. Kỹ thuật này rất hiệu quả giúp học
viên của mình nói đúng nhịp điệu nên hiệu quả giao tiếp vì vậy
tăng lên rất nhiều.

Một câu có thể được chia làm nhiều cụm dựa vào ý nghĩa và
cấu trúc của cụm và của câu để tách ra cho hợp lý. Có nghĩa
bạn phải nắm được nội dung mình đang nói và ngữ pháp của
cả câu đó thì sẽ tách cụm hợp lý theo chủ ý của bản thân.

Khi tách cụm hợp lý, bạn sẽ nói tự tin, điềm tĩnh, chắc chắn, có
sự kết nối với những điều mình nói ra bằng cảm xúc và bằng
tâm ngữ. Khi đó ngôn ngữ cơ thể sẽ được hiển lộ, biểu cảm
trên gương mặt sẽ được rõ ràng, người nghe sẽ hiểu rõ ý của
mình, việc giao tiếp theo đó sẽ tở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

6. VƯỢT RA KHỎI VIỆC HỌC TIẾNG ANH

Quá trình học, làm việc và đi dạy nhiều năm mình luôn tự đặt
câu hỏi tại sao bạn này xuất phát điểm thấp, đôi khi cực thấp

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 286
lại đạt được những kết quả rất đáng tự hào, trong khi những
bạn khác có bước khởi đầu tốt hơn, vượt trội hơn lại không có
những bước phát triển nhảy vọt ở đường dài.

Hạnh là một học viên online mình bó tay vì coach hoài không
lên, âm lực yếu xìu, phát âm cứ sai hoài dù mình đã rất nỗ lực.
Mình thấy bế tắc quá, không biết làm sao, mình tắt micro vô
phòng tắm khóc hu hu, xong rửa mặt ra dạy tiếp. Nghĩ bụng với
khả năng em hiện tại, chắc em không đi nổi Luca sau khoá
coach rồi.

Nhưng không, mình nhầm!

Kết thúc Luca giai đoạn hai, Hạnh đọc như một phát thanh viên
trong sự ngỡ ngàng của tất cả các bạn trong lớp. Mình cảm
nhận được sự chắc chắn và tự tin trong từng từ, từng cụm em
phát ra làm mình rất rung động, gai bắn rần rần, mình ứa nước
mắt.

Mình ngạc nhiên hỏi: Sao em tiến bộ nhanh dữ vậy, kể chị


nghe coi?

Hạnh chia sẻ: Sáng em dậy sớm, học nhóm cùng các bạn từ 5-
6h rồi đi làm. Tối đi làm về em luyện thêm ba tiếng nữa rồi đi
ngủ, ngày nào em cũng luyện kiên trì trong suốt hai tháng vừa
rồi.

Đúng vậy! Kiên trì làm nên chuyện chứ không phải năng lực
được thể hiện ban đầu. Mình càng thấm thía và trải nghiệm sự

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 287
kiên trì trong việc dạy và học. Có rất nhiều bạn lúc mới học rất
chật vật, khó khăn, tưởng chừng như bỏ cuộc, nhưng với nỗ
lực bền bỉ, các bạn đi Luca về đến đích, giao tiếp với phát âm
chuẩn và tiếp tục với Líu Lo và Ríu Rít để phát triển khả năng
thành thạo và sử dụng tiếng Anh trong thực tế giao tiếp một
cách ấn tượng. Nhiều bạn trong đó trở thành giáo viên tiếng
Anh nhiệt thành, chia sẻ những điều được học với cộng đồng
trên khắp cả nước. Điều này làm mình rất tự hào.

Rất nhiều bạn khi gặp mình, thấy những điều mình làm được
trong việc học, việc dạy, sáng lập và phát triển các thương hiệu
Mắm Thuyền Nan, LeaderTalks và HamaVillage đều trầm trồ
khen mình sao giỏi vậy. Mình cười tươi và đón nhận lời khen
của các bạn, nhưng từ trong thâm tâm, mình hiểu rõ rằng để có
thể làm được như vậy là nhờ tính kiên trì, chịu khó, chứ không
phải là giỏi giang, thông mình.

Có ý chí là có tất cả. Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường. Ý


chí là điều cần rèn luyện liên tục trong hành trình trưởng thành
của mỗi cá nhân.

Câu chuyện học viên: NHỮNG THÁNG NGÀY ĐẦY MÀU SẮC Ở
HAMA

Nếu có ai bảo rằng bạn hãy kể cho họ nghe về một hành trình
thú vị và đầy kỉ niệm trong cuộc đời bạn.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 288
Bạn sẽ nói về điều gì?

Nếu nhận được câu hỏi này mình sẽ không ngần ngại kể cho
họ nghe về cuộc sống của mình tại Hama, ngôi làng dạy tiếng
Anh nội trú tại Đăk Nông mà với mình đó là một hành trình vô
cùng nhiều kỷ niệm.

Cũng như bao sinh viên, sau khi tốt nghiệp Đại học mình bị
cuốn vào vòng xoáy công việc. Cuộc sống của mình chỉ có
công việc, công việc và công việc. Hằng ngày mình đi làm rồi
về nhà và nó là một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại suốt một thời
gian dài. Cho đến một ngày mình nhận ra rằng cảm xúc mình
tê liệt từ bao giờ, thật sự là như vậy. Tất cả những việc mình
làm giống như đang thực hiện nghĩa vụ, phải đi học, phải tốt
nghiệp, phải đi làm, phải kiếm tiền và phải làm rất nhiều thứ mà
đôi khi mình không hề có chút cảm xúc nào.

Mình nghĩ mình nên làm một điều gì đấy để chấm dứt tình
trạng này, ít nhất là có thời gian dành cho bản thân và hiểu
được thật sự mình cần gì và phải làm gì tiếp theo.

Trong kí ức của mình, mình không nhớ đã biết đến Hama từ


khi nào và từ đâu, chỉ biết rằng sau một thời gian dài theo dõi
hoạt động của Làng đến khi cuộc sống của mình có quá nhiều
chuyện xảy ra cùng một thời điểm, quá nhiều căng thẳng, áp
lực, dồn nén và chẳng có tí cảm xúc nào, không hiểu sao mình
nghĩ đến Hama đầu tiên và muốn lên làng ngay lập tức.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 289
Và rồi tất cả mọi thứ diễn ra rất nhanh chỉ trong vòng hai ngày
từ lúc mình nộp đơn thôi việc, thông báo với gia đình về quyết
định của mình sau đó xách hành lý ra bến xe lên Hama.
Những đứa bạn của mình đã rất ngạc nhiên khi biết mình bất
ngờ rời khỏi Sài Gòn và thậm chí không biết mình đã đi đâu.

Mình đặt chân đến Hama vào một buổi sáng chủ nhật, hôm đấy
ở làng ngoài những học viên nội trú còn có rất nhiều bạn nhỏ
từ Gia Nghĩa lên làng học cả ngày cuối tuần. Giữa rất nhiều
người, tự nhiên mình lại thấy trống rỗng mà không biết tại sao,
cứ ngồi một góc thơ thẩn. Chắc có lẽ vì mọi thứ diễn ra quá
nhanh nên giờ phút ấy mình mới thực sự cảm nhận rằng mình
đã đến một nơi hoàn toàn khác với cuộc sống thường ngày,
sống trên một ngọn đồi cao, xung quanh là cây cối, là núi rừng,
không được dùng điện thoại và internet, đó là điều mình chưa
bao giờ nghĩ đến.

Sống ở làng ba tháng, thời gian không phải quá dài nhưng bảo
ngắn cũng chẳng phải. Đối với mình đó là quảng thời gian thật
nhiều cảm xúc, thật nhiều kỉ niệm. Mỗi buổi sáng tụi mình tập
các bài khí, một phần giữ sức khỏe, một phần để giúp cho âm
lực mạnh để khỏi bị hụt hơi trong lúc nói. Những ngày đầu
mình ngại đọc to, lí nhí trong miệng, Peter bảo mình ra ngoài
Hô Hô Ha Ha Ha cho hơi mạnh. Mình đứng một góc luyện hô
một lèo hết hai tiếng đồng hồ, tối đến đau rát cả cổ họng vì

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 290
toàn dùng hơi cổ. Mãi sau đó mình mới tập lấy được hơi thở
bụng để phát âm chuẩn và hay.

Ngoài việc học tụi mình chia nhau cùng nhau làm việc nhà.
Mình được phân công phụ chị Phương giặt và phơi đồ, thế là
mỗi ngày hai chị em lọ mọ dậy từ sáng sớm phơi hết đồ trong
hai cái máy giặt rồi sang nhà Hoa Hồng tập yoga. Khi chị
Phương hoàn thành khóa học rồi về trước, mình nghiễm nhiên
được trở thành quản gia của hai cái máy giặt. Ban đầu ít người
một mình mình giặt đồ phơi đồ gọn trơn. Đến lúc có các bạn
nhỏ khóa hè lên Làng học ba tuần, đồ nhiều ơi là nhiều, một
đêm phải cho hai cái máy giặt hoạt động hai đợt rồi sáng hôm
sau giặt thêm một đợt nữa thì mới giặt hết đồ của tất cả mọi
người trong nhà. Mệt nhưng mà vui.

Mình nhớ hoài những lúc các bạn nhỏ được phân công giúp
mình quên nhiệm vụ, các bạn ấy sẽ tự í ới nhau rằng mau mau
ra móc đồ, mang đồ đi phơi giúp chị Tiên, kẻo chị Tiên la. Hay
những khi nghe mình đếm "5-4-3-2-1" là cả 26 bạn nhỏ nhanh
chóng xếp thành một hàng thẳng tắp để uống mật ong lên men
trước khi đi ngủ.

Hôm nào mình học bài xong sớm thì sẽ xuống bếp phụ nấu
cơm, mình ăn chay trong thời gian ở làng nên đồ ăn nấu riêng.
Dì Hoa, mẹ chị Hằng biết vậy nên cứ cách tuần là làm đậu hủ
cho mình để dành ăn dần. Các anh trong Làng thì bảo rằng
"Tiên ăn chay vậy chứ là cái đứa sướng nhất đấy, muốn ăn gì

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 291
cứ ra vườn hái là có ngay, toàn là thực phẩm sạch, khỏi sợ
hóa chất khỏi sợ thuốc". Mình cũng thấy là sướng thật hè hè.

Ở làng tụi mình không được sử dụng điện thoại lẫn internet,
chỉ có một giờ đồng hồ từ 7 giờ đến 8 giờ tối thứ tư để gọi về
cho gia đình. Mẹ mình sống ở quê một mình, mình lại là đứa
hay lo hay nghĩ, nên những ngày đầu mình luôn nghĩ lung tung,
thơ thẫn không biết ở nhà mẹ làm gì, có ăn cơm đúng giờ, có
uống thuốc đầy đủ, tới ngày có nhớ đi tái khám hay không. Cứ
nghĩ tới là lo, rồi suy nghĩ, rồi buồn cả ngày, cứ mong đến thứ
tư để được gọi về cho gia đình. Về sau quen dần nên tự động
viên là mẹ ở nhà sẽ ổn, cứ an tâm mà học.

Với mình khoảng thời gian học tập và sống ở Hama sẽ là một
kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Nơi mà mình có thật nhiều người
bạn mới vô cùng dễ mến, nơi mình có thể dành thật nhiều thời
gian cho bản thân, có thể đối điện với những cảm xúc, những
suy nghĩ của mình. Mình học được việc thả lỏng và tôn trọng
những cảm xúc từ bên trong chính mình: vui sẽ cười, buồn sẽ
lặng thinh, muốn khóc sẽ tìm góc nào đấy mà giải tỏa, không
phải gồng mình hay cố gắng quên đi những xúc cảm đó, điều
mà mình luôn làm trước đây.

Nếu sau này có ai đó hỏi rằng khi rời Làng mình sẽ nhớ điều gì
ở đây, mình tin là họ sẽ mất khá nhiều thời gian để nghe mình
tỉ tê tâm sự về những tháng ngày ở Hama. Về những hôm dậy
sớm từ 4 giờ sáng học bài cùng chị Hòa, sẵn dịp ngắm bình

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 292
minh đỏ rực cả một góc trời đẹp không chịu nổi, hay những
hôm trời lạnh sương mù bay cả vào trong nhà lạnh ơi là lạnh,
ngó nhìn sang mấy ngọn núi thấy chẳng biết mây hay sương
mù phủ trắng cả ngọn đồi nhìn như cảnh tiên ngày xưa xem
trong những phim thần thoại. Hay những giờ học nói cùng
nhau, gặp từ nào không biết là chen ngang tiếng Việt hay dùng
tay miêu tả loạn xạ cho người khác hiểu mình đang nói gì.
Những buổi mọi người cùng nhau cắt cả trăm ký cà pháo đen
sì cả móng tay, những ngày Lazy day nhưng mọi người vẫn
hay gọi là Working day. Những trận bóng buổi chiều sau mỗi
giờ học mà bên nào thua phải mua kem cho cả nhà, những
hôm mọi người cùng nhau ngồi bên ngọn lửa trò chuyện rồi
nghe Áp Nê vừa đàn guitar vừa hát, hay cả những ngày tự
nhiên bị tuột cảm xúc không biết lý tại sao chỉ biết đi loanh
quanh làng nhìn trời nhìn đất ngắm mây cho khuây khoả.

Và tất nhiên là mình sẽ không quên kể về những người anh,


người chị và những người bạn của mình tại Hama.

Cái Diệu cô gái cùng quê với mình có giọng hát hay, là người
mình có thể tâm sự mỗi lúc vui hay buồn, không biết từ khi nào
hai đứa thân nhau đến lạ, thậm chí lúc Diệu về mình buồn mất
cả mấy ngày. Anh Long, người nhỏ nhỏ nhưng tấm lòng lớn vô
cùng, luôn âm thầm giúp đỡ người khác. Chính ca người gì mà
lúc nào cũng kẹp cổ mình dắt đi như con nít, là người anh mà
mình rất quý. Cái Hậu người lúc nào cũng tìm không gian một

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 293
mình, tuổi nhỏ thôi chứ suy nghĩ không nhỏ chút nào, mình rất
hiếm gặp bạn nam nào ở độ tuổi đó có suy nghĩ trưởng thành
như bạn ấy.

Anh Hội là người mà mấy ngày đầu nhìn khó ưa dễ sợ, về sau
mới thấy dễ ưa hơn chút xíu, haha nói vậy thôi chứ tốt bụng
với mọi người lắm. Chị Phương, chị gái dễ thương lúc nào
cũng dặn mình em cố gắng học đi hen. Con gái vậy thôi chứ để
có mít ăn là sẵn sàng trèo lên cây mít cao tít, chịu bị ổ kiến
bám cắn đỏ ngứa cả người. Chị Hòa, một cô gái mạnh mẽ đầy
quyết tâm là người đã giúp mình học rất nhiều trong những
ngày đầu. Hay anh Vinh lúc nào cũng hỏi mình " Em có biết trí
khôn của phụ nữ ở đâu không?". Peter, anh Lộc người trực
tiếp hướng dẫn mình học hàng ngày, lúc nào cũng cố gắng tìm
cách giúp mình bỏ chướng ngại để nói tiếng Anh tốt hơn. Cái
Chinh cô gái đến từ miền Bắc dễ thương vô cùng, hay cái Mèo
nhỏ tuổi hơn nhưng lúc nào cũng bắt mình gọi bằng anh, bắt
vậy thôi chứ đâu dễ gì mình gọi, hắn vẫn gọi mình bằng chị
ngon lành.

Khoảng thời gian sống và học ở Hama là những tháng ngày


đầy màu sắc trong cuộc đời của mình. Nếu được chọn lựa lại
một lần nữa, dĩ nhiên Hama vẫn là nơi mà mình sẽ chọn để
dừng trong hành trình thanh xuân của mình.

Thuỷ Tiên (Quảng Ngãi) - Học trò Nội trú Hama năm 2019

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 294
Tích luỹ cụm: Bước tiếp theo mình sẽ sang tích luỹ cụm. Mình
không thể ghép các từ riêng lẽ thành một cụm, kiểu như không
sao đâu là no star where, mà nó có các cụm đi liền nhau để
diễn tả một nội dung cụ thể nào đó, cái đó là collocation, mình
phải tích luỹ và có quyển sổ ghi lại những cụm này để dùng
cho nhưng trường hợp tương tự về sau.

Một điểm yếu của người Việt khi đọc là chưa chú trọng vào
itonation trong cụm và trong câu, điều đó gây khó khăn rất lớn
cho việc giao tiếp. Lưu ý: đây là điểm quan trọng. Nắm vững
nguyên tắc chunking trong cụm sẽ giúp chúng ta khắc phục
điểm yếu này.

MODULE 4: CÂU - ĐOẠN - BÀI


1. HỌC NGỮ PHÁP NHƯ THẾ NÀO?

Tại sao không nên học ngữ pháp lúc mới bắt đầu?

Sau cụm, chúng ta mới cần học chuyên sâu về ngữ pháp, ứng
dụng cho việc viết câu. Ngữ pháp ở mức giao tiếp, viết lách
thông thường không cần học mười mấy thì, rất là rối rắm mà
không ứng dụng nhiều. Có bốn thì: hiện tại, quá khứ, tương lai
và hiện tại hoàn thành được dùng nhiều nhất. Hiểu bản chất và

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 295
sử dụng thuần thục bốn thì này là tạm đủ cho giao tiếp nền
tảng.

Tại sao không nên học ngữ pháp khi mới bắt đầu học tiếng
Anh?

Việc học ngữ pháp lúc mới bắt đầu học Tiếng Anh giống như
việc tự mình xây dựng bức tường bốn phía cho chính mình rồi
ở luôn trong đó. Nó cũng tương tự như việc dạy một đứa trẻ rất
nhiều quy tắc trong cuộc sống từ rất sớm, những điều được
làm và không được làm. Điều này tạo nên tâm lý sợ sai, sợ bị
chê cười và không dám trải nghiệm khi đứa trẻ lớn lên. Hay nói
cách khác, việc học ngữ pháp khi mới bắt đầu học tiếng Anh là
một trong những nguyên nhân của việc sợ nói vì sợ nói sai về
sau.

Tại sao không nên tiếp tục học ngữ pháp?

Ngữ pháp là thế mạnh của hầu hết chúng ta vì được học từ lớp
6 đến lớp 12, lên đại học lại học tiếp nên có thể coi đó là thế
mạnh của người học. Học để thi. Tuy nhiên, để phát triển toàn
diện khả năng tiếng Anh, chúng ta cần tập trung vào điểm yếu,
để kéo các kỹ năng này lên đồng đều nhau.

Theo quan sát của mình, điểm yếu của đa phần người học
tiếng Anh ở Việt Nam là phát âm và thiếu tự tin. Hai cái này nó
tác động qua lại với nhau, khi phát âm sai thì thiếu tự tin khi nói
và càng thiếu tự tin thì phát âm lại dễ sai. Do vậy phát âm và tự

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 296
tin là hai điểm cần đầu tư khắc phục đầu tiên, chứ không nên
học ngữ pháp khi mới bắt đầu.

Vậy ngữ pháp nên học khi nào?

Ngữ pháp sẽ được tích luỹ và phát triển song song trong quá
trình học từ, học cụm, học câu. Đến giai đoạn phát triển về cấu
trúc câu thì tập trung mạnh về ngữ pháp.

Nguyên tắc tiếp cận hệ thống ứng dụng vào việc học ngữ pháp
ở chổ: không phải muốn giỏi cái gì là học cái đó, đau bộ phận
nào là chữa bộ phận đó, chúng ta cần học những cái ít liên
quan đến ngữ pháp: học phát âm, học từ, học cụm, học câu.
Tích luỹ thông qua việc đọc và nghe, thể hiện bằng việc nói và
viết. Ngữ pháp vì vậy sẽ tiến bộ dần dần thông qua quá trình
tích luỹ này. Đến một giai đoạn nhất định, bạn có thể rà lại toàn
bộ các điểm ngữ pháp căn bản để hệ thống lại, lúc đó bạn mới
có thể hiểu sâu về ngữ pháp thực hành và tự tin để nói và viết.

Em gái mình, Hải có khoá Ngữ Pháp Thật Dễ có thể giúp các
bạn nắm ngữ pháp một cách dễ nhớ, phục vụ cho việc thi cử,
viết và nói rất hiệu quả.

2. VƯỢT QUA NỖI SỢ VIẾT

Mình bắt đầu học tập làm văn vào năm lớp 4. Bài văn đầu tiên
cô giáo yêu cầu là tả cái bàn. Trong đầu con bé 10 tuổi lúc đó
không biết viết gì hơn ngoài "cái bàn nhà em có bốn chân". Viết
được tầm chục dòng mình cạn chữ, không thể nặn ra thêm

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 297
chữ, nên gục mặt xuống bàn ngủ, nước miếng chảy dàn dụa
vào bài kiểm tra ướt nhẹp.

Đến giờ cô giáo kêu nộp bài mình lật đật tỉnh dậy, lấy bài kiểm
tra lau vội vào áo và đem đi nộp. Bài văn đầu tiên tả cái bàn
bốn chân mình được bốn điểm. Kể từ đó mình tin rằng mình
không có năng khiếu môn văn và mình chuyển sang học bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Toán và thi khối tự nhiên sau này.

Mình bắt đầu phụ thuộc vào sách Tập làm văn, tức sách văn
mẫu để làm bài. Trong suốt thời phổ thông, Văn luôn là nỗi ám
ảnh của mình vì chưa có bài nào tự mình viết mà không tham
khảo bài văn mẫu, và cũng chưa có bài nào mình được trên 6
điểm.

Mãi sau này khi luyện thi IELTS, học về Viết học thuật, mình bổ
sung vốn từ vựng, tập cách miêu tả, học cách lên bố cục bài
viết, mình mới có thể diễn đạt ý của mình một cách ngắn gọn
và chặt chẽ. Từ đó kỹ năng viết của mình tiến bộ dần dần. Sau
này viết mỗi bài luận 5,000-10,000 từ bằng tiếng Anh với mình
không còn khó nữa.

Khi nắm vững nguyên tắc viết, diễn đạt đơn giản, chi tiết, có
trình tự , việc viết trở nên khá dễ dàng. Mình viết blog từ năm
2011 đến nay và blog DaoThiHang.com nơi mình chia sẻ kinh
nghiệm học tiếng Anh, du học và khởi nghiệp đến nay đã có

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 298
hơn 5 triệu lượt truy cập. Mình cũng không thể tin có ngày
mình có thể viết sách để xuất bản!.

Bằng cách học tiếng Anh, tiếng Việt của mình vì vậy cũng tốt
dần lên và mình cũng nghiệm ra rằng: muốn giỏi tiếng Anh phải
rành tiếng Việt. Hai ngôn ngữ phát triển song song sẽ hỗ trợ
nhau rất nhiều. Mình vượt qua nỗi sợ viết kể từ khi học viết
IELTS.

3. VIẾT CÁI GÌ & VIẾT NHƯ THẾ NÀO?

Đoạn và Bài là kỹ năng nâng cao thường được hướng dẫn cho
các bạn sẽ đi du học, thi IELTS hay chuẩn bị làm việc với các
công ty nước ngoài. Phần này có liên hệ sâu sắc đến hai yếu
tố: kiến thức và cách diễn đạt.

Khi có các bạn nước ngoài đến thăm làng, mình thường động
viên học trò nói chuyện với các bạn. Các bạn kêu em không
biết nói. Cái "không biết nói" ở đây chính là không biết nói cái
gì và không biết nói như thế nào. Hay nói cách khác đó là kiến
thức và cách diễn đạt.

Về mặt kiến thức: Một trong những cái yếu của người Việt Nam
nói chung khi học tiếng Anh là thiếu vốn kiến thức nền tảng về
các lĩnh vực phổ biến trong đời sống hàng ngày, như kinh tế,
xã hội, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật, tâm linh, giải trí, thể thao,
chính trị... Trong tiếng Việt mình không biết nói sao thì trong
tiếng Anh sẽ rất là khó nói cho người khác hiểu.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 299
Những kiến thức này không thể có được trong một sáng một
chiều mà nó cần được tích luỹ trong thời gian dài thông qua
việc đọc, nghe, quan sát và trải nghiệm mới có sự chiêm
nghiệm và ý kiến riêng của bản thân về mỗi vấn đề. Kiến thức
là của người khác nhưng khi được lọc qua bản thân mình
thông qua những trải nghiệm trong cuộc sống thì nó sẽ thành
trí tuệ cá nhân. Đó là những đầu vào chất lượng khi giao tiếp,
truyền thông thông qua việc nói và viết.

Về cách diễn đạt: Khi đã có kiến thức, giờ trình bày sao cho
người khác hiểu dưới dạng nói và viết? Điều này cần kỹ năng
diễn đạt vốn phụ thuộc vào văn hoá. Văn hoá phương Tây trực
diện, đi thẳng vào vấn đề trước khi giải thích, phân tích nó một
cách chi tiết, cụ thể; trong khi văn hoá phương Đông có xu
hướng đi theo lối quy nạp, có xu hướng đi theo chiều ngược
lại.

Thêm nữa, văn hoá học thuật phương Tây tôn trọng và đánh
giá cao tư duy khác biệt, tư duy phản biện của mỗi cá nhân,
các câu trả lời và đáp án thường là mở để khuyến khích mỗi cá
nhân đưa ra các ý kiến riêng của mình, qua đó bản sắc của
mỗi cá nhân dần dần được định hình và phát triển.

Do vậy, việc tích luỹ kiến thức, rèn khả năng diễn đạt và khả
năng phản biện là ba điều cần được làm song song để phát
triển khả năng viết học thuật và viết tự do.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 300
4. NÓI CÓ BỐI CẢNH - NGUYÊN TẮC STARL

Một điểm hạn chế rất lớn của người Việt mình khi giao tiếp đó
chính là nói không có bối cảnh. Đây là điều phổ biến khi nói
tiếng Việt và càng phố biển hơn khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
Nói không có bối cảnh có nghĩa là mình kể việc mình đứt tay
mà không nói hoàn cảnh mình bị đứt, làm sao bị đứt tay, đã xử
lý vết thương thế nào, cảm xúc của mình trong và sau khi bị
đứt tay như thế nào: giận, buồn, vui, lo, sợ. Mình là người
trong cuộc mình hiểu, nhưng chắc chắn rằng người nghe là
người ngoài, họ không thể hiểu bối cảnh đứt tay của mình. Do
vậy mình phải kể một cách có trình tự, tường tận cho nghe ta
nắm bắt được.

Mình thường chia sẻ phương pháp STARL cho học trò bước
đầu luyện tập cách kể chuyện theo bối cảnh. Nguyên tắc này
ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, viết lách, viết hồ
sơ học bổng... Học trò Hama thực hành tầm 2-3 tháng là quen
với cách nói có trình tự này.

S = Situation: là hoàn cảnh, tình hình, tình thế.

T = Task & Responsibility: là nhiệm vụ, trách nhiệm của bạn


trong đó là gì?

A = Action: hành động, bạn đã làm gì trong hoàn cảnh đó?

R = Result: kết quả như thế nào?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 301
L= Lesson learnt: bài học rút ra của bạn là gì, cảm xúc của bạn
như thế nào?

Mình sẽ kể câu chuyện Mắm Thuyền Nan theo trình tự STARL


để các bạn hình dung nó được ứng dụng như thế nào.

Hoàn cảnh: Thời điểm mình tốt nghiệp Thạc sỹ về Phát triển
bền vững ở Úc cuối năm 2012. Với trải nghiệm việc học và
công việc trước đó, mình tin rằng cái gốc của phát triển bền
vững khi các giá trị truyền thống được lưu giữ và con người
sống hoà hợp với thiên nhiên.

Nước mắm là quốc hồn quốc tuý của người Việt Nam và không
thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Các làng nghề làm mắm
ngày càng thu hẹp vì kinh nghiệm và truyền thống làm mắm
không được duy trì qua các thế hệ, cùng với việc nước mắm
công nghiệp ngày càng phố biến.

Nhiệm vụ: Mình muốn góp phần vào việc gìn giữ và khôi phục
nghề mắm để nước mắm truyền thống, nguyên chất, nguyên
thuỷ duy trì được bản sắc vốn có của nó.

Hành động: Tốt nghiệp cuối năm 2012, mình dành 6 tháng đi
dọc bờ biển từ Bắc đến Nam để thu thập các loại mắm và kinh
nghiệm làm mắm ngon, sau đó chọn nước mắm và ruốc để
thương mại hoá. Các kinh nghiệm làm mắm được đúc kết và
chia sẻ trên trang NuHoangMam.com. Mình phát triển thương

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 302
hiệu Mắm Thuyền Nan gồm ba dòng sản phẩm chính: nước
mắm, mắm ruốc và các loại mắm dưa.

Kết quả: Sau 7 năm vừa làm vừa học để phát triển, nay Mắm
Thuyền Nan đã được phân phối rộng khắp trong cả nước ở các
cửa hàng thực phẩm sạch. Sản phẩm thế mạnh là nước mắm
nguyên chất, nước mắm cho trẻ em và mắm ruốc ủ 3 năm.

Bài học rút ra: Khi bạn thực sự tâm huyết với điều gì đó, hãy
bắt tay thực hiện nó từng bước một, chắc chắn sẽ đến đích.

5. CÁCH DIỄN ĐẠT TRONG VIẾT HỌC THUẬT

Viết học thuật khó và môn Viết trong IELTS chuẩn bị nền tảng
rất tốt cho viết học thuật sau này, đặc biệt là xây dựng bố cục
cho đoạn và bài.

Hồi học thạc sỹ ở Úc, mỗi lần bắt tay vào viết luận, bài khoảng
5,000 từ với mình là áp lực rất lớn. Mình lừng khừng miết, lấy
hết lý do này lý do khác để tránh việc bắt đầu. Đến tầm còn vài
ngày, không thể trì hoãn được nữa, mình mới chịu ngồi vào
bàn và bắt đầu những chữ đầu tiên. Thật là gian nan!.

Sau cả năm vật lộn với việc viết, mình phát hiện ra rằng để viết
nhanh và viết tốt, việc đầu tiên cần làm không phải là bắt tay
vào viết ngay mà là dành nguyên một buổi để đọc, phân tích và
lên dàn ý cho bài luận. Khi lên được dàn ý thì mình chỉ mất hai
đến ba ngày để viết và hoàn thành bài luận 5,000 từ. Khi hoàn
thành, mình thường gửi Peter kiểm tra lại ngữ pháp, cách dùng

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 303
từ, bố cục trước khi nộp lên hệ thống của trường. Trường sẽ
dùng một hệ thống phần mềm kiểm tra đạo văn trước khi gửi
cho thầy cô chấm điểm.

Viết liên tục suốt hai năm, kỹ năng viết của mình chắc tay dần
và từ đó việc viết không còn là điều khó đối với mình nữa, kể
cả viết học thuật và viết tự do - như viết post facebook hay chia
sẻ trên blog cá nhân.

Trước khi viết một bài, mình chia ý, sắp xếp ý một cách logic,
tuần tự sao cho các ý bổ sung cho nhau và bổ sung cho luận
điểm chính của bài. Mỗi đoạn chỉ tập trung diễn đạt một ý,
không nên nhiều hơn, sẽ mất tập trung và tạo nên sự nhầm lẫn
cho người đọc.

Câu đầu tiên là tổng quan với nội dung bao trùm và tóm tắt cho
cả đoạn. Các câu sau giải thích cho câu tổng quan rỏ ràng
hơn. Để đơn giản, bạn có thể dùng nguyên tắc 6W1H: When,
Where, Who, What, Why, How để phân tích, làm rõ cho ý tổng
quan.

Tiếp nữa là ví dụ thực tế dùng để chứng minh, bổ sung cho


câu tổng quan và các câu hỗ trợ. Case study chính là ví dụ
thực tế, liên hệ bản thân, với trải nghiệm công việc hoặc thực
tế cuộc sống là điều rất ý nghĩa cần được khai thác trong viết
luận hay viết tự do.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 304
Mình nhận thấy rằng bài luận nào mình viết có case study là
điểm cao, còn bài nào không làm được case study thì dù có
tham khảo sách, các bài báo quốc tế và đầu tư viết thế nào đi
nữa, điểm chưa bao giờ trên 70%.

MODULE 5: BÍ MẬT TRONG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH

1. BẢN SẮC LÀ ĐIỀU CỐT LÕI

Điều gì làm cho chúng ta hạnh phúc, khoẻ mạnh? Nó không


phải là tiền bạc hay sự nổi tiếng, nhà tâm lý học Robert
Waldinger chia sẽ nghiên cứu kéo dài trên 75 năm đưa ra rằng
hạnh phúc và sự thoả mãn mục đích đến từ việc có những mối
quan hệ tốt đẹp với người khác. Đây là bài nói chuyện nổi tiếng
trên Ted Talk với gần 30 triệu lượt xem. Có nhiều cách để xây
dựng mối quan hệ tốt với người khác, nhưng cách nhanh nhất,

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 305
ấn tượng nhất và có hiệu quả cao nhất đó là có bản sắc riêng
của cá nhân.

Cái khó của người học tiếng Anh không phải là không biết nói,
mà là không biết nói cái gì. Việc thiếu kiến thức nền tảng về xã
hội, nghệ thuật, văn hoá, chính trị, triết học, tôn giáo... đã cản
trở điều này rất nhiều. Có nhiều nguyên nhân nhưng cũng
không có ý nghĩa nếu chỉ truy tìm nguyên nhân. Việc biết mình
đang yếu và thiếu chổ nào rồi tìm cách khắc phục sẽ có ý
nghĩa hơn nhiều.

Một điều cốt lõi ở đây là tính nguyên bản, là bản sắc của người
nói, là cái bên trong, cái chất riêng của mỗi người, đó là cầu nối
giữa mình và người khác. Khi đọc hay nghe của người khác thì
nó đang ở dạng thông tin. Thông tin liên kết lại có tính hệ thống
thành kiến thức, có thể tìm đọc ở sách, bài báo nghiên cứu
khoa học, phim tài liệu... Kiến thức là của người khác, nhưng
qua trải nghiệm cá nhân sẽ trở thành trí tuệ cá nhân. Trí tuệ
chính là bản sắc, là nguyên bản của mỗi người, dùng trí tuệ cá
nhân đó để giao tiếp sẽ tạo nên sự khác biệt.

Tiếng Anh là kiến thức, chứ không chỉ là ngôn ngữ, hãy tích luỹ
kiến thức và vốn sống của mình trở nên dày dặn và đó là chất
liệu tuyệt vời cho giao tiếp. Nếu cả hai người đều có kiến thức,
có chính kiến riêng và có trải nghiệm của bản thân trong lĩnh
vực đó, thì buổi nói chuyện mới thu hút, thú vị và có chất
lượng. Lúc đó sự kết nối giữa hai người mới được thiết lập và

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 306
phát triển ngày một sâu sắc hơn hơn. Đó là cái đích mà giao
tiếp giữa người và người có thể hướng tới.

Do vậy không phải cứ đọc nhiều sách là nói chuyện sẽ thú vị,
mà phải bật ra được quan điểm, trải nghiệm riêng của bản thân
đối trong sự đối chiếu với kiến thức đó, mới là điều cốt lõi, chứ
không phải lấy dẫn chứng ông A nói vầy, ông B nói vầy, mà
không thể hiện được chính bạn nghĩ sao, sẽ rất là nhạt.

Ở Hama, học viên mỗi tuần được chọn một quyển sách yêu
thích từ thư viện làng, đọc, chiêm nghiệm và trình bày ít nhất
ba điều học được, cảm thấy ý nghĩa, ấn tượng từ quyển sách
và trải nghiệm của bạn liên quan đến các bài học đó. Đây là
hoạt động thường xuyên giúp học viên tích lũy kiến thức, vốn
sống và khả năng tư duy phản biện rất hiệu quả. Giai đoạn
Tích lũy trước khi vào chính thức khoá English Mastery cũng
tập trung vào phát triển điều này.

Bản sắc, chính kiến, vốn sống cá nhân mới là cái làm cho bạn
khác biệt và thú vị. Người khác quý mến và ủng hộ bạn là vì
điều này.

2. KẾT NỐI VÀ Ý THỨC TỪNG TỪ MÌNH NÓI RA

Quan sát việc giao tiếp hàng ngày và cách học trò giao tiếp với
nhau bằng tiếng Anh, mình phát hiện ra hai điều làm cản trở
việc giao tiếp với các bạn là thiếu sự kết nối với nội dung mình
đang nói và chưa ý thức được từng từ mình đang nói ra. Hai

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 307
cái này thực chất là một, khi làm tốt cái này thì cái kia cũng tốt
lên.

Thứ nhất, về mặt ngôn ngữ việc nói chậm sẽ giúp mình phát
âm chuẩn, đúng trọng âm, rõ âm cuối và đúng nguyên âm. Chỉ
khi nào chúng ta thực sự chú ý từng từ mình phát ra thì phát
âm mới chuẩn được, đó là điểm cốt lõi. Khi biết mình đang nói
cái gì, tự động mình sẽ biết từ cần được nhấn trong cụm, từ
cần được phát âm rõ ràng cho người nghe nắm bắt được vấn
đề. Việc ý thức từng từ mình phát ra sẽ tránh được lỗi thường
gặp là đang nói từ này đã nghĩ đến từ khác, luôn nghĩ về các từ
sắp nói ra mà không để tâm trọn vẹn vào từ đang được nói ra,
từ ngữ vì vậy trở nên sáo rỗng, mình thường gọi là "bị đơ".

Thứ hai, xét về hiệu quả giao tiếp. Việc kết nối với từ đang nói
và có ý thức về cái đang nói đó là nền tảng để có chính kiến.
Chúng ta sẽ có thời gian để suy nghĩ về điều đang nói và
chuẩn bị cho điều sắp nói ra. Người nghe cũng có thêm thời
gian để "tiêu hoá" những nội dung mình vừa truyền tải. Tư duy
phản biện xây dựng trên nền tảng này mới có chiều sâu, việc
phản biện vì vậy mới có chất lượng, mới tránh được "phản
ứng". Những từ ngữ đẹp vì vậy mới có cơ hội được biểu đạt.

Cuối cùng, cảm xúc là yếu tố cực kỳ quan trọng trong giao tiếp.
Giao tiếp là quá trình trao đổi năng lượng và cảm xúc chính là
cầu nối. Khi kết nối được với từng từ mình nói ra, cảm xúc sẽ
được thể hiện thông qua các từ đó, và vì vậy việc truyền tải

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 308
thông điệp, ý tưởng sẽ trở nên hiệu quả hơn. Bằng việc nói
chậm rãi, từ tốn và chắc chắn, bạn sẽ kết nối với nội dung
mình đang nói và ý thức được từng từ được nói ra, điều này sẽ
đẩy hiệu quả của việc giao tiếp của bạn lên một tầm cao mới.

3. GIAO TIẾP LÀ QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG

Một bí mật trong giao tiếp là: Giao tiếp là quá trình trao đổi
năng lượng chứ không đơn thuần trao đổi ngôn ngữ. Mình
nhắc lại điều này rất nhiều lần trong quyển sách này vì khi
thấm hiểu được nó, bạn sẽ thay đổi cách học và cách bạn giao
tiếp hàng ngày cả trong công việc, tiếng Việt và tiếng Anh.

Bạn Zin đang học lớp 1, lên Hama ở lại dịp hè và bạn rất thích
chơi với Atef, một người bạn từ Ai Cập lên làm tình nguyện

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 309
viên ở làng. Tất nhiên cả hai bạn không thể nói chuyện với
nhau bằng tiếng Anh hay tiếng Việt nhưng hai bạn có sự kết
nối với nhau rất tốt và quấn quýt với nhau suốt cả ngày. Bằng
biểu cảm ánh mắt, cử chỉ trên gương mặt và ngôn ngữ cơ thể,
hai bạn hoàn toàn có thể giao tiếp với nhau và trở nên thân
thiết. Việc coi tiếng Anh như một ngôn ngữ, một môn học thì dù
chúng ta có đạt đến đỉnh cao trong việc thuần thục sử dụng
ngôn ngữ, thì cũng chỉ đạt 7% hiệu quả của giao tiếp. Vậy tại
sao chúng ta phải dành quá nhiều thời gian cho một miếng
bánh quá nhỏ?

Hãy dành thời gian cho việc xây dựng kiến thức, tăng vốn hiểu
biết về các mặt đời sống, khoa học, xã hội, tâm linh, văn hoá,
chính trị, kinh tế, lịch sử... Kiến thức là của người khác nhưng
khi bạn đọc nó và có sự chiêm nghiệm trong đời sống cá nhân
sẽ tạo ra trí tuệ cá nhân, đó là bản sắc, là năng lượng của mỗi
người. Khi có bản sắc và chính kiến riêng, chúng ta trở thành
con người tự tin và thú vị. Việc giao tiếp khi đó diễn ra một
cách chủ động, tự nhiên, không cần tuân thủ chặt chẽ các quy
tắc ngữ pháp, mà vẫn có thể giao tiếp và kết nối với người
khác một cách hiệu quả bằng năng lượng và sự hiểu biết của
mình.

Hãy bồi dưỡng phần chất bên trong bạn và dùng ngôn ngữ nói,
ngôn ngữ cơ thể là phương tiện thể hiện ngôn ngữ tự thân, là

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 310
sự hiểu biết, kinh nghiệm, trải nghiệm và trí tuệ cá nhân của
mỗi người. Đó mới là ý nghĩa thực sự của việc giao tiếp.

Câu chuyện học viên: ĐỪNG CHẤP VÀO LỜI NÓI

Gửi chị Hằng và Lộc,

Em đã vượt qua vòng phỏng vấn của học bổng chính phủ Úc
AAS và chuẩn bị vào RMIT học tiếng Anh trước khi sang Úc.
Điều quyết định lớn nhất trong hành trình với AAS của em là
tiếng Anh. Sau khi hoàn thành Líu Lưỡi và theo 90 ngày Luca,
em đã như lột xác, không chỉ nghe nói, mà em đã tư duy được
bằng tiếng Anh. Em muốn chia sẻ những trải nghiệm và bài học
em rút ra từ khoá Líu Lưỡi, đặc biệt là 90 ngày theo hệ thống
Luca. Thật khó để nói cho hết ý trong một tút thế này.

Bài học thứ nhất: Đừng chấp vào lời nói, mà hãy xem cái 7% đó
xuất phát từ 93% còn lại là cái gì. Càng lớn, càng va vấp nhiều,
em càng trân quý những người thẳng thắn và bộc trực. Bị chị la
nhiều, hồi học ở Sài Gòn, em thút thít ra ngoài khóc, chẳng học
hành được chi. Bi chừ khôn rồi, im lặng lắng nghe và quan sát
để khắc phục. Quả thực, một đứa từng bị mất ngôn ngữ, rối loạn

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 311
vận động (bao gồm miệng) thì luyện phát âm là một thử thách
lớn với em.

Học với chị, em học cả cách quan sát, không tập trung vào khó
khăn thể chất nữa, em xem mình như một người bình thường
và kiên trì tập luyện cùng các bạn để làm đúng và làm chuẩn,
đây thực sự là bước đột phá trong suy nghĩ của em, không
những trong học tiếng Anh mà trong công việc và cuộc sống của
em nữa.

Bài học thứ hai là sự tự học và tinh thần cầu tiến. Người thầy chỉ
con đường cho ta đi nhưng chỉ có ta mới tự đi được. Điều này
em chiêm nghiệm rõ ràng nhất khi đi Luca. Sau khi đi hết 90
ngày, em tự tin nói chuyện với cô giáo Úc. Mãi không liên lạc
được để nhờ cô viết thư giới thiệu học bổng, em lại có duyên
gặp cô qua dự một án online. Sau 60 phút trao đổi công việc, em
nhớ miết lời cô "phát âm của em tốt hơn nhiều rồi đó, bây giờ cô
có thể hiểu em nói gì". Cô nói vậy có nghĩa là trước đây mình
nói chắc cô hiểu chút chút thôi!.

Ngay hôm sau cô viết một lá thư tiến cử cho chương trình học
bổng tuyệt vời trên từng câu chữ và scan gửi cho em. Em cảm
thấy rất xúc động! Thư của cô góp phần lớn giúp em lọt qua vòng
xét hồ sơ. Bây giờ em thực sự trải nghiệm phát âm giúp cải thiện
mối quan hệ như thế nào.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 312
Đúng như chị nói trước khi bắt đầu khoá học, học để tự do, tự
do khỏi những sợ hãi, những giới hạn, rào cản để đến với ước
mơ. Khi đã bung lụa hết cỡ thì đó đã là hạnh phúc và chạm được
ước mơ rồi. Lịch dạy trẻ của em liên tục từ sáng tới tối, nên em
phải lên lịch học mỗi ngày với số lượng bài học cụ thể, kiểm tra
cuối ngày, nói những lời khẳng định tích cực đầu ngày, các bài
luyện khí duy trì sức khỏe để đi về đích. Em nỗ lực để hoàn
thành công việc từng ngày một và nhận ra rằng mình luôn có đủ
thời gian cho điều thực sự muốn.

Bài học thứ ba: Muốn nhanh cần phải từ từ. Em cực kỳ tâm đắc,
không chỉ trong học tiếng Anh mà cả trong công việc hằng ngày
của em là can thiệp cho trẻ có Rối loạn phổ tự kỷ (ASD), chậm
nói và nói ngọng. Khi xây dựng nền tảng vững chắc thì việc đi
nhanh, đi xa mới có ý nghĩa. Ngay cả bây giờ, em vẫn luyện lại
từng âm của IPA, chỉn chu trong từng từ, luyện khí và luyện tập
cơ miệng mỗi ngày vì đó là nền tảng cho sự tiến bộ sau này.

Em dừng ở đây nha chị. Em rất vui và tự hào với nỗ lực của
mình khi có kết quả IELTS 6.0 với Speaking 7.0.

Biết ơn chị đẹp và yêu làng!

Hẹn gặp Làng nhé.

Đoàn Lan Oanh (Quảng Nam) - Học viên Líu Lưỡi Online
2018

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 313
CHƯƠNG 5: HÃY ĐỂ NGƯỜI THẦY BÊN TRONG DẪN LỐI

1. ĐÚNG CHƯA HẲN ĐÃ HAY

Sau khi đi sang Bhutan và Ấn Độ gần hai tháng, mình phát hiện
ra Yoga rất thú vị, khác với những điều mình biết trước đây.
Sau khi tập gần 6 tháng Inner Engineering, mình thấy có rất
nhiều những chuyển biến tích cực trong thân, tâm, cảm xúc và
năng lượng. Mình cảm thấy cơ thể mình trong giai đoạn này

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 314
phù hợp để học Yoga nên mình quyết định lên Sài Gòn một
tháng tham gia khóa đào tạo giáo viên của Yogaworks.

Trong lớp phần đông các anh chị đã luyện tập và đi dạy Yoga
nhiều năm, có nhiều trải nghiệm trong việc tập luyện, hướng
dẫn và đã từng bị chấn thương. Do vậy khi thầy cô giáo dạy về
giải phẫu học cơ thể, mọi người cảm thấy những kiến thức đó
rất giá trị cho việc tập luyện đúng để tránh chấn thương. Đến
giờ giải lao, nghỉ ăn trưa mọi người trao đổi rất nhiều về những
điều đó và tất cả mọi người đều nói mình thật may mắn vì mới
bắt đầu tập đã biết được những điều này, sẽ có lợi rất là nhiều
trong việc luyện tập sau này.

Riêng bản thân mình lại không cảm nhận được những chia sẻ
của thầy cô là điều quý vì bản thân mình thời điểm đó chưa có
trải nghiệm về Yoga nhiều và chưa bị chấn thương nên chưa
thực sự ngấm được những chia sẻ của thầy cô là có giá trị.
Trải nghiệm đó dạy cho mình rằng làm đúng từ đầu chưa chắc
đã hay.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 315
2. SAI CHƯA HẲN ĐÃ DỞ

Những trải nghiệm của việc làm sai nó có giá trị riêng của nó.
Nếu như mình làm đúng từ đầu thì bây giờ có thể mình đã làm
nghề khác, chứ không có LeaderTalks, HamaVillage và ngồi
đây viết quyển sách này chia sẻ với các bạn.

Có trải nghiệm cái sai mới thấm thía, trân trọng cái đúng và cẩn
trọng khi mới học bất cứ cái gì. Chính vì việc học sai phát âm
từ đầu, có những trải nghiệm lên bờ xuống ruộng ở Úc thì mình
mới tìm thấy chìa khoá của vấn đề khi học ở Canada, sau này
mới coach được cho hàng ngàn học viên khắp cả nước nói
tiếng Anh tự tin và phát âm chuẩn. Vì ý thức được hậu quả của

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 316
từng cái sai nhỏ nên khi dạy mình cẩn trọng, không thoả hiệp
và qua loa với những chi tiết nhỏ.

Nếu bạn không muôn mất hơn 10 năm như mình mà chỉ cần
mất từ một đến ba năm là có thể tự tin giao tiếp thì mình
khuyên: hãy làm đúng từ đầu để tiết kiệm thời gian, tiền bạc,
năng lượng và tương lai của mình.

Làm đúng từ đầu từ những chi tiết rất nhỏ trong phát âm, làm
thuần thục, nhuần nhuyễn, đạt đến trình độ tinh xảo. Nắm
được phương pháp tiếp cận có hệ thống và hiểu sâu bản chất
của phương pháp. Làm tốt những cái đó bạn sẽ trở thành
người thầy của chính mình, có năng lực để tự chỉnh sửa và
định hướng việc học trong đường dài của bản thân, không bị
phụ thuộc vào giáo viên hay trường lớp.

Bản thân mình mất nhiều năm học mới ngộ ra điều này, nhưng
Lộc - Lợi hai em trai mình chỉ cần hai năm học là rất chắc nền
tảng, giao tiếp tốt, thi IELTS điểm cao và trở thành giáo viên
tiếng Anh nhiệt thành. Các học trò ở làng học tầm 6 tháng đến
một năm là có thể tự tin thuyết trình với phát âm chuẩn, nghe
phim Friends tầm được 70-80% khi không có phụ đề, giao tiếp
tự tin với người nước ngoài đến làng và có thể làm Vlog nói
tiếng Anh liên tục từ 7-15 phút. Nhiều bạn sau khoá học ở
Hama trở thành những giáo viên tiếng Anh được tin tưởng và
đón nhận dù xuất phát của các bạn từ các ngành khác nhau.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 317
Sai hay đúng là hai mặt của một vấn đề và mỗi cái đều có có
giá trị riêng. Cho mình cơ hội được sai để nhận ra ý nghĩa của
cái đúng. Cho mình được sai để trân trọng giá trị cái đúng và
không thỏa hiệp với cái sai, dù là rất nhỏ.

Nhưng nếu có cơ hội, hãy làm đúng từ đầu.

3. MỞ LÒNG HỌC HỎI CÁI MỚI

Mình là đứa ham học và thích trải nghiệm cái mới. Khi học
được cái gì mới, nếu thấy logic, phù hợp với những cái mình
biết tại thời điểm đó thì sẽ theo ít nhất 6 tháng, một năm đến
năm năm cho đến khi có nhân duyên mới đẩy đưa cho mình
học được cái khác phù hợp hơn. Ngưng thực hành cái cũ

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 318
không phải là vì nó sai mà vì nó không còn phù hợp ở thời
điểm đó nữa.

Ba mình thường dạy "không ai thương bằng cơm thương" nên


đau cũng gắng ăn cơm. Khi tìm hiểu về thực dưỡng, hiểu rằng
gạo lứt là thức ăn của con người nên mình lại coi cơm là lẽ
sống.

Sau này khi tìm hiểu về chế độ ăn Keto mình phát hiện việc ăn
tinh bột là căn nguyên của căn bệnh đau nữa đầu kinh niên
mà mình chữa nhiều năm không khỏi. Có hôm học trò trong
nhà nấu lẩu, mình ăn ba bát bún chan nước mắm xắm ớt, đây
là món yêu thích của mình từ nhỏ. Hôm sau nhức đầu cả ngày
không làm được việc gì. Thêm bữa mình ăn hai chén cơm gạo
lứt với tương Tamari, đau đầu cả đêm không ngủ được, ước
chừng bật dậy kiếm thuốc giảm đau uống. Nhưng thiếu cơm thì
khó sống quá.

Tiếp đó mình đi bấm huyệt mới phát hiện ra là bị chèn dây thần
kinh ở đốt sống cổ nên bị đau đầu. Thầy chỉnh lại đốt sống cổ
xong, mấy tháng nay mình không bị đau nữa đầu nữa.

Hành trình học của mình là sự phá chấp liên tục. Một mặt mình
ham học hỏi cái mới nhưng khi học được gì đều dành thời gian
nghiêm túc thực hành nếu thấy nó đúng và phù hợp với bản
thân. Mình chấp nhận hiểu biết của bản thân chỉ là hạt cát
trong vũ trụ và mình đến thế giới này để học hỏi và trải nghiệm

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 319
những điều mình chưa biết, để làm phong phú cho trải nghiệm
đời sống bản thân.

Học trò thường hỏi làm sao để có thể tìm gặp và theo học
được với những người thầy giỏi? Mình tin sự việc tồn tại trong
vũ trụ này đều có cái lý, cái đúng của nó. Nếu mình thấy sai
cũng có thể vì mình chưa đủ trải nghiệm để hiểu điều đó. Khi
mình xác định học với tâm thế thả lỏng như vậy thì mình học
nhanh và có duyên học từ những người thầy giỏi. Mình trân
trọng và biết ơn những người thầy đã dạy mình dù trực tiếp
hay gián tiếp, để cuối cùng mình biết điều gì là phù hợp với
bản thân để gạn lọc và áp dụng cho đời sống cá nhân.

Nếu bạn đã và đang bế tắc trong việc học tiếng Anh và có


duyên đọc được chia sẻ của Hằng, hãy chân chất thực hành
nó trong 6 tháng đến một năm thử xem nhé.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 320
4. THẢ LỎNG ĐỂ NGƯỜI THẦY BÊN TRONG DẪN LỐI

Những người bạn thân thường nói mình có sự trưởng thành


hơn số tuổi. Mình nhận thấy điều làm cho mình trưởng thành
sớm là nhờ vào khả năng mở lòng học hỏi cái mới. Mình luôn
háo hức học cái mới, sau đó thực hành chân chất và nhiệt
thành như con trẻ. Mình tin vào trực giác của bản thân sẽ dẫn
cho mình đi đúng hướng. Mình tin người thầy bên trong đầy
yêu thương và minh triết sẽ dẫn cho mình tìm đúng người thầy
và sắp xếp bài học phù hợp với khả năng của mình ở thời điểm
đó. Khi có cảm giác có chỗ dựa vững vàng bên trong như vậy,
mình tự tin, nhiệt tình và mở lòng học cái mới mà ít có sự phán
xét, nghi ngờ hay sợ hãi.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 321
Khi học mình nghiên cứu kỹ lý thuyết, đặt nó trong mối tương
quan với những cái mình đã học và nếu thấy hợp lý thì dành
thời gian đều đặn thực hành hàng ngày điều mới được học.
Sau hơn 5 năm học cách kết nối với bản thân, mình nhận ra
rằng bằng những cách khác nhau, những ngôn ngữ và cách
diễn đạt khác nhau, các người thầy đều chỉ cho mình quay về
một mối: sống với hiện tại và nhìn sự việc như nó vốn là.

Người thầy cuối cùng phá chấp cho mình đối với việc tu tập là
thầy Viên Minh, mình rất biết ơn thầy. Thầy giúp mình hiểu ra ý
nghĩa thật sự của việc sống tuỳ duyên thuận pháp để sống can
đảm, đối diện với cuộc sống hàng ngày bằng một tinh thần
không dính mắc. Sau thiền, mình quay sang tìm hiểu Yoga và
thực hành Inner Engineering của Sadguru một thời gian và
thấy cuộc sống bình an hơn, năng lượng ổn định hơn và cảm
thấy được ý nghĩa và cái đẹp của đời sống. Mình cảm nhận
rằng mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có một người thầy xuất hiện
để giúp mình hiểu ra một mặt nào đó về cuộc sống, để cuối
cùng giúp mình kết nối rõ ràng và sâu sắc hơn với người thầy
bên trong chính mình.

Trên đường học tiếng Anh cũng vậy, đó là một hành trình dài
và mỗi giai đoạn sẽ có những người thầy khác nhau chỉ cho
mình những phương pháp và cách tiếp cận khác nhau. Đến
một giai đoạn nào đó, khi tích luỹ đủ duyên, sẽ có những người

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 322
thầy đến giúp mình có bước chuyển hoá lớn như thầy Peter và
Ellenor ở Úc hay cô Halina ở Canada.

Nếu như không có tất cả những trải nghiệm về việc tu tập


trước đây thì chưa chắc mình thấm hiểu được những điều thầy
Viên Minh dạy. Nếu không có trải nghiệm lên bờ xuống ruộng
lúc sang Úc thì mình không thấm hiểu những điều thầy Peter
và cô Halina dạy giúp mình coach tiếng Anh hơn 5 năm nay.

Cái sai, cái đúng, cái tốt, cái xấu đều có giá trị riêng của nó,
nên mình trân trọng cả hai. Có trải nghiệm cái sai mới nhận ra
và trân trọng cái đúng. Đúng và sai như hai mặt của một đồng
xu. Trong đúng có sai, trong sai có đúng nên việc của mình là
tuỳ duyên mà nhiệt thành đón nhận và học hỏi từ cả hai.

Khi học trò sẵn sàng, người thầy sẽ xuất hiện. Mình tin người
thầy bên trong đầy minh triết và yêu thương sẽ dẫn lối cho
chúng ta đến những hành trình thú vị và đầy màu sắc của đời
sống, nên cứ thả lỏng và đón nhận đời sống với sự nhiệt thành
và hăm hở.

Câu chuyện học viên: TÔI ĐÃ BIẾT MÌNH MUỐN GÌ

Cảm giác hiện tại trong tôi lúc này đây là một sự lưu luyến và
nhớ nhung! Tình cảm thân thương, gần gũi của các bạn ở
Hama làm tôi chẳng muốn ra về chút nào dù tôi mới chỉ đến
đây chưa đầy 24 tiếng. Không khí trong lành, yên tĩnh nơi đây
làm tôi thực sự được hưởng thụ giây phút của hiện tại.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 323
Chưa bao giờ tôi được đi dạo ở một nơi hoang vắng vào một
đêm trăng tròn và đẹp đến thế!. Chưa bao giờ tôi được nằm
trên cỏ để thỏa sức ngắm trăng cùng mùi thơm của cây cỏ tự
nhiên xung quanh mình. Chưa bao giờ tôi thực sự cảm thấy
được tự do không một chút lo nghĩ, hoàn toàn yên bình và thả
lòng mình vào thiên nhiên cùng với Hằng, một người bạn mới
gặp mà cứ như là bạn của nhau bao lâu rồi.

Thường nếu đi dạo ban đêm ở nơi đầy cây cỏ thế này tôi sẽ rất
lo về muỗi, côn trùng và rắn. Ấy vậy mà dường như có một
năng lượng vô hình nào đó, khi ở bên cạnh Hằng làm tôi chẳng
hề nghĩ đến những điều đó, mà chỉ đắm mình vào ánh trăng
tròn và những chia sẻ của Hằng về cuộc sống, về thiên nhiên
và con người.

Tôi trân trọng biết bao cuộc sống đã đưa đẩy tôi gặp được
những người bạn đã giúp tôi nhận ra giá trị của cuộc sống, để
thấy được những thứ chúng ta đang theo đuổi liệu có thực sự
xứng đáng?

Mỗi một người bạn tôi gặp ở đây để lại cho tôi một ấn tượng
riêng, nhưng có một cái chung ở họ mà tôi cảm phục đó là họ
biết từ bỏ. Chẳng ai tự nhiên dễ dàng từ bỏ cuộc sống đầy đủ
vật chất để đến nơi đây chỉ để học tiếng Anh thôi.

Tôi phục người bạn đã có gia đình, là trụ cột của gia đình mà
bạn ấy vẫn thu xếp được cho vợ con để có thể đến đây học

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 324
một năm. Tôi phục người bạn trẻ thông minh dám quay lưng lại
với cánh cửa của trường Đại học, nơi mà đa số mọi người cho
rằng phải đi qua thì mới có cơ hội để thành công.

Tôi phục các bạn đã bỏ công việc và thu nhập tốt ở đô thị để
đến đây. Và nhất là tôi phục cái bạn đầu tàu ở đây. Tình yêu
của bạn ấy phải đủ lớn để các bạn từ khắp bốn phương đủ tin
tưởng tụ tập về đây như một gia đình, để gần gũi với thiên
nhiên, với một cuộc sống đơn giản mà yên bình, hạnh phúc.

Chúng tôi cười nói nhỏ nhẹ, chúng tôi làm việc cùng nhau,
chúng tôi đi dạo và ngắm trăng, chúng tôi ngắm thiên nhiên,
hoàng hôn và bình minh, hít thở không khí trong lành. Tôi ngủ
thật ngon cứ như là ở nhà mình vậy!

Mới chỉ cách đây hai ngày trên đường từ Úc về Hà Nội tôi còn
chưa rõ tôi muốn gì, tôi đang đi tìm kiếm cái gì, thì giây phút
này đây tôi biết tôi đã tìm thấy cái tôi muốn tìm, tôi đã biết tôi
muốn gì.

Cám ơn cuộc sống đã chỉ đường tôi đi!.

Chị Huyền - Melbourn (Úc)

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 325
5. TRỞ THÀNH NGƯỜI THẦY CỦA CHÍNH MÌNH

Trong hành trình học và làm cho đến thời điểm này, có hai điều
mình tâm đắc mà mình muốn chia sẻ, đó là (1) học cách tự học
và (2) học để kết nối với bản thân mình, học để trở thành người
thầy của chính mình, học để có sự tự do. Hai điều này có liên
quan chặt chẽ và hỗ trợ nhau. Khi có khả năng tự học, tự quản
lý thời gian tốt, thân khoẻ và tâm tâm bình an thì đó là cánh cửa
đầu tiên dẫn bạn đến sự tự do. Bạn sẽ biết mình muốn cái gì,
cần cái gì trong đời sống và biết cách để hiện thực hoá điều đó.

Trong khi dạy, mình luôn hướng đến xây dựng khả năng tự học
cho học trò sau khi hướng dẫn kỹ phần nền tảng. Tự học là kỹ
năng cốt lõi để giỏi trong bất cứ việc gì. Người thầy có ý nghĩa

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 326
trong việc định hướng, cung cấp phương pháp và xây dựng
phần nền tảng để làm đúng từ đầu. Phần còn lại phải đến từ sự
tự học, kiên trì và nỗ lực bền bỉ của người học.

Cái mình mong muốn và cũng là mục tiêu khi huấn luyện các
chương trình dài hơi là giúp các bạn học viên có khả năng tự
định hướng việc học và xây dựng kỷ luật cho bản thân, biết cách
lãnh đạo bản thân, biết mình muốn gì và biết cách thực điều
mình mong muốn. Đó là mục đích lớn nhất của việc học, học để
có sự chủ động trong đời sống.

Mình muốn các bạn sau khi có nền tảng và khả năng tự học thì
không bị phụ thuộc vào thầy cô, trung tâm, giáo trình hay
phương pháp, mà có khả năng tự định hướng cho chính mình.
Đây là mục đích cao nhất của việc học mà mình hướng tới: học
để có sự tự do, học để có sự chủ động trong đời sống.

Giỏi tiếng Anh không đảm bảo rằng bạn sẽ có một tương lai tốt,
nhưng quá trình học tiếng Anh là phương tiện tuyệt vời để cho
bạn rèn luyện ý chí. Khi có ý chí mạnh mẽ, cảm xúc sẽ được
hiển lộ và sự tự do của mỗi cá nhân sẽ được định hình và phát
triển. Học để có sự tự do là mục đích cao nhất của việc học. Khi
trở thành người thầy của chính mình, tự định hướng cho chính
mình, bạn có sự tự do.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 327
6. GẮNG LÊN, BẠN CỦA TÔI ƠI

Hồi tháng 5/2019 mình có tham gia lớp học Internet Marketing
với Peng Joon ở Bali, Indonesia. Lớp học có 75 người đến từ
khắp nơi trên thế giới Anh, Úc, Mỹ, Nam Mỹ, Nhật, Philipines,
Malaysia, Thái Lan. Đoàn Việt Nam Có 11 người, các anh chị
là chủ các doanh nghiệp làm trong các mảng Xây dựng, Dược
phẩm, Khách sạn, Marketing... Peng Joon là người Malaysia,
giỏi về Marketing Online với hơn 2 triệu người theo dõi. Mình
có cảm nhận bạn giỏi về cả lý thuyết lẫn thực hành, có nguồn
năng lượng cao, thông minh và rất chiến lược.

Ngày học thứ ba, cả lớp thực hành công cụ sau khi nắm lý
thuyết. Cả lớp chia 9 nhóm, mỗi nhóm có $1,000 (tiền tượng
trưng) để phân bổ vào ngân sách các hoạt động Marketing sao
cho hiệu quả. Lúc chia nhóm, thầy kêu Việt Nam xếp riêng 1
nhóm, vì không nói được tiếng Anh. Lúc đó mình có cảm giác
nhột nhột. Đoàn Việt Nam tách ra nhóm 11 người, đông quá,
các bạn trợ giảng kêu ai trong đoàn nói được tiếng Anh thì
sang nhóm khác.
Các nhóm chơi hơn 2 tiếng, từ $1000 tiền tượng trưng, nhóm
Việt Nam nhân lên được $167,000 trong khi tất cả nhóm khác
loanh quanh $5-7.000. Việt Nam chiến thắng trong sự kinh
ngạc của các nhóm khác, các bạn không biết làm sao các bạn
Việt Nam có thể tìm ra chiến lược để nhân số tiền lên nhanh
như vậy.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 328
Cảm thấy chưa phục, Peng Joon tổ chức một hiệp phụ. Mỗi
người trong lớp nộp 20$ (tiền thật) và Peng Joon cấp thêm
$1000 (tiền tượng trưng) cho mỗi nhóm để thử chạy lần nữa,
nhóm nào điểm cao nhất là nhận tất cả gần $1,500 (tiền thật)
và đi ăn tối với team của thầy. Lần này team Việt Nam không
được điểm cao nhất.

Câu chuyện chuyện này thể hiện một điều rất rõ: người Việt
Nam thông minh nhưng tiếng Anh luôn là rào cản. Một số
không nghe được phải sắp xếp người phiên dịch ngồi cạnh để
hỗ trợ. Mình có cảm nhận khóa học với nội dung khó như vậy,
rất khó để có thể hiểu được khi mình không tự hiểu. Việc dịch
lại càng khó hiểu và rối hơn, khó để thực hành.

Thỉnh thoảng, mình dẫn các đoàn công tác và du lịch các nước
loanh quanh khu vực Châu Á. Khi nhập cảnh mới thấy cái
cảnh, khách không biết tiếng Anh phỏng vấn lúc hải quan hỏi
thót tim cỡ nào. Lỡ người ta hỏi một đường, mình trả lời một
nẻo. Người ta kêu scan ngón trỏ thì đặt ngón cái lên, anh hải
quan sẽ khó chịu, ánh mắt quắc lại, đầy vẻ nghi ngờ, kiểu như
không hiểu tiếng Anh qua nước tôi làm chi vậy? Chỉ lúc đó mới
thấm thía cần phải học tiếng Anh cho đàng hoàng nghe nói lưu
loát, phản xạ nhanh để còn tự tin nhập cảnh vào nước khác.

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 329
Mình cảm thấy sinh ra ở một nước nói tiếng Anh đã là một lợi
thế. Các nước xung quanh như Malaysia, Indo, Sing, Philipin,
Ấn,... đi học không có vấn đề gì với ngôn ngữ. CÁc bạn rất là
tự tin kết giao, hùng biện và mở mang. Chúng ta không có
được lợi thế đó thì phải nổ lực gấp nhiều lần. Thời gian có thể
sắp xếp được nên dành để trau dồi tiếng Anh lẫn kiến thức, ra
nước ngoài mới thấm cái cảnh nước nhỏ, thấp cổ bé họng, rất
dễ thiệt thòi và bị coi thường.

Mình tin mục đích cuối cùng của cuộc sống là sự tự do, cả bên
trong lẫn bên ngoài. Tự do học hỏi, tự do đi lại là hai cái căn
bản. Giỏi tiếng Anh bạn sẽ có được hai sự tự do này. Cố lên,
sớm hay muộn bạn cũng cần dùng, nên học sớm vì sớm muộn
cũng phải học.

CHƯƠNG 6: NHỮNG HỌC VIÊN XUẤT SẮC

1. ALICE - HAMA SUMMER 2021 - TÔI ĐÃ TRỞ NÊN SIÊNG NĂNG HƠN
BẰNG CÁCH NÀO?

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 330
2. ANNIE - HAMA SUMMER 2021 - HÀNH TRÌNH ĐẾN THÁC LIÊNG NUNG
CỦA TÔI NHƯ THẾ NÀO?

3. ANNIE - HAMA SUMMER 2021 - LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MỘT TÌNH BẠN
ĐẸP?

4. TRUNG - HAMA SUMMER 2019 - Càng Nói Chuyện Tiếng Anh Em Càng
Tiến Bộ Nhiều.

5. KHANG - HAMA SUMMER 2019 - Mẹ Tôi Luôn Bình Tĩnh Trong Giải
Quyết Vấn Đề

6. JESSICA - HAMA SUMMER 2019 - Phụ Nữ Phải Yêu Chính Mình Và Bài
Học Rút Ra.

7. LÂM - HAMA SUMMER 2021 - TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ TRONG HÀNH


TRÌNH CHINH PHỤC THÁC LIÊNG LUNG?

8. KIỀU CHINH - HAMA SUMMER 2019 - Những Bài Học Giá Trị Tôi Đã Học
Được Tại Hama

9. THOẠI - HAMA SUMMER 2019 - Tôi Yêu Mẹ Tôi Nhiều Lắm

10. QUỲNH Hama Summer 2019 - Tôi Hâm Mộ Mẹ Tôi Nhiều Thứ Lắm

11. PHƯƠNG ANH - Hama Summer 2019 - Quyết Định Du Học Thay Đổi Tôi
Rất Nhiều

12. QUANG - HAMA INTENSIVE 2020 - HÀNH TRÌNH HỌC TIẾNG ANH CỦA
TÔI

13. JESSICA - 2020 - Đặc Sản Phố Thị Hoa Vàng

14. Trí - 2019 - Con Học Cách Quan Sát Chuyển Động Cơ Thể Của Bạn Mình.

15. Thuỳ - Hama Volunteer 2020 - BÀI HỌC TÔI RÚT RA SAU 5 THÁNG LÀM
TÌNH NGUYỆN VIÊN TẠI LÀNG HAMA

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 331
16. Quỳnh Anh - Hama Summer 2020 - TÍNH TỰ LẬP GIÚP TÔI HÒA ĐỒNG
HƠN - QUỲNH ANH

17. Vivian - Hama Summer 2018 - TÔI MUỐN LÊN SAO HOẢ

18. Marry - 2018 - I'M NOT A DON'TER - I'M A DOER

19. Trí -Hama Intensive 2018 TÔI TỰ HÀO VỀ ANH TRAI MÌNH

20. Bơ - Hama Intensive 2018 - TIẾT KIỆM HOÁ MỸ PHẨM

Đào Thị Hằng - Lên núi học tiếng Anh - Trang 332

You might also like