You are on page 1of 4

1.

Biến chứng nào sau đây không phải do vai trò lò viêm thuộc TMH:
A. Viêm cầu thận cấp
@B. Viêm màng não mủ
C. Thấp khớp cấp
D. Viêm nội tâm mạc bán cấp
E. Viêm cầu thận mạn
Lò viêm → qua cơ chế miễn dịch, gây VCT cấp, Thấp khớp cấp, Viêm nội tâm mạc bán
cấp….
2. Một bệnh nhân viêm màng não mủ đang khoa điều trị ở khoa lây nhiễm có viêm
tai. Viêm tai nào sau đây có nguy cơ nhất gây ra biến chứng viêm màng não mủ
này
A. Viêm tai giữa mạn
B. Viêm tai xương chũm mạn
C. Viêm tai xương cũm mạn có cholestesatoma
@D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm
E. Viêm tai giữa xuất tiết màng nhĩ đóng kín
---------------------------
Bc nội sọ do tai chủ yếu: VMN, abcess não, tắc TM bên
Đau nhức màng não sau viêm tai (do viêm dính màng nhện) : Sau mổ, hậu phẫu tốt nhưng
sau đó bn thường xuyên van nhức đầu
3. Viêm xoang nào thường gây biến chứng viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu:
A. Viêm xoang hàm
B. Viêm xoang sàng trước
@C. Viêm hệ thống xoang sau
D. Viêm xoang trán
E. Viêm hệ thống xoang trước
Khoa Mắt:
- Viêm TK thị hậu nhãn cầu - cấp cứu - do viêm xoang sàng sau, xoang bướm… -
- U nhầy xoang trán - thường x/h sau chấn thương/PT vùng x.trán
⇒ làm phồng góc trong, trên hốc mắt → ăn mòn xương để xuất ngoại dưới da
⇒ đẩy lồi nhãn cầu xuống dưới, ra ngoài
- Viêm ổ mắt và #
Viêm xoang → viêm tấy ổ mắt, nhiễm trùng máu, viêm tắc TM xoang hang…
Viêm xoang sàng → xuất ngoại qua x.giấy ở góc trong hốc mắt (dễ nhầm viêm túi lệ)
Viêm xoang sàng cấp → sưng mi mắt ở trẻ em <12 tháng (dễ nhầm viêm tai xuất
ngoại thể TD-mỏm tiếp)

4. Tập hợp triệu chứng nào sau đây không có trong viêm tai xương chũm hài nhi:
A. Sốt, nôn trớ, đi tướt
B. Nôn, ỉa chảy, mất nước
C. Màng nhĩ mất bóng sáng, không căng phồng
D. Có thể không chảy mủ tai, không thủng màng nhĩ
@E. Khả năng nghe bình thường (không giảm thính lực)
5. Để bảo vệ công nhân làm việc trong một nhà máy có tiếng ồn cao có thể gây điếc;
nhiều bụi... có thể gây bệnh phổi; nhiều hơi độc hoá chất có thể ảnh hưởng
đường hô hấp và chuyển hoá..Vậy phải mời ai đến can thiệp:
A. Chuyên khoa TMH
B. Chuyên khoa Nội hô hấp
@C. Chuyên khoa Y tế công nghiệp
D. Chuyên khoa dị ứng
E. Chuyên khoa thính học
6. Một trẻ sơ sinh bị viêm mũi (→ khó thở) lậu cầu sau sinh vào điều trị ở khoa
TMH, nguồn gây bệnh có thể ở:
A. Lây nhiễm từ ngay khoa TMH
@B. Từ âm đạo mẹ của trẻ
C. Từ người nữ hộ sinh
D. Từ dụng cụ phòng sinh
E. Lây nhiễm trong môi trường không khí
7. Một bệnh nhi bị câm cần khám tìm nguyên nhân. Chuyên khoa nào sau đây
chưa nhất thiết khám (ít liên quan nhât)
A. Khám Nhi
B. Khám thần kinh
C. Khám tai
D. Khám tâm thần
@E. Khám ngoại
Hầu hết trẻ em bị câm là do bị điếc - ko nghe đc nên ko bắt chước để nói đc
----------------------------------
Hc phối hợp Mueller Kuhn:
= VMX mạn có polyp kèm Giãn PQ
Bệnh tiết nhầy đặc Mucoviscidose do tụy tạng → khó thở do tắc nghẽn HH

8. Nhóm răng nào sau đây khi một trong các răng trong nhóm bị bệnh đều có thể
gây viêm xoang hàm:
A. Răng 2, 3, 4, 5 hàm trên
B. Răng 4,5,6,7, hàm dưới
C. Răng 1,2,3,4 hàm trên
D. Răng 5,6,7,8 hàm dưới
@E. Răng 4,5,6,7 hàm trên
9. Một cháu bé bị chàm cữa mũi do viêm VA mạn tính. Cách điều trị nào sau đây là
quan trọng nhất:
A. Bôi xanh mê ty len điều trị chàm
@B. Nạo VA
C. Nhỏ mũi Acgyrol săn niêm mạc mũi và sát trùng vòm mũi họng
D. Kháng sinh bôi kết hợp điều trị dị ứng
E. Thay đổi cơ địa, nâng cao thể trạng
Khoa Da liễu:
- Bệnh phong, đb thể phong ác tính
⇒ Soi nhuộm chất nhầy trong mũi thấy trực trùng Hansen
- Giang mai - Gôm ở mũi/họng, điếc do GM,...
- Chàm tiền đình mũi do viêm VA mạn, ở ống tai/ vành tai/ mặt do VTG.. → cần nạo
VA
- Viêm mũi lậu ở trẻ sơ sinh
- Nấm - đb nấm ống tai…
- AIDS - 35% có tổn thương u Sarcoma, trong đó 50% biểu hiện ở họng

10. Nhức đầu, ngạt mũi, chảy mũi, giảm thị lực... là những triệu chứng của nhiều
bệnh gây nên. Chuyên khoa (CK) nào liên quan nhiều nhất đến triệu chứng đó:
@A. CK Tai Mũi Họng
B. CK Ngoại
C. CK Mắt
D. CK Thần kinh
E. CK Nội
11. Một bệnh nhân bị cứng hàm chưa rõ nguyên nhân. Khoa nào chưa cần mời hội
chẩn?
A. Hội chẩn khoa lây để loại trừ uốn ván.
B. Hội chẩn khoa TMH để loại trừ áp xe quanh Amidan
C. Hội chẩn khoa Răng hàm mặt loại trừ răng khôn mọc lệch hoặc trật khớp thái dương hàm
D. Hội chẩn Khoa u bướu loại trừ khối u xâm lấn hố chân bướm hàm
@E. Hội chẩn tâm thần loại trừ khả năng tâm thần bệnh nhân không há miệng
12. Một bệnh nhân bị chóng mặt chưa rõ nguyên nhân. Bác sĩ đa khoa chưa cần
thiết mời hội chẩn chuyên khoa nào:
A. Khoa TMH
B. Khoa nội tim mạch
C. Khoa nội thần kinh
D. Khoa mắt
@E. Khoa huyết học lâm sàng.
13. Một bệnh nhân bị nhức đầu, BS phòng khám chưa cần mời hội chẩn chuyên
khoa nào?
A. Khoa TMH loại trừ viêm xoang, viêm tai...
B. Khoa mắt loại trừ Glôcôm...
C. Khoa tâm thần loại trừ bệnh tâm thần, suy nhược thần kinh
D. Khoa Nội thần kinh loại trừ u não, viêm màng não...
@E. Khoa nội tim mạch loại trừ tăng huyết áp
14. Một cháu bé sơ sinh vừa sinh ra bị ho sặc cần khám tìm nguyên nhân, Bác sỹ sản
khoa chưa cần mời khám chuyên khoa nào sau đây:
A. Nhi khoa
@B. Nội thần kinh
C. Răng hàm mặt
D. Ngoại nhi
E. Tai Mũi Họng
15. Một bệnh nhân bị mất tiếng, không thể do
A. Liệt thanh quản
B. Hysterie
C. Viêm thanh quản nặng
D. Tổn thương thần kinh ung ương (U não, Tai biến Mạch máu nảo)
@E. Dị vật đường thở
16. Viêm mũi nào ít nguy hiểm nhất về vấn đề lây lan thành dịch:
A. Viêm mũi do Bạch hầu
@B. Viêm mũi do Lậu ở trẻ nhỏ
C. Viêm mũi do Sởi
D.Viêm mũi do cúm
E. Viêm mũi do Thủy đậu
17. Nguyên nhân gây viêm mũi mạn tính trọng cộng đồng chủ yếu là do virus đúng
hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
18. Người ta nói rằng viêm xoang mạn tính/ viêm A mạn là lò viêm lĩnh vực Tai Mũi
Họng đúng hay sai?
@A. Đúng
B. Sai
19. Chảy máu mũi do sốt xuất huyết chưa nhất thiết phải mời ngoại khoa hội chẩn
cấp cứu đúng hay sai?
@A. Đúng
B. Sai
20. Một bệnh nhân bị nôn ra máu lần đầu, không do chấn thương, chưa xác định
được nguyên nhân. Chưa cần thiết phải mời chuyên khoa Ngoại tiêu hoá hội
chẩn cấp cứu đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai

You might also like