You are on page 1of 8

1. Trình bày vị trí, vai trò của TTHCM về đạo đức trong đời sống hiện nay.

Bài làm:
Vị trí, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong đời sống hiện nay bao gồm các nội
dung sau:
Đạo đức là hệ thống các giá trị chuẩn mực được xã hội thừa nhận, để quy định và điều chỉnh
hàng vi của con người (trong mối quan hệ con người với con người, con người với tự nhiên, con
người với xã hội)
Đạo đức là nền tảng, cái gốc của con người, đặc biệt là nền tảng, cái gốc của người làm cách
mạng. Đạo đức là cái cốt lõi nền tảng để đánh giá con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhấn
mạnh vai trò của đạo đức trong cách mạng: Không thể chỉ viết 2 chữ “cộng sản” lên trán là được
nhân dân tin, yêu, quý. Người cách mạng cần phải có tâm, có đạo đức, hết lòng vì nhân dân thì
mới được dân tin, yêu và quý mến. Trong đời sống hiện nay cũng vậy, con người phải có đạo
đức, phải biết trau dồi và tu dưỡng đạo đức thì mới được mọi người xung quanh tin yêu, quý
mến, mới được người khác tôn trọng. Nó là cái nền tảng, cái gốc của con người nên nếu đạo đức
không tốt thì không làm được gì cả.
Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người. Đạo đức hướng con người ta tới cái tốt, cái
thiện, lòng đồng cảm, sẻ chia, biết bao dung, độ lượng. Một người biết tu dưỡng đạo đức và có
đạo đức tốt là những người có tấm lòng cao thượng, biết đồng cảm, sẻ chia với những người gặp
khó khăn, những người cùng khổ, những người bị áp bức, bóc lột trong cách mạng và trong cuộc
sống.
Đức phải đi đôi với tài. Theo Hồ Chí Minh: “Người có đức mà không có tài thì là người làm việc
gì cũng khó, người có tài mà không có đức sẽ là người vô dụng”. Đức và tài là cái gốc của mỗi
con người, phải đi đôi với nhau, hỗ trợ nhau, góp phần hoàn thiện con người, đưa con người trở
thành phiên bản tốt hơn. Trong cuộc sống, tài và đức là 2 thứ không thể tách rời, con người
không thể nào lãnh đạo, có được lòng dân nếu có tài mà không có đức, dù cho có tài cũng không
ai nghe, không ai phục, không ai đồng tình và ủng hộ, đôi khi còn gây nên các cuộc xung đột vì
thiếu đức. Ngược lại, người có đức mà lại không có tài thì làm cái gì cũng khó thành, chỉ có đức
thôi không thì sẽ không mang lại kết quả.
Vì vậy, trong đời sống hiện nay, đạo đức chiếm một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với
mỗi cá nhân, tập thể và xã hội. Đạo đức là nhân tố quan trọng nhất góp phần hình thành nhân
cách cá nhân. Đạo đức phải được biểu hiện bằng hành động, qua hành động ta có thể đánh giá
được đạo đức của một người. Đạo đức là cái gốc, cái nguồn, cái cốt lõi bên trong mỗi con người.
Việc trau dồi và tu dưỡng đạo đức là việc rất cần thiết và cấp bách trong mọi thời kì không chỉ
trong cách mạng mà cả ở trong đời sống hiện nay.
2. Trình bày chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng HCM? Ý nghĩa của tư tưởng HCM về
đạo đức trong việc xây dựng đạo đức cho thanh niên?
Bài làm:
Chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm các nội dung sau:
 Trung với nước, hiếu với dân
o Trung và hiếu là 2 truyền thống của nhân dân ta có từ xa xưa nhưng chỉ áp dụng
với vua và cha mẹ: trung thành với vua, hiếu thảo với cha mẹ. Ngày nay Hồ Chí
Minh đã loại bỏ, chắt lọc và mở rộng khái niệm: trung và hiếu ra thành: “Trung
với nước, hiếu với dân” Đây là một trong những chuẩn mực đạo đức hàng đầu
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
o Trung với nước:
 Trung với nước là tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với dân tộc, cống
hiến hết mình cho độc lập, tự do, hòa bình của đất nước, của tổ quốc. Luôn
tin tưởng và phấn đấu hết mình cho dân tộc, không nghe theo lời xúi dục
bán nước, yêu nước, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, tuân theo
các đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
o Hiếu với dân:
 Yêu dân, tin dân và thương dân, hết mình vì hạnh phúc, độc lập, tự do, ấm
no của nhân dân. Cán bộ cách mạng đều là “đầy tớ” của nhân dân, không
được lợi dụng chức quyền mà coi khinh người dân. Cống hiến hết mình vì
nhân dân, chăm sóc nhu cầu cho nhân dân. Biết lắng nghe và giúp đỡ nhân
dân.
 Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư
o Cần kiệm liêm chính là một trong những đức tính cơ bản và quan trọng nhất của
con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh
 Cần: cần cù, chăm chỉ, siêng năng để có kết quả thì cần cù cần phải có kế
hoạch cụ thể, lao động, học tập sáng tạo, năng suất, kiên trì, làm tới cùng,
không nản chí, không ỷ lại, lười biếng.
 Kiệm: tiết kiệm thì giờ, sức lao động, tiền của nhân dân, của xã hội và của
chính bản thân mình, không tiêu sài hoang phí, xa xỉ gây lãng phí. Theo
chủ tịch Hồ Chí Minh, kiệm ở đây không phải là keo kiệt, bủn xỉn, ki bo,
kiệm ở đây là cái gì không đáng tiêu thì một đồng cũng không tiêu còn cái
gì đáng tiêu vì tổ quốc, vì nhân dân, vì cách mạng thì bao nhiêu cũng
không phí, đó mới chính là tiết kiệm
 Liêm: liêm chính không tham lam, tham ô, ham sung sướng, ham tiền bạc,
công bằng, không phân biệt đối xử, không có bên nặng bên nhẹ, bất công,
chỉ có một thứ được ham đó là ham làm, ham học, ham tiến bộ. Có Kiệm
thì mới có Liêm, có Liêm thì mới có Kiệm, Liêm và Kiệm luôn đi đôi với
nhau.
 Chính: không tà, thẳng thắn, ngay thẳng không lươn lẹo, dối lừa, luôn
chính trực, rõ ràng.
 Đối với người: không xu nịnh người trên, không xem khinh người
dưới
 Đối với mình: ra sức rèn luyện, khiêm tốn
 Đối với việc: hết sức hoàn thành
 Cần kiệm liêm chính là những đức tính nên có và cần phải có của mỗi con
người hiện nay, có vậy mới có thể xây dựng được đất nước theo hướng
chủ nghĩa xã hội giàu mạnh, công bằng, văn minh
o Chí công vô tư
 Chí công vô tư là luôn đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên đầu, lợi
ích của mình nghĩ tới sau, đừng nghĩ tới lợi ích cá nhân đầu tiên, hết lòng
hi sinh cho tổ quốc, cho dân tộc, chống chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh
có nói bài trừ chủ nghĩa cá nhân không phải dày lên lợi ích cá nhân.
o Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư đều là những đức tính cần phải có của mỗi
người theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mỗi người cần tự rèn luyện và tu dưỡng các
đức tính thật tốt để xây dựng đất nước theo hướng chủ nghĩa xã hội, dân giàu
nước mạnh.
 Phải có lòng yêu thương con người
o Là truyền thống của dân tộc Việt Nam, cần có lòng yêu thương con người, những
người có hoàn cảnh khó khăn, những người cùng khổ, người lao động bị bóc lột
sức lao động. Sẻ chia yêu thương với những người giống mình, xây dựng đoàn kết
dân tộc.
 Phải có tinh thần quốc tế trong sáng
o Đây cũng là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đoàn
kết với các nước xung quanh, bốn phương vô sản đều là anh em, chia sẻ, giúp đỡ
những nước là thuộc địa, theo chủ nghĩa xã hội góp phần xây dựng cách mạng
quốc tế tiến bộ.
3. Trình bày nguyên tắc xây dựng đạo đức theo tư tưởng HCM.
Bài làm:
Nguyên tắc xây dựng đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm các nội dung sau:
 Nói phải đi đôi với làm
o Nói phải luôn đi đôi với hành động, chống mọi biểu hiện nói mà không làm, nói
nhiều làm ít, nói một đàng làm một nẻo. Đây là một trong những nguyên tắc quan
trọng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải thực hiện tốt việc nói đi đôi với làm.
 Nêu gương sáng về đạo đức
o Hồ Chí Minh có từng nói: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài
diễn văn tuyên truyền”. Tấm gương sáng góp phần để nhân dân noi theo, coi đó là
động lực, mục tiêu để họ cố gắng, góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức của mỗi
còn người. Ai cũng đều phải cố gắng, học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức tốt
để trở thành tấm gương sáng cho người khác, có như vậy đất nước mới có thể
phát triển được
 Xây dựng phong trào quần chúng nhân dân mạnh mẽ, biểu dương, tán thưởng cái tốt, phê
phán cái xấu.
o Xây dựng phong trào góp phần đẩy lùi cái xấu, đề cao, khen ngợi, biểu dương cái
tốt, tạo thói quen tốt cho quần chúng nhân dân, hạn chế các thói hư, tật xấu trong
xã hội, xây dựng đất nước phát triển
 Tu dưỡng đạo đức suốt đời
o Việc tu dưỡng đạo đức là 1 quá trình diễn ra xuyên suốt, đòi hỏi phải học tập và
rèn luyện suốt đời, một người có thể được mọi người nể trọng vì lúc trẻ họ là một
công dân tốt, có nhiều đóng góp cho xã hội nhưng về già nếu không tu dưỡng tốt,
họ đổ đốn, tệ nạn lại thành vấn nạn cho xã hội. Vì vậy tu dưỡng đạo đức là việc
phải thực hiện suốt đời.
 Xây phải đi đôi với chống:
o Xây ở đây là xây dựng nếp sống, đạo đức mới, tốt hơn; chống ở đây là chống các
biểu hiện suy đồi đạo đức. Xây luôn phải đi đôi với chống, chống lấy xây để làm
mục tiêu, lấy xây làm nền tảng.
*) Xây dựng, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay:
 Phát huy trí tuệ, nhiệt huyết của thế hệ trẻ hiện nay. Tăng cường rèn luyện đạo đức, giáo
dục lớp trẻ học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nêu ra các tấm gương sáng để thế
hệ trẻ noi theo, phê phán các tấm gương xấu, giáo dục để có thể điều chỉnh hành vi của
mình, từ đó uốn nắn để xây dựng các lớp sau.
 Thế hệ trẻ phải tự nhận thức được về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Đồng thời cố
gắng, phấn đấu học tập, rèn luyện nâng cao tri thức, trình độ để có thể xây dựng đất nước
giàu mạnh, xứng đáng với vai trò của người làm chủ đất nước.
 Thế hệ trẻ phải biết tiếp thu những cái tốt, loại bỏ những cái xấu, tiêu cực ảnh hưởng đến
nhận thức về đạo đức.
 Tuyên truyền giáo dục, tổ chức các hoạt động về đạo đức cho thanh niên, đặc biệt là
thanh niên vùng sâu vùng xa, dân tộc. Tăng tình đoàn kết dân tộc.
 Cán bộ Đoàn phải tổ chức các buổi học tập nhằm trau dồi, cung cấp, trang bị các kiến
thức cho thế hệ trẻ về học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Phân tích những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân
tộc. Ý nghĩa của tư tưởng với xây dựng khối đại đoàn kết ở nước ta hiện nay.
Bài làm:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc bao gồm các nội dung cơ bản sau:
 Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của
cách mạng
o Đại đoàn kết dân tộc không phải sách lược, cũng không phải thủ đoạn chính trị
mà nó là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của cách mạng
o Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh có
nói: “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thành công” “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn
kết là then chốt của thắng lợi” hay “Đoàn kết là điểm mẹ”. Điểm này nếu được
phát huy tốt thì sẽ đẻ ra con cháu đều tốt. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”.
 Đại đoàn kết là mục tiêu, nhiệm vụ và động lực hàng đầu của cách mạng
o Theo Người, nhiệm vụ của Đảng gói gọn trong 8 chữ “Đoàn kết toàn dân, phụng
sự tổ quốc”. Vì vậy, đoàn kết là nhiệm vụ hàng đầu và tiên quyết cho thắng lợi
cách mạng.
o Đoàn kết toàn dân cũng là đòi hỏi khách quan của cách mạng, nó là nhu cầu
khách quan và tự phát của nhân dân. Đảng có nhiệm vụ phải phát huy tính đoàn
kết dân tộc, chuyển, phát triển nhu cầu khách quan, tự phát của nhân dân thành
nhu cầu khách quan, tự giác của nhân dân. Từ đó tạo ra sức mạnh to lớn trong
cộng đồng, góp phần đưa đất nước thắng lợi và tiến lên xã hội chủ nghĩa. Vì vậy
đại đoàn kết chính là mục tiêu, nhiệm vụ và động lực hàng đầu của cách mạng.
 Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân, phải thực hiện đại đoàn kết với mọi tầng
lớp, giai cấp, đảng phái, tôn giáo, dân tộc, người Việt Nam ở trong nước và người Việt
Nam ở nước ngoài.
o Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, truyền thống dân tộc ta là bao dung, độ lượng. Người
nói cần phải có tấm lòng cao thượng với những người lầm đường, lạc lối nhưng
biết hối cải, không gạt họ ra khỏi khối đoàn kết dân tộc. Đoàn kết thẳng thắn,
không thành kiến. Mọi tầng lớp, giai cấp như thế nào mà vẫn có lòng yêu nước thì
đều đáng quý.
o Con người ai cũng có điểm tốt điểm xấu, giống như ngón tay trên 1 bàn tay, có
ngón dài, ngón thấp nhưng chúng đều chung 1 gốc ở bàn tay. Người Việt Nam
cũng vậy, hàng triệu người, có người này, người kia nhưng tất cả chung quy lại
đều là đồng bào, chung 1 dòng máu Lạc Hồng, đều có nhiệm vụ cùng nhau xây
dựng tổ quốc.
o Người nói rằng hễ là người Việt Nam không phân biệt tầng lớp, giai cấp, đảng
phái, tôn giáo, ở trong nước hay ở nước ngoài thì ít nhiều cũng có tình yêu nước,
vì vậy, Đảng cần khơi lên tình yêu nước đó, phát huy truyền thống yêu nước của
dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết nhằm xây dựng, phát triển đất
nước ngày một lớn mạnh.
 Đại đoàn kết dân tộc phải được biến thành sức mạnh vật chất, tập hợp ở trong mặt trận
dân tộc thống nhất hướng tới mục tiêu cụ thể trong thực tiễn.
o Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng việc phân các thành phần trong xã hội vào
các hội, nhóm yêu nước phù hợp với độ tuổi, tầng lớp, mục đích, thời kì khác
nhau: Hội Liên Hiệp phụ nữ, Hội Thanh Niên, Đoàn thanh niên,... Tất cả các
nhóm, hội được lập ra với đối tượng khác nhau nhưng đều có mục đích chung là
cùng nhau phát triển, phấn đấu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
o Tất cả các hội nhóm đều được tập hợp ở trong mặt trận dân tộc thống nhất, qua
thời kì khác nhau thì mặt trận có tên gọi khác nhau nhưng về bản chất và mục
đích thì đều không đổi
o Người nói rằng cần tập trung tăng tính đoàn kết, sức mạnh đoàn kết, đặc biệt là
giai cấp công-nông (Đây là giai cấp chủ yếu sản sinh ra của cải vật chất cho xã
hội, đây cũng là giai cấp đông nhất và bị bóc lột nhiều nhất).
 Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là một thành viên của Mặt trận vừa là lực lượng xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc.
o Đảng hoạt động không phải vì mục đích riêng, tư lợi riêng mà Đảng luôn hoạt
động vì mục đích và lợi ích chung của nhân dân.
 Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế
o Khi biết tới sự xuất hiện của Chủ nghĩa Mác-Lenin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nhấn mạnh: “Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới”. Cách
mạng Việt Nam sẽ không thể thắng lợi nếu không có sự hỗ trợ của cách mạng thế
giới. Sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam là sự kết hợp của Chủ nghĩa yêu nước
chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp nông dân.
Ý nghĩa của tư tưởng với xây dựng khối đại đoàn kết hiện nay:
 Ý nghĩa tư tưởng:
o Tư tưởng Hồ Chí Minh đã góp phần làm sáng tỏ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của
đại đoàn kết dân tộc đối với cách mạng nói riêng và việc xây dựng đất nước nói
chung.
o Tư tưởng nhấn mạnh các việc cần làm để xây dựng khối đại đoàn kết, cần chú
trọng điều gì, nhân tố gì quyết định.
 Ý nghĩa thực tiễn:
o Tư tưởng là nền tảng để Đảng đưa ra các đường lối, chính sách đúng đắn xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay.
o Việc xây dựng khối đại đoàn kết hiện nay phải bám sát và làm theo tư tưởng Hồ
Chí Minh, xây dựng dân giàu, nước mạnh, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, an ninh
quốc phòng ổn định. Đời sống nhân dân được cải thiện, xây dựng khối đoàn kết
vững mạnh: khó khăn nào cũng sẽ vượt qua, kẻ thù đánh bại.

5. Đoàn kết quốc tế:


 Đoàn kết quốc tế được xây dựng trên nguyên tắc: độc lập chủ quyền, không xen vào công
việc nội bộ của nước khác, bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
 Đoàn kết quốc tế là đòi hỏi khách quan, là vấn đề có tính nguyên tắc, chiến lược xuyên
suốt, nhất quán và có ý nghĩa quan trọng với cách mạng Việt Nam.
 Mục tiêu của đoàn kết quốc tế dựa trên việc tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để tăng
cường sức mạnh cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước
 Đoàn kết quốc tế dựa trên cơ sở tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính từ đó mở
rộng quan hệ tối đa với tất cả các nước
 Lực lượng đoàn kết quốc tế đa dạng: phong trào yêu nước, nhân dân yêu chuộng hòa
bình, giai cấp vô sản, phong trào giải phóng dân tộc,...
6. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
 Từ năm 1890-1911: giai đoạn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
 Từ năm 1911-1920: giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh, tìm ra con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
 Từ năm 1920-2930: giai đoạn tuyên truyền, truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh
 Từ năm 1930-1941: giai đoạn vượt qua khó khăn, kiên trì với con đường được xác lập
 Từ năm 1941-1969: giai đoạn phát triển thành công của tư tưởng Hồ Chí Minh
7. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Gồm có 4 nguồn gốc:
 Giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc:
o Tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc là chìa khóa để Hồ Chí Minh tìm ra con
đường yêu nước
 Tinh hoa văn hóa nhân loại:
o Tinh hoa văn hóa phương Đông
 Nho giáo:
 Bảo thủ, cứng nhắc
 Coi thường phụ nữ
 Phân xã hội ra làm 2 loại người: công tử và tiểu nhân.
 Phật giáo: văn hóa bình dân
o Tinh hoa văn hóa phương Tây
 Thiên chúa giáo
 Tam dân
 Bình đẳng-Tự do-Bác ái
 Chủ nghĩa Mác-Lenin là nền tảng thế giới quan và phương pháp luận cho tư tưởng Hồ
Chí Minh
 Vai trò chủ quan của Chủ tịch Hồ Chí Minh
8. Phân tích mục tiêu và động lực xây dựng CNXH. Theo em động lực nào là quan
trọng nhất?
Bài làm:
Mục tiêu xây dựng CNXH:
Mục tiêu xây dựng CNXH gồm có các ý chính sau:
 Về chính trị:
o Xây dựng một nhà nước do nhân dân làm chủ. Nhân dân thực hiện quyền làm
chủ của mình thông qua Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 Nhà nước là nhà nước dân chủ nhân dân trên nền tảng liên minh công
nông. Nhà nước phải phát triển quyền làm chủ và sinh hoạt chính trị
của công dân tạo điều kiện phát huy tính tích cực và sáng tạo. Công
dân được tạo điều kiện để tham gia quản lí đất nước, xây dựng đất
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
 Quyền làm chủ thuộc về nhân dân nên mọi ban ngành, cán bộ, chủ
tịch nước,... đều là “đầy tớ chung” của nhân dân.
 Nhân dân có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, xây dựng
đất nước, bảo vệ của công, có ý thức tự giác về học tập nâng cao trình
độ, xứng đáng vai trò người chủ của đất nước
 Về kinh tế:
o Xây dựng một nhà nước có nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp hiện đại,
khoa học, kĩ thuật tiên tiến. Xây dựng nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, vẫn
còn lạc hậu và tồn tại nhiều hình thức sở hữu. Cần phải đưa nền kinh tế nước
ta tiến tới công nghiệp hóa.
 Về văn hóa, xã hội:
o Giải phóng áp bức bóc lột, xóa bỏ ràng buộc của con người với con người,
con người với tự nhiên và con người với xã hội. Xây dựng văn hóa, xã hội
với các tiêu chí: về nội dung, hình thức, dân tộc.
Động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội
Động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội bao gồm:
 Phát huy sức mạnh cộng đồng dân tộc hay sức mạnh của con người trên bình diện cộng
đồng, đây là động lực chủ yếu nhất. Sức mạnh của cộng đồng dân tộc là sức mạnh của
toàn thể nhân dân các giai cấp, đảng phái, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc, đồng bào ở trong
nước hoặc đồng bào ở nước ngoài.
 Phát huy sức mạnh con người với tư cách là cá nhân người lao động. Giữa cá nhân và
cộng đồng có mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp, phải phát huy sức mạnh cá nhân mới
phát huy được sức mạnh cộng đồng. Để phát huy sức mạnh cá nhân cần tác động vào nhu
cầu và lợi ích của cá nhân hoặc tác động vào động lực chính trị-tinh thần của nhân dân.
 Để phát huy động lực chính trị-tinh thần của nhân dân có thể sử dụng vai trò điều chỉnh
của: phát huy dân chủ, đạo đức, lí tưởng, hoài bão.
 Kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
 Đường lối của Đảng và nhà nước
 Khắc phục những trở ngại trong việc xây dựng CNXH: tham ô, quan liêu, lãng phí,...
9. Đặc trưng, bản chất của xã hội chủ nghĩa
 Chế độ xã hội chủ nghĩa: nhà nước do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà
nước phát triển quyền làm chủ của nhân dân nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của
nhân dân, xây dựng xã hội chủ nghĩa.
 Giải phóng áp bức, bóc lột, xây dựng một nhà nước giàu mạnh, công dân làm theo năng
lực, hưởng theo lao dộng, dân giàu-nước mạnh, hạnh phúc ấm no.
 Phát triển nền kinh tế trên nền tảng công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học, kĩ
thuật tiên tiến.
 Phát triển nền văn hóa với các tiêu chí: dân tộc, khoa học, đại chúng
 Phải giúp đỡ, đoàn kết các đồng bào
 Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước trên thế giới
 CNXH là một công trình tập thể, vì dân, do dân và phục vụ nhân dân
=> CNXH là một chế độ xã hội ưu việt nhất trong lịch sử theo quan điểm Hồ Chí Minh, ấm no
hạnh phúc

You might also like