You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

---- 🕮 -----

BÀI THẢO LUẬN

Học phần: Đào tạo và Phát triển nhân lực

Đề tài: Liên hệ thực tiễn công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Học
viện FPT

Giảng viên giảng dạy: Vũ Thị Minh Xuân


Mã lớp học phần: 232_HRMG1411_01
Nhóm thảo luận: Nhóm 5

Hà Nội, Tháng 1 năm 2023

1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
Ghi
Họ và tên MSV Nhiệm vụ
chú

Hoàng Thị Hiền Linh 21D210228 Thuyết Trình

Nguyễn Cẩm Liên 21D210227 Thuyết Trình

Lã Khánh Linh 21D210281 Powerpoint

Hoàng Phương Linh 21D210005 Tổng hợp Word

Nguyễn Phương Linh 21D210176 Phần C (mục 4, 5)

Hồ Thị Diệu Linh 21D210175 Phần C (mục 1, 2, 3)

Lê Phương Linh 21D210123 Phần A (mục 1, 2, 3, 4, 5)

Tạ Thị Bích Liên 21D210280 Phần C (mục 6, 7)

Phan Thị Mỹ Linh 21D210124 Phần B

Phạm Linh Linh 21D210006 Phần A mục 6

2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 4
PHẦN A. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN FPT...................................................................... 5
1. Những thông tin chung .................................................................................................... 5
2. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................................... 5
3. Ngành nghề kinh doanh ................................................................................................... 6
4. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy của công ty .................................................................. 7
5. Kết quả hoạt động kinh doanh gần đây và định hướng phát triển và mục tiêu của
FPT ........................................................................................................................................ 7
6. Đặc điểm về nhân lực tại FPT ....................................................................................... 12
PHẦN B. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN
FPT – MINIMBA.................................................................................................................... 17
1. Tổng quan về công tác đào tạo nhân lực tại tập đoàn FPT ........................................ 17
2. Chương trình đào tạo dành cho Cán bộ quản lý Tập đoàn FPT – MiniMBA ......... 18
PHẦN C. NỘI DUNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DÀNH CHO CÁN
BỘ QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN FPT – MINIMBA .................................................................... 20
1. Lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo và phát triển nhân lực ......................... 20
2. Lựa chọn giảng viên ....................................................................................................... 21
4. Chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống học liệu và các điều kiện khác ...... 22
5. Tiến hành đào tạo và phát triển nhân lực .................................................................... 25
6. Triển khai hoạt động khen thưởng và kỷ luật với các đối tượng liên quan .............. 27
7. Theo dõi quá trình triển khai đào tạo và phát triển nhân lực ................................... 28
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 30
Tài Liệu Tham Khảo .............................................................................................................. 31

3
MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại, nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự
phát triển của bất kỳ quốc gia và dân tộc nào, bởi phải có những con người đủ
trình độ mới có thể khai thác tốt các nguồn lực khác. Do đó, nhiều nước trên thế
giới đã có những chính sách đào tạo và phát triển nhân lực. Đặc biệt các công ty,
doanh nghiệp lớn nhỏ cũng ra sức tạo điều kiện để hỗ trợ người lao động của mình
được phát triển toàn diện.

Trải qua nhiều năm cải cách, học viện FPT với tầm nhìn tiên phong và cam kết
không ngừng cải tiến chất lượng đào tạo, đã đóng vai trò quan trọng trong việc
nâng cao năng lực và sẵn sàng cho thách thức của thị trường lao động ngày càng
biến động. Bài thảo luận này sẽ tập trung vào việc phân tích và đánh giá liên hệ
thực tiễn giữa công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Học viện FPT, với mục
đích làm rõ những ảnh hưởng tích cực của quá trình này đối với sự phát triển của
học viên và sự đóng góp của họ trong ngành Công nghệ thông tin.

4
PHẦN A. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN FPT
1. Những thông tin chung
FPT là công ty công nghệ viễn thông tiên phong đi đầu chuyển đổi số chuyên tư
vấn, cung cấp các giải pháp dịch vụ viễn thông, phần mềm công nghệ, chuyển
đổi số doanh nghiệp. Hiện nay FPT đã đồng hàng cung cấp dịch vụ tới rất nhiều
khách hàng tại Việt Nam và 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu hiện
thực hóa chiến lược, mục tiêu phát triển kinh doanh dựa trên công nghệ.
Với sứ mệnh tiên phong mang Internet, mang kết nối đến với người dân Việt
Nam cùng mong muốn lớn lao mỗi gia đình Việt Nam đều sử dụng ít nhất một
dịch vụ của Công ty, FPT Telecom đang nỗ lực thực thi Chiến lược “Mang đến
trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng” trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa cốt lõi
“Lấy khách hàng làm trọng tâm” và nền tảng sức mạnh công nghệ FPT, từ đó
tiên phong trở thành Nhà cung cấp dịch vụ số có trải nghiệm khách hàng vượt
trội, tốt nhất tại Việt Nam.
Trong 32 năm qua, FPT không chỉ tiên phong phát triển các phần mềm đưa công
nghệ vào cuộc sống, thúc đẩy mạnh giáo dục và hiện đại hóa các ngành kinh tế
mũi nhọn của quốc gia.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
31/1/1997: Thành lập Trung tâm Dữ liệu trực tuyến FPT (FPT Online Exchange
– FOX)
2001: Ra mắt trang báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam – VnExpress.net
2002: Trở thành nhà cung cấp kết nối Internet IXP (Internet Exchange Provider)
2005: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)
2007: FPT Telecom bắt đầu mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được
cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh và cổng kết nối quốc tế.
2008: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang băng rộng (FTTH) đầu
tiên tại Việt Nam và chính thức có đường kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Hồng
Kông.
2009: Đạt mốc doanh thu 100 triệu đô la Mỹ.
2012: Hoàn thiện tuyến trục Bắc – Nam với tổng chiều dài 4000km đi qua 30
tỉnh thành.
2014: Tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV với thương hiệu Truyền
hình FPT
2015: FPT Telecom có mặt trên cả nước với gần 200 VPGD, đạt doanh thu hơn
5,500 tỷ đồng và là một trong những đơn vị dẫn đầu trong triển khai chuyển đổi
giao thức liên mạng IPv6
5
2016: Khai trương Trung tâm Dữ liệu FPT Telecom mở rộng chuẩn Uptime
TIER III với quy mô lớn nhất miền Nam Được cấp phép triển khai thử nghiệm
mạng 4G tại Việt Nam.
2017: Ra mắt gói Internet tốc độ nhanh nhất Việt Nam SOC – 1Gbps cũng như
bản nâng cấp hệ thống Ftv Lucas Onca của truyền hình FPT.
Năm 2017, FPT Telecom cũng vinh dự lọt Top Doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn
nhất đến Internet Việt Nam.
2018: Hoàn thành quang hóa trên phạm vi toàn quốc. Ra mắt Voice Remote của
FPT Play Box, đặt chân vào lĩnh vực thanh toán online.
2019: Năm đầu tiên áp dụng OKRs đẩy mạnh năng suất làm việc và phát triển
con số kinh doanh. Ra mắt hàng loạt các sản phẩm dịch vụ nổi bật: FPT Camera,
iHome, HBO GO, Foxy,…
2020: Ra mắt hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới như Ví điện tử Foxpay, F.Safe,
F.Work, F.Drive, Bộ giải mã truyền hình FPT TV 4K FX6, chương trình Khách
hàng thân thiết Fox.Gold cùng nhiều giải pháp Online để hỗ trợ mùa dịch Covid
như Đăng ký Online, Giới thiệu Bạn bè, Hỗ trợ Bảo trì Online,…
3. Ngành nghề kinh doanh
FPT luôn khẳng định vị thế tiên phong trong các lĩnh vực Công nghệ, Viễn
thông và Giáo dục. Đón đầu xu hướng công nghệ, thị trường, FPT tạo dựng Hệ
sinh thái những dịch vụ, sản phẩm, giải pháp, nền tảng Made by FPT thúc đẩy
sự phát triển, tăng trưởng bền vững của các tổ chức, doanh nghiệp cũng như
mang đến những trải nghiệm mới, khác biệt cho người dùng.
FPT cũng là doanh nghiệp dẫn đầu trong các lĩnh vực: Xuất khẩu phần mềm,
Tích hợp hệ thống; Phát triển phần mềm; Dịch vụ CNTT.

6
4. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy của công ty

5. Kết quả hoạt động kinh doanh gần đây và định hướng phát triển và mục
tiêu của FPT
Kết thúc năm 2022, Tập đoàn FPT (mã chứng khoán FPT) ghi nhận doanh thu
44.017 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.654 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,4% và
20,8% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 104% mục tiêu doanh thu và 100%
lợi nhuận đặt ra. EPS (Earning Per Share) đạt 4.421 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng
22,2% so với năm trước.
Khối Công nghệ (bao gồm dịch vụ CNTT trong nước và dịch vụ CNTT nước
ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 58% doanh thu và 45% lợi nhuận
trước thuế của toàn tập đoàn, tương đương 25.521 tỷ đồng và 3.421 tỷ đồng,
tăng trưởng lần lượt 23,1% và 22,2% so với năm trước.
Trong đó, doanh thu dịch vụ CNTT tại nước ngoài đạt 18.935 tỷ đồng, tăng
30,2%, lợi nhuận trước thuế đạt 2.987 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2021.
Các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng cao, đặc biệt tại thị
trường Mỹ (tăng 50%) và châu Á – Thái Bình Dương (tăng 36,4%).
Thị trường Nhật Bản, mặc dù chịu tác động của việc đồng Yên mất giá nhưng
vẫn tăng trưởng 16% so với cùng kỳ nhờ vào nhu cầu chuyển đổi số tăng cao,
đặc biệt trong nửa cuối năm 2022. Doanh thu chuyển đổi số đạt 7.349 tỷ đồng,
tăng trưởng 33% so với cùng kỳ.
Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu ký mới đạt
21.594 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), tăng trưởng 39% so với năm trước.

7
Trong đó, số lượng hợp đồng ký mới có quy mô doanh thu trên 5 triệu USD/dự
án đạt 31 hợp đồng, tăng 63,2% so với cùng kỳ.
Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước đạt doanh thu và lợi nhuận trước
thuế lần lượt 6.586 tỷ đồng và 434 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 6,3% và
15,3% so với cùng kỳ. Trong đó, các sản phẩm, giải pháp thuộc hệ sinh thái
Made by FPT mang lại 1.150 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 54,3% so với cùng
kỳ.
Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT là một trong những động lực tăng trưởng
quan trọng của FPT trong dài hạn. Hệ sinh thái được phát triển dựa trên các nền
tảng công nghệ lõi gồm AI, Blockchain, Cloud, IoT và Lowcode; có khả năng
ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, giao
thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất…
Tháng 9/2022, FPT đã cho ra mắt dòng chip vi mạch đầu tiên ứng dụng trong
sản phẩm IoT cho lĩnh vực y tế, hiện thực hóa giấc mơ sản xuất linh kiện bán
dẫn khởi tạo bởi trí tuệ Việt. Trong hai năm tiếp theo, FPT dự kiến cung ứng ra
thị trường toàn cầu 25 triệu đơn vị chip.
Doanh thu khối Viễn thông tăng trưởng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt
14.730 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 17,6%, đạt 2.818 tỷ đồng.
Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 15,5%, đạt 13.954 tỷ đồng.
Doanh thu của mảng Giáo dục tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.712 tỷ
đồng. Năm 2022, hệ thống giáo dục FPT Education chính thức vượt cột mốc
Mega với quy mô trên 100.000 người học quy đổi trên toàn hệ thống.

8
Doanh thu của FPT trong quý 3 năm 2023 ghi nhận 13,762 tỷ đồng lợi nhuận
sau thuế đạt 1,739 tỷ đồng, lần lượt tăng 23% và 20% so với cùng kỳ. Biên lợi
nhuận gộp vẫn duy trì ổn định và có xu hướng mở rộng nhẹ với các quý trước, ở
mức 40%.
Kết thúc 9 tháng năm 2023, kết quả kinh doanh toàn Tập đoàn tiếp tục đạt mức
tăng trưởng 22,4% với 37,927 tỷ đồng doanh thu, theo sát kế hoạch đã đề ra tại
Đại hội đồng cổ đông. Lợi nhuận sau thuế sau 3 quý đầu năm cũng ghi nhận
5,741 tỷ đồng, tăng 18,2% so với cùng kỳ.
Về kết quả hoạt động kinh doanh của từng mảng, trong 9 tháng đầu năm 2023:
- Khối Công nghệ vẫn giữ vai trò chủ chốt khi đóng góp 59% doanh thu và 46%
lợi nhuận trước thuế của FPT, lần lượt đạt 22,517 tỷ đồng và 3,128 tỷ đồng. Đặc
biệt, mảng dịch vụ CNTT nước ngoài tiếp tục đà tăng trưởng tại mọi thị trường
với 17,626 tỷ đồng doanh thu
- Dịch vụ công nghệ thông tin trong nước tiếp tục duy trì tăng trưởng doanh thu
với 4,891 tỷ đồng. Hệ sinh thái sản phẩm Made-by-FPT tiếp tục đà tăng trưởng
mạnh mẽ, ghi nhận doanh thu 993 tỷ động
- Dịch vụ viễn thông duy trì tăng trưởng 2 con số với doanh thu đạt 11,278 tỷ
đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2,217 tỷ động
- Mảng giáo dục tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ do nhu cầu giáo dục ngành công
nghệ thông tin tăng mạnh, với doanh thu tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái,
ghi nhận 4,435 tỷ đồng

9
Định hướng phát triển và mục tiêu nhân lực
Trong bối cảnh cả thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ
4 – cuộc cách mạng số, FPT sẽ là người cùng tiên phong trong xu hướng số hoá
thông qua việc xây dựng, ứng dụng và chuyển đổi chính mình, không chỉ cải
tiến mà còn mang lại những công nghệ với nhiều ứng dụng mới, có khả năng áp
dụng thực tiễn cao, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như trải nghiệm
mới cho khách hàng, từ đó cùng bắt kịp và cùng phát triển trong thế giới số.

Chiến lược phát triển nhân sự của FPT tập trung vào 3 hoạt động chính: Phát
triển nguồn nhân lực đảm bảo đa dạng, công bằng và hài hòa; Tạo điều kiện tốt
nhất để phát triển tài năng, cơ hội học hỏi và thăng tiến và Liên tục cải thiện các
chính sách đãi ngộ và phúc lợi
Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực đảm bảo đa dạng, công bằng và hài hòa
“FPT cũng đặt mục tiêu đầy tham vọng mang tên “Mục tiêu 135”, đó là 13 năm
nữa, vào năm 2035, FPT sẽ có một triệu nhân viên chuyển đổi số Việt Nam và
thế giới ”, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình.

10
FPT hiện nhân sự làm việc tại 29 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ nhân sự trong
đó 47% là Gen Z, hơn 3000 nhân sự làm việc trực tiếp tại nước ngoài. Trong đó
có gần 2000 nhân sự là người nước ngoài với 55 quốc tịch làm việc tại FPT.
Thứ hai, mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất để phát triển tài năng, cơ hội học hỏi và
thăng tiến.
Các hoạt động quản trị tập trung vào 06 chương trình trọng điểm gồm: Đào tạo,
Nâng cao năng lực và hiệu quả ngành dọc quản trị, Chương trình khoán, Luân
chuyển, Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt, Chuyển đổi số.
Về đào tạo, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động đào tạo nhằm
bổ trợ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thích ứng với những thay đổi nhanh
chóng của thị trường và xã hội. Kết hợp đa dạng các hình thức đào tạo từ trực
tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến với phương pháp học
kiến tạo xã hội để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người học.
Về nâng cao năng lực và hiệu quả các ngành dọc quản trị, Tập đoàn tiếp tục cải
tiến kênh thông tin, kết nối hoạt động thống nhất và phối hợp đồng bộ, nâng cao
chất lượng và hiệu suất trong các hoạt động quản trị/hỗ trợ kinh doanh, làm nền
tảng cho tăng trưởng kinh doanh nhanh và bền vững.
Về chương trình khoán, công ty tạo ra sự minh bạch và đúng đắn trong chi trả
lương thưởng theo hiệu quả hoạt động. Qua đó tạo động lực cống hiến mạnh mẽ
trong mỗi CBNV.
Về luân chuyển, các lãnh đạo, cán bộ quản lý ở tất cả các cấp trên toàn Tập đoàn
sẽ tiếp tục được chuyển đổi vị trí với những thử thách, trải nghiệm mới nhằm
duy trì sức sáng tạo, động lực cống hiến vì một mục tiêu chung.
Về quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt (OKRs), từng cá nhân, từng
phòng ban, từng công ty thành viên cho tới Tập đoàn tiếp tục đặt ra những mục
tiêu thách thức đi kèm với những hành động cụ thể và đánh giá kết quả theo
tháng, theo quý nhằm thúc đẩy hành động và thích ứng linh hoạt trong vận hành
tổ chức và triển khai công việc.
Về chuyển đổi số, công ty tiếp tục tạo môi trường, thúc đẩy và triển khai các
sáng kiến số nhằm đẩy mạnh quá trình Chuyển đổi số trong nội bộ Tập đoàn
theo phương pháp luận FPT Digital Kaizen. Việc ứng dụng công nghệ trong
hoạt động quản trị giúp Ban lãnh đạo nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác,
hỗ trợ công tác ra quyết định kịp thời, nhờ vậy tối ưu hoạt động quản trị, vận
hành.
Thứ ba, mục tiêu liên tục cải thiện các chính sách đãi ngộ và phúc lợi.
FPT là công ty công nghệ tiên phong trong đổi mới sáng tạo, xác định con người
là yếu tố cốt lõi. FPT hiểu rằng để xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc,
11
nhân viên phải được đào tạo, trao cơ hội, được đáp ứng nhu cầu về an sinh, ghi
nhận và quan trọng nhất là được khẳng định tài năng. Tập đoàn FPT xây dựng
hệ thống phúc lợi toàn diện, đáp ứng không chỉ nhu cầu về tài chính mà còn cả
nhu cầu về sức khỏe thể chất, tinh thần, học tập và kết nối cộng đồng của nhân
viên. FPT hy vọng những chính sách phúc lợi đó mang đến vô vàn cơ hội dành
cho các nhân sự lập nghiệp trên toàn cầu, trở thành công dân toàn cầu.
6. Đặc điểm về nhân lực tại FPT
Tài sản lớn nhất của FPT là con người. Do đó, Tập đoàn luôn chú trọng xây dựng
chính sách đãi ngộ theo hướng cạnh tranh, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, đồng
thời triển khai các chương trình đào tạo để xây đắp nên các thế hệ nhân viên không
ngừng học hỏi và phấn đấu. Với triết lý đem lại cho mỗi thành viên điều kiện phát
triển tài năng tốt nhất, FPT cam kết xây dựng một môi trường làm việc công bằng,
minh bạch, không phân biệt đối xử.
• Nhân lực theo trình độ học vấn:
FPT là một trong các công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, chính vì vậy FPT
có một đội ngũ cán bộ công nhân viên đạt trình độ cao. Nhắc đến sự thành công
của việc dẫn dắt đội ngũ nhân lực phải kể đến chất lượng của Hội đồng quản trị
tại tập đoàn FPT. Đại hội Đồng cổ đông FPT thường niên ngày 07/04/2022 đã
tiến hành bầu cử HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027. Theo đó, HĐQT FPT gồm 07 thành
viên đa dạng về quốc tịch, giới tính và là những lãnh đạo, chuyên gia có nhiều
năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính, kinh doanh, quản trị.
Đồng thời, với 03 thành viên độc lập và 01 thành viên nữ, HĐQT FPT nhiệm kỳ
mới đáp ứng đầy đủ quy định về chất lượng:

12
Hình ảnh một số thành viên trong hội đồng quản trị tại FPT có kinh nghiệm
nhiều năm trong lĩnh vực CNTT
13
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, phần lớn các thành viên cốt cán của FPT có số
năm kinh nghiệm trên 30 năm chiếm 57%, trên 10 năm chiếm 29% còn lại là trên
20 năm . Có thể thấy Ban Điều hành và đội ngũ Giám đốc nghiệp vụ của FPT là
những người có nhiều năm gắn bó, am hiểu các mảng hoạt động nghiệp vụ cũng
như công nghệ của Tập đoàn. Đội ngũ cán bộ với trình độ học vấn cao đã góp
phần đưa FPT đạt nhiều thành công và không ngừng phát huy thành 1 tập đoàn
công nghệ hàng đầu như hiện nay. Như ông Ông Trương Gia Bình- Chủ tịch
HĐQT: “Bước sang năm thứ 35, một cột mốc đáng tự hào, chúng tôi đặt mục tiêu
cao hơn đó là trở thành tổ chức kiến tạo hạnh phúc. Chiến lược FPT 2023 - 2025
được mang tên DC5 - 135.”

Cơ cấu nhân lực theo trình độ và độ tuổi của nhân viên FPT
Đối với nhân sự tại FPT, Tập đoàn FPT luôn chú trọng đến chất lượng trình độ
học vấn của nhân viên, coi đây là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sự xuất sắc
và chuyên nghiệp trong công việc. Mọi nhân sự tại FPT đều trải qua quá trình

14
tuyển dụng nghiêm túc, đảm bảo lựa chọn những ứng viên có trình độ học vấn
cao và kiến thức sâu rộng. Nhân viên của FPT thường là những người đã tốt
nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng hàng đầu, có kiến thức chuyên sâu trong
lĩnh vực của mình. Điều này đồng nghĩa với việc họ có sự hiểu biết sâu rộng và
cập nhật với những xu hướng mới trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
FPT không chỉ tập trung vào trình độ học vấn sẵn có mà còn đầu tư mạnh mẽ vào
chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Công ty thường xuyên tổ
chức các khóa đào tạo, hội thảo, và chia sẻ kiến thức để nhân viên có cơ hội cập
nhật thông tin mới nhất và phát triển kỹ năng chuyên môn.
• Nhân lực theo giới tính:
Là doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên toàn cầu, FPT có lực lượng nhân lực
đa dạng về trình độ, tuổi tác, tôn giáo, vùng miền, dân tộc, ngôn ngữ, đặc trưng
cá nhân…. FPT luôn tôn trọng và thấu hiểu, chấp nhận mọi người như họ vốn có,
cả mặt mạnh, mặt yếu, cả điểm tốt và chưa hoàn thiện, đồng thời, tạo điều kiện
tối đa để các thành viên được phát triển bản thân, hoài bão, nhờ đó, nâng cao chất
lượng nguồn lực. Trong thời gian tới, lực lượng Gen Z dự kiến sẽ ngày càng gia
tăng và trở thành lực lượng lao động chính trong tương lai, với những khác biệt
so với các thế hệ trước và tiềm năng bứt phá. FPT luôn sẵn sàng chào đón và là
nơi nguồn nhân lực trẻ được thỏa sức học hỏi, sáng tạo và cống hiến. FPT luôn cố
gắng Cải thiện tính cân bằng giới. Mặc dù ngành công nghệ có đặc thù là tỷ lệ
nhân viên nam cao nhưng FPT luôn nỗ lực tạo cơ hội bình đẳng, công bằng cho
tất cả người lao động, không phân biệt giới tính. Trong năm 2021, số nhân sự nữ
tăng tới 21,4% so với cùng kỳ, tỷ lệ này cũng tương đồng với mức tăng của nhân
sự nam là 21,3%. Đặc biệt, số cán bộ quản lý là nữ giới cũng tăng 17,5% so với
tỷ lệ tăng 10,9% của cán bộ quản lý là nam giới. Đặc biệt trong hội đồng Quản trị
của FPT cũng có nữ giới cũng thể hiện được nỗ lực cân bằng, bình đẳng hóa giới
tính trong môi trường làm việc của FPT.

• Nhân lực theo thâm niên, độ tuổi công tác:


FPT đang cố gắng thúc đẩy cơ hội nghề nghiệp cho nhân sự trẻ với nền tảng giáo
dục khác nhau. Nguồn nhân lực của FPT tiếp tục được trẻ hóa với độ tuổi trung
bình là 29 (năm 2020 con số này là 30). Tỷ lệ nhân sự dưới 30 tuổi chiếm 63,5%
tổng nhân lực toàn Tập đoàn, tương đương 23.626 người. Tỷ lệ nhân sự trên 50
tuổi chỉ chiếm 0,7% tổng nhân sự. Tỷ lệ cán bộ quản lý dưới 40 tuổi chiếm 76,7%
tổng số cán bộ quản lý của FPT, tương đương 2.022 người. Đây tiếp tục là đội
15
ngũ đóng vai trò thiết yếu vào quá trình tăng trưởng, khẳng định vị thế công ty
công nghệ hàng đầu Việt Nam. Có thể thấy nhân sự của FPT là nhân sự trẻ trung
năng động phù hợp với xu thế của thị trường hiện nay.

16
PHẦN B. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DÀNH CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ
TẬP ĐOÀN FPT – MINIMBA

1. Tổng quan về công tác đào tạo nhân lực tại tập đoàn FPT

Chính sách đào tạo nhân viên: Công nghệ đòi hỏi sự thay đổi và sáng tạo không
ngừng, để làm được điều đó FPT đã xây đắp nên các thế hệ nhân viên không
ngừng học hỏi và phấn đấu đưa FPT đến hết thành công này đến thành công khác.
Trong năm 2022, các chương trình đào tạo được triển khai sâu rộng trên toàn Tập
đoàn với tổng số 3,4 triệu giờ học với tỷ lệ hoàn thành học tập lên tới 99,6%. FPT
đã đầu tư 130 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ, cho 6236 khoá đào tạo và chương
trình đào tạo nội bộ với 676.127 lượt cán bộ nhân viên được đào tạo.
Một số chương trình đào tạo:
- Đào tạo tân binh: 100% nhân viên mới được tham gia khóa học đào tạo định
hướng. Khóa học này bao gồm giới thiệu tổng quan về FPT, về đơn vị, về chế độ
chính sách đãi ngộ, hướng dẫn sử dụng các công cụ, phương tiện hỗ trợ công việc;
quy trình làm việc theo chuyên môn, nội quy lao động; văn hóa và con người FPT.
Từ đó nhằm bước đầu làm quen với công việc và hiểu thêm về các giá trị cốt lõi
của FPT.

- Đào tạo cán bộ công nghệ: Thường xuyên tổ chức đào tạo cập nhật những xu
hướng công nghệ mới, đào tạo thi chứng chỉ. Bên cạnh đó, các chương trình Sư
phụ - đệ tử tiếp tục được triển khai tích cực và đều đạt tỉ lệ active và số lượng
người tham gia cao đáng kể. Cụ thể, chương trình Sư phụ - đệ tử đã có tới gần
2.000 buổi sinh hoạt với 88% tỷ lệ active, với gần 200 sư phụ và 1.400 đệ tử tham
gia. Là Tập đoàn hàng đầu về công nghệ, FPT luôn khuyến khích và đầu tư mạnh
mẽ cho việc học và thi để nâng cao năng lực công nghệ của cán bộ thông qua việc
tăng tổng số chứng chỉ công nghệ đạt tới 8.712 chứng chỉ.

- Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn: Định kỳ hàng năm, nhân viên được
đào tạo nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để đáp ứng
nhu cầu công việc. Chương trình được xây dựng tương ứng với từng chức danh
hoặc một nhóm chức danh công việc.

- Đào tạo trong công việc: Chương trình đào tạo Fresher: Chương trình đào tạo
Fresher của FPT được thiết kế dành cho các sinh viên mới ra trường, nhằm cung
cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để bắt đầu công
việc.Chương trình đào tạo On-the-job: Chương trình đào tạo On-the-job của FPT
được thiết kế dành cho nhân viên đang làm việc tại FPT, nhằm cung cấp cho nhân
viên kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để phát triển trong công việc.

- Đào tạo lực lượng cán bộ kế cận: Ưu tiên nguồn lực để đào tạo cán bộ nòng cốt
trở thành lực lượng quản lý, lãnh đạo kế cận. Chương trình đào tạo cán bộ cốt cán
17
giúp những tài năng trẻ trau dồi kiến thức, kỹ năng, nâng cao năng lực lãnh đạo
và quản lý để sẵn sàng trở thành thế hệ lãnh đạo kế cận của FPT.

- Chương trình đào tạo phát triển bản thân: Mỗi cán bộ nhân viên tự học tập trau
dồi kiến thức, kỹ năng qua MOOCs.Tất cả các cán bộ nhân viên từ cấp 2 trở lên
đều phải tham gia học tập hàng năm theo chương trình đào tạo của Tập đoàn hoặc
hoàn thành ít nhất 01 khóa học online trên MOOC (Massive Open Online Course).
Trong năm 2022, các chương trình đào tạo được triển khai sâu rộng trên toàn Tập
đoàn với tổng số hơn 3,4 triệu giờ học với tỷ lệ hoàn thành học tập lên tới 99,6%.
Đây cũng là năm đầu tiên FPT triển khai nền tảng học tập trên Udemy - nền tảng
học tập trực tuyến lớn nhất thế giới.

- Đào tạo cấp quản lý, Lãnh đạo: FPT xây dựng các chương trình đào tạo riêng,
tập trung phát triển cả về chuyên môn và năng lực quản lý, như: Chương trình
Leadership Building – cung cấp các kỹ năng mềm; chương trình MiniMBA, các
khóa đào tạo Coaching Skills for Executive, Financial Strategy Workshop for
Executive hoặc các chuyến đi thực tế tại các Tập đoàn nước ngoài....

2. Chương trình đào tạo dành cho Cán bộ quản lý Tập đoàn FPT –
MiniMBA
Mục đích:
Nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao, có kiến thức toàn diện về
quản trị kinh doanh và những kỹ năng cần thiết của một người lãnh đạo cho FPT
Mục tiêu:
Chú trọng nuôi dưỡng và phát triển nguồn lực các cấp quản lý qua việc đẩy mạnh
các lớp MiniMBA trong và ngoài nước và cung cấp khóa đào tạo nâng cao năng
lực dành riêng cho cán bộ quản lý cấp trung.

18
Giúp cán bộ nhân viên củng cố kiến thức quản trị cốt lõi, hệ thống hóa các kỹ
năng quản lý thiết yếu và chuyên nghiệp phục vụ cho công việc quản trị, điều
hành doanh nghiệp hiện đại và nâng cao năng lực lãnh đạo, phát triển mạng lưới
kinh doanh thông qua môi trường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm đa chiều giữa cán
bộ nhân viên và chuyên gia tư vấn cấp cao.
Cung cấp những kiến thức và kỹ năng tổng hợp, cập nhật và cần thiết nhất về quản
trị kinh doanh thế giới cũng như đúc kết những tình huống thành công và thất bại
của FPT, đem lại những kiến thức thực tiễn cho lãnh đạo FPT
Đối tượng đào tạo:
Các cán bộ quản lý tiềm năng thuộc các đơn vị thành viên của FPT cấp 4 trở lên,
với quy mô triển khai trên cả tập đoàn.
Hình thức:
Các lớp MiniMBA trong và ngoài nước và cung cấp khóa đào tạo nâng cao năng
lực dành riêng cho cán bộ quản lý cấp trung với hàng nghìn giờ học được diễn ra
trong năm 2021. MiniMBA là chương trình thu gọn và chắt lọc những nội dung
tinh túy nhất của chương trình MBA, do Học viện FPT - FCU phối hợp với Viện
Quản trị và Công nghệ FPT - FSB tổ chức.
Năm 2023, FSB đã triển khai 9 lớp, hơn 450 học viên, đào tạo tại 4 vùng miền,
trong đó có 4 lớp ở Hà Nội, 4 lớp ở TP HCM, 1 lớp ở Đà Nẵng và 1 lớp toàn cầu
hóa tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore…
Khóa học được bắt đầu từ quý III/2023 và dự kiến hoàn thành vào quý III/2024.
Để việc dạy và học giữ được tiến độ triển khai đã đề ra, học viên chương trình
trên cả nước sẽ tham gia học tập bằng cả 2 hình thức: Học trực tiếp (offline) và
học hybrid learning (học trực tuyến/từ xa) trên bộ ứng dụng công cụ của G-Suite
- một bộ các công cụ được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây của Google
mang tới một phương thức làm việc và cộng tác với nhau hoàn toàn mới, ở bất cứ
đâu, trên bất kỳ thiết bị nào.
Với 16 môn học, chương trình được thiết kế gồm 55 buổi kéo dài trong 2 năm,
được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đến từ Viện Quản trị &
Công nghệ FSB. Điểm đặc biệt của chương trình là 1/3 thời lượng học do lãnh
đạo cấp cao của Tập đoàn FPT trực tiếp tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó học viên
của chương trình còn được tham gia các chương trình như Leader Talk, Tech
Talk,… là các chương trình được đầu tư lớn về nội dung, chi phí, nhân lực và chất
lượng.

19
PHẦN C. NỘI DUNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO DÀNH
CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TẬP ĐOÀN FPT – MINIMBA

1. Lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo và phát triển nhân lực
- Trực tiếp:
Chương trình MiniMBA được tổ chức bởi Viện Quản trị và Công nghệ FSB (FPT
School of Business) - một tổ chức thuộc Tập đoàn FPT. Viện đã có hơn 20 năm
kinh nghiệm trong việc đào tạo về quản trị, điều hành, lãnh đạo và phát triển nhân
lực cho FPT và các công ty khác trong ngành công nghệ thông tin. Viện đã đào
tạo cho hơn 920.000 học viên, hợp tác với hơn 100 đối tác trong và ngoài nước,
tổ chức thành công hơn 500 chương trình đào tạo với sự đồng hành của hơn 110
giảng viên là chuyên gia chuyên nghiệp, giàu kiến thức thực tế. Viện Quản trị và
Công nghệ FSB đang được xứng danh là trường tư nhân đứng thứ 2 Việt Nam và
đứng thứ 24 Đông Nam Á về đào tạo chương trình MBA.

- Trực tuyến:
Đối với hình thức trực tuyến, Tập đoàn FPT lựa chọn sử dụng các nền tảng giáo
dục trực tuyến như eDX, Cognitive Class, DataCam, Codelearn, Funix,... và sử
dụng phổ biến nhất là Coursera, Udemy để cung cấp chương trình đào tạo cho cán
bộ quản lý của mình. Ngoài ra, trong nội bộ tập đoàn cũng có trang web dành
riêng cho việc đào tạo nội bộ FPT E-learning, hiện đang triển khai hơn 300 khóa
học đa dạng về nội dung đào tạo như kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ,
kiến thức chuyên môn, quản trị cảm xúc, tin học văn phòng…

20
2. Lựa chọn giảng viên
- Giảng viên nội bộ:
Trong chương trình MiniMBA, FPT sử dụng lãnh đạo cấp cao và chuyên gia nội
bộ của mình để đảm nhận vai trò giảng dạy, có thể kể đến như PGS.TS. Trương
Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, Ông Hoàng Nam Tiến - PCT Hội đồng
trường, Trường Đại học FPT,... Hầu hết các giảng viên tham gia đào tạo cho
Chương trình đều là những lãnh đạo cao cấp nhất của tập đoàn, gắn bó với tập
đoàn trên 20 năm và trải qua rất nhiều vị trí công việc, nhiều mảng công việc hay
thậm chí là đã từng lãnh đạo, điều hành ít nhất 3 công ty con thuộc tập đoàn. Điều
này đảm bảo rằng các cán bộ quản lý được học từ những người có kiến thức và
kinh nghiệm thực tế nhất, gắn bó mật thiết nhất với môi trường làm việc, văn hóa,
phong cách của FPT.

PGS.TS. Trương Gia Bình (bên trái) và Ông Hoàng Nam Tiến (bên phải)

21
- Giảng viên bên ngoài:
Ngoài ra, FPT cũng mời các giảng viên từ Viện Quản trị và Công nghệ FSB hoặc
từ các tổ chức, trường đại học khác để đảm nhận vai trò giảng dạy trong chương
trình MiniMBA. Các giảng viên được lựa chọn là các chuyên gia, doanh nhân
hàng đầu như Giáo sư Phan Văn Trường, Tiến sĩ kinh tế Phan Minh Đức, Phó
giáo sư - tiến sĩ Hằng Nguyễn;... Điều này mang lại sự đa dạng và độc đáo trong
quan điểm và kiến thức được chia sẻ.
3. Truyền thông về chính sách, kế hoạch, chương trình đào tạo và phát triển
nhân lực
Các thông tin về chính sách, kế hoạch, chương trình đào tạo và phát triển nhân
lực được truyền thông trong nội bộ Tập đoàn FPT. Bằng cách sử dụng các phương
tiện truyền thông nội bộ như email, thông báo nội bộ, trang thông tin nội bộ của
FPT Chungta.vn hoặc hội nghị, buổi họp để chia sẻ và thông báo cho cán bộ quản
lý về các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực, cũng như những cập nhật
mới nhất về chính sách và kế hoạch của Tập đoàn.
Ngoài ra còn kết hợp truyền thông trên các trang mạng xã hội như Facebook
(fanpage Global Mini MBA - Kiến Tạo Nhà Lãnh Đạo Đẳng Cấp - trang thông
tin chính thức về chương trình MiniMBA; Fanpage Học viện FCU), Linkedin,...
để chia sẻ các thông tin về chương trình này cũng như tuyển sinh thêm các học
viên có nhu cầu.

4. Chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống học liệu và các điều kiện
khác
Cơ sở vật chất, kỹ thuật:
• Về địa điểm:

22
Các lớp học đào tạo quản lý được tổ chức giảng dạy tại phòng học dành riêng cho
cán bộ, nhân viên trong công ty. Tùy từng cơ sở, phòng đào tạo có diện tích khác
nhau, để đảm bảo công tác giảng dạy hiệu quả, phòng đào tạo thường được thiết
kế sức chứa tối đa 30 người/phòng. Các phòng cũng được thiết kế đặc biệt, có thể
thông hai phòng đào tạo với nhau trong trường hợp có đông học viên hơn.

Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo đặc biệt như Leader Talk, Tech Talk,
Workshop, chuyên đề do các lãnh đạo cấp cao đứng lớp thì buổi học sẽ được tổ
chức tại Hội trường Diamond. Đây là hội trường đẳng cấp và sang trọng tại FPT
Tower Phạm Văn Bạch, được đầu tư với màn hình led hiện đại; hệ thống ánh sáng,
âm thanh, nhiệt độ; sân khấu rộng rãi, ghế ngồi thoải mái và mô hình phòng học
được thiết kế bậc thang cao dần về phía cuối phòng.

• Về điều kiện công nghệ:


- Với mô hình lớp học truyền thống, phòng học được đầu tư các trang thiết bị tối
tân, hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về âm thanh, hình ảnh, nhiệt độ, ánh sáng.

- Với mô hình trực tuyến, các lớp học được tổ chức theo nhiều hình thức hiện đại,
đa dạng, tùy theo từng số lượng và các chuyên đề.

Mô hình tổ chức lớp học size nhỏ trên nền phương pháp học tập hiện đại
E- Constructivism (Kiến tạo xã hội)

• Hệ thống học liệu:


- Chương trình đào tạo FPT Mini MBA là chương trình duy nhất của FPT được
chia sẻ về Kế hoạch - Chiến lược - Định hướng phát triển của Tập đoàn. Qua
chương trình, học viên có nhiều cơ hội được giao lưu, học hỏi, liên kết và phát
23
triển công việc từ những bạn học đến từ tất cả công ty thành viên FPT, trong nước
và quốc tế, đa dạng các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. FPT MiniMBA giúp
phát triển - lan toả văn hoá học tập của FPT. Chương trình đã đào tạo nhiều thế
hệ cán bộ nguồn kế cận trẻ, có năng lực, nhiệt huyết, được chuẩn bị tốt về mặt
kiến thức, kỹ năng, quan hệ để đảm nhiệm các vị trí quan trọng.
- FPT MiniMBA là chương trình đào tạo được FSB thiết kế dành riêng cho cán
bộ quản lý của Tập đoàn FPT từ cấp 4 trở lên, với quy mô triển khai trên cả nước.
Với 16 môn học, chương trình được thiết kế gồm 55 buổi kéo dài trong 2 năm,
được đào tạo bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm đến từ Viện Quản trị &
Công nghệ FSB, Đại học FPT. Điểm đặc biệt của chương trình là 1/3 thời lượng
học do lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn FPT trực tiếp tham gia giảng dạy.

- Khóa học Mini MBA sẽ chú trọng hơn vào việc lựa chọn chắt lọc các lý luận
quản trị quan trọng nhất & có tính thiết thực trong hoạt động quản trị thực tế của
doanh nghiệp.
Các bài học cũng được gắn liền với thực tiễn thông qua các tình huống nổi tiếng
(case study) về quản trị. Tại những buổi học này, các giảng viên doanh nhân nổi
tiếng như Chủ tịch FPT Trương Gia Bình hay Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam
Tiến sẽ dẫn dắt học viên phân tích từ những tình huống thực tiễn để xây dựng nên
con đường trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả.
• Điều kiện khác:
Với các buổi học do Lãnh đạo cấp cao của tập đoàn đứng lớp như Chủ tịch Trương
Gia Bình, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT Hoàng Nam Tiến,
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng FPT Polytechnic,… được tổ chức tại Hội trường
Diamond, trang thiết bị công nghệ phục vụ cho buổi học sẽ cần được trang bị hệ

24
thống máy ảnh, camera,... để phục vụ cho việc truyền thông, truyền tải văn hóa
“Học tập suốt đời” của tập đoàn.
5. Tiến hành đào tạo và phát triển nhân lực
- Chương trình Mini MBA ở FPT được đào tạo qua 2 hình thức chính:
+ Tiến hành đào tạo trực tiếp (lớp học truyền thống) và đào tạo E-learning
thông qua các phần mềm họp - học trực tuyến
+ Tiến hành đào tạo E-learning thông qua cung cấp các khóa học trực tuyến
như: Khoá học quản trị trải nghiệm khách hàng CXM, khóa Vaccine cho doanh
nghiệp và một số môn học trong chương trình đào tạo Thạc sĩ của Viện...
- Trong tiến hành đào tạo trực tiếp (lớp học truyền thống) và đào tạo E-learning
thông qua các phần mềm họp - học trực tuyến, các công việc bộ phận/cá nhân phụ
trách thực hiện các công việc trong khoảng thời gian từ buổi giảng dạy đầu tiên
đến khi kết thúc khóa học. Những công việc này thuộc trách nhiệm của giảng viên
đào tạo, chuyên viên phụ trách đào tạo. Chương trình Mini MBA ở FPT gồm 3
giai đoạn :
Trước khi bắt đầu vào học: Các chuyên viên phụ trách đào tạo sẽ phải
hoàn tất các công việc sau:
- Lập nhóm các thành viên của chương trình thông qua ứng dụng Zalo
- Thông báo lịch học:
+ Trước mỗi tháng, chuyên viên phụ trách gửi lịch học trong tháng
cho người học. Đảm bảo tất cả người học nắm bắt được thông tin về
lịch học trong tháng
+ Hình thức gửi: Sau 24h nhận lịch từ trung tâm FSB, các chuyên
viên tiến hành gửi 2 email thông báo lịch học (trong đó có 1 email
remind lịch qua Outlook và 1 tin nhắn vào group riêng)
+ Gửi yêu cầu vào phòng học trực tuyến (đối với lớp online)
- Gửi tài liệu môn học vào group riêng: Với lớp học trực tiếp, các tài liệu
liên quan được in và phát cho các thành viên trong lớp
- Tiếp đón giảng viên:
+ Với giảng viên trung tâm FSB: Nhận thông tin giảng viên từ trung
tâm để đón giảng viên tới phòng học (đối với hình thức học trực tiếp)
+ Với giảng viên FPT:
• Gửi yêu cầu vào phòng học trực tuyến ( đối với lớp online)
• Nhắc lại lịch giảng dạy tối thiểu trước 2 ngày
• Liên hệ đón giảng viên tới phòng học
- Set up lớp học :

25
+ Tạo QR code trên MyFPT check-in, khảo sát kết thúc môn học
+ Chia nhóm thảo luận và thông báo cho học viên tối thiểu 5 tiếng
trước giờ học
+ Gửi tin nhắn mời học viên vào lớp học tối thiểu 15 phút trước giờ
học
+ Với lớp trực tiếp: Kết nối máy tính với hệ thống máy chiếu tối thiểu
10 phút trước giờ học
+ Với lớp trực tuyến: Kết nối với hệ thống, kiểm tra đường truyền,
lắp đặt thiết bị ghi hình, thu âm trước tối thiểu 15 phút trước khi giờ
học bắt đầu
Trong các buổi học:
- Mở đầu chương trình:
+ Điểm danh học viên
+ Kiểm tra lại các công tác tổ chức
- Tiến hành chương trình đào tạo:
Đối với học viên:
+ Chia nhóm, sắp xếp nhóm làm bài tập
+ Kiểm soát công tác làm bài tập nhóm và nhắc nhở các học viên
không hoạt động.
+ Hỗ trợ giảng viên khuấy động không khí lớp học, tăng sự tương
tác giữa học viên với lớp học
+ Theo dõi lượt phát biểu của học viên.
Đối với giảng viên:
+ Hỗ trợ giảng viên điều phối hệ thống công nghệ, phần mềm, kỹ
thuật.
+ Ghi nhận điểm học tập, điểm làm bài tập nhóm, điểm thưởng/quà
tặng theo yêu cầu của GV
- Kết thúc chương trình đào tạo:
+ Cảm ơn Giảng viên
+ Thông báo học viên hoàn thành phiếu đánh giá và BTVN (nếu có)
+ Nhắc lịch buổi học tiếp theo
Sau buổi/môn học:

26
- Báo cáo thông tin điểm danh, điểm đánh giá, các điểm đánh giá liên
quan (nếu có), hình ảnh… trong vòng 24 tiếng kể từ khi kết thúc lớp học
- Hỗ trợ học viên học tại lớp, học bù theo các hình thức trực tiếp, trực
tuyến, học bằng video, học trên coursera..
- Gửi báo cáo hết môn.
6. Triển khai hoạt động khen thưởng và kỷ luật với các đối tượng liên quan
Hoạt động khen thưởng:
Khen ngợi và trao giải cho những học viên đạt được điểm số cao trong các bài
kiểm tra, kỳ thi, hoặc dự án đánh giá, những học viên có sự tiến bộ rõ rệt trong
việc nắm bắt và ứng dụng kiến thức học, có thể đưa ra những ý tưởng sáng tạo và
đổi mới trong quá trình học
Khen ngợi những học viên tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm, linh hoạt,
sẵn sàng học hỏi, đóng góp xây dựng không khí học tập tích cực.
Khen thưởng cho nhóm hoặc cá nhân thực hiện dự án thực tế xuất sắc, có ứng
dụng cao trong thực tế doanh nghiệp.
Khen thưởng cho học viên tích cực tham gia các sự kiện, hội thảo, và hoạt động
ngoại khóa có liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành, thường xuyên chia sẻ kinh
nghiệm, kiến thức chuyên ngành
Ngoài ra, chương trình đã công bố 6 học viên xuất sắc nhất của 3 lớp Hà Nội,
đồng thời tri ân 5 học viên có tinh thần vượt khó trong quá trình học tập.

Hình ảnh 6 học viên xuất sắc nhất của chương trình đào tạo MiniMBA
2023 tại Hà Nội

Hoạt động kỷ luật:


27
Thực hiện đánh giá định kỳ để theo dõi hiệu suất học tập của học viên. Áp dụng
biện pháp kỷ luật dựa trên kết quả đánh giá, như yêu cầu thêm thời gian học,...
Đánh giá và kỷ luật học viên có thái độ làm việc nhóm không tích cực hoặc gây
ảnh hưởng tiêu cực đến đồng đội. Xử lý các trường hợp không tuân thủ quy tắc
đạo đức nghề nghiệp.
Xem xét và có biện pháp kỷ luật đối với học viên không hoàn thành các nhiệm vụ
được giao. Cung cấp hỗ trợ và tư vấn để giúp học viên vượt qua khó khăn và hoàn
thành nhiệm vụ
Tổ chức hội đồng đối thoại để trao đổi phản hồi với học viên về hiệu suất và đề
xuất biện pháp cải thiện. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ và theo dõi thực hiện để giúp
học viên phát triển và cải thiện hiệu suất học tập.
Tổ chức chương trình học bổ sung cho những học viên có kiến thức và kỹ năng
cơ bản không đạt yêu cầu. Thiết lập các tiêu chí để theo dõi sự tiến bộ.
7. Theo dõi quá trình triển khai đào tạo và phát triển nhân lực

Lễ tổng kết chương trình đào tạo MiniMBA 2023 tại Đà Nẵng
Chương trình đã đào tạo nhiều thế hệ cán bộ nguồn kế cận trẻ, có năng lực, nhiệt
huyết, được chuẩn bị tốt về mặt kiến thức, kỹ năng, quan hệ để đảm nhiệm các vị
trí quan trọng.
Áp dụng hệ thống quản lý đào tạo để theo dõi việc tham gia của nhân viên, tiến
độ học tập, và kết quả đánh giá
Tổ chức các cuộc họp định kỳ để thu thập phản hồi từ nhân viên về chất lượng
của chương trình đào tạo. Đánh giá hiệu suất của nhân viên sau khi hoàn thành
chương trình để đo lường sự thành công và ứng dụng kiến thức vào công việc
28
Xác định và theo dõi các KPIs liên quan đến phát triển nhân sự, chẳng hạn như sự
tiến triển của nhóm, tăng cường kỹ năng, hoặc cải thiện hiệu suất làm việc. Đánh
giá tác động của chương trình đào tạo đối với mục tiêu doanh nghiệp
Tổ chức các phiên đánh giá sau đào tạo trong môi trường làm việc thực tế để đảm
bảo nhân viên có thể áp dụng kiến thức họ học được vào công việc hàng ngày.
Theo dõi và đánh giá sự thay đổi trong thái độ và hành vi làm việc.
Tổ chức các sự kiện nội bộ như hội thảo, buổi workshop để chia sẻ thông tin và
kinh nghiệm giữa các bộ phận. Tạo cơ hội cho nhân viên chia sẻ những kiến thức
mới và áp dụng vào công việc hàng ngày.
Dựa trên thông tin thu thập được, điều chỉnh chương trình đào tạo để cải thiện
chất lượng và hiệu quả. Tạo cơ hội cho nhân viên đề xuất các cải tiến và thay đổi
trong quá trình đào tạo.
Cùng với đó, theo dõi chi phí đào tạo và so sánh với các chỉ số hiệu suất và lợi ích
kinh tế để đảm bảo rằng đầu tư vào đào tạo mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

29
KẾT LUẬN
Trên bước đường phát triển, Học viện FPT không chỉ là nơi học tập mà còn là môi
trường nuôi dưỡng sự sáng tạo và khám phá. Sự đầu tư vào cơ sở vật chất, chương
trình học đa dạng, và phương pháp giảng dạy tích cực đã tạo nên một hệ sinh thái
giáo dục mà ở đó, các cán bộ quản lý không chỉ trở thành người học mà còn là
người sáng tạo và đóng góp cho xã hội. Trong bối cảnh thách thức liên tục từ cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0, Học viện FPT không chỉ là người đáp ứng mà còn là
người dẫn đầu, định hình tương lai của nguồn nhân lực cán bộ quản lý Việt Nam.

30
Tài Liệu Tham Khảo
1. https://mekongasean.vn/thang-lon-o-thi-truong-nuoc-ngoai-loi-nhuan-fpt-
tang-truong-tren-20-post16725.html
2. https://takeprofit.vn/bao-cao-tai-chinh-fpt-quy-3-2023/1698143227729
3. https://mangfpt.vn/tap-doan-fpt/
4. Chiến lược phát triển (fpt.com.vn)
5. Chương trình đào tạo nhân lực trên website FPT
6. https://fsb.edu.vn/fsb-to-chuc-dao-tao-minimba-danh-cho-can-bo-quan-ly-
nong-cot-cua-tap-doan-fpt-nam-thu-12-s22811111271.html
7. Facebook: Global Mini MBA - Kiến Tạo Nhà Lãnh Đạo Đẳng Cấp
8. https://fpub.fsb.edu.vn/minimba
9. https://fpt.edu.vn/tin-tuc/fpt-edu-tin-tuc-chung/fsb-khai-giang-khoa-minimba-
thu-105
10.https://fpub.fsb.edu.vn/minimba/?utm_source=genk&utm_medium=bookpr&
utm_campaign=pr_genk
11. https://fsb.edu.vn/fsb-to-chuc-dao-tao-minimba-danh-cho-can-bo-quan-ly-
nong-cot-cua-tap-doan-fpt-nam-thu-12-s22811111271.html
12. https://fpub.fsb.edu.vn/le-tot-nghiep-minimba-da-nang-ket-noi-loat-gia-tri-
yeu-thuong-cua-nguoi-fpt/
13. https://fpub.fsb.edu.vn/ong-hoang-nam-tien-minimba-giup-hoc-vien-tro-
thanh-phien-ban-tot-hon/

31

You might also like