You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ


---- o0o ----

TIÊU LUẬN CUỐI KỲ MÔN


MÁY ĐIỆN NÂNG CAO

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. Bùi Đức Hùng


Học viên : Lê Hoài Nam
Mã học viên : 20222215M
Mã học phần : EE3425

Hà Nội, tháng 01/2024


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
---- o0o ----

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN


MÁY ĐIỆN NÂNG CAO

Giảng viên hướng dẫn : PGS. TS. Bùi Đức Hùng


Học viên : Lê Hoài Nam
Mã học viên : 20222215M
Mã học phần : EE3425

Hà Nội, tháng 01/2024


MỞ ĐẦU
Xã hội không ngừng phát triển, sinh hoạt của người dân không
ngừng được nâng cao nên việc phát triển những loại máy điện mới là điều
cần thiết. Tốc độ phát triển của nền sản xuất công nông nghiệp của một đất
nước đòi hỏi một tốc độ phát triển tương ứng của ngành công nghiệp điện
lực. Thông thường, tốc độ này sẽ cao hơn khoảng 20% tốc độ phát triển của
nền sản xuất, do đó đòi hỏi ngành chế tạo máy điện phải có những yêu cầu
cao hơn. Do công suất đơn chiếc càng lớn thì giá thành trên đơn vị công
suất càng hạ nên công suất của máy ngày càng lớn.
Hiện nay, động cơ điện không đồng bộ là thiết bị được dùng phổ biến
nhất vì giá thành rẻ, bảo dưỡng đơn giảin, vận hành chắc chắn, nhất là loại
sử dụng Rotor lồng sóc nhưng trong quạt gió, bơm nước,… Sự phát triển
của các loại thiết bị điện gia dụng ngày càng đòi hỏi phải có nhiều loại
động cơ điện không đồng bộ một pha (như quạt máy, điều hòa nhiệt độ,
máy giặt, tủ lạnh,…) và các máy điện xoay chiều vạn năng (như máy khâu,
máy hút bụi, khoan tay,…).
Báo cáo tiểu luận môn học Máy điện nâng cao được viết trên cơ sở
các giáo trình về Máy điện và Thiết kế máy điện. Nội dung báo cáo gồm 2
phần chính như sau:
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐIỆN QUAY. Giới thiệu về
khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm và phân loại các
máy điện quay.
Chương 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU CÁC KIỂU RÃNH PHẦN
ỨNG CỦA MÁY ĐIỆN QUAY. Trình bày những hiểu biết về các kiểu
rãnh phần ứng của máy điện quay.
Vì trình độ và tài liệu có hạn, nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót,
kính mong nhận được sự góp ý và bổ sung từ thầy.

Người thực hiện


Lê Hoài Nam

1
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

MỤC LỤC .................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐIỆN QUAY .............................. 3

1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 3


1.2. Cấu tạo ................................................................................................ 3
1.3. Nguyên lý làm việc ............................................................................. 5
1.4. Phân loại .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU CÁC KIỂU RÃNH PHẦN ỨNG
CỦA MÁY ĐIỆN QUAY ............................................................................ 6

2.1. Rãnh phần ứng .................................................................................... 6


2.2. Rãnh hình chữ nhật hở ........................................................................ 7
2.3. Rãnh hình chêm, hình chai.................................................................. 7
2.4. Rãnh hình quả lê ................................................................................. 7
2.5. Rãnh hình chữ nhật nửa kín ................................................................ 7
2.6. Rãnh ô van .......................................................................................... 8
2.7. Rãnh hình chữ nhật nửa hở ................................................................. 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 10

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐIỆN QUAY
1.1. Định nghĩa
Máy điện quay (MĐQ) hay còn được biết với tên gọi là máy điện
không đồng bộ (MĐKĐB); là thiết bị làm việc trên nguyên lý cảm ứng điện
từ, dùng để biến đổi cơ năng thành điện năng (máy phát điện) hoặc điện
năng thành cơ năng (động cơ điện) mà có tốc độ quay của Roto khác với
tốc độ quay của từ trường quay trong máy.

Hình 1.1. Ký hiệu máy điện không đồng bộ


a) Ba pha roto lồng sóc; b) Ba pha roto dây quấn; c) Một pha roto lồng sóc
1.2. Cấu tạo
Máy điện không đồng bộ có cấu tạo gồm nhiều bộ phận, song có hai
bộ phần chính là phần quay (hay còn gọi là phần cảm, Roto) và phần tĩnh
(hay còn gọi là phần ứng, Stator). Mỗi phần đều có lõi thép và dây quấn.
1.2.1. Stator (Phần cảm)
Stator gồm 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn, ngoài ra còn có
vỏ máy và nắp máy.
Lõi thép Stator có dạng hình trụ, làm bằng các lá thép kỹ thuật điện,
được dập rãnh bên trong rồi ghép lại với nhau tạo thành các rãnh theo
hướng trục. Lõi thép được ép vào trong vỏ máy.
Dây quấn Stator thường được làm bằng dây đồng có bọc cách điện
và đặt trong các rãnh của lõi thép. Dòng điện xoay chiều ba pha chạy trong
dây quấn ba pha Stator sẽ tạo nên từ trường quay. Vỏ máy gồm có thân và
nắp, thường được làm bằng gang.

3
(b)

Hình 1.2. Cấu tạo Stator máy điện không đồng bộ


a) Lá thép Stator; b) Lõi thép Stator
1.2.2. Roto (Phần ứng)

(a) (b) (c)


Hình 1.3. Cấu tạo Roto động cơ không đồng bộ
a) Dây quấn Rotor lồng sóc; b) Lõi thép Rotor; c) Ký hiệu trên sơ đồ
Lõi thép Rotor gồm các lá thép kỹ thuật điện được lấy từ bên trong
của lõi thép Stator ghép lại, mặt ngoài có dập rãnh để đặt dây quấn, ở giữa
có dập lỗ để lắp trục.
Trục của máy điện không đồng bộ làm bằng thép, trên đó gắn lõi
thép phần ứng.
Dây quấn Roto có hai kiểu: Roto ngắn mạch còn gọi là Rotor lồng
sóc và Rotor dây quấn.
- Rotor lồng sóc gồm các thanh đồng hoặc thanh nhôm đặt trong rãnh
và bị ngắn mạch bởi hai vành ngắn mạch ở hai đầu. Với động cơ nhỏ, dây
quấn Rotor được đúc nguyên khối gồm thanh dẫn, vành ngắn mạch, cánh
tản nhiệt và cánh quạt làm mát. Các động cơ công suất trên 100kW thanh
dẫn làm bằng đồng được đặt vào các rãnh Rotor và gắn chặt vào vành ngắn
mạch.
- Rotor dâu quấn được quấn giống như dây quấn ba pha Stator và có
cùng số cực từ như dây quấn Stator. Dây quấn kiểu này luôn luôn đấu sao
4
(Y) và có ba đầu ra đấu vào ba vành trượt, gắn vào trục quay của Rotor và
cách điện với trục. Ba chổi than cố định và luôn tỳ trên vành trượt để dẫn
điện vào một biến trở cũng nối sao nằm ngoài động cơ để khởi động hoặc
điều chỉnh tốc độ.
1.3. Nguyên lý làm việc
Khi có dòng điện ba pha chạy trong dây quân Stator thì trong khe hở
không khí xuất hiện từ trường quay với tốc độ n1 = 60f/p (với f là tần số
lưới điện, p là số cặp cực từ của máy phát, n1 là tốc độ từ trường quay). Từ
trường này sẽ quét qua dây quấn nhiều pha tự ngắn mạch đặt trên lõi sắt
Rotor, làm cảm ứng trong dây quấn Roto tạo ra suất điện động E2. Do Roto
kín mạch nên trong dây quấn Roto có dòng điện I2 chạy qua. Từ thông do
dòng điện này sinh ra hợp với từ thông của Stato tạo thành từ thông tổng ở
khe hở. Dòng điện trong dây quấn Roto tác dụng với từ thông khe hở sinh
ra mômen quay kéo theo Rotor quay với tốc độ n khác n1. Do n khác n1 nên
người ta gọi là không đồng bộ.
Sự sai khác giữa tốc độ quay Rotor và tốc độ quay từ trường được
biểu thị thông qua hệ số trượt, ký hiệu là s, được tính bằng công thưc sau:
𝑛1 − 𝑛
𝑠=
𝑛1
- Khi n1 > n > 0, máy làm việc ở chế độ động cơ điện.
- Khi 0 < n1 < n, máy làm việc ở chế độ máy phát điện.
- Khi n1 > 0 và n < 0, máy làm việc ở chế độ hãm.
Khi máy điện không đồng bộ vận hành, đặc biệt là trong các hệ
truyền động có điều chỉnh tốc độ quay, nó có thể làm việc ở cả ba chế độ
trên.
1.4. Phân loại
- Theo kết cấu vỏ máy: kiểu kín, kiểu bảo vệ, kiểu hở.
- Theo số pha: một pha, hai pha, ba pha.
- Theo kiểu dây quấn Roto: máy điện không đồng bộ Roto lồng sóc,
máy điện không đồng bộ Roto dây quấn.

5
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU CÁC KIỂU RÃNH PHẦN ỨNG
CỦA MÁY ĐIỆN QUAY
2.1. Rãnh phần ứng
Lõi thép phần ứng gồm nhiều lá thép được nhúng trong lõi thép
Stator gắn chặt với nhau. Mặt ngoài được dập rãnh để quấn dây quấn. Ở
giữa được đục lỗ để lắp trục động cơ.
Các rãnh phần ứng được sử dụng để chứa cuộn dây phần ứng và
cung cấp hỗ trợ cơ học. Số lượng rãnh phụ thuộc vào loại cuộn dây, số cực
và kích thước của máy. Số lượng rãnh càng lớn, phân phối từ thông và
dòng điện tốt hơn, điện kháng và tổn thất điện áp thấp hơn và mô men xoắn
mượt mà hơn. Tuy nhiên, số lượng khe càng nhiều sẽ làm tăng trọng lượng
và giá thành của phần ứng, giảm cách nhiệt và làm mát, đồng thời làm tăng
trọng lượng rò rỉ và phản ứng phần ứng.
Rãnh phần ứng có thể kín hoặc mở, tùy thuộc vào việc chùng có thể
tiếp xúc với khe hở không khí hay không. Các rãnh kiểu hở dễ thông gió và
làm mát hơn, tuy nhiên chúng làm tăng tử trở và dòng rò rỉ trong khe hở
không khí. Các rãnh kiểu kín khó thông gió và làm mát hơn, nhưng chúng
làm giảm tử trở và dòng rò trong khe hở không khí.

Hình 2.1. Một số dạng rãnh cơ bản


a) Rãnh hình thang; b) Rãnh hở; c) Rãnh hình chai; d) Rãnh quả lê

e) Rãnh chữ nhật nửa kín; f) Rãnh nửa hở; g) Rãnh ô van; h) Rãnh hình chêm

Việc lựa chọn kiểu rãnh là hết sức quan trọng trong quá trình thiết kế
mát điện quay. Có nhiều loại rãnh và đi cùng với nó là kết cấu của răng.

6
Lực chọn được răng rãnh thích hợp sẽ vừa nâng cao được tính năng của
máy, vừa hạn chế được những ảnh hưởng do từ trường bậc cao gây ra (như
tiếng ồn, phát nhiệt, hiệu suất thấp,…). Ngoài ra, việc lựa chọn kiểu rãnh
thích hợp sẽ giúp công nghệ chế tạo hợp lý và đơn giản hơn, giảm giá thành
sản phầm. Một số kiểu rãnh cơ bản được miêu tả như hình 2.1.
2.2. Rãnh hình chữ nhật hở
Rãnh chữ nhật hở (hình 2.1b) chủ yếu được sử dụng cho máy điện
xoay chiều điện áp cao. Do các bối dây của máy này được làm bằng dây
dẫn chữ nhật quấn định hình tạo thành bối dây cứng được bọc cách điện
tăng cường nên rãnh hở sẽ giúp cho việc lắp đặt dây quấn dễ dàng. Nhược
điểm của loại rãnh chữ nhật hở là bề rộng của răng không đều. Do chiều
ngang bối dây đã bọc cách điện xấp xỉ bề rộng rãnh nên nếu dùng dạng
rãnh nửa kín nửa hở sẽ khó để lồng dây vào và nếu lồng được thì cách điện
bối dây sẽ bị hư hại.
Rãnh chữ nhật hở còn được sử dụng cho máy điện một chiều có công
suất trung bình trở lên và có số rãnh nguyên tố lớn. Ngoài ra còn dùng
trong máy phát điện đồng bộ cực ẩn có bối dây cứng làm từ dây dẫn hình
chữ nhật.
2.3. Rãnh hình chêm, hình chai
Rành hình chêm, hình chai (hình 2.1c và hình 2.1h) là dạng rãnh khá
đặc biệt dùng để chế tạo Rotor động cơ không đồng bộ công suất lớn nhằm
tăng cường mô men khởi động do ứng dụng hiệu ứng mặt ngoài.
2.4. Rãnh hình quả lê
Là dạng rãnh nửa kín (hình 2.1d), thường sử dụng cho các máy có
công suất dưới 100kW, dây quấn có tiết diện tròn. Loại rãnh này cũng có
thể dùng làm rãnh cho động cơ không đồng bộ công suất 40kW trở xuống.
Do đường bao rãnh là những cung tròn nên độ bền khuôn dập tăng
và dễ chế tạo rãnh. Khi tính toàn và thiết kế thì cần đảm bảo cho các răng
có bề rộng đều để mặt độ từ cảm phân bố đều trên răng và tránh tình trạng
phát nóng cục bộ.
Loại rãnh này chỉ phù hợp với việc sử dụng dây quấn có tiết diện
tròn nên nó thường được dùng trong các máy điện công suất nhỏ và trung
bình, có điện áp thấp.
2.5. Rãnh hình chữ nhật nửa kín
Rãnh hình chữ nhật nửa kín (hình 2.1e) khi dùng cho động cơ không
đồng bộ sẽ được chế tạo kiểu rãnh sâu với bề ngang hẹp để tận dụng hiệu

7
ứng mặt ngoài làm tăng mô men lúc khởi động. Nếu dùng dây dẫn chữ nhật
thì việc lồng dây rất khó khăn bởi cách sắp xếp các sợi dây trong rãnh. Đối
với Rotor của các máy điện không đồng bộ sử dụng thanh dẫn đồng thì ưu
điểm lớn khi dùng loại rãnh này đó là thuận lợi trong chế tạo các thanh dẫn.
2.6. Rãnh ô van
Rãnh ô van (hình 2.1g) có ưu điểm là dễ chế tạo do có các đường
cong làm tăng độ bền khuôn dập. Khi sử dụng loại rãnh này thì thường nhờ
có đường cong đáy và đỉnh rãnh mà quá trình đúc nhôm dễ dàng hơn. Đây
là dạng rãnh nửa kín nhưng do kích thước răng không đều làm cho sự phân
bố từ cảm không đồng đều trong răng và có thể gây nóng cục bộ lõi thép
Rotor.
2.7. Rãnh hình chữ nhật nửa hở

Hình 2.2. Rãnh hình chữ nhật nửa hở


Ưu điểm của rãnh chữ nhật nửa hở là tiết diện đỉnh răng được tăng
lên nhưng việc chế tạo và lồng các bối dây có phần hơi phức tạp. Nhược
điểm của loại rãnh này là có kích thước răn không đồng đều, dễ dẫn đến
phát nóng cục bộ lõi thép.

8
KẾT LUẬN
Dạng rãnh phụ thuộc vào thiết kế điện từ và loại dây dẫn nên rãnh
cần được thiết kế và chọn lựa sao cho có thể cho vừa số dây dẫn thiết kế
cho một rãnh kể cả cách điện và công nghệ chế tạo sao cho mật độ từ thông
trên răng và gông không lớn hơn một trị số nhất định để đảm bảo các tính
năng của máy.
Do hình dạng rãnh quyết định tới hình dạng răng, từ đó ảnh hưởng
đến sự phân bố mật độ từ thông trong lõi thép. Do đó chúng sẽ gây ảnh
hưởng đến tính năng cũng như các đặc tính, hiệu suất của máy điện trong
quá trình vận hành.
Trên đây là những hiểu biết của em về các kiểu rãnh phần ứng của
máy điện quay.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Đức Hùng (Chủ biên), Triệu Việt Linh (2009), Máy điện tập 1, Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[2] Bùi Đức Hùng (Chủ biên), Triệu Việt Linh (2012), Máy điện tập 2, Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
[3] Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu (2001),
Máy điện 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[4] Vũ Gia Hanh, Trần Khánh Hà, Phan Tử Thụ, Nguyễn Văn Sáu (2003),
Máy điện 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[5] Phạm Gia Bình (2011), Máy điện tổng quát, Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam.
[6] Trần Khánh Hà, Nguyễn Hồng Thanh (2006), Thiết kế máy điện, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10

You might also like