You are on page 1of 24

26.

Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức


04/08/201112:00 SA(Xem: 213211)

PHÁ MÊ KHAI NGỘ


 1. Tiểu Sử Đức Phật Thích Ca
 2. Đời Là Bể Khổ
 3. Xuất Gia Tìm Đạo
 4. Thành Đạo
 5. Hóa Độ Chúng Sinh
 6. An Cư Kiết Hạ Và Tịnh Xá
 7. Pháp Nạn
 8. Tam Tạng Kinh
 9. Đức Phật Nhập Diệt
 10. Lời Tán Thán Đức Phật
 11. Phổ Hiền Bồ Tát
 12. Văn Thù Sư Lợi Bổ Tát
 13. Nghiệp Và Nghiệp Quả
 14. Luân Hồi
 15. Sự Thờ Cúng Và Lễ Bái
 16. Nhân Quả
 17. Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa
 18. Nhẫn Nhục
 19. Từ Bi Hỷ Xả
 20. Bố Thí Ba-la-mật
 21. Ý Nghĩa Chũ Vạn Trong Phật Giáo
 22. Trì Giới Ba-la-mật
 23. 32 Tướng Tốt Của Đức Phật
 24. Quy y Tam Bảo
 25. Sự Tích Kinh Lăng Nghiêm
 26. Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức
 27. Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm
 28. Vô Thường – Vô Ngã
 29. Con Người Từ Đâu Đến
 30. Kinh Kim Cang Bát Nhã
 31. Tứ Diệu Đế
 32. Khổ Đế
 33. Tập Đế
 34. Diệt Đế
 35. Niết Bàn
 36. Đạo Đế
 37. Tứ Niệm Xứ
 38. Tứ Chánh Cần
 39. Ngũ Căn – Ngũ Lực
 40. Thất Bồ-đề
 41. Bát Chánh Đạo
 42. Bồ-tát Di Lặc
 43. Tổ Bồ Đề Đạt Ma
 44. Thiền
 45. Đức Phật A Di Đà
 46. Đại Thế Chí Bồ Tát
 47. Quán Thế Âm Bồ Tát
 48. Pháp Tu Tịnh Độ
 49. Ăn Chay
 50. Quan Thánh
 51. Nho Giáo
 52. Đạo Giáo

PHÁ MÊ KHAI NGỘ


Lê Sỹ Minh Tùng

26. Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức


Vì chúng ta bị si mê nên tạo ra căn nghiệp và chính những nghiệp lực nầy đã lôi kéo chúng
ta đi vào vòng luân hồi sanh tử. Những nghiệp căn nầy đã dẫn dắt chúng ta trèo lên tuột
xuống trong sáu nẽo luân hồi. Do đó nếu muốn hết sanh tử, thì chúng ta phải phá tan cái
nghiệp nầy. Nhưng muốn dứt bỏ được cái nghiệp, thì trước hết chúng ta phải chinh
phục nơi tâm mình, và phải dẹp bỏ vọng tưởng. Nhưng từ trước đến giờ chúng ta thường
hay lầm vọng tưởng là tâm của mình. Chính sự lầm lẫn sai lạc này nên các vọng
tưởng dẫn chúng ta chạy ngược chạy xuôi không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp.
Vậy vọng tưởng phát xuất từ đâu?
Khi thân tứ đại được phát sinh, thì Lục căn cũng dựa vào đó mà phát triển. Vậy thế nào là
Lục căn? Căn là chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác nẫy nở, tạo thành. Lục
căn thì gồm có:
¨ Nhãn là mắt, dùng để nhìn.
¨ Nhĩ là tai, dùng để nghe.
¨ Tỷ là mũi, dùng để ngửi.
¨ Thiệt là lưỡi, dùng để nếm.
¨ Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh..
¨ Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.
Chung quanh chúng ta có biết bao nhiêu là hiện tượng, vật thể, biến đổi không ngừng cũng
như chi phối từ tư tưởng đến hành động của chúng ta từng giây từng phút và chúng ta gọi
nó là “trần”. Như thế, trần có nghĩa là buị, mà đã là bụị thì dơ bẩn và luôn luôn đổi dời. Trần
ở đây cũng còn có nghĩa là phần vật chất, hay những cảnh vật chung quanh con
người. Chúng ta gom lại được 6 trần nên gọi là lục trần:
v Sắc: là màu sắc, hình dáng.
v Thanh: là âm thanh phát ra.
v Hương: là mùi vị.
v Vị: là chất vị do lưỡi nếm được.
v Xúc: là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh.
v Pháp: là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên.
Khi Lục căn (six sense organs) tiếp xúc với Lục trần (six sense objects), có nghĩa là: mắt
thấy được hình ảnh nào, mũi ngửi được mùi thơm nào đó, lưỡi nếm được chất chua, cay
hay ngọt, tai nghe được điệu nhạc êm đềm, thân thì cảm thấy đau đớn, hay lạnh lẽo, còn ý
thì bắt đầu suy nghĩ, thì ký ức của chúng ta phát sinh ra sự phân biệt. Và chính sự phân
biệt, hiểu biết và phán đoán này được gọi là thức. Cũng như Lục căn, thức cũng có 6 thức
nên thường được gọi là Lục thức (six sense of consciousness). Do đó Lục thức gồm có:
Nhản thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức. Tất cả những chủng tử của
nghiệp từ nhiều đời trong quá khứ cộng với biết bao nhân duyên để tạo thành con
người trong hiện tại mà nhà Phật gọi là Ngũ uẩn. Ngũ uẩn thì có sắc uẩn thuộc về phần
thân xác và thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn thì thuộc về phần tâm thức. Vậy ý
nghĩa nó thế nào?

v Sắc: là thân xác của con người.


v Thọ: là những cảm giác vui khổ của thân và tâm.
v Tưởng: là nhớ lại những hình ảnh vui khổ của thân và tâm .
v Hành: là những sự biến chuyển thay đổi của tâm niệm.
v Thức: là sự hiểu biết phân biệt để tạo thành cái biết ở trong tâm.

Ngũ uẩn tự nó không có được, mà là do nhân duyên kết thành nên tự nó không có tự
tánh hay chủ thể tức là vô ngã. Nhưng một khi mà do nhân duyên kết hợp thì nó làm sao cố
định cho được. Trước khi nhân duyên hòa hợp nó chưa có, sau khi nhân duyên ly tán thì
nó cũng tiêu tan theo.

Tâm thì dựa theo Lục căn để nhận biết Lục trần và phân biệt thành Lục thức mà Ngũ
uẩn thì biến chuyển rất nhanh thành thử Tâm của con người cũng phải chạy theo. Ý
niệm đua nhau sinh khởi trong tâm thức của con người. Ý niệm sau thay thế ý niệm trước
vì thế mà vọng tưởng không bao giờ dừng lại. Vọng tưởng còn thì chân tâm biến mất.

Trong 49 năm hành đạo, tôn chỉ của Đức Phật là dạy chúng sinh phải giữ tâm của mình
cho được thanh tịnh và loại bỏ tất cả mọi phiền não. Bởi vì vọng tưởng và phiền não biến
tâm của chúng ta thành mê muội, mà mê muội là cội nguồn của tham, sân, si.

Chẳng hạn như hôm nay trên đường đi làm về, chúng ta thấy (nhãn căn) một cô gái đẹp lái
chiếc xe màu xanh (sắc trần) lạn qua lạn lại trước mắt của chúng ta. Khi về nhà ngồi
yên tịnh thì hình ảnh cô gái hiện lên (nhãn thức) làm cho tâm tư chúng ta xao động. Khi
mình nghĩ về những hình ảnh củ nầy thì tư tưởng sẽ phát sinh ra si mê. Nếu sự si mê này
không được thỏa mãn thì nó sẽ biến thành căm hận và đây chính là lòng sân đã nổi dậy
trong tâm của chúng ta rồi.
Thật vậy, chính tham, sân, si là đại lộ kinh hoàng để đưa chúng ta vào đường ác nghiệp và
làm cho chúng ta mãi mãi trầm luân trong lục đạo luân hồi.

Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy rằng:

“Khi thấy,nghe, hay, biết, mà khởi vọng niệm phân biệt, đó là gốc vô minh. Còn khi thấy,
nghe, hay, biết mà không khởi vọng niệm phân biệt, đó là Niết bàn”.

Trong các phiền não, chỉ có sân hận là thô bạo nhất, bởi thế cổ nhân có nói:”Nhứt niệm sân
tâm khởi, bá vạn chướng môn khai”, tạm dịch là khi phát sinh một niềm giận hờn tức đã mở
muôn ngàn cửa chướng ngại. Tệ hại hơn nữa, một khi tham, sân, si phát khởi, thì dâm, sát,
đạo, vọng sẽ phát sinh. Đây là bốn đại ác nghiệp mà người tu Phật phải tránh xa.

Phật dạy rằng:

“A Nan, ông tu thiền, nếu không đoạn lòng dâm, thì cũng như người nấu cát muốn cho
thành cơm, dầu trãi bao nhiêu kiếp cũng không thành được”.

Thật vậy, Đức Phật đã tuyệt đối ngăn cấm đệ tử của Ngài về tội gian dâm khi Ngài còn tại
thế. Ngày nay chúng ta hảy lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng phát biểu cảm
tưởng của ngài khi ngài nói chuyện với tiến sĩ tâm lý học Jack Engler và Giáo sư tâm
lý Jean Shinoda Bolen. Chúng tôi xin trích dịch nguyên văn như sau:
“Thứ nhất là phần lỗi thuộc về nử Phật tử: Vì họ đã dại dột coi các ông thầy như thần
thánh, lầm tưởng mọi hành động của ông thầy đều cao thượng, nên tỏ ra tuân phục, cưng
chìu các thầy quá đáng, làm cho họ hư hỏng. Điều quan trọng là đừng nên vội vàng coi ai
là thầy của mình. Vì đó là mối liên hệ rất quan trọng. PhảI đợi một thời gian dài, có khi cần
đến 10 năm, hay lâu hơn thế nữa, để quan sát cách xử sự, cách giảng dạy, khả năng tu
hành của kẻ ấy cho thật chính xác. Trong thời gian đó ta chỉ nên coi họ như một người
bạn thiện trí thức mà thôi. Không nên tin cậy gì nơi họ hết thảy.
Nếu Phật tử thấy ông thầy nào hành động bất xứng, không hợp đạo lý, có quyền phê
bình ngay những hành động đó. Trong kinh sách, Phật đã dạy rất rõ là : Ta chỉ nên theo
học người thầy có tư cách đàng hoàng. Kẻ nào bất xứng , nói những điều trái đạo lý, hành
động gian tà, người Phật tử phải lánh xa ngay. Tóm lại, người Phật tử có trách
nhiệm không để bị lôi cuốn vào con đường tội lỗi.
Còn về phía tăng sĩ thì Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nói tóm tắt như sau: Về phía người thầy
thì họ phải chịu trách nhiệm về những hành xử của mình. Nếu người thầy mà để cho Phật
tử quyến rũ vào con đường bất chính, thì người đó đã tỏ ra thiếu nội lực, thiếu nhân cách
của kẻ tu hành. Trong khi rao giảng Phật pháp và nhân danh một kẻ tu hành mà chính ông
thầy lại phạm những lỗi lầm mà ông ta thường khuyên kẻ khác nên tránh, tức là ông ta đã
phản bội công việc mình làm. Thật là một điều đáng xấu hổ.”
Khi nói về lòng sát hại, thì Phật lại dạy rằng:

“A Nan, nếu không trừ tâm sát hại mà muốn cầu được đạo, thì cũng như người tu bịt hai lỗ
tai của mình, la tiếng thật lớn, mà muốn cho mọi người không nghe thì không thể được”.

Còn vấn đề trộm cướp, thì Phật dạy rằng:

“A Nan, nếu không đoạn trừ trộm cướp, mà muốn cầu cho được đạo quả, thì cũng như
người rót nước vào chén bể mà muốn cho đầy, dầu trãi bao nhiêu kiếp cũng không thể đầy
được”.

Sau cùng, Ngài thuyết giảng về vọng ngữ:

“A Nan, nếu các chúng sinh, đã giữ hoàn toàn ba hạnh trên là không sát, đạo, dâm rồi mà
còn đại vọng ngữ, thì tâm cũng không thanh tịnh, mất hạt giống Phật. Đại vọng ngữ có
nghĩa là chưa đặng đạo mà dám nói mình đặng đạo, chưa chứng quả mà nói mình chứng
quả. Đối với người đời hay khoe: Ta đã chứng Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát, hay Phật, để
trông cầu người lạy cúng. Những người nói dối như thế, làm tiêu hạt giống Phật, sẽ đọa
vào trong biển khổ. Cũng như cây Da La khi bị chặt đứt cội rồi, thì không thể mọc chồi đâm
tước được”.

Ngoài ra, còn mối tham nhiểm ăn sâu vi tế mà chúng ta cũng cần lưu tâm. Chẳng hạn như
số tiền nhỏ không làm cho tham, nhưng với số bạc lớn khiến cho người phải động tâm.
Cũng như sắc đẹp tầm thường thì dễ dàng lướt qua, song giai nhân tuyệt sắc sẽ làm cho
người mê lụy. Cho đến các vị tu hành mà còn ham thích chuổi tốt, tượng đẹp, hoặc cảnh
lớn chùa to, thì cũng thuộc về tâm tham nhiễm.

Chúng ta phải nhận thức rằng lục căn, lục thức và lục trần đều là những pháp
giả dối, không thật. Thế nhưng lục căn (nội thân) vì có thói quen tiếp xúc với lục trần (ngoại
cảnh) bởi vì lục trần luôn luôn có sức hấp dẫn làm lục căn bị mê hoặc. Do đó khi lục thức (ý
niệm và tư tưởng) được phát sinh thì trong tâm của chúng ta chất chứa toàn là vọng tưởng,
thay đổi không ngừng. Muốn cho lục căn không bị ngoại cảnh (lục trần) cám dỗ thì chúng
ta phải giữ cho tâm được hoàn toàn thanh tịnh và loại bỏ mọi chấp trước thì vô
minh và vọng tưởng sẽ bị tiêu diệt. Nhớ lại ngày xưa trước khi Đức Phật chứng quả Niết
Bàn thì chính Ngài cũng phải chiến đấu ngày đêm với bọn Ma vương. Trong thì có ngũ uẩn
ma, pháp hành ma, tứ diệt ma, còn ngoài thì có chư thiên ma.

Thật vậy, chiến đấu trong nội tâm thì vạn phần khó hơn là chiến đấu ở ngoại cảnh, vì nếu
mình giữ lục căn được trong sáng, thì dầu cho lục trần có quyến rũ, hấp dẫn cách mấy,
cũng không thể nào thay đổi được minh tâm của chúng ta. Một trong những phương
pháp để giữ tâm được trong sạch là thực tập pháp môn “bát chánh đạo”.

1) Chánh kiến: là thấy, nghe, hay biết một cách ngay thẳng.
2) Chánh tư duy: là suy nghĩ, xét nghiệm chân chính.
3) Chánh ngữ: là nói chân thật, công bình và hợp lý.
4) Chánh nghiệp: là hành động đúng với lẽ phải, có lợi ích cho chúng sinh.
5) Chánh mạng: là sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện.
6) Chánh tinh tấn: là siêng năng làm những việc chánh nghĩa.
7) Chánh niệm: là nhớ các điều tội lỗi đã làm để thành tâm sám hối và làm bất cứ việc gì
cũng nhớ đến hậu quả việc làm của mình.
8) Chánh định: là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng.

Tóm lại, chúng ta thấy hậu quả vô cùng tai hại do vọng tưởng sinh ra, nó là cội nguồn của
tất cả mọi nghiệp báo để cột chặt chúng ta vào bể khổ của luân hồi. Do đó chúng
ta phải sáng suốt dùng trí tuệ để đánh tan mọi vọng tưởng, vô minh để đem lại sự thanh
tịnh, tinh khiết trong tâm của chúng ta.

Thêm nữa, nước từ bi mát mẻ sẽ rưới tắt lửa phiền nảo. Tâm nhẫn nhục là áo giáp bền
chắc chống lại tất cả mũi tên tam độc. Phật pháp là ánh sáng phá tan khói mù tối tăm. Với
những tâm niệm nầy, chúng ta nhứt quyết loại trừ tất cả dục vọng để tăng trưởng sức
mạnh ngõ hầu đánh đổ bánh xe luân hồi cay nghiệt để tìm về nơi Cưc lạc.

“Lửa sân si tam độc, đốt hết rừng công đức


Muốn hạnh Bồ tát đạo, giữ thân tâm thanh tịnh”.

Thế nào là thanh tịnh pháp thân?

Phật dạy:”Thanh tịnh pháp thân là chơn tánh thanh tịnh, không sanh không diệt, không hoại
không thành. Vọng tánh của chúng sanh chỉ thấy nhục thân mà không thấy pháp thân. Tại
chổ phàm phu gọi là tâm tánh, tại nơi thánh hiền gọi là thánh tánh, trong cõi trời đất gọi là
thiên tánh. Tới chỗ Bồ tát gọi là Phật tánh và tại chổ chư Phật gọi là thanh tịnh pháp thân”.

Nguyên nhân của sự đau khổ bắt nguồn từ bản ngã vì nó vốn có khuynh hướng phân
biệt và từ đó nẩy sinh ra các tham vọng, ái dục.

Lục căn, Lục trần và Lục thức là gì


19/01/2021 09/06/2021 Tuệ Tâm 4 Bình luận
Lục là sáu, căn là giác quan, Lục căn là sáu giác quan của con ng ười,
gồm có: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ý c ăn, t ương
ứng với Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

Sáu căn có đối tượng tiếp xúc riêng, gọi là trần, vậy nên Lục trần là sáu
trần, gồm có: Sắc trần (Cảnh vật), Thanh trần (Âm thanh), H ương tr ần
(Mùi hương), Vị trần (Mùi vị), Xúc trần (Cảm giác ở thân) và Pháp tr ần
(Cảnh ở trong tâm).

Khi Lục căn tiếp xúc với Lục trần, nghĩa là: Mắt thấy được hình ảnh,
mũi ngửi được mùi thơm, lưỡi nếm được chất cay đắng, tai nghe được to
nhỏ, thân cảm thấy nóng lạnh và còn ý có suy nghĩ phân bi ệt. Chính s ự
phân biệt, thấy biết và phán đoán đúng sai này được gọi là thức. Do
đó Lục thức gồm có: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân
thức và Ý thức.

 Tam giới là gì.


 Tham sân si là gì.
 Thập thiện nghiệp là gì.
 Chánh kiến tà kiến.
 Hội Long Hoa là gì.
 Sự thật về hạn Tam tai.
 10 Điều quan trọng Phật tử tại gia cần biết.
Lục căn, Lục trần và Lục thức là gì
Lục Căn, Lục Trần và Lục Thức
Lục căn, Lục trần và Lục thức còn gọi là mười tám gi ới phân bi ệt. Chúng
hình thành nên bản ngã của chúng ta. Cái ch ấp ngã c ủa ta đ ược t ạo
dựng và huân tập nơi tạng thức từ vô thỉ kiếp đến nay. Cái ngã mà ta
tưởng là “Ta” thực ra là giả dối. Nó tồn tại mãnh liệt, tác oai, tác quái và
sai sửa khiến ta chìm trong vọng tưởng vô minh. Nó khi ến ta vô th ỉ ki ếp
nay trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

1. Lục Căn là gì.

Căn tức là chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác n ẩy n ở, phát
sinh. Lục căn ở đây tức là: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thi ệt c ăn, thân c ăn
và ý căn.

 Nhãn căn: Tức là hai con mắt, bộ phận để làm chỗ nương tựa
cho sự nhận thấy của người được rõ ràng, khi tiếp xúc với
cảnh vật chung quanh.
 Nhĩ căn: Tức là hai lỗ tai, bộ phận làm chỗ phát sinh cho sự
nghe biết của người được rõ ràng, khi tiếp xúc với tiếng đ ộng
ở chung quanh.
 Tỷ căn: Tức là lỗ mũi, bộ phận làm chỗ nương tựa cho sự ngửi
biết được xác thực, khi tiếp xúc với các mùi như thơm, thối…ở
chung quanh.
 Thiệt căn: Tức là cái lưỡi, bộ phận làm chỗ nương tựa của sự
nếm biết của người được rõ ràng khi tiếp xúc với các chất như
chua, mặn v.v…ở ngoại cảnh.
 Thân căn: Tức là da bao bọc thân người, bộ phận làm cho
nhận biết được cảm giác, nóng, lạnh, cứng, mềm của các v ật
chung quanh.
 Ý căn: Tức là bộ phận để cho sự phân biệt phát sinh, tức là
thức thứ Bảy. Phần này rất tinh tế thuộc về tinh th ần. Cho nên
không có hình sắc như năm căn trước.

Trừ ý căn ra thì năm căn đầu là năm bộ phận thuộc về thể chất nằm ở bên
ngoài, dễ tiếp xúc với ngoại vật. Chúng có hình t ướng to t ứ đ ại h ợp
thành. Có thể thấy được, chỉ được, rờ mó được. Duy thức học liệt chúng
về nội căn sắc pháp. Nội căn sắc pháp này có th ể phân tách ra làm hai
phần: Phù trần căn và Tịnh sắc căn.

Phù trần căn là chỉ cho hình tướng thô phù hi ện ra bên ngoài, nh ư tròng
mắt, vành tai, lưỡi đỏ v.v…Còn tịnh sắc căn là chỉ cho phần ẩn phục của
năm căn, tức là phần ứng dụng, phần hoạt động, phần sống của năm căn.

Nói một cách rõ ràng đơn giản hơn, tức là những dây thần kinh h ệ c ủa
con người vậy. Phù trần thì thô thiển, tinh sắc lại tế ẩn. Nếu hai phần này
rời nhau, năm căn sẽ vô dụng.

2. Lục Trần là gì.

Trần, nghĩa đen là bụi. Bụi thì nhơ nhớp luôn luôn d ời đ ổi, l ăng x ăng, t ụ
tán không chừng. Nghĩa bóng, Trần tức là chỉ cho ph ần v ật ch ất, c ảnh
vật chung quanh con ngươi. Sáu trần là: Sắc trần, thanh tr ần, h ương
trần, vị trần, xúc trần và pháp trần.
 Sắc trần: Là những gì có hình tướng, đường nét hình dáng,
những gì mà mắt có thể thấy được.
 Thanh trần: Là tiếng do vật hữu hình hay vô hình phát ra,
nghĩa là những tiếng mà tai nghe được.
 Hương trần: Là mùi do vật hữu hình hay vô hình b ốc lên, t ỏa
ra, vật mà mùi ngửi được.
 Vị trần: Là chất trong vật hữu tình hay vô tình, vậy mà lưỡi
nếm được.
 Xúc trần: Là những thứ mềm, cứng, trơn, nhám…của vật hữu
tình hay vô tình, những vật mà thân tiếp xúc được.
 Pháp trần: Là những hình ảnh, màu sắc, hương vị.. trừu tượng
của năm trần lưu lại sau khi đã năm căn duyên, chính là cảnh
bị duyên của ý căn.

Màu sắc, tiếng tăm, hương vị ở đây không phải là vật thật của ngoại cảnh
mà chỉ là những hình bóng, âm vang…của ngoại c ảnh sau khi đã l ọt qua
năm giác quan, và đang bị ý căn duyên.

Chúng ta có thể làm một thí dụ thô thiển sau đây cho d ễ hi ểu: S ắc tr ần
dụ như cảnh vật bên ngoài. Nhãn trần dụ như cái máy quay phim. Pháp
trần dụ như những hình ảnh đã giữ được trong cuốn phim. Ý căn d ụ nh ư
người xem hình trong cuốn phim chiếu lên.

Có thể làm một thí dụ thứ hai sau đây: Thanh trần dụ như các tiếng hát
của một ca sĩ. Nhĩ căn dụ như cái máy ghi âm. Pháp tr ần d ụ nh ư cu ốn
băng nhựa đã ghi âm. Ý căn dụ như người nghe tiếng do cái máy phát ra.

3. Lục Thức là gì.

Thức là sự phân biệt, hiểu biết, phán đoán do sáu căn ti ếp xúc v ới sáu
trần mà phát sinh. Nó thuộc về tâm pháp (vô hình). Sáu th ức là: Nhãn
thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.

 Nhãn thức: Là sự phân biệt, hiểu biết do nhãn căn tiếp xúc
với sắc trần mà phát sinh.
 Nhĩ thức: Là sự phân biệt hiểu biết do nhĩ căn tiếp xúc với sắc
trần phát sinh.
 Tỷ thức: Là sự phân biệt hiểu biết do tỷ căn tiếp xúc v ới
hương trần mà phát sinh.
 Thiệt thức: Là sự phân biệt do thiệt căn tiếp xúc với vị trần
mà pháp sinh.
 Thân thức: Là sự phân biệt, hiểu biết do thân căn tiếp xúc với
xúc trần mà phát sinh.
 Ý thức: Là sự phân biệt, hiểu biết, phê phán do ý căn tiếp xúc
với pháp trần mà phát sinh.

Chúng ta có thể làm một thí dụ cụ thể sau đây cho d ễ nh ận: Sáu th ức
như một hội đồng giám khảo của cuộc thi thì về văn nghệ, nữ công và gia
chánh. Hội đồng này gồm có sáu người: Một ông chủ tịch và năm hội viên
chuyên môn về năm ngành: Một người chuyên về màu sắc và hình ảnh.
Một người chuyên về âm thanh. Một người chuyên về mùi hương. M ột
người chuyên về chất vị. Một người chuyên về xúc giác.

Năm hội hiên này sau khi lấy khả năng chuyên môn c ủa mình ra phân
tách, phê phán rồi, liền trình sự nhận xét của mình lên ông chủ t ịch. Ông
này thu góp tất cả những nhận xét của năm hội viên, làm tổng kết và
tuyên bố kết quả của cuộc thi ấy. Ông chủ tịch này chính là ý thức hay là
thức thứ sáu.

Sự liên hệ của lục Căn, lục Trần và lục Thức

Vẫn biết căn là một nội sắc, nhưng chúng ta rất quan hệ mật thiết. Căn là
phần chủ động, có khả năng duyên được với trần, còn trần là ph ần b ị
động “được duyên” với căn. Nhờ có căn phù trần và tịnh sắc, nên con
người mới có thể nhận biết các cảnh vật chung quanh trong s ự s ống
hằng ngày.

Nếu không có căn, dĩ nhiên không có thức, thì con ng ười không ph ải là
con người. Họ không sáng tác, xây dựng, cải cách, tiến hóa, và th ế gi ới
này phải là thế giới “chết”, mờ mịt không có ý nghĩa.

Nếu không có trần, con người cũng không sống nổi. Ngoại cảnh là trường
hoạt động của con người. Nó dạy khôn dạy khéo cho con ng ười trong
cuộc sinh hoạt và làm cho con người có ý thức về cuộc sống của mình.
Thức lại tác động vào căn và trần làm cho cuộc sống càng thêm ti ến b ộ,
sung túc thịnh vượng.

Ba thứ này ảnh hưởng lẫn nhau như cây quẹt, chất dẫn và đốm lửa. Sự
liên quan này chứng minh một cách hùng h ồn s ự không đ ộc l ập c ủa s ắc
pháp và tâm pháp, cả về phương diện cá thể lần phương diện tổng thể.

Sự giả dối của lục Căn, lục Trần và lục Thức

Chúng ta thấy cái ngã không thể do tổng hợp c ủa c ăn, tr ần và th ức mà


có được một cách thuần nhứt. Ðến đây, chúng ta sẽ đi sâu vào m ột t ầng
nữa: Quán sát xem cái ngã có thể có trong một ph ần nào c ủa c ăn, tr ần
và thức chăng?

Sáu căn là ngã căn?

Trước tiên, chúng ta hãy xét bản chất của sáu căn là gì? Chính là m ột
khối xương da máu thịt, hợp lại có trật tự, có tổ chức, chứ không gì
khác. Mà đã là thịt da, xương máu thì không có gì là b ền b ỉ, thu ần nh ất.
Từ “khi trắng răng đến thuở bạc đầu”, thử xem con người đã m ấy l ần
thay đổi. Và sau một trăm năm, thử hỏi thể xác ấy sẽ còn lại gì, ngoài
“nắm cỏ khâu xanh rì”?

Giả sử có một cái ngã ở sáu căn, thì thử hỏi: Nếu cái ngã ở nơi mắt, thì
năm căn kia không phải là ngã. Nếu cái ngã ở nơi tai, thì n ăm c ăn kia
không phải là ngã. Lần lượt xét cả sáu căn, chúng ta không th ể nói đ ược
cái ngã ở một phần nào trong sáu căn. Nếu cho rằng sáu c ăn đ ều là ngã,
thì thành ra con người có đến sáu cái ngã. Nói th ế ch ắc không ai công
nhận được.

Còn nếu bảo rằng: Do sáu căn hòa hợp mà có cái ngã, thì v ới trái v ới
định nghĩa về cái ngã, là thuận nhất, bất biến. Vả lại khi đã cho r ằng cái
ngã do nhiều thứ hợp lại, thì cũng phải công nhận luôn là cái ngã ấy là
không thật, là giả hợp. Do đó, Duy thức học bảo “nhân vô ngã”.

Sáu trần là ngã căn?

Trần với căn không khác gì mấy. Căn đã không t ự t ại trong cu ộc sinh
tồn, thì trần làm sao đứng vững. Giả sử, “ngã” n ằm trong s ắc, thì trên
thế giới này phải không có sự đổi trắng, thay đen. Nh ư hoa n ở r ồi tàn,
hết ngày rồi đêm, bãi bể biến thành vườn dâu, cuộc đổi thay đã bày rành
rành ra trước mắt.

Vậy “ngã” nằm trong thanh chăng? Cũng không có lý. Thanh không bao
giờ tự nhiên mà có. Nếu có không do vật hữu tình phát ra, thì c ũng do
sự va chạm của những vật vô tình mà có. Như th ế, thanh rõ ràng là m ột
pháp hữu vi, có tạo tác. Mà đã là hữu vi, thì th ế nào c ũng vô th ường. V ả
lại, vật sinh ra nó là sắc kia đã là vô ngã, vô thường, thì nó không th ể
nào thường, là ngã được. Cho đến hương, vị, xúc, pháp c ũng đ ều là vô
thường, vô ngã như sắc, thanh cả. Chúng chỉ như làn gió tho ảng qua,
như màn sương phảng phất; Đã vô hình lại bất định, nên sự vô ngã của
chúng lại càng rõ rệt hơn sắc, thanh nhiều.

Sáu thức là ngã căn?

Như đoạn trên đã nói, thức là sự nhận biết do căn và tr ần đ ối nhau mà


có. Ðiều ấy đã chứng minh rằng thức không thật có. Nói m ột cách đ ơn
giản thì Thức là do căn và trần đối nhau mà thành. Nhưng nếu chia ch ẽ
một cách rốt ráo theo duy thức học, thì th ức s ỡ d ĩ có đ ược còn là nh ờ
nhiều nhân duyên khác nữa. Chẳng hạn như nhãn thức, sanh kh ởi đ ược
là nhờ chín duyên sau đây:

 Không: là khoảng trống không, cách biệt giữa căn và cảnh


vật.
 Minh: là ánh sáng soi chiếu bởi mặt trời, trăng, sao, hay đèn
đóm.
 Căn: là chỗ nương tựa của thức.
 Cảnh: là các sự vật mà căn duyên được.
 Tác ý: là sự mong muốn được thấy.
 Phân biệt y: là chỗ nương để phân biệt, tức là ý thức, hay
thức thứ sáu.
 Nhiễm tịnh y: là thức thứ bảy hay là tiềm thức.
 Căn bản y: là thức thứ tám. Chủng tử: Bản năng sẽ được phát
sinh.

Ðể có một ý niệm rõ ràng hơn về nhãn thức, ta giảng gi ải chín duyên


trên ra như sau:

*
Khi mắt ta thấy một vật gì: Nó phải ở cách vật ấy gần hay xa
(Không ). Khi thấy là ban ngày, hay ban đêm có tr ăng, sao, ho ặc pha
đèn (Minh). Sự thấy ây dĩ nhiên là phải từ con mắt mà có (Căn) và đ ồng
thời, lúc đó phải có vật gì mới thành sự thấy (Cảnh). Trước lúc thấy, ta
đã có ý muốn ngó rồi (Tác ý). Tác ý đây l ại do ý th ức đã kh ởi đ ộng tr ước
(Phân biệt y). Ý thức lại phải nương thức thứ bảy, vì là căn của nó
(Nhiễm tịnh y). Thức thứ bảy lại luôn luôn chấp thức thứ tám là ngã (C ăn
bản y). Thức này lại là nơi dung chứa các thức chủng t ử. Ch ủng t ử là cái
nhơn chánh để có ra sự vật.

Xét từ trong đến ngoài, từ duyên đầu đến duyên chót, nhãn th ức đã
không có mảy may gì là chơn thật cả. Các thứ kia nh ư nh ĩ th ức, t ỷ th ức,
thiệt thức cũng như vậy cả, nhưng ít duyên hơn. Như nhĩ thức thì ch ỉ có
tám duyên (vì không có Minh: nghe không c ần có ánh sáng). Còn t ỷ,
thiệt và thân thức, thì chỉ bảy duyên (Vì không c ần có Minh và Không).
Ý thức thì chỉ có năm duyên là: Căn, cảnh, tác ý, căn bản y, chủng tử.

Xem thế thì đủ rõ sáu thức đều là không thật, nghĩa là cũng vô ngã nh ư
sáu căn và sáu trần. Tóm lại, từ căn thân cho đ ến th ế gi ới, g ồm trong
mười tám giới, đều không thật có, không thật ngã. Hành tướng do nhân
duyên hòa hợp thì có, những thật thể thì hoàn toàn không. ( Phật học
phổ thông – HT Thiện Hoa)

Lục căn viên thông

Luc căn viên thông hay còn gọi là lục căn hỗ dụng, ngh ĩa là vi ệc sáu c ăn
có thể dùng thay cho nhau. Hòa Thượng Tuyên Hóa bảo: “Đừng theo
đuổi sáu trần rồi cặp chúng với cái thấy, cái biết của mình. N ếu quý v ị
không đuổi theo sáu trần, thì quý vị sẽ thấy như thể là không thấy và
nghe như là không nghe. Vì mình không bị ám ảnh b ởi c ảnh gi ới c ủa sáu
trần. Thì cái sáng suốt sẽ không theo căn. Nó không giao tiếp với trần
cảnh nên tánh sáng suốt liền hiển hiện. Cái biết (h ư v ọng phân bi ệt)
không còn có mặt trong đó nữa. Tánh giác sáng su ốt c ủa chính b ản tâm
mình không truy đuổi theo các căn.

Tuy nhiên, bản tánh giác ngộ sáng suốt của mình được tìm thấy ngay nơi
cửa của sáu căn. Khi tánh giác bản hữu tự hiển lộ, thì l ục c ăn viên
thông, tức sáu căn có thể được dùng thay cho nhau. Đi ều n ầy không th ể
có nếu quý vị còn dùng vọng minh và vọng giác. Đi ều n ầy, L ục c ăn h ỗ
dụng chỉ xảy ra khi mình dùng tánh sáng suốt chân thật vốn có c ủa b ản
giác. Thế là sáu căn–mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý–có tác d ụng h ỗ t ương.
Mắt có thể nói và tai có thể thấy.

Lục căn viên thông: Không có mắt vẫn thấy

Có những vị đã có được lục căn hỗ dụng. Đó là A na luật đà. Quý vị có


nhớ ngài không? Ngài là người bị mù khi cố gắng không ngủ. A na lu ật
đà là anh em họ với Đức Phật, ngài là con vua B ạch Ph ạn. Ngài thích
ngủ, và ngủ bất kỳ lúc nào Đức Phật giảng pháp. Đức Ph ật trách m ắng
ông về thói quen nầy, Đức Phật nói rằng:

Nầy! Nầy! Sao còn ngủ?

Như loài trai sò kia

Ham ngủ một ngàn năm

Chẳng nghe được tiếng Phật.


Sau khi bị quở trách như vậy, trong nỗ lực của nhiệt tâm, A na luật đà
không ngủ suốt bảy ngày đêm. Cuối cùng ngài bị mù vì m ất ng ủ. Đức
Phật thấy thương xót nên mới truyền dạy cho ngài pháp tu Nh ạo ki ến
chiếu minh kim cương tam muội. Nhờ tu pháp này, ngài chứng được
thiên nhãn thông. Mắt trần của ngài bị mù, nhưng ngài trở nên đ ệ nh ất
thiên nhãn. Ngài có thể nhìn thấy mọi vật rất rõ ràng.

Quý vị không nên nghĩ rằng khai nhãn là giống như nhau trong m ọi
trường hợp. Có người thấy mọi vật rất rõ ràng, và có người thấy không
được rõ. A na luật đà thấy rõ nhất trong tất cả. Ngài có thể thấy tam
thiên đại thiên thế giới nhƯ thấy một vật trong bàn tay. Đây là không có
mắt mà vẫn nhìn thấy suốt.

Lục căn viên thông: Không có tai vẫn nghe

Đức Phật lại nhắc đến rồng Bạt nan đà không có tai mà v ẫn nghe. Đây là
loại thần long bảo hộ cho xứ Ma kiệt đà, chăm sóc cho vi ệc m ưa thu ận
gió hòa. Loài rồng nầy được người dân trong xứ quý m ến, nên h ọ đ ặt tên
là Upananda, Hán dịch là Thiện hoan hỷ.
Mặc dù không có tai, nhưng loài rồng nầy có thể nghe bằng râu m ọc trên
đầu. Thế nên A na luật đà không dùng mắt mà vẫn thấy. Rồng Bạt nan đà
không dùng tai mà vẫn nghe. Đây chính là sáu căn h ỗ d ụng mà chúng ta
đang bàn đến.

Lục căn viên thông: Không có mũi vẫn ngửi được

Còn có Thần nữ Căng già không có mũi mà ngửi được mùi h ương. Sông
Hằng, sông Sindhu, sông Vakshu và sông Sutlej đều phát nguyên t ừ
trên đỉnh núi Tuyết sơn thuộc dãy Hy mã lạp sơn. Thần nữ Căng già t ức
nữ thần của sông Hằng, vì sông phát nguyên từ hồ A nậu đạt trên đỉnh
Tuyết sơn. Nữ thần nầy là chủ của các vị thần sông. Thần nầy không có
mũi, nhưng có thể ngửi được mọi thứ. Bởi bà dùng mắt để ngửi.

Lục căn viên thông: Không có thân vẫn biết xúc chạm

Thần Thuấn nhã đa không có thân mà vẫn biết xúc ch ạm. Thu ấn nhã đa
là thần Hư không. Vị Thần hư không nầy không có thân mà v ẫn bi ết s ự
xúc chạm. Việc đó xảy ra như thế nào? Do hào quang c ủa Nh ư Lai ánh
ra mà tạm hiện có thân, chứ bản chất của ông là gió, chứ không có thân
thể.

Hào quang của Đức Phật khiến cho vị thần nầy tạm thời xuất hiện, dù v ị
thần nầy lặng không như gió và không có hình th ể gì c ả. Nh ưng khi th ần
nầy xuất hiện trong ánh hào quang của Đức Phật, thì vẫn c ảm nh ận đ ược
những cảm giác xúc chạm. Điều đó làm cho thần hư không rất vui mừng,
“Tôi thực sự không có thân, nhưng nay tôi đã có.” M ọi chúng sinh đ ều
sợ bị mất thân mạng, thế nên khi được phép hi ện thân, v ị th ần n ầy r ất
hoan hỷ.” (Kinh Lăng Nghiêm lược giảng: HT Tuyên Hóa)

( Lục căn, Lục trần và Lục thức là gì )

Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức - 18 Cảnh Giới


13/08/20204:34 CH(Xem: 57056)
 Truyền Bình

LỤC CĂN, LỤC TRẦN, LỤC THỨC - 18 CẢNH GIỚI
Truyền Bình

Lục căn, lục trần, lục thức là bộ phận quan


trọng của thuyết Thập nhị nhân duyên Phật giáo nhằm giải thích thực tướng của thế
giới. Căn bản nhất là vô minh, đó là nhân duyên đầu tiên của chuổi 12 nhân duyên. Vô thủy
vô minh và Nhất niệm vô minh là hai chìa khóa mở ra vũ trụ vạn vật, thế giới, con người…
Khoa học giải thích vũ trụ bắt đầu từ Big Bang. Trước Big Bang là một vũ trụ khác. Sau Big
Bang là vũ trụ mà ta đang sống. Theo Phật giáo, Big Bang và những gì diễn ra sau đó đều
là vô thủy vô minh. Vô thủy là không có bắt đầu. Vô minh là không sáng tỏ, là mê mờ, đó
chính là nhân duyên số một làm phát sinh vũ trụ vạn vật. Thuật ngữ vô thủy vô minh là ý nói
tất cả chỉ là hiện tượng tâm lý, là không có thật. Vì không có thật nên không có bắt đầu,
không có kết thúc, không có sinh diệt. Vì vô minh nên thấy có vũ trụ vật chất, có sinh diệt, vì
vậy mới có sinh tử luân hồi, mới có khổ sướng. Đức Phật dựa trên tâm lý mê
muội của chúng sinh mà tiêu biểu là con người, thuyết giảng 12 nhân duyên để chúng
hiểu đại khái vì sao từ Không, không có gì cả mà thành ra có Tam giới. Tam giới là 3 cõi
giới :
- Dục giới chính là cõi giới của Con Người thế gian nhiều ham muốn, cõi vật chất có khối
lượng, có trọng lượng. Trên cõi Người là cõi trời Lục Dục Thiên, chúng sinh cõi này có thọ
mạng lâu dài hơn cõi thế gian. Thấp hơn cõi Người là cõi của A-tu-la (阿修羅; asura, có 3
loại : ác thần, quỷ, quái vật), Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục.
- Sắc giới là cõi có hình tướng mà không có khối lượng, không có trọng lượng, vật chất của
cõi này chỉ còn là hào quang, ánh sáng, thông tin, sóng, năng lượng. Chúng sinh cõi này
ít ham muốn, không còn xác thân vật chất, nhưng còn hình dáng, có thể thấy và nghe
được.
- Vô Sắc giới là cõi không còn hình tướng, chỉ còn thông tin mà thôi, kinh điển có đề cập
tới Cõi Trời gọi là Phi tưởng phi Phi tưởng xứ là một cõi Vô Sắc. Chúng sinh cõi này giao
tiếp với nhau trực tiếp qua ý niệm, cá thể này khởi niệm thì cá thể kia đã hiểu, không
cần ngôn ngữ lời nói.
Thuyết Thập nhị nhân duyên chủ yếu tập trung hướng về con người để thuyết giảng. (Xin
xem bài Thập nhị nhân duyên). Bốn nhân duyên đầu (Vô minh, Hành, Thức, Danh Sắc) là
sự vận động tự thân của cấu trúc ảo vật chất, (nói theo khoa học là quark hình thành
proton, neutron, hạt nhân nguyên tử, rồi phối hợp với electron tạo ra nguyên tử của
các nguyên tố, một số nguyên tử kết hợp thành phân tử vô cơ như H2, O2, N2, một số
nguyên tử khác kết hợp với các phân tử này thành thành một phân tử rất cơ bản cho sự
sống là nước H2O và thành các phân tử hữu cơ như acid amin, tiêu biểu là glycine, một
acid amin đơn giản nhất C2H5NO2 còn được viết dưới dạng NH2CH2COOH
Rồi các phân tử hữu cơ hình thành nên tế bào sinh vật, kết hợp với nhiều nguyên tố khác
tạo ra cơ thể sinh vật, rồi tiến hóa dần thành ra sinh vật, con người.)
Phật giáo gọi chung sự kết hợp vô cùng phức tạp đó là trùng trùng duyên khởi. Tại sao có
thể cấu trúc được những vật vô cùng phức tạp và tinh tế như vậy ? Vì cái nền hay cơ bản
của nó là Phật tánh, tánh giác ngộ, tánh biết, thuật ngữ Phật giáo gọi là Chánh biến tri, tức
cái biết bất nhị (không có năng tri và sở tri) cùng khắp không gian và thời gian, không có
hạn lượng. Cái biết đó tạo ra vũ trụ, thiên hà, mặt trời, hành tinh, vạn vật, con người. Đúng
ra vạn vật ban đầu chỉ có Sắc (vật chất) mà chưa có Danh (tên gọi) chỉ khi có con
người xuất hiện, có ý niệm mới có tên gọi.
Tánh thấy tạo ra nhãn căn (mắt). Tánh nghe tạo ra nhĩ căn (tai). Tánh ngửi tạo ra tị
căn (mũi). Tánh nếm tạo ra vị căn (lưỡi). Tánh sờ mó tiếp xúc tạo ra thân thể (thân
căn), thân thể có nhiều cơ quan nội tạng giúp cơ thể hoạt động và tăng trưởng theo
một chương trình thông tin di truyền chứa trong nhân tế bào gọi là nhiễm sắc thể (DNA
DeoxyriboNucleic Acid). Tánh biết tạo ra ý căn (não bộ) là trung tâm tổng hợp và điều khiển
mọi hoạt động của cơ thể và từ đó có khả năng suy nghĩ trừu tượng nhờ vào khả năng ghi
nhớ của các tế bào thần kinh.
Trên đây là sự hình thành lục căn.
Đồng thời với sự hình thành lục căn là sự giao tiếp với lục trần.
-Những gì thuộc về màu sắc, hình dáng, trở thành đối tượng của mắt. Mắt là cơ quan tiếp
nhận thông tin của đối tượng qua trung gian là ánh sáng. Ánh sáng mặt trời có 7 màu, màu
sắc chỉ là cảm nhận của ý thức, phân biệt bằng độ dài sóng của từng ánh sáng đơn sắc
như bảng sau :
Độ dài sóng Năng lượng sóng
Ánh sáng
(nm) (eV)

Tia tử ngoại ngắn hơn 380 lớn hơn 3,3

Tím 380 3,3

Xanh dương 450 2,8


Xanh lá cây 530 2,3

Vàng 580 2,1

Đỏ 720 1,7

Tia hồng
dài hơn 720 nhỏ hơn 1,7
ngoại
Bảng 1: Độ dài sóng và năng lượng sóng.
Con người dựa vào kiến thức này để chế tạo máy chụp hình và quay phim. Ngày
xưa người ta dùng phim có tráng hóa chất để ghi nhận hình ảnh. Ngày nay người ta không
dùng phim nữa mà dùng thẻ nhớ kỹ thuật số để ghi nhớ, tiện lợi hơn rất nhiều. Bây giờ tất
cả điện thoại di động thông minh (smartphone) đều có camera để quay phim chụp ảnh.
-Âm thanh, tiếng động trở thành đối tượng của tai. Âm thanh hay tiếng động có bản chất là
sóng, truyền đi qua không khí. Tai người có thể nghe được dao động của sóng âm trong
khoảng tần số từ 20 Hertz đến 20 Kilohertz. Sóng điện từ có tần số dao động cao hơn, tai
người không nghe được, nhưng những thiết bị như radio thu được và biến trở lại thành âm
thanh mà tai người nghe được qua loa (speaker). Radio sử dụng tính chất cộng
hưởng giữa sóng và máy thu để dò đài, khi dò trúng đài thì sự cộng hưởng làm cho biên
độ dao động được khuếch đại rất nhiều khiến tai nghe rõ. Sóng điện từ có độ dài bước
sóng từ 380 nm đến 720 nm (nanometre = 1 phần tỉ metre) thì mắt người nhìn thấy được,
đó chính là ánh sáng. Tính chất cộng hưởng còn được sử dụng trong lò vi ba, khi tần số
của vi ba trùng với tần số cộng hưởng của các phân tử hữu cơ trong thức ăn thì thức
ăn hấp thụ mạnh năng lượng của vi ba nên nóng lên rất nhanh, rất tiện để hâm nóng
lại thức ăn đã nguội.
Mùi thơm hay hôi trở thành đối tượng của mũi. Bản chất của mùi là phản ứng hóa học giữa
tế bào khứu giác và các phân tử của một số chất khuếch tán trong không khí. Tế bào
mũi nhận ra các phân tử đó khi so sánh chúng với dữ liệu chứa sẵn trong ký ức, đánh
giá thơm hay hôi có thể là chủ quan của từng cá thể. Ví dụ mùi sầu riêng có thể là thơm đối
với một số người, nhưng là hôi đối với một số người khác. Mùi hôi tanh của súc vật hay cá
tép là cảm giác của người chớ đối với chúng là bình thường.
Vị ngọt, mặn, cay, nồng, chua, đắng, chát…trở thành đối tượng của lưỡi. Tế bào lưỡi nhận
ra vị của thức ăn, nước uống, qua các phân tử, thông tin truyền vào não, ký ức so
sánh và nhận ra, ví dụ muối thì mặn, đường thì ngọt, chanh thì chua, cà phê thì đắng, ớt thì
cay, chuối sống thì chát, mỡ thì béo v.v…
Cảm giác trơn, láng, nhám, sần, khô, ướt, sướng, đau, rát, bỏng, ngứa…trở thành đối
tượng của thân thể. Các tế bào thần kinh trên da, trên một số vùng của cơ thể thu
nhận thông tin qua tiếp xúc. Ví dụ cầm ly nước nóng 70 độ có cảm giác nóng, nếu là ly
nước đá thì có cảm giác lạnh. Tay sờ vào lụa có cảm giác trơn láng, sờ vào nền xi măng
cho cảm giác nhám. Khi bị đánh thì có cảm giác đau. Xúc giác là cảm giác quan trọng
trong sinh hoạt tính dục nam nữ. Loại cảm giác này quan trọng đến mức nó trở thành đặc
trưng của cõi giới. Cõi giới của con người được gọi là dục giới. Dục là ham muốn, một
trong những ham muốn chủ yếu của cõi này là tính dục. Tính dục là để sinh con đẻ cái, lưu
truyền nòi giống, nhưng đối với con người, tính dục còn đem lại cảm giác khoái lạc, sung
sướng hạnh phúc, cảm giác này ngày càng trở nên quan trọng hơn sự truyền giống. Trên
cơ thể con người có những điểm nhạy cảm, như điểm G chẳng hạn, khi bị kích thích thì
có cảm giác khoái lạc, kích thích liên tục thì dẫn đến cực khoái (orgasm). Trong giao hợp,
cực khoái dẫn đến phóng thích tinh dịch từ người nam vào người nữ, có thể đưa đến sự
thụ thai khi tinh trùng gặp được trứng. Chính vì ham muốn về tính dục là một nhu cầu rất
mạnh, nên một trong 5 giới cấm căn bản trong giới luật Phật giáo là bất tà dâm (không
tính giao ngoài quan hệ vợ chồng) đối với Phật tử thọ ngũ giới [bất sát sinh, bất thâu
đạo (không trộm cắp), bất tà dâm, bất vọng ngữ (không nói dối), bất ẩm tửu (không uống
rượu)]
Các pháp (dharma, pháp là thuật ngữ Phật giáo có nghĩa rất rộng, chỉ chung tất cả mọi sự
vật là vật chất, kể cả những vật không hiện hữu như lông rùa, sừng thỏ, và mọi khái niệm
của tinh thần, lý trí, tình cảm…đều được gọi là pháp) trở thành đối tượng của ý căn. Như
vậy đối tượng của ý căn rất rộng lớn, bao gồm mọi lĩnh vực, từ vật chất tới tinh thần.
Mọi hoạt động của xã hội loài người từ sản xuất vật chất đến văn hóa, nghệ thuật, triết
học, văn học, khoa học, lịch sử, luật pháp đều thuộc về ý thức.
Sự giao tiếp giữa lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, não) và lục trần (sắc, thanh, hương, vị,
xúc, pháp) phát sinh lục thức (thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc giác, ý thức). Phật giáo gọi
chung lục căn, lục trần và lục thức là 18 giới hay nói rõ hơn là 18 cảnh giới. Tất cả 18 cảnh
giới đều là tâm cảnh chứ không phải vật cảnh, vì vật xét cho cùng là không có thật, mặc
dù lục căn và lục trần phần lớn là vật chất, chỉ có pháp trần có thể một phần là tinh thần,
bởi vì não phải nhận thông tin từ các giác quan, so sánh với dữ liệu lưu trữ trong ký ức mới
có được nhận thức. Nếu ký ức không có dữ liệu, ví dụ đứa trẻ sơ sinh, không có gì để so
sánh, thì nó không hiểu không biết gì cả. Có những đứa trẻ chưa học mà biết, đó là do ký
ức của nó còn lưu lại những dữ liệu của kiếp trước. Đối với người giác ngộ, đã mở được a-
lại-da thức thì biết cả quá khứ vị lai, vì bản chất đích thực của pháp giới là vô thủy vô
chung, không có không gian, không có thời gian, không có số lượng.
Lục thức là cái biết của nhất niệm vô minh, khi bộ máy hoạt động, từng ý niệm được phát
sinh liên tục không ngừng nghỉ, tạo thành một dòng ý thức. Dòng ý thức này được mạt-na
thức nhận là của nó, hình thành bản ngã, thông tin của ý thức được tích lũy trong a-lại-da
thức. Khi một người chết đi, xác thân tan rã, lục căn không còn, nhưng thông tin vẫn còn
nguyên trong a-lại-da thức. Như vậy khi một người chết, vong linh vẫn còn, một số nhà
ngoại cảm như Phan Thị Bích Hằng có thể tiếp xúc với vong linh, thấy được hình
tướng của họ. Họ không còn ở trong Dục giới mà đã qua Sắc giới. Phật giáo không gọi đó
là vong linh hay linh hồn mà gọi là thần thức là năng lực chuyển tiếp trước khi đầu thai vào
một kiếp sống mới, tùy theo nghiệp chướng mà sẽ đi vào một trong lục đạo (sáu đường) từ
cao xuống thấp như sau, 3 đường trên là thiện đạo có phước báo, 3 đường dưới là ác
đạo bị quả báo, lục đạo là :
1 Trời . Cõi trời thuộc Dục giới gồm 6 tầng
gọi là Lục Dục Thiên bao gồm : Tứ thiên vương (四天王, sa. cāturmahārājika)), Đao lợi (忉
利 hay Tam thập tam thiên 三十三天, sa. trayastriṃśa tức 33 cõi trời ), Tu Dạ Ma Thiên (須
夜摩天, sa. suyāma), Đâu Xuất Thiên ((兜率天, sa. tuṣita), Hóa Lạc Thiên (化樂天,
sa. nirmāṇarati), Tha Hóa Tự Tại Thiên (他化自在天, sa. paranirmitavaśavarti). Nói
chung chúng sinh ở cõi trời có nhiều phước báo nên có thọ mạng lâu dài, hưởng nhiều lạc
thú.
Cõi trời thuộc Sắc giới có 4 cảnh giới là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, mỗi cảnh giới có 3
loại cõi trời khác nhau, riêng Tứ thiền có tới 7 loại khác nhau.
Cõi trời thuộc Vô Sắc giới có 4 cảnh giới :
a. Phi tưởng, phi phi tưởng thiên (Devas of Sphere of Neither-perception nor non-
perception; Nevasaññā-nasaññā-yatanūpagā devā)
b. Vô sở hữu thiên (Devas of Sphere of No-thingness; Ākiñcañña-yatanūpagā devā)
c. Thức vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Consciousness; Viññānañca-yatanūpagā
devā)
d. Không vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Space; Ākāsānañca-yatanūpā devā)
2 Người . Người và súc sinh ở chung trong 4 châu lục là Đông Thắng Thần Châu, Bắc Câu
Lư Châu, Nam Thiệm Bộ Châu (còn gọi là Diêm Phù Đề hay Ta Bà) và Tây Ngưu Hóa
Châu. Ở giữa các châu là núi Tu di. Đó là đại khái quan niệm về địa lý thế giới của thời Đức
Phật. Đông Thắng Thần Châu là Trung Quốc; Bắc Câu Lư Châu là Tây Tạng, Bắc Trung
Á; Nam Thiệm Bộ Châu là Nam Á ; Tây Ngưu Hóa Châu là Tây Á, Ả Rập. Núi Tu Di là
dãy Hy Mã Lạp Sơn.
3 A-tu-la : có 3 loại. A-tu-la thiên đạo có phước báo nhưng hình dung xấu xí thuộc loại ác
thần chứ không được đẹp đẽ như thiên thần. A-tu-la quỷ đạo giống như quỷ nhưng không
phải ngạ quỷ. A-tu-la súc đạo giống như thú nhưng là quái vật chứ không phải thú bình
thường.
4 Súc sinh. Tức các loại thú, cầm, thủy tộc và các chủng loại như bò sát, côn trùng có
cánh bay được, hay chỉ cựa quậy như sâu bọ, giòi.
5 Ngạ quỷ. Loài quỷ đói lúc nào cũng đói khát nhưng không thể ăn được vì cấu tạo cơ
thể quái dị, cổ nhỏ bằng cây kim, không nuốt được thức ăn.
6 Địa ngục. Là nơi giam giữ chúng sanh có nhiều ác nghiệp, có thể bị treo ngược và đói
khát triền miên nhưng không thể ăn được, thức ăn đưa đến miệng thì hóa thành lửa. Kinh
điển có nêu trường hợp của Bà Thanh Đề, mẹ của Mục Kiền Liên, chịu khổ ở địa ngục.
Tất cả các cảnh giới trên đều là do tâm tạo, tùy theo nghiệp thiện ác mà cảnh hiện
ra lành thanh tịnh, vững bền, hay dữ, ô uế, khổ sở, nhiều biến cố như thiên tai khủng khiếp,
nước, gió , lửa hoành hành. Chúng sinh trong tam giới có 4 kiểu sinh sản hay xuất hiện :
a. Noãn sinh (Andajayoni): loài sinh ra từ trứng, như loài chim, ngỗng, khổng tước, gà, rắn,
cá, côn trùng…
b. Thai sinh (Jalabuja, còn gọi Phúc sinh): loài sinh ra từ thai mẹ, như người, voi, ngựa,
trâu, bò, heo, dê, lừa…
c. Thấp sinh (Samsedaja, còn gọi nhân duyên, hàn nhiệt hòa hợp sinh): loài sinh ra từ nơi
ẩm ướt, hay có điều kiện thuận lợi như vi trùng, vi khuẩn.
d. Hóa sinh (Opapatika): Là cách xuất hiện không cần có cha mẹ, do nghiệp lực mà hiện
sinh, gọi là hóa sinh, như : chư thiên, địa ngục, trung ấm, đều do nghiệp lực đời quá
khứ khi tới hạn thì sinh ra.
Tuy tóm gọn trong 18 cảnh giới của căn, trần, thức, nhưng thực tế là bao trùm cả vũ trụ vạn
vật, bởi vì tiền ngũ căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) nhận biết những đối tượng căn bản nhất,
còn não bộ có khả năng lý luận và tư duy trừu tượng tức không cần có đối tượng ngay hiện
tiền mà chỉ cần có ký hiệu để thay thế hiện vật. Ký hiệu bao gồm hình ảnh, ngôn ngữ, chữ
viết, các ký hiệu đặc biệt khác như ký hiệu toán học, vật lý học, hình học…Những hiện
tượng phức tạp còn được khái quát hóa thành mô hình, như mô hình nguyên tử vật chất,
mô hình kinh tế, những sự vật cụ thể phức tạp có thể được vẽ thành sơ đồ…Do đó cái biết
của bộ óc ngày càng nhiều và tinh vi. Nhiều sự vật trong thiên nhiên không có, nhưng bộ
óc thông minh của con người sáng tạo ra để sử dụng như tàu thủy, xe hơi, máy bay, máy vi
tính, sóng điện từ dùng trong radio, tivi; bluetooth, wi-fi, 3G, 4G dùng trong điện thoại di
động và internet. Vô số phát minh sáng chế trong tất cả mọi ngành hoạt động khiến cho khả
năng sản xuất vật chất và phi vật chất của con người tăng lên rất nhiều so với thời xưa. Bộ
óc với tư duy trừu tượng có thể hiểu được nhiều điều kỳ diệu vượt rất xa so với những cái
thấy nghe hay biết thông thường. Do đó Pháp trần, đối tượng của não bộ, tức ý căn, bao
trùm cả Tam giới mênh mông, từ thiên thể vĩ mô cho tới thế giới vi mô hạ nguyên tử
(subatomic), ý thức đều có thể đạt tới.
Chẳng hạn, thông thường thấy con trâu, con ngựa, heo gà, cá tôm, sông núi, nhà cửa, xe
cộ, cơm nước là vật chất và cho rằng chúng có thật 100% vì mắt thấy, tai nghe, thân
thể tiếp xúc, ngửi thấy mùi, nếm thấy vị, ăn no, tiêu hóa được, có tăng trọng, đâu còn chỗ
nào để nghi ngờ rằng chúng không có thật ? Nhưng trí óc tư duy chặt chẽ biết vật chất cấu
tạo bởi những hạt ảo như quark, electron, những hạt này nếu bị cô lập thì chúng không tồn
tại, chúng chỉ hiện hữu khi được kết hợp, ví dụ 2 quark up kết hợp với 1 quark down
thì xuất hiện hạt proton; 1 quark up kết hợp với 2 quark down thì xuất hiện hạt neutron.
Proton và neutron là những hạt vô cùng bền vững tạo thành hạt nhân của nguyên tử. Hạt
nhân kết hợp với electron thì tạo thành nguyên tử vật chất. Như vậy nguyên tử chỉ là sự kết
hợp nhân duyên của các hạt ảo, nguyên tử không phải là vật. Vậy tại sao ta lại thấy nguyên
là vật, là đơn vị đầu tiên của vật chất ? Đó là vì ta có lục căn, đó là một bộ máy ảo hóa có
khả năng phát sinh nhất niệm vô minh, nói vô minh là vì mê mờ, không thấy rõ, không biết
rõ, bị lầm lạc, nên tưởng tượng ra vật. Cũng giống như máy vi tính, mỗi dao động của con
chip tương ứng với một niệm của con người. Con chip dao động hàng tỉ lần trong một giây,
biến những dãy số nhị phân 0 và 1 có cấu trúc thiên hình vạn trạng, thành chữ viết, hình
ảnh, âm thanh, video mà ta nhìn thấy trên màn hình. Cũng tương tự, cấu trúc ảo của
nguyên tử, của các loại vật chất khác nhau (Phật giáo gọi là vô thủy vô minh) chỉ hiện
hữu trên cái phông của tâm thức hình thành từ vô số nhất niệm vô minh liên tục. Không có
cái đơn vị tư tưởng là nhất niệm vô minh thì cũng không có vật gì cả, bởi vì tất cả mọi cấu
trúc của vật chất đều là ảo, là không có thật, nên cần có nhất niệm vô minh để tưởng tượng
ra. Vì lẽ đó thuyết Thập nhị nhân duyên của Phật giáo lấy Vô minh làm nhân duyên cơ bản.
Vậy lý trí của ta hiểu rõ vật chất chỉ là thế lưu bố tưởng chứ không phải thật, song ta không
thể tự mình chứng tỏ được điều đó, vì đã từ bao nhiêu kiếp ta đã chấp thật cho là vật
chất có thật. Chính tâm chấp thật kiên cố đã làm cho các hạt quark dính chặt vào nhau
trong cấu trúc proton và neutron tạo thành hiện tượng mà khoa học gọi là sự giam
hãm (confinement) tức là 3 hạt quark bị giam hãm vĩnh viễn trong hạt proton không cách
nào phá vỡ được. Dù khoa học có thể bắn phá làm vỡ hạt nhân nguyên tử, tạo
thành nguyên tố khác và phát sinh năng lượng nhưng hạt proton và hạt neutron vẫn
còn nguyên không bị phá vỡ. Cho dù ngày nay người ta có chế tạo được chiếc máy gia
tốc khổng lồ LHC (Large Hadron Collider), gia tốc chùm hạt proton đạt tới vận tốc gần bằng
ánh sáng, cho hai chùm hạt đi ngược chiều, va đập vào nhau, cũng không đủ sức phá vỡ
hạt proton.
Chỉ khi nào hoàn toàn bỏ được tâm cố chấp, kiến tánh, vận dụng được sức mạnh tâm
linh của Phật tánh thì mới phá vỡ được hạt proton, đạt tới Sự Sự vô ngại, tức có thể
đi xuyên qua tường, một điều mà Trương Bảo Thắng đã từng biểu diễn đi xuyên tường
của Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh năm 1982.
Bộ óc con người có khả năng rất lớn, làm được rất nhiều việc, nhưng lợi cũng nhiều mà hại
cũng lắm. Cái lợi thì trong cuộc sống hàng ngày ai cũng thấy rồi, ta không thể sống mà
thiếu điện, thiếu các phương tiện như xe cộ, máy bay, tàu thủy để đi lại, nhà cửa để ở,
quần áo để mặc, tivi, máy vi tính, điện thoại di động để làm việc và giải trí. Nhưng cái hại
cũng rất nhiều, hóa chất độc hại trong thực phẩm, môi trường ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính,
ùn tắc giao thông, vũ khí giết người hàng loạt, thảm họa hạt nhân…
Bộ óc cũng không có khả năng giúp con người đem lại thái bình an lạc cho thế giới, cũng
không thể giúp con người thoát được đau khổ sinh lão bệnh tử và luân hồi. Vì vậy con
người mới cần tới một đạo lý giải thoát như Phật giáo, học cách vận dụng sức mạnh tâm
linh của Phật tánh, đây là một loại sức mạnh vô biên mà tôi có đề cập trong Lực học Thích
Ca, có thể giúp con người an lạc trong hiện tại và những ai quyết chí thì có thể thực
hành tham thiền để tự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, đạt được tự do tự tại hoàn toàn,
không có gì trói buộc được, dù đó là thiên nhiên hung hãn, hay láng giềng cường bạo, hay
nhà nước độc tài phi dân chủ.
Truyền Bình
(Thiền Duy Lực)

You might also like