You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

KHOA KINH TẾ
----------

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ


MÔN HỌC: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DÀNH CHO NHÀ HOẠCH ĐỊNH
CHÍNH SÁCH

Ngành : Quản lý kinh tế


Mã số : ECO80063
Họ tên HV: PHAN THỊ HỒNG THƠ
MSHV: 20001063
Giảng viên: TS. VÕ MINH LONG

Cà Mau, tháng 08/2021

1
CÂU HỎI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Câu 1: Tại sao nói: Phân tích báo cáo tài chính vừa là khoa học vừa là nghệ
thuật? Hãy cho 1 ví dụ để chứng minh.
Câu 2: Do dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
trên địa bàn mà bạn đang quản lý đang hết sức khó khăn và họ rất cần sự hỗ trợ của
chính quyền với 2 vần đề:
1/ Việc trả nợ ngân hàng đến hạn.
2/ Tìm đầu ra cho sản phẩm trong bối cảnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu khó
khăn.
Với vai trò là nhà hoạch định chính sách, bạn hãy đưa ra một số giải pháp (có chứng
minh) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết 2 vấn đề trên.

BÀI LÀM
Câu 1. Báo cáo tài chính (BCTC) được xem như là hệ thống các bảng biểu, mô
tả thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Báo
cáo tài chính gồm những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh
nghiệp. Nói theo một cách khác thì BCTC là một phương tiện nhằm trình bày khả
năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm (chủ DN
nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…)
Theo luật của cơ quan thuế thì tất cả doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành
phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Còn đối với các công ty hay tổng
công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì còn phải thực hiện BCTC tổng
hợp hay BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các
đơn vị trực thuộc.
Đối với các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán thì sao? Các doanh nghiệp này ngoài BCTC năm phải lập
thì các doanh nghiệp này phải lập thêm BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4)
dạng đầy đủ. Riêng đối với Tổng công ty trực thuộc Nhà nước và các doanh nghiệp
nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp
nhất.
- Mục đích của BCTC: Báo cáo tài chính cung cấp đầy đủ các thông tin liên
quan đến tình hình tài chính, kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu
cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Thuế hay những người có nhu cầu sử dụng
BCTC để đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC cần phải cung cấp cho doanh nghiệp
các thông tin về:

 Vốn chủ sở hữu


 Nợ phải trả
 Tài sản
 Lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
 Doanh thu, thu nhập khác và các chi phí sản xuất kinh doanh
2
 Các luồng tiền
-Thời gian nộp BCTC đối với các doanh nghiệp như sau:

 Doanh nghiệp trực thuộc nhà nước được quy định như sau:
+ Sau 20 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý.
+ Sau 30 ngày đối với báo cáo năm – kể từ sau ngày kết thúc năm tài chính.

 Các tổng công ty, thời hạn gửi BCTC:


+ Sau 45 ngày đối với báo cáo quý – kể từ ngày kết thúc quý.
+ Sau 90 ngày đối với báo cáo năm, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

 Với các đơn vị kế toán trực thuộc:


+ Nộp BCTC quý, năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị cấp
trên quy định.

 Các DN tư nhân, các công ty hợp danh:


+ Sau 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

 Các DN khác còn lại:


+ Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Ý nghĩa của BCTC:
Báo cáo tài chính (BCTC) có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý của
doanh nghiệp cũng như các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm tới doanh
nghiệp. Điều đó được thể hiện chi tiết rõ ràng nhất ở những vấn đề sau đây:

 BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh tổng
quan nhất về tình hình tài sản, tài chính, các khoản nợ, nguồn hình thành tài
sản và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
 BCTC cung cấp những thông tin tài chính chủ yếu để nhằm đánh giá tình
hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh
nghiệp trong kỳ đã qua, BCTC nhằm hỗ trợ cho việc kiểm tra, giám sát tình
hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
 BCTC có tầm quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những
khả năng tiềm tàng, bên cạnh đó nhằm đề ra các quyết định về quản lý, điều
hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ
nợ hiện tại và tương lai của DN.
 BCTC còn là những căn cứ vô cùng quan trọng để đánh giá đúng cũng như
xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN giúp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD cho doanh nghiệp.
Chính vì tầm quan trọng đã nêu trên mà BCTC là đối tượng rất được sự quan
tâm chú ý của các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp người cho vay, các cơ
quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.
Ví dụ :

3
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

ĐVT: Triệu đồng 2019 (1) 2020(2) Tỷ trọng Thay đổi Thay đổi
2019 2020 (2)-(1) (%)
Tổng doanh thu 7.773.970 7.740.810 (33.160) -0.4%
DT thuần về bán hàng 7.669.729 7.653.692 98.7% 98.9% (16.037) -0.2%
DT tài chính 73.337 47.778 0.9% 0.6% (25.559) -34.9%
Thu nhập khác 30.904 39.340 0.4% 0.5% 8.436 27.3%
Tổng chi phí 6.950.142 6.943.422 (6.720) -0.1%
Giá vốn bán hàng 6.654.452 6.679.293 95.7% 96.2% 24.841 0.4%
Chi phí tài chính 192.479 168.157 2.8% 2.4% (24.322) -12.6%
Chi phí BH, QLDN 101.407 86.800 1.5% 1.3% (14.607) -14.4%
Chi Phí Khác 1.804 9.172 0.0% 0.1% 7.368 408.4%
Lợi nhuận gộp 1.015.277 974.399 (40.878) -4.0%
Lợi nhuận trước thuế 823.829 797.388 (26.441) -3.2%
Thuế TNDN 41.671 43.218 1.547 3.7%
Lợi nhuận sau thuế 782.158 754.170 (27.988) -3.6%

Biên lợi nhuận gộp (%) 13.2% 12.7%


Biên lợi nhuận sau thuế (%) 10.2% 9.9%
Thuế suất thuế TNDN (%) 5.1% 5.4%

Việc phân loại giúp chúng ta dễ theo dõi và quan sát sự thay đổi của doanh thu và chi
phí. Cụ thể năm 2020:

 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của NT2 (chiếm 98.9% tổng
doanh thu), gần như thay đổi (giảm -0.2%) so với năm 2018.
 Giá vốn hàng bán tăng nhẹ (+0.4%) và tỷ trọng trong tổng chi phí tăng từ
95,7% lên 96.2%. Điều này khiến cho Lợi nhuận gộp 2020 của NT2 giảm -
4.0% so với cùng kỳ.
 Chi phí tài chính, chi phí bán hàng, QLDN giảm. Đây là dấu hiệu tích cực,
khi NT2 đang tiết giảm được chi phí.
Như vậy, tổng doanh thu giảm -0.4%, lớn hơn mức giảm của tổng chi phí (giảm -
0.1%) đã khiến LNTT của NT2 giảm -3.2% so với cùng kỳ, đạt 797 tỷ đồng.

Và sau khi trừ thuế TNDN, số Lợi nhuận sau thuế của NT2 còn 754 tỷ đồng, giảm -
3.6% so với 2019.

Câu 2. Do dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh
trên địa bàn mà bạn đang quản lý đang hết sức khó khăn và họ rất cần sự hỗ trợ của
chính quyền với 2 vần đề:

- Giải quyết về vấn đề trả nợ ngân hàng đến hạn:

Dịch COVID-19 kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống, kinh
tế - xã hội. Đặc biệt, cộng đồng doanh đang bị tác động rất lớn, nhất là đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Để vượt qua thử thách này, nhiều doanh nghiệp đã và đang nhanh
chóng chuyển đổi mô hình, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh nhằm thích ứng với đại
dịch toàn cầu. Trong đợt dịch COVID – 19 lần thứ 4 bùng phát trở lại, dự báo số
4
doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất hoặc phá sản sẽ tăng cao khó lường, đặc biệt là các
doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì do tính
hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu nay bị bế quan tỏa cảng sẽ gặp nhiều khó khăn,
số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất sẽ tăng nhanh.
Hầu hết doanh nghiệp cho biết, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của họ. Không tiếp cận được khách hàng, đứt gãy chuỗi
cung ứng, doanh thu giảm mạnh, phải cho nhiều lao động nghỉ việc, đến nay vẫn lao
đao.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới
tại Việt Nam đã tiến hành khảo sát đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với các
doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên 87% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng
bởi dịch COVID-19. Các lĩnh vực như dệt may, truyền thông, bất động sản, sản xuất
thiết bị điện, xe có động cơ, giáo dục, lao động, bán lẻ, điện tử, du lịch,... bị ảnh hưởng
nhiều nhất.
Đa số doanh nghiệp cho biết dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận
khách hàng, đến dòng tiền và nhân công của họ. Số lượng lao động phải cho nghỉ việc
ở mỗi doanh nghiệp do dịch bệnh COVID-19 theo khu vực kinh tế được tính toán từ số
liệu các doanh nghiệp có cung cấp thông tin. Có thể thấy, Dịch COVID-19 đã gây ra
nhiều thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi
nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mở ra nhiều cơ hội để các ý tưởng, dự án
khởi nghiệp nắm bắt thời cơ, tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Bên
cạnh đó thì ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí; gia haṇ thờ i
gian trả nợngân hàng đồng thờ i không đưa các doanh nghiêp̣ này vào nhóm nợ xấu ;
không phaṭ do doanh nghiêp̣ do châṃ trả nợ, lãi,... Giãn nợ, giảm thuế, giảm lãi ngân
hàng. Giảm lãi suất cho vay, kích thích nhu cầu tín dụng với nhiều gói vay ưu đãi cho
đầu tư, mở rộng kinh doanh hay vay tiêu dùng. Giảm lãi suất cho vay đối với các
khoản vay cũ.
- Giải quyết vấn đề Tìm đầu ra cho sản phẩm trong bối cảnh tiêu thụ nội địa và
xuất khẩu khó khăn:
Sản xuất, tiêu thu sản phẩm nông nghiệp, thuỷ hải sản tại địa phương chịu nhiều
ảnh hưởng của dịch bệnh, tiêu thụ nội địa giảm do hạn chế trong việc vận chuyển hàng
hoá có xu hướng giảm.
Việc dùng từ "giải cứu" đã dẫn đến hiệu ứng ngược, khi giá cả nông sản lại bị giảm
xuống. Mặt khác, việc tổ chức mua bán nông sản tại các điểm giải cứu tự phát ở vỉa hè
cũng xuất hiện nhiều bất cập như lượng người đến mua bán tại một thời điểm quá
đông, không đảm bảo khoảng cách giãn cách để phòng chống dịch COVID-19, có một
số người lợi dụng các điểm giải cứu để đưa hàng hóa không đảm bảo chất lượng,
nguồn gốc xuất xứ vào để tiêu thụ. Việc dùng từ giải cứu hay cách giải cứu như hiện
nay cũng gây hiệu ứng ngược, làm giảm giá thành, giá trị hàng hóa nông sản, khiến
nhiều nơi bà con lại bị ép giá lại. Mô hình kết nối cung- cầu này sẽ chính quy, chuyên
nghiệp hơn để vừa cung cấp sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cho
người tiêu dùng, vừa nâng niu giá trị nông sản địa phương. Và như thế, rất cần nhiều
mô hình kết nối cung - cầu, tiêu thụ nông sản một cách tự nguyện, nhưng hướng tới
những mô hình đó phải được chuẩn hóa để vừa đảm bảo tiêu thụ nông sản cho nông
dân vừa giúp nông dân từng bước thay đổi quá trình canh tác, giữ vững hình ảnh

5
thương hiệu nông sản, nhất là trong dịch bệnh sẽ có những hệ lụy khó lường. Từ thực
tế đó ta thấy cần phải có một mô hình mới để giữ được giá trị nông sản, bằng cách xây
dựng mô hình kết nối cung cầu chính quy, nông sản được nâng niu về giá trị, người
tiêu dùng thấy đây không phải là một sản phẩm giải cứu để từ đó có thái độ, trách
nhiệm sử dụng hiệu quả hơn. Nói cách khác, người tiêu dùng không phải trên cương vị
người bỏ tiền ra mua nông sản giúp bà con mà là mua vì sức khỏe, quyền lợi của chính
mình vì được sử dụng sản phẩm có chất lượng. Người nông dân với cuộc cách mạng
công nghệ 4.0 là phải biết hợp tác, biết áp dụng hoàn toàn công nghệ 100% tiến bộ
khoa học kỹ thuật được chuyển giao, biết tiếp cận thị trường để đưa sản phẩm của
mình ra thị trường với phương châm hàng chất lượng trong thời kỳ dịch bệnh.

You might also like