You are on page 1of 6

Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đời thừa

Bi kịch nhân vật Hộ Trước hết, đó là bi kịch của mộtngười trí thức có ý thức sâu
săc về sự sống, khao khát tự khẳng định và Nam Cao ý nghĩa đời sống của mình
bằng một sự nghiệp văn chương có giá trị, được mọi người thừa nhận, nhưng lại
bị gánh nặng áo cơm ghì sát đất, phải chịu đựng một cuộc sống vô nghĩa, vô ích,
trở thành kẻ sống kiếp đời thừa đối với văn chương.
– Hộ có những phẩm chất đẹp đẽ của một nhà văn chân chính.
+ Hộ có niềm đam mê mãnh liệt với văn chương Truyện ngắn mở đầu bằng
đoạn văn miêu tả cảnh Hộ đọc sách. Gương mặt với đôi lông mày rậm..châu đầu
lại với nhau…đôi mắt sáng quoắc có vẻ lồi ra…cái mặt hốc hác..khắc khổ… dữ
tợn…là gương mặt củamộtngười đang say mê chăm chú tốt độ đến mức như bị
hút kiệt tinh lực vào trang sách. Nó đem lại cảm giác như đó là gương mặt của
một kẻ tội đồ khổ hạnh trước vị Chúa mà mình tôn thờ, ngưỡng mộ- và với Hộ,
vị Chúa ấy chính là vẻ đẹp thánh thiện tỏa ra từ những trang văn, gương mặt hốc
hác, gầu gò vì cuộc sống đói nghèo nhưng lại cháy rực niềm say mê mãnh liệt
với văn chương. Với Hộ, nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì
đáng quan tâm nữa; Bởi theo Hộ, văn chương đem đến cho con người những
khoái cảm thẩm mĩ cao khiết, kì diệu mà không một khoái lạc vật chất nào có
thể sánh bằng, Dù không mong tìm ở Từ sự thông cảm, có lần Hộ vẫn không thể
kiềm chế niềm phấn khích mà thổ lộ với vợ như mộtcách giúp anh nói lên thành
lời niềm say mê của mình: Tôi mê văn quá nên mới khổ- những khi đọc được
một đoạn văn như đoạn này, lại như hiểu được tất cả cái hay, thì dầu ăn một món
ngon đến đâu cũng không thích bằng. Tuy nhiên, cũng phải thấy khi Hộ cho
rằng: nghệ thuật là tất cả, ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa thì
đó chỉ là một cách nói cực đoan để thể hiện cao đọ niềm đam mê cháy bỏng với
văn chương chứ hoàn toàn không thể coi đó là tuyên ngôn củamộtngười vị kỉ, vô
trách nhiệm với cuộc đời. Bởi sự nghiệp văn chương mà Hộ ấp ủ, say mệ
làmộtsự nghiệp văn chương hữu ích cho con người và thấm đẫm giá trị nhân
đạo. Hộ đã khẳng đinh dứt khoát:1 tác phẩm có giá trị phải chứa đựng một cái gì
lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừ phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình
bác ái, sự công bình. Nó làm người gần người hơn. – Không chỉ mê văn, Hộ còn
có hoài bão cao đẹp với văn chương. Coi văn chương là lẽ sống, là lí tưởng của
cuộc đời mình. Vì lí tưởng đẹp đẽ trong văn chương, Hộ có thể hi sinh tất cả:
Đói rét không có nghĩa lý gì vớimộtgã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp,
đầu hắn mang một hoài bão lớn… Đó là hoài bão vệ sự nghiệp văn chương có
giá trị, và cụ thể hơn, cái đích mà cả cuộc đời Hộ khát khao hướng tới trở thành
tác phẩm để đời, trở thành tác phẩm có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các
bờ cõi và giới hạn. Có thể thấy niềm say mê, hoài bão của Hộ là được thưởng
thức và sáng tạo nghệ thuật, được vẻ vang vì sáng tạo ấy. Khao khát vinh quang
với một tác phẩm ăn giải Noben và được dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên toàn cầu
không có nghĩa Hộ là một kẻ háo danh tầm thường. Niềm khao khát ấy chỉ là
biểu hiện cao nhất củamộtcon người có ý thức cá nhân sâu sắc, không chấp
nhậnmộtcuộc sống mờ nhạt, vô danh vô nghĩa. Hộ muốn khẳng định cái tôi chân
chính của mình bằng sự đóng góp hữu ích cho cuộc đời. Những người lao động
sto nên của cải vật chất có thể vô danh trongmộtđám đông nhưng cuộc đời thầm
lặng của họ vẫn có ý nghĩa bởi những giá trị vật chất họ sáng tạo ra đã giúp cuộc
sống tồn tại và phát triển. Còn với một nhà văn, lao động nghệ thuật của anh ta
chỉ có ý nghĩa khi sáng tạo ramộtsự nghiệp văn chương hữu ích cho mọi người,
anh ta chỉ có thể nâng cao giá trị đời sống của mình bằng những tác phẩm văn
chương có giá trị được mọi người công nhận. Và thừa nhận đồng thời khẳng
đinh cái Tôi cá nhân đẹp đẽ của nv. – Hộ cũng đồng thời là một nhà văn có
lương tri nghề nghiệp Hộ có những quan niệm nghiêm túc và cao quý về nghề
nghiệp, anh cho rằng: sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Cũng vì
quan niệm ấy mà Hộ đã từng viết thật thận trọng, dfu cuộc sống của anh chỉ
trông vào đồng nhuận bút ít ỏi từ nghề viết văn và cách viết ấy khiến cuộc sống
của anh eo hẹp, cực khổ. Hộ đặc biệt đề cao trở thành những phẩm chất mang
tính đặc trưng của văn chương, đó là sáng tạo. Anh khẳng đinh: văn chương
không dung cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa
cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có. Bất cứ công việc
nào cũng đòi hỏi sự sáng tạo, nhưng nếu các sản phẩm vật chất có thể lặp lại về
cơ bản các giá trị nội dung và hình thức thì sp tinh thần của nv luôn là một phát
minh về hình thức và khám phá về nội dụng. Mỗi sản phẩm luôn là sự xuất hiện
lần đầu tiên, cuối cùng và duy nhất trong cả cuộc đời nghệ sĩ lẫn đời sống văn
chương. Với những quan niệm tiến bộ về văn chương. Hộ đa xthể hiện nhân
cách cao đẹp của một nghệ sĩ khao khát được sáng tạo. Đam mê văn chương, có
những hoài bão cao cả, có niềm khao khát vinh quang để nâng cao giá trị đời
sống của mình, có lương tri nghề nghiệp.. Hộ đã có những phẩm chất quan trọng
nhất của một nv chân chính để có thể theo đuổi giấc mộng văn chương, tạo nên
một sự nghiệp văn chương có giá trị. Vậy mà, tất cả những phẩm chất tốt đẹp
của một nv chân chính, những lí tưởng khát vọng cao cả của Hộ đã bị đổ vỡ tan
tành, bị hủy hoại đau đớn khi đối diện với thực tế cuộc sống.
Với riêng mình, Hộ từng khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hộ không
bận tâm đến đói rét hay cực khổ của cuộc sống đời thường. Lúc ấy với Hộ, nghệ
thuật là tất cả. Hộ hoàn toàn có thể thanh thản tận hưởng những khoái cảm tinh
thần cao quí trong một cuộc sống co hẹp bởi cách viết thận trọng của mình.
Nhưng từ khi có gia đình phải chăm lo, Hộ đã hiểu thế nào là giá trị đồng tiền,
hiểu những đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách. Hộ phải
ra sực kiếm tiền nuôi vợ con với cách duy nhất là viết văn, vì thế, đương nhiên
anh phải viết nhiều, viết nhanh, thậm chí viết ẩu. Khi thay đổi mục đích của văn
chương… lấy văn chương làm phương tiện tầm thường để kiếm tiền, Hộ đã đi
ngược hoàn toàn với ý tưởng nghệ thuật, cũng là lí tưởng sống của mình. Nghệ
thuật của Hộ bây giờ không nhằm tạo ra những tác phẩm thật giá trị để thỏa mãn
những khoái cảm tinh thần đẹp đẽ của con người mà chỉ nhằm đổi được nhiều
nhất, nhanh nhất số tiền nhuận bút nhằm trang trải tiền nhà…tiền giặt… tiền
thuốc… tiền nước mắm. Và khi ấy, mục địch tầm thường của văn chương mà Hộ
hướng đến sẽ không thể dung nạp những đam mê, khát vọng hay lương tri ghề
nghiệp của anh nữa. Hộ sẽ bị tha hóa trong văn chương. Vốn là người viết thận
trọng, nay Hộ phải in nhiều cuốn văn viết vội vàng, sự vội vàng đồng nghĩa với
cách viết cẩu thả mà Hộ coi là bất lương, đê tiện; khao khát trở thành tác phẩm
vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, trở thành tác phẩm ăn giải Noben và
được dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên toàn cầu, nay Hộ phải viết những bài báo để
người ta đọc rồi quên ngay sau khi đọc, những cuốn sách hay đoạn văn thậm chí
khiến chính Hộ đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như
trở thành thằng khốn nạn; thích đào sâu…tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai
khơi và sáng tạo những gì chưa có, bây giờ Hộ phải viết toàn những cái vô
vị,nhạt nhẽo, gợi những hình ảnh rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông
thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Và với cách
viết như thế và những cuốn sách như thế, đương nhiên Hộ chẳng đem đến một
chút gì mới lạ cho văn chương. Hộ là một kẻ vô ích, một người thừa. Nhận thức
được sự tha hóa của mình trong văn chương, Hộ sỉ vả, kết án mình một cách
quyết liệt: Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn trở
thành thằng khốn nạn! Cũng có thể nhận ra ngay trong lời tự kết án: hắn là một
thằng khốn nạn còn hàm chứa nỗi cay đắng cho số kiếp, thân phận: Khốn nạn
thay cho hắn! Nỗi cay đắng khiến Hộ buồn chán: Còn gì buồn hơn chính mình
lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì
nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những
lo cơm áo mà đủ mệt? Như tất cả những nhân vật bi kịch, Hộ cũng luôn nuối
tiếc, nhớ nhung một cái gì xa xôi…những mộng đẹp ngày xưa…một con người
rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa. Nỗi nuối tiếc, nhớ nhung làm rõ hơn sự tha
hóa khiến Hộ tuyệt vọng, xót xa: Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt
rồi! Sử dụng thứ ngôn ngữ nửa trực tiếp, Nam Cao đã giúp người đọc nhìn sâu
hơn nỗi đau đớn dằng xé của Hộ trong bi kịch văn chương. Thực chất bi kịch
của Hộ là phải viết những thứ văn chương không có tư tưởng, không có sáng
tạo, là từ bỏ vai trò của một nhà văn để trở thành thợ viết tầm thường, là sự thay
đổi mục đích của văn chương mà lại không thể từ bỏ tình yêu và những khát
vọng văn chương. Đó là bi kịch của mộtngười không chấp nhận sự tha hóa, bây
giờ nhìn thấy rất rõ là mình đang đánh mất mình mà lại không có cách nào cứu
vãn bởi cơm áo không đùa với khách thơ; là bi kịch của một thànhrí thức có ý
thức sâu săc về giá trị cuộc sống bằng sự nghiệp lớn lao, hữu ích nhưng lại phải
chấp nhận sống vô ích như một kiếp đời thừa… Nhưng qua những day dứt của
Hộ, nhà văn Nam Cao càng khẳng đinh niềm tin yêu sâu sắc vào bản chất đẹp đẽ
của người trí thức trung thực với những buồn vui, yêu ghét, bởi chính những
quằn quại đau đớn của Hộ cho thấy trước sau Hộ vẫn là nv có lương tri, vẫn
không nguôi trăn trở vầ sống và viết, vẫn không chấp nhận sự tha hóa trong văn
chương và vẫn đau khổ trong bi kịch đời thừa. Miêu tả chân thực tâm trạng của
Hộ trong bi kịch văn chương, Nam Cao đã gửi vào đó những trải nghiệm thấm
thía của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Qua đó, tác phẩm không
chỉ thể hiện những tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong sự thương cảm, trân trọng,
tin yêu mà còn đưa ra những tuyên ngôn tiến bộ cho sáng tác văn chương và sứ
mệnh người nghệ sĩ. Từ nỗi đau đớn dai dẳng, thầm lặng vì trở thành kẻ vô ích,
thành người thừa trong văn chương, Hộ rơi vào bi kịch thứ hai thậm chí còn đau
đớn hơn, đó là bi kịch của một con người coi tình thương là nguyên tắc sống cao
nhất, đã hi sinh tất cả cho tình thương, vậy mà cuối cùng lạ vi phạm vào lẽ sống
tình thương của chính mình. – Hộ vốn là người có tấm lòng nhân hậu, luôn đề
cao lẽ sống tình thương. Thời trẻ, Hộ đã thể hiện tấm lòng nhân hậu của mình
khi anh cúi xuống nỗi đau của Từ…mở rộng cánh tay, đón lấy Từ…giữa lúc Từ
đau đớn không bờ bến. Hộ đã nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ…nhận làm
bố đứa con thơ…nhận Từ làm vợ… Hộ làm những việc không hề dễ dàng trong
hoàn cảnh kinh tế eo hẹp… cực khổ của anh, không dễ dàng với những quan
niệm khắt khe, nghiệt ngã của lễ giáo phong kiến và càng không dễ dàng với
thói vị kỉ thường có người đàn ông. Như vậy, trước khi là chồng, Hộ đã là một
ân nhân đối với Từ và Hộ sung sướng bới hành vi đẹp ấy, hành vi khiến anh có
cảm giác mình là kẻ mạnh. Ngay cả khi bị áo cơm ghì sát đất, phải chấp nhận trở
thành một kẻ cô vô ích, một người thừa đối với văn chương, sự nghiệp mà Hộ
tôn thờ, đam mê, Hộ càng chỉ thể hiện rõ hơn trái tim nhân hậu và nguyên tắc
sống tình thương của mình. Nỗi đau đớn trong bi kịch văn chương khiến Hộ khổ
swor, bế tắc. Anh có thể thoát khỏi tấn bi kịch ấy nếu để mặc vợ con khổ sở…
bỏ liều… ruồng rẫy chúng… có như thế, anh mới được rảnh rang theo đuổi sự
nghiệp văn chương, mới có thời gian thể hiện những chương trình hay bắt đầu
cái tác phẩm dự định từ mấy năm nay của mình. Thậm chí trong tâm trí Hộ đã
có lúc còn hiện lên câu nói hùng hồn của một triết gia phương Tây: Phải biết ác,
biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ. Triết lí ấy có lẽ bênh vực, bào chữa cho Hộ
nếu Hộ tự gỡ bỏ sợi dây ràng buộc cửa tình thương để “sống cho mạnh mẽ”. để
hướng tới một tác phẩm ăn giải Noben, để khẳng đinh được giá trị cái Tôi cá
nhân của mình trong văn chương, nhưng bất chấp sức hấp dẫn của triết lý vị kỷ
ấy, Hộ vẫn không thể đành lòng để vợ con khổ sở…bỏ liều..ruồng rẫy chúng…,
tức là anh không thể hi sinh tình thương vì sự nghiệp nghệ thuật mà anh mê
đắm, tôn thờ, vì những hoài bão mà cả cuộc đời anh khao khát. Anh đã từng kiêu
hãnh vì tình thương của mìnhcúi xuống nỗi đau khổ của Từ, trở thành chỗ dựa
vững chắc cho cuộc đời Từ, anh thấy mình là một kẻ mạnh khi đưa một bàn tay
cầm lấy bàn tay mềm yếu của Từ.Với Hộ, kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên
vai kẻ khác để thỏa mãn sự ích kỉ, kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi
vai của mình. Và vì thế, Hộ không thể bỏ tình thương. Với Hộ, tình thương là
tiêu chí xác định con người, nếu không có tình thương, con người chỉ là một thứ
quái vật. Thêm nữa, nghệ thuật mà Hộ tôn thờ, khao khát phải là thứ nghệ thuật
thấm đẫm giá trị nhân đạo, là những tác phẩm ca tụng lòng thương, tình bác ái,
sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn.
Nếu hi sinh tình thương với vợ con, những người gần gũi thân yêu nhất bện
mình thì cũng có nghĩa là Hộ tự hủy hoại chính gốc rễ nhân đạo làm nên giá trị
cho những tác phẩm của mình theo tiêu chí của chính Hộ. Những tác phẩm của
anh khi ấy sẽ không chỉ là sp của một kẻ đọc ác, kẻ tàn nhẫn mà còn là hiện hữu
của sự giả dối. Đó là những lí do khiến Hộ chấp nhận hi sinh nghệ thuật để giữ
lấy tình thương dù sự hi sinh này thật đau đớn. – Bi kịch xảy ra khi những
nguyên tắc sông cao quý của Hộ bị chà đạp tàn nhẫn. Cái giá phải trả cho tình
thương của Hộ chính là sự hủy hoại hoàn toàn lí tưởng, hoài bão, ước mơ, là sự
từ bỏ lương tru nghề nghiệp, là phải chấp nhận cách viết cẩu thả, nhạt nhẽo, hời
hợt mà dù đã qua bao nhiêu thời gian, Hộ vẫn không thể chấp nhận. Chính vì thế
Hộ luôn u uất, buồn bã. Lúc đầu, Hộ bấu víu vào một hi vọng là tạm chấp nhận
sự hi sinh ấy trong một vài năm, đợi khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn thì
anh sẽ trở lại với hoài bão lớn của mình. Nhưng cuộc sống áo cơm ngày càng
khó khăn, , những bận rộ tẹp nhẹp vô nghĩa lí đã ngốn mootjphaafn lớn thì giờ
của Hộ, đẩy anh vào cái guồng quay nghiệt ngã, không lối thoát của cuộc mưu
sinh, anh cứ phải viết nhiều, viết nhanh, viết cẩu thả để kiếm tiền và niềm hi
vọng trở lại với hoài bão rg văn chương ngày càng trở nên hão huyền, vô vọng.
Đau khổ đã khiến Hộ tìm đến rượu để giải sầu, gặp bạn bè, nói chuyện văn
chương, gợi ra những chương trình mà ngay khi nói đã biết chẳng bh thực hiện
được. Những giấc mông văn chương xa xôi cùng hình ảnh một người rất đáng
yêu đã chẳng là mình nữa đã đem đến cho Hộ nỗi nhớ nhung, tiếc nuối đến phẫn
uất. Có lúc đang ngồi, Hộ bỗng đứng phắt dậy, mắt chan chứa nước, mặt hầm
hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn như cố nuốt vào lòng những
đau đớn phẫn uất khi chẳng biết trút cho ai. Rượu làm Hộ càng thấm thía nỗi
khổ sở cay đắng của mình và lại lấy đi của Hộ lí trí tỉnh táo, Hộ trút nõi uất hận
lên đầu vợ con, những người mà trong lúc quẫn trí, anh coi là nguyên nhân trực
tiếp gây ra bi kịch cho cuộc đời mình. Khi say, Hộ lải nhải mắng vợ, mắt gườm
gườm, thậm chí có lúc ánh còn đánh Từ, đuổi Từ ra khỏi nhà. Vì nỗi đau khổ
của mình, Hộ đem đến cho những người anh yêu thương bao nhiêu đau khổ
nặng nề và dai dẳng bởi những hành vi phũ phàng, thô bạo của anh. Khi tỉnh
rượu, Hộ nhận thức một chách đau đớn bi kịch thứ hai của cuộc đời mình: một
con người côi tình thương là nguyên tắc sống đã vi phạm lẽ sống tình thương,
coi tình thương là tiêu chí làm người nay đã chà đạp lên những người mà anh
yêu thương đến mức hi sinh cả nghệ thuật vị họ. Anh xót thương cho người vợ
đã khổ cả một đời người, lại rất ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm với chồng con;
Hộ hối hận, đau đớn khi nhìn người vợ khuôn mặt xanh xao…đôi mắt thâm
quầng, bàn tay xanh trong xanh lọc…lủng cũng rặt những xương. Nếu trong bi
kịch văn chương, Hộ đã hi sinh tri lương nghề nghiệp để giữ lấy tri lương con
người và vì thế, dù không còn hi vọng gì về một tác phẩm để đời, Hộ vẫn còn
được an ủi vì mình có tình thương, mình là người chứ kp quái vật thì trong bi
kịch thứ hai, khi hủy hoại tiêu chí làm người, làm những người thân yêu phải
đau khổ, Hộ thấy mình đã đánh mất lương tri con người, không thể biện hộ hay
tha thứ cho mình. Hơn thế nữa, Hộ đã hi sinh nghệ thuật vì tình thương, nay lại
chà đạp lên nguyên tắc sống của tình thương và sự hi sinh nghệ thuật của anh
cũng trở thành vô nghĩa. Bi kịch thứ hai vì thế đau đớn và đau xót hơn rất nhiều
bi kịch văn chương, vì nó không được an ủi, không được biện hộ, không còn gì
sau những lỗi lầm. Cứ như thế, cuộc đời Hộ chìm trong những bế tắc, quẩn
quanh của bi kịch mà tới kết thúc truyện vẫn chưa có gì đảm bảo là anh sẽ thoát
ra được. Bởi khi hoàn cảnh sống, hoàn cảnh xã hội chưa thay đổi, Hộ vẫn phải
hi sinh nghệ thuật vì gánh nặng của cuộc sống mưu sinh, vẫn đau khổ vì sự hi
sinh ấy và kết quả là vẫn phải tmf đến rượu để nguôi đi nỗi đau, để rồi lại mất lí
trí, tiếp tục hành hạ tàn nhẫn vợ con. Khi tỉnh rượu, anh ân hận, khổ sở, rồi sau
đó, hàng tháng không dám ra khỏi nhà để giữu mình là người chồng đầy tình
thương, người cha có trách nhiệm, nhưng rồi Hộ vẫn phải ra khỏi nhà, vẫn gặp
bạn bè, vẫn bị phấn khích và ngậm ngùi vì những giấc mộng văn chương, vẫn
phải tìm đến rượu và những bi kịch lại tiếp tục. Đó là một vòng tròn luẩn quẩn,
bế tắc trong bi kịch của một nv tự thấy mình đã honhr và đang sống kiếp đời
thừa đối với văn chương, của một người tự thấy đối với vợ con, mình chỉ là một
thằng khốn nạn, thì Từ phủ nhận kết án ấy, chị nói: Anh chỉ là người khổ sở…
Lời kết án hương tới nhân cách, lời bào chữa, bênh vực lại xót thương cho số
phận. Câu nói cuat người đàn bà yếu đuối, tội nghiệp ấy cùng sự ám ảnh da diết
của lời bài hát ru cuối truyện Ai làm cho Nam Bắc phân kì Cho hai hàng lệ đầm
đìa tấm thân…đã mở ra một lời kết án phẫn uất hơn với xã hội đương thời- một
xã hội không dung nạp tài năng và tâm huyết, một xã hội đẩu con người đến
bước đường cùng của tha hóa. Nếu như trong bi kịch văn chương, Hộ đau đớn vì
không được sống có ích, có ý nghĩa trong tư cách nhà văn thì trong bị kịch tình
thương, Hộ đau đớn vì không thể sống tốt trong tư cách của một con người, Nỗi
đau của Hộ vừa dáng thương vì sự bất lực trước những ước nguyện thông
thường chính đáng, lại vừa đáng chân trọng vì trước sau, Hộ vẫn là con người
nhân haaujkhi không chấp nhận sự tàn nhẫn, không nguôi đau đớn vì sự tàn
nhẫn của mình.

You might also like