You are on page 1of 11

ÔN TẬP CHU KỲ TẾ BÀO

Câu 1.
Nêu vai trò của một số prôtêin chủ yếu đảm bảo quá trình phân ly chính xác các
nhiễm sắc thể về các tế bào con trong quá trình phân bào có tơ (thoi vô sắc) ở sinh
vật nhân thực.
Câu 2:
a.Thời điểm hình thành, thời gian tồn tại, vai trò của cyclin A(cuối pha G1-S),
cyclin B ( Cuối G2- đầu phân bào) trong chu kì tế bào?
b. Người ta tách một tế bào từ một mô đang nuôi cấy sang môi trường mới. Trong
môi trường mới, qua quá trình nguyên phân liên tiếp sau 13h7phút các tế bào đã sử
dụng của môi trường 720 nhiễm sắc thể đơn và lúc này quan sát thấy các nhiễm sắc
thể đang ở trạng thái xoắn cực đại.
Tìm 2n? Biết thời gian của kỳ đầu : kỳ giữa : kỳ sau : kỳ cuối trong quá trình phân
bào có tỉ lệ 3:2:2:3 tương ứng với 9/19 chu kỳ tế bào, trong đó kỳ giữa chiếm 18
phút.

Câu 3:
1. Vai trò của tubulin và actin trong phân bào ở tế bào tế bào động vật có gì khác
với với vai trò của prôtêin giống tubulin và prôtêin giống actin trong phân đôi ở vi
khuẩn.
2. Sự phân chia ở vi khuẩn có theo các pha của chu kỳ tế bào không?
3. Cho biết các sự kiện sau xảy ra ở giai đoạn nào trong quá trình nguyên phân?
- Trùng hợp( tổng hợp thoi vô sắc) các tiểu đơn vị prôtêin tubulin. Kì đầu
- Giải trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin. sau
- Phân giải prôtêin cohesin. sau
- Tổng hợp các prôtêin enzyme. G1
Câu 4:
a. Thời gian của pha G1 ở tế bào hồng cầu( ko có nhân => ko có G1), tế bào hợp
tử( rất nhanh vì có sẵn nguyên liệu từ đó các pha TG rất nhanh), tế bào
gan(phân chia rất ít => G1 rất dài), tế bào thần kinh ( G1 đi vào G0) có gì khác
nhau? Giải thích.
b. Trong nguyên phân, những cơ chế nào đảm bảo cho các tế bào con có bộ nhiễm
sắc thể hoàn toàn giống với bộ NST của tế bào mẹ?
- Trong quá trình phân bào (nguyên phân), cơ chế giúp đảm bảo bộ NST trong
tế bào con giống tế bào mẹ là: cơ chế tự nhân đôi của NST ở kì trung gian (từ
NST đơn tự nhân đôi thành NST kép) và sự tách nhau của NST (NST kép →→
2 NST đơn) rồi phân li về 2 cực của tế bào ở kì sau.

Câu 5:
a. Nêu sự khác nhau giữa vi ống thể động và vi ống không thể động? ( ko gắn
vào thể động) - Vi ống thê động: bám vào thể động, các NST, ... Cho
biết vai trò của từng loại vi ống trong phân bào?
b. Ko động: dãn tb
c. Động: Ko dãn tế bào
b. Trong điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, người ta sử dụng chất vinblastine (tách
chiết từ cây dừa cạn) để phân giải các vi ống. Tuy nhiên bệnh nhân khi được điều
trị theo phương pháp này thường xuất hiện các tác dụng phụ như: nôn mửa, rụng
tóc, ảnh hưởng hoạt động của hệ thần kinh ( nâng đỡ cơ học cho sợi trục của nơ
ron- vi ống). Hãy giải thích nguyên nhân? => tấn công vào tế bào khác của cơ thể
như tb tóc, tế bào phân chia nhiều( niêm mạc ruột -> lông-> vi ống) + cấu trúc tế
bào đó
Câu 6:
a) Có hai chủng nấm men mẫn cảm nhiệt độ không thể vượt qua chu trình tế bào
khi nhiệt độ môi trường nuôi cấy vượt quá 29 0C. Đột biến ở hai chủng liên
quan đến hai gen khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy một đột biến ở chủng (1)
ức chế sự biểu hiện của Protein A, trong khi đột biến ở chủng (2) lại ức chế sự biểu
hiện của Protein B. Khi quan sát mức phổ biến của mỗi loại protein này trong các
tế bào kiểu dại, người ta thu được kết quả như hình dưới đây.

Ghi chú: Protein concentration = Nồng độ protein


Ở các tế bào kiểu dại, Protein A là một protein có khả năng gắn (chuyển) gốc
phosphate vào các protein khác. Protein A chỉ hoạt hóa khi nồng độ Protein B cao
hơn nồng độ của Protein A.
- Hãy cho biết: Protein A, B là gì? Vai trò của phức hệ protein A-B trong quá
trình sinh trưởng và phát triển của tế bào nấm men.
- Các nhà khoa học đã tạo ra một đột biết chủng (3) bằng cách chiếu xạ các tia
bức xạ hạt nhân vào quần thể nấm men kiểu dại, đột biến xảy ra ảnh hưởng duy
nhất tới sự điều hòa hoạt động của gen quy định Protein B làm gen này biểu hiện
cơ định (luôn biểu hiện) trong tế bào. Dự đoán những điều các nhà khoa học có thể
quan sát được từ chủng đột biến này (kể cả ở nhiệt độ lớn hơn 290C). Giải thích.
b) Đồ thị nào dưới đây phản ánh sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti
thể và hàm lượng ADN của nhân tế bào khi một tế bào vừa trải qua quá trình
nguyên phân? Giải thích.
Chú thích:Cell cycle = Chu kỳ tế bào; Relative DNA amount = Hàm lượng
tương đối của ADN.
Câu 7:
a. Một số thuốc điều trị ung thư có cơ chế tác động lên thoi vô sắc. Trong số đó có
1 số thuốc (như cônxisin) ức chế hình thành thoi vô sắc, còn 1 số thuốc khác (như
taxol) tăng cường độ bền của thoi vô sắc. Ở nồng độ thấp cả hai chất đều có
khuynh hướng ức chế nguyên phân và thúc đẩy sự chết theo chương trình của các
tế bào đang phân chia. Tại sao 2 nhóm thuốc có cơ chế tác động ngược nhau nhưng
đều ngăn cản sự phân bào? Các tế bào chịu tác động thường dừng chu kì tế bào tại
giai đoạn nào của nguyên phân?.
b. Một quần thể các tế bào đang phân chia được nhuộm với 1 loại thuốc nhuộm
phát huỳnh quang liên kết đặc hiệu ADN. Hàm lượng ADN của mỗi tế bào riêng rẽ
sau đó được xác định và biểu diễn với đơn vị tương quan với mức đơn bội của tế
bào( kĩ thuật FACS). Và tỉ lệ của các tế bào có hàm lượng ADN khác nhau được
tìm thấy trong quần thể được biểu diễn như hình dưới đây.

-Từ đồ thị này, hãy cho biết nhóm tế bào nào (A/B/C) đang ở pha S của chu trình
tế bào? Giải thích?
- Nhóm tế bào nào đang ở pha diễn ra với thời gian dài nhất trong số các pha của
chu kì tế bào? Giải thích?
Câu 8:
2.. Ở một cơ thể đực của 1 loài gia súc, theo dõi sự phân chia của 2 nhóm tế bào: 1
nhóm tế bào sinh dưỡng và 1 nhó tế bào sinh dục ở vùng chín. Tổng số tế bào ban
đầu của 2 nhóm là 16. Cùng với sự giảm phân tạo tinh trùng của các tế bào sinh
dục, các tế bào sinh dưỡng cũng nguyên phân một số đợt bằng nhau. Khi kết thúc
quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục thì tổng số tế bào của 2 nhóm sinh ra
là 104 tế bào và tổng số NST đơn mà môi trường phải cung cấp cho 2 quá trình là
4560 NST.
a. Xác định số lần nguyên phân của các tế bào sinh dưỡng.
b. Xác định số tế bào ban đầu của mỗi nhóm
c. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài
Câu 9:
1. Các giai đoạn trong chu kì tế bào (1 điểm)
Để tạo ra một quần thể gồm các tế bào ở cùng một giai đoạn của chu kì, một
nhà khoa học lợi dụng khả năng ức chế ribonucleotide reductaza của thymine nồng
độ cao. Ribonucleotide reductase có chức năng chuyển ribonucleotide thành
deoxyribonucleotide, nguồn nguyên liệu cho sự tổng hợp ADN. Thymine nồng độ
thấp không có hoạt tính ức chế. Với dòng tế bào có thời gian pha G1, S, G2, M lần
lượt là 10.5h, 7h, 4h, 0.5h, quy trình tạo ra quần thể tế bào như trên là:
1. Ban đầu, bổ sung lượng lớn thymine vào môi trường nuôi tế bào.
2. Sau 18h, loại bỏ bớt thymine.
3. Sau 10h tiếp theo, lại bổ sung một lượng lớn thymine.
Sau thí nghiệm, các tế bào thu được đang ở giải đoạn nào của chu kì tế bào? Giải
thích.
2. Điều hòa chu kì tế bào ở cấp độ phân tử (1 điểm)
Kiểu dại Wee1- Cdc25-

M cyclin M cyclin
Enzyme ?
Cdk Cdk
Enzyme ?
Pi

Hình 5 Hình 6

Phức hệ M cyclin – Cdk được điều hòa hoạt động bởi phosphoryl hóa và khử
phosphoryl hóa. Cụ thể, nhóm phosphate ức chế (Pi) gây bất hoạt phức hệ trên (hình
5). 2 enzyme giúp chuyển đổi M cyclin – Cdk là Wee1 và Cdc25. Quan sát các tế bào
kiểu dại, tế bào mang đột biến mất chức năngWee1(Wee1-) và tế bào mang đột bến
mất chức năngCdc25(Cdc25-), thu được kết quả ở hình 6. Hãy cho biết chức năng của
Wee1 và Cdc25 tương ứng với các quá trình ở hình 5.

Câu 10:
a. Cho sơ đồ thí nghiệm về tác động của yếu tố tăng trưởng tiểu cầu PDGF như
hình vẽ minh họa dưới đây. Nêu kết quả thí nghiệm và giải thích.

b. Nếu được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng thì các tế bào trong bình có PDGF có
phân chia mãi không? Tại sao?
c. Nếu ở bình có PDGF được bổ sung thêm các ức chế quá trình phosphoryl hóa
các thụ thể của PDFF thì kết quả sẽ như thế nào?
Câu 11:
a. Cho ba kiểu chu kì tế bào được mình họa theo sơ đồ sau:
- Kiểu 1: ………..
- Kiểu 2: ……………….
- Kiểu 3:
…………….
Chú thích: Pha G1 Pha G2 Pha S
Pha phân chia nhân Pha phân chia tế bào chất
Cho biết kiểu phân bào nào là của tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của
ếch, hợp bào của một loài nấm nhày? Giải thích?
Câu 12:

Cdc28 là một protein thuộc nhóm G1-Cdk. Ngoài ra, Cdc28 còn có chức
năng phosphoryl hoá Rad9 ở tế bào nấm men. Dạng dephosphoryl hoá của
Rad9 có khả năng kết hợp cùng các protein sửa sai khác để sửa các hư hỏng
trong ADN, đồng thời dephosphoryl hoá các G2-Cdk. Hình 6.1 thể hiện kết
quả nuôi, hai nhóm tế bào nấm men trong điều kiện chiếu tia UV, trong đó
có một nhóm mang đột biến cdc28* gây tăng biểu hiện của Cdc28.
Hãy dự đoán tác động của đột biến cdc28* đối với sự sinh sản và hình
dạng của tế bào nấm men, từ đó chỉ ra đâu là nhóm tế bào trong hình 6.1
mang đột biến trên?

Câu 13. (2 điểm).


Hai tế bào dưới đây là của cùng một cơ thể lưỡng bội có kiểu gen AaBb, khi quan sát hai
tế bào này bạn M đưa ra nhận xét:

(1) Tế bào 1 đang ở kì giữa của giảm phân I và tế bào 2 đang ở kì giữa của nguyên phân.
(2) Nếu giảm phân bình thường thì các tế bào con của tế bào 1 sẽ có kiểu gen AB và ab;
các tế bào con của tế bào 2 sẽ có kiểu gen aB.
(3) Ở tế bào 1, nếu hai nhiễm sắc thể kép chứa alen A và a của tế bào cùng di chuyển về một
cực của tế bào thì sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen là AaB và Aab hoặc Aab và aaB.
(4) Nếu 2 cromatit chứa alen a của tế bào 2 không phân li bình thường, các nhiễm sắc thể
kép khác phân li bình thường thì sẽ tạo ra 2 tế bào con aaB và B.
Nhận xét nào của bạn M đúng, nhận xét nào sai? Vì sao?
Câu 14

1. Sự diễn tiến của chu trình tế bào được điều hòa bởi các enzym kinase phụ thuộc Cyclin
(CDKs), các enzym này chỉ được hoạt hóa khi liên kết với Cyclin tương ứng và được
phosphoryl hóa tại ThrC (threonine lõi). Sự phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa
(dephosphoryl) các axit amin khác lại điều chỉnh thêm hoạt tính của enzym. Con đường
dưới đây thể hiện các protein tham gia vào giai đoạn tế bào đi vào pha M của chu trình tế
bào.

Hãy chỉ đột biến nào dưới đây thúc đẩy tế bào đi vào pha M bằng cách hoạt hóa phức hệ
CyclinB/CDK1. Giải thích.

a. Đột biến làm giảm hoạt tính khử phospho (dephosphoryl hóa) của Cdc25.

b. Đột biến làm giảm hoạt tính phosphoryl hóa của Wee1.

Câu 15: (2,0 điểm)

a) BAX là chất đối vận của BCL -2,


trong khi BCL – 2 là protein ức
chế hoạt động của con đường
“chết theo chương trình của tế
bào”. Hãy nêu vai trò của protein
p53 khi có sự sai hỏng ADN làm
tăng sự biểu hiện của p53.
b) Với vai trò yếu tố phiên mã, p53
làm tăng sự tổng hợp p21. p21
đóng vai trò thay thế p53, chúng
như một “hệ thống phanh” trong điều khiển và duy trì tính ổn định của vật chất di
truyền trong tế bào. Dựa vào đâu mà p21 được xem như “hệ thống phanh”?
Câu 16.

Câu 17 (1,5 điểm)


Thể động là một prôtêin nằm ở tâm động của nhiễm sắc thể, làm nhiệm vụ gắn với vi
ống của thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào trong phân bào.
Để xác định sự phân rã của các vi ống gắn thể động xảy ra ở đầu cực tế bào hay đầu gắn
với thể động, Gary Borisy và cộng sự đã nhuộm các vi ống của tế bào bằng thuốc nhuộm
huỳnh quang; sau đó dùng tia lazer để khử màu thuốc nhuộm ở một điểm (nằm giữa thể
động và cực tế bào) của các sợi vi ống gắn thể động (Hình 3). Kết quả đo chiều dài các
đoạn vi ống được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1

Chiều dài trung bình


Thời (µm)
Đoạn vi ống được đo
điểm đo
Loài A Loài B
Hình 3
Đoạn nằm giữa điểm khử Đầu kỳ 3,5 2,7
màu huỳnh quang và thể sau
động
Giữa kỳ 2,3 2,7
sau

Đoạn nằm giữa điểm khử Đầu kỳ 4,5 3,2


màu huỳnh quang và cực sau
tế bào
Giữa kỳ 4,5 1,2
sau

a) Sự phân rã của các vi ống gắn thể động xảy ra ở đầu cực tế bào hay đầu gắn với thể
động đối với tế bào loài A và tế bào loài B? Giải thích.
b) Trình bày sự khác biệt về cấu trúc của vi ống và vi sợi. Vi ống và vi sợi tham gia
vào quá trình phân chia tế bào chất của tế bào thực vật và tế bào động vật như thế nào?
Câu 18.

Câu 19.

Nuôi cấy tế bào động vật trong môi trường chứa timin được đánh
dấu phóng xạ trong 30’. Sau đó, tế bào được chuyển sang môi
trường chứa timin không đánh dấu phóng xạ để các tế bào tiếp tục
phát triển. Tỉ lệ các tế bào có mang ADN đánh dấu phóng xạ bước
vào giai đoạn phân chia được xác định liên tục theo thời gian nuôi
(Hình 1). Thời điểm 0 giờ là khi tế bào bắt đầu được chuyển sang
môi trường không đánh dấu phóng xạ.

a) Sau khi nuôi trong môi trường đánh dấu phóng xạ, có phải tất cả
các tế bào sẽ mang ADN có đánh dấu phóng xạ không? GT

b) Tại sao ở thời gian từ 0 đến 2 giờ (Hình 1) không có tế bào nào chứa ADN đánh dấu
phóng xạ được quan sát thấy?

c) Giải thích tại sao lại có sự tăng và giảm và lại tăng lên của đường cong (Hình 1).

Câu 20.

You might also like