You are on page 1of 15

Câu 1: Hãy giải thích nhận định địa hình là nhân tố cơ bản của cảnh quan?

Vì địa hình là yếu tố cơ bản cấu thành cảnh quan và hình thành các yếu tố cơ bản của khí hậu, nhiệt
độ, độ ẩm, hướng gió, ánh sáng

- Tác động đến môi trường: dịa hình tự nhiên, địa hình nhân tạo
- Tác động đến thị giác : địa hình lớn, địa hình nhỏ
 Địa hình lớn -> bề mặt lồi lõm, chia cắt không gian mạnh mẽ
Nguyên tắc xử lí địa hình lớn:
- Giữ nguyên địa hình
- Nhấn mạnh đặc điểm địa hình
+ Xử lí tạo dáng địa hình
 Địa hình nhỏ -> tương đối bằng phẳng, k có độ lồi lõm lớn, địa hình nhỏ ít che chắn tầm nhìn,
thường sử dụng trọng các không gian nhỏ của quảng trường, đường phố, vườn cảnh
Câu 2: Phân tích 1 công trình kiến trúc cảnh quan vườn, công viên thực tế ở việt nam. Vẽ hình
minh họa?
Phân tích: Công viên Thiên văn học là một dự án công viên công cộng tại Hà Nội
Tác giả: tập đoàn EGO
Câu chuyện, ý đồ sáng tác:
-Công viên Thiên văn học là một dự án công viên công cộng tại Hà Nội
-Được phát triển theo chủ đề thiên văn học, kể về hành trình khám phá vũ trụ thông qua ngôn ngữ thiết kế
cảnh quan. Ngôn ngữ là hình tròn, hình cầu, hình xoắn ốc, những hình dạng hình học cơ bản trong vũ trụ.
-Công viên là nơi nuôi dưỡng khoa học, khơi dậy sự quan tâm, khám phá, nghiên cứu của mọi người về
vũ trụ và ngoài Trái Đất, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bố cục, lợi ích về sinh thái: Bố cục theo 1 trục chính kết nối các không gian mang những chủ đề khác
nhau về vũ trụ. Hồ điều hòa và hệ thống cây giúp tạo mảng xanh, điều hòa không khí trong khu vực.

Câu 3: Tác dụng và phân loại cây xanh trong cảnh quan?

 Tác dụng: Yếu tố tạo hình và trang trí yếu tố trong cảnh quan. Cây xanh có tác dụng trong cải
tạo môi trường sống
- Hạ nhiệt độ
- Cung cấp oxi
- Ion hóa không khí
- Điều tiết độ ẩm
- Diệt vi khuẩn
- Tác dụng cản gió và tạo gió cục bộ
- Tác dụng giảm bức xạ
 Phân loại: Cây xanh có vô vàn hình thái khác nhau để thích nghi với điều kiện sống đa dạng,
những phương pháp phân loại:
- Theo tính chất sử dụng cây: cây ăn quả, cây bóng mát,…
- Theo hiệu quả hình thức: hình dáng cây, hình dáng lá
- Theo chiều cao của cây, chiều rộng của tán:
+ Cây bóng mát: 4-10m, 10-20m, trên 20m
+ Cây trang trí: 4-6m, 2-4m, dưới 2m
Câu 4: Phân tích một công trình thực tế sử dụng 1 hoặc 1 vài thủ pháp bố cục cảnh quan?
Phân tích: Công viên Thiên văn học là một dự án công viên công cộng tại Hà Nội
Tác giả: tập đoàn EGO
Câu chuyện, ý đồ sáng tác:
-Công viên Thiên văn học là một dự án công viên công cộng tại Hà Nội
-Được phát triển theo chủ đề thiên văn học, kể về hành trình khám phá vũ trụ thông qua ngôn ngữ thiết kế
cảnh quan. Ngôn ngữ là hình tròn, hình cầu, hình xoắn ốc, những hình dạng hình học cơ bản trong vũ trụ.
-Công viên là nơi nuôi dưỡng khoa học, khơi dậy sự quan tâm, khám phá, nghiên cứu của mọi người về
vũ trụ và ngoài Trái Đất, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bố cục, lợi ích về sinh thái: Bố cục theo 1 trục chính kết nối các không gian mang những chủ đề khác
nhau về vũ trụ. Hồ điều hòa và hệ thống cây giúp tạo mảng xanh, điều hòa không khí trong khu vực.

Câu 5: Các hình thức phối kết cây xanh trong thực tế?
-Rừng
-Rừng nhỏ
-Cây trồng thành bụi, cụm
-Cây trồng thành hàng
-Cây trồng độc lập
-Cây leo
Câu 6: Phân tích cảnh quan một công trình nhà ở thực tế?

Vẽ mặt bằng tổng thể nha. Vẽ mái nhà ấy đừng vẽ tường như này gạch hết bài đấy. Mặt cắt cũng thế.
Mặt cắt vẽ như vẽ mặt đứng ấy
Tác giả: ngo + pasierbinski , ra.atelier
Câu chuyện, ý đồ sáng tác:
Ngôi nhà có nguồn gốc từ khu vườn cũ, là sự tiếp nối lối sống của chủ nhân qua nhiều thế hệ, đồng thời là
không gian sinh cho đại gia đình tụ họp.
Bố cục, lợi ích về sinh thái:
-Bố cục trên một trục chính, với công trình nhà ở là trung tâm. Các không gian: ao hoa (phía trước ), sân
trong, vườn rau (phía sau) kết nối với nhau bởi hai hình bán nguyệt giao nhau, với công trình nhà ở chính
giữa.
Ao hoa ở phía trước (phía nam) đón gió mát vào nhà, sân trong phía sau như một phần mở rộng của nhà
bếp, vừa là khoảng đệm tránh nắng, gió, vừa kết nối với vườn rau.
Câu 7: Khái niệm kiến trúc cảnh quan?

- Cảnh quan kiến trúc là một không gian địa lý (vùng, khu vực) mà tại đây các yếu tố tự nhiên bị
con người tác động biến đổi và bổ sung thêm các yếu tố nhân tạo (công trình kiến trúc - kỹ thuật)
trong quá trình tạo lập các không gian kiến trúc (môi trường sống có tính thẩm mỹ)
- Là một không gian bao trùm cả không gian kiến trúc (cả những thành phần xung quanh mà có
tương tác)
VD: không gian trường Đại học Kiến Trúc và cảnh quan trường Đại học Kiến Trúc,…
- Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục
chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người.
- Không gian kiến trúc: có giới hạn (ranh giới)
VD: không gian khu ở, không gian công viên,…
Câu 8: Lấy vị và vẽ hình vẽ minh họa thể hiện thiết kế kiến trúc cảnh quan dự vào địa hình?

Vườn Lante
- Tác giả: Khu vườn “Villa Lante” được cho là do Jacopo Barozzi da Vignola thiết kế, một nhà
thiết kế vĩ đại người Ý của trường phái Mannerism thế kỷ 16
- Ý đồ sáng tác: Vườn được thiết kế với các thác nước, đài phun nước, hang động… nhằm tạo nên
một vũ điệu trực quan và hài hòa về mặt cơ học của dòng chảy, các lối đi được tạo nên từ những mảng
cây xanh, mặt nước
- Bố cục: Khu vườn được phân chia thành các tầng cảnh quan riêng dựa theo cao độ của địa hình.
Tầng cảnh quan thấp nhất được bố trí các parterre và đài phun nước, tầng cảnh quan cao hơn được bố trí
với các mảng cây xanh, parterre tương tự tầng cảnh quan ở dưới, hai tầng cảnh quan trên chủ yếu là các
đài phun nước nhỏ hơn, các kênh nước tạo nên một trục cảnh quan dựa trên tính chất dòng chảy hoàn hảo,
đồng thời cũng kết thúc trục cảnh quan tại đây.
- Lợi ích về sinh thái: tạo nên một khu vườn cảnh quan phù hợp với địa hình, dòng chảy được sử
dụng triệt để tính chất của địa hình cao dốc.
Câu 9: Trình bày khái niệm quy hoạch cảnh quan và thiết kế cảnh quan?

 Quy hoạch cảnh quan:


- Là 1 nghệ thuật ngôn ngữ chuyên ngành, chỉ việc tổ chức không gian chức năng trên 1 phạm vi
rộng, môi trường trong đó chứa đựng các mối quan hệ tương hỗ của các thành phần chức năng,
hình khối của tự nhiên và nhân tạo
- Thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa tự nhiên – nhân tạo của không gian trống và không gian
xung quanh
- Là một nhánh của kiến trúc cảnh quan, quy hoạch cảnh quan là hoạt động sử dụng đất nhưng vẫn
bảo vệ được các tài nguyên thiên nhiên và văn hóa trên mảnh đất đó. Đồng thời, quy hoạch cảnh
quan giữ cho quá trình phát triển của tự nhiên được diễn ra thuận lợi.
 Thiết kế cảnh quan:
- Là 1 hoạt động sáng tạo môi trường – không gian bao quanh con người. Thiết kế kiến trúc cảnh
quan là việc thiết kế các khu vực công cộng ngoài trời, cột mốc và các cấu trúc để đạt được hiệu
quả về môi trường, hành vi xã hội hay thẩm mỹ
- Các nhóm đối tượng của thiết kế cảnh quan:
+ Kiến trúc bê mặt đất (nền, mặt bằng)
+ Kiến trúc bề mặt không gian (tường, vách ngăn chia)
+ Kiến trúc trần của không gain (trần, mái)
Câu 10: Vẽ hình minh họa và phân tích kiến trúc cảnh quan nơi bạn cư trú?

Tự vẽ hoy mìk sống khác vùng mà☹((((

Câu 11: Khái niệm điểm nhìn, tầm nhìn, góc nhìn?

 Điểm nhìn: là vị trí nhìn (đứng nhìn, ngồi nhìn). Tại điểm nhìn, nếu nhìn về phía không gian cùng
chiều ánh sáng thì chi tiết vật thể được thấy rõ, còn nếu ngược snags thì chỉ thấy đường bao vật
thể là rõ
 Tầm nhìn: là khoảng cách từ điểm nhìn tới vật cần nhìn. Khoảng cách này tùy thuộc từng người
và kích thước vật thể (chiều cao, ngang) , chi tiết vật thể
 Góc nhìn: là góc xác định theo hướng nhìn vào vật thể. Độ lớn của góc nhìn liên quan trực tiếp
đến chất liệu, hình ảnh thu được. Góc nhìn chuẩn tạo hình ảnh rõ nét thường trong xấp xỉ 28 độ.
Góc nhỏ hơn nhìn chi tiết hơn và góc lớn hơn hình ảnh bao quát hơn. Mọi vật thể có nhiều hướng
nhìn khác nhau và hướng nhìn liên quan đến điểm nhìn
Câu 12: Giới thiệu các miền cảnh quan tự nhiên của việt nam và vẽ hình minh họa làm rõ điểm
riêng biệt của từng vùng?
Các miền cảnh quan Việt Nam gồm có:
+ Vùng Tây Bắc Bộ: đặc biệt với địa hình đồi núi cao, sườn núi, cao nguyên tập trung => Cùng với
địa hình và văn hóa của cong người đã tạo lên những cao nguyên và các ruộng bậc thang xếp tầng
+ Vùng Đông Bắc Bộ: Chủ yếu với các núi đá vôi cao trung bình, mạng lưới sông dày đặc tạo nên
cảnh quan sông núi đặc trưng

+ Vùng Đồng bằng Sông Hồng: Khu vực thấp và tương đối bằng phẳng, được bồi đắp bởi nhiều
sông lớn, phát triển lúa nước mạnh

+ Vùng Bắc Trung Bộ: có địa hình phức tạp và bị chia cắt bởi các con sông, dãy núi đâm ra biển,
vùng đồng bằng chỉ nhỏ hẹp ở giữa và ngoài cùng là các cồn cát
+ Vùng Tây Nguyên: Khu vực có các cao nguyên đất đỏ có gợn sóng nhẹ, văn hóa bản địa sâu sắc

+ Vùng Nam Trung Bộ: Các núi, cao nguyên xếp chồng, dãy núi vòng cung tập trung, có văn hóa
bản địa đậm chất biển, phát triển mạnh du lịch với nhiều bãi biển đẹp

+ Vùng Đông Nam Bộ: Đồi núi thấp, độ cao giảm dần từ TB xuống ĐN, dân cư đông đúc và phát
triển

+ Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: địa hình thấp và bằng phẳng, mạng lưới sông, đê, kênh rạch
chằng chịt, văn hóa sông nước nổi bật
Câu 13: Nêu và phân tích các thành phần của cảnh quan thiên nhiên?
-Địa hình
-Thổ nhưỡng
-Khí hậu
-Thủy văn
-Hệ sinh vật
Câu 14: Lấy ví dụ thực tế thể hiện và phân tích vai trò cảnh quan mặt nước đối với công trình (vẽ
hình minh họa)?
CÔNG TRÌNH: Đất ngập nước đô thị Usaquén
Tác giả
Obraestudio
Ý đồ sáng tác
Thiết kế của công trình dựa trên các vùng đất ngập nước Savannah của Bogota, các khu vực đá lân cận và
các loài thực vật phong phú điển hình trong khu vực. Một hệ sinh thái tự nhiên -- nửa dưới nước, nửa trên
cạn -- được tái tạo bằng hình học, màu sắc và kết cấu của thiết kế tổng thể.
Bố cục: Bố cục tương tự, tạo không gian biến hóa mềm mại, hài hòa, đảm bảo sự nhất quán chung của
cảnh quan.
Vai trò của mặt nước đối với cảnh quan
Là một khu vườn tái chế nước mưa trên quảng trường chính.
Không gian mặt nước giúp điều hòa vi khí hậu của khu vực, như mặt gương có tác dụng hỗ trợ cho không
gian cảnh quan, tạo cảm giác thoải mái, thư giãn.

Câu 15: Đặc trưng chủ yếu của kiến trúc cảnh quan phong kiến việt nam?

- Bị ảnh hưởng từ 2 dòng tư tưởng đến nền tảng trật tự xã hội và con người: Phật Giáo và Nho
Giáo
+ Thời Lý – Trần: thiết kế kiến trúc cảnh quan được thiết kế theo bố cục đăng đối, quy tụ vào
điểm giữa “ Niết bàn cực lạc” (lúc này có sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm, Phật giáo Việt Nam
có những quan niệm riêng) được xem là quy tắc bất di bất dịch
+ Cuối thời Trần, Nho giáo chiếm ưu thế, nghệ thuật kiến trúc cảnh quan tuân theo các quy định
chặt chẽ: tiền hậu, thượng hạ, tả hữu,… các công trình phải đăng đối qua trục thần đạo là trục bố
cục chính. Bên cạnh đó, thuyết phong thủy khẳng định yếu tố nghệ thuật và nhân tạo trong bố cục
cảnh quan. Từ 2 quy định trên đưa ra quyết định vị trí các yếu tố hình khối khác cũng như bố cục
chung
- Nghệ thuật kiến trúc cảnh quan nên chủ yếu trong 4 bức tưởng thành vua quan và thị dân giàu có

Câu 16: Lấy ví dụ thực tế thể hiện sự phối kết cây xanh trong cảnh quan (vẽ hình minh họa)?
Công trình: Đất ngập nước đô thị Usaquén
Hình thức phối kết cây xanh: cây trồng trong các bồn cây được xếp đặt thành từng cụm

Câu 17: Hãy trình bày các yếu tố tạo cảnh quan trong thiết kế cảnh quan?
Cảnh quan đô thị cũng như cảnh quan kiến trúc nói chung được tạo lập bởi 3 yếu tố: công năng - cấu
trúc và thẩm mỹ.

 Yếu tố tự nhiên
1, Địa hình:
+ Địa hình lớn: là bề mặt đất có độ lồi lõm lớn, chia cắt không gian mạnh mẽ
+ Địa hình nhỏ: không có độ lồi lõm lớn và nhiều, thường là các gò, đống, mô nối trên
tầm nhìn, thường chỉ sử dụng trong các không gian nhỏ của sân quảng trường, đường phố, vườn
cảnh
2, Mặt nước, chia làm 3 loại:
+ Mặt nước lớn (sông, hồ): không gian mặt nước bao la, môi trường trong lành, mát mẻ
+ Mặt nước nhỏ (suối, thác, ghềnh, kênh): đóng vai trò lớn trong việc hình thành cảnh
quan đô thị, đặc biệt là về mặt trang trí
3, Bể nước trang trí: thường được bố trí trên đường phố, quảng trường, sân trong các trung tâm
thương nghiệp, công cộng nhằm tô điểm thêm cảnh quan đô thị và cải thiện vì khí hậu khu vực,
giáo dục thẩm mỹ cho người dân
+ Bể nước tĩnh:
~ Bể nước tĩnh kết hợp với các yếu tố tạo cảnh quan khác (non bộ, cây dưới nước: sen,
súng)
~ Bể nước động thuần túy (không có sự kết hợp với các yếu tố khác)
+ Bể nước động: có tính trang trí cao, thường được dùng để tô điểm cho các quần thể
kiến trúc đô thị, nhất là chỗ tập trung đông người
4, Cây xanh là yếu tố tạo hình và trang trí chủ yếu trong cảnh quan
+ Các phương pháp phân loại cây xanh:
~ Theo tính chất sử dụng: cây ăn quả, cây bóng mát,…
~ Theo hiệu quả hình thức: hình dáng cây, hình dáng lá
~ Theo chiều cao cây, chiều rộng của tán:
+ Cây bóng mát: 4-10m, 10-20m, trên 20m
+ Cây trang trí: 4-6m, 2-4m, dưới 2m
+ Nhũng yếu tố cấu thành giá trị thẩm mỹ của cây xanh: kích thước, hình dáng, màu sắc,
chất cảm
+ Điểm khác biệt giữa cây xanh với các yếu tố cảnh quan khác là biến đổi theo mùa và
theo thời gian
+ Những yếu tố quan trọng cần nắm được trong việc lựa chọn cây xanh cho phù hợp với
khu vực thiết kế gồm có: ánh sáng, nước, không khí, thổ nhưỡng, địa hình
 Yếu tố nhân tạo:
1, kiến trúc công trình
- Kiến trúc công trình lớn: các công trình xây dựng đang có quy mô lớn, xu hướng đồ sộ hơn, hoặc
đứng độc lập, hoặc nhiều công trình tổ hợp với nhau tạo thành quần thể kiến trúc lớn, chia cắt
không gian 1 cánh mạnh mẽ. Trong trường hợp đứng độc lập, kiến trúc công trình lớn đóng vai
trò nhấn mạnh, không gian, làm yếu tố chủ đạo trong bố cục cảnh quan nhằm thu hút sự chú ý khi
định hướng chuyển tiếp
- Kiến trúc công trình nhỏ: yếu tố hình khối quy mô nhỏ như quán sách, chòi nghỉ, quán hoa… làm
điểm trang trí trong không gian lớn, hoặc yếu tố cận cảnh, kết thúc phối cảnh hay báo hiệu chỗ rẽ
của 1 con đường trong không gian của vườn nhỏ, quảng trường,.. kiến trúc công trình nhỏ thường
được hợp với các yếu tố tạo cảnh khác để giới hạn không gian, nhắn ý đồ kiến trúc
2, Các tác phẩm nghệ thuật hoành tráng, trang trí:
- Có sức khái quát lớn về nội dung và phong phú trong hình thức biểu đạt
- Góp phần cùng với các yếu tố khác của kiến trúc cảnh quan tạo nên không gian có tính giáo dục,
trau dồi con người mới và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vật chất, tinh thần văn hóa nhân dân
- Có phần hình thành quần thể cảnh quan trong môi trường

Câu 18: Phân tích cảnh quan sân vườn một công trình tôn giáo cụ thể. Vẽ hình minh họa?

Bố cục: Công trình sử dụng bố cục tập trung, với các công trình phụ có diện tích nhỏ bao quanh 1 công
trình lớn.
Ý nghĩa: Là công trình có ý nghĩa lớn về mặt tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng tại Nam Định
Câu 19: Hãy nêu các quy luật bố cục trong thiết kế cảnh quan?
-Bố cục cân xứng
-Bố cục tự do
-Trục và trung tâm bố cục chính, phụ
-bố cục theo tỉ lệ
-Bố cục tương phản
-Bố cục tương tự
-Bố cục đồng nhất
-Bố cục sáng tối
-Bố cục màu sắc
Câu 20: Phân tích một công trình kiến trúc cảnh quan đương đại tiêu biểu trên thế giới. Vẽ hình
minh họa?
CÔNG TRÌNH: Đất ngập nước đô thị Usaquén
Tác giả
Obraestudio
Ý đồ sáng tác
Thiết kế của công trình dựa trên các vùng đất ngập nước Savannah của Bogota, các khu vực đá lân cận và
các loài thực vật phong phú điển hình trong khu vực. Một hệ sinh thái tự nhiên -- nửa dưới nước, nửa trên
cạn -- được tái tạo bằng hình học, màu sắc và kết cấu của thiết kế tổng thể.
Bố cục: Bố cục tương tự, tạo không gian biến hóa mềm mại, hài hòa, đảm bảo sự nhất quán chung của
cảnh quan.
Lợi ích về sinh thái:
Là một khu vườn tái chế nước mưa trên quảng trường chính.
Không gian mặt nước giúp điều hòa vi khí hậu của khu vực, như mặt gương có tác dụng hỗ trợ cho không
gian cảnh quan, tạo cảm giác thoải mái.
Cây xanh được trồng trong các bồn hoa, phối kết thành từng cụm, la không gian xanh trong đô thị kết hợp
hài hòa với bối cảnh đồi Andean xung quanh và bảo tồn thảm thực vật bản địa trong môi trường sống tự
nhiên của khu vực.

You might also like