You are on page 1of 19

Sc 3

vv

Nhà ở nhỏ
60 TIẾT

I. MUC ĐÍCH, YÊU CÂU:


 Mục đích: giới thiệu khái niệm về kiến trúc nhà ở, cụ thể là
những loại nhà ở nhỏ thấp tầng thông dụng.
 Yêu cầu: sinh viên phải nắm vững cơ cấu công năng và các
nguyên tắc tổ chức không gian trong một nhà ở gia đình loại cao
cấp, cũng như những yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật trong việc tạo
dựng một ngôi nhà.
 Nâng cao khả năng nghiên cứu và thể hiện đồ án kiến trúc.

II. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIấN CỨU:


1. Thể loại công trình:
Đồ án giới hạn nghiên cứu thiết kế các loại công trình kiến trúc
nhà ở nhỏ, thông dụng, thấp tầng như:
- Biệt thự đơn
- Biệt thự song lập.
- Nhà ở gia đình chia lô (Nhà liên kế)/ Nhà ở thương mại
(shophouse)
2. Quy mô xây đựng:
Các thể loại công trình nhà ở nhỏ được xây dựng với quy mô qui
định như sau:
Diện tích khu đất: 80 - 250 m2
Mật độ chiếm đất: 40  90 %
Số tầng cao: 2  4 tầng

1
Tổng diện tích sàn: 150  220 m2
Các thể loại công trình biệt thự được xây dựng với quy mô lớn, cao
cấp.
(Xem chỉ dẫn cụ thể ở phần sau)
3. Địa điểm xây dựng:
Công trình nằm trong qui hoạch chung của một khu ở. Khi lựa
chọn khu đất xây dựng cần phải lưu ý những vấn đề sau:
 Diện tích khu đất được xác định cụ thể cho từng loại nhà phù
hợp với điều kiện thực tế.
 Khu đất xây dựng nằm trong qui hoạch khu ở vì vậy khi thiết kế
phải tuân thủ các yêu cầu về qui hoạch:
+ Giao thông.
+ Hạ tầng kỹ thuật.
+ Cảnh quan khu vực
 Về các yếu tố về điều kiện tự nhiên cần lưu ý:
+ Địa hình: đồng bằng, đồi núi hay sông ngòi.
+ Hoa gió khu vực: hướng bắc nam, hướng gió chủ đạo đông
nam.
 Các yếu tố mang tính địa phương cần được khai thác vào công
trình:
+ Đặc thù văn hoá địa phương (Tây Nguyên, Tây Bắc, Việt
Bắc...)
+ Kiến trúc vùng ven biển (phải chú ý nghiên cứu tác động của
gió bão, thuỷ triều).
+ Kiến trúc các vùng có khí hậu khắc nghiệt (khu IV, Miền núi
Tây Bắc...): chú ý giải pháp hạn chế các tác động xấu của khí
hậu đối với ngôi nhà.
1. QUY ĐỊNH THỰC HIỆN ĐỒ ÁN
Kế hoạch thực hiện:

2
 Tổng số thời gian: 60 tiết
 Các giai đoạn thực hiện:
+ Nghiên cứu nhiệm vụ thiết kế: 10 tiết
+ Tìm ý, nghiên cứu sơ bộ: 15 tiết
+ Nghiên cứu chi tiết (yêu cầu đầy đủ khối lượng): 20 tiết
+ Thể hiện đồ án: 15 tiết
2. Khối lượng thể hiện:
 Các bản vẽ
+ Mặt bằng tổng thể: 1/200  1/500
+ Mặt bằng các tầng: 1/50  1/100
+ Các mặt đứng: 1/50  1/100
+ Mặt cắt dọc, ngang:
1/50
+ Phối cảnh minh hoạ không gian kiến trúc trong và ngoài nhà.
 Yêu cầu với các bản vẽ
+ Mặt bằng tổng thể:
- Cần thể hiện được giao thông trong và ngoài khu đất.
- Hoa gió.
- Ghi chú cụ thể.
+ Mặt bằng các tầng:
- Bố trí nội thất cho các phòng ở (sinh hoạt chung, phòng
ngủ, phòng làm việc, bếp...)
- Thể hiện kích thước trục theo quy cách bản vẽ kỹ thuật.
+ Mặt đứng công trình:
- Các mặt đứng phải vẽ bóng đổ theo đúng hình hoạ
+ Mặt cắt:
- Yêu cầu 2 mặt cắt (cắt ngang, cắt dọc nhà tại các vị trí quan
trọng)

3
- Thể hiện cốt cao độ các tầng.
- Thể hiện kích thước cơ bản theo trục.
+ Phối cảnh:
- Dựng theo hình hoạ.
3. Quy cách thể hiện:
+ Bố cục bản vẽ trên khổ giấy A1.
+ Phương pháp thể hiện không hạn chế (trừ giấy can và máy vi
tính).

III. DANH MỤC ĐỀ TÀI VÀ NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

Thể loại TT Mã số Tên đề tài Trang


K2.1 1 K2.1.1 Biệt thự đơn
Biệt thự 2 K2.1.2 Biệt thự song lập
K2.2
1 K2.2.1 Nhà ở chia lô (nhà liên kế)
Nhà ở nhỏ

4
K2 1 1
Nhà ở nhỏ

Nhà biệt thự đơn

1. ĐẶC ĐIỂM:
 Biệt thự đơn là loại nhà ở cao cấp cho một gia đình được xây
dựng riêng biệt có sân vườn rộng.
 Tuỳ theo tính chất và cấp độ tiện nghi mà diện tích biệt thự có
thể từ vài trăm mét vuông, đối với các biệt thự bình thường đến
hàng ngàn mét vuông với các dinh thự đặc biệt. Đất xây dựng
biệt thự có thể ở thành phố, thị trấn, vùng núi hay các khu du lịch, an
dưỡng, nơi có phong cảnh đẹp.
 Biệt thự phải được cách ly tốt, yên tĩnh có không khí trong lành
và sân vườn rộng rãi có thể tiếp xúc tối đa với thiên nhiên.
 Biệt thự thường cao từ 1 đến 3 tầng.

2. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ:


(Diện tích các phòng sau đây có tham khảo tiêu chuẩn xây dựng trong
và ngoài nước, và dựa trên nhu cầu ở tối thiểu hiện nay)

TT Loại phòng Diện tích (m2)


1. Sảnh: 6  8m2
2. Phòng khách: 30  36m2
3. Khu vệ sinh chung: 4  6m2
4. Phòng sinh hoạt chung: 30  36m2
5. Phòng ăn: 20  24m2
6. Bếp: 10  12m2
7. Phòng ngủ bố mẹ : 20  24m2
Vệ sinh: 4  6m2
8. Phòng ngủ con cái: 2P x 14  16m2

5
Khu vệ sinh: 2WC x (4  6m2
9. Phòng làm việc: 18  20m2
10. Kho: 6  8m2
11. Ga ra ôtô (lấy theo kích thước xe): 16  18m2
12. Phòng người giúp việc: 8  10m2
Khu vệ sinh: 2m2
Tổng diện tích sử dụng 218  264m2

3. KHU ĐẤT XÂY DỰNG:


Biệt thự đơn

Mặt tiếp xúc với không khí 4 mặt

Diện tích khu đất tối thiểu: 250m2


Kích thước tối thiểu: Rộng x dài = 14m x 18m
Mật độ xây dựng tối đa: 30%
Mật độ cây xanh tối thiểu: 40%
Trên khu đất xây dựng biệt thự thì mật độ xây dựng được qui định
theo hệ số sau:
K0 = Sxđ /S kđ = 0,2  0,3
 ở thành phố: K0 = 0,25  0,35.
 ở ven đô: K0 = 0,20  0,25.
 ở khu nghỉ mát, thành phố nhỏ... : K0 = 0,15  0, 20
Với Sxd: Diện tích xây dựng. Skđ: Diện tích khu đất
(Các số liệu trên đây là lấy theo Qui chuẩn xây dựng Việt nam, tập 1 nhà
xuất bản Xây dựng 1997)
 Diện tích khu đất nội đô: S = 250  300 m2
 Diện tích khu đất ven đô: Skđ = 400  600m2

6
4. CHỈ DẪN THIẾT KẾ:
 Dựa trên vị trí khu đất sinh viên phải biết bố trí hợp lý giữa diện
tích đất xây dựng và diện tích cây xanh. Phải biết khai thác hợp
lý gió và ánh sáng mặt trời cho từng không gian chức năng của
ngôi nhà để tạo một chế độ vi khí hậu thích hợp.
 Hình thức bố cục không gian của biệt thự rất phong phú. Trong
thực tế, thường gặp 2 loại cơ bản sau:
+ Bố cục tập trung:
Các phòng chức năng được tổ hợp xung quanh một không
gian chính như phòng sinh hoạt chung, phòng khách hoặc
một nút giao thông như khu vực sảnh. Việc bố trí các phòng
cụ thể tuỳ thuộc vào tính chất của phòng đó và hướng của
khu đất xây dựng. Những hướng tốt (về ánh sáng và thông
thoáng) thường được ưu tiên bố trí các phòng ngủ và sinh
hoạt chung, các phòng phụ trợ, gara... thường được bố trí ở
hướng bất lợi của khu đất.
+ Bố cục phân tán:
Ngôi nhà được chia thành 2 hay nhiều khối không gian chức
năng riêng biệt, mỗi khối sẽ là tập hợp các phòng có tính chất
tương tự nhau. Sự liên hệ giữa các khối khác nhau có thể thông
qua hệ thống các không gian giao thông như hành lang, sảnh,
nhà cầu, đường bán lộ thiên...
 Cây xanh và sân vườn:
+ Không gian xung quanh công trình thường bố trí sân vườn
rộng với các loại cây bụi, thảm cỏ, làm không gian thoáng
mát, và không chắn tầm nhìn đến mặt đứng công trình.
+ Phía sau nhà thường là các sân gia công, chỗ phơi và vườn
cây bóng mát, nơi nghỉ ngơi giải trí của gia đình: (bể bơi, cầu
nhảy, sân khiêu vũ, sân quần vợt...)
 Cổng và hàng rào :

7
+ Đây là thành phần quan trọng trong tổng thể biệt thự để góp
phần tạo nên vẻ đẹp cũng như tính độc đáo của ngôi nhà.
Hàng rào phía sau nhà thường xây đặc. Tại một số biệt thự,
hàng rào sau nhà thường gắn với 1 cổng nhỏ để tiện cho các
hoạt động phụ trợ (chuyển đồ đạc, đổ rác...).
Hàng rào quay ra đường phố nên thiết kế nhẹ nhàng, thoáng
đãng nhằm tạo điểm nhìn đến ngôi nhà.
+ Hình thức cổng vào của biệt thự rất đa dạng, thông thường
có cổng lớn cho ô tô với bề rộng trên 2,5m và cổng nhỏ cho
người đi bộ với chiều rộng 1,2  1,4m.

 Hình thức kiến trúc:


+ Là một công trình nhà ở hoàn chỉnh và độc lập, biệt thự đòi
hỏi hình thức kiến trúc đẹp, sinh động, hài hoà với tỷ lệ của
con người, có mối liên hệ chặt chẽ với công trình công cộng.
+ Hình thức kiến trúc của các khối nhà, các mặt đứng phải
thống nhất, không tham nhiều chi tiết vụn vặt, giả cổ làm mất
đi tính nhất quán của tổng thể. Cần thể hiện được mối quan
hệ chính phụ giữa các không gian, giữa các mặt đứng (mặt
trước, mặt bên...)
+ Cần quan tâm đến hiệu quả của vật liệu xây dựng, chất liệu
hoàn thiện, đường nét trang trí, hình khối và màu sắc của các
không gian để tăng vẻ đẹp cho công trình... Nên cố gắng khai
thác những vật liệu địa phương vào công trình.

 Yêu cầu về các không gian chức năng


 Không gian giao tiếp chung:
+ Phòng khách: Phòng khách thường có diện tích lớn để sử
dụng cho các hoạt động chung của gia đình. Đây vừa là nơi
tiếp khách, vừa là nơi dành cho các hoạt động giải trí khác

8
như nghe nhạc, xem ti vi, khiêu vũ... Phòng khách nên có
không gian trông ra sân vườn.
+ Phòng sinh hoạt chung: Phòng sinh hoạt chung là nơi dành
cho các sinh hoạt gia đình mang tính chất riêng tư như nói
chuyện, uống nước, hút thuốc... Phòng sinh hoạt chung
thường nằm gần với các phòng ngủ, có thể dẫn thẳng vào
các phòng ngủ. Đối với các biệt thự loại nhỏ phòng khách và
sinh hoạt chung thường được bố trí kết hợp trong một không
gian.
+ Phòng ăn: Phòng ăn cần diện tích đủ chứa từ 6 -12 người.
Phòng ăn thường thông với phòng khách để tiện lợi cho sử
dụng. Phòng ăn có thể mở ra hiên, khi cần thiết hiên được sử
dụng làm chỗ ăn ngoài trời.
+ Bếp: Bếp có thể vào từ lối đi chung hoặc có lối đi riêng. Bếp
thông với phòng ăn, nối với kho, khu vệ sinh, giặt giũ, gara ô
tô... Hệ thống kỹ thuật khu bếp nên tập trung với hộp kỹ thuật
nhà tắm, khu vệ sinh và các khu vực cần cấp thoát nước. Dây
chuyền hoạt động trong bếp: Chuẩn bị - Pha trộn - Nấu -
Soạn - ăn - Rửa... Liên quan đến các đồ dùng: Bàn chuẩn bị -
Bếp nấu - Bàn chuẩn bị - Bồn rửa - Bàn chuẩn bị. Khoảng
cách từ bồn rửa, bếp nấu tủ lạnh (hay tủ đựng thức ăn) là 3 điểm
chính trong việc tổ chức dây chuyền công nghệ của bếp.
Có 3 cách bố trí bếp:
- Bếp nằm độc lập (có liên hệ trực tiếp với phòng ăn).
- Bếp kết hợp với phòng ăn trong một không gian.
- Bếp, phòng ăn kết hợp với phòng khách thành không gian
chung.
Hiện nay kỹ thuật và các trang thiết bị ngày càng hiện đại dễ
đàng khắc phục được những nhược điểm của bếp củi, bếp
than trước kia, mặt khác do xu hướng sử dụng linh hoạt trong
nhà ở do đó bếp thường được kết hợp với phòng ăn và
phòng khách. Việc ngăn chia các không gian này mang tính

9
ước lệ có thề ngăn bằng tủ tường, vách ngăn nhẹ hoặc các
cốt cao độ khác nhan của mặt sàn.
Phòng khách, phòng sinh hoạt chung, phòng ăn, bếp do chức
năng cũng như dây chuyền sử dụng linh hoạt có mối liên
quan mật thiết với nhau. Do đó trong sơ đồ cơ cấu có thể coi
các phòng trên là trung tâm để phát triển các phòng tiếp theo.
Ngoài các phòng kể trên trong không gian giao tiếp chung tuỳ
theo yêu cầu của chủ nhà cũng như mức độ sang trọng của
biệt thự còn có thể có các phòng sau:
+ Thư viện
+ Phòng nghe nhạc.
+ Phòng thể thao
 Không gian cá thể
+ Phòng ngủ:
Có 2 loại: phòng ngủ bố mẹ và phòng ngủ con cái. Trong
phòng ngủ ngoài chỗ ngủ còn có chỗ để đồ đạc (quần áo
chăn màn có thể dùng tủ tường để tiết kiệm diện tích) một
góc nhỏ để làm việc, đôi khi có chỗ tiếp khách nhỏ. Tuỳ theo
mức độ mà các phòng ngủ có thể có khu vệ sinh riêng hay
chung nhau.
+ Phòng làm việc cá nhân:
Thường đặt gần phòng sinh hoạt chung hay gần các phòng
ngủ. Có thể bố trí phòng làm việc nối liền với phòng ngủ.
 Không gian phụ trợ:
+ Sảnh: Sảnh chính được bố trí gần cổng chính, có chỗ treo mũ
áo, trong sảnh có thể bố trí cầu thang. Thang vừa là sự lưu
thông theo chiều đứng vừa mang tính thẩm mỹ tác động trực
tiếp đến không gian sử dụng. Sảnh phụ thường đặt ở phía
sau hoặc phía bên nhà. Sảnh dùng cho các hoạt động phụ
trong nội bộ gia đình như nấu nướng, giặt giũ có thể dẫn tới
phòng người giúp việc.

10
+ Hiên, lô gia, ban công:
Hiên là không gian bán lộ thiên có thể tiếp giáp với phòng
khách, phòng ăn, hoặc bếp, là không gian chung chuyển giữa
bên trong và bên ngoài công trình. Có thể tổ chức các hoạt
động đón tiếp khách, ăn uống chiêu đãi tại hiên phòng khách
hoặc phòng ăn. Hiên bếp là nơi gia công và phơi nguyên liệu.
Lô gia, ban công thường có ở phòng ngủ, phòng làm việc là
nơi để chủ nhà thư giãn, ngắm cảnh. Hiên, lô gia, ban công là
những yếu tố tạo hình cho mặt ngoài công trình.
+ Khu vệ sinh:
Có 2 loại: Khu vệ sinh chung và khu vệ sinh riêng cho từng
phòng. Trong khu vệ sinh bố trí chậu rửa, bổn tắm, tắm
hương sen, xí. Trong một số trường hợp khu tắm và xí đặt
riêng. Có thể tận dụng phần không gian phía trên khu vệ sinh
làm kho chứa đồ. Các phòng ngủ cá nhân nên bố trí vệ sinh
riêng.
+ Kho:
Kho có thề bố trí ở tầng hầm, tầng áp mái, hay phần không
gian trên khu vệ sinh. Kho có nhiều loại: kho chứa đồ, kho
bếp, kho gara...
+ Gara ôtô:
Đảm bảo kích thước tiêu chuẩn (giữa cửa xe tô và tường là
1200, giữa mũi xe với tường là 500). Độ dốc đường xe < 6%.
Gara ôtô nên gần lối vào chính, có lối phụ vào nhà có thể
thông qua bếp.
+ Phòng cho người giúp việc:
Thường được bố trí gần khu phụ trợ đảm bảo sự riêng biệt
với sử dụng của người chủ nhà.
+ Cầu thang:
Cầu thang là một bộ phận quan trọng trong ngôi nhà. Kích
thước của vế thang rộng từ 80  120cm. Trong trường hợp

11
thiết kế cầu thang 2 vế, chiều rộng tối thiểu của buồng thang
là 2,1m. Độ dốc cầu thang từ 35  400, Chiều cao bậc từ 15 
17cm, rộng 26  30cm. Nếu cầu thang đặt trong phòng khách
hoặc sinh hoạt chung cần chú ý thiết kế đến từng chi tiết nhỏ
nhất như tay vịn, mặt bậc, cổ bậc, vật liệu ốp... nhằm tăng
hiệu quả thẩm mỹ của không gian nội thất.

12
K2 1 2
Nhà ở nhỏ

Biệt thự song lập

1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRèNH:

 Đây là loại nhà biệt thự có tiêu chuẩn sống, mức độ tiện nghi và
quy mô công trình thấp hơn biệt thự đơn.
 Khác với biệt thự đơn (nhà chỉ có 1 căn hộ nằm trong 1 khuôn
viên) biệt thự song lập (1 nhà gồm 2 căn hộ) nhằm tiết kiệm diện
tích xây dựng, hệ thống kỹ thuật và giảm giá thành xây dựng.
 Trong biệt thự song lập, hai căn hộ có thể sử dụng chung phần
mái, tường, hàng rào và hệ thống kỹ thuật nhưng vẫn được khai
thác độc lập sân vườn, cổng ngõ, hàng rào thuộc phần của
mình.

2. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ:


TT Loại phòng Diện tích (m2)
1. Sảnh: 5  6m2
2. Phòng khách: 24  30m2
3. Khu vệ sinh chung: 4  6m2
4. Phòng sinh hoạt chung: 24  30m2
5. Phòng ăn: 18  20m2
6. Bếp: 8  10m2
7. Phòng ngủ bố mẹ : 18  20m2
Vệ sinh: 4  6m2
8. Phòng ngủ con cái: 2P x 14  16m2
Khu vệ sinh: 2WC x (4  6)m2
9. Phòng làm việc: 14  16m2

13
10. Kho: 6  8m2
11. Ga ra ôtô (lấy theo kích thước xe): 16  18m2
12. Phòng người giúp việc: 8  10m2
Khu vệ sinh: 2m2
Tổng diện tích sử dụng 193  220m2

3. KHU ĐẤT XÂY DỰNG:


Biệt thự song lập ghép đôi

Mặt tiếp xúc với không khí 3 mặt

Diện tích khu đất tối thiểu: 140m2


Kích thước tối thiểu: Rộng x dài = 10m x 14m
Mật độ xây dựng tối đa: 30%
Mật độ cây xanh tối thiểu: 40%
(Các số liệu trên đây là lấy theo Qui chuẩn xây dựng Việt nam, tập 1 nhà
xuất bản Xây dựng 1997)
Khu đất quy định cho một gia đình: Kiểu song lập (hai gia đình ghép)
 Diện tích khu đất nội đô: S = 200 m2
 Diện tích khu đất ven đô: Skđ = 350m2

4. CHỈ DẪN THIẾT KẾ:

 Yêu cầu về các không gian:


Yêu cầu về các không gian trong căn hộ cùng giống như trong
căn hộ của biệt thự đơn nhưng mức độ tiện nghi và diện tích
thấp hơn biệt thự đơn (Xem thêm chỉ dẫn thiết kế trong biệt thự
đơn).
 Hình thức kiến trúc

14
Đặc điểm của biệt thự song lập có sân vườn là hai căn hộ nằm
trong một công trình do đó hình thức kiến trúc của biệt thự song
lập cần có sự thống nhất cao về hình khối và chi tiết.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Nguyễn Hồng Minh. - Nhà ở biệt thự.- luận văn thạc sĩ năm 1995.
2. Nguyễn Việt Hương. - Nhà ở dạng hình ống tại khu phố cổ và khu
phố mới ở Hà Nội, luận văn thạc sĩ 1995.
3. Mai Đình Nghĩa.- Nhà ở cho người nghèo đô thị Hà Nội.- luận văn
thạc sĩ 1995.
4. Trần Xuân Diễm.- Nhà ở sinh lợi, luận văn tiến sĩ, 1994.
5. Đặng Tố Tuấn.- 3 không gian linh hoạt trong nhà ở luận văn tiến sĩ
1995.
6. Dương Đức Tuấn. - Cải tạo các khu tập thể tại Hà Nội, luận văn
thạc sĩ, 1996.
7. Hoàng Vĩnh Hưng. - Không gian bếp trong nhà ở chung cư nhiều
tầng, luận văn thạc sĩ, 1998.
8. Neufert, Architect Data, 1962.
9. Đặng Thái Hoàng. - Kiến trúc nhà ở. - NXBXD, 1996.
10. Đàm Trung Phường - Đô Thị Việt Nam. - NXBXD, 1995.

15
K2 2 2
Nhà ở nhỏ

Nhà ở chia lô (nhà liên kế)

1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRèNH:

 Nhà ở kiểu lô phố là một hình thức nhà ở rất phổ biến ở nước ta
có nhiều đặc trưng riêng mà tiêu biểu có thể kể đến những nhà
ống trong các khu đô thị cổ và tương lai sẽ còn tiếp tục phát triển
trong một giai đoạn nhất định.
 Nhà được thiết kế tương đối độc lập trên những mảnh đất được
chia sẵn thường bị giới hạn bởi chiều ngang (từ 3 - 7 mét và
phát triển theo chiều dài có thể lên tới hàng chục mét). Nhà có
thể có một hoặc hai mặt tiếp xúc với đường phố (thường dẫn
đến có một lối chính và một lối phụ).
 Nhà ở kiểu lô phố có quy mô từ 2-3 tầng hoặc hơn. Nhà thường ít
có sân vườn phía trước, diện tích này thường dùng làm cửa hàng
kinh doanh.
 Việc xây dựng nhà chia lô thường có tính cục bộ và tự phát do
sự đầu tư trực tiếp của người sử dụng (người dân) hoặc các
hình thức liên doanh liên kết (chẳng hạn nhà nước và nhân dân
cùng làm). Do vậy bên cạnh các ưu điểm như dễ huy động vốn,
chất lượng sống tương đối tốt, sử dụng độc lập, nhà lô phố với
hình thức và cấu trúc độc lập trong điều kiện xây dựng thành
tuyến kéo dài có số lượng lớn nếu không được định hướng quy
hoạch sẽ dễ dẫn đến tình trạng mặt đứng không đồng bộ làm
giảm mỹ quan khu vực.
 Nhà chia lô thường có kết cấu đơn giản, khung bê tông cốt thép
hoặc xây gạch phù hợp với các hình thức thi công thủ công, cơ
giới nhỏ.

2. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ:

16
(Diện tích các phòng sau đây có tham khảo tiêu chuẩn xây dựng
trong và ngoài nước và dựa trên nhu cầu ở tối thiểu hiện nay).

TT Loại phòng Diện tích (m2)


1. Phòng khách: 18  20m2
2. Khu vệ sinh chung: 2  4m2
3. Phòng ăn: 12  14m2
4. Bếp: 6  8m2
5. Phòng ngủ bố mẹ: 16  18m2
Khu vệ sinh: 2  4m2
6. Phòng ngủ con cái: 2P x 12  14m2
Khu vệ sinh: 1WC x 4  6m2
7. Kho: 4  6m2
Tổng diện tích sử dụng 86  104m2

3. KHU ĐẤT XÂY DỰNG:


Nhà ở căn hộ theo kiểu chia lô
Mặt tiếp xúc với không khí 1 mặt 2 mặt
Diện tích khu đất tối thiểu: 40m2
Kích thước tối thiểu: Rộng x dài = 3,3m x 12m
Mật độ xây dựng tối đa: Tuỳ theo vị trí khu đất xây dựng
Mật độ cây xanh tối thiểu: Tuỳ theo vị trí khu đất xây dựng

(Các số liệu trên đây là lấy theo Qui chuẩn xây dựng Việt nam, tập 1 nhà
xuất bản Xây dựng 1997)
Tổng diện tích khu đất xây dựng: 60m2

4. CHỈ DẪN THIẾT KẾ:

17
 Việc lựa chọn hình thức tổ chức dây chuyền công năng trong
nhà ở kiểu lô phố được xác định cụ thể dựa trên đặc điểm hình
dáng của khu đất dự kiến, các yếu tố khí hậu, hướng gió và tính
chất sử dụng cụ thể của công trình. Ngoài giao thông theo chiều
đứng bằng cầu thang bộ, việc liên hệ giữa các phòng được thiết
lập bởi hành lang, sảnh tầng hoặc các không gian sử dụng công
cộng trong nhà.
 Trong trường hợp nhà quá dài, nên chia nhà thành hai khối
(cùng cao độ hoặc lệch tầng - sẽ tăng chi phí do kết cấu phức
tạp hơn nhưng tiết kiệm diện tích dành cho giao thông), được
nối với nhau bởi hành lang, cầu thang hoặc nhà cầu thông qua
một không gian sân trong có trồng cây. Việc bố trí như vậy sẽ
làm tăng khả năng thông thoáng, chiếu sáng tự nhiên cũng như
mang lại những góc nhìn đẹp từ nội thất, nhất là khi sân trong có
kích thước đủ rộng và được bố trí tiểu cảnh phong phú.
 Việc xử lý hình thức kiến trúc mặt đứng cần hướng đến sự trong
sáng, đơn giản nhưng tinh tế do nhà chia lô thường có mặt tiền
nhỏ hẹp. Không nên thiết kế mặt đứng sử dụng những chi tiết
quá cầu kỳ, phức tạp nhất là trong điều kiện xây dựng hiện nay
thể loại nhà này thường nằm ở những khu vực đô thị mới ít bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố lịch sử có tính bản sắc của địa điểm
xây dựng. Cần có một cái nhìn tổng thể khi thiết kế để ngôi nhà
thực sự hòa hợp với tổng thể tăng thêm mỹ quan khu vực.
 Cầu thang: Là mối giao thông đứng trong ngôi nhà, cần nhỏ gọn
để tiết kiệm diện tích song phải đảm bảo đi lại dễ dàng. Chiều
rộng 1 vế 800  900 là trung bình cho nhà lô phố. Cầu thang
không nên bố trí quá sâu trong nhà tạo hành lang dài, gây tốn
đất, đi lại bất tiện. Hành lang nên ngắn, được chiếu sáng tự
nhiên và rộng đủ đi: 900  1200 (tuỳ thuộc mật độ giao thông tại
ví trí hành lang). Gầm cầu thang tầng 1 có thể là nơi để xe đạp
xe máy, hay khu vệ sinh.

18
 Sân trong: Trong các nhà chia lộ hẹp và dài, sân trong đóng vai
trò như lá phổi đảm bảo ánh sáng và thông thoáng cho các
phòng trong nhà. Các phòng không tiếp xúc được với mặt phố
nên được bố trí tiếp xúc với sân trời này. Sân trời có thể to nshỏ
tuỳ theo diện tích khu đất và độ cao ngôi nhà.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Đặng Tố Tuấn.- Ba không gian linh hoạt trong nhà ở - Luận án tiến
sĩ 1995.
2. Neufert, Architect Data, 1962.

19

You might also like