You are on page 1of 3

TÂM THẦN PHÂN LIỆT

1. Khái niệm
Tâm thần phân liệt là một hình thức rối loạn não bộ, biểu hiện qua những tính
cách bất thường của các chức năng thuộc về ý tưởng, nhận thức, và hành vi của
người bệnh.
Đặc tính tiêu biểu và nổi bật của bệnh tâm thần phân liệt là trạng thái rối loạn
trong tư tưởng (disorders of thought).
Rối loạn trong tư tưởng, hay nói cách khác là sự loạn thần (psychosis) của bệnh
tâm thần phân liệt gồm 2 triệu chứng chính đó là ảo giác (hallucination) và ảo
tưởng (delusion).

2. Các triệu chứng chính


2.1, Ảo giác (hallucination)
Ảo giác là những nhận thức không tương ứng với bất cứ điều gì trong thế giới
thực
Hay là cảm nhận như có sự hiện diện của một vật thể bên ngoài nào đó nhưng
thực tế là không có
Ví dụ người bệnh nghe thấy một người nào đó đang nói chuyện với mình nhưng
thực chất là không có ai cả
2.2, Ảo tưởng (delusion)
Ảo tưởng là niềm tin mà một người nào đó nắm giữ mạnh mẽ bất chấp bằng
chứng chống lại nó.
Ví dụ người bệnh tin rằng có một người nào đó đang theo dõi và cố tìm cách ám
hại người bệnh, hay bác sĩ đã bỏ con chip vào trong đầu của mình để phát hiện
những ý nghĩ riêng tư của mình, hay người bệnh nghĩ rằng mình là một thiên
thần, một người có siêu năng lực và đang nắm trong mình vận mệnh của thế giới
chẳng hạn..
2.3, Rối loạn lời nói và suy nghĩ (disorderd speech and thought)
Thể hiện ở việc nói thiếu tính logic, thiếu mạch lạc, mất tập trung,.. như thể họ
bắt đầu nói về một vấn đề sau đó nhanh chóng quên mất vấn đề đó.
Đây là chia sẻ của một người bị bệnh tâm thần phân liệt: “Họ đang giết quá nhiều
gia súc và dầu chỉ để làm xà phòng. Nếu chúng ta cần xà phòng khi bạn có thể
nhảy vào một vũng nước, và sau đó bạn đi mua xăng, những người dân quê tôi
luôn nghĩ rằng họ nên mua nhưng là để có được thứ tốt nhất, là dầu máy, và tiền”

3. Độ phổ biến
Tâm thần phân liệt được chẩn đoán gặp phải nhiều nhất ở thanh niên trong độ tuổi
20, đôi khi ở thiếu niên. (brown 2011)
Bệnh này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới, theo tỷ lệ khoảng 7 đến 5, và trung
bình nặng hơn ở nam giới (brown 2011)
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2000 thì không có sự khác
nhau đáng kể về số lượng người bị bệnh tâm thần phân liệt nói chung giữa các
quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, theo dõi trong 5
năm liên tục, người ta cũng ghi nhận được một số khác biệt về tính chất và quá
trình bệnh của những bệnh nhân tâm thần phân liệt của các quốc gia này. Chẳng
hạn đa số người bệnh ở các nước đang phát triển, dù các triệu chứng bệnh rất trầm
trọng và tái đi tái lại nhiều lần trong giai đoạn tích cực nhưng con số bệnh nhân
hồi phục lại thường ở mức cao. Nói rõ hơn, trong khi có 65% bệnh nhân tâm thần
phân liệt trong các quốc gia phát triển không bao giờ được hoàn toàn bình phục
thì con số này chỉ có 39% tại các nước đang phát triển.

4. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt cho tới nay vẫn còn gây tranh cãi
khá nhiều và vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát cho nó.
Chúng ta có quan điểm về di truyền học (gene di truyền) được sự hỗ trợ của phần
đông những chuyên viên tâm lý tâm thần và thần kinh học.
Ngoài ra còn có quan điểm về tâm-lý-xã hội. Lý thuyết về sự tổn thương do ngoại
cảnh của Mednick có ý tán đồng với quan điểm di truyền, tuy nhiên ông cũng nói
thêm rằng mặc dù nhân tố di truyền là điều kiện tiên khởi, điều kiện để bệnh phát
sinh, nhưng cá nhân phải là người có bản chất dễ bị tổn thương (quan điểm bẩm
sinh) với môi trường ngoại cảnh thì bệnh mới dễ có cơ hội bột phát.
Ngoài ra còn có những quan điểm về vấn đề của môi trường xã hội và gia đình.

5. Trị liệu
5.1, Thuốc
Từ xa xưa trước khi các loại thuốc chống loạn thần chưa có hoặc đang trong tình
trạng hiếm quý thì các bệnh nhân đã phải trải qua nhiều năm, hay thậm chí là
nhiều thập kỉ trong các bệnh viện tâm thần.
Sau những năm 1950, khi loại thuốc chống loạn thần đầu tiên tung ra trên thị
trường đã chứng tỏ được hiệu quả làm giảm thiểu các triệu chứng của nhiều bệnh
nhân tâm thần phân liệt.
Cho đến nay đã có nhiều loại thuốc chống loạn thần, tuy nhiên cái gì cũng có hai
mặt, thuốc chống loạn thần cũng có những tác dụng phụ không mong muốn như
gây ra chứng rối loạn vận động muộn, một tình trạng đặc trưng bởi nhiều triệu
chứng run và cử động không tử chủ.

5.2, Tâm lý trị liệu


Vì tính cách xa rời thực tế về mặt tâm trí của một số bệnh nhân tâm thần phân liệt
cho nên tâm lý trị liệu thường không có hiệu quả trực tiếp đối với người bệnh
đang trong thời kì cấp tính cao điểm của sự loạn thần. Nhưng dù sao tâm lý trị
liệu vẫn rất cần thiết trong suốt quá trình điều trị của người bệnh.
Tâm lý trị liệu vạch ra phương thức và mục tiêu chữa trị thích hợp trong bối cảnh
và những điều kiện hiện có của người bệnh.
Phương thức và mục tiêu: sắp xếp những dịch vụ chữa trị cần thiết, theo dõi, trắc
nghiệm và đánh giá tiến triển của người bệnh, khuyến khích và tập luyện cho
người bệnh gia tăng khả năng sinh hoạt, và giúp họ có sự hiểu biết thêm về bản
chất của căn bệnh cũng như những vấn đề tâm lý trong quan hệ với người bệnh.

You might also like