You are on page 1of 4

Họ và Tên MSSV Nhóm Tổ Điểm

Trần Đỗ Huê Minh 62100145 N04 08

Lời phê

Câu 1: Phân biệt chất chuẩn sơ cấp và chất chuẩn thứ cấp. Trong số các chất sau, chất nào có thể sử dụng
làm chất chuẩn sơ cấp: HCl, NaOH, (COOH)2, KMnO4, K2Cr2O7. Giải thích vì sao?

1. Chất chuẩn sơ cấp là chất chuẩn thoả mãn các yêu cầu sau:
- Độ tinh khiết cao (99.9%).
- Không phân huỷ, giảm nồng độ trong quá trình bảo quản thông thường.
- Ổn định khi sấy bằng nhiệt hoặc chân không.

2. Chất chuẩn thứ cấp là chất chuẩn có các đặc trưng sau:
- Độ tinh khiết thấp (<99.9%)
- Dễ bị phân huỷ hoặc giảm nồng độ do phản ứng với các tác nhân xuất hiện trong quá trình bảo quản.
- Dễ bị biến đổi bản chất khi tác dụng nhiệt hoặc trong môi trường chân không.

3. Các chất chuẩn sơ cấp:


- Oxalic acid (COOH)2: dung dịch của oxalic acid bền, hoá chất thương mại có độ tinh khiết cao, không
thay đổi nồng độ do phân huỷ hay phản ứng với các tác nhân có trong môi trường.
- Potassium Dichromate K2Cr2O7: dung dịch trong acid của K2Cr2O7 có tính Oxy hoá thấp hơn so với
dung dịch KMnO4 dựa trên thế điện cực chuẩn của 2 ion Cr2O72- và MnO4- trong H+. Sự thay đổi số
Oxy hoá từ Cr+6 về Cr+3 trong môi trường acid làm cho tính Oxy hoá của K2Cr2O7 thấp hơn KMnO4 từ
Mn+7 về Mn+2, nên trong quá trình bảo quản thì K2Cr2O7 không phản ứng với vết hợp chất hữu cơ có
trong dung dịch ở điều kiện thường như đối với dung dịch KMnO4.

4. Các chất chuẩn thứ cấp:


- Hydrochloric acid HCl: HCl(aq) là dung dịch khí hoà tan vào trong nước, khó xác định được chính xác
nồng độ của dung dịch HCl, nhiệt độ sôi của dung dịch HCl (36%) là 57.0C (theo Fisher Scientific)
nên dễ bị thay đổi nồng độ đã biết khi cho tiếp xúc với nguồn nhiệt.
- Sodium hydroxide NaOH: NaOH dễ phản ứng với CO2 không khí, dễ thay đổi nồng độ trong điều kiện
bảo quản thông thường, mỗi lần sử dụng sẽ tạo điều kiện cho NaOH tiếp xúc với CO2 không khí. Dung
dịch NaOH còn có thể phản ứng với SiO2 có trong các mảnh vụn thuỷ tinh của dụng cụ trong quá trình
lấy hoá chất.

2NaOH + SiO2 → Na2SiO3 + H2O


NaOH + CO2 → NaHCO3

- Potassium permanganate KMnO4: KMnO4 có tính Oxy hoá rất mạnh (thế điện cực chuẩn trong môi
trường acid là +1.51), nên có thể phản ứng với vết hợp chất hữu cơ (hợp chất Ammonium) có trong
nước dùng để pha dung dịch, tạo thành sản phẩm MnO2, MnO2 sinh ra lại là tác nhân cho quá trình
tự phân huỷ KMnO4, do đó không dùng dung dịch KMnO4 làm chất chuẩn sơ cấp.
VD: 2MnO4- + 2NH4+ → N2 + 2MnO2 + 4H2O + K2MnO4
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu 2: Tại sao khi pha dung dịch KMnO4 cần phải bổ sung dung dịch H2SO4. Trình bày cách pha dung dịch
KMnO4 0.1N.

1. Lý do bổ sung dung dịch H2SO4:


- Trong các phép phân tích chuẩn độ Redox dùng KMnO4, thì H2SO4 loãng là một acid mạnh, cung cấp
môi trường acid làm tăng tính Oxy hoá cho KMnO4 cho phản ứng xảy ra.

Trong môi trường acid: Mn+7 → Mn+2


Trong môi trường trung tính: Mn+7 → Mn+4
Trong môi trường kiềm: Mn+7 → Mn+6

- Do có tính oxy hoá rất mạnh, nên môi trường acid cũng giúp ngăn không cho phản ứng tự OXH-khử
của KMnO4 diễn ra như ở trong môi trường trung tính.

2H2O + MnO4- + 3e- → MnO2 + 4OH-

- Không dùng HCl vì anion chloride có tính khử, có thể tác dụng với KMnO4 sinh khí Chlorine, không
dùng HNO3 vì dung dịch loãng và đặc của HNO3 đều là chất Oxy hoá mạnh, có thể cạnh tranh với
KMnO4 làm sai số kết quả.

2. Pha 1L dung dịch KMnO4 0.10N:


Ta có: C(N) = 0.10N; V = 1L; E=M(g/mol)/z; M(KMnO4) = 158,034 g/mol; trong môi trường acid KMnO4
có z = 5; độ tinh khiết hoá chất thương mại p(KMnO4) = 91.53% (theo Vedantu)

a(g) a(g).z
Ta có: C(N) = = g
E(đ lg). V(L) M(mol).V(L)

g g
C(N).M(mol).V(L) 0.10(g)x158.034(mol)x1(L)
a(g) = = =3.16 (g)
z 5

Ta có: Khối lượng hoá chất thương mại cần dùng: m(g) = a(g)/p = 3.16(g)/91.53% = 3.5 (g)

Cách pha dung dịch:


B1: Dùng cân phân tích, cân khối lượng m = 3.5(g) KMnO4(s)
B2: Hoà tan KMnO4(s) trong becker 250mL chứa 100mL nước cất, bổ sung 5mL H2SO4 loãng tạo môi
trường cho dung dịch.
B3: Đổ dung dịch đã hoà tan vào bình định mức 1L, định mức nước cất lên vạch 1L, đóng nắp bình,
đảo vài lần.
B4: Lọc dung dịch qua phễu thuỷ tinh xốp để loại bỏ MnO2(s) sinh ra do KMnO4 tác dụng với các chất
xuất hiện trong quá trình pha dung dịch.
B5: Bảo quản dung dịch trong bình chứa màu nâu, để trong nơi tránh ánh sánh, nguồn nhiệt (các
tác nhân thúc đẩy phản ứng tự Oxy hoá-khử của KMnO4).

Câu 3: Phân biệt điểm tương đương và điểm dừng chuẩn độ. Hãy trình bày điểm tương đương và điểm
dừng chuẩn độ trong phép phân tích chuẩn độ Acid-Base và chuẩn độ tạo phức?
1. Trong phép chuẩn độ:
- Điểm tương đương: là vị trí chất chuẩn đưa vào có số mol vừa chính xác với lượng mol cần thiết cho
phản ứng với chất cần phân tích xảy ra.
- Điểm dừng: là vị trí mà ở đó có sự thay đổi đột ngột các tính chất hoá - lý của dung dịch, có thể xác
định được bằng các phương pháp dựa trên các đặc trưng hoá - lý như:
+ Màu sắc
+ Độ hấp thu ánh sáng
+ Điện hoá (sự thay đổi điện thế, thế điện cực),…

2. Điểm tương đương và điểm dừng chuẩn độ trong phép chuẩn độ Acid-Base:
- Điểm tương đương: Vị trí mà n(H+) = n(OH-)
- Điểm dừng: Vị trí có thể thấy màu sắc chỉ thị phenolphthalein chuyển từ không màu sang hồng (trong
phép chuẩn độ dùng base) hoặc từ hồng sang không màu (trong phép chuẩn độ dùng acid). Gây ra
khi 1 giọt chất chuẩn đưa vào làm thay đổi pH ban đầu đến khoảng chuyển màu của chỉ thị
(Phenolphthalein sẽ có màu hồng trong khoảng pH từ 8.3 đến 10.0 – theo Sciencenotes).

3. Điểm tương đương và điểm dừng chuẩn độ trong phép chuẩn độ tạo phức.
- Điểm tương đương: Vị trí mà n(phối tử) = n(ion kim loại có trong dung dịch)
- Điểm dừng: Dạng tạo phức và dạng tự do của chỉ thị có màu sắc khác nhau, do đó khi một giọt chất
chuẩn đưa vào (Điều kiện là phức của chất chuẩn-kim loại có hằng số bền > phức của chỉ thị-kim loại)
vừa đủ để đưa toàn bộ chỉ thị ở dạng phức với kim loại trước đó trở về dạng tự do trong dung dịch.
Có thể quan sát được điểm dừng chuẩn độ dựa trên sự đổi màu của dung dịch từ ban đầu là màu
của phức chỉ thị-kim loại, lúc sau là màu của chỉ thị tự do.

Câu 4: Nguyên tắc chuẩn bị dung dịch đệm có pH theo yêu cầu? Trình bày cách chuẩn bị dung dịch đệm
ammonium có pH=10.0?

1. Nguyên tắc chuẩn bị dung dịch đệm có pH theo yêu cầu:


- Chọn 1 acid yếu hoặc muối acid có giá trị pKa gần với giá trị pH yêu cầu. Tìm 1 base liên hợp của acid
yếu hay gốc acid của muối acid có thể mua được trên thị trường.
- pKa là cơ sở để xác định pH của dung dịch đệm, dung dịch đệm có dung lượng đệm tối đa và tốt nhất
trong khoảng pH = pKa  1.

2. Pha dung dịch đệm ammonium pH = 10.00

Chọn cặp acid-base liên hợp NH4+/NH3 để pha dung dịch đệm, có:
- Ammonium chloride: pKa(NH4+) = 9.24 (Wikipedia); Độ tinh khiết thương mại của muối NH4Cl(s):
p(NH4Cl) = 94.69% (theo Toppr); M(NH4Cl) = 53.491 (g/mol)
- Ammonia solution: Tỷ trọng của dung dịch NH3 đậm đặc thương mại: d=0.9(g/mL) (theo Pearson);
Nồng độ dung dịch đậm đặc: C(%) = 28%wt, M(NH3) = 17.031 (g/mol)
g g
C%.10.d(mL) 28x10x0.9(mL)
Nồng độ mol của dung dịch NH3 đậm đặc: C(M) = g = g = 14.8 (M)
M(mol) 17.031(mol)
Tính toán pha dung dịch:
Chọn giá trị pH = pKa + 0.76

[NH3] n(NH3)
Mà: pH(đệm) = pKa + LOG = pKa + LOG
[NH4+] n(NH4+)
n(NH3)
Suy ra: = 100.76 = 5.8 (mol/mol) hay n(NH3) = 5.8n(NH4+)
n(NH4+)
Dùng 20.0(g) NH4Cl để pha 500mL dung dịch đệm:

m(NH4Cl)(g).p(NH4Cl) 20.0(g)x94.69%
n(NH4Cl) = g = g = 0.36 (mol) = n(NH4+)
M(NH4Cl)(mol) 53.491(mol)

n(NH3) = 5.8 x n(NH4Cl) = 5.8 x 0.36 (mol) = 2.09 (mol)

n(NH3)(mol) 2.09(mol)
V(NH3 đậm đặc,L) = mol = mol = 0.141 (L) = 141 (mL)
C(M)( L ) 14.8( )
L

Cách pha dung dịch đệm:


B1: Dùng cân phân tích: cân 20.0(g) NH4Cl, hoà tan trong becker 250mL có sẵn 100mL nước cất.
B2: Đặt pH kế vào becker, dùng pipet khắc vạch, hút dung dịch NH3(conc) và cho từ từ vào becker đến
hết 141mL.
B3: Khi đó pH kế sẽ chỉ pH= 9.24 + 0.76 = 10.00
B4: Đổ dung dịch trong becker vào bình định mức 500mL, định mức nước cất lên đến 500mL, đóng
nắp, đảo dung dịch vài lần và cho vào bình chứa để bảo quản.

You might also like