You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA RĂNG HÀM MẶT Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. THÔNG TIN CHUNG (General information)


Tên học phần (tiếng Việt) : SINH HỌC VÀ DI TRUYỀN
Tên học phần (tiếng Anh) : Biology and Genetics
Mã học phần : OS2004
Thuộc khối kiến thức : Đại cương ; Cơ sở khối ngành ;
Cơ sở ngành ; Chuyên ngành ; Tốt nghiệp 
Khoa, Bộ môn phụ trách : Khoa Y
Số tín chỉ (LT, TH, tự học) : 3 tín chỉ (2 lý thuyết, 1 thực hành, 5 tự học)
Số giờ lý thuyết : 30
Số giờ thực hành : 30
Số giờ tự học : 90
Học phần tiên quyết : Không
Học phần học trước : Không
Học phần song hành : Lý sinh, Hóa học
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN (Course description)
Sinh học và di truyền là môn học cơ sở khối ngành khoa học Sức khỏe. Nội dung
học phần mô tả các nguyên lý sinh học cơ bản và hiện đại như sinh học phân tử và sinh
học tế bào. Đồng thời, học phần còn bao quát các kiến thức về cơ sở vật chất, các quy
luật di truyền chi phối các tính trạng người: nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của một số
bệnh tật di truyền trên người, một số xét nghiệm di truyền y học thông dụng, cũng như
tư vấn về một số bệnh tật di truyền thường gặp.
3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN (Course objectives – COs)
Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên:
Ký hiệu Mục tiêu học phần
Có kiến thức cơ bản về:
CO1 1. Sinh học tế bào và phân tử của tế bào bình thường ở người.
2. Chỉ định một số xét nghiệm di truyền học thông dụng
3. Bệnh sinh di truyền phân tử của một số bệnh tật di truyền thường gặp.
Có kỹ năng:
1. Sử dụng kính hiển vi quang học và một số dụng cụ cơ bản của thí
nghiệm sinh học
CO2
2. Nhận diện một số loại tế bào bình thường và các giai đoạn chu kỳ tế
bào
3. Phân tích nhiễm sắc thể đồ.
Có thái độ:
CO3
1. Nhận thức đúng vai trò quan trọng của môn Sinh học và di truyền làm

1
kiến thức nền tảng trong Y học.
2. Tuân thủ các nguyên tắc và quy trình an toàn trong phòng thí nghiệm.
3. Rèn luyện thói quen quan sát, đánh giá, phân tích các hiện tượng, tư
duy phản biện và y học chứng cứ dựa trên nền tảng kiến thức khoa học
cơ sở, phối hợp làm việc nhóm, tự học nâng cao chuyên môn.
4. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN (Course learning outcomes – CLOs)
Sau khi học xong học phần này, sinh viên có khả năng:
Ký hiệu Chuẩn đầu ra học phần
Trình bày được những kiến thức cơ bản về sinh học tế bào và phân tử của
CLO1
tế bào bình thường ở người.
Chỉ định được một số xét nghiệm thông dụng trong chẩn đoán một số bệnh
CLO2
tật di truyền.
Giải thích được cơ chế bệnh sinh di truyền phân tử và tư vấn được một số
CLO3
trường hợp bệnh tật di truyền thường gặp.
Thực hiện được:
- Sử dụng thành thạo kính hiển vi quang học và và một số dụng cụ cơ bản
của thí nghiệm sinh học.
CLO4
- Nhận diện được một số loại tế bào bình thường và các giai đoạn của chu
kỳ tế bào dưới kính hiển vi quang học.
- Phân tích được nhiễm sắc thể đồ.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và hợp lý, thói quen quan sát, đánh giá,
CLO5 tư duy phản biện, tư duy phản biện và y học chứng cứ dựa trên nền tảng
kiến thức khoa học cơ sở, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự học.
Ma trận mục tiêu học phần (CO) – chuẩn đầu ra học phần (CLO) – chuẩn đầu ra
chương trình đào tạo (PLO):
COs CLOs PLOs
CO1 CLO1,2,3 PLO 1.2 (mức độ: R, A)
CO2 CLO4 PLO 1.2 (mức độ I)
CO3 CLO5 PLO 2.3,11.1,11.2,11.3,11.4 (mức độ I)
5. NỘI DUNG HỌC PHẦN, KẾ HOẠCH DẠY HỌC (Course content, Lesson plan)
5.1. Lý thuyết
Số giờ Lượng
STT Chủ đề CLOs
LT Tự học giá
1 Các nguyên tố và thành phần tham gia
2 4 CLO1,5 A2
cấu tạo cơ thể người
2 Cấu trúc và các hoạt động của tế bào 5 10 CLO1,5 A2
3 Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền cấp
3 6 CLO1,5 A2
độ phân tử
4 Đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể 2 4 CLO1,5 A2
5 Xét nghiệm sinh học tế bào và phân tử 5 10 CLO2,5 A2
6 Các qui luật di truyền tính trạng, bệnh 4 8 CLO3,5 A2
2
tật ở người
7 Một số bệnh học di truyền phân tử 3 6 CLO3,5 A2
8 Một số bệnh học di truyền nhiễm sắc
3 6 CLO3,5 A2
thể
9 Tư vấn di truyền 3 6 CLO1,5 A2
Tổng cộng 30 60
5.2. Thực hành
Số giờ Lượng
STT Nội dung thực hành CLOs
TH Tự học giá
Cách sử dụng kính hiển vi quang học và
CLO
1 cách thực hiện tiêu bản tạm thời để quan 5 5 A1.3
4,5
sát hình thể tế bào thực vật và động vật
Nguyên phân và sự trao đổi nước và các
CLO
2 chất hoà tan qua màng tế bào thực vật, 5 5 A1.3
1,4,5
động vật
CLO
3 Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ ở người 5 5 A1.3
1,4,5
Một số tính trạng, bệnh tật di truyền ở CLO
4 5 5 A1.3
người 3,4,5
Một số xét nghiệm dùng trong chẩn đoán CLO
5 5 5 A1.3
một số bệnh tật di truyền 2,4,5
Tư vấn di truyền CLO
6 5 5 A1.3
Kiểm tra thực hành cuối kỳ 1→5
Tổng cộng 30 30
6. PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC
6.1. Phương pháp dạy
Lý thuyết: thuyết giảng, nêu câu hỏi và giải đáp, PBL, nghiên cứu trường hợp (case
study), seminar, thảo luận nhóm.
Thực hành tại phòng thí nghiệm: thao diễn, thảo luận nhóm, tự học.
6.2. Phương pháp học
Lý thuyết: lên lớp nghe giảng, thuyết trình, thảo luận, giải quyết vấn đề, phân tích
trường hợp.
Thực hành: kiến tập, thực hiện bài tập thực hành và thảo luận kết quả thực hành.
6.3. Phương pháp tự học và hướng dẫn tự học
Hướng dẫn tự học: Cung cấp chi tiết đề cương học phần, hướng dẫn nguồn tài liệu
tham khảo, bài tập.
Tự học: Sinh viên xem trước bài giảng và nội dung yêu cầ u trước mỗi buổi học, tìm
hiểu thêm tài liệu, kênh hình và video, học nhóm.
7. LƯỢNG GIÁ HỌC PHẦN (Course assessment)
Hoạt động Phương pháp đánh giá CLO Tỷ lệ %
A1. Đánh A1.1. Chuyên cần: ≥ 75% số buổi lý CLO1→5 Điều kiện
3
giá quá trình thuyết và 100% số buổi thực hành cần
A1.2. Kiểm tra thường xuyên: các bài tập CLO1→5
A1.3. Kiểm tra thực hành cuối kỳ CLO1→5 30%
A2. Đánh CLO
Thi lý thuyết kết thúc học phần: MCQ 70%
giá tổng kết 1,2,3,5
Tổng cộng 100%
Điểm học phần = (Điểm quá trình x 0,3) + (Điểm thi kết thúc học phần x 0,7)
- Đạt: ≥ 4 điểm (thang điểm 10).
- Không đạt: < 4 điểm, sinh viên phải học lại và thi lại học phần.
8. QUY ĐỊNH CỦA HỌC PHẦN (Course requirements and expectations)
- Tuân thủ qui đinh ̣ học tập của trường và nội quy phòng thực hành.
- Sinh viên tích cực học tập, hoàn thành các bài tập, kiểm tra, thi kết thúc học phần.
9. TÀI LIỆU HỌC TẬP, THAM KHẢO
9.1. Tài liệu dạy học
1) Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2019), Giáo trình Sinh học & Di truyền.
2) Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2019), Giáo trình thực hành Sinh học & Di
truyền.
9.2. Tài liệu tham khảo
1) Nguyễn Xuân Hưng, Nguyễn Ngọc Liên (2014) (dịch), Sinh học phân tử của tế
bào, Nxb trẻ TP.HCM.
2) Nguyễn Thị Hồng Nhung (2019), Sinh học và Di truyền (Giáo trình giảng dạy
đại học), Đại học Y Dược Tp.HCM, Nxb Y học, Tp.HCM.
3) Tạ Thành Văn (2010), PCR và một số kỹ thuật y sinh học phân tử, Nxb Y học,
Hà Nội.
4) Laura M. Gunder McClary (2020), Essentials of medical genetics for nursing
and health proffessionals: an interprofessional approach, Jone & Barlett
Learning.
5) Trygve O. Tollefsbol (2017), The new molecular and medical genetics, 2nd
edition, Handbook of Epigenetics.
9.3. Phần mềm hay công cụ hỗ trợ học tập
Elearning, video clip.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 07 năm 2022


Trưởng Khoa Giảng viên biên sạon

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Hồng PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Hồng

You might also like