You are on page 1of 3

THUYẾT TRÌNH LỊCH SỬ

Câu dẫn: Thưa cô và các bạn, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi “đêm trường
trung cổ” của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc. Quá độ sang phát
triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa, từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn hiện đại. Chịu sự tác động của
quy luật giá trị thặng dư của cơ chế thị trường và các quy luật kinh tế khác. Vì vậy có thể nói chủ nghĩa tư
bản hiện đại đã để lại nhiều thành tựu có tác động to lớn đến đời sống, kinh tế -xã hội hiện nay. Một trong
số đó phải kể đến là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.(ko ghi vào slide)

I.Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế.

1. Trong lĩnh vực công nghiệp:

CMCN 4.0 trước hết nhằm vào công nghiệp và công nghệ số, trên cơ sở đó ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực
khác như nông nghiệp, dịch vụ và quản lý. Việc ứng dụng công nghệ số sẽ rất phổ biến trong các ngành
công nghiệp. Ở các nền kinh tế công nghiệp hóa, công nghệ được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để
thúc đẩy hiệu suất (cả chất lượng và số lượng) và tăng năng suất lao động. Các nền kinh tế châu Á thành
công như: Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia đã đạt được những thành tựu thần kỳ về kinh tế
với những chính sách phát triển công nghiệp đặt trọng tâm chiến lược vào các lĩnh vực định hướng xuất
khẩu.

Theo Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế phần lớn việc làm trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt
là dệt may, quần áo, giày dép, ngành điện tử và các thiết bị ngành điện sẽ bị tác động bởi CMCN
4.0. Do có sự đột phá về công nghệ như: công nghiệp in 3D, robot công nghiệp, internet vạn vật,
thiết kế đồ họa trên máy tính và máy soi chiếu cơ thể… Theo đó, nhiều khả năng các lĩnh vực
như kỹ sư, vận tải và hạ tầng sẽ có nhu cầu việc làm tăng lên.

2. Trong lĩnh vực nông nghiệp:

Trong nông nghiệp việc áp dụng cơ giới hóa là chìa khóa nâng cao năng suất lao động và đa
dạng hóa kinh tế nông nghiệp, nuôi trồng, chế biến, bảo quản... và dịch vụ trong nông nghiệp.
Tiến bộ công nghệ được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau trong lĩnh vực nông nghiệp ở các
nền kinh tế phát triển thông qua việc tăng cường sử dụng công nghệ và tự động hóa trong sản
xuất như: Sử dụng các ứng dụng thiết bị di động trong nông nghiệp, ứng dụng hệ thống thông tin
địa lý, dự báo thời tiết trong canh tác và đánh bắt cá hay các công nghệ vệ tinh và khoa học nông
nghiệp khác, góp phần nâng cao đáng kể sản lượng nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.

3. Trong lĩnh vực dịch vụ:

Việc sử dụng các thiết bị di động và mức độ tiếp cận internet rộng rãi ngày càng gia tăng đã thay
đổi về cơ bản thế giới việc làm. Sự xuất hiện của nền kinh tế tạm thời, nền tảng số, việc làm tự
do và thương mại điện tử đã tạo ra những hình thức việc làm mới có thể được thực hiện từ xa
(hay một phần được thực hiện từ xa). CMCN 4.0 cũng góp phần đáng kể vào việc mở rộng thị
trường ngoài phạm vi biên giới bằng cách kết nối con người với số lượng ngày càng gia tăng.
II.Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xã hội

1.Về chất lượng cuộc sống:

Cách mạng công nghiệp 4.0 làm tăng năng suất lao động xã hội, từ đó cải thiện đời sống người
dân. Thu nhập của người dân được nâng cao; các dịch vụ tiện ích phục vụ cho đời sống ngày
càng đầy đủ và tiện nghi; các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí,... cũng được
phát triển, hiện đại hóa, đa dạng.

2. Về văn hóa:

Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây,... giúp mọi người tiếp cận
lượng thông tin khổng lồ của toàn nhân loại. Các phương tiện truyền thông giúp lan toả các hoạt
động văn hóa.

3. Về việc làm:

Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo ra những thay đổi lớn về
việc làm. Các ngành nghề đòi hỏi đổi mới sáng tạo ngày càng cao; đồng thời giảm thiểu các công việc thủ
công có tính chất lặp đi, lặp lại. Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hóa đã được thay thế một phần hoặc
hoàn toàn nên đòi hỏi năng lực, trình độ của người lao động phải được nâng cao

III. Ảnh hưởng tiêu cực

1.Con người có khả năng mất việc

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang thúc đẩy phân công lao động theo hướng các ngành,
nghề đòi hỏi khả năng đổi mới sáng tạo cùng với đó, giảm thiểu các công việc chân tay có thu nhập thấp
và các công việc có tính chất lặp đi, lặp lại. Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hóa cao, như chế tạo,
điện thoại viên, người khai thuế, giám định bảo hiểm và một số ngành, nghề khác đã được thay thế một
phần hoặc hoàn toàn. Trong một số công đoạn của ngành bảo hiểm có thể không cần sự can thiệp của con
người, hầu hết truy vấn khách hàng đều được trả lời tự động... Đã có một số rô-bốt tư vấn xuất hiện trong
lĩnh vực tài chính - ngân hàng... Hệ quả là, một bộ phận người lao động đang làm các công việc này sẽ
phải nghỉ việc hoặc tìm một công việc khác thay thế, có thể thất nghiệp trong một thời gian dài
2.An ninh mạng

sự phát triển nhanh chóng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thời gian qua cũng dẫn tới sự gia
tăng các hình thức và mức độ phức tạp của loại hình tội phạm công nghệ cao,... tác động không nhỏ tới an
ninh khu vực Đông Nam Á, bởi đây là một trong những khu vực phát triển năng động và có tỷ lệ người sử
dụng internet cao trên thế giới. Có thể kể tới một số phương thức lừa đảo qua internet, như lừa đảo qua
thư điện tử doanh nghiệp, tấn công giả mạo, mã độc tống tiền, đánh cắp dữ liệu thương mại điện tử, mua
bán các công cụ độc hại và lừa đảo trực tuyến,... Trong đó, hình thức mã độc tống tiền đã tăng mạnh trong
thời gian gần đây
3.Xã hội

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là
vấn đề bất bình đẳng và chênh lệch phát triển,làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo

Vd:trong Cách mạng công nghiệp 4.0, lao động làm việc trong các lĩnh vực sáng tạo sẽ có thu nhập cao,
trong khi lao động phổ thông sẽ có thu nhập thấp.

You might also like