You are on page 1of 118

CÂU HỎI ÔN TẬP DƯỢC LÍ

Câu 1 Nguồn gốc của thuốc, chọn câu sai:


A. Từ thực vật
B. Từ động vật
C. Từ khoáng vật
D. Từ chất hữu cơ
Câu 2 Khái niệm dược lực học:
A. Là môn khoa học nghiên cứu về thuốc
E. Nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống
B. Nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc
C. Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hoá và thải trừ thuốc.
Câu 3 Khái niệm về dược động học:
A. Nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc
B. Nghiên cứu tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn hay tác dụng ngoại ý
C. Nghiên cứu số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng, tác dụng phụ
D. Nghiên cứu tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý
Câu 4 Vai trò của dược động học:
A. Giúp người thầy thuốc biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể
B. Giúp người thầy thuốc biết số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc, tác dụng
phụ
C. Là động học của sự hấp thu, phân giải, chuyển hoá và thải trừ thuốc
D. Đánh giá một cách có hệ thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng
thuốc
Câu 5 Dược lý thời khắc là
A. Không nói về hoạt động sinh lý của người và động vật chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các
thay đổi của môi trường sống
B. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp sinh học trong ngày, trong năm đến tác động của
thuốc
C. Nghiên cứu những thay đổi về tính cảm thụ của cá thể
D. Số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc
Câu 6 Dược lý thời khắc, chọn câu sai:
A. Người thầy thuốc cần biết để chọn thời điểm và liều lượng thuốc tối ưu
B. Hoạt động sinh lý của người và động vật chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các thay đổi của
môi trường sống như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...
C. Các hoạt động này biến đổi nhịp nhàng, có chu kỳ, gọi là nhịp sinh học (trong ngày,
trong tháng, trong năm)
D. Tác động của thuốc cũng không có thể thay đổi theo nhịp này
Câu 7 Khái niệm dược lý di truyền:
A. Nghiên cứu những thay đổi về tính cảm thụ của cá thể, của gia đình hay chủng tộc với
thuốc do nguyên nhân di truyền
B. Nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc
C. Nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống
D. Nghiên cứu trên súc vật thực nghiệm để xác định được tác dụng, cơ chế tác dụng, độc
tính, liều điều trị, liều độc.
Câu 8 Phân biệt dược lực học và dược động học:
A. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tương tác của môi trường lên cơ
thể sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về tác động của cơ thể
đến thuốc.
B. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tác động của môi trường lên cơ
thể sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về tác động của thuốc
đến cơ thể sống.
1
C. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể
sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về tác động của cơ thể đến
thuốc
D. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tác động qua lại của thuốc và cơ
thể sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về cơ chế tác động
thuốc lên cơ thể sống.
Câu 9 Chọn nhận định sai:
A. Không có thuốc nào vô hại.
B. Không phải thuốc đắt tiền luôn luôn là thuốc tốt nhất.
C. Chỉ dùng khi thật cần, hết sức tránh lạm dụng thuốc.
D. Các thuốc có cùng hoạt chất thì có thể thay thế lẫn nhau
Câu 10 Chọn nhận định đúng
A. Trong quá trình hành nghề, thầy thuốc phải luôn luôn học hỏi để nắm được các kiến
thức dược lý của các thuốc mới hoặc những hiểu biết mới, những áp dụng mới của
các thuốc cũ.
B. Các chỉ định của thuốc là không thay đổi
C. Đối tượng bệnh nhân cho từng thuốc không đổi
D. Các bác sĩ, dược sĩ được thay đổi chỉ định dùng thuốc theo kinh nghiệm bản thân.
Câu 11 Dược lý cảnh giác hay Cảnh giác thuốc là
A. Môn khoa học chuyên thu thập và đánh giá một cách có hệ thống các phản ứng độc
hại có liên quan đến việc dùng thuốc trong cộng đồng.
B. Môn khoa học giao thoa giữa Dược lý - Di truyền - Hoá sinh và Dược động học.
C. Nghiên cứu những thay đổi về tính cảm thụ của cá thể, của gia đình hay chủng tộc với
thuốc
D. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp sinh học trong ngày, trong năm đến tác động của
thuốc
Câu 12 Chọn câu đúng
A. Cảnh giác thuốc (Pharmacovigilance) chuyên thu thập và đánh giá một cách có hệ
thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng thuốc trong cộng đồng
B. Phản ứng độc hại là những phản ứng không mong muốn xảy ra một cách ngẫu nhiên
với các liều thuốc vẫn dùng để dự phòng, chẩn đoán hay điều trị bệnh.
C. Có thể sau khi dùng phổ biến mới phát hiện được tác dụng gây độc của thuốc
D. Tất cả đúng
Câu 13 Về di truyền người thiếu men gì thì dễ bị tan máu do dùng sulfamid, thuốc chống
sốt rét... ngay cả với liều điều trị thông thường
A. G6PD
B. G6PP
C. G4PD
D. G4PP
Câu 14 Kể tên 4 quá trình xảy ra khi thuốc vào cơ thể theo đúng trình tự:
A. Hấp thu, Chuyển hóa, Phân phối, Thải trừ
B. Phân phối, Hấp thu, Chuyển hóa, Thải trừ
C. Hấp thu, Phân phối, Chuyển hóa, Thải trừ
D. Hấp thu, Chuyển hóa, Phân phối, Thải trừ
Câu 15 Các quá trình dược động học không bao gồm:
A. Hấp thu
B. Phân phối
C. Tích lũy
D. Thải trừ
Câu 16 Kể tên 4 quá trình dược động học:
A. Hấp thu, Phân phối, Chuyển hóa, Thải trừ
B. Hấp thu, Phân bố, Chuyển hóa, Thải trừ
2
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 17 Chọn câu sai:
A. Giai đoạn đầu tiên khi thuốc vào cơ thể là quá trình hấp thu
B. Qúa trình hấp thu chỉ xảy ra ở đường tiêu hóa
C. Hấp thu chịu ảnh hưởng của dạng bào chế
D. Hấp thu qua đường tiêm xảy ra nhanh hơn đường uống
Câu 18 Thuốc là các phân tử thường có khối lượng phân tử:
A. PM ≤ 600
B. PM ≤ 500
C. PM ≤ 700
D. PM ≤ 200
Câu 19 Nhận định nào sau đây là sai:
A. Để thực hiện được những quá trình dược động học, thuốc phải vượt qua các màng tế
bào
B. Thuốc là các acid hoặc các base yếu
C. Thuốc là các phân tử thường có khối lượng phân tử PM ≤ 500
D. Thuốc đa số có PM từ 100 - 1.000
Câu 20 Tính chọn lọc của receptor thể hiện bởi đặc điểm:
A. Phân tử thuốc cần đạt được một kích cỡ duy nhất đủ với kích thước của receptor đặc
hiệu để thuốc không gắn được vào các receptor khác.
B. Phân tử thuốc cần đạt được một kích cỡ đủ hoặc lớn hơn với kích thước của receptor
đặc hiệu để thuốc không gắn được vào các receptor khác.
C. Phân tử thuốc cần đạt được một kích cỡ đủ hoặc nhỏ hơn với kích thước của
receptor đặc hiệu để thuốc không gắn được vào các receptor khác.
D. Tất cả đều đúng
Câu 21 Phát biểu nào sau đây là không phù hợp:
A. Thuốc là các phân tử thường có khối lượng phân tử PM ≤ 600
B. Kích thước phân tử của thuốc có thể thay đổi từ rất nhỏ như ion Lithi cho tới rất lớn
như protein
C. Kích thước phân tử nhỏ quá thì không qua được các màng sinh học để tới nơi tác
dụng.
D. Thuốc gắn được vào các receptor mang tính chọn lọc.

Câu 22 Một phân tử thuốc có thể vượt qua màng tế bào khi:
A. Tan được trong nước
B. Tan được trong lipid
C. Tan được trong acid
D. Tan được trong base
Câu 23 Nhận định nào sau đây là đúng
A. Để được hấp thu vào tế bào thuận lợi nhất, thuốc cần có một tỷ lệ tan trong nước/tan
trong lipid thích hợp.
B. Tan được trong lipid (dịch tiêu hoá, dịch khe), do đó dễ được hấp thu.
C. Tan được trong nước để thấm qua được màng tế bào, gây ra được tác dụng dược lý
vì màng tế bào chứa nhiều phospholipid.
D. Tất cả đều đúng
Câu 24 Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Một acid hữu cơ có pKa thấp là một acid mạnh và ngược lại
B. Một base có pKa thấp là một base yếu, và ngược lại
C. Một thuốc có hằng số pKa bằng với pH của môi trường thì 50% thuốc có ở dạng ion
hoá (không khuếch tán được qua màng) và 50% ở dạng không ion hoá (có thể
khuếch tán được).
3
D. Tất cả đúng
Câu 25 Một số thuốc là acid yếu thì sẽ
A. Phân ly thuận nghịch thành một anion (điện tích âm) và một proton (điện tích
dương)
B. Có thể tạo thành một cation (điện tích dương) bằng cách kết hợp với một proton
C. Tan được trong lipid để thấm qua được màng tế bào
D. Không thể xác định tan trong môi trường nào
Câu 26 pKa của một phân tử được suy ra từ phương trình nào
A. Theo Henderson – Hasselbach
B. Theo Henderson
C. Theo Hasselbach
D. Tất cả sai
Câu 27 Một thuốc phân tán tốt và dễ hấp thu khi:
A. Ít bị ion hóa
B. Bị ion hóa nhiều
C. Không liên quan đến khả năng ion hóa
D. Tất cả sai
Câu 28 Những đặc tính cần có để một thuốc phân tán tốt, dễ được hấp thu
A. Có trọng lượng phân tử thấp
B. Tan được trong lipid của màng tế bào
C. Dễ tan trong dịch tiêu hoá
D. Tất cả đều đúng
Câu 29 Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Mức độ ion hóa của một thuốc phụ thuộc vào hằng số phân ly (pKa) của thuốc và pH
của môi trường
B. Khi một thuốc có hằng số pKa bằng với pH của môi trường thì thuốc không bị ion hóa
C. Acid mạnh thì có pKa lớn, base mạnh thì có pKa nhỏ
D. pKa được qui định bởi trọng lượng phân tử của thuốc
Câu 30 Ba phương thức vận chuyển thuốc qua màng tế bào:
A. Vận chuyển thuốc bằng cách lọc
B. Vận chuyển bằng khuếch tán thụ động
C. Vận chuyển tích cực
D. Cả ba cách trên đều đúng
Câu 31 Vận chuyển thuốc một cách lọc là:
A. Do sự chênh lệch áp lực thuỷ tĩnh
B. Xảy ra đối với những thuốc có khối lượng phân tử thấp (100 - 200)
C. Cả hai câu trên đều đúng
D. Cả hai câu trên đều sai
Câu 32 Các phân tử vân chuyển theo cách lọc
A. Tan được trong nước
B. Tan được trong lipid
C. Tan được trong nước và lipid
D. Tan được trong tất cả các môi trường
Câu 33 Chọn phát biểu đúng và đầy đủ nhất về vận chuyển bằng cách lọc
A. Phân tử có khối lượng phân tử thấp (100 - 200)
B. Tan được trong nước nhưng không tan được trong lipid sẽ chui qua các ống dẫn của
màng sinh học
C. Do sự chênh lệch áp lực thuỷ tĩnh
D. Tất cả đều đúng
Câu 34 Nhiều thuốc không vào được thần kinh TW theo con đường vận chuyển bằng
cách lọc là do:
A. Ống dẫn mao mạch não đường kính nhỏ từ 7 - 9Å
4
B. Ống dẫn mao mạch não đường kính lớn hơn 30Å
C. Ống dẫn mao mạch cơ vân đường kính nhỏ từ 7 - 9Å
D. Ống dẫn mao mạch cơ vân đường kính lớn hơn 30Å
Câu 35 Vận chuyển bằng cách lọc áp dụng được cho:
A. Những thuốc có trọng lượng phân tử lớn hơn 500
B. Những thuốc tan được trong lipid
C. Những thuốc kích thước nhỏ chui qua được các ống dẫn của màng sinh học
D. Những thuốc có thể phân li thành ion tốt

Câu 36 Vận chuyển bằng cách khuếch tán thụ động:


A. Từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
B. Từ nơi có môi tường acid sang môi trường base
C. Từ nơi có môi tường base sang môi trường acid
D. Từ nơi có áp suất cao sang áp suất thấp
Câu 37 Áp lực thủy tĩnh đóng vai trò quan trọng trong
A. Vận chuyển thuốc bằng cách lọc
B. Vận chuyển bằng khuếch tán thụ động
C. Vận chuyển tích cực
D. Cả 3 câu trên
Câu 38 Sự chênh lệch nồng độ là điều kiện cần thiết trong
A. Vận chuyển thuốc bằng cách lọc
B. Vận chuyển bằng khuếch tán thụ động
C. Vận chuyển tích cực
D. Cả 3 câu trên sai
Câu 39 Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Điều kiện của sự khuếch tán thụ động là thuốc ít bị ion hoá và có nồng độ cao ở bề
mặt màng.
B. Chất ion hoá sẽ khó tan trong nước
C. Chất không ion hoá sẽ tan được trong nước và dễ hấp thu qua màng
D. Tất cả sai
Câu 40 Chọn câu sai:
A. Những phân tử thuốc tan được trong nước/lipid sẽ chuyển qua màng từ nơi có nồng
độ cao sang nơi có nồng độ thấp.
B. Base có pKa thấp là base mạnh và acid có pKa cao là acid mạnh
C. Sự khuếch tán của acid và base yếu phụ thuộc vào hằng số phân ly pKa của thuốc và
pH của môi trường.
D. Chất ion hoá sẽ dễ tan trong nước
Câu 41 Những chất khuếch tán được qua màng là chất
A. Có tính acid mạnh
B. Không bị ion hóa
C. Có khả năng phân li
D. Có tính base mạnh
Câu 42 Sự khuếch tán của acid và base yếu phụ thuộc vào
A. Áp suất thủy tĩnh
B. Độ nhớt của môi trường
C. Hằng số phân ly pKa của thuốc và pH của môi trường
D. Bề mặt của môi trường

Câu 43 Thuốc mang tính acid như Aspirin sẽ được hấp thu nhiều ở
A. Ruột non vì môi trường mang tính base
B. Dạ dày và phần trên ống tiêu hóa
C. Sự hấp thu trên hệ thống ống tiêu hóa đều như nhau
5
D. Tùy vào từng lứa tuổi
Câu 44 Khi bị ngộ độc thuốc, muốn ngăn cản hấp thu hoặc thuốc đã bị hấp thu ra ngoài
ta sẽ:
A. Thay đổi pH của môi trường dịch cơ thể
B. Thay đổi độ nhớt của môi trường dịch cơ thể
C. Thay đổi pKa của thuốc
D. Thay đổi vị trí tác dụng của thuốc
Câu 45 Đối với một chất khí (ví dụ thuốc mê bay hơi), sự khuếch tán từ không khí tới
phế nang vào máu phụ thuộc
A. Áp lực riêng phần
B. Độ hoà tan của khí mê trong máu
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai
Câu 46 Qúa trình vận chuyển tích cực có sự tham gia của:
A. Chất vận chuyển
B. Có thể cần ATP
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 47 Chất vận chuyển (carrier) là những chất đặc hiệu
A. Có sẵn trên màng tế bào
B. Được đưa từ bên ngoài vào
C. Chỉ xuất hiện khi có sự hiện diện của thuốc
D. Tất cả đều sai
Câu 48 Sự vận chuyển tích cực phụ thuộc số lượng chất vận chuyển (carrier), đây là đặc
tính
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính bão hoà
C. Có tính cạnh tranh
D. Có tính đối lập
Câu 49 Nêu 4 đặc điểm của sự vận chuyển:
A. Tính bão toàn, tính đặc hiệu, tính cạnh tranh, có thể bị ức chế
B. Tính bão hoà, tính đặc hiệu, tính cạnh tranh, có thể bị hạn chế
C. Tính bão hoà, tính đặc hiệu, tính cạnh tranh, có thể bị ức chế
D. Tính bão hoà, tính đặc trưng, tính cạnh tranh, có thể bị ức chế
Câu 50 Mỗi carrier chỉ tạo phức với vài chất có cấu trúc đặc hiệu với nó. Đó là đăc điểm
gì?
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính bão hoà
C. Có tính cạnh tranh
D. Có thể bị ức chế
Câu 51 Các thuốc có cấu trúc gần giống nhau có thể gắn cạnh tranh với một carrier, chất
nào có ái lực mạnh hơn sẽ gắn được nhiều hơn. Đó là đăc điểm gì?
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính bão hoà
C. Có tính cạnh tranh
D. Có thể bị ức chế
Câu 52 Một số thuốc (như actinomycin D) làm carrier giảm khả năng gắn thuốc để vận
chuyển. Đó là đăc điểm gì?
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính bão hoà
C. Có tính cạnh tranh
D. Có thể bị ức chế
6
Câu 53 Hai hình thức vận chuyển tích cực đó là:
A. Vận chuyển thuận lợi
B. Vận chuyển tích cực thực thụ
C. Cả A,B đúng
D. Cả A,B sai
Câu 54 Vận chuyển thuận lợi là khi
A. Khi kèm theo carrier lại có cả sự chênh lệch bậc thang nồng độ
B. Khi kèm theo carrier
C. Có sự chênh lệch bậc thang nồng độ
D. Khi kèm theo carrier hoặc có sự chênh lệch bậc thang nồng độ
Câu 55 Vận chuyển tích cực thực thụ
A. Là vận chuyển đi ngược bậc thang nồng độ, từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng
độ cao hơn.
B. Đòi hỏi phải có năng lượng được cung cấp do ATP thuỷ phân
C. Cả A, B sai
D. Cả A, B đúng
Câu 56 Sự vận chuyển của Na+, K+, Ca++, I-, acid amin là
A. Vận chuyển tích cực thực thụ
B. Vận chuyển thuận lợi
C. Vận chuyển bằng cách lọc
D. Tất cả đều đúng
Câu 57 Sự vận chuyển thực thụ thường được gọi là:
A. Các “bơm”
B. Các “ chất mang”
C. Các “tải”
D. Các “cổng”
Câu 58 Sự vận chuyển glucose thuộc loại
A. Vận chuyển tích cực thực thụ
B. Vận chuyển thuận lợi
C. Vận chuyể bằng cách lọc
D. Khuếch tán
Câu 59 Sự hấp thu, chọn câu đúng
A. Không tính đến các đường hấp thu ngoài đường uống
B. Là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc (uống, tiêm) vào máu
C. Là quá trình thứ hai của dược động học
D. Không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc
Câu 60 Sự hấp thu không phụ thuộc vào:
A. Độ hoà tan của thuốc
B. pH tại chỗ hấp thu
C. Diện tích vùng hấp thu
D. Độ ổn định của thuốc
Câu 61 Nói về độ hòa tan của thuốc đặc điểm nào sau đây là đúng
A. Dạng dịch treo là dễ hấp thu nhất
B. Dạng dung dịch nước dễ hấp thu nhất
C. Dạng dung dịch dầu dễ hấp thu nhất
D. Các dạng thuốc đều hấp thu như nhau
Câu 62 Chọn câu sai:
A. pH tại chỗ hấp thu vì có ảnh hưởng đến độ ion hoá và độ tan của thuốc.
B. Nồng độ càng cao càng hấp thu nhanh.
C. Diện tích vùng hấp thu càng lớn thì hấp thu càng nhanh.
D. Nồng độ càng thấp càng dễ hấp thu
Câu 63 Tại phổi, niêm mạc ruột việc hấp thu diễn ra nhanh là do:
7
A. pH thấp
B. Nhiều chất dịch
C. Diện tích hấp thu lớn
D. Tất cả đúng
Câu 64 Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Đường đưa thuốc vào cơ thể ảnh hưởng đến việc hấp thu
B. Đường hấp thu nhiều nhất là đường tiêu hóa
C. Một thuốc chỉ có thể có một đường hấp thu
D. Thuốc tiêm tĩnh mạch hấp thu chậm hơn tiêm bắp
Câu 65 Các đường hấp thu ngoài đường tiêu hóa bao gồm:
A. Thuốc tiêm
B. Thuốc đặt trực tràng
C. Thuốc dùng ngoài
D. Tất cả đúng
Câu 66 Nhược điểm của thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa là:
A. Dễ tạo phức với thức ăn hoặc bị các enzym tiêu hoá phá huỷ
B. Đa số thuốc kích thích niêm mạc tiêu hoá, gây viêm loét
C. Khó điều chỉnh liều
D. Khó tuân thủ điều trị
Câu 67 Các đường hấp thu thuốc bao gồm
A. Đường uống
B. Đường tiêu hóa
C. Đường ngoài tiêu hóa như thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài …
D. Câu B, C đúng
Câu 68 Thuốc ngậm dưới lưỡi được xếp vào đường hấp thu nào sau đây
A. Thuốc dùng ngoài
B. Thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa
C. Thuốc dạng đặc biệt
D. Thuốc ngậm
Câu 69 Ưu điểm của thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa là
A. Dễ sữ dụng
B. Dễ điều chỉnh liều
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
Câu 70 Nhược điểm của sự hấp thu qua đường tiêu hóa là
A. Bị enzyme tiêu hóa phá hủy
B. Tạo phức với thức ăn
C. Kích thích niêm mạc gây loét
D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 71 Các dạng thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa bao gồm
A. Thuốc ngậm dưới lưỡi
B. Thuốc dùng đường uống
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
Câu 72 Phát biểu nào sau đây đúng
A. Thuốc ngậm dưới lưỡi là một dạng thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa
B. Thuốc đặt trực tràng là một dạng thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa
C. Thuốc dùng đường uống ít bị enzyme tiêu hóa phá hủy
D. Thuốc dùng đường uống không tạo phức với thức ăn

Câu 73 Ưu điểm của thuốc ngậm dưới lưỡi là, chọn câu sai
8
A. Thuốc vào thẳng vòng tuần hoàn nên không bị dịch vị phá huỷ
B. Thuốc vào thẳng vòng tuần hoàn nên không bị chuyển hoá qua gan lần thứ nhất
C. Thuốc vào thẳng vòng tuần hoàn nên không bị enzyme tiêu hóa phá huỷ
D. Thuốc vào thẳng vòng tuần hoàn nên không bị đào thải

Câu 74 Chọn câu đúng


A. Thuốc thường được hấp thu ở dạ dày
B. Thuốc ít được hấp thu ở ruột non
C. Ở dạ dày có pH = 1 - 3 nên chỉ hấp thu các thuốc có tính base
D. Ở dạ dày có pH = 1 - 3 nên chỉ hấp thu các thuốc có tính acid yếu
Câu 75 Thuốc được hấp thu ở dạ dày có đặc điểm
A. base yếu
B. Phải bị ion hoá
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
Câu 76 Đặc điểm của sự hấp thu thuốc qua dạ dày, chọn câu sai
A. Có pH = 1 - 3 nên chỉ hấp thu các acid yếu
B. Có pH = 1 - 3 nên chỉ hấp thu các base yếu
C. Có pH = 1 - 3 nên chỉ hấp thu các chất ion hóa
D. Ít hấp thu vì niêm mạc ít mạch máu
Câu 77 Chọn câu đúng về sự hấp thu ở dạ dày
A. Khi đói hấp thu nhanh hơn nhưng dễ bị kích thích
B. Nói chung ít hấp thu vì chứa nhiều cholesterol
C. Nói chung ít hấp thu vì thời gian thuốc ở dạ dày không lâu
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 78 Chọn câu sai về sự hấp thu thuốc ở ruột non


A. Thuốc mang amin bậc 4 sẽ bị ion hoá mạnh khó hấp thu
B. Thuốc ít hoặc không tan trong lipid thì ít được hấp thu
C. Là nơi hấp thu yếu hơn dạ dày
D. Các loại cura ít được hấp thu ở ruột non
Câu 79 Điểm thuận lợi của ruột non khi hấp thu thuốc
A. Có diện tích hấp thu rất rộng (> 40 m2)
B. Được tưới máu nhiều
C. pH tăng dần tới base (pH từ 6 đến 8)
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 80 Thuận lợi của việc dùng thuốc đặt trực tràng
A. Khi không dùng đường uống được (do nôn, do hôn mê hoặc ở trẻ em)
B. Thuốc rẻ tiền, dễ mua
C. Thuốc dễ bảo quản
D. Thuốc nhỏ gọn, tiện lợi
Câu 81 Chọn câu sai về sinh khả dụng
A. Sinh khả dụng phản ánh sự hấp thu thuốc
B. Là tỷ lệ phần trăm lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn ở dạng còn hoạt tính và vận
tốc hấp thu thuốc so với liều đã dùng
C. Là thông số dược động học của sự hấp thu
D. Sinh khả dụng phản ánh sự chuyển hóa thuốc
Câu 82 Chọn câu sai về các yếu tố làm thay đổi sinh khả dụng
A. Tuổi
B. Tình trạng bệnh lý: táo bón, tiêu chảy, suy gan
C. Thể trọng
D. Tương tác thuốc, tương tác thức ăn
9
Câu 83 Sự phân phối, chọn câu đúng
A. Là quá trình xảy ra đồng thời với hấp thu
B. Một phần thuốc sẽ gắn vào protein của huyết tương, phần thuốc tự do không gắn vào
protein sẽ qua được thành mạch để chuyển vào các mô vào nơi tác dụng.
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 84 Chọn câu sai về sự phân phối thuốc


A. Giữa nồng độ thuốc tự do (T) và phức hợp protein - thuốc (P - T) luôn có sự cân bằng
động
B. Quá trình phân phối thuốc không phụ thuộc vào tuần hoàn khu vực
C. Khi được hấp thu vào máu, một phần thuốc sẽ gắn vào protein của huyết tương
D. Phần thuốc tự do không gắn vào protein sẽ qua được thành mạch để chuyển vào các

Câu 85 Sự gắn thuốc vào protein huyết tương, chọn câu Sai
A. Các thuốc là acid yếu phần lớn gắn vào albumin huyết tương theo cách gắn thuận
nghịch
B. Các thuốc là base yếu phần lớn gắn vào glycoprotein theo cách gắn thuận nghịch
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
Câu 86 Sự gắn thuốc vào protein huyết tương phụ thuộc vào yếu tố, chọn câu sai
A. Số lượng vị trí gắn thuốc trên protein huyết tương.
B. Nồng độ phân tử của các protein gắn thuốc.
C. Hằng số gắn thuốc hoặc hằng số ái lực gắn thuốc.
D. Số nguyên tử Oxi có trong phân tử thuốc
Câu 87 Ý nghĩa của việc gắn thuốc vào protein huyết tương
A. Protein huyết tương là chất đệm sẽ giải phóng từ từ thuốc ra dạng tự do
B. Nhiều thuốc có thể cùng gắn vào một vị trí của protein huyết tương gây ra sự tranh
chấp, có thể tăng hoặc giảm tác dụng dược lý của các thuốc
C. Trường hợp bệnh lý làm tăng - giảm lượng protein huyết tương (như suy dinh
dưỡng, xơ gan, thận hư, người già...), cần hiệu chỉnh liều thuốc
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 88 Sự phân phối lại
A. Thường gặp với các thuốc tan nhiều trong lipid có tác dụng trên thần kinh trung
ương và dùng thuốc theo đường tĩnh mạch
B. Thường gặp với các thuốc tan nhiều trong nước có tác dụng trên thần kinh trung
ương và dùng thuốc theo đường tĩnh mạch
C. Thường gặp với các thuốc có tác dụng trên thần kinh trung ương và dùng thuốc theo
đường tĩnh mạch
D. Thường gặp với các thuốc dùng theo đường tĩnh mạch
Câu 89 Yếu tố quyết định tốc độ vận chuyển thuốc vào não, chọn câu sai
A. Mức độ gắn thuốc vào protein huyết tương.
B. Mức độ ion hoá của phần thuốc tự do
C. Hệ số phân bố lipid/nước của phần thuốc tự do không ion hoá
D. Hệ số phân bố lipid/nước của phần thuốc tự do bị ion hoá

Câu 90 Sự vận chuyển thuốc qua nhau thai


A. Mao mạch của thai nhi nằm trong nhung mao của mẹ vì vậy giữa máu mẹ và thai nhi
có "hàng rào nhau thai"
10
B. rất nhiều thuốc có thể vào được máu thai nhi, gây nguy hiểm cho thai
(phenobarbital, sulfamid, morphin…)
C. Chỉ có thuốc tự do này mới sang được máu con
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 91 Ý nghĩa lâm sàng của thể tích phân phối
A. Vd càng lớn chứng tỏ thuốc càng gắn nhiều vào mô vì thế điều trị nhiễm khuẩn
xương khớp nên chọn kháng sinh thích hợp có Vd lớn
B. Khi biết Vd của thuốc, có thể tính được liều cần dùng để đạt nồng độ huyết tương
mong muốn: D = Vd xCp
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
Câu 92 Mục đích của việc chuyển hóa thuốc, chọn câu sai
A. Nhằm làm tăng sự hấp thu
B. Giúp thuốc chuyển từ dạng tan được trong lipid, không bị ion hoá, dễ thấm qua màng
tế bào, dễ gắn vào protein thành dạng dễ tan hơn ở trong nước, dễ bị thải trừ (qua
thận, qua phân)
C. Nếu không có các quá trình sinh chuyển hoá, một số thuốc rất dễ tan trong lipid (như
pentothal) có thể bị giữ lại trong cơ thể rất lâu
D. Có sự tham gia của nhiều enzym
Câu 93 Các yếu tố làm thay đổi tốc độ chuyển hoá thuốc, chọn câu sai
A. Di truyền
B. Môi trường
C. Yếu tố ngoại lai gây cảm ức hoặc ức chế enzym chuyển hóa
D. Yếu tố bệnh lý
Câu 94 Các yếu tố ngoại lai gây cảm ứng enzym sẽ làm
A. Gỉam hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc do đó thuốc bị thải trừ nhanh hơn do đó
làm giảm tác dụng thuốc
B. Gỉam hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc do đó thuốc bị thải trừ chậm hơn do đó
làm giảm tác dụng thuốc
C. Tăng hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc do đó thuốc bị thải trừ nhanh hơn do đó
làm giảm tác dụng thuốc
D. Tăng hoạt tính của enzym chuyển hóa thuốc do đó thuốc bị thải trừ chậm hơn do đó
làm giảm tác dụng thuốc
Câu 95 Các đường thải trừ thuốc chọn câu sai
A. Thải trừ qua thận
B. Thải trừ qua mật
C. Thải trừ qua phổi
D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 96 Hai thông số dược động học của sự thải trừ thuốc là
A. Độ thanh trừ (CL) và thời gian bán thải (t1/2)
B. Độ thanh trừ (Cr) và thời gian bán thải (t1/2)
C. Độ thanh thải (CL) và thời gian bán thải (t1/2)
D. Độ thanh thải (Cr) và thời gian bán thải (t1/2)
Câu 97 Đơn vị tính của Clearance (CL) là
A. mL/phút, là số mL huyết tương được thải trừ thuốc hoàn toàn trong thời gian 1 phút
khi qua cơ quan
B. mg/phút, là số mg huyết tương được thải trừ thuốc hoàn toàn trong thời gian 1 phút
khi qua cơ quan
C. mL/h, là số mL huyết tương được thải trừ thuốc hoàn toàn trong thời gian 1 giờ khi
qua cơ quan
11
D. L/phút, là số L huyết tương được thải trừ thuốc hoàn toàn trong thời gian 1 phút khi
qua cơ quan
Câu 98 Ý nghĩa của Clearance (CL), chọn câu sai
A. Biết CL để hiệu chỉnh liều trong trường hợp bệnh lý suy gan, suy thận
B. Biết CL để hiệu chỉnh liều trong trường hợp cơ thể béo, gầy
C. Nồng độ này đạt được khi tốc độ thải trừ bằng tốc độ hấp thu.
D. Thuốc có CL lớn là thuốc được thải trừ nhanh
Câu 99 Thời gian bán thải thường sử dụng là
A. t1/2 α hay t1/2 thải trừ là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương
giảm còn 1/2
B. t1/2 β hay t1/2 thải trừ là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương
giảm còn ½
C. t1/2 α hay t1/2 hấp thu là thời gian cần thiết để 1/2 lượng thuốc đã dùng hấp thu
được vào tuần hoàn
D. t1/2 β hay t1/2 thải trừ là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong cơ thể giảm còn
½

Câu 100 Sau khi ngừng thuốc bao lâu thì coi như thuốc đã bị thải trừ hoàn toàn khởi cơ
thể
A. Khoảng 7 lần t1/2
B. Khoảng 5 lần t1/2
C. Khoảng 10 lần t1/2
D. Khoảng 4 lần t1/2
Câu 101 Hợp chất nào qua chuyển hóa ở pha II lại trở nên khó tan trong nước
A. Acid salisylic
B. Dextran
C. Sulfamid
D. Albumin
Câu 102 Loại phản ứng nào sẽ xảy ra trong quá trình chuyển hóa ở pha II
A. Phản ứng oxy hóa
B. Phản ứng liên hợp
C. Phản ứng khử
D. Phản ứng thủy phân
Câu 103 Chất nội sinh nào không tham gia lien hợp ở pha II
A. Acid glucuronic
B. Glutathion
C. Sulfat
D. Albumin
Câu 104 Dẫn xuất nào của Sulfanilamid sau khi chuyển quá qua pha II bị lắng đọng gây
đái máu, vô niệu
A. Dẫn xuất acetyl hóa
B. Dẫn xuất ester hóa
C. Dẫn xuất amino hóa
D. Dẫn xuất amid hóa
Câu 105 Men G6PD là viết tắt của cụm từ nào sau đây
A. Glucose 6 phosphat dehydrogenase
B. Glycose 6 phosphat dehydrogenase
C. Glycine 6 phosphat dehydrogenase
D. Glucagon 6 phosphat dehydrogenase
Câu 106 Sử dụng probenecid cùng với kháng sinh họ beta lactam như penicillin sẽ giúp
A. Tăng chuyển hóa penicillin
B. Giảm thải trừ penicillin
12
C. Tăng hấp thu penicillin
D. Tăng phân phối penicillin vào mô
Câu 101 Dược lực học nghiên cứu
A. Tác dụng của thuốc lên cơ thể sống
B. Giải thích cơ chế của các tác dụng sinh hoá và sinh lý của thuốc
C. Phân tích càng đầy đủ các tác dụng cung cấp được những cơ sở cho việc dùng thuốc
hợp lý
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 102 Hai chức năng của receptor là
A. Nhận biết các phân tử thông tin (ligand)
B. Chuyển tác dụng tương hỗ giữa ligand và receptor thành một tín hiệu để gây ra được
đáp ứng tế bào
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai

Câu 103 Chọn câu sai về đặc điểm receptor


A. Receptor là một thành phần đại phân tử
B. Tồn tại với một lượng giới hạn trong một số tế bào đích
C. Có thể nhận biết một cách đặc hiệu chỉ một phân tử
D. Chỉ nhận biết một cách đặc hiệu các phân tử nội sinh
Câu 104 Thành phần đại phân tử của receptor là
A. Protein
B. Lipid
C. Hydrocarbon
D. Tất cả đều đúng
Câu 105 Kết quả tương hỗ giữa phân tử thông tin gắn với receptor nhằm mục đích
A. Gây ra một tác dụng sinh học đặc hiệu
B. Đưa thuốc vào tế bào
C. Tạo sự cộng hưởng tăng tác dụng
D. Tất cả đều sai
Câu 106 Nhận biết các phân tử thông tin (hay còn gọi là ligand) bằng sự gắn đặc hiệu các
phân tử này vào receptor theo các liên kết hoá học, chọn câu sai
A. Liên kết ion
B. Liên kết carbon
C. Liên kết Van - der – Waals
D. Liên kết cộng hoá trị
Câu 107 Các phân tử thông tin của receptor con gọi là gì?
A. Ligand
B. Bigand
C. Ligrand
D. Bigrand
Câu 108 Có 2 vị trí receptor đó là
A. Trong nhân tế bào, ngoài bào tương
B. Trong nhân tế bào, ngoài màng tế bào
C. Trong tế bào chất, ngoài màng tế bào
D. Trong nhân bào tương, ngoài màng tế bào
Câu 109 Các phân tử thông tin gắn với receptor trong nhân tế bào
A. Gây ra sự sao chép các gen đặc hiệu
B. Làm sản xuất ra các phân tử trung gian
C. Gây ra sự biến tính gen
D. Tất cả đều sai
Câu 110 Các phân tử thông tin gắn với receptor ngoài màng tế bào
13
A. Làm sản xuất ra các phân tử nước
B. Làm sản xuất ra ATPv, GTPv, IPP3, Mg2+, diacetyl glycerol
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 111 Chọn câu đúng về receptor nằm ngoài màng tế bào
A. Gây ra sự sao chép các gen đặc hiệu
B. Không tham gia trực tiếp vào các chương trình biểu hiện của gen
C. Đóng vai trò là người truyền tin thứ 2
D. Nằm trong các vùng điều hoà gen
Câu 112 Receptor của hormon steroid, vitamin D3 nằm ở đâu?
A. Ngoài màng tế bào
B. Trong nhân tế bào
C. Trên cảm thụ quan
D. Trên mạng lưới nội bào tương
Câu 113 Khi các phân tử thông tin gắn lên receptor trong nhân tế bào sẽ gây
A. Sản xuất ra các phân tử trung gian
B. Sản xuất các chất truyền tin thứ 2
C. Sản xuất các AMPv, GMPv, IP3, Ca2+, diacetyl glycerol
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 114 Vai trò của chất truyền tin thứ hai, chọn câu sai
A. Gây ra một loạt phản ứng trong tế bào
B. Dẫn tới một thay đổi chuyển hoá trong tế bào
C. Luôn không có sự thay đổi về biểu hiện gen
D. Là các phân tử trung gian
Câu 115 Receptor của adrenalin, benzodiazepine nằm ở đâu
A. Nằm trên nhiễm sắc thể
B. Nằm trong nhân tế bào
C. Nằm trên màng tế bào
D. Nằm trong bào tương
Câu 116 Nhận định nào sau đây là sai
A. Thuốc gắn vào receptor của tế bào có thể không gây ra tác dụng sinh lý
B. Receptor câm là khi thuốc gắn vào mà không gây ra tác dụng gì
C. Digitalis không gắn vào gan, phổi, thận
D. Nơi tiếp nhận (acceptor) hoặc receptor câm (silent receptor) là một
Câu 117 Chọn câu đúng
A. Hai thuốc có cùng receptor, thuốc nào có ái lực cao hơn sẽ đẩy được thuốc khác ra
B. Hai thuốc có cùng receptor, thuốc nào có kích thước phân tử nhỏ hơn sẽ đẩy được
thuốc khác ra
C. Hai thuốc có cùng receptor, thuốc nào có kích thước phân tử lớn hơn sẽ đẩy được
thuốc khác ra
D. Hai thuốc có cùng receptor, thuốc nào có trọng lượng phân tử lớn hơn sẽ đẩy được
thuốc khác ra
Câu 118 Tác động của thuốc lên receptor giống với tác động của chất nội sinh được gọi

A. Chất đồng hành
B. Chất đồng hoạt
C. Chất đồng vận
D. Tất cả đúng

Câu 119 Receptor của thuốc có thể là


A. Protein
14
B. Enzym
C. Ion
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 120 Những thuốc tác dụng không thông qua receptor như
A. MgSO4, mannitol
B. hydroxyd nhôm, magnesi oxyd
C. Câu A, B đều đúng
D. Câu A, B đều sai
Câu 121 Tác dụng tại chỗ, chọn câu sai
A. Thuốc tác dụng ngay tại nơi thuốc tiếp xúc
B. Khi thuốc chưa được hấp thu vào máu
C. Thuốc sát khuẩn ngoài da, thuốc bọc niêm mạc đường tiêu hoá (kaolin, hydroxyd
nhôm) là những thuốc tác dụng tại chỗ
D. Là những thuốc tác dụng ngoài da không đưa vào cơ thể
Câu 122 Tác dụng toàn thân
A. Là tác dụng xảy ra khi thuốc đã được hấp thu vào cơ quan
B. Là tác dụng xảy ra khi thuốc đã được hấp thu vào não
C. Là tác dụng xảy ra khi thuốc đã được hấp thu vào máu
D. Là tác dụng xảy ra khi thuốc đã được hấp thu vào tế bào
Câu 123 Chọn câu sai
A. Tác dụng toàn thân là tác dụng xảy ra sau khi thuốc đã được hấp thu vào máu
B. Thuốc tác dụng toàn thân có thể được hấp thu qua các đường như đường hô hấp,
đường tiêu hoá hay đường tiêm.
C. Tác dụng toàn thân có nghĩa là thuốc tác dụng khắp cơ thể
D. Thuốc tác dụng toàn thân: thuốc lợi tiểu, thuốc trị tăng huyết áp, thuốc trị suy tim…
Câu 124 Tác dụng chính
A. Là tác dụng dùng để điều trị
B. Ví dụ Nifedipin, thuốc chẹn kênh calci dùng điều trị tăng huyết áp
C. Ví dụ Nifedipin, thuốc chẹn kênh calci gây phù chân, tụt huyết áp
D. Câu A, B đúng
Câu 125 Tác dụng phụ
A. Là tác dụng của thuốc nhưng không có ý nghĩa trong điều trị
B. Là tác dụng của thuốc nhưng ít xảy ra
C. Là tác dụng thứ phát của thuốc
D. Tất cả đều sai
Câu 126 Một trong những mục đích của phối hợp thuốc nhằm
A. Tăng tác dụng chính
B. Giảm tác dụng không mong muốn
C. Tăng tác dụng chính và giảm tác dụng không mong muốn
D. Tất cả đều sai

Câu 127 Tác dụng chọn lọc


A. Là tác dụng điều trị xảy ra hợp với chỉ định nhất
B. Là tác dụng điều trị xảy ra sớm nhất, rõ rệt nhất
C. Là tác dụng điều trị mà không có chống chỉ định
D. Là tác dụng điều trị xảy ra sớm nhất
Câu 128 Ý nghĩa của một thuốc có tác dụng chọn lọc
A. Gíup cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn
B. Gíup cho việc điều trị hiệu quả hơn
C. Gíup cho việc điều trị ít tác dụng phụ
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 129 Thay đổi tác dụng dược lý của thuốc liên quan đến
15
A. Thay đổi về đặc điểm của thuốc
B. Thay đổi về đối tượng dùng thuốc
C. Câu A, B sai
D. Câu A, B đúng
Câu 130 Thay đổi cấu trúc của thuốc có thể
A. Chỉ thay đổi dược lực của thuốc
B. Luôn luôn thay đổi dược động của thuốc
C. Có thể thay đổi dược lực hoặc dược động của thuốc
D. Tất cả đều đúng
Câu 131 Chọn câu sai
A. Từ dạng thuốc có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng
B. Ngoài ra dạng thuốc con được bào chế sao cho tiện bảo quản, vận chuyển, sử dụng
C. Cùng một hoạt chất nhưng có thể bào chế thành nhiều dạng thuốc khác nhau
D. Tất cả đều sai
Câu 132 Về trạng thái dược chất của thuốc
A. Dạng tinh thể dễ tan hơn dạng rắn vô định hình
B. Dạng rắn vô định hình dễ tan hơn dạng tinh thể
C. Hai dạng có độ tan như nhau
D. Không phụ thuộc dạng chỉ phụ thuốc kích thước
Câu 133 Vai trò của tá dược ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của thuốc
A. Tá dược chỉ là chất độn
B. Ảnh hưởng đến độ hoà tan, khuếch tán...của thuốc
C. Tá dược làm viên thuốc to dễ dùng
D. Không câu nào đúng
Câu 134 Nhận định nào sau đây là đúng
A. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại
B. Chỉ cần giảm liều thuốc của người lớn thì thành liều của trẻ em
C. Không có sự khacs biệt về dược động học ở trẻ em so với người lớn
D. Tất cả đều sai

Câu 135 Khi dùng thuốc ở trẻ em cần chú ý những đặc điểm gì trên đối tượng này
A. Hệ thần kinh chưa phát triển nên thuốc dễ thấm qua và tế bào thần kinh
B. Hệ enzym chuyển hoá thuốc, hệ thải trừ thuốc chưa phát triển.
C. Tế bào chứa nhiều nước, không chịu được thuốc gây mất nước
D. Tất cả đều đúng
Câu 136 Những chú ý khi dùng thuốc ở người cao tuổi
A. Các hệ enzym đều kém hoạt động vì đã "lão hoá".
B. Các tế bào ít giữ nước nên cũng không chịu được thuốc gây mất nước
C. Phải dùng nhiều thuốc một lúc nên cần rất chú ý tương tác thuốc
D. Cả 3 ý trên đúng
Câu 137 Khi sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai cần lưu ý nhất thời điểm
A. 3 tháng đầu
B. 3 tháng giữa
C. 3 tháng cuối
D. 1 tháng cuối
Câu 138 Khi sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú cần quan tâm
A. Thuốc có thải trừ qua đường sữa hay không
B. Nếu là thuốc thải trừ qua sữa mẹ thì chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
Câu 139 Những thuốc tránh dùng trên phụ nữ cho con bú như
A. Thuốc phiện và dẫn xuất của thuốc phiện (thuốc ho, codein..)
16
B. Thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống động kinh đều gây mơ màng và li bì
cho trẻ
C. Các loại corticoid, Cloramphenicol và thuốc phối hợp sulfametoxazol+ trimethoprim
D. Tất cả các thuốc trên
Câu 140 ADR có nghĩa là
A. Phản ứng chính
B. Phản ứng có hại của thuốc
C. Viết tắt của từ tiếng anh “Adverse Drug Reactions”
D. Câu B, C đúng
Câu 141 ADR xảy ra ở liều
A. Thường dùng cho người
B. Cao hơn liều thường dùng
C. Thấp hơn liều thường dùng
D. Bất kỳ liều nào
Câu 142 ADR xảy ra với tỉ lệ bao nhiêu
A. 8-30%
B. 1%
C. 2%
D. 5%

Câu 143 Vì sao benzocain, procain, sulfonamid, sulfonylurea dễ gây mẫn cảm
A. Vì thuốc có mang nhóm-CH3 ở vị trí para sản phẩm oxy hoá sẽ dễ gắn với nhóm-SH
của protein nội sinh để thành kháng nguyên
B. Vì thuốc có mang nhóm-NH2 ở vị trí para sản phẩm oxy hoá sẽ dễ gắn với nhóm-SH
của protein nội sinh để thành kháng nguyên
C. Vì thuốc có mang nhóm-SO2 ở vị trí para sản phẩm oxy hoá sẽ dễ gắn với nhóm-SH
của protein nội sinh để thành kháng nguyên
D. Không câu nào đúng

Câu 144 Vì sao thầy thuốc cần phải hỏi kỹ tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân
A. Vì phản ứng dị ứng thuốc có thể rất nặng dẫn đến tử vong
B. Vì phản ứng dị ứng không liên quan đến liều lượng thuốc dùng, số lần dùng và
thường có dị ứng chéo
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai

Câu 145 Người thiếu G6PD hoặc glutathion reductase dễ bị thiếu máu tan máu khi dùng
các thuốc sau
A. Thuốc chống dị ứng
B. Thuốc trợ tim mạch
C. Thuốc chống trầm cảm
D. Thuốc sốt rét như Primaquin, Quinin, Pamaquin, Sulfamid, Nitrofuran

Câu 146 Người thiếu G6PD thường gặp ở


A. Nam giới, da đen
B. Nữ giới, da đen
C. Nữ giới, da trắng
D. Không phân biệt nam nữ, màu da

Câu 147 Người thiếu enzym Methemoglobin Reductase dễ bị methemoglobin khi dùng
các thuốc nào sau đây
17
A. Sulfonylureas
B. Paracetamol, Cloramphenicol
C. Sulfamid
D. Isoniazid

Câu 148 Hiện tượng quen thuốc là gì


A. Là hiện tượng không còn dị ứng với một thuốc như trước đây
B. Là sự đáp ứng với thuốc yếu hơn hẳn so với người bình thường dùng cùng liều
C. Là độ nhạy cảm cá nhân bẩm sinh với thuốc
D. Không cần tăng liều dùng

Câu 149 Để tránh hiện tượng quen thuốc


A. Thường dùng thuốc ngắt quãng hoặc luân phiên thay đổi các nhóm thuốc
B. Ngưng dùng khi có hiện tượng quen thuốc
C. Giảm liều
D. Thay đổi đường dùng

Câu 150 Nghiện thuốc làm cho người nghiện


A. Phụ thuộc cả về tâm lý và thể chất
B. Vật vả, lăn lộn, dị cảm, vã mồ hôi, tiêu chảy khi thiếu thuốc
C. Thuốc làm thay đổi tâm lý và thể chất theo hướng xấu
D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 151 Phát biểu không đúng khi nói về thuốc ngủ:
A. Ức chế thần kinh trung ương, thuốc ngủ tạo ra giấc ngủ gần với giấc ngủ sinh lý
B. Liều thấp có tác dụng an thần, liều cao gây mê
C. Barbitarat được sử dụng nhiều hiện nay hơn so với benzodiazepin do ít tác dụng phụ
D. Benzodiazepin được sử dụng nhiều do ít gây quen thuốc và ít tác dụng phụ

Câu 152 Acid barbituric:


A. Được tạo thành từ acid malonic và amoniac
B. Là acid yếu, kém phân ly nên khó khuếch tán qua màng sinh học
C. Thay H ở C5 bằng các gốc R1 và R2, có tác dụng ức chế thần kinh trung ương
D. Câu A và C đúng

Câu 153 Liên quan cấu trúc và tác dụng của acid barbituric:
A. Không thay thế H ở C5: tác dụng yếu
B. Thay thế hai H ở C5 tác dụng yếu
C. Tác dụng ức chế thần kinh trung ương sẽ mạnh hơn khi R1 và R2 là chuỗi thẳng
D. Thay H ở C5 bằng một gốc phenyl, thuốc có tác dụng có co giật

Câu 154 Phenobarbital được tạo thành khi biến đổi acid barbituric theo hướng:
A. Thay thế H ở C5 bằng một gốc phenyl
B. Thay thế H ở C5 bằng hai gốc phenyl
C. Thay hai H ở C5 bằng O và phenyl
D. Thay H ở C2 bằng O và H ở C5 bằng phenyl

Câu 155 Thay O ở C2 của acid barbituric bằng S, ta được:


A. Phenobarbital
B. Thiopental
C. Hexobarbital
D. Diazepam
18
Câu 156 Thuốc ngủ trong cấu tạo có chứa lưu huỳnh, tác dụng gây mê nhanh và ngắn:
A. Thiopental
B. Diazepam
C. Phenobarbital
D. Hexobarbital

Câu 157 Tác dụng dược lý của barbiturat trên thần kinh:
A. Tạo giấc ngủ giống với giấc ngủ sinh lý, không làm giảm tỷ lệ của giấc ngủ nghịch
thường so với giấc ngủ sinh lý
B. Liều gây mê, ức chế tủy sống, làm giảm phản xạ đa synap
C. Barbiturat đối lập với cơn co giật do strychnin, độc tố uốn ván…
D. Câu A, B và C đúng

Câu 158 Cơ chế tác dụng của barbiturat:


A. Ức chế chức phận của hệ lưới, ngăn cản xung tác thần kinh qua các trục hệ lưới – vỏ
não, ngoại biên – đồi não – vỏ não…
B. Tác dụng gián tiếp thông qua GABA, làm giảm thời lượng mở kênh Cl
C. Barbiturat có khả năng tăng cường hoặc bắt chước tác dụng ức chế synap của GABA,
tuy nhiên tính chọn lọc kém các benzodiazepin.
D. Câu A và C đúng

Câu 159 Tác dụng của barbiturat trên hệ hô hấp:


A. Giảm biên độ và tần số các nhịp thở
B. Hủy hoại trung tâm hô hấp, tăng đáp ứng với CO2
C. Tăng sử dụng Oxy ở não trong lúc gây mê
D. Câu A và C đúng

Câu 160 Tác dụng của barbiturat:


A. Chỉ có tác dụng ức chế thần kinh khi sử dụng liều cao
B. Gây ngủ gần với giấc ngủ sinh lý, không có tác dụng chống co giật
C. Giảm biên độ và tần số các nhịp thở, liều cao hủy hoại trung tâm hô hấp
D. Liều gây mê làm giảm lưu lượng tim và luôn gây ức chế tim

Câu 161 Tác dụng không mong muốn của phenobarbital:


A. Buồn ngủ
B. Hồng cầu to trong máu ngoại vi
C. Rung giật nhãn cầu, lo lắng, sợ hãi
D. Tất cả đúng

Câu 162 Nồng độ phenobarbital trong máu gây tử vong:


A. 10 microgam/mL
B. 30 microgam/mL
C. 60 microgam/mL
D. 80 microgam/mL

Câu 163 Ngộ độc cấp của phenobarbital không chứa triệu chứng:
A. Buồn ngủ, mất dần phản xạ
B. Đồng tử co
C. Giãn mạch dưới da, hạ thân nhiệt
D. Giảm hô hấp, giảm huyết áp

19
Câu 164 Cách xử trí khi ngộ độc cấp phenobarbital:
A. Đảm bảo thông khí
B. Dạ dày bằng dung dịch NaCl 0,9% hoặc KMnO4 0,1%
C. Uống than hoạt để hấp phụ chất độc
D. Tất cả đúng

Câu 165 Khi tăng đào thải barbiturat, không được áp dụng biện pháp này:
A. Truyền dung dịch đẳng trương, lợi tiểu thẩm thấu
B. Acid hóa huyết tương
C. Lọc ngoài thận, chạy thận nhân tạo
D. Ở những bệnh nhân có tụt huyết áp, suy vành hoặc suy t im, lọc màng bụng sẽ có hiệu
quả hơn thận nhân tạo

Câu 166 Thuốc làm tăng tác dụng, tăng độc tính của phenobarbital:
A. Cortison
B. Vitamin D
C. Estrogen
D. Cimetidin

Câu 167 Thuốc giảm tác dụng khi sử dụng chung với barbiturat:
A. Vitamin D
B. Cloramphenicol
C. Cimetidin
D. Câu A và B đúng

Câu 168 Tác dụng gây ngủ của barbiturat tăng lên khi phối hợp chung với thuốc:
A. Cloramphenicol
B. Cimetidin
C. Doxycyclin
D. Câu A và B đúng

Câu 169. Tác dụng của benzodiazepin:


A. An thần giải lo âu
B. Giãn cơ
C. Chống co giật
D. Tất cả đúng

Câu 170 Benzodiazepin khác với barbiturat ở đặc điểm:


A. Không có tác dụng an thần
B. Đa số không gây mê ở liều cao
C. Không có tác dụng chống co giật
D. Không gây giãn cơ vân

Câu 171 Thuốc an thần mới ít tác dụng phụ hơn nhóm benzodiazepin:
A. Diazepam
B. Buspiron
C. Oxazepam
D. Triazolam

Câu 172 Benzodiazepin có tác dụng gây mê:


A. Diazepam
B. Midazolam
20
C. Flurazepam
D. Câu A và B đúng

Câu 173 Chỉ định không phải của benzodiazepin:


A. Co cơ
B. An thần
C. Chống co giật
D. Gây ngủ, tiền mê

Câu 174 Chống chỉ định của diazepam:


A. Suy hô hấp
B. Nhược cơ
C. Suy gan, vận hành máy móc
D. Tất cả đúng

Câu 175 Theo quan niệm trước đây, rượu ức chế thần kinh trung ương do:
A. Tăng khả năng gắn của GABA trên receptor GABAA
B. Ức chế khả năng mở kênh Ca2+ của glutamat
C. Làm tan rã lớp lipid của màng
D. Câu A và B đúng

Câu 176 Rượu ức chế thần kinh trung ương do:


A. Tăng khả năng gắn của GABA trên receptor GABAA
B. Ức chế khả năng mở kênh Ca2+ của glutamat
C. Làm đông vón protein của màng
D. Câu A và B đúng

Câu 177 Rượu có tác dụng sát khuẩn tốt nhất:


A. 500
B. 600
C. 700
D. 900

Câu 178 Rượu 900 tính sát khuẩn kém do:


A. Nồng độ chưa đủ để sát khuẩn
B. Không thấm sâu vào trong da do làm hẹp lỗ tiết mồ hôi
C. Không có khả năng đông protein của vi khuẩn
D. Tất cả đúng

Câu 179 Nồng độ rượu giúp hỗ trợ tốt cho việc hấp thu thức ăn:
A. 80
B. 200
C. 300
D. 400

Câu 180 Rượu không gây nên tác dụng:


A. Giãn cơ tim, phì đại tâm thất
B. Nồng độ < 100 làm giảm tiết acid dịch vị
C. Ức chế trung tâm vận mạch gây giãn mạch
D. Giãn cơ trơn

Câu 181 Dược động học của rượu:


21
A. Hấp thu chậm, đạt nồng độ tối đa trong máu sau 3 giờ
B. Nồng độ rượu trong mô lớn hơn nồng độ trong máu rất nhiều
C. 80% được đào thải nguyên vẹn qua phổi
D. Qua được nhau thai, 90% oxy hóa ở gan

Câu 182 Con đường chuyển hóa chính của rượu:


A. Chuyển hoá qua alcool dehydrogenase
B. Chuyển hoá qua hệ microsomal ethanol oxidizing system
C. Đào thải qua phổi
D. Câu a và c đúng

Câu 183 Ở người nghiện rượu, sự chuyển hóa rượu qua hệ nào tăng lên:
A. Chuyển hoá qua alcool dehydrogenase
B. Chuyển hoá qua hệ microsomal ethanol oxidizing system
C. Đào thải qua phổi
D. Đào thải qua mật

Câu 184 Sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của rượu:
A. Carbonic
B. Acetaldehyd
C. Acid acetic
D. Acid formic

Câu 185 Mục đích khi tiêm rượu vào dây thần kinh bị viêm:
A. Gây ngủ
B. Giảm đau
C. Sát khuẩn
D. Chống co giật

Câu 186 Chất chuyển hóa của rượu (ethanol) gây độc tính cao:
A. Cacbonic
B. Acetaldehyd
C. Acid acetic
D. Acid formic

Câu 187 Khi ngộ độc mạn tính rượu, bệnh nhân sẽ có biểu hiện:
A. Loét dạ dày tá tràng
B. Táo bón, hạ huyết áp
C. Viêm dây thần kinh, rối loạn tâm thần
D. Câu A và C đúng

Câu 188 Biểu hiện run tay, viêm dây thần kinh ngoại biên ở người nghiện rượu do thiếu
vitamin:
A. A
B. B1
C. B12
D. E

Câu 189 Các biện pháp điều trị ngộ độc cấp do rượu:
A. Rửa dạ dày, bổ sung kali
B. Đảm bảo thông khí
C. Truyền glucose máu
22
D. Tất cả đúng

Câu 190 Để làm giảm bớt các thương tổn thần kinh do rượu gây ra, có thể sử dụng:
A. Dung dịch glucose
B. Vitamin B1, B3, B9
C. Vitamin B1, B6
D. Bổ sung kali và vitamin E

Câu 191 Mục đích truyền dung dịch glucose khi ngộ độc cấp rượu:
A. Tránh hạ đường huyết và tránh tăng thể ceton máu
B. Ngăn hạ huyết áp
C. Tránh thiếu nước và muối
D. Câu B và C đúng

Câu 192 Disulfiram được dùng chữa nghiện rượu do:


A. Tăng đào thải rượu ra khỏi cơ thể
B. Ức chế aldehyd oxydase, làm tăng nồng độ acetaldehyd
C. Ức chế cyt P450, làm tăng nồng độ acid acetic nên gây độc
D. Tất cả đúng

Câu 193 Biểu hiện của người nghiện rượu sau khi uống Disulfiram 1 giờ:
A. Đỏ bừng mặt, nhức đầu dữ dội
B. Buồn nôn, nôn, vã mồ hôi
C. Tăng huyết áp và hạ đường huyết
D. Câu A và B đúng

Câu 194 Thuốc không gây biểu hiện giống disulfiram khi dùng chung với rượu ethylic:
A. Metronidazol
B. Aspirin
C. Cephalosporin
D. Gliclazid

Câu 195 Thuốc làm tăng nguy cơ tổn thương gan khi dùng chung với rượu:
A. Isoniazid
B. Paracetamol
C. Aspirin
D. Câu A và B đúng

Câu 196 Thuốc làm tăng nguy cơ loét dạ dày khi uống cùng rượu:
A. Paracetamol
B. Metformin
C. Aspirin
D. Carbamazepin

Câu 197 Rượu dùng chung với nhóm thuốc này làm tăng acid lactic máu:
A. Metformin
B. Acarbose
C. Cumarin
D. Diazepam

Câu 198 Khi ngộ độc rượu, bệnh nhân có thể bị mù do rượu có chứa:
23
A. Methanol
B. Ethanol
C. Ethylen glycol
D. Propanol

Câu 199 Khi ngộ độc alcol này, có thể gây acid chuyển hoá và suy thận:
A. Methanol
B. Ethanol
C. Ethylen glycol
D. Propanol

Câu 200 Thời gian thuốc ngủ benzodiazepin được tổng hợp:
A. Năm 1929
B. Năm 1945
C. Năm 1956
D. Năm 1965

Câu 201 Kỷ nguyên hiện đại của hoá trị liệu kháng khuẩn được bắt đầu từ việc tìm ra
nhóm kháng sinh:
A. Penicillin
B. Sulfamid
C. Quinolon
D. Macrolid

Câu 202 Thời gian penicillin được tổng hợp dùng trong lâm sàng:
A. 1929
B. 1936
C. 1941
D. 1963

Câu 203 Nhóm kháng sinh do Alexander Fleming tìm ra:


A. Penicillin
B. Phenicol
C. Quinolon
D. Aminosid

Câu 204 Nhóm kháng sinh được tổng hợp nhân tạo:
A. Quinolon
B. Penicillin
C. Phenicol
D. Cephalosporin

Câu 205 Kháng sinh có bao nhiêu cơ chế tác động:


A. 2
B. 3
C. 5
D. 7

Câu 206 Kháng sinh có cơ chế tác động khác các kháng sinh còn lại:
A. Penicillin G
B. Tetracyclin
C. Amikacin
24
D. Cloramphenicol

Câu 207 Cơ chế tác động của Tetracyclin:


A. Ức chế tổng hợp vách tế bào
B. Gắn vào thụ thể 30S của riboxom, làm ức chế tổng hợp protein
C. Gắn vào thụ thể 50S của riboxom, làm ức chế tổng hợp protein
D. Ức chế tổng hợp acid folic

Câu 208 Kháng sinh ức chế tổng hợp acid folic:


A. Sulfamid
B. Trimethorprim
C. Doxycyclin
D. Câu A và B đúng

Câu 209 Phổ kháng khuẩn được định nghĩa:


A. Mỗi kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định, gọi là phổ
kháng khuẩn
B. Tỉ lệ MBC/MIC > 4: kháng sinh diệt khuẩn
C. Tỉ lệ MBC/MIC gần bằng 1: kháng sinh kìm khuẩn
D. Tất cả đúng

Câu 210 Nhóm kháng sinh kìm khuẩn:


A. Penicillin
B. Macrolid
C. Quinolon
D. Aminosid

Câu 211 Kháng sinh ức chế tạo cầu peptid:


A. Cloramphenicol
B. Tetracyclin
C. Streptomycin
D. Amoxicillin

Câu 212 Cơ chế chung của nhóm kháng sinh β lactam:


A. Ức chế tổng hợp vách tế bào
B. Ức chế tổng hợp protein
C. Ức chế tổng hợp acid citric
D. Câu A và C đúng

Câu 213 Sự khác biệt giữa vi khuẩn gram dương và gram âm:
A. Vi khuẩn gram dương lớp peptidoglycan mỏng hơn
B. Hai loại vi khuẩn bắt màu khác nhau với thuốc nhuộm
C. Vi khuẩn gram âm có lớp lipopolysaccharid ngoài cùng
D. Câu B và C đúng

Câu 214 Penicillin ức chế tạo vách tế bào do:


A. Gắn với men transpeptidase
B. Gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom
C. Gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosom
D. Cạnh tranh với PAPA

Câu 215 Dựa theo cấu trúc hóa học, kháng sinh β lactam được chia thành:
25
A. 3 nhóm
B. 4 nhóm
C. 5 nhóm
D. 6 nhóm

Câu 216 Cấu trúc của nhóm cephem:


A. Vòng A có 5 cạnh bão hoà, gồm các penicilin và các chất phong toả β lactamase
B. Vòng A có 6 cạnh không bão hoà, gồm các cephalosporin
C. Vòng A có 5 cạnh không bão hoà, gồm các imipenem, ertapenem
D. Không có vòng A, là kháng sinh có thể tổng hợp như aztreonam

Câu 217 Cephalosporin thuộc cấu trúc nhóm:


A. Penam
B. Cephem
C. Penem
D. Monobactam

Câu 218 Kháng sinh penicillin được tìm ra bởi nhà khoa học:
A. Alexander Fleming
B. Galien
C. Louis Paster
D. Domagk

Câu 219 Kháng sinh penicillin G:


A. Kém bền trong môi trường acid nên sử dụng đường tiêm
B. Phổ kháng khuẩn hẹp, tác dụng chủ yếu trên gram âm
C. Thời gian bán thải ngắn, từ 30 – 60 phút
D. Câu a và c đúng

Câu 220 Sự khác biệt chủ yếu của penicillin G và V:


A. Penicillin V không dùng đường uống
B. Penicillin G kháng được penicillase
C. Penicillin G dùng đường tiêm, Penicillin V dùng được đường uống
D. Penicillin G không tác dụng được vi khuẩn gram âm, penicillin V tác dụng tốt trên
gram âm

Câu 221 Đặc điểm không thuộc về penicillin G:


A. Bền trong môi trường pH = 6 – 6.5
B. Dùng đường tiêm do kém bền trong acid dịch vị
C. Tác dụng lên các vi khuẩn tiết penicillase
D. Khó thấm vào xương và não

Câu 222 Penicillin tác dụng tốt trên tụ cầu vàng:


A. Methicilin
B. Ampicillin
C. Cloxacilin
D. Câu A và C đúng

Câu 223 Kháng sinh penicillin không dùng bằng đường uống:
A. Penicillin G
B. Methicillin
C. Amoxicillin
26
D. Câu A và B đúng

Câu 224 Chọn câu đúng


A. Gồm amoxicillin, ampicillin và oxacilin
B. Kháng được vi khuẩn tiết men penicillase
C. Amoxicillin hấp thu đường uống tốt hơn ampicillin
D. Tất cả đúng

Câu 225 Kháng sinh ưu tiên sử dụng trong trường hợp nhiễm trực khuẩn mủ xanh,
Proteus, Enterobacter hoặc nhiễm khuẩn mắc phải tại bệnh viện:
A. Ampicillin
B. Amoxicillin
C. Ticarcilin
D. Penicillin V

Câu 226 Các cephalosporin được chia làm:


A. 3 thế hệ
B. 4 thế hệ
C. 5 thế hệ
D. 6 thế hệ

Câu 227 Cephalsoporin thế hệ 1:


A. Có phổ kháng khuẩn gần với meticilin và penicilin A
B. Kháng được men cephalosporinase
C. Không tác dụng trên Salmonella, Shigella
D. Câu A và B đúng

Câu 228 Cephalosporin thế hệ 1:


A. Cefalexin
B. Cefuroxim
C. Cefexim
D. Câu A và B đúng

Câu 229 Ưu điểm của cephalosporin thế hệ 2 so với thế hệ 1:


A. Phổ mở rộng hơn trên gram âm
B. Dung nạp tốt hơn
C. Đều sử dụng đường uống do hấp thu tốt
D. Câu A và B đúng

Câu 230 Đặc điểm cephalosporin thế hệ 3:


A. Tác dụng trên gram dương tốt hơn thế hệ 1
B. Đa phần sử dụng đường uống
C. Tác dụng tốt trên chủng tiết β lactamase hơn thế hệ 1
D. Một số kháng sinh nhóm này: cefuroxim, ceftriaxon, cefotaxim

Câu 231 Cephalosporin thế hệ 4:


A. Ceftriaxon
B. Cefepim
C. Cefuroxim
D. Cefalexin

Câu 232 Cấu trúc chung của các chất ức chế β lactamase:
27
A. Penam
B. Cephem
C. Penem
D. Monobactam

Câu 233 Thành phần của Augmentin:


A. Amoxicillin và ampicillin
B. Ampicillin và acid clavulanic
C. Amoxicillin và acid clavulanic
D. Sulbactam và ampicillin

Câu 234 Thành phần của Unasyn:


A. Amoxicillin và ampicillin
B. Ampicillin và sulbactam
C. Ampicillin và acid clavulanic
D. Amoxicillin và acid clavulanic

Câu 235 Kháng sinh vancomycin:


A. Ức chế transglycosylase nên ngăn cản kéo dài và tạo lưới peptidoglycan
B. Đây là kháng sinh kìm khuẩn, hấp thu kém qua đường tiêu hóa
C. Chỉ diệt khuẩn Gram (+): phần lớn các tụ cầu gây bệnh, kể cả tụ cầu tiết β lactamase và
kháng methicilin
D. Câu A và C đúng

Câu 236 Đặc tính chung của nhóm kháng sinh aminoglycosid:
A. Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa
B. Cùng cơ chế tác dụng
C. Chủ yếu dùng diệt vi khuẩn yếm khí gram âm
D. Độc tính chủ yếu trên tai và mắt

Câu 237 Kháng sinh tiêu biểu trong nhóm aminoglycosid dùng trong điều trị lao:
A. Streptomycin
B. Amikacin
C. Neltimycin
D. Erythromycin

Câu 238 Kháng sinh streptomycin:


A. Streptomycin gắn vào tiểu phần 50 S của ribosom, làm vi khuẩn đọc sai mã thông tin
mARN
B. Có tác dụng kìm khuẩn mạnh
C. pH tối ưu ở 5.5 nên acid hóa nước tiểu khi điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
D. Dùng đường tiêm bắp, thuốc gây độc nhiều trên tai

Câu 239 Kháng sinh aminoglycosid ít độc tính trên tai:


A. Kanamycin
B. Amikacin
C. Neltimycin
D. Streptomycin

Câu 240 Kháng sinh aminoglycosid có hoạt tính mạnh nhất trong nhóm:
A. Kanamycin
B. Streptomycin
28
C. Amikacin
D. Neltimycin

Câu 241 Kháng sinh gây độc tính suy tủy và hội chứng xám:
A. Streptomycin
B. Doxycyclin
C. Cloramphenicol
D. Sulfamethoxazol

Câu 242 Kháng sinh cloramphenicol:


A. Là kháng sinh hoàn toàn tổng hợp, có tác dụng diệt khuẩn
B. Cơ chế: gắn vào tiểu phần 50 S của ribosom nên ngăn cản mARN gắn vào ribosom
C. Phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu trên vi khuẩn gram âm, tác dụng đặc hiệu trên vi khuẩn
thương hàn và phó thương hàn
D. Câu A và C đúng

Câu 243 Độc tính cloramphenicol:


A. Suy tủy loại không phụ thuộc liều: giảm huyết cầu toàn thể do suy tuỷ thực sự, tỷ lệ tử
vong từ 50 - 80%
B. Hội chứng xám: gặp ở trẻ lớn hơn 6 tuổi sau khi dùng liều cao theo đường tiêm: nôn,
đau bụng, tím tái, mất nước, người mềm nhũn, trụy tim mạch và chết
C. Dùng cloramphenicol liều cao trong trị bệnh thương hàn nặng, bệnh nhân dễ tử vong
D. Câu A và C đúng

Câu 244 Hiện nay, khi điều trị bệnh thương hàn nên ưu tiên sử dụng:
A. Cloramphenicol
B. Ceftriaxon
C. Ofloxacin
D. Câu B và C đúng

Câu 245 Ưu điểm của thiophenicol so với cloramphenicol:


A. Độc tính ít hơn, dễ dung nạp
B. Tác dụng mạnh hơn
C. Liều dùng thấp hơn 2 lần
D. Dùng được cho người suy thận

Câu 246 Cơ chế chung của nhóm kháng sinh tetracyclin:


A. Ức chế tổng hợp vách tế bào
B. Ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào tiểu phần 30 S của ribosom
C. Ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào tiểu phần 50 S của ribosom
D. Ức chế tổng hợp acid folic

Câu 247 Kháng sinh tetracyclin hấp thu tốt qua đường uống
A. Doxycylin
B. Tetracyclin
C. Clotetracyclin
D. Oxytetracyclin

Câu 248 Đối tượng cần lưu ý khi sử dụng tetracyclin:


A. Phụ nữ mang thai
B. Trẻ < 8 tuổi
C. Người bất thường về thính giác
29
D. Câu A và B đúng

Câu 249 Độc tính của tetracyclin cần lưu ý:


A. Vàng răng ở trẻ nhỏ
B. Độc với gan và gây sỏi thận
C. Độc trên tai và gây tổn thương gót chân
D. Câu A và C đúng

Câu 250 Lưu ý khi sử dụng các kháng sinh nhóm tetracyclin:
A. Không sử dụng cho trẻ nhỏ do gây hội chứng xám
B. Uống nhiều nước
C. Không dùng kèm với sữa hoặc dùng kèm với antacid
D. Câu A và C đúng

Câu 251 Kháng sinh ưu tiên sử dụng cho trường hợp tiêu chảy do du lịch:
A. Amoxicillin
B. Doxycyllin
C. Sulfadoxin
D. Cloramphenicol

Câu 252 Kháng sinh đại diện cho nhóm macrolid:


A. Kanamycin
B. Erythromycin
C. Lincosamid
D. Gentamycin

Câu 253 Đặc tính của nhóm macrolid và lincosamid:


A. Tác dụng trên các chủng đã kháng penicilin và tetracyclin
B. Giữa chúng có kháng chéo do cơ chế tương tự.
C. Ít độc và dung nạp tốt.
D. Tất cả đúng

Câu 254 Kháng sinh ngăn cản sự gắn kết của tARN vào phức hợp ribosom mARN:
A. Cloramphenicol
B. Streptomycin
C. Tetracyclin
D. Amoxicillin

Câu 255 Tác dụng phụ thường gặp của nhóm macrolid:
A. Vàng răng
B. Điếc tai
C. Rối loạn tiêu hóa
D. Nhạy cảm ánh sáng

Câu 256 Kháng sinh quinolon thế hệ 1:


A. Ofloxacin
B. Ciprofloxacin
C. Acid nalidixic
D. Spiramycin

Câu 257 Điều không đúng khi nói về quinolon:


A. Đây là kháng diệt khuẩn
30
B. Ức chế men tháo xoắn AND gyrase
C. Đều là các acid yếu
D. Chia làm 4 thế hệ

Câu 258 Fluoroquinolon thế có tác động cân bằng trên cả 2 enzym ADN gyrase và
topoisomerase IV:
A. Levofloxacin
B. Norfloxacin
C. Ofloxacin
D. Ciprofloxacin

Câu 259 Điều nào không đúng khi nói về acid nalidixic:
A. Đây là kháng sinh quinolon thế hệ 1
B. Dễ hấp thu qua đường tiêu hóa, dùng trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
C. Chỉ ức chế ADN gyrase
D. Không tác động trên vi khuẩn gram âm

Câu 260 Chỉ định của kháng sinh quinolon:


A. Bệnh lậu
B. Đau mắt hột, mụn trứng cá
C. Nhiễm khuẩn xương khớp và mô mềm
D. Câu A và C đúng

Câu 261 Nguyên nhân chính không dùng quinolon cho trẻ nhỏ:
A. Làm vàng răng
B. Tổn thương sụn
C. Gây suy tủy
D. Suy gan và điếc tai

Câu 262 Lý do floroquinolon dùng rộng rãi hơn các kháng sinh khác:
A. Thời gian bán thải ngắn, từ 3 – 5 giờ
B. Phổ hẹp, chủ yếu trên gram âm hiếu khí
C. Hấp thu tốt, rẻ tiền, ít tác dụng phụ
D. Tất cả đúng

Câu 263 Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn của Nitroimidazol:
A. Chọn lọc trên các vi khuẩn kỵ khí
B. Nhóm nitro của thuốc bị khử bởi các protein vận chuyển electron, tạo ra các sản phẩm
độc, diệt được vi khuẩn
C. Phổ kháng khuẩn trên mọi cầu khuẩn kỵ khí, trực khuẩn kỵ khí Gram (-), trực khuẩn
kỵ khí Gram (+) tạo được bào tử
D. Tất cả đúng

Câu 264 Nhóm kháng sinh được phát hiện từ phẩm nhuộm:
A. Sulfamid
B. Tetracyclin
C. Macrolid
D. Cephalosporin

Câu 265 Kháng sinh cạnh tranh với PABA, dẫn đến vi khuẩn không tổng hợp được acid
folic:
A. Doxycyclin
31
B. Sulfadoxin
C. Streptomycin
D. Câu A và B đúng

Câu 266 Cơ chế của nhóm kháng sinh sulfamid:


A. Cạnh tranh với PABA
B. Ức chế dihydrofolat synthetase, một enzym tham gia tổng hợp acid folic
C. Ức chế tổng hợp vách tế bào
D. Câu A và B đúng

Câu 267 Điều nào sai khi nói về dược động học của các kháng sinh sulfamid:
A. Các sulfamid được hấp thu nhanh qua dạ dày và ruột nhanh nhất là sulfaguanidin
B. Khuếch tán rất dễ dàng vào các mô, vào dịch não tuỷ, qua được nhau thai
C. Các sản phẩm acetyl hoá rất ít tan, dễ gây tai biến khi thải trừ qua thận
D. Thải trừ chủ yếu qua thận

Câu 268 Sulfamid hấp thu nhanh và thải trừ nhanh:


A. Sulfadiazin
B. Sulfadoxin
C. Sufaguanidin
D. Pyrimethamin

Câu 269 Sulfamid ưu tiên dùng chữa viêm ruột, viêm loét đại tràng do hấp thu rất ít:
A. Sufaguanidin
B. Sulfamethoxazol
C. Sulfadiazin
D. Sulfacetamid

Câu 270 Sulfamid chủ yếu dùng để trị các vết thương ngoài da do ít tan trong nước:
A. Sufaguanidin
B. Sulfadiazin
C. Sulfacetamid
D. Câu B và C đúng

Câu 271 Khắc phục tác dụng phụ của sulfamid trên thận:
A. Uống nhiều nước
B. Dùng kèm với Natri bicarbonat
C. Uống vào buổi sáng
D. Câu A và B đúng

Câu 272 Độc tính có thể gặp của sulfamid:


A. Vàng da, rối loạn tiêu hóa
B. Sỏi thận, vô niệu
C. Thiếu máu tan máu
D. Tất cả đúng

Câu 273 Thành phần chính của Co-trimoxazol hoặc Bactrim:


A. Sulfamethoxazol và pyrimethamin
B. Sulfadoxin và pyrimethamin
C. Sulfamethoxazol và trimethoprim
D. Câu A và B đúng

32
Câu 274 Tỉ lệ sulfamethoxazol và trimethoprim trong các chế phẩm:
A. 100mg : 200mg
B. 110mg : 210mg
C. 400mg : 80mg
D. 320mg : 80mg

Câu 275 Điều không đúng về kháng sinh sulfamid:


A. Đây là nhóm kháng sinh kìm khuẩn
B. Sản phẩm liên hợp với acid glucuronic kém tan, dễ gây sỏi thận
C. Phổ kháng khuẩn rộng, tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc tăng do lạm dụng nhiều
D. Vi khuẩn đề kháng bằng cách thay đổi con đường chuyển hóa

Câu 276 Vi khuẩn đề kháng sulfamid bằng cách:


A. Tạo men lactamase phân hủy thuốc
B. Thay đổi điểm tác động trên màng vi khuẩn
C. Thay đổi tính thấm với sulfamid hoặc vi khuẩn không sử dụng PAPA
D. Câu A và B đúng

Câu 277 Thành phần của Fansidar:


A. Sulfamethoxazol và pyrimethamin
B. Sulfadoxin và pyrimethamin
C. Sulfamethoxazol và trimethoprim
D. Câu A và B đúng

Câu 278 Chỉ định chính của Fansidar:


A. Điều trị nhiễm giun tròn đường tiêu hóa
B. Trị sốt rét
C. Trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
D. Câu A và C đúng

Câu 279 Mục đích phối hợp sulfamethoxazol và trimethoprim:


A. Tăng tác dụng diệt khuẩn
B. Mở rộng phổ kháng khuẩn
C. Giảm tỉ lệ đề kháng
D. Tất cả đúng

Câu 280 Nguyên tắc dùng kháng sinh:


A. Chỉ dùng khi có nhiễm khuẩn và virus
B. Dùng càng sớm càng tốt
C. Dùng đủ thời gian, khi hết sốt phải ngưng thuốc ngay
D. Tất cả đúng

Câu 281 Lưu ý khi sử dụng kháng sinh:


A. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
B. Nếu không hết sốt sau 2 ngày sử dụng, phải thay kháng sinh
C. Dùng liều thấp rồi tăng dần
D. Câu A và B đúng

Câu 282 Thời gian sử dụng kháng sinh đối với các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ:
A. 1 – 2 ngày
B. 4 – 5 ngày
C. 7 – 10 ngày
33
D. Khi hết sốt phải ngừng ngay

Câu 283 Nguyên nhân thất bại trong việc dùng kháng sinh:
A. Chọn kháng sinh không đúng phổ tác dụng
B. Nồng độ kháng sinh không đủ tại chỗ nhiễm khuẩn
C. Vi khuẩn kháng thuốc
D. Tất cả đúng

Câu 284 Trường hợp đề kháng giả:


A. Vi khuẩn tiết men phân hủy kháng sinh
B. Vi khuẩn thay đổi tính thấm
C. Kháng sinh không tới được chỗ nhiễm khuẩn
D. Câu A và C đúng

Câu 285 Trường hợp đề kháng thật:


A. Vi khuẩn thay đổi con đường chuyển hóa
B. Vi khuẩn thay đổi tính thấm
C. Kháng sinh không tới được chỗ nhiễm khuẩn
D. Câu A và B đúng

Câu 286 Phối hợp kháng sinh khi:


A. Hai kháng sinh cùng họ
B. Hai kháng sinh cùng cơ chế
C. Nhiễm khuẩn nặng
D. Câu A và C đúng

Câu 287 Không phối hợp kháng sinh khi:


A. Hai kháng sinh cùng độc tính
B. Hai kháng sinh khác cơ chế
C. Nhiễm nhiều vi khuẩn cùng lúc
D. Câu A và C đúng

Câu 288 Phối hợp kháng sinh làm tăng hoạt tính:
A. Penicilin + tetracyclin
B. Chất có cấu trúc giống PABA + sulfamethoxazol
C. Amoxicillin + acid clavulanic
D. Tất cả đúng

Câu 289 Trường hợp không nên phối hợp kháng sinh:
A. Amoxicillin + acid clavulanic
B. Penicilin + tetracyclin
C. Penicilin + streptomycin
D. Trimethoprim + sulfamethoxazol

Câu 290 Nhược điểm khi phối hợp kháng sinh:


A. Làm vi khuẩn dễ kháng thuốc
B. Giảm độc tính nhưng lại tăng giá thành điều trị
C. Làm phổ kháng khuẩn thu hẹp
D. Câu A và B đúng

Câu 291 Mục đích phối hợp kháng sinh:


34
A. Giảm độc tính của thuốc
B. Giảm thời gian sử dụng thuốc
C. Mở rộng phổ tác dụng, tăng hiệu lực của kháng sinh
D. Tất cả đúng

Câu 292 Phối hợp kháng sinh bị xem là đối kháng:


A. Penicillin + streptomycin
B. Penicillin + tetracyclin
C. Quinolon + cloramphenicol
D. Câu B và C đúng

Câu 293 Phối hợp kháng sinh làm tăng độc tính trên thận:
A. Aminoglycosid và phenicol
B. Aminoglycosid và vancomycin
C. Aminoglycosid và sulfamid
D. Tetracyclin và penicillin

Câu 294 Kháng sinh gây độc tính nhiều trên huyết học:
A. Sulfamid và cloramphenicol
B. Sulfamid và aminoglycosid
C. Tetracyclin và quinolon
D. Penicillin và cephalosporin

Câu 295 Các yếu tố ảnh hưởng đến đường dùng kháng sinh:
A. Khả năng hấp thu thuốc bằng đường uống của bệnh nhân
B. Địa điểm nhiễm khuẩn
C. Tính khẩn cấp trong trị liệu
D. Câu a và c đúng

Câu 296 Kháng sinh an toàn cho người suy gan:


A. Aminoglycosid
B. Rifampicin
C. Cloramphenicol
D. Metronidazol

Câu 297 Kháng sinh được xem là an toàn cho phụ nữ mang thai:
A. Penicillin
B. Spiramycin
C. Streptomycin
D. Câu A và B đúng

Câu 298. Kháng sinh thận trọng cho trẻ nhỏ:


A. Cefalexin
B. Ofloxacin
C. Erythromycin
D. Amoxicillin

Câu 299 Kháng sinh có hoạt tính mạnh nhất trong nhóm tetracyclin:
A. Doxycyclin
B. Tetracyclin
C. Minocyclin
D. Oxytetracyclin
35
Câu 300 Kháng sinh hấp thu gần như hoàn toàn khi dùng đường uống:
A. Minocyclin
B. Tetracyclin
C. Oxytetracyclin
D. Clotetracyclin

Câu 301 Phát biểu nào đúng với Regular insulin, ngoại trừ
A. Là tinh thể insulin kẽm hòa tan.
B. Khởi đầu tác động nhanh, thời gian tác động ngắn.
C. Tiêm truyền tĩnh mạch đặc biệt hiệu quả trong chữa trị nhiễm acid - ceton do tiểu
đường.
D. Khởi đầu tác động và thời gian tác động đều dài.

Câu 302 Thời gian bán hủy của insulin trong huyết tương khoảng:
A. 5 - 6 phút ở người bình thường.
B. 15-30 phút ở người bình thường
C. 1 giờ ở người bình thường.
D. Tất cả điều sai

Câu 303 Khi nhịn đói, tụy tạng tiết khoảng:


A. 60mcg insulin mỗi giờ
B. 50mcg insulin mỗi giờ
C. 40mcg insulin mỗi giờ
D. 30mcg insulin mỗi giờ

Câu 304 Các tác nhân gây bài tiết insulin là :


A. Đường huyết tăng
B. Kích thích thần kinh phế vị
C. Enzym của dịch ruột như gastrin, pancreozymin.
D. Tất cả điều đúng

Câu 305 Tác dụng của Insulin, Chọn câu sai


A. Insulin kích thích sự thu nhận và chuyển hóa glucose ở mô cơ và mô mỡ
B. Tăng phân hủy glucid
C. Ngăn thủy giải triglycerid và kích thích tổng hợp triglycerid.
D. Kích thích tổng hợp protid và ngăn phân hủy protid.

Câu 306 Tác dụng của Insilin trên chuyển hóa glucid:
A. Kích thích sự thu nhận và chuyển hóa glucose ở mô cơ và mô mỡ
B. Insulin giảm phân hủy glucid và tăng đồng hoá glucid
C. a,b Đúng
D. a,b Sai

Câu 307 Tác dụng của Insulin trên chuyển hóa lipid
A. Giảm thủy giải triglycerid
B. Tăng tổng hợp triglycerid
C. a,b Đúng
D. a,b Sai

Câu 308 Insulin được chỉ định cho


A. Bệnh nhân tiểu đường type 1
36
B. Bệnh nhân tiểu đường do cắt tụy
C. Bệnh nhân tiểu đường type 2 khi không còn hiệu quả với thuốc hạ đường huyết dùng
đường uống.
D. Tất cả điều đúng

Câu 309 Insulin được chỉ định cho những bệnh nhân sau, ngoại trừ
A. Bệnh nhân tiểu đường do cắt tụy
B. Bệnh nhân tiểu đường type 2 còn hiệu quả với thuốc hạ đường huyết dùng đường
uống.
C. Bệnh nhân tiểu đường type 1
D. Bệnh nhân tiểu đường type 2 khi không còn hiệu quả với thuốc hạ đường huyết dùng
đường uống

Câu 310 Tác dụng phụ khi tiêm Insulin là


A. Nhiễm acid lactic
B. Tăng cân, phù.
C. Thiếu máu
D. Teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ nơi tiêm chích

Câu 311 Điều nào sao đây không phải tác dụng phụ của Insulin
A. Nhiễm acid lactic
B. Kháng insulin
C. Dị ứng insulin thường xảy ra khi dùng insulin lấy từ súc vật
D. Teo mô mỡ hoặc phì đại mô mỡ nơi tiêm chích

Câu 312 Chọn phát biểu sai về Regular insulin


A. Là tinh thể insulin kẽm hòa tan
B. Là loại insulin tác động cực nhanh.
C. Được sử dụng khi nhu cầu insulin thay đổi nhanh chóng như sau khi phẫu thuật hoặc
sau khi nhiễm trùng.
D. Tiêm truyền tĩnh mạch đặc biệt hiệu quả trong chữa trị nhiễm acid - ceton do tiểu
đường

Câu 313 Regular insulin


A. Khởi đầu tác động cực nhanh
B. Khởi đầu tác động cực chậm
C. Khởi đầu tác động nhanh, thời gian tác động ngắn
D. Khởi đầu tác động chậm, thời gian tác dụng dài

Câu 314 Insulin lispro


A. Khởi đầu tác động cực nhanh
B. Khởi đầu tác động cực chậm
C. Khởi đầu tác động nhanh, thời gian tác động ngắn
D. Khởi đầu tác động chậm, thời gian tác dụng dài

Câu 315 Chọn phát biểu đúng về Lente insulin


A. Là hỗn hợp của 30% semilent insulin và 70% ultralent insulin
B. Là kết hợp 2 phần tinh thể kẽm hòa tan với một phần protamin kẽm insulin
C. Khởi đầu tác động nhanh, thời gian tác động ngắn
D. Sự kết hợp với protamin làm chậm hấp thu insulin nên tiềm thời dài.

Câu 316 Loại Insulin nào khởi đầu tác dụng nhanh nhất
37
A. Ultralent insulin
B. Regular insulin
C. Lente insulin
D. Insulin lispro

Câu 317 Loại Insulin nào có thời gian tác dụng dài nhất
A. Regular insulin
B. NPH insulin
C. Ultralent insulin
D. Insulin lispro

Câu 318 Phát biểu nào không đúng với Ultralent insulin, ngoại trừ
A. Là tinh thể insulin kẽm rất khó tan
B. Khởi đầu tác động dài.
C. Thời gian tác động dài.
D. Thời gian tác động ngắn

Câu 319 Lente insulin thường phối hợp với loại insulin nào để đạt nồng độ tối ưu trị tiểu
đường loại 1
A. Regular insulin
B. NPH insulin
C. Ultralent insulin
D. Tất cả đều đúng

Câu 320 Chế phẩm duy nhất của Insulin dùng đường tĩnh mạch
A. Regular insulin (Insulin kẽm tinh thể)
B. Lente insulin
C. NPH insulin
D. Tất cả điều sai

Câu 321 Thuốc trị tiểu đường nào tác dụng bằng cách kích thích tế bào β tuyến tụy tiết
insulin
A. Tolazamide
B. Gliclazide
C. Glimepiride
D. Tất cả điều đúng

Câu 322 Thuốc nào thuộc Nhóm sulfonylurea thế hệ 2


A. Tolbutamide
B. Acetohexamide
C. Chlorpropamide
D. Glimepiride

Câu 323 Nhóm sulfonylurea chủ yếu dùng điều trị


A. Bệnh tiểu đường type 1
B. Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ em
C. Bệnh nhân tiểu đường do cắt tụy
D. Bệnh tiểu đường type 2 ở người lớn

Câu 324 Các thuốc sau thuộc nhóm sulfonylurea thế hệ 1, ngoại trừ
A. Carbutamide
B. Acetohexamide
38
C. Chlorpropamide
D. Glipizide

Câu 325 Thuốc trị tiểu đường nào thuộc Nhóm biguanid
A. Metformin
B. Chlorpropamide
C. Buformin
D. a,c đúng

Câu 326 Cơ chế tác động của nhóm Nhóm biguanid


A. Tăng sử dụng glucose ở mô ngoại biên
B. Kích thích phân hủy glucose theo đường kỵ khí.
C. Ức chế tân tạo glucose ở gan.
D. Tất cả điều đúng

Câu 327 Thuốc trị tiểu đường nào làm ức chế men Alpha- glucosidase
A. Rosiglitazon
B. Glipizide
C. Acarbose
D. Chlorpropamide

Câu 328 Khi sưng viêm hay nghẽn ruột thì không được dùng thuốc trị tiểu đường
A. Metformin
B. Glipizide
C. Acarbose
D. Pioglitazon

Câu 329 Cơ chế tác động chính của Sulfonylurê là


A. Kích thích tuyến tụy bài tiết insulin
B. Tăng nhậy cảm với insulin ở cơ, mô mỡ và gan
C. Thủy phân tinh bột thành monosaccharid
D. Tăng sử dụng glucose ở mô ngoại biên

Câu 330 Thuốc hạ đường huyết nào giữ nước do tăng cường tác động của ADH trên ống
thu của thận
A. Insulin
B. Chlorpropamide
C. Tolbutamide
D. Tất cả đều sai

Câu 331 Tại sao Ultralent insulin khởi đầu tác dụng dài
A. Vì là tinh thể insulin kẽm rất khó tan
B. Vì là tinh thể insulin kẽm rất dễ tan
C. Do sự kết hợp 2 phần tinh thể kẽm hòa tan với một phần protamin kẽm insulin.
D. Vì là hỗn hợp của 30% semilent insulin (kết tủa vô định hình của insulin với kẽm) và
70% ultralent insulin (tinh thể không tan cửa kẽm và insulin)

Câu 332 Các thuốc nào có cùng cơ chế kích thích tiết insulin từ tế bào β của tụy tạng,
ngoại trừ
A. Chlorpropamide
B. Tolbutamide
C. Acarbose
39
D. Gliclazide

Câu 333 Không được sử dụng Nhóm sulfonylurea trong trường hợp sau, ngoại trừ
A. Tiểu đường type 1
B. Tiểu đường type 2
C. Có thai, cho con bú
D. Trẻ em

Câu 334 Thuốc nào dùng trị tiểu đường type 2 dạng béo mập không đáp ứng với
sulfonylurea
A. Glimepiride
B. Metformin
C. Acarbose
D. Insulin

Câu 335 Độc tính nào làm hạn chế sử dụng metformin
A. Chán ăn và sụt cân
B. Miệng có vị kim loại
C. Nhiễm acid lactic
D. Buồn nôn, tiêu chảy

Câu 336 Thuốc nào dùng điều trị tiểu đường type 2 kháng insulin
A. Rosiglitazon
B. Metformin
C. Pioglitazon
D. a và c đúng

Câu 337 Thuốc trị tiểu đường nào khi sử dụng phải theo dõi chức năng gan
A. Rosiglitazon
B. Insulin
C. Acarbose
D. Chlorpropamide

Câu 338 Thuốc hạ đường huyết nào sẽ không có tác dụng trên bệnh nhân bị cắt bỏ tuyết
tụy
A. Acarbose
B. Tolbutamide
C. Glimepiride
D. b,c đúng

Câu 339 Insulin U100 nghĩa là


A. Nồng độ Insulin là 100 đơn vị trong 1ml
B. Nồng độ insulin là 100mcg trong 1ml
C. Nồng độ insulin là 100mg trong 1ml
D. Tất cả điều sai

Câu 340 Thuốc nào thuộc nhóm sulfonylurea có tác dụng trị bệnh đái tháo nhạt do do
tăng cường tác động của ADH trên ống thu của thận
A. Acetohexamide
B. Tolbutamide
C. Chlorpropamide
D. Glipizide
40
Câu 341 Loại Insulin nào dùng tiêm truyền tĩnh mạch đặc biệt hiệu quả trong chữa trị
nhiễm acid - ceton do tiểu đường
A. Lente insulin
B. Ultralent insulin
C. Regular insulin
D. Insulin lispro

Câu 342 Các thuốc trị tiểu đường nào có cùng cơ chế tác dụng với Chlorpropamide
A. Tolbutamide
B. Glipizide
C. Glyburide
D. Tất cả đều đúng

Câu 343 Tại sao Regular insulin khởi đầu tác dụng nhanh, thời gian tác động ngắn
A. Vì là tinh thể insulin kẽm rất khó tan
B. Vì là tinh thể insulin kẽm rất dễ tan
C. Do sự kết hợp 2 phần tinh thể kẽm hòa tan với một phần protamin kẽm insulin.
D. Vì là hỗn hợp của 30% semilent insulin (kết tủa vô định hình của insulin với kẽm) và
70% ultralent insulin (tinh thể không tan cửa kẽm và insulin)

Câu 344 Metformin được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân nào sau đây
A. Tiểu đường type 2 dạng béo mập
B. Bệnh nhân tiểu đường type 1
C. Bệnh nhân tiểu đường do cắt tụy.
D. a,b đúng

Câu 345 Phát biểu nào sau đây sai về nhóm sulfonylurea
A. Tất cả sulfonylurea đều chuyển hóa ở gan và đào thải qua nước tiểu.
B. Các sulfonylurea thế hệ II có hoạt tính yếu hơn thế hệ I.
C. Tất cả đều có hiệu quả khi dùng đường uống
D. Được chỉ định cho bệnh tiểu đường type 2 ở ngưòi lớn (trẻ em kiêng dùng).
Câu 346 Chọn câu đúng
A. Insulin bị phân hủy chủ yếu bởi gan, thận. Vì vậy không thể dùng insulin bằng đường
uống.
B. Insulin bị phân hủy chủ yếu bởi gan, thận. Vì vậy có thể dùng insulin bằng đường uống
C. Insulin không bị phân hủy chủ yếu bởi gan, thận. Vì vậy thường dùng insulin bằng
đường uống.
D. Insulin không bị phân hủy chủ yếu bởi gan, thận. Vì vậy không thể dùng insulin bằng
đường uống

Câu 347 Trường hợp nào sau đây không có chỉ định dùng Insulin
A. Bệnh nhân tiểu đường type 1
B. Bệnh nhân tiểu đường do cắt tụy
C. Bệnh nhân tiểu đường type 2 còn hiệu quả thuốc hạ đường huyết đường uống
D. Bệnh tiểu đường type 2 ở phụ nữ có thai

Câu 348 Bệnh nhân bị hôn mê do đường huyết tăng cao nên dùng thuốc nào để cấp cứu
A. Insulin Regular tiêm tĩnh mạch
B. Metformin
C. acarbose
D. Glimepiride
41
Câu 349 Các phát biểu sao đây về Insulin và bệnh đái tháo đường là đúng
A. Dùng cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường type 1, bệnh nhân tiểu đường type 2 khi
không còn hiệu quả bằng thuốc hạ đường huyết dùng đường uống.
B. Thời gian bán hủy của insulin trong huyết tương là 1 giờ ở người bình thường.
C. Trên chuyển hóa glucid: Insulin tăng phân hủy glucid và giảm đồng hoá glucid
D. Bệnh tiểu đường được định nghĩa như là một sự rối loạn chuyển hóa lipid do thiếu
insulin.

Câu 350 Để cấp cứu một người đang bị hạ đường huyết thì
A. Tiêm ngay Insulin Regular tĩnh mạch
B. Cho uống ngay 1 ly nước đường hoặc 1 ly sữa
C. Cho thở Oxygen
D. Tiêm ngay Insulin lipro để cho tác dụng nhanh
Câu 351 Nitrat hữu cơ làm giãn tiểu động mạch và tĩnh mạch là do
A. Làm tăng GMP vòng, GMP vòng xúc tác phản ứng tạo myosin - LC là chất gây giãn cơ
trơn mạch máu.
B. Làm tăng AMP vòng, AMP vòng xúc tác phản ứng tạo myosin - LC là chất gây giãn cơ
trơn mạch máu.
C. Làm tăng NO, NO xúc tác phản ứng tạo myosin - LC là chất gây giãn cơ trơn mạch máu.
D. Tất cả đều sai

Câu 352 Tác dụng của nhóm Nitrat hữu cơ, ngoại trừ
A. Giãn tiểu động mạch và tĩnh mạch nhưng chủ yếu trên động mạch
B. Không ảnh hưởng hoặc hơi tăng lưu lượng mạch vành.
C. Lâu ngày làm tăng tuần hoàn phụ ở vùng cơ tim bị thiếu máu.
D. Sự giãn tĩnh mạch làm giảm tiền gánh nên góp phần giảm tiêu thụ oxy của cơ tim.

Câu 353 Khi sử dụng thường xuyên Nitrat hữu cơ để phòng ngừa Đau Thắt Ngực do
gắng sức phải lưu ý điều gì
A. Độc gan
B. Loét dạ dày tá tràng
C. Dung nạp thuốc
D. Suy hô hấp

Câu 354 Thuốc chống đau thắt ngực dạng xông hít
A. Nitro glycerin
B. Amyl nitrit
C. Isosorbid dinitrat
D. Tất cả đều đúng

Câu 355 Chất chuyển hoá có hoạt tính của Nitrat có thời gian bán hủy dài (1 – 3h). Lợi
dụng tính chất đó được dùng đường uống để có tác động dài hơn
A. Nitro glycerin
B. Isosorbid dinitrat
C. Isosorbid mononitrat
D. b,c đúng

Câu 356 Tác dụng phụ của nhóm Nitrat


A. Hạ huyết áp thế đứng.
B. Chứng da đỏ bừng.
C. Có thể tăng áp suất trong sọ.
42
D. Tất cả đều đúng

Câu 357 Nitro glycerin, amlodipin, nifedipin có chung tác dụng phụ nào
A. Hạ huyết áp thế đứng.
B. Chứng da đỏ bừng.
C. a,b đúng
D. a,b sai

Câu 358 Tác dụng của nhóm Beta - blocker trong điều trị đau thắt ngực
A. Làm giảm nhịp tim và làm giảm co bóp cơ tim nên làm giảm tiêu thụ oxygen ở cơ tim
B. Giãn động mạch và tĩnh mạch
C. Hiệu quả trong đau thắt ngực do co thắt mạch vành, đau thắt ngực Prinzmetal
D. Tăng tuần hoàn phụ ở vùng cơ tim bị thiếu máu.

Câu 359 Propranolol được chỉ định trong trường hợp nào sau đây
A. Đau thắt ngực mạn tính do gắng sức
B. Đau thắt ngực do co thắt mạch vành
C. Đau thắt ngực Prinzmetal
B. Tăng huyết áp kèm suy tim

Câu 360 Tác dụng phụ nhóm Beta - blocker


A. Đỏ bừng mặt
B. Suy tim, nhịp tim chậm, ức chế nhĩ thất.
C. Hạ huyết áp tư thế
D. a,c đúng

Câu 361 Các thuốc sau đây có tác dụng ngừa đau thắt ngực trên 4 giờ, ngoại trừ
A. Nitroglycerin (uống)
B. Pentalrythritol tetranitrat
C. Nitroglycerin (thuốc mỡ)
D. Amyl nitrit

Câu 362 Các phát biều sau đây về nhóm Beta - blocker là không đúng
A. Làm tăng tiêu thụ oxygen ở cơ tim
B. Không hiệu quả trong đau thắt ngực do co thắt mạch vành, đau thắt ngực Prinzmetal
C. Chỉ định trị đau thắt ngực mạn tính do gắng sức
D. Khi sử dụng có thể cho tác dụng phụ là suy tim, nhịp tim chậm, ức chế nhĩ thất

Câu 363 Các phát biều sau đây về nhóm Nitrat hữu cơ là không đúng
A. Sử dụng liều cao và trong thời gian dài gây dung nạp thuốc.
B. Nitroglycerin ngậm dước lưỡi cho tác động từ 6-8 giờ
C. Giãn tiểu động mạch và tĩnh mạch nên vừa giảm tiền tải vừa giảm hậu tải
D. Pentalrythritol tetranitrat là loại tác dụng dài

Câu 364 Tác dụng phụ nào không phải của nhóm Nitrat
A. Đỏ bừng mặt
B. Phản xạ nhịp nhanh
C. Sử dụng liều cao và trong thời gian dài gây dung nạp thuốc.
D. Suy tim

Câu 365 Tác dụng dược lực của nhóm ức chế kênh calci
A. Ức chế sự xâm nhập của Ca2+ vào cơ tim ở pha 2 của điện thế hoạt động nên gây giãn
43
cơ.
B. Giãn mạch vành nên tăng cung cấp oxy cho cơ tim.
C. Giãn mạch ngoại vi nên gây giảm hậu gánh
D. Tất cả đều đúng

Câu 366 Điều nào sau đây không đúng về Nhóm dihydropyridin (DHP)
A. Tác động ưu thế trên mạch
B. Gây tim nhanh do phản xạ
C. Ớ liều điều trị, nhóm này ảnh hưởng đến dẫn truyền qua nút nhĩ thất, ức chế co bóp
cơ tim.
D. Gồm có: amlodipin, nifedipin, felodipin, isardipin

Câu 367 Điều nào sau đây không đúng về Nhóm Non-dihydropyridin (N-DHP)
A. Gồm có diltiazem, verapamil
B. Tác động ưu thế trên mạch
C. Làm giảm co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền tim
D. Gây nhịp tim chậm.

Câu 368 Thuốc nào sau đây hiệu quả nhất với đau thắt ngực Prinzmetal
A. Propranolol
B. Metoprolol
C. Verapamil
D. Nitrat

Câu 369 Khi sử dụng Verapamil gây các tác dụng phụ sau, ngoại trừ
A. Tim chậm, ức chế dẫn truyền nhĩ thất
B. Suy tim sung huyết
C. Phản xạ nhịp nhanh
D. Táo bón

Câu 370 Tác dụng phụ nào làm hạn chế sử dụng Nifedipin trong đau thắt ngực
A. Tim nhanh do phản xạ
B. Giảm co bóp cơ tim, giảm dẫn truyền tim
C. Táo bón
D. Tất cả đều đúng

Câu 371 Chống chỉ định nào không phải của nhóm ức chế canxi
A. Suy tim
B. Block nhĩ thất độ 2 - 3
C. Suy thận
D. Hạ huyết áp nặng

Câu 372 Khi sử dụng nhóm Nhóm dihydropyridin (DHP) thường gây tác dụng phụ là
A. Nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt
B. Hạ huyết áp tư thế
C. Phù
D. Tất cả đều đúng

Câu 373 Khi sử dụng nhóm Nhóm Non-dihydropyridin (N-DHP) thường gây tác dụng
phụ là
A. Nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt
B.Tim chậm, ức chế dẫn truyền nhĩ thất
44
C. Tăng nhịp tim do phản xạ
D. Tất cả đều đúng

Câu 374 Điều nào không đúng khi phối hợp Nitrat, ức chế canxi, β - blocker để trị đau
thắt ngực
A. Nitrat và β- blocker để loại bở tác dụng phụ của nhau
B. Nhóm β- blocker sẽ loại bở tác dụng phụ tăng nhịp tim của thuốc ức chế calci
loại N-DHP.
C. Thuốc ức chế calci và nitrat: bổ sung tác động giảm tiêu thụ oxy.
D. Thuốc ức chế calci và p - blocker và nitrat: bổ sung tác động giảm tiêu thụ oxygen.

Câu 375 Để cấp cứu bệnh nhân trong cơn đau thắt ngực thì dùng
A. Nitroglycerin uống
B. Nitroglycerin thuốc mỡ
C. Pentalrythritol tetranitrat
D. Nitroglycerin 0,4mg ngậm dưới lưỡi, lặp lại mỗi 5 phút.

Câu 376 Thuốc nào dùng trong nhồi máu cơ tim do có tác dụng làm giảm đau và giảm lo
âu
A. Atenolol
B. Nadolol
C. Morphin
D. Nitrat

Câu 377 Thuốc làm tan huyết khối


A. Streptokinase
B. Urokinase
C. Heparin
D. Anistreptilase

Câu 378 Trong cơn nhồi máu cơ tim cấp có thể dùng, ngoại trừ
A. Isosorbid dinitrat ngậm dưới lưỡi
B. Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi
C. Amyl nitrit
D. Verapamil

Câu 379 Thuốc trị đau thắt ngực ức chế thụ thể β-adrenergic
A. Nitroglycerin
B. Propranolol
C. Metoprolol
D. b,c đúng

Câu 380 Thuốc trị đau thắt ngực làm ức chế dòng Canxi đi vào cơ tim
A. Diltiazem
B. Nadolol
C. Anistreptilase
D. Isosorbid dinitrat
Câu 381 Các thuốc Nitrat giúp cải thiện tình trạng Đau Thắt ngực và Nhồi máu cơ tim là
do
A. Làm tăng mức oxy cho cơ tim.
B. Làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim.
C. Làm phân bố lại máu có lợi cho vùng bị thiếu oxy.
45
D. Tất cả đều đúng

Câu 382 Tác dụng chống đau thắt ngực của Propranolol, ngoại trừ
A. Làm giảm nhịp tim và làm giảm co bóp cơ tim
B. Giảm tiêu thụ oxygen ở cơ tim
C. Giãn mạch vành
D. Tác dụng phụ gây suy tim, nhịp tim chậm

Câu 383 Thuốc nào gây nhịp tim nhanh ở liều thông thường
A. Propranolol
B. Nifedipin
C. Verapamil
D. Atenolol

Câu 384 Các thuốc trị đau thắt ngực sau đây gây tác dụng phụ hạ huyết tư thế đứng
A. Nitroglycerin
B. Amlodipin
C. a, b đúng
D. a, b sai

Câu 385 Điều nào đúng khi phối hợp giữa nitrat, β- blocker và thuốc ức chế kênh calci
A. β - blocker và thuốc ức chế calci để loại bỏ tác dụng phụ của nhau
B. Nhóm β- blocker sẽ loại bỏ tác dụng phụ tăng nhịp tim của thuốc ức chế calci loại
DHP.
C. Nitrat và p - blocker bổ sung tác động giảm tiêu thụ oxy
D. Tất cả đều đúng

Câu 386 Để phòng ngừa cơn đau thắt ngực có thể dùng
A. Propranolol
B. Amyl nitrit (ngửi hít)
C. Nitroglycerin (ngậm dưới lưỡi)
D. b,c đúng

Câu 387 Thuốc nào dùng để điều trị người đau thắt ngực kèm suy tim
A. Propranolol
B. Diltiazem
C. Verapamil
D. Isosorbid dinitrat

Câu 388 Thuốc nào sử dụng được cho người đau thắt ngực kèm nhịp nhanh
A. Diltiazem
B. Amlodipin
C. Verapamil
D. a,c đúng

Câu 389 Tránh phối hợp Nitroglycerin với thuốc nào sau đây
A. Metoprolol
B. Nifedipin
C. Acebutolol
D. Verapamil

Câu 390 Metoprolol có thể phối hợp với các thuốc sau trong điều trị đau thắt ngực
46
A. Nitrat: để loại tác dụng phụ tăng nhịp tim của nhau
B. Amlodipin: để loại tác dụng phụ tăng nhịp tim của Amlodipin
C. a,b đúng
D. a, b sai

Câu 391 Anistreptilase được dùng làm thuốc trị nhồi máu cơ tim là do có tác dụng
A. Tác động trên plasminogen làm tan huyết khối
B. Giãn động mạch và tĩnh mạch
C. Giảm đau và giảm lo âu trong nhồi máu cơ tim
D. Tất cả đều đúng

Câu 392 Tác dụng nào không đúng của Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi
A. Gây giãn tiểu động mạch và tĩnh mạch
B. Làm giảm lưu lượng mạch vành
C. Gây tác dụng phụ hạ huyết áp thế đứng
D. Thời gian tác động ngắn

Câu 393 Nifedipin có các tác dụng sau, ngoại trừ


A. Tác động ưu thế trên mạch
B. Sử dụng được cho người đau thắt ngực kèm nhịp tim chậm
C. Sử dụng được cho người đau thắt ngực kèm nhịp tim nhanh
D. Làm giãn mạch vành và mạch ngoại vi

Câu 394 Phối hợp nào có thể được dùng trong điều trị đau thắt ngực
A. Verapamil và Diltiazem
B. Propranolol và Metoprolol
C. Felodipin và Isosorbid dinitrat
D. Propranolol và Felodipin

Câu 395 Thuốc nào sau đây không gây chậm nhịp
A. Verapamil
B. Diltiazem
C. Amlodipin
D. Metoprolol
Câu 396 Để tránh hiện tượng dung nạp khi dùng Nitroglycerin
A. Dùng cách khoảng ít nhất 8 giờ
B. Khởi đầu liều cao nhất
C. Dùng dạng dán
D. Tất cả đều đúng

Câu 397 Isosorbid dinitrat ngậm dưới lưỡi được sử dụng trong trường hợp nào
A. Nhịp tim nhanh
B. Suy tim
C. Tăng huyết áp cấp
D. Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim

Câu 398 Để phòng ngừa cơn đau thắt ngực xảy ra khi gắng sức thì nên dùng
A. Propranolol
B. Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi
C. Metoprolol
D. Amlodipin

47
Câu 399 Cách phối hợp thuốc nào giúp đạt tác dụng cao trong điều trị đau thắt ngực
A. Atenolol, Diltiazem, Verapamil
B. Atenolol, Propranolol, Isosorbid
C. Isosorbid, Atenolol, Diltiazem
D. Isosorbid, Nitroglycerin, Metoprolol

Câu 400 Khi bị nhồi máu cơ tim cấp sẽ chống chỉ định với
A. Urokinase
B. Aspirin
C. Morphin
D. Diltiazem

Câu 401 Thuốc lợi tiểu ức chế aldosteron có tác dụng bảo vệ tim nên được dùng cho các
bệnh nhân tăng huyết áp kèm suy tim hoặc nhồi máu cơ tim
A. Spironolacton
B. Eplerenon
C. Triamteren
D. Amilorid

Câu 402 Các thuốc lợi tiểu sau khi dùng điều trị cao huyết áp gây tác dụng phụ giảm kali
máu, ngoại trừ
A. Furosemid
B. Hydrochlorothiazid
C. Spironolacton
D. Tất cả đều đúng

Câu 403 Thuốc lợi tiểu nào có thể gây độc tính trên tai được dùng trị cao huyết áp nặng
có ứ nước và natri nhiều
A. Eplerenon
B. Indapamid
C. Triamteren
D. Furosemid

Câu 404 Thuốc lợi tiểu nào ít có tác dụng hạ huyết áp khi dùng đơn độc
A. Hydrochlorothiazid
B. Triamteren
C. Furosemid
D. Tất cả đều sai

Câu 405 Phát biểu nào không đúng về Nhóm thiazid trong điều trị tăng huyết áp
A. Là nhóm được sử dụng nhiều nhất
B. Giảm natri huyết, giảm kali huyết
C. Ức chế tái hấp thu natri ở ống uốn gần
D. Giảm tác dụng các chất gây co mạch như vasopressin, noradrenalin.

Câu 406 Thuốc trị tăng huyết áp nào có cơ chế kích thích receptor α2 - adrenergic ở
trung ương gây giảm phóng thích catecholamin ở trung tâm vận mạch hành tủy
A. Metyldopa
B.Clonidin
C. Trimethophan
D. a,b đúng

48
Câu 407 Thuốc đối kháng cạnh tranh với acetylcholin tại các hạch tự động gây liệt giao
cảm và liệt phó giao cảm
A. Guanabenz
B. Trimethophan
C. Metyldopa
D. Clonidin

Câu 408 Trimethophan được chỉ định trong trường hợp nào
A. Cơn tăng huyết áp nặng để đưa huyết áp xuống mức cho phép trong thời gian ngắn
nhất
B. Tăng huyết áp ở người suy thận
C. Khi muốn hạ huyết áp điều khiển trong phẫu thuật.
D. a,c đúng

Câu 409 Thuốc trị tăng huyết áp nào gây tác dụng phụ trầm cảm
A. Reserpin
B. Guanethidin
C. Clonidin
D. Prazosin

Câu 410 Bí tiểu, táo bón ở người cao tuổi là do tác dụng phụ của thuốc
A. Trimethophan
B. Propranolol
C. Clonidin
D. b,c đúng

Câu 411 Các thuốc sau đây gây tác dụng phụ hạ huyết áp tư thế đứng, ngoại trừ
A. Prazosin
B. Carvedilol
C. Reserpin
D.Trimethophan

Câu 412 Cơ chế tác động của thuốc trị tăng huyết áp nào là sai
A. Prazosin: ức chế chọn lọc alpha1 làm giãn mạch gây hạ huyết áp
B. Hydralazin: Thuốc giãn mạch
C. Metyldopa: ức chế receptor α2 - adrenergic
D. Captopril: ngăn sự tạo angiotensin II

Câu 413 Thuốc nào có thể gây hạ huyết áp nặng khi dùng liều đầu
A. Prazosin
B. Captopril
C. a,b đúng
D. a, b sai

Câu 414 Thuốc ức chế men chuyển được chỉ định trong trường hợp nào
A. Tăng huyết áp kèm tiểu đường
B. Suy tim ứ máu mạn.
C. a,b đúng
D. a,b sai

Câu 415 Thuốc ức chế kênh calci ít tác động trên tim gồm có
A. Amlodipin, isradipin, verapamil
49
B. Nifedipin, amlodipin, isradipin
C. Amlodipin, isradipin, diltiazem.
D. Verapamil, diltiazem, amlodipin

Câu 416 Phát biểu nào không đúng về losartan


A. Là thuốc ức chế Angiotensin II tại receptor
B. Thay thế khi bị ho khan do thuốc ức chế men chuyển.
C. Tác dụng hạ huyết áp cao hơn thuốc ức chế men chuyển
D. Có thể gây giảm huyết áp lúc đầu

Câu 417 Trong các thuốc ức chế kênh calci thì thuốc nào gây táo bón nhiều nhất, đặc biệt
trên người già
A. Amlodipin
B. Verapamil
C. Diltiazem
D. a,c đúng

Câu 418 Tác dụng hạ huyết áp của Nicardipin là do


A. Ức chế kênh calci chủ yếu ở cơ tim
B. Ức chế kênh kali chủ yếu ở cơ tim
C. Ức chế kênh kali chủ yếu ở cơ tim
D. Ức chế kênh calci chủ yếu ở tiểu động mạch

Câu 419 Thuốc nào sau đây dùng trong cơn tăng huyết áp nặng
A. Hydralazin
B. Minoxidil
C. Diazoxid
D. Tất cả đều đúng

Câu 420 Thuốc giãn mạch nào gây tác dụng phụ giống lupus ban đỏ
A. Minoxidil
B. Diazoxid
C. Hydralazin
D. Nitroprussid

Câu 421 Thuốc giãn mạch nào gây chứng rậm lông
A. Nitroprussid
B. Minoxidil
C. Diazoxid
D. Hydralazin

Câu 422 Thuốc hạ huyết áp nào sau đây có thể làm trầm trọng thêm hen suyễn
A. Propranolol
B. Acebutolol
C. Prazosin
D. b,c đúng

Câu 423 Thuốc trị cao huyết áp nào làm che đậy phản ứng báo hiệu sự hạ đường huyết
do quá liều insulin hoặc thuốc hạ đường huyết dùng đường uống
A. Captopril
B. Reserpin
C. Propranolol
50
D. Minoxidil

Câu 424 Điều nào sau đây không phải tác dụng phụ nhóm β-Blocker
A. Hội chứng Raynaud
B. Suy tim
C. Tăng nhịp tim
D. Hen suyễn

Câu 425 Chỉ định của Nhóm β-Blocker


A. Trị cao huyết áp nặng
B. Trị cao huyết áp nhẹ và trung bình
C. Trị cao huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
D. Trị cao huyết áp ở bệnh nhân hen suyễn

Câu 426 Phát biểu nào về Propranolol là sai


A. Kích thích tiết renin qua trung gian dây thần kinh adrenergic
B. Làm trầm trọng thêm hen suyễn
C. Che đậy phản ứng báo hiệu sự hạ đường huyết do quá liều insulin
D. Trị cao huyết áp nhẹ và trung bình.

Câu 427 Tác động nào không phải của Prazosin


A. Gây hạ huyết áp thế đứng
B. Gây hội chứng liều đầu: bệnh nhân ngất xỉu đột ngột khi dùng liều đầu lớn hơn 2mg
C. Làm giãn mạch gây hạ huyết áp do giảm sức cản ngoại biên.
D. Gây nhịp tim nhanh.

Câu 428 Điều nào không đúng về tác động của Metyldopa
A. Kích thích receptor α2 - adrenergic ở trung ương
B. Gây hạ huyết áp
C. Ít gây tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như: An thần, trầm cảm
D. Là thuốc hàng thứ 2, thứ 3 được dùng trong điều trị tăng huyết áp kèm suy thận.

Câu 429 Thuốc giãn mạch rất hiệu quả khi dùng đường uống
A. Minoxidil
B. Diazoxid
C. Nitroprussid
D. Câu b,c đúng

Câu 430 Thuốc ức chế tiết catecholamin ở tận cùng hậu hạch giao cảm ở ngoại biên và
trung ương
A. Clonidin
B. Guanabenz
C. Guanethidin
D. Reserpin

Câu 431 Khi so sánh Metyldopa và Guanethidin điều nào sau đây là đúng
A. Guanethidin ít hiệu quả hơn Metyldopa
B. Guanethidin ít gây tác dụng phụ trên thần kinh trưng ương như an thần, trầm cảm
hơn Metyldopa
C. Cơ chế tác dụng của Guanethidin và Metyldopa giống nhau
D. Metyldopa gây hạ huyết áp tư thế nặng trong khi Guanethidin thì không

51
Câu 432 Captopril không gây tác dụng nào sau đây
A. Khi kết hợp với beta - blocker hoặc thuốc lợi tiểu tác dụng sẽ tốt hơn.
B. Hạ huyết áp nặng khi sử dụng liều đầu
C. Ức chế Angiotensin II tại receptor
D. Ngăn cản sự biến angiotensin I thành angiotensin II thông qua ức chế men chuyển.

Câu 433 Thuốc nào làm chậm nhịp tim


A. Bisoprolol
B. Hydralazin
C. Minoxidil
D. Diazoxid

Câu 434 Thuốc nào không gây hạ huyết áp tư thế


A. α- Blocker
B. Thuốc liệt hạch
C. β- Blocker
D. Tất cả đều đúng

Câu 435 Phát biểu nào đúng khi so sánh giữa Prazosin và Propranolol
A. Đều làm tăng nhịp tim
B. Đều làm giảm tiết Renin
C. Prazosin ức chế α1- adrenergic, Propranolol ức chế β-adrenergic
D. Prazosin ức chế β-adrenergic, Propranolol ức chế α1- adrenergic

Câu 436 Người có tiền sử đau thắt ngực khi bị tăng huyết áp không được sử dụng thuốc
nào sau đây do làm tăng nhịp tim
A. Acebutolol
B. Verapamil
C. Captopril
D. Diazoxid

Câu 437 Phát biểu nào sau đây sai


A. Minoxidil: giữ muối và nước nhiều vì vậy phải kết hợp vói beta-blocker và thuốc lợi
tiểu.
B. Ức chế hạch giao cảm và đối giao cảm: Trimethophan
C. Labetalol có cơ chế tác dụng giống methyldopa.
D. Giãn mạch: Hydralazin

Câu 438 Chỉ định của thuốc trị cao huyết áp nào là sai
A. Minoxidil: Tăng huyết áp nặng và khó chữa
B. Captopril: Trị tăng huyết áp kèm tiểu đường
C. Amlodipin: Trị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình
D. Nitroprussid: Chỉ dùng cấp cứu các cơn tăng huyết áp, không dùng trị phù phổi cấp và
suy tim nặng

Câu 439 Cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc nào cho bệnh nhân tăng huyết áp đang
dùng insulin để trị tiểu đường
A. Propranolol
B. Captopril
C. Metyldopa
D. b,c đúng

52
Câu 440 Thuốc trị cao huyết áp nào làm tăng phản xạ giao cảm
A. Minoxidil
B. Enalapril
C. Losartan
D. Propranolol

Câu 441 Thuốc nào dùng tốt nhất cho bệnh nhân cao huyết áp kèm bệnh tiểu đường
A. Captopril
B. Propranolol
C. Diazoxid
D. Chlorothiazid

Câu 442 Diazoxid là thuốc giãn mạch, ngoài ra còn gây giữ muối giữ nước,phù ở người
suy tim. Vì vậy khi dùng trị cao huyết áp nên kết hợp thuốc nào sau đây
A. Nhóm β-Blocker
B. Nhóm lợi tiểu
C. Nhóm α- Blocker
D. a,b đúng

Câu 443 Thuốc ức chế thu hồi catecholamin vào hạt dự trữ nên cạn catecholamin ở
ngoại biên và trung ương
A. Guanethidin
B. Reserpin
C. Trimethophan
D. Clonidin

Câu 444 Nhóm β-Blocker không chỉ định trong trường hợp sau
A. Tăng huyết áp nhẹ đến trung bình
B. Nhồi máu cơ tim
C. Loạn nhịp tim chậm
D. Đau thắt ngực mãn tính do gắng sức

Câu 445 Tác dụng phụ thuốc giãn mạch, ngoại trừ
A. Hội chứng giống lupus ban đỏ với Hydrazin
B. Tăng cân, rậm lông với Minoxidil
C. Giảm đường huyết với Diazoxid
D. Độc tính của thiocyanat với Nitroprussid

Câu 446 Thuốc nào thường được chọn trị liệu khởi đầu cho hầu hết bệnh tăng huyết áp
A. Lợi tiểu thiazid
B. Guanethidin
C. Minoxidil
D. Metyldopa

Câu 447 Thuốc nào có thể dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp kèm trầm cảm
A. Reserpin
B. Metyldopa
C. a,b đúng
D. a, b sai

Câu 448 Khi phối hợp nhóm thuốc lợi tiểu và nhóm giãn mạch như Minoxidil để trị tăng
huyết áp nhằm mục đích nào sau đây
53
A. Hạn chế tác dụng phụ giữ muối và nước của Minoxidil
B. Không làm tăng nhịp tim
C. Không gây rậm lông
D. b,c đúng

Câu 449 Khi phối hợp nhóm thuốc beta-blocker và nhóm giãn mạch để trị tăng huyết áp
nhằm mục đích nào sau đây
A. Hạn chế tác dụng phụ giữ muối và nước
B. Không gây hạ huyết áp tư thế đứng
C. Đối kháng phản xạ bù tim mạch do thuốc giãn mạch gây ra
D. a,b đúng

Câu 450 Thuốc nào dùng được cho bệnh nhân bị tăng huyết áp kèm hen suyễn
A. Propranolol
B. Acebutolol
C. Nadolol
D. Tất cả đều sai

Câu 451: Cấu tạo một đơn vị thận (nephron) bao gồm:
A. Cầu thận
B. Ống thận
C. Ống uốn gần, quai henle, ống uốn xa, ống thu
D. Cả a và b

Câu 452: Vận chuyển thụ đông qua màng biểu mô thận bao gồm, CHỌN CÂU SAI:
A. Lôi kéo bởi dung môi
B. Khuếch tán đơn giản theo gradient nồng độ
C. Khuếch tán qua kênh nhờ protein màng
D. Vận chuyển đồng hướng (symport)

Câu 453: Vận chuyển trái hướng (antiport) là vận chuyển:


A. Nhờ năng lượng do thủy giải ATP tạo gradient điện hóa để vận chuyển một dung chất
nhất định. Sự di chuyển dung chất này tạo 1 gradient để vận chuyển một dung chất khác
ngược hướng
B. Hai dung chất được vận chuyển đồng hướng
C. Cần chất mang và đi ngược gradient nồng độ
D. Cần chất mang và cùng chiều gradient nồng độ

Câu 454: Vận chuyển thụ động nhờ chất mang là vận chuyển:
A. Nhờ năng lượng do thủy giải ATP tạo gradient điện hóa để vận chuyển một dung chất
nhất định. Sự di chuyển dung chất này tạo 1 gradient để vận chuyển một dung chất khác
ngược hướng
B. Hai dung chất được vận chuyển đồng hướng
C. Cần chất mang và đi ngược gradient nồng độ
D. Cần chất mang và cùng chiều gradient nồng độ

Câu 455: Ống uốn gần tái hấp thu đẳng trương:
A. 65% dịch lọc
B. 75% dịch lọc
C. 85% dịch lọc
D. 95% dịch lọc

54
Câu 456: Enzym cần cho tái hấp thu bicarbonat tại ống uốn gần:
A. Carbonic anhydrase
B. Carbonic dehydrase
C. Carbonic synthase
D. Carbonic synthetase

Câu 457: Ở phần dày nhánh lên quai Henle:


A. Nước được tái hấp thu
B. Không thấm nước
C. Nước, Na+, K+, Cl- được tái hấp thu
D. Nước, Na+, K+, Cl- không được tái hấp thu

Câu 458: Cơ chế tác dụng thuốc lợi tiểu thiazid:


A. Ức chế kênh Na+-K+-2Cl- symport
B. Ức chế carbonic anhydrase
C. Ức chế ADH
D. Ức chế kênh Na+-Cl- symport

Câu 459: Cơ chế tác dụng của thuốc lợi tiểu quai:
A. Ức chế kênh Na+-K+-2Cl- symport
B. Ức chế carbonic anhydrase
C. Ức chế ADH
D. Ức chế kênh Na+-Cl- symport

Câu 460: Thuốc lợi tiểu ức chế tái hấp thu Calci và Magie:
A. Lợi tiểu ức chế carbonic anhydrase
B. Lợi tiểu quai
C. Lợi thiểu thiazid
D. Lợi tiểu tiết kiệm kali

Câu 461: Tại ống thu, sự tái hấp thu và bài tiết các chất điện giải được điều hòa bởi:
A. Carbonic anhydrase (CA)
B. Aldosteron và ADH
C. Na+-Cl- symport
D. Na+-K+-2Cl- symport

Câu 462: Các thuốc lợi tiểu thẩm thấu:


A. Không bị tái hấp thu ở ống thận
B. Không bị chuyển hóa
C. Được lọc dễ dàng qua cầu thận
D. Tất cả đúng

Câu 463: Thuốc lợi tiểu thẩm thấu bao gồm:


A. Mannitol, glycerin
B. Ure
C. Acetazolamid
D. A và B đúng

Câu 464: Thuốc lợi tiểu ức chế carbonic anhydrase bao gồm:
A. Mannitol, glycerin
B. Ure
C. Acetazolamid
55
D. A và B đúng

Câu 465: Tác động chủ yếu của thuốc lợi tiểu thẩm thấu ở:
A. Ống uốn gần
B. Ống uốn xa
C. Quai henle
D. Ống thu

Câu 466: Chỉ định của thuốc lợi tiểu thẩm thấu :
A. Trị phù não, tăng nhãn áp
B. Phòng ngừa hoặc điều trị tình trạng giảm niệu hoặc vô niệu do suy thận cấp
C. Kềm hóa nước tiểu để loại trừ acid uric và cystein
D. A và B đúng

Câu 467: Sinh khả dụng bumetanid:


A. 70%
B. 80%
C. 90%
D. 100%

Câu 468: Chống chỉ định thuốc lợi tiểu thẩm thấu:
A. Vô niệu do suy thận nặng
B. Hạ kali huyết
C. Tăng kali huyết
D. Tăng nhãn áp

Câu 469: Thuốc lợi tiểu ức chế carbonic anhydrase bao gồm:
A. Mannitol, glycerin
B. Acetazolamid, diclorphenamid, methazolamid
C. Hydrochlorthiazid, chlothalidon, indapamid
D. Furosemid, bumetanid

Câu 470: Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid bao gồm:


A. Mannitol, glycerin
B. Acetazolamid, diclorphenamid, methazolamid
C. Hydrochlorthiazid, chlothalidon, indapamid
D. Furosemid, bumetanid

Câu 471: Thuốc lợi tiểu quai bao gồm:


A. Mannitol, glycerin
B. Acetazolamid, diclorphenamid, methazolamid
C. Hydrochlorthiazid, chlothalidon, indapamid
D. Furosemid, bumetanid

Câu 472: Thuốc lợi tiểu spinorolacton có cơ chế tác dụng:


A. Ức chế carbonic anhydrase
B. Ức chế kênh natri ở ống uốn xa
C. Đối kháng tại receptor của aldosteron
D. Tăng áp suất thẩm thấu của dịch lọc cầu thận

Câu 473: Độc tính của thuốc lợi tiểu ức chế carbonic anhydrase:
A. Tăng kali huyết
56
B. Làm nặng thêm tình trạng nhiễm kềm
C. Acid hóa nước tiểu
D. Sỏi thận

Câu 474: Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu thẩm thấu:
A. Phù não
B. Tăng nhãn áp
C. Suy tim, phù phổi
D. Giảm niệu do suy thận cấp

Câu 475: Tác dụng phụ của nhóm thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali:
A. Giảm kali huyết
B. Tăng kali huyết
C. Sỏi thận
D. Suy thận

Câu 476: Chống chỉ định của thuốc lợi tiểu thiazid:
A. Hạ natri huyết
B. Hạ kali huyết
C. Tăng calci huyết
D. Tất cả đúng

Câu 477: Thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali cho tác động lợi tiểu:
A. Rất mạnh
B. Mạnh
C. Trung bình
D.Yếu

Câu 478: Thời gian tác động của lợi tiểu thiazid so với lợi tiểu quai:
A. Dài hơn
B. Ngắn hơn
C. Như nhau
D. Tất cả sai

Câu 479: Thuốc lợi tiểu quai có các động lợi tiểu:
A. Rất mạnh
B. Trung bình
C. Yếu
D. Rất yếu

Câu 480: Thuốc lợi tiểu ức chế carbonic anhydrase thường được sử dụng nhất để điều
trị:
A. Nhiễm toan chuyển hóa
B. Nhiễm kềm chuyển hóa
C. Phù não
D. Tăng nhãn áp

Câu 481: Sự ức chế tái hấp thu Calci và Magie ở quai henle là do:
A. Chênh lệch điện thế màng
B. Đối kháng tại receptor aldosteron
C. Carbonic anhydrase bị ức chế làm thiếu H+ để tái hấp thu Na+
D. Tất cả đúng
57
Câu 482: Chỉ định của thuốc lợi tiểu thiazid:
A. Huyết áp thấp
B. Phù do tim, gan, thận
C. A và B đúng
D. A và B sai

Câu 483: Liều điều trị tăng nhãn áp của thuốc lợi tiểu ức chế carbonic anhydase:
A. 2000mg/ngày
B. 250-1000mg/ngày
C. 250-500mg/ngày
D. 250mg/ngày

Câu 484: Kết quả của việc carbonic anhydrase bị ức chế:


A. Thừa H+ và tăng tái hấp thu Na+
B. H+ và K+ trao đổi với Na+
C. Nhiễm acid và giảm kali huyết
D. Tất cả đúng

Câu 485: Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu thiazid, CHỌN CÂU SAI:
A. Hạ natri huyết
B. Tăng acid uric huyết
C. Tăng kali huyết
D. Nhiễm kềm chuyển hóa

Câu 486: Chỉ định thuốc lợi tiểu quai. CHỌN CÂU SAI:
A. Tăng huyết áp
B. Phù phổi cấp
C. Suy thận nặng
D. Suy tim kháng trị

Câu 487: Hệ thống vận chuyển ở nhánh lên quai Henle:


A. Na+-H+-antiport
B. Na+-Cl--symport
C. Na+-K+-2Cl--symport
D. a và b đúng

Câu 488: Hệ thống vận chuyển ở ống uốn xa:


A. Na+-H+-antiport
B. Na+-Cl--symport
C. Na+-K+-2Cl--symport
D. a và b đúng

Câu 489: Tại ống thu:


A. Tái hấp thu Na+, bài tiết K+ và nước
B. Tái hấp thu K+, nước và bài tiết Na+
C. Tái hấp thu K+, bài tiết Na+ và nước
D. Tái hấp thu Na+ và nước, bài tiết K+

Câu 490: Chỉ định của thuốc lợi tiểu ức chế carbonic anhydrase :
A. Trị phù não, tăng nhãn áp
B. Phòng ngừa hoặc điều trị tình trạng giảm niệu hoặc vô niệu do suy thận cấp
58
C. Kềm hóa nước tiểu để loại trừ acid uric và cystein
D. A và C đúng

Câu 491: Tác động của thuốc lợi tiểu ức chế carbonic anhydrase:
A. Làm nhiễm acid và giảm kali huyết
B. Làm nhiễm kềm và tăng kali huyết
C. A và B sai
D. A và B đúng

Câu 492: Chỉ định của thuốc lợi tiểu ức chế carbonic anhydrase :
A. Tăng nhãn áp
B. Acid hóa nước tiểu loại trừ acid uric và cystein
C. A đúng B sai
D. A sai B đúng

Câu 493: Thuốc lợi tiểu quai bao gồm:


A. Torsemid, chlothadion
B. Triamteren, bumetanic
C. Ethacrynic, furosemid
D. Spinorolacton, amilorid

Câu 494: Thuốc lợi tiểu chế kênh Natri thuộc nhóm tiết kiệm kali:
A. Amilorid và spinorolacton
B. Amilorid và triamteren
C. Spinorolacton và triamteren
D. Tất cả đều đúng

Câu 495: Nhóm thuốc lợi tiểu thường được phối hợp với các nhóm thuốc khác:
A. Lợi tiểu thẩm thấu
B. Lợi tiểu quai
C. Lợi tiểu thiazid
D. Lợi tiểu tiết kiệm kali

Câu 496: Một người bị nhiễm toan chuyển hóa, thuốc không nên sử dụng là:
A. Spinorolacton
B. Acetazolamid
C. Furosemid
D. Indapamid

Câu 497: Kháng lợi tiểu là tình trạng:


A. Thuốc lợi tiểu không có tác dụng ngay khi uống
B. Thuốc lợi tiểu mất dần tác dụng sau thời gian dài sử dụng
C. A và B đúng
D. A và B sai

Câu 498: CHỌN CÂU SAI: Một bệnh nhân sau khi dùng lợi tiểu có triệu chứng buồn ngủ,
kích thích, mất cảm giác, chóng mặt và hôm mê, yếu cơ, loạn nhịp tim, tetani, đây có thể
là kết quả của việc dùng quá độ lợi tiểu:
A. Indapamid
B. Amilorid
C. Acid ethacrynic
D. Acetazolamid
59
Câu 499: Không nên dùng lợi tiểu chung với ..... do làm giảm tổng hợp protaglandin gây
suy thận cấp
A. NSAIDs
B. Viên nén KCl
C. Cisplatin
D. ACEI

Câu 500: Không nên dùng chung với aminosid và cispatin:


A. Lợi tiểu thẩm thấu
B. Lợi tiểu tiết kiêm kali
C. Lợi tiểu quai
D. Lợi tiểu thiazid

Câu 501: Nhóm statin tác dụng theo cơ chế:


A. Ức chế tổng hợp lipid
B. Tạo phức với cholesterol
C. Tạo phức với HMG-CoA reductase
D. Ức chế HMG-CoA reductase

Câu 502: Muối mật có vai trò trong sự tiêu hóa chất béo do:
A. Tạo muối mật với acid béo
B. Chứa men thủy phân chất béo
C. Nhũ tương hóa chất béo
D. Nghiền nhỏ chất béo thành các tiểu phân

Câu 503: Nên uống statin vào lúc:


A. Sáng sớm khi bụng đói
B. Sau khi ăn
C. Giữa buổi ăn
D. Tối trước khi ăn

Câu 504: Nhóm statin tác dụng theo cơ chế:


A. Tạo phức với muối mật
B. Ức chế 6-Hydroxymethyl glutaryl CoA reductase ở gan
C. Nhũ tương hóa chất béo
D. Tạo phức với triglycerid

Câu 505: Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của statin:
A. Suy thận
B. Suy gan
C. Suy thận và suy gan
D. Hội chứng cơ niệu

Câu 506: Thuốc làm giảm lipid máu nhóm resin:


A. Gemfibrozil
B. Clofibrat
C. Pravastatin
D. Colestyramin

Câu 507: Khi sử dụng statin cần lưu ý:


A. Tăng enzym gan
60
B. Bệnh cơ
C. Bệnh thận mãn tính
D. A và B đúng

Câu 508: Không sử dụng statin chung với:


A. Kháng sinh họ Beta-lactam
B. Kháng nấm
C. Thuốc ức chế Cytocrome P450
D. B và C đúng

Câu 509: Thuốc có tác dụng giảm hấp thu cholesterol tại niêm mạc ruột:
A. Statin
B. Acid nicotinic
C. Acid fibric
D. Ezectimibe

Câu 510: Phần lõi của lipoprotein là :


A. Lipid ưa nước
B. Lipid kỵ nước
C. Apolipoprotein
D. Lớp phospholipid kép

Câu 511: Lipoprotein được chi ra làm :


A. 4 loại chính
B. 5 loại chính
C. 6 loại chính
D. 7 loại chính

Câu 512: Các biến chứng do tăng lipid máu gây ra :


A. Bệnh tim mạch
B. Bệnh gan
C. Bệnh thận
D. B và C đúng

Câu 513: Tác nhân chính gây xơ vữa động mạch ở người tăng lipid máu:
A. Chylomicron
B. VLDL
C. LDL
D. HDL

Câu 514: Yếu tố ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch:
A. Chylomicron
B. VLDL
C. LDL
D. HDL

Câu 515: Các tác nhân có thể gây xơ vữa động mạch là, CHỌN CÂU SAI:
A. Chylomicron
B. VLDL
C. IDL
D. LDL

61
Câu 516: HDL được hình thành từ:
A. Phospholipid và apolipoprotein A
B. Phospholipid và apolipoprotein B
C. Apolipoprotein A và cholesterol
D. Apolipoprotein B và cholesterol

Câu 517: Sự chuyển hóa lipid trong cơ thể diễn ra theo chu trình:
A. Nội sinh
B. Ngoại sinh
C. Gan ruột
D. A và B đúng

Câu 518: Cholesterol và triglycerid trong thức ăn được hấp thu vào máu và vận chuyển
đến mô mỡ và cơ dưới dạng:
A. Cholesterol tự do
B. Chylomicron
C. LDL
D. IDL

Câu 519: Ở mô mỡ và cơ, triglycerid sẽ được thủy phân thành:


A. Acid béo và glycerol
B. Chylomicron
C. LDL
D. HDL

Câu 520: Ở mô mỡ và cơ, triglycerid được thủy phân nhờ enzym:


A. Lecithin – cholesterol acyltransferase (LCAT)
B. Lipoprotein lipase
C. HGM-CoA reducrase
D. Hydrolylase

Câu 521: Niacin là vitamin nhóm:


A. A
B. B
C. D
D. K

Câu 522: Nguyên nhân gây tăng lipid huyết thứ phát:
A. Đột biến gen mã hóa cho các apolipoprotein hay LDL-receptor
B. Hậu quả của bệnh mạn tính như tiểu đường, suy thận mạn
C.Sử dụng kéo dài thuốc ngừa thai
D. B và C đúng

Câu 523: Thuốc đầu tiên trong nhóm statin được phát hiện là:
A. Lovastatin
B. Mevastatin
C. Simvastatin
D. Pravastatin

Câu 524: Chế độ trị liệu bằng statin làm giảm:


A. Tỷ lệ tử vong do bệnh mahcj vành
B. Giảm nguy cơ gây bệnh tim mạch
62
C. Giảm LDL cao
D. Tất cả đúng

Câu 525: Thuốc nhóm statin có thể được chỉ định sử dụng 1 lần/ngày:
A. Fluvastatin
B. Lovastatin
C. Atorvastatin
D. Simvastatin

Câu 526: Statin cần dùng chung với thức ăn để tăng sinh khả dụng của thuốc:
A. Fluvastatin
B. Lovastatin
C. Atorvastatin
D. Simvastatin

Câu 527: Phối hợp statin với ...... có thể làm tăng hiệu quả làm giảm LDL của statin thêm
20-25%:
A. Resin
B. Fibrat
C. Niacin
D. Dầu cá

Câu 528: Khi phối hợp Fluvastatin với các thuốc nhóm resin, hai thuốc phải được uống
cách nhau tối thiểu:
A. 3 giờ
B. 4 giờ
C. 5 giờ
D. 6 giờ

Câu 529: Các resin là những chất:


A. Kém hấp thu
B. Được hấp thu hoàn toàn
C. Tan trong nước
D. Không tan trong nước

Câu 530: Để hạn chế nguy cơ kích ứng hầu – thực giản và tắc nghẽn thực quản, các resin
nên được:
A. Uống ở dạng bột khô
B. Uống ở dạng bột khô pha với nước
C. Uống với nhiều nước
D. Tiêm tĩnh mạch

Câu 531: Nguyên nhân gây tăng lipid huyết tiên phát:
A. Đột biến gen mã hóa cho các apolipoprotein hay LDL-receptor
B. Hậu quả của bệnh mạn tính như tiểu đường, suy thận mạn
C.Sử dụng kéo dài thuốc ngừa thai
D. B và C đúng

Câu 532: Phối hợp thuốc trong điều trị tăng lipid máu sẽ:
A. Cho tác dụng hiệp đồng
B. Tăng tác dụng phụ do dùng nhiều nhóm thuốc gây tương tác với liều cao
C. Làm bệnh nhân dễ tuân thủ điều trị
63
D. Tất cả đúng

Câu 533: Các thuốc thuộc nhóm dẫn xuất acid fibric:
A. Fenofibrat, bezafibrat, ciprofibrat, gemfibrozil
B. Fenofibrat, bezafibrat, ciprofibrat, colesevelam
C. Fenofibrat, bezafibrat, ciprofibrat, acipimox
D. Fenofibrat, bezafibrat, ciprofibrat, ezectimibe

Câu 534: Mặc dù hiệu quả điều trị cao, Niacin thường được dùng để làm thuốc phụ trợ
cho nhóm statin hoặc resin do:
A. Không hấp thu qua đường tiêu quá
B. Thời gian bán hủy dài
C. Tác dụng phụ
D. Làm giảm HDL

Câu 535: Tác dụng phụ thường gặp của niacin, CHỌN CÂU SAI :
A. Loét dạ dày – tá tràng
B. Loạn nhịp tim
C. Đỏ bừng mặt
D. Viêm tụy

Câu 536: Sắp xếp thứ tự các cholesterol sau theo trọng lượng phân tử nhỏ dần:
A. Chylomicron, VLDL, LDL, HDL
B. VLDL, LDL, HDL, Chylomicron
C. HDL, LDL, VLDL, Chylomicron
D. Chylomicron, HDL, LDL, VLDL

Câu 537: Thuốc hạ lipid máu ít gây hội chứng cơ niệu nhất:
A. Simvastatin
B. Atorvastatin
C. Fluvastatin
D. Lovastatin

Câu 538: Thuốc được ưu tiên chỉ định điều trị triglycerid cao:
A. Benzafibrat
B. Colestyramin
C. Atorvastatin
D. Flurbiprofen

Câu 539: Statin không được dùng chung với, NGOẠI TRỪ:
A. Kháng sinh nhóm macrolid
B. Digoxin
C. Kháng sinh beta-lactam
D. Ketokonazol

Câu 540: Giá trị lý tưởng của cholesterol huyết:


A. <200mg/dl
B. <250mg/dl
C. 200-240mg/dl
D. >250mg/dl

Câu 541: Giá trị triglycerid gây nguy cơ cao khi:


64
A. <200mg/dl
B. 200-400mg/dl
C. 300-400mg/dl
D. 1000mg/dl

Câu 542: Enzym lecithin – cholesterol acyltransferase (LCAT), CHỌN CÂU SAI:
A. Ester hóa cholesterol tự do ở tế bào
B. Ester hóa VLDL
C. Ester hóa HDL
D. Hoạt động với xúc tác của apolipoprotein A

Câu 543: Biểu hiện của tăng lipid máu tiên phát, NGOẠI TRỪ:
A. LDL trong máu tăng rất cao
B. U vàng, xơ vữa động mạch
C. HDL tăng
D. Viêm tụy

Câu 544: Ngoài tác động ức chế HMG-CoA reductase, các statin còn có tác động:
A. Giảm tổng hợp LDL-R
B. Tăng thanh thải IDL và LDL trong huyết tương
C. Tăng nồng độ triglycerid trong máu nhẹ
D. Tăng nồng độ cholesterol tự do

Câu 545: Khi phối hợp với nhóm fibrat, sinh khả dụng của Fluvastain:
A. Tăng 50%
B. Giảm 50%
C. Tăng 150%
D. Giảm 150%

Câu 546: Colestyramin làm tăng thải trừ các thuốc:


A. Acid acetyl salicylic
B. Indomethacin
C. Meloxicam
D. Pacacetamol

Câu 547: Cơ chế tác động của acid fibric:


A. Kích thích tổng hợp lipoprotein
B. Kích hoạt men lipoprotein lipase
C. Giảm số lượng thụ thể LDL
D. Ức chế LDL gắn và thụ thể

Câu 548: Phối hợp statin với các resin để tăng hiệu quả điều trị, CHỌN CÂU SAI:
A. Atorvastatin + cholestyramin
B. Atorvastatin + colestipol
C. Atorvastatin + cholestyramin + colestipol
D. A và B đúng

Câu 549: Cần thận trong khi sử dụng resin cho bệnh nhân ...A.... vì có thể gây ....B... :
A. A: tăng triglycerid nhẹ, B: viêm gan
B. A: tăng triglycerid cao, B: viêm tụy
C. A: tăng triglycerid nhẹ, B: viêm tụy
D. A: tăng triglycerid cao, B: viêm gan
65
Câu 550: Thuốc ít gây tương tác hơn so với các thuốc còn lại:
A. Cholestyramin
B. Cholestipol
C. Colesevelam
D. A và B đúng
Câu 551: Thuốc sử dụng cho mục đích tăng đồng hóa protein:
A. Testosteron propionat
B. Fluoxymesteron
C. Nandrolon decanoat
D. Methyltestosteron

Câu 552: Hormon là :


A. Chất truyền tin hóa học
B. Chất truyền tin lý học
C. Chất truyền tin sinh học
D. Tất cả đúng

Câu 553: Đặc điểm của hormon:


A. Tác dụng không đặc hiệu
B. Tác dụng với liều lượng rất thấp
C. Được bài tiết bởi các tế bào chuyên biệt của tuyến nội tiết
D. Chất truyền tin lý học

Câu 554: Nhiệm vụ của tuyến sinh dục nam:


A. Tổng hợp testosteron
B. Thành lập tinh trùng
C. A và B đúng
D. A và B sai

Câu 555: Nhiệm vụ của tuyến sinh dục nữ:


A. Thành lập trứng
B. Bài tiết estrogen
C. Bài tiết progesteron
D. Tất cả đúng

Câu 556: Tại tuyến sinh dục nam, FSH có chức năng:
A. Kích thích bài tiết testosteron
B. Kích thích tạo tinh trùng
C. Làm tăng trưởng và trưởng thành nang trứng
D. Làm trụng trứng sinh hoàng thể

Câu 557: Tại tuyến sinh dục nam, LH có chức năng:


A. Kích thích bài tiết testosteron
B. Kích thích tạo tinh trùng
C. Làm tăng trưởng và trưởng thành nang trứng
D. Làm trụng trứng sinh hoàng thể

Câu 558: Tại tuyến sinh dục nữ, FSH có chức năng:
A. Kích thích bài tiết testosteron
B. Kích thích tạo tinh trùng
C. Làm tăng trưởng và trưởng thành nang trứng
66
D. Làm trụng trứng sinh hoàng thể

Câu 559: Tại tuyến sinh dục nữ, LH có chức năng:


A. Kích thích bài tiết testosteron
B. Kích thích tạo tinh trùng
C. Làm tăng trưởng và trưởng thành nang trứng
D. Làm trụng trứng sinh hoàng thể

Câu 560: Cơ quan chính tạo androgen là:


A. Tế bào Leydig
B. Vỏ thượng thận
C. Buồng trứng
D. Nhau thai

Câu 561: Cơ quan phụ tạo androgen là, CHỌN CÂU SAI:
A. Tế bào Leydig
B. Vỏ thượng thận
C. Buồng trứng
D. Nhau thai

Câu 562: Ở giai đoạn phôi thai, nồng độ androgen cao cần thiết để:
A. Gây nam hóa đường niệu
B. Tổng hợp testosteron
C. Làm tinh trùng trưởng thành
D. Gây tính chất thứ phát của phái nam

Câu 563: Các androgen tổng hợp so với androgen thiên nhiên :
A. Có thể dùng đường uống
B. Kéo dài tác dụng
C. Tác dụng chuyên biệt hơn
D. Tất cả đúng

Câu 564: Testosteron gây nên các dấu hiện đặc trưng của phái nam, NGOẠI TRỪ:
A. Mọc nhiều lông trên cơ thể
B. Dây thanh âm dài, giọng trầm
C. Vai rộng, cơ lớn, da dày
D. Hông to, eo nhỏ

Câu 565: CHỌN CÂU SAI, Testosteron gây:


A. Tiến biến protein
B. Phát triển hệ xương cơ
C. Chậm đóng các đầu xương dài
D. Tăng cân

Câu 566: Testosteron có thể gây tác dụng:


A. Xơ vữa động mạch
B. Làm giảm LDL-C và tăng HDL-C
C. Giảm tạo hồng cầu
D. Giảm cân

Câu 567: Testosteron có thể gây tác dụng


A. Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch
67
B. Làm tăng LDL-C và giảm HDL-C
C. Nhiều mụn trứng cá
D. Chậm đóng các đầu xương dài

Câu 568: Chất kháng androgen:


A. Durabolin
B. Nandrolon
C. Flutamid
D. Fluoxymesteron

Câu 569: Các estrogen thiên nhiên bao gồm, NGOẠI TRỪ:
A. Estradiol
B. Ethinyl estradiol
C. Estron
D. Estriol

Câu 570: Các chất estrogen có tác dụng:


A. Trong giai đoạn I của chu kỳ kinh nguyệt
B. Trong giai đoạn II của chu kỳ kinh nguyệt
C. Suốt thời gian hoàng thể tồn tại
D. Trong thời gian hoàn thể bị thoái hóa

Câu 571: Các chất progesteron có tác dụng:


A. Trong giai đoạn I của chu kỳ kinh nguyệt
B. Thời gian nang trứng tăng trưởng thành nang De Graf
C. Thời gian trứng rụng
D. Thời gian hoàng thể tồn tại

Câu 572: Cơ quan chính bài tiết estrogen:


A. Buồng trứng
B. Vỏ thượng thận
C. Tinh hoàn
D. Tuyến vú

Câu 573: Estrogen không steroid:


A. Estradiol
B. Mestranol
C. Ethinyl estradiol
D. Diethylstilbestrol

Câu 574: Estrogen thiên nhiên so với estrogen tổng hợp:


A. Tăng các dụng estrogen
B. Giảm tác dụng phụ
C. Không thể uống
D. Tăng thời gian tác dụng

Câu 575: Mifepriston đối kháng với:


A. Estrogen
B. Progesteron
C. Testosteron
D. Thyroxin

68
Câu 576: Tác dụng của estrogen, NGOẠI TRỪ :
A. Tăng co bóp tử cung
B. Tăng đồng hóa protein
C. Tăng LDL-C và giảm HDL-C
D. Ngăn tiêu xương

Câu 577: Tác dụng của estrogen:


A. Giảm đường huyết nhẹ
B. Giảm LDL-C và tăng HDL-C
C. Giảm tiết chất nhầy cổ tử cung
D. Ức chế bài tiết sữa ở liều thấp

Câu 578: Tác dụng phụ của estrogen:


A. Ức chế bài tiết sữa ở liều cao
B. Giảm tỉ lệ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ có mẹ dùng Diethylstilbestrol khi mang thai
C. Giảm tỉ lệ ung thư âm đạo
D. Tất cả đúng

Câu 579: Dùng điều trị vô sinh


A. Clomiphen, Cyclophenil
B. Clomiphen, Tamoxiphen
C. Tamoxiphen, Raloxiphen
D. Tamoxiphen, Exemestan

Câu 580: Thuốc dùng điều trị ung thư vú:


A. Clomiphen
B. Cyclophenil
C. Tamoxiphen
D. Norethindron

Câu 581: Estrogen được sản xuất ở, CHỌN CÂU SAI:


A. Buồng trứng
B. Tế bào sertoli
C. Vỏ thượng thận
D. Mô mỡ

Câu 582: Cơ chế thuốc ngừa thai uống mỗi ngày:


A. Ức chế phóng thích FSH, làm nang trứng không phát triển
B. Làm bong niêm mạc tử cung
C. Thoái biến hoàng thể
D. Diệt tinh trùng

Câu 583: Estradiol là estrogen chính của:


A. Tuổi trước mãn kinh
B. Tuổi mãn kinh
C. Do nhau thai tiết ra
D. Là chất chuyển hóa của Estriol

Câu 584: Cơ chế thuốc ngừa thai uống mỗi ngày, NGOẠI TRỪ:
A. Ức chế phóng thích FSH, làm nang trứng không phát triển
B. Ức chế phóng thích LH, ức chế phóng noãn
C. Thoái biến hoàng thể
69
D. Làm đặc sánh chất nhày cổ tử cung

Câu 585: Progesteron có tác dụng :


A. Tăng co thắt cơ tử cung
B. Giảm đặc sánh chất nhầy cổ tử cung
C. Tăng LDL-C, giảm HDL-C
D. Giảm thân nhiệt từ 0.3-0.5oC

Câu 586: Thuốc không có nhân steroid:


A. Ethinyl estradiol
B. Megestrol acetat
C. Diethylstibestrol
D. Methyltestosteron

Câu 587: Thuốc kháng androgen:


A. Tamoxifen
B. Miferiston
C. Leuprolid dùng ngắt quãng
D. Spironolacton

Câu 588: Chế phẩm được chọn làm thuốc ngừa thai:
A. Norethinron
B. Clomadion
C. Metroxyprogesteron
D. Megestron acetat

Câu 589: Tác dụng của androgen, NGOẠI TRỪ:


A. Nam hóa ở nữ
B. Giữ muối nước
C. Gây vú to ở nam
D. Loãng xương

Câu 590: Tác dụng của estrogen, NGOẠI TRỪ:


A. Tăng đồng hóa protein
B. Tăng co bóp cơ tử cung
C. Tăng LDL-C, giảm HDL-C
D. Ức chế bài tiết sữa ở liều cao

Câu 591: Thuốc được sử dụng làm thuốc tránh thai:


A. Methoxyprogesteron acetat
B. Hydroxyprogesterol caproat
C. Desogestrel
D. Megestrol acetat

Câu 592: Tác dụng của progesteron, NGOẠI TRỪ :


A. Giảm co thắt cơ tử cung
B. Tăng sinh niêm mạc tử cung
C. Ung thư vú
D. Tăng thân nhiệt

Câu 593: CHỌN CÂU SAI:


A. Loại thuốc ngừa thai phối hợp vỉ 28 viên uống hết vỉ này đến vỉ khác
70
B. Chu kỳ kinh nguyệt khi sử dụng thuốc ngừa thai là chu kỳ không rụng trứng
C. Loại thuốc ngừa thai phối hợp vỉ 21 viên uống hết vỉ, nghỉ 7 ngày, uống vỉ kế
D. Khi uống thuốc ngừa thai loại phối hợp, nếu quên 1 viên trong 3 tuần đầu, uống liền 1
viên ngay khi nhớ ra, ngày hôm sau uống 1 viên như thường lệ

Câu 594: Các androgen thiên nhiên so với các androgen tổng hợp:
A. Tác dụng chuyên biệt hơn
B. Có thể dùng đường uống
C. Thời gian tác dụng ngắn hơn
D. Tăng tác dụng androgen

Câu 595: Các androgen thiên nhiên so với các androgen tổng hợp:
A. Tăng tác dụng tiến biến protein
B. Không thể dùng đường uống
C. Thời gian tác dụng dài hơn
D. Tăng tác dụng androgen

Câu 596: Cách uống thuốc ngừa thai (loại vỉ 28 hoặc 30 viên) KHÔNG đúng:
A. Nếu quên 1 viên, ngày hôm sau uống 2 viên khi nhớ ra
B. Nên uống thuốc vào 1 thời điểm nhất định trong ngày
C. Nếu quên 2 viên liên tiếp của tuần thứ 1-2, uống liền 2 viên khi nhớ ra, hôm sau uống
2 viên nữa, sau đó uống tiếp tục như thường
D. Uống viên thứ 1 vào ngày hết kinh

Câu 597: Cặp chủ vận – đối kháng KHÔNG đúng:


A. Estrogen - Flutamid
B. Testosteron - Spinorolacton
C. Progesteron – Miferiston
D. Aldosteron - Spinorolacton

Câu 598: Sử dụng thuốc tránh thai uống mỗi ngày dễ bị thất bại nếu dùng chung với:
A. Cimetidin
B. Tetracyclin
C. Erythromycin
D. Ketoconazol

Câu 599: Thuốc điều trị sẩy thai do thiếu progesteron:


A. Methoxyprogesteron acetat
B. Norethinron
C. 19-nortestosteron
D. Norgestrel

Câu 600: KHÔNG NÊN ngừa thai hằng tháng với thuốc ngừa thai:
A. Rigevidon
B. Mercilon
C. Marvelon
D. Postinor

Câu 601: Nêu đặc điểm của thuốc khi ở trong huyết tương:
A. Dạng gắn với protein huyết tương thì có tác dụng sinh học
B. Dạng tự do (không kết hợp) chưa có tác dụng sinh học
C. Dạng kết hợp dễ thấm qua mạch máu và có hoạt tính
71
D. Sự gắn kết giữa thuốc và protein huyết tương có tính thuận nghịch

Câu 602: Những yếu tố làm giảm nguy cơ nhiễm độc thuốc:
A. Phạm vi điều trị hẹp
B. Phạm vi điều trị rộng
D. Suy chức năng gan
C. Thuốc có tích luỹ trong cơ thể

Câu 603: Các đặc điểm đưa thuốc vào tĩnh mạch, NGOẠI TRỪ:
A. Tác dụng nhanh
B. Tác dụng chậm
C. Phải kiểm soát chặt chẽ về liều độ
D. Thuốc phải tuyệt đối vô khuẩn

Câu 604: Các biện pháp loại trừ chất độc ra khỏi đường tiêu hoá, NGOẠI TRỪ:
A. Rửa dạ dày khi bệnh nhân đã chưa hôn mê
B. Gây nôn bằng kích thích vùng hầu họng
C. Rửa dạ dày khi bệnh nhân bị ngộ độc acid mạnh
D. Sau rửa dạ dày cho bệnh nhân uống than hoạt

Câu 605: Quá trình nào (tham gia) thúc đẩy hấp thu thuốc ở dạ dày, ruột ngược chiều
với bậc thang nồng độ:
A. Vận chuyển tích cực
B. Lọc
C. Khuyếch tán thuận lợi
D. Thẩm thấu

Câu 606: Dung dịch tanin dùng rửa dạ dày để:


A. Kết tủa các alcaloid và kim loại
B. Làm thải nhanh các loại chất độc
C. Tạo chelat với kim loại nặng
D. Hấp phụ các chất độc

Câu 607: Một vài biểu hiện của phản ứng dị ứng :
A. Khó thở, ho khạc đờm kéo dài > 15 ngày.
B. Mẩn đỏ, ngứa, khó thở, hạ huyết áp.
C. Mẩn đỏ, giảm thị lực, thính lực.
D. Chán ăn, chậm tiêu, ợ hơi, ợ chua.

Câu 608: Hiện tượng quen thuốc có các đặc điểm nào sau đây, ngoại trừ
A. Số lượng receptor thuốc không có giới hạn
B. Có hại cho bản thân và xã hội
C. Do cảm ứng enzym chuyển hoá thuốc ở microsom gan
D. Muốn tiếp tục dùng thuốc vì bị lệ thuộc

Câu 609: Đặc điểm về phía cơ thể của hấp thu thuốc ở ruột non là do
A. Diện tích hấp thu nhỏ
B. Không có van ngang, không có nhung mao
C. Ít được tưới máu
D. Khoảng pH rộng

Câu 610: Khi tiêm bắp thịt, thuốc:


72
A. Được hấp thu nhanh hơn khi tiêm tĩnh mạch
B. Hấp thu chậm hơn so với tiêm dưới da
C. Không gây tai biến gì
D. Hấp thu nhanh hơn so với tiêm dưới da

Câu 611: Sự giảm đáp ứng của cơ thể đối với thuốc khi dùng nhắc lại gọi là hiện tượng
A. Nghiện thuốc
B. Quen thuốc
C. Cảm ứng enzym
D. Độc do tích luỹ thuốc

Câu 612: Nơi xảy ra các biến đổi sinh học của thuốc gồm:
A. Mô cơ
B. Mô liên kết
C. Mô mỡ
D. Gan

Câu 613 : Ngộ độc thuốc nào cần toan hoá nước tiểu
A. Ngộ độc thuốc có bản chất base yếu
B. Ngộ độc thuốc có bản chất acid yếu
C. Ngộ độc tất cả các thuốc
D. Ngộ độc thuốc bay hơi

Câu 614: Có nhiều thuốc vẫn phát huy tác dụng dược lý mà không cần gắn vào receptor
như
A. Thiazit làm tăng thải nước - muối
B. Glucose
C. Insulin làm hạ đường máu
D. Manitol làm giảm phù não

Câu 615: Thuốc vượt qua hàng rào máu não trẻ sơ sinh nhanh hơn ở người lớn, lý do
A. Thành phần myelin cao
B. Hàng rào máu não chưa hoàn chỉnh
C. Lưu lượng máu / đơn vị thời gian não trẻ sơ sinh thấp hơn so với người lớn
D. Tỷ lệ não / trọng lượng cơ thể trẻ sơ sinh thấp hơn so với người lớn

Câu 616: Dùng than hoạt điều trị ngộ độc thuốc vì than hoạt
A. Làm thải nhanh các loại chất độc
B. Tạo chelat với kim loại nặng
C. Kết tủa các alcaloid
D. Hấp phụ các chất độc

Câu 617: Các thuốc kháng acid ( antacid ) là các thuốc có tác dụng :
A. Ức chế receptor H2-histamin.
B. Trung hòa HCl ở dịch dạ dày.
C. Ức chế bài tiết pepsin ở dạ dày.
D. Điều hòa sự bài tiết HCl và pepsin ở dạ dày.

Câu 618: Các đặc điểm khi đưa thuốc qua đường uống, ngoại trừ:
A. Phụ thuộc tốc độ làm rỗng dạ dày
B. Chịu tác dụng của hệ enzym tiêu hoá
C. Thuốc vào ngay tuần hoàn chung, không qua gan
73
D. Không thực hiện được ở bệnh nhân bị hôn mê

Câu 619: Dung dịch nào để kiềm hoá nước tiểu trong ngộ độc thuốc cấp tính:
A. Dung dịch Natri hydrocarbonat 2,5 % tiêm tĩnh mạch.
B. Dung dịch Natri hydrocarbonat 5 % tiêm tĩnh mạch.
C. Dung dịch Natri hydrocarbonat 0,14 % truyền tĩnh mạch.
D. Dung dịch Natri hydrocarbonat 1,4 % tiêm bắp.

Câu 620: Nghiện thuốc không có các đặc điểm sau:


A. Thay đổi tâm lý, thể chất, lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc
B. Giảm chuyển hóa thuốc
C. Tìm mọi cách để có được thuốc, có hại cho bản thân và xã hội
D. Tăng chuyển hóa thuốc

Câu 621: Quen thuốc có các đặc điểm.


A. Ít phải tăng liều dùng thuốc
B. Tăng chuyển hoá thuốc
C. Không thể cai thuốc
D. Tìm mọi cách để có được thuốc, có hại cho bản thân và xã hội

Câu 622: Muốn được vận chuyển theo cách tích cực qua màng sinh học, thuốc cần:
A. Phải có nồng độ tương đương ở bề mặt màng
B. Đòi hỏi năng lượng do ATP thuỷ phân
C. Không cần các bơm đặc hiệu
D. Không cần năng lượng do ATP thuỷ phân

Câu 623: Đây là đặc điểm gì của sự vận chuyển tích cực “Mỗi carrier chỉ tạo phức với vài
chất có cấu trúc đặc hiệu với nó”.
A. Tính bảo hòa
B. Tính đặc hiệu
C. Tính cạnh tranh
D. Tính ức chế

Câu 624: Đây là đặc điểm gì của sự vận chuyển tích cực “số lượng carrier có hạn”
A. Tính bảo hòa
B. Tính đặc hiệu
C. Tính cạnh tranh
D. Tính ức chế

Câu 625 : Đây là đặc điểm gì của sự vận chuyển tích cực “các thuốc có cấu trúc gần giống
nhau có thể gắn cạnh tranh với một carrier, chất nào có ái lực mạnh hơn sẽ gắn được
nhiều hơn”.
A. Tính bảo hòa
B. Tính đặc hiệu
C. Tính cạnh tranh
D. Tính ức chế

Câu 626 : Đây là đặc điểm gì của sự vận chuyển tích cực “một số thuốc làm carrier mất
khả năng gắn các thuốc khác”
A. Tính bảo hòa
B. Tính đặc hiệu
C. Tính cạnh tranh
74
D. Tính ức chế

Câu 627: Amphetamin tạo tác dụng thông qua việc làm giải phóng chất gì?
A. Adrenalin
B. NO
C. Steroid
D. Histamin

Câu 628: Thời gian để thuốc đạt được nồng độ tối đa Cmax dùng để đánh giá tỉ lệ:
A. Thời gian tác động
B. Cường độ tác động
C. Tốc độ hấp thu
D. Thời gian thuốc bắt đầu có tác động

Câu 629: Chất chủ vận từng phần là gì?


A. Có ái lực với receptor nhưng hoạt tính yếu hơn chất chủ vận
B. Có ái lực từng phần tùy theo trường hợp
C. Hoàn toàn không có ái lực với receptor
D. Ít có ái lực với receptor

Câu 630: Nếu bảo hòa receptor thì hoạt tính chất chủ vận từng phần như thế nào
A. Không dự đoán được
B. Giảm
C. Tăng mạnh
D. Có tăng nhưng hoạt tính vẫn không bằng chất chủ vận

Câu 631: Chọn phát đúng khi nói về chất chuyển hóa qua gan
A. Chất chuyển hóa là chất có độc tính
B. Chất chuyển hóa là chất có hoạt tính
C. Chất chuyển hóa hình thành từ pha 2 không có hoạt tính
D. Khi qua pha 1 thuốc ở dạng tan trong lipid trở nên phân cực

Câu 632: Trong các chất ức chế beta chất nào là chất chủ vận từng phần trên hệ giao cảm
A. Propranolol
B. Atenolol
C. Acebutolol
D. Timolol

Câu 633: Chất chủ vận là gì


A. Là chất tác dụng chủ động lên receptor
B. Là chất khi tác dụng lên receptor gây ra hiệu quả giống chất nội sinh
C. Là chất quan trọng trong cơ thể
D. Là chất cạnh tranh với các chất nội sinh

Câu 634: Chất đối kháng là gì?


A. Là chất ức chế chất nội sinh gắn vào receptor
B. Là chất không gây ra tác dụng dược lý
C. Là chất chủ vận từng phần
D. Là chất làm cơ thể suy yếu

Câu 635: pilocarpin tác động trên receptor nào


A. M - muscarinic
75
B. M – cholinergic
C. M – adrenergic
D. M – noradrenergic

Câu 636: pilocarpin là chất


A. Chủ vận từng phần
B. Chủ vận
C. Đối kháng
D. Không phân loại được

Câu 637: d – tubocurarin tranh chấp với chất nào sau đây trên receptor N của cơ vân
A. Acetylcholin
B. Cholinergic
C. Adrenalin
D. Myolin

Câu 638: d – tubocurarin là chất


A. Chủ vận từng phần
B. Chủ vận
C. Đối kháng
D. Không phân loại được

Câu 639: Cơ chế tác dụng của thuốc tê thông qua kênh ion nào
A. Kênh K+
B. Kênh Na+
C. Kênh Ca++
D. Kênh Cl-

Câu 640: Cơ chế tác dụng của thuốc an thần thông qua kênh ion nào
A. Kênh K+
B. Kênh Na+
C. Kênh Ca++
D. Kênh Cl-
Câu 641: Novocain gây ra được tác dụng dược lý là do ức chế kênh
A. Kênh K+
B. Kênh Na+
C. Kênh Ca++
D. Kênh Cl-

Câu 642: Benzodiazepin gây ra được tác dụng dược lý là do tăng mở kênh
A. Kênh K+
B. Kênh Na+
C. Kênh Ca++
D. Kênh Cl-

Câu 643: Kháng sinh Sulfamid có cấu trúc gần giống với chất nào của vi khuẩn
A. PABA
B. PAPA
C. BAPA
D. BABA

76
Câu 644: Khi thuốc gắn vào tế bào mà không gây ra tác dụng gì, nơi gắn thuốc được gọi

A. Receptor bất hoạt
B. Receptor câm
C. Receptor đơn thuần
D. Receptor biến tính

Câu 645: Receptor câm còn được gọi là


A. Nơi tiếp nhận
B. Nơi dung nạp
C. Nơi bất hoạt
D. Nơi không tín hiệu

Câu 646: Tác dụng của atropin quan sát được trên lâm sàng là
A. Tăng tiết dịch, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh...
B. khô miệng, co đồng tử, nhịp tim nhanh...
C. khô miệng, giãn đồng tử, nhịp tim chậm...
D. khô miệng, giãn đồng tử, nhịp tim nhanh...

Câu 647: Tác dụng của atropin quan sát được chính là tác dụng của sự thiếu vắng
A. acetylcholin
B. Adrenalin
C. Noradrenalin
D. Histamin

Câu 648: Phenobarbital có pKa=7.2. Nếu muốn phenobarbital ion hóa 50% thì pH nước
tiểu phải là bao nhiêu?
A. 7.2
B. <7.2
C. >7.2
D. >8

Câu 649: Các acid amin vận chuyển từ máu mẹ qua thai nhi theo phương thức vận
chuyển nào?
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển tích cực
C. Vận chuyển thuận lợi
D. Vận chuyển bằng cách lọc

Câu 650: Một số thuốc tan trong lipid thường bị tích lũy rất lâu trong đâu?
A. Mô mỡ
B. Nhau thai
C. Tủy xương
D. Hạch thần kinh

Câu 651: Cho biết công thức tính liều dựa trên thể tích phân bố và nồng độ thuốc trong
huyết tương?
A. D=VdxCp
B. D= VdxCpxF
C. D= VdxCp/F
D. D= Vd/CpxF

77
Câu 652: Trong quá trình chuyển hóa thuốc, các nhóm chức sau đây (- OH, - COOH, -
NH2, - SH... - OH, - COOH, - NH2, - SH...) được tạo ra ở pha nào
A. Pha I
B. Pha II
C. Pha III
D. Pha IV

Câu 653: Acid amin đóng vai trò cơ chất nội sinh chủ yếu của các phản ứng ở pha II là
A. glycin
B. alanine
C. histamine
D. globulin

Câu 654: Về di truyền, sắc dân nào có tỉ lệ acetyl hoá chậm cao nhất
A. Người da trắng
B. Người da đen
C. Người da vàng
D. Tỉ lệ tương đương giữa các chủng tộc

Câu 655: Sự vận chuyển glucose trong cơ thể thuộc loại nào sau đây?
A. Vận chuyển bằng cách lọc
B. Vận chuyển tích cực thuận lợi
C. Vận chuyển thụ động
D. Vận chuyển tích cực thật thụ

Câu 656: Ưu điểm của việc dùng thuốc theo đường đặt dưới lưỡi
A. Thuốc không gây dị ứng
B. Thuốc không bị chuyển hóa qua gan lần thứ nhất
C. Thuốc không bị thải trừ
D. Thuốc không bị ion hóa

Câu 657: Khi tăng pH nước tiểu thì chất nào sẽ tăng đào thải
A. Các base yếu
B. Các acid yếu
C. Cả acid yếu ,base yếu
D. Các ion kim loại nặng

Câu 658: So với dạ dày thì ruột non có lưu lượng máu như thế nào
A. Ít hơn
B. Bằng nhau
C. Nhiều hơn
D. Tùy từng thời điểm trong ngày

Câu 659: Tổng diện tích hấp thu của ruột non có thể lên đến bao nhiêu
A. >10 m2
B. >15 m2
C. >20 m2
D. >40 m2

Câu 660: Độ thanh thải Creatinin = 30 ml/ phút có ý nghĩa gì?


A. Trong một phút có 30 ml máu được lọc qua thận
B. Trong một phút thận lọc sạch hoàn toàn 30 ml máu có chứa thuốc hoặc độc tố
78
C. Trong một phút thận lọc sạch hoàn toàn Creatinin ra khỏi 30 ml máu
D. Trong một phút thận lọc sạch hoàn toàn Creatinin và các chất khác ra khỏi 30 ml máu

Câu 661: So với đường uống ưu điểm của hấp thu qua đường ngậm dưới lưỡi là:
A. Thuốc không bị dịch vị phá hủy
B. Thuốc sử dụng dễ dàng hơn
C. Hoạt chất tan rã nhanh
D. Hoạt chất chậm thải trừ

Câu 662: Vì sao calci clorid không được tiêm bắp?


A. Khó hấp thu
B. Gây hoại tử cơ
C. Gây tổn thương dây thần kinh
D. Khi sử dụng bằng đường tiêm này sẽ có hiện tượng phân phối lại

Câu 663: Thông số Cmax trong dược động học có ý nghĩa gì?
A. Là cường độ tác động tối đa của thuốc
B. Là nồng độ cao nhất còn an toàn trong trị liệu
C. Là nồng độ thuốc đạt được trong máu trong quá trình hấp thu
D. Là nồng độ tối đa thuốc đạt được trong máu trong quá trình hấp thu

Câu 664: Thông số Tmax trong dược động học có ý nghĩa gì?
A. Là thời gian để thải trừ thuốc hoàn toàn ra khỏi cơ thể
B. Là thời gian tối đa để thuốc hấp thu hoàn toàn
C. Là thời gian cần để thuốc đạt được nồng độ tối đa
D. Là thời gian kết thúc quá trình dược động học

Câu 665: Phản ứng nào không thuộc pha 1 của quá trình chuyển hóa
A. Phản ứng khử amin hóa
B. Phản ứng thủy phân
C. Phản ứng acetyl hóa
D. Phản ứng thủy phân

Câu 666: một trong những lý do cần giảm liều thuốc ở người già là do
A. Lượng protein máu giảm
B. Lượng protein máu tăng
C. Lượng lipid máu tăng
D. Lượng lipid máu giảm

Câu 667: Khi một thuốc làm tăng tác dụng của một thuốc khác, đó là:
A. Tác dụng hiệp đồng
B. Giải độc thuốc
C. Tương kỵ thuốc
D. Tác dụng đối kháng

Câu 668: EDTA và BAL có hiệu quả trong trường hợp nào sau đây
A. Nhuận tràng
B. Thông tiểu
C. Giải độc kim loại nặng
D. Chống mất nước

Câu 669:Cơ chế tác dụng của EDTA và BAL


79
A. Tạo dẫn chất có khả năng tan tốt trong lipid
B. Thay đổi tính pH
C. Tăng áp lực thủy tĩnh
D. Tạo phức chelat với các ion kim loại hóa trị 2

Câu 670: Các chất tác dụng dựa trên tính chất lý hóa sẽ
A. Tác động không thông qua receptor
B. Tác động thông qua receptor
C. Tác động trung gian
D. Tác động kép

Câu 671:Các lợi tiểu thẩm thấu như manitol tác động bằng cách nào
A. Tác động thông qua receptor
B. Tác động không thông qua receptor
C. Tác động trung gian
D. Tác động kép

Câu 672: Khi sử dụng tanin làm săn se niêm mạc ruột là tác dụng gì
A. Tác dụng tại chỗ
B. Tác dụng tức thời
C. Tác dụng toàn thân
D. Tác dụng đặc hiệu

Câu 673: Chất đối kháng với receptor được phân chia thành mấy loại
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 674: Chất đối kháng không thuận nghịch là


A. Chat đoi khang gan vao receptor lam bien dang receptor trong mot thơi gian dai
B. Chat đoi khang gan vao receptor lam bat hoat receptor trong mot thơi gian dai
C. Chat đoi khang gan vao receptor trong mot thơi gian dai
D. Chat đoi khang gan vao receptor co đinh

Câu 675: Phenoxybenzamin là chất


A. Đối kháng thuận nghịch
B. Đối kháng không thuận nghịch
C. Đối kháng cạnh tranh
D. Đối kháng không cạnh tranh

Câu 676: Chất đối kháng không thuận nghịch có đặc điểm nào sau đây
A. Dù có tăng liều chất chủ vận cũng không gây lại được hoạt tính của chất chủ vận
B. Khi tăng liều chất chủ vận có thể gây lại được hoạt tính của chất chủ vận
C. Hoạt tính thay đổi tùy từng trường hợp
D. Bất hoạt vĩnh viễn receptor

Câu 677: Receptor của captopril là


A. Kênh ion
B. Enzym
C. Không có receptor chỉ tác động thong qua tính chất lý hóa
D. Các nucleotid
80
Câu 678: Cấu tạo của enzyme là
A. Phospholipid
B. Protein
C. Lipid
D. Lipid và đường

Câu 679: Các ion kim loại sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các enzym
A. Hoạt hóa enzym
B. Ức chế enzym
C. Phá hủy enzym
D. Tăng thời gian bán thải

Câu 680: Captopril và các thuốc cùng nhóm với nó tác động lên receptor là
A. Men chuyển
B. Acetylcholin
C. Nicotinic
D. Muscarinic

Câu 681: Tác dụng của thuốc không thông qua receptor sẽ
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính không đặc hiệu
C. Có tính phân lập
D. Có tính không phân lập

Câu 682: MgSO4 khi tiêm tĩnh mạch sẽ có tác dụng gì


A. Nhuận tràng
B. Tẩy sổ
C. Chữa phù não
D. Chữa viêm phổi

Câu 683: Tác dụng chọn lọc là


A. Tác dụng duy nhất
B. Tác dụng xảy ra sớm nhất, rõ rệt nhất
C. Tác dụng không hồi phục
D. Tác dụng có tính giảm dần theo thời gian

Câu 684: Một thuốc có tác dụng chọn lọc sẽ có ý nghĩa như thế nào
A. Giúp điều trị hiệu quả hơn, tránh được tác dụng không mong muốn
B. Giúp giảm liều dùng trong ngày
C. Giúp giảm số lần dùng trong ngày
D. Giúp mở rộng phổ tác dụng

Câu 685: Liên quan đến ảnh hưởng của tá dược đến sinh khả dụng của thuốc, nhận định
nào sau đây là sai
A. Tá dược ảnh hưởng đến độ hòa tan
B. Tá dược ảnh hưởng đến độ khuyếch tán
C. Tá dược chỉ là chất độn
D. Tá dược là bí mật riêng của mỗi nhà sản xuất

Câu 686: Khi thay calci sulfat bằng lactose để dập viên diphenylhydantoin sẽ gây ra kết
quả gì?
81
A. Tăng chuyển diphenylhydantoin
B. Tăng đào thải diphenylhydantoin
C. Giảm tác dụng phụ của diphenylhydantoin
D. ngộ độc diphenylhydantoin

Câu 687: Nguyên tắc khi sử dụng thuốc trên trẻ em


A. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại
B. Trẻ em dùng thuốc của người lớn nhưng phải giảm liều
C. Trẻ em và người lớn có cấu tạo cơ thể hoàn toàn giống nhau
D. Trẻ em dung thuốc dạng dung dịch
Câu 688: Phản ứng dị ứng với kháng sinh họ beta-lactam thuộc loại
A. Phản ứng phản vệ
B. Phản ứng lành tính
C. Phản ứng dị ứng đơn thuần
D. Phản ứng quá mẫn

Câu 689: Đặc điểm tế bào thần kinh của trẻ cần lưu ý là
A. Tế bào chứa nhiều myolin, không chịu được thuốc gây mất nước
B. Tế bào chứa nhiều nước, không chịu được thuốc gây mất nước
C. Tế bào chứa nhiều muối khoáng
D. Tế bào chứa nhiều aminoacid

Câu 690: Thuốc tiêm vitamin B1 chống chỉ định với đường dùng nào sau đây:
A. Tiêm bắp thịt
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm dưới da
D. Uống

Câu 691: Phụ nữ có thai có hàm lượng protein huyết tương như thế nào
A. Thấp hơn bình thường
B. Cao hơn bình thường
C. Không thay đổi
D. Thay đổi liên tục

Câu 692: Phản ứng dị ứng type 2 còn gọi là


A. Phản ứng hủy tế bào
B. Phản ứng phản vệ
C. Phản ứng trung gian
D. Phản ứng chậm

Câu 693: Đặc điểm của phản ứng dị ứng thuốc


A. Không liên quan đến liều lượng thuốc dùng
B. Có liên quan đến liều lượng thuốc dùng
C. Không có dị ứng chéo
D. Không nguy hiểm đến tính mạng

Câu 694: Khi tiêm truyền adrenalin sẽ xảy ra hiện tượng gì sau đây
A. Nghiện thuốc
B. Quen thuốc nhanh
C. Quen thuốc chậm
D. Lệ thuộc thuốc

82
Câu 695: Người thiếu acetyl transferase sẽ có những thay đổi gì so với bình thường
A. acetyl hóa chậm một số thuốc
B. acetyl hóa nhanh một số thuốc
C. Tăng hấp thu một số thuốc
D. Giảm hấp thu một số thuốc

Câu 696: Người thiếu acetyl transferase khi sử dụng isoniazid sẽ dễ bị


A. Dị ứng isoniazid
B. Kích ứng isoniazid
C. Tăng tác dụng isoniazid
D. Nhiễm độc isoniazid

Câu 697: Hiện tượng đặc ứng là gì?


A. độ nhạy cảm với thuốc
B. độ nhạy cảm cá nhân bẩm sinh với thuốc do thiếu hụt di truyền một enzym nào đó
C. độ nhạy cảm cá nhân bẩm sinh với thuốc do bất hoạt một enzym nào đó
D. độ nhạy cảm cá nhân bẩm sinh với thuốc do tăng hoạt tính một enzym nào đó

Câu 698:Nhận định nào sau đây là đúng


A. Dị ứng thuốc khác với một ADR
B. Dị ứng thuốc cũng là một ADR
C. Phản ứng dị ứng gồm 3 type
D. Dị ứng thuốc rất hiếm xảy ra, tỉ lệ thường <1/106
Câu 699: Phản ứng phản vệ liên quan đến kháng thể nào sau đây
A. IgE
B. IgA
C. IgG
D. IgM

Câu 700: Sinh lý giấc ngủ có các đặc điểm nào sau đây, ngoại trừ?
A. Giãn cơ
B. Co cơ
C. Làm mờ ý thức
D. Làm chậm chức năng thực vật

Câu 701: Mất ngủ đầu hôm là đặc điểm của mất ngủ ở lứa tuổi nào:
A. Người trẻ
B. Người trung niên
C. Người > 60 tuổi
D. Người > 80 tuổi
Câu 702: Việc lựa chọn thuốc ngủ cho người trẻ tuổi như thế nào cho phù hợp?
A. Thuốc khởi đầu tác dụng nhanh và thời gian tác động dài
B. Thuốc khởi đầu tác dụng trung bình và thời gian tác động ngắn
C. Thuốc khởi đầu tác dụng dài và thời gian tác động ngắn
D. Thuốc khởi đầu tác dụng nhanh và thời gian tác động ngắn

Câu 703: Lựa chọn tiêu chuẩn của một thuốc ngủ lý tưởng, ngoại trừ:
A. Khởi phát nhanh
B. Có khoảng điều trị hẹp
C. Không gây dung nạp và lệ thuộc thuốc
D. Dễ hiệu chỉnh liều

83
Câu 704: Việc sử dụng thuốc ngủ nhóm Barbiturate so với Benzodiazepin hiện nay như
thế nào?
A. Thông dụng hơn
B. Ít sử dụng hơn
C. Như nhau
D. Chưa thống kê được

Câu 705: Để tổng hợp ra acid barbituric, chúng ta cần 2 chất nào sau đây?
A. Ure và acid malonic
B. Nitơ và acid malonic
C. Ure và acid benzoic
D. Ure và natri benzoat

Câu 706:Chất dẫn truyền thần kinh GABA có tác dụng gi?
A. Ức chế
B. Kích thích
C. Trung gian
D. Là nguồn năng lượng cho tế bào

Câu 707:Cơ chế tác động của GABA thông qua kênh ion nào sau đây?
A. Kênh K+
B. Kênh Na+
C. Kênh Ca++
D. Kênh Cl-

Câu 708: Barbiturat tác dụng ức chế thần kinh mạnh hơn benzodiazepin là do
A. Tăng số lần mở kênh Cl-
B. Kéo dài thời lượng mở kênh Cl-
C. Tăng số lần mở kênh Na+
D. Kéo dài thời lượng mở kênh Na+

Câu 709: Sử dụng barbiturate gây mê sẽ có tác dụng không mong muốn nào?
A. Loạn nhịp
B. Tăng huyết áp
C. Hạ huyết áp
D. Suy thận

Câu 710:Barbiturate ảnh hưởng như thế nào đến microsom gan
A. cảm ứng enzym gan
B. ức chế enzym gan
C. Không ảnh hưởng đến enzym gan
D. Tùy từng trường hợp

Câu 711: Barbiturate nào được lựa chọn để giải độc Strychnyn
A. Phenobarbital
B. Thiopental
C. thiobarbiturat
D. hexobarbital

Câu 712: Ngộ độc thuốc ngủ xảy ra với liều


A. Gấp 2-3 lần liều gây ngủ
B. Gấp 5-10 lần liều gây ngủ
84
C. Gấp 20 lần liều gây ngủ
D. Gấp 30 lần liều gây ngủ

Câu 713: Triệu chứng nào không xảy ra khi ngộ độc barbiturat:
A. Nhịp thở chậm
B. Hạ thân nhiệt
C. Nhịp tim nhanh
D. Giảm huyết áp

Câu 714: Loại an thần gây ngủ Seduxen có hoạt chất là gì?
A. Lorazepam
B. Diazepam
C. Flunitrazepam
D. Nitrazepam

Câu 715: Chống chỉ định thuốc an thần gây ngủ trên những đối tượng nào sau đây?
A. Lái tàu xe
B. Ngộ độc cấp rượu
C. Suy gan
D. Tất cả các đối tượng trên

Câu 716: Rượu cáo tác dụng kích thích tiêu hóa ở độ rượu nào?
A. 10o
B. 20o
C. 30o
D. 35 o

Câu 717: Độ rượu nào gây viêm niêm mạc dạ dày


A. 10o
B. 20o
C. 30o
D. 40 o

Câu 718: Rượu gây tử vong khi nồng độ trong máu :


A. > 200 mg/dl
B. > 300 mg/dl
C. > 400 mg/dl
D. > 500 mg/dl

Câu 719: Khi bị ngộ độc rượu sẽ dẫn đến tình trạng nào sau đây?
A. Tăng đường huyết
B. Hạ đường huyết
C. Tăng Kali huyết
D. Tăng nhịp tim

Câu 720: Thuốc hỗ trợ điều trị cai rượu disulfiram


A. Ức chế không thuận nghịch enzym ADH
B. Ức chế không thuận nghịch enzym ALDH
C. Ức chế thuận nghịch enzym ADH
D. Ức chế thuận nghịch enzym ALDH

Câu 721: Lưu ý khi dùng Disulfiram


85
A. Không dùng trong trường hợp ngộ độc rượu cấp tính
B. Hiệu quả thể hiện sau khi dùng khoảng 1 ngày
C. Thuốc khó hấp thu qua đường tiêu hóa
D. Là chất cảm ứng enzym gan

Câu 722: Người dùng Disulfiram nếu có uống rượu sẽ có những biểu hiện nào sau đây,
ngoại trừ?
A. Đỏ mặt
B. Nhức đầu
C. Nôn
D. Tăng huyết áp

Câu 723: Hội chứng cai rượu cấp xảy ra ở người nghiện rượu khi nào?
A. Xuất hiện 6-24 giờ sau khi ngừng uống rượu
B. Xuất hiện 24-30 giờ sau khi ngừng uống rượu
C. Xuất hiện 24-48 giờ sau khi ngừng uống rượu
D. Xuất hiện 48-72 giờ sau khi ngừng uống rượu

Câu 724: Hội chứng cai rượu cấp không bao gồm triệu chúng nào sau đây?
A. Run tay
B. Lòng bàn tay ẩm
C. Lòng bàn tay khô, nóng
D. Đau đầu

Câu 725: Cơ chế tác dụng của Naltrexon


A. Kích thích các thụ thể morphin trên não bệnh nhân
B. Ức chế các thụ thể morphin trên não bệnh nhân
C. Làm tăng tiết morphin
D. Làm giảm tiết morphin

Câu 726: Khi dùng Disulfiram liều dùng thay đổi như thế nào
A. Ban đầu dùng liều thấp sau đó tăng dần
B. Ban đầu dùng liều cao sau đó giảm liều
C. Dùng một liều ổn định
D. Tăng liều nếu bệnh nhân dung nạp thuốc

Câu 727: Khi dùng Naltrexol liều dùng thay đổi như thế nào
A. Ban đầu dùng liều thấp sau đó tăng dần
B. Ban đầu dùng liều cao sau đó giảm liều
C. Dùng một liều ổn định
D. Tăng liều nếu bệnh nhân dung nạp thuốc

Câu 728: Để bệnh nhân thích nghi tốt khi không có rượu thời gian tối thiểu dùng
Naltrexol:
A. 1 tháng
B. 10 tháng
C. 1 năm
D. 2 năm

Câu 729: Nhận định nào sai khi xử trí ngộ độc barbiturate:
A. Rửa dạ dày trong những trường hợp mới ngộ độc
86
B. Rửa dạ dày kể cả những trường hợp ngộ độc từ lâu
C. Base hóa huyết tương
D. Đảm bảo thông khí

Câu 730: Mức độ nhạy cảm với độc tính của rượu ở hai giới như thế nào?
A. Như nhau
B. Phụ nữ nhạy cảm hơn
C. Nam giới nhạy cảm hơn
D. Tùy từng độ tuổi

Câu 731: Loại rượu nào khi ngộ độc có thể dẫn đế mù
A. Ethylic
B. Ethylen glycol
C. Methylic
D. Tất cả đều sai

Câu 732:Thời điểm dùng Naltroxol vào


A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều
D. Buổi tối

Câu 733: Thuốc kháng sinh có nguồn gốc từ vi sinh vật:


A. Neomycin
B. Metronidazol
C. Ofloxacin
D. Sulfamethoxazol
Câu 734: Cơ chế tác dụng chính của amoxicilin đối với vi khuẩn là:
A. Ức chế tiểu phần 50S của ribosom
B. Ức chế tạo vách vi khuẩn
C. Ức chế BETA - lactamase
D. Ức chế tiểu phần 30S của ribosom

Câu 735: Ngộ độc thuốc nào cần kiềm hoá nước tiểu:
A. Ngộ độc thuốc bay hơi
B. Ngộ độc thuốc có bản chất base yếu
C. Ngộ độc thuốc có bản chất acid yếu
D. Ngộ độc thuốc thải trừ chậm

Câu 736: Một trong những chống chỉ định của furosemid và acid ethacrinic là :
A. Phối hợp với các kháng sinh nhóm cyclin : tetracyclin, doxycyclin.
B. Phối hợp với các kháng sinh nhóm aminoglycosid : streptomycin, gentamicin.
C. Phối hợp với các kháng sinh nhóm 5-nitroimidazol : metronidazol, tinidazol.
D. Phối hợp với các kháng sinh nhóm β-lactam : ampicilin, amoxicilin.

Câu 737: Kháng sinh nhóm macrolid gồm:


A. Clarithromycin
B. Meticilin
C. Bacitracin
D. Paromomycin

Câu 738: Chloramphenicol có tác dụng kháng khuẩn:


87
A. Salmonella typhi và paratyphi
B. Mycobacterium leprae
C. Staphylococcus aureus
D. Plasmodium vivax

Câu 739: Thuốc kháng sinh nhóm macrolid gồm:


A. Clindamycin
B. Spiramycin
C. Ornidazol
D. Clotrimazol

Câu 740: Kháng sinh gây cảm ứng enzym oxy hoá thuốc (cytochrom P450) ở microsom
gan:
A. Tyrothricin
B. Gentamicin
C. Ampicilin
D. Rifampicin

Câu 741: Khi thuốc còn đang ở trong huyết tương thì:
A. Dạng kết hợp dễ bị chuyển hoá làm mất hoạt tính
B. Dạng kết hợp không tham gia vào chuyển hoá
C. Dạng kết hợp có vai trò như một tổng kho dự trữ thuốc
D. Dạng kết hợp khó bị thải trừ

Câu 742: Mục đích sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh loét dạ dày-tá tràng:
A. Làm cho ổ loét chóng liền sẹo.
B. Diệt xoắn khuẩn HP.
C. Làm giảm bài tiết HCl ở dạ dày.
D. Chống bội nhiễm sau khi dùng cimetidin kéo dài.

Câu 743: Điều nào sau đây đúng khi nói về lincomycin
A. Không qua sữa mẹ
B. Thải trừ rất ít qua mật
C. Phân phối nhiều vào xương
D. Thấm rất mạnh vào dịch não tuỷ

Câu 744: Kháng sinh không hấp thu khi uống:


A. Tyrothricin
B. Nitrofurantoin
C. Cefaclor
D. Ampicilin

Câu 745: Kháng sinh tạo phức chelat với ion kim loại hóa trị 2,3 là:
A. Griseofulvin, Tetracyclin
B. Tetracyclin, quinolon
C. Cloxacilin, quinolon
D. Amphotericin B, Griseofulvin

Câu 746: Cơ chế tác dụng chính của fluorquinolon đối với vi khuẩn là:
A. Ức chế tiểu phần 30S của ribosom
B. Ức chế tại vách vi khuẩn
C. Ức chế tiểu phẩn 50S của ribosom
88
D. Ức chế ADN - gyrase

Câu 747: Phối hợp kháng sinh hợp lý là:


A. Oxacilin và amoxycilin
B. Chloramphenicol và spiramycin
C. Erythromycin và lincomycin
D. Spiramycin và metronidazol

Câu 748: Para amino benzoic acid của vi khuẩn có cấu trúc gần giống với cấu trúc của
kháng sinh nào
A. Sulfamid
B. Cloramphenicol
C. Macrolid
D. Lincomycin

Câu 749: Kháng sinh nào có phổ tương tự penicilin


A. Roxithromycin
B. Clarithromycin
C. Spiramycin
D. Tất cả các chất trên

Câu 750: Penicilin nào kháng được trực khuẩn mủ xanh


A. Carbenicillin
B. Ticarcillin
C. Piperacillin
D. Tất cả các chất trên

Câu 751: Cephalosphorin nào qua được hàng rào máu não
A. Cephalexin
B. Cephalostinin
C. Cefuroxine
D. Ceftriaxone

Câu 752: Kháng sinh không sử dụng cho phụ nữ có thai?


A. Quinolone
B. Cloramphenicol
C. Tetracyclin
D. Tất cả các chất trên

Câu 753: Kháng sinh nào không được hấp thu bằng đường uống
A. Nistastin
B. Amoxicillin
C. Lincomycin
D. Gentamycin

Câu 754: Penicilin bán tổng hợp có phổ kháng khuẩn rộng nhất
A. Erythromycin
B. Gentamycin
C. Ampicillin
D. Tetracylin

Câu 755: Tác nhân nào sau đây gây bất lợi cho việc hấp thu tetracyclin
89
A. Glucose
B. Sữa
C. Men vi sinh
D. Muối ăn

Câu 756: Phát biểu nào sau đây là sai:


A. Tetracylin làm hỏng men răng ở trẻ em
B. Thức ăn trong dạ dày làm giảm hấp thu ampicillin
C. Neomycin là aminoglycosid chỉ dùng bằng đường tiêm
D. Cloramphenicol gây hội chứng xám ở trẻ sơ sinh

Câu 757: Một thuốc có nồng độ huyết tương ban đầu là 120 mg/l và t1/2= 3h. Hỏi sau
12h nồng độ thuốc trong máu là bao nhiêu?
A. 60 mg/l
B. 30 mg/l
C. 15 mg/l
D. 7.5 mg/l

Câu 758: Al3+ và Ca2+ ức chế hấp thu thuốc nào sau đây?
A. Ciprofloxacin
B. Metronidazol
C. Cephalexin
D. Lincomycin

Câu 759: Biết rằng thuốc được hấp thu hoàn toàn và thời gian bán thải của thuốc là 8
giờ, hỏi sau 32 giờ thì lượng thuốc còn lại trong cơ thể là bao nhiêu?
A. 250 mg
B. 150 mg
C. 75 mg
D. 31 mg

Câu 760: Khi uống tetracyclin với sữa sẽ bị ảnh hưởng gì?
A. Tetracyclin tạo phức với calci của sữa sẽ bị giảm hấp thu
B. Tăng hấp thu Tetracyclin
C. Tăng thải trừ Tetracyclin
D. Tăng chuyển hóa Tetracyclin

Câu 761: Lincomycin làm tăng tác dụng của Digoxin do hiện tượng nào sau đây?
A. Tiêu diệt hệ tạp khuẩn đường ruột
B. Tăng tốc độ làm rỗng dạ dày
C. Ức chế enzym chuyển hóa thuốc
D. Cạnh tranh gắn kết trên protein huyết tương

Câu 762: Bệnh nhân dị ứng với gentamycin có thể bị dị ứng với thuốc nào sau đây?
A. Streptomycin
B. Rifampicin
C. Ethambutol
D. INH

Câu 751: Tính liều kháng sinh đường uống để đạt nồng độ thuốc trong huyết tương là 3
mg/l. Vd là 8 lít/kg và sinh khả dụng là 60 %, bệnh nhân nặng 50 kg
A. 0.4 g
90
B. 0.5 g
C. 1 g
D. 2 g

Câu 763: So với ampicilin thì sinh khả dụng của amoxcilin như thế nào:
A. Không thay đổi
B. Cao hơn 10%
C. Cao hơn 45%
D. Cao hơn 5%

Câu 764: Cefaclor là cephalosphorin thế hệ mấy?


A. Thế hệ 1
B. Thế hệ 2
C. Thế hệ 3
D. Thế hệ 4

Câu 765: Cefuroxim là cephalosphorin thế hệ mấy?


A. Thế hệ 1
B. Thế hệ 2
C. Thế hệ 3
D. Thế hệ 4

Câu 766: Cefotaxim là cephalosphorin thế hệ mấy?


A. Thế hệ 1
B. Thế hệ 2
C. Thế hệ 3
D. Thế hệ 4

Câu 767: Điểm khác biệt giữa các cephalosphorin thế hệ sau so với thế hệ đầu là gì?
A. Mở rộng phổ kháng khuẩn trên Gram (-) nhiều hơn
B. Bề vững hơn với men cephalosporinase
C. Dung nạp tốt hơn
D. Tất cả đều đúng

Câu 768: Đường dùng của các cephalosphorin thế hệ 3 là?


A. Đường uống
B. Ngậm dưới lưỡi
C. Đường tiêm
D. Tùy từng hoạt chất

Câu 769: Các chất ức chế beta lactam hoạt động thông qua cơ chế nào
A. Gắn không hồi phục với men beta- lactamase
B. Gắn có hồi phục với men beta- lactamase
C. Hoạt hóa men beta- lactamase
D. Biến dạng protein của vi khuẩn

Câu 770: Amoxicillin có tác dụng hiệp đồng khi phối hợp với chất nào sau đây?
A. Sulbactam
B. Acid clavulanic
C. Tozobactam
D. Ampicillin

91
Câu 771: Kháng sinh nào sau đây thuộc nhóm beta lactam dùng trị các nhiễm trùng nặng
do vi khuẩn bệnh viện
A. Imipenem
B. Erythromycin
A. Sulbactam
D. Amoxicillin

Câu 772: Kháng sinh nào sau đây có phổ tương tự với cephalosphorin thế hệ 3 và có thể
dùng cho bệnh nhân không dung nạp với penicillin
A. Cloramphenicol
B. Lincomycin
C. Aztreonam
D. Gentamycin

Câu 773: Chỉ định chính của Vancomycin là:


A. Viêm phổi
B. Viêm gan mãn
C. Viêm đường tiết niệu
D. Viêm màng trong tim do tụ cầu kháng methicillin

Câu 774: Khi bị viêm ruột kết màng giả, kháng sinh nào sau đây được lựa chọn
A. Metronidazol
B. Lincomycin
C. Ticarcillin
D. Vancomycin

Câu 775: Lựa chọn đường dùng đúng cho kháng sinh nhóm Aminoglycosid
A. Dùng đường uống
B. Dùng đường tiêm
C. Chỉ có tác dụng tại chỗ
D. Tùy thuộc vào cấu trúc của từng hoạt chất cụ thể

Câu 776: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về các kháng sinh nhóm Aminoglycosid
A. Cấu trúc hóa học đều mang các đường và chức amin
B. Hầu hết không hấp thu qua đường tiêu hóa vì có PM cao
C. Phổ kháng khuẩn rộng, chủ yếu trên vi khuẩn gram (-)
D. Độc tính chủ yếu trên mắt và thận

Câu 777: Về cơ chế tác dụng kháng sinh aminoglycosid gắn vào tiểu đơn vị nào của
ribosom
A. 30S
B. 70S
C. 50S
D. 80S

Câu 778: Kháng sinh nào sau đây có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong nhóm
aminoglycosid
A. Gentamycin
B. Amikacin
C. Streptomycin
D. Neomycin

92
Câu 779: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về các kháng sinh Cloramphenicol
A. Thấm dễ dàng vào các mô
B. Thấm tốt vào dịch não tủy, trừ trường hợp màng não bị viêm
C. Là kháng sinh kiềm khuẩn
D. Bền vững ở nhiệt độ thường và ít tan trong nước

Câu 780: Hội chứng xám thường gặp ở nhũ nhi khi sử dụng kháng sinh nào gây nên:
A. Penicillin
B. Cloramphenicol
C. Tetracyclin
D. Amikacin

Câu 781: Nguyên tắc khi điều trị thương hàn nặng bằng Cloramphenicol
A. Dùng liều thấp
B. Dùng liều cao, giảm dần
C. Dùng thời gian dài
D. Không dùng Cloramphenicol trong trường hợp thương hàn nặng

Câu 782: Cloramphenicol ảnh hưởng như thế nào lên sự chuyển hóa thuốc
A. Là chất ức chế enzym chuyển hóa thuốc ở gan
B. Là chất cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan
C. Làm tăng chuyển hóa các thuốc dùng chung
D. Làm tăng dạng tự do của các thuốc dùng chung

Câu 783: Chống chỉ định nhóm tetracyclin trong trường hợp nào sau đây?
A. Phụ nữ có thai
B. Trẻ em < 8 tuổi
C. Suy gan, thận
D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 784: Trong các kháng sinh nhóm Cyclin, kháng sinh nào có hoạt tính mạnh nhất:
A. Tetracyclin
B. Minocyclin
C. Doxycyclin
D. Clotetracyclin

Câu 785: Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thu kháng sinh nào
A. Minocyclin
B. Tetracyclin
C. Oxytetracyclin
D. Clotetracyclin

Câu 786: Nhóm kháng sinh nào sau đây được xem là an toàn cho phụ nữ có thai vì ít độc
tính
A. Aminoglycosid
B. Macrolid
C. Quinolon
D. 5 -nitro- imidazol

Câu 787: Nhóm kháng sinh nào sau đây được thải trừ chủ yếu qua gan
A. Aminoglycosid
B. Macrolid
93
C. Quinolon
D. Penicillin

Câu 788: Trong các kháng sinh nhóm Macrolid kháng sinh nào ít ảnh hưởng đến enzym
chuyển hóa thuốc ở gan
A. Erythromycin
B. Lincomycin
C. Azithromycin
D. Spiramycin

Câu 789: Nhận định nào sai khi nói về các kháng sinh Quinolon
A. Là các base yếu
B. Là các chất nhạy cảm với ánh sáng
C. Acid nalidixic là chất kinh điển thuộc nhóm này
D. Khi gắn clouro vào vị trí số 6 phổ kháng khuẩn được mở rộng hơn

Câu 790: AND- gyrase đóng vai trò gì đối với vi khuẩn
A. Là enzym giúp gắn các nucleotid vào chuổi
B. Là enzym mở vòng xoắn AND, giúp cho sự sao chép và phiên mã
C. Là enzym đóng vòng xoắn AND, giúp cho sự sao chép và phiên mã
D. Giúp các phân tử AND bền vững trong môi trường có kháng sinh

Câu 791: Phổ kháng khuẩn của các acid nalidixic hẹp hơn các flouroquinolon, do đó chỉ
dùng trong một số nhiễm khuẩn gì?
A. Nhiễm khuẩn hô hấp
B. Nhiễm khuẩn tiêu hóa
C. Nhiễm khuẩn ngoài da
D. Nhiễm khuẩn tiết niệu-sinh dục

Câu 792: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về Metronidazol
A. Là kháng sinh thuộc nhóm 5-nitro-imidazol
B. Ít tác dụng trên vi khuẩn kỵ khí
C. Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa
D. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng còn hoạt tính

Câu 793: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về kháng sinh nhóm Sulfamid
A. Sulfamid là chất kiềm khuẩn
B. Vi khuẩn nào có khả năng sử dụng acid folic từ môi trường thì không bị ảnh hưởng
bởi sulfamid
C. Vi khuẩn kháng thuốc bằng cách giảm tổng hợp PABA
D. Độc tính trên thận

Câu 794: Trimthoprim ức chế enzym dihydrofolat reductase nên ngăn cản quá trình nào
sau đây
A. Tổng hợp acid dihydrofolic
B. Tổng hợp acid tetrahydrofolic
C. Tổng hợp acid p-aminobenzoic
D. Tổng hợp acid uric

Câu 795: Tỉ lệ phối hợp giữa Trimethoprim và sulfamethoxazol theo khối lượng hoạt
chất tương ứng là
A. 5 Trimethoprim : 1 sulfamethoxazol
94
B. 1 Trimethoprim : 5 sulfamethoxazol
C. 20 Trimethoprim : 1 sulfamethoxazol
D. 1 Trimethoprim : 20 sulfamethoxazol

Câu 796: Nguyên tắc sử dụng kháng sinh, chọn câu sai:
A. Chỉ dùng kháng sinh trong bệnh do nhiễm khuẩn, không dùng do nhiễm virus
B. Dùng đủ liều để đạt nồng độ đủ và ổn định, không dùng liều tăng dần
C. Khi hết sốt thì ngưng kháng sinh ngay
D. Nếu nhiễm khuẩn đã xác định thì dùng kháng sinh phổ hẹp

Câu 797: Vi khuẩn Gram (-) khó tiêu diệt hơn Gram (+) là bởi vì
A. Có số lớp peptidoglycan nhiều hơn Gram (+) gấp 20 lần
B. Hầu hết các vi khuẩn này không có các porin
C. Vi khuẩn Gram (-) có lớp polysaccharic ở ngoài cùng ngăn cản sự thấm của nhiều
thuốc kháng sinh vào tế bào vi khuẩn
D. Các vi khuẩn Gram (-) có tốc đọ sinh sản nhanh

Câu 798: Khi phối hợp kháng sinh cần lưu ý gì?
A. Không phối hợp 2 kháng sinh cùng cơ chế
B. Không phối hợp 2 kháng sinh có cùng độc tính
C. Không phối hợp kháng sinh kiềm khuẩn và kháng sinh diệt khuẩn
D. Tất cả đều đúng

Câu 799: phối hợp kháng sinh nào sau đây gây bất lợi
A. Sulfodoxin + pyrimethamin
B. Gentamycin+ampicillin
C. Penicillin+tetracyclin
D. Tazobactam+piperacillin

Câu 800: Vi khuẩn có thể đề kháng kháng sinh theo các cơ chế sau ngoại trừ
A. Ức chế chuyển hóa acid nucleic của nhân tế bào
B. Thay đổi khả năng thấm qua màng tế bào của thuốc
C. Sản sinh ra enzym phá hủy cấu trúc của thuốc
D. Phát triển quá trình chuyển hóa qua một ngã khác

Câu 801: Thuốc điều trị đái tháo đường nào dùng bằng đường tiêm
A. Acarbose
B. Pramlintide
C. Biguanide
D. Glipizid

Câu 802: Thuốc điều trị đái tháo đường thuộc nhóm Biguanide
A.Tolbutamid
B. Glyburid
C. Glimepirid
D. Giclazid

Câu 803: Insulin glargin không thể tiêm tĩnh mạch được vì?
A. Dung dịch nhược trương dễ gây vỡ hồng cầu
B. Là loại thuốc dầu do đó sẽ gây tắt mạch
C. Gây kết tủa ở pH sinh lý
D. Dễ shock phản vệ
95
Câu 804: Thuốc có tác dụng ức chế sự tân tạo glucose ở gan
A. Glipizid
B. Metformin
C. Glibenclamid
D. Gliburid

Câu 805: Thuốc làm chậm sự di chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột
A. Acarbose
B. Pramlintide
C. Metformin
D. Glipizid

Câu 806: Thuốc kích thích tế bào beta tuyến tụy phóng thích insulin, ngoại trừ:
A. Meglinid
B. Nateglinid
C. Acarbose
D. Glimepirid

Câu 807: Thuốc điều trị đái tháo đường nào sau đây làm tăng nguy cơ nhiễm toan khi sử
dụng cho người suy hô hấp
A. Sitagliptin
B. Gliclazid
C. Metformin
D. Nateglinid

Câu 808: Loại insulin nào hấp thu vào máu nhanh nhất
A. Insulin NPH
B. Insulin Lispro
C. Insulin Glargin
D. Insulin Regular

Câu 809: Chỉ định Sulfonylureas cho bệnh nhân nào


A. Đái tháo đường type 1
B. Đái tháo đường type 2
C. Đái tháo đường thai kỳ
D. Tăng đường huyết do sử dụng corticoid

Câu 810: Thông tin nào sau đây không đúng khi nói về hoạt chất benfluorex
A. Thuộc nhóm tăng nhạy cảm insulin tại nơi sử dụng
B. Hiện nay đã bị cấm lưu hành trên thị trường
C. Có tên thương mại là Mediator
D. Không có tác dụng phụ trên tim mạch

Câu 811: Thuốc điều trị đái tháo đường nào đã bị cấm lưu hành trên thị trường
A. Repaglinid
B. Mediator
C. Glipizid
D. Glibenclamid

Câu 812: Thuốc điều trị đái tháo đường thuộc nhóm ức chế men DPP-4
A. Chlorpropamid
96
B. Rosiglitazon
C. Saxagliptin
D. Repaglinid

Câu 813: Thuốc điều trị đái tháo đường đường tiêm
A. Glipizid
B. Acarbose
C. Mediator
D. Exenetide

Câu 814: Vị trí tiêm insulin dưới da hấp thu nhanh nhất
A. Đùi
B. Cánh tay
C. Bụng
D. Mông

Câu 815:Nếu tiêm insulin nhiều lần cùng một vị trí sẽ gây biến chứng gì?
A. Hạ kali máu
B. Loạn dưỡng nơi tiêm
C. Hạ đường huyết
D. Dị ứng

Câu 816: Loại insulin nào được lựa chọn làm insulin nền
A. Insulin glargin
B. Insulin lispro
C. Insulin aspart
D. Insulin regular

Câu 817: Không nên sử dụng Gliclazid chung với thuốc nào sau đây?
A. Metformin
B. Rosiglitazon
C. Insulin
D. Nateglinid

Câu 818: Thuốc có tác dụng kích thích tế bào beta tuyến tụy sản xuất insulin
A. Metformin
B. Benfluorex
C. Glyburid
D. Acarbose

Câu 819: Trong cơ thể insulin được tiết ra từ đâu?


A. Đảo Langerhans tế bào alpha tuyến tụy
B. Đảo Langerhans tế bào beta tuyến tụy
C. Đảo Langerhans tế bào alpha tuyến thượng thận
D. Đảo Langerhans tế bào beta tuyến tụy thượng thận

Câu 820: Cấu tạo của phân tử insulin:


A. Gồm 2 chuỗi peptid nối với nhau bằng cầu nối dihydro
B. Gồm 2 chuỗi peptid nối với nhau bằng cầu nối disulfur
C. Gồm 3 chuỗi peptid nối với nhau bằng cầu nối dihydro
D. Gồm 3 chuỗi peptid nối với nhau bằng cầu nối disulfur

97
Câu 821: Tác dụng hạ đường huyết của insulin là do:
A. Kích thích sự thu nhận và chuyển hóa glucose ở mô mỡ và mô cơ
B. Giảm phân hủy glucid
C. Tăng đồng hóa glucid
D. Tất cả đều đúng

Câu 822: Tác dụng phụ của nhóm Sulfonylureas, ngoại trừ:
A. Hạ đường huyết qua mức
B. Giảm cân
C. Hồng ban
D. Dùng thời gian dài có nguy cơ kiệt tụy

Câu 823: Khi dùng lâu ngày nhóm Sulfonylureas giảm hiệu quả mỗi năm khoảng
A. 5%
B. 10%
C. 15%
D. 20%

Câu 824: Glimepirid là sulfonylureas thế hệ mấy:


A. Thế hệ 1
B. Thế hệ 2
C. Thế hệ 3
D. Thế hệ 4

Câu 825: Lưu ý thời điểm uống thuốc của nhóm sulfonylureas
A. Uống trước khi ăn 30 phút
B. Uống sau khi ăn 30 phút
C. Uống ngay trong bữa ăn
D. Nếu có bỏ bữa thì không uống thuốc

Câu 826: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa trên chỉ số đường huyết lúc đói
(được thử sau khi nhị đói qua đêm và ít nhất 2 lần thử)
A.  120 mg/dl
B.  126 mg/dl
C.  140 mg/dl
D.  200 mg/dl

Câu 827: Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa trên HbA1c:
A.  6.0%
B.  6.5%
C.  7.0%
D.  7.5%

Câu 828: HbA1c = 6.5% có nghĩa là


A. Có 6.5% huyết sắc tố trong máu gắn kết với glucose
B. Đường chiếm 6.5% thành phần của huyết tương
C. Tỉ lệ đường trong tế bào hồng cầu là 6.5%
D. Tất cả đều sai

Câu 829: Sự kháng insulin là do kháng thể nào


A. Ig A
B. Ig E
98
C. Ig M
D. Ig G

Câu 830: Chỉ định phù hợp đối với nhóm Biguanid
A. Đái tháo đường thai kỳ
B. Đái tháo đường type 1
C. Đái tháo đường type 2 thể trạng béo
D. Đái tháo đường type 2 thể trạng gầy

Câu 831: Nhóm thuốc điều trị đái tháo đường nào nên thử chức năng gan trong thời gian
điều trị
A. Biguanid
B. Sulfonylureas
C. Thiazolidinedione
D. Glynide

Câu 832: Nhóm thuốc nào sau đây chủ yếu giúp giảm đường huyết sau ăn
A. Sulfonylureas
B. Metformin
C.Glynide
D. Ức chế α-glucosidase

Câu 833: Trong các thuốc sau, thuốc nào ít tác dụng phụ hạ đường huyết:
A. Metformin
B. Glipizid
C. Tolbutamid
D. Glimepirid

Câu 834: Trong các thuốc sau, thuốc nào có tác dụng hạ đường huyết kéo dài nhất
A. Glipizid
B. Chlorpropamid
C. Gliclazid
D. Glyburic

Câu 835: Ý nào sau đây không phải là vai trò của GLP-1:
A. Kích thích tiết insulin phụ thuộc glucose
B. Ức chế glucagon
C. Tăng khối lượng tế bào beta
D. Tăng tốc độ làm rỗng dạ dày

Câu 836: Thuốc chẹ beta không có thể dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp kèm hen
suyễn:
A. Propranolol
B. Atenolol
C. Nadolol
D. Acebutolol

Câu 837: Nifedipin có tác dụng hạ huyết áp là do:


A. ức chế enzym chuyển angiotensin
B. Giảm dự trữ catecholamin
C. Chẹn kênh calci gây giãn mạch, giảm co bóp cơ tim
D. Phong toả β-adrenergic
99
Câu 838: Phát biểu nào đúng đối với Nifedipin:
A. Là thuốc chẹn kênh calci có tác động ưu thế trên tim
B. Gây phản xạ nhịp nhanh
C. Không nên dùng cho người bị hen
D. Gây độc trên dây thần kinh số 8

Câu 839: Chọn cách phối hợp để có hiệu quả trị đau thắt ngực cao nhất
A. Atenolol, diltiazem, nifedipine
B. diltiazem, verapamin, nitroglycerin
C. isosorbid dinitrate, nitroglycerin, atenolol
D. isosorbid dinitrate, Atenolol, Diltiazem

Câu 840: Thuốc nào gây nhịp tim nhanh ở liều thông thường
A. Verapamin
B. Isosorbid dinitrat
C. Propranolol
D. Atenolol

Câu 841: Điều trị đau thắt ngực kèm suy tim nên lựa chọn thuốc nào sau đây?
A. Propranolol
B. Isosorbid dinitrat
C. Atenolol
D. Diltiazem

Câu 842: Nhận định nào sau đây là đúng khi phối hợp chẹn beta và nitrat
A. Tác dụng của beta và nitrat trên nhịp tim là đối kháng nhau
B. Tác dụng của beta và nitrat trên nhịp tim là như nhau
C. Tác dụng của beta và nitrat trên nhịp tim là hiệp lực với nhau
D. Tác dụng của beta và nitrat trên thể tích tim cuối thì tâm trương là là hiệp lực với
nhau

Câu 843: Chống chỉ định của nhóm thuốc ức chế men chuyển:
A. Phụ nữ có thai
B. Tăng kali huyết
C. Hẹp động mạch thận hai bên
D. Tất cả đều đúng

Câu 844: Chất nào sau đây là chất chủ vận từng phần
A. Chất có ISB (+)
B. Chất có ISA (+)
C. Chất có tính chọn lọc trên một cơ quan
D. Chất có tính ức chế trên một cơ quan

Câu 845: Nitrat tạo tác dụng thông qua việc làm giải phóng chất gì?
A. Adrenalin
B. NO
C. Steroid
D. Histamin

Câu 846: Các thuốc làm tiêu fibrin là các thuốc :


A. Salicylat, phenindion.
100
B. Cloramphenicol, vitamin K.
C. Heparin và heparin chuỗi nhẹ.
D. Streptokinase và urokinase.

Câu 847: Thuốc ức chế men chuyển không nên phối hợp với thuốc nào sau đây?
A. Furosemid
B. Spironolacton
C. Hydarazin
D. Amiloride

Câu 848: Điều nào sau đây không phải là tác dụng phụ của Nitroglycerin
A. Giãn mạch não gây nhức đầu
B. Gây phản xạ giao cảm
C. Nhịp nhanh do phản xạ
D. Gây methemoglobin

Câu 849: Propranolon hạ huyết áp do:


A. Ức chế β-adrenergic
B. Chẹn kênh calci gây giãn mạch
C. Giảm giải phóng catecholamin
D. Phong toả α-adrenergic

Câu 850: Kích thích thụ thể beta 1 sẽ gây tác dụng nào sau đây?
A. Co mạch
B. Tăng co bóp cơ tim
C. Giảm co bóp cơ tim
D. Giãn cơ trơn khí phế quản

Câu 851: Thuốc nào vừa gây giãn cơ trơn động mạch và giãn cơ trơn tĩnh mạch:
A. Hydralazin
B. Minoxidil
C. Diazoxid
D. Natri Nitroprusside

Câu 852: Câu nào sau đây không đúng khi nói về THA tâm thu đơn độc
A. Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường gặp ở người cao tuổi
B. Huyết áp tâm thu > 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 90 mmHg
C. Áp lực mạch có xu hướng tăng theo tuổi
D. Thuốc chẹn kênh calci hiệu quả với tang huyết áp tâm thu đơn độc

Câu 853: Điều trị THA không dùng thuốc, chọn câu không đúng
A. Duy trì BMI bình thường (18,5-24,9kg/m2)
B. Ăn nhiều trái cây, rau, giảm mỡ bão hòa và mỡ toàn phần
C. Hạn chế muối, không quá 100 mmol/ngày (2,4 g NaCl)
D. Hoạt động thể lực điều độ

Câu 854: Điều nào sau đây không đúng khi nói về đau thắt ngực ổn định
A. Xuất hiện khi người bệnh hoạt động gắn sức
B. Có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim
C. Nếu người bệnh nghỉ ngơi triệu chứng đau thắt ngực sẽ mất đi
D. Là hậu quả của sự hẹp cố định động mạch vành do mảng xơ vữa đã ổn định

101
Câu 855: Thuốc nào sau đây không có tác dụng giãn mạch
A. Enalapril
B. Acebutolol
C. Nitrate
D. Hydralazin

Câu 856: Tác dụng phụ nguy hiểm nào sau đây có thể dự đoán được khi dùng
propranolol:
A. Ức chế hô hấp
B. Nhịp nhanh
C. Phản ứng quá mẫn
D. Cơn hen suyễn
Câu 857: Propranolol được sử dụng trong điều trị đau thắt ngực là do:
A. Giảm sản xuất catecholamin
B. Giãn mạch vành
C. Giảm nhu cầu sử dụng oxy của cơ tim
D. Tăng sức cản ngoại biên

Câu 858: Lựa chọn thuốc nào sau đây cho bệnh đau thắt ngực prinzmetal
A. Ức chế men chuyển
B. Ức chế thụ thể beta
C. Lợi tiểu
D. Chẹn kênh calci

Câu 859: Khi nhồi máu cơ tim sử dụng morphin lợi ích gì?
A. Giảm tiền gánh
B. Giảm sử dụng oxy
C. Giảm đau
D. Tất cả đều đúng

Câu 860: Nguyên nhân gây đau thắt ngực prinzmetal


A. Mãng xơ vữa ổn định
B. Mãng xơ vữa không ổn định
C. Co thắt động mạch vành
D. Co thắt động mạch toàn thân

Câu 861: Điều nào sau đây không đúng khi nói về đau thắt ngực không ổn định
A. Nguy hiểm có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim
B. Do nứt vỡ mảng xơ vữa gây bít tắt đột ngột một phần hoặc toàn bộ lòng mạch
C. Các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, cường độ ngày càng dữ dội
D. Xuất hiện khi có hoạt động gắn sức

Câu 862: Tác dụng không mong muốn nào sau đây thuộc các chất ức chế beta chọn lọc
A. Gây co thắt khí phế quản ở người bị hen
B. Gây tăng đường huyết
C. Nhịp chậm
D. Đau thắt ngực

Câu 863: Để tránh hiện tượng dung nạp khi dùng nitroglycerin:
A. Khởi đầu liều cao
B. Dùng dạng dán qua da
C. Dùng liều thấp nhất có hiệu quả, hai lần dùng thuốc cách nhau ít nhất 8 giờ
102
D. Dùng kèm với các thuốc dãn mạch khác

Câu 864: Thuốc nào có tác dụng giãn mạch, ngoại trừ:
A. Ức chế men chuyển
B. Ức chế beta chọn lọc
C. Ức chế calci
D. Nhóm nitrat

Câu 865: Cơ chế tác dụng của nitrat hữu cơ:


A. Hoạt hóa Guanylate Cyclase
B. Ức chế men Phospho Diesterase
C. Ức chế dòng calci đi vào tế bào
D. Kích thích receptor α

Câu 866: Thuốc nào sau đây làm chậm nhịp tim, ngoại trừ:
A. Propranolol
B. Diltiazem
C. Acetabutalol
D. Captopril

Câu 867: Bệnh nhân có nhịp chậm, thuốc nào thuộc nhóm ức chế thụ thể beta có thể sử
dụng được:
A. Propranolol
B. Nadolol
C. Timolol
D. Pindolol
Câu 868: Các nhóm thuốc sau có tác dụng hạ huyết áp, trừ:
A. Thuốc phong toả hạch thần kinh thực vật
B. Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin.
C. Thuốc phong toả β-adrenergic
D. Thuốc huỷ phó giao cảm

Câu 869: Một bệnh nhân bị cao huyết áp kèm đái tháo đường, thuốc nào sau đây ưu tiên
lựa chọn
A. Propranolol
B. Captorpril
C. Diazoxid
D. Chlorothiazide

Câu 870: Thuốc nào sau đây có thể gây giảm sức co bóp cơ tim?
A. Digitoxin
B. Milrinon
C. Isoproterenol
D. Verapamin
Câu 871: Các thuốc sau có tác dụng hạ huyết áp thuộc nhóm chẹn kênh calci, ngoại trừ:
A. Amlodipin
B. Nifedipin
C. Diltiazem
D. Phentolamin

Câu 872: Methyldopa có tác dụng hạ huyết áp là do:


A. Ức chế receptor α1 ở mạch máu
103
B. Ức chế receptor α2 ở trung ương
C. Kích thích chọn lọc receptor α2 ở trung ương
D. làm cạn kho dự trữ Noradrenalin

Câu 873: Clonidin có tác dụng hạ huyết áp là do:


A. Trực tiếp gây giãn cơ trơn thành mạch
B. Ức chế enzym chuyển angiotensin
C. Kích thích receptor α2-adrenergic trung ương
D. Kích thích trương lực giao cảm ngoại biên

Câu 874: Prazosin hạ huyết áp là do:


A. ức chế giải phóng catecholamin
B. ức chế β-adrenergic
C. Giảm dự trữ catecholamin
D. ức chế α-adrenergic

Câu 875: Thuốc nào sau đây chống chỉ định trên bệnh nhân có nhịp chậm
A. Diltiazem
B. Nifedipin
C. Methyldopa
D. Hydralazin

Câu 876: Hydralazin có tác dụng hạ huyết áp là do:


A. Ức chế giải phóng renin
B. Giảm dự trữ catecholamin
C. Giãn cơ trơn thành mạch
D. Ức chế phó giao cảm

Câu 877: Men chuyển có vai trò gì trong quá trình điều hòa huyết áp
A. Chuyển angiotensin thành angiotensin II
B. Chuyển angiotensin I thành angiotensin II
C. Chuyển angiotensinogen thành angiotensin II
D. Chuyển angiotensinogen I thành angiotensinogen II

Câu 878: Renin có vai trò gì trong quá trình điều hòa huyết áp
A. Chuyển angiotensin thành angiotensin II
B. Chuyển angiotensin I thành angiotensin II
C. Chuyển angiotensinogen thành angiotensin II
D. Chuyển angiotensinogen thành angiotensin I

Câu 879: Trình bày tác động dược lý của Angiotensin II


A. Gây co mạch trực tiếp
B. Gây giãn mạch
C. Gây tăng dẫn truyền thần kinh
D. Gây giảm dẫn truyền thần kinh

Câu 880: Tăng huyết áp là do tác dụng của chất nào sau đây
A. Agiotensinogen
B. Agiotensin I
C. Agiotensin II
D. Agiotensinogen II

104
Câu 881: Dạng thuốc không nên sử dụng nhiều cho bệnh nhân tăng huyết áp:
A. Hỗn dịch
B. nhũ tương.
C. Siro
D. Sủi bọt

Câu 882: Chống chỉ định của captopril trên đối tượng bệnh nhân nào sau đay?
A. Phụ nữ có thai
B. Người lớn tuổi
C. Suy tim
D. Nhịp chậm

Câu 883: Thuốc nào sau đây thuộc nhóm ức chế calci DHP:
A. Nifedipine
B. Captopril
C. Verapamil
D. Thiazide

Câu 884: Khi sử dụng các chất ức chế thụ thể beta không chọn lọc, có thể xảy ra tác dụng
nào sau đây?
A. Tăng huyết áp
B. Giãn mạch đầu chi
C. Co thắt cơ trơn khí phế quản
D. Tăng nhịp tim

Câu 885: Thuốc ức chế men chuyển có thể gây tác dụng phụ nào sau đây
A. Co thắt cơ trơn khí phế quản
B. Tăng đường huyết
C. Nhịp nhanh
D. Hạ huyết áp

Câu 886: Tác dụng phụ điển hình thường thấy ở nhóm ức chế men chuyển là gi?
A. Tăng đường huyết
B. Ho khan
C. Tăng lipid
D. Giảm Kali

Câu 887: Thuốc nào sau đây tác dụng theo cơ chế gây dãn mạch trực tiếp
A. Losartan
B. Captopril
C. Hydralazin
D. Nifedipine

Câu 888: Cơ chế tác động của calvedilol


A. Kích thích receptor α
B. Ức chế receptor β
C. Ức chế receptor α
D. Ức chế receptor α, β

Câu 889: Captopril không gây tác dụng nào sau đây?
A. Tăng renin huyết
B. Tăng K+ huyết
105
C. Giảm lực co bóp cơ tim
D. Giảm nồng độ Angiotensin II trong máu

Câu 890: Losartan được dùng để trị tăng huyết áp có cơ chế tác dụng là
A. Ức chế tổng hợp Aldosterol
B. Đối kháng Agiotensin II tại thụ thể AT1
C. Đối kháng Agiotensin II tại thụ thể AT2
D. Làm tăng tổng hợp Bradykinin
Câu 891: Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp nào được khuyến cáo hàng đầu cho bệnh
nhân đái thóa đường type 2
A. Lợi tiểu thiazid
B. Lợi tiểu quai
C. Ức chế men chuyển
D. Chẹn thụ thể beta

Câu 892: Thuốc chẹ thụ thể beta không được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân đái tháo
đường type 2 là bởi vì
A. Che dấu các dấu hiệu hạ đường huyết
B. Làm nặng thêm tình trạng hạ đường huyết
C. Tăng lipid máu
D. Câu a, c đúng

Câu 893: Nhóm thuốc nào sau đây là lựa chọn hàng thứ hai cho bệnh nhân tăng huyết áp
kèm đái tháo đường type 2:
A. Chẹn thụ thể Angiotensin
B. Ức chế men chuyển
C. Chẹn kênh calci
D. Chẹn thụ thể beta

Câu 894: Vì sau khi sử dụng nhóm ức chế men chuyển bệnh nhân có triệu chứng ho
khan:
A. Do các bradykinin không bị chuyển thành các peptid bất hoạt
B. Do thuốc kích thích trực tiếp niêm mạc đường hô hấp
C. Do thuốc ức chế sự hình thành các chất bảo vệ niêm mạc đường hô hấp
D. Tất cả đều sai

Câu 895: Mục tiêu điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
A. Tốt nhất nên duy trì ở mức < 120/80
B. Có thể chấp nhận được ở mức < 130/80
C. Khó kiểm soát huyết áp nên có thể chấp nhận mức huyết áp < 140/80
D. Câu a, b đúng

Câu 896: Phân loại tăng huyết áp độ 1 theo JNC 7:


A. HA tâm thu < 120 mmHg và HA tâm trương < 80 mmHg
B. HA tâm thu > 160 mmHg hoặc HA tâm trương > 100 mmHg
C. HA tâm thu 120-139 mmHg hoặc HA tâm trương 80-89 mmHg
D. HA tâm thu 140-159 mmHg hoặc HA tâm trương 90-99 mmHg

Câu 897: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về nhóm ức chế receptor β
A. Che lấp dấu hiệu hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường
B. Cẩn trọng với bệnh nhân suy tim
106
C. Không gây hiện tượng tăng huyết áp dội ngược khi ngưng thuốc đột ngột
D. Có hoạt tính giao cảm nội tại có thể dùng cho bệnh nhân có nhịp chậm

Câu 898: Tác dụng nào không thuộc các chất ức chế thụ thể beta không chọn lọc
A. Trầm cảm mệt mỏi, mất ngủ
B. Làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu máu cơ tim
C. Có thể làm nặng thêm hội chứng Raynaud
D. Gây co thắt phế quản ở người bị hen

Câu 899: Chất nào sau đây có ái lực cao nhất với receptor AT1
A. Losartan
B. Valsartan
C. Irbesartan
D. Telmisartan

Câu 900: Bệnh nhân tăng huyết áp kèm tiểu đường đang sử dụng insulin, thuốc tăng
huyết áp nào sau đây nên chọn:
A. Thiazid
B. Propranolol
C. Captopril
D. Timolol
Câu 901: Một số loại thuốc lợi niệu thẩm thấu là :
A. Furosemid, triamteren.
B. Mannitol.
C. Mannitol, acetazolamid, glucose 5 %.
D. Mannitol, acetazolamid, ringer lactat.

Câu 902: Một trong các tác dụng không mong muốn của furosemid là :
A. Độc với dây thần kinh số VII có thể gây liệt mặt
B. Độc với dây thần kinh số V có thể gây viêm dây V
C. Độc với dây thần kinh số VIII có thể gây điếc không hồi phục
D. Độc với dây thần kinh số III có thể gây sụp mi

Câu 903: Hydrochlorothiazid ( BD : hypothiazid ) là thuốc lợi niệu có tác dụng :


A. Ức chế tái hấp thu Na+, Cl- ở ống góp.
B. Ức chế tái hấp thu Na+, Cl- ở ống lượn gần.
C. Ức chế tái hấp thu Na+, Cl- ở ống lượn xa.
D. Ức chế tái hấp thu Na+, Cl- ở nhánh lên của quai Henlé.

Câu 904: Các thuốc lợi niệu thẩm thấu có đặc điểm :
A. Làm tăng đáng kể áp lực thẩm thấu trong huyết tương hay trong dịch lọc cầu thận và
trong dịch ống thận.
B. Không làm tăng thải trừ Na+ nên không được dùng trong các chứng phù.
C. Chỉ ức chế tái hấp thu nước.
D.Thời gian bán thải dài.

Câu 905: Hydrochlorothiazid có tác dụng không mong muốn là :


A. Gây sỏi thận.
B. Làm tăng huyết áp và toan máu.
C. Làm giảm K+/máu, tăng acid uric và nặng thêm bệnh đái tháo đường.
D. Làm giảm đường máu, toan máu và tăng acid uric trong máu.

107
Câu 906: Thuốc lợi niệu là các thuốc :
A. Làm tăng thải trừ Na+ kèm theo thải trừ nước.
B. Không có ảnh hưởng đến sự tái hấp thu các ion Na+, K+, Cl-.
C. Ức chế sự tổng hợp của enzym carbonic anhydrase ( CA ).
D. Làm tăng tổng hợp vasopressin và noradrenalin.

Câu 907: Thuốc lợi niệu có tác dụng mạnh ( thuốc lợi niệu quai ) là các thuốc :
A. Triamteren, amilorid, acetazolamid.
B. Furosemid, ethacrinic, acid bumetanid.
C. Acetazolamid, furosemid, mannitol.
D. Mannitol, ringer lactat.

Câu 908: Thuốc lợi tiểu thiazid có đặc điểm gì?


A. lợi tiểu mạnh nhất
B. Mất Kali nhiều nhất
C. Giảm nồng độ acid uric trong máu
D. Giảm đào thải Calci qua đường niệu

Câu 909: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lợi tiểu Furosemid
A. Không gây mất Kali
B. Lợi tiểu mạnh nhất
C. Tăng thải acid uric
D. Giảm đào thải Calci

Câu 910: Điều nào sau đây không phải là tác dụng phụ của lợi tiểu thiazid
A. Giảm kali huyết
B. Tăng calci niệu
C. Tăng acid uric huyết
D. Giảm Natri huyết

Câu 911: Lợi tiểu nào sau đây gây kiềm hóa nước tiểu:
A. Furosemid
B. Acetazolamid
C. Indapamide
D. Hydrochlorothiazid

Câu 912: Thuốc kháng Aldosterol tại thụ thể:


A. Amiloride
B. Triamterene
C. Spironolactone
D. Acetazolamid

Câu 913: Thuốc nào sau đây khi phối hợp với aminoglycosid gây độc tính trên tai:
A. Indapamid
B. Acetazolamid
C. Spironolactone
D. Furosemide

Câu 914: Ức chế men chuyển có thể phối hợp với lợi tiểu nào sau đây:
A. Triamterene
B. Amiloride
C. Spironolacton
108
D. Hydrochlorothiazide

Câu 915: Bệnh nhân xơ gan có tăng NH3 trong máu, thuốc lợi tiểu nào sau đây không
nên dùng
A. Furosemid
B. Acetazolamide
C. Mannitol
D. Hydroclorothiazide

Câu 916: Thuốc lợi tiểu nào sau đây gây mất kali nhiều nhất
A. Furosemid
B. Acetazolamide
C. Mannitol
D. Hydroclorothiazide

Câu 917: Thuốc lợi tiểu nào làm giảm đào thải calci qua đường niệu
A. Furosemid
B. Acetazolamide
C. Mannitol
D. Hydroclorothiazide

Câu 918: Thuốc lợi niệu kháng aldosteron là các thuốc :


A. Spironolacton
B. Mannitol
C. Triamteren
D. Acetazolamid

Câu 919: Furosemid có tác dụng lợi niệu nhanh và mạnh do :


A. Ức chế tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa.
B. Ức chế tái hấp thu Na+, Cl- ở cả ống lượn xa và ống góp.
C. Ức chế tái hấp thu Na+ ở đoạn phình to của nhánh lên của quai Henlé.
D. Ức chế tái hấp thu Na+ ở ống lượn gần.

Câu 920: Các thành phần nào sau đây thuộc cấu trúc của một nephron, ngoại trừ:
A. Nang bowman
B. Ống lượn gần
C. Ống lượn xa
D. Tổ chức cạnh cầu thận
Câu 921: Đơn vị cấu tạo cơ bản của thận là gì ?
A. Nang bowman
B. Nephron
C. Quai henle
D. Tổ chức cạnh cầu thận

Câu 922: Trong nước tiểu người bình thường không có chất nào sau đây?
A. Na+
B. K+
C. Urea
D. Glucose

Câu 923: Thuốc lợi tiểu thẩm thấu tác động ở vị trí nào sau đây?
A. Ống lượn gần
109
B. Quai henle
C. Ống lượn xa
D. Ống thu thập

Câu 924: Thuốc lợi tiểu ức chế men Carbonic anhyrase tác động ở vị trí nào sau đây?
A. Ống lượn gần
B. Quai henle
C. Ống lượn xa
D. Ống thu thập

Câu 925: Thuốc lợi tiểu thiazid tác động ở vị trí nào sau đây?
A. Ống lượn gần
B. Quai henle
C. Ống lượn xa
D. Ống thu thập

Câu 926: Chỉ định nào sau đây không phải của nhóm lợi tiểu thẩm thấu
A. Trị phù não
B. Trị tăng nhãn áp
C. Phòng và điều trị vô niệu do suy thận cấp
D. Tăng đào thải acid uric

Câu 927: Lợi tiểu nào sau đây không làm tăng đường huyết
A. Furosemid
B. Clorothiazide
C. Indapamid
D. Hydroclorothiazide

Câu 928: Có thể phối hợp Hydroclorothiazide với lợi tiểu nào sau đây
A. Furosemid
B. Clorothiazide
C. Indapamid
D. Triamteren

Câu 929: Sử dụng thuốc lợi tiểu trong trường hợp nào sau đây, ngoại trừ?
A. Tăng huyết áp
B. Suy tim
C. Phù
D. Loạn nhịp tim

Câu 930: Nhóm lợi tiểu tiết kiệm kali tác động ở vị trí nào của nephron
A. Ống lượn gần
B. Quai henle
C. Ống lượn xa
D. Ống thu thập và đoạn sau ống lượn xa

Câu 931: Lợi tiểu kháng aldosterol có thể gây ra tác dụng phụ gì?
A. Rối loạn sinh dục nam
B. Tăng kali huyết
C. Rối loạn kinh nguyệt
D. Tất cả đều đúng

110
Câu 932: Khi sử dụng lợi tiểu thiazid có thể tăng nguy cơ nhiễm độc digitalis khi sử dụng
digoxin là do lợi tiểu thiazid gây
A. Hạ natri huyết
B. Hạ kali huyết
C. Tăng kali huyết
D. Tăng đường huyết

Câu 933: Nhận định nào sau đây là sai


A. Giảm kali sẽ có biểu hiện mệt mỏi, yếu cơ, khó ngủ
B. Khi sử dụng thuốc lợi tiểu phải thường xuyên theo dõi lượng Na+, K+ trong máu
C. Cần bổ sung Mg và kali cho bệnh nhân sử dụng lợi tiểu thiazid
D. Tăng kali không ảnh hưởng đến sức khỏe
Câu 934: Cao lipid huyết nguyên phát thường do nguyên nhân nào sau đây gây ra:
A. Thiểu năng tuyến giáp
B. Nghiện rượu
C. Thuốc ngừa thai
D. Đột biến gen mã hóa apolipoprotein hay LDL - receptor

Câu 935: Cao lipid huyết nguyên phát thường biểu hện tăng chỉ số nào
A. LDL
B. HDL
C. Triglycerid
D. Cholesterol toàn phần

Câu 936: Một số thuốc có thể gây tăng lipid máu thứ phát, ngoại trừ:
A. Lợi tiểu Thiazid
B. Chẹn beta
C. Thuốc ngừa thai
D. Nitrate hữu cơ

Câu 937:Nhóm thuốc Statin tác động thông qua việc ức chế enzym gì?
A. HMG - CoA synthetase
B. HMG - CoA reductase
C. HMG synthetase
D. HMG reductase

Câu 938:Nhóm Statin làm giảm mạnh chỉ số nào sau đây
A. LDL
B. HDL
C. Triglycerid
D. Apoprotein

Câu 939: Nhóm thuốc hạ lipid có tác dụng mạnh nhất là:
A. Statin
B. Fibrate
C. Niacin
D. Omega

Câu 940:Trên các receptor LDL nhóm statin gây ra tác dụng gì?
A. Giảm số lượng
B. Tăng số lượng
C. Bất hoạt
111
D. Hoạt hóa

Câu 941: Cholesterol và triglycerid trong thức ăn sau khi được hấp thu ở ruột sẽ được
vận chuyển trong máu đến cơ và mô mỡ dưới dạng
A. LDL
B. Chylomycron
C. Triglycerid
D. HDL

Câu 942:Thời điểm sinh tổng hợp cholesterol mạnh nhất trong cơ thể là:
A. 6h-15h
B. 12h-18h
C. 0h-3h
D. 1h-6h

Câu 943: Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của statin nào sau đây?
A. Atorvastatin
B. Simvastatin
C. Rosuvastatin
D. Lovastatin

Câu 944: Sử dụng nhóm statin hiệu quả nhất đối với kiểu tăng lipid nào
A. Nhóm I, III
B. Nhóm IIa, IIb
C. Nhóm III, IV
D. Nhóm IV, V

Câu 945: Khi sử dụng statin bệnh nhân có thể gặp những tác dụng ngoài ý muốn nào sau
đây?
A. Đau cơ
B. Rối loạn tiêu hóa
C.Tăng men gan
D.Tất cả đều đúng

Câu 946:Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các resin:
A. Là những nhựa trao đổi ion có cấu trúc polymer
B. Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa
C. Cholestyramin và colestipol là chất thuộc nhóm này
D. Có thể gây tăng Triglycerid

Câu 947: Cơ chế tác động của các resin


A. Ức chế tái hấp thu các acid mật vào chu trình gan ruột, kích thích tế bào gan tăng sinh
tổng hợp acid mật từ cholesterol
B. Ức chế hấp thu lipid từ ruột non do tạo phức với lipid
C. Giảm phân hủy Triglicerid
D. Giảm sinh tổng hợp cholesterol

Câu 948: Khi uống Niacin với các thuốc khác phải uống như thế nào
A. Uống các thuốc khác trước 1 giờ
B. Uống Niacin sau 4 giờ
C. Câu a, b đúng
D. Câu a, b sai
112
Câu 949: Phát biểu nào sau đây không đúng đối với nhóm statin
A. Hấp thu tương đối tốt qua đường tiêu hóa
B. Chất chuyển hóa mất tác dụng
C. Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu
D. Trên 90% thuốc gắn vào protein huyết tương

Câu 950:Những yếu tố nào sau đây làm tăng nguy cơ nhiễm độc cơ do statin, ngoại trừ:
A. Lớn tuổi
B. Sau phẫu thuật
C. Dùng statin với fibrate
D. Tăng cân

Câu 951:Đối tượng nào sau đây không nên sử dụng nhóm statin
A. Suy thận
B. Phụ nữ có thai
C. Bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim
D. Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa

Câu 952:Nhận định nào sau đây là đúng đối với nhóm resin
A. Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa
B. Thuốc không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa
C. Có thể uống ở dạng bột khô không pha với nước
D. Sử dụng ngay liều đích không phải tăng dần liều

Câu 953: Để hạn chế tác dụng phụ của các resin biện pháp nào sau đây hiệu quả:
A. Thuốc nên được sử dụng với liều lượng tăng dần
B. Nên uống nhiều nước
C. Ăn nhiều chất xơ hoặc sử dụng nhuận tràng làm mềm phân
D. Tất cả đều đúng

Câu 954: Cơ chế tác dụng của nhóm fibrate


A. Hoạt hóa PPAR α , kích thích tổng hợp các men oxid hóa acid béo
B. Hoạt hóa PPAR β , kích thích tổng hợp các men oxid hóa acid béo
C. Hoạt hóa PPAR α , ức chế tổng hợp các men oxid hóa acid béo
D. Hoạt hóa PPAR β , ức chế tổng hợp các men oxid hóa acid béo

Câu 955: Nhóm Fibrate làm giảm mạnh chỉ số nào sau đây
A. LDL
B. HDL
C. Triglycerid
D. Apoprotein

Câu 956: Tác dụng không mong muốn nặng nề nhất của nhóm fibrate là:
A. Tiêu chảy cấp
B. Tiêu cơ vân
C. Suy thận
D. Suy gan

Câu 957: Những yếu tố thúc đẩy sự ly giải cơ vân khi dùng nhóm fibrate là:
A. Suy thận mạn
B. Bệnh đái tháo đường
113
C. Tăng huyết áp
D. Câu A, B đúng

Câu 958:Niacin trong điều trị tăng lipid máu chính là vitamin nào
A. Vitamin PP
B. Vitamin B1
C. Vitamin B2
D. Vitamin B9

Câu 959:Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về Niacin:
A. Hấp thu dễ dàng qua đường uống
B. Thời gian bán thải dài
C. Làm giảm tổng hợp Triglycerid
D. Làm tăng HDL

Câu 960: Chống chỉ định của Niacin trên đối tượng nào sau đây:
A. Loét dạ dày
B. Bệnh gan mãn
C. Phụ nữ có thai
D. Tất cả đều đúng

Câu 961:Khi thiếu vitamin B3 sẽ gây bệnh gì sau đây?


A. Scurvy
B. Pellagra
C. Beriberi
D. Tất cả đều sai

Câu 962: Biểu hiện của thiếu vitamin PP là


A. Viêm da
B. Tiêu chảy
C. Suy giảm trí nhớ
D. Tất cả đều đúng

Câu 963:Vai trò của lipoprotein


A. Thành phần cấu tạo của màng tế bào
B. Vận chuyển Triglycerid và cholesterol
C. Xúc tác các phản ứng sinh tổng hợp
D. Gắn kết với thuốc trong pha chuyển hóa
Câu 964:Phần lõi của phân tử lipoprotein có cấu tạo là
A. Apoprotein
B. Triglycerid
C. Cholesterol
D. Câu B,C đúng

Câu 965: Chất nào sau đây có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol tự do trong máu về gan
A. IDL
B. LDL
C. HDL
D. Chylomycron
Câu 966: Vai trò của cholesterol
A. Tham gia cấu tạo màng tế bào
B. Hình thành các hormon steroid
114
C. Tổng hợp acid mật
D. Tất cả đều đúng
Câu 967: Khi sử dụng Rifampicin chung với thuốc ngừa thai sẽ gây bất lợi gì?
A. Giảm hiệu lực rifampicin
B. Giảm hiệu lực thuốc ngừa thai
C. Tăng phản ứng phụ rifampicin
D. Tăng hiệu lực của thuốc ngừa thai
Câu 968: Vai trò của testosterol:
A. Tổng hợp hocmon sinh dục nam
B. Làm tinh trùng trưởng thành
C. Phát triển các đặc điểm sinh dục thứ phát ở nam
D. Câu B, C đúng
Câu 969:Nhiệm vụ của buồng trứng
A. Thành lập trứng
B. Sản xuất estrogen
C. Sản xuất progesterone
D. Tất cả đều đúng
Câu 970: Chất nào sau đây Androgen thiên nhiên
A. Testosteron
B. Fluoxymesteron
C. Metyltestosteron
D. Metandrene
Câu 971:Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các androgen tổng hợp
A. Chuyên biệt hơn androgen thiên nhiên
B. Thời gian tác dụng dài hơn
C. Gồm có 2 nhóm
D. Ít tác dụng phụ hơn androgen thiên nhiên
Câu 972: Durabolin thuộc nhóm nào sau đây
A. Có hoạt tính androgen mạnh
B. Có hoạt tính tiến biến protein mạnh
C. Thuộc nhóm androgen thiên nhiên
D. Thuộc nhóm Fluoxymesteron
Câu 973:Vai trò chính của nhóm androgen có hoạt tính tiến biến protein mạnh:
A. Tăng cường đặc tính sinh dục nam
B. Tăng tổng hợp protein
C. Giảm tổng hợp protein
D. Tất cả đều sai
Câu 974:Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về testosterol
A. Dùng đường uống hấp thu nhanh nhưng ít tác dụng
B. Testosteron tiêm chích dạng dung dịch nước được hấp thu nhanh
C. Testosteron bị mất hoạt tính ở gan
D. Sản phẩm chuyển hóa qua gan của testosterone là etiocholanolon
Câu 975:Chất nào sau đây là androgen ưu thế ở tuyến tiền liệt, túi tinh và mào tinh
A. Durabolin
B. Fluoxymesteron
C. DHT
D. Metyltestosteron
Câu 976:Androgen ngoài tác động phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát ở nam còn
có tác động nào sau đây:
A. Trị bệnh gout ở nam
B. Trị loãng xương ở nam giới
C. Trị nhiễm trùng sau phẫu thuật
115
D. Trị suy tim
Câu 977: Điều nào sau đây không phải là tác dụng phụ của androgen
A. Tác động nam hóa ở phụ nữ
B. Giữ nước và muối gây phù
C. Vàng da ứ mật với loại alkyl hóa ở 17a
D. Đái tháo đường
Câu 978: Trường hợp nào sau đây chống chỉ định Androgen:
A. Gẫy xương
B. Ung thư tiền liệt tuyến
C. Suy sinh dục nam
D. Sau phẫu thuật
Câu 979: Chỉ định dùng chất kháng androgen trong các trường hợp sau đây, ngoại trừ:
A. Hói đầu
B. Ung thư tiền liệt tuyến
C. Dậy thì sớm ở bé trai
D. Suy sinh dục nam
Câu 980: Chọn phát biểu đúng về sự phát triển của nội mạc tử cung
A. giai đoạn tăng sinh và giai đoạn bài tiết.
B. giai đoạn tăng sinh còn gọi là giai đoạn nang tố
C. giai đoạn bài tiết còn gọi là giai đoạn hoàng thể tố
D. Tất cả đều đúng
Câu 981: Khoảng 2 ngày cuối của chu kỳ, hoàng thể bị thoái hóa lúc này
A. nồng độ estrogen và progesteron giảm thấp đột ngột
B. nồng độ estrogen và progesteron tăng thấp đột ngột
C. nồng độ estrogen tăng và progesteron giảm thấp đột ngột
D. nồng độ estrogen giảm và progesteron tăng cao đột ngột
Câu 982:Số lượng các nang trứng nguyên thủy phát triển trong một chu kỳ kinh nguyệt
là:
A. Duy nhất 1 nang trứng phát triển
B. Khoảng 2-3 nang
C. Khoảng 6-12 nang
D. Khoảng 16-24 nang
Câu 983: Koảng 2 ngày trước khi phóng noãn hocmon nào tăng cao
A. Estrogen
B. LH
C. FSH
D. Progesteron
Câu 984: Nguồn gốc của estrogen thiên nhiên được tiết ra từ
A. Buồng trứng
B. Nhau thai
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
Câu 985: Hai hocmon FSH và LH có nguồn gốc từ:
A. Tuyến thượng thận
B. Tuyến yên
C. Tuyến ức
D. Buồng trứng
Câu 986: Diethylstilbestrol thuộc loại estrogen nào :
A. Estrogel thiên nhiên loại steroid
B. Estrogel thiên nhiên loại không steroid
C. Estrogel tổng hợp loại steroid
D. Estrogel tổng hợp loại không steroid
116
Câu 987: Chỉ định nào sau đây không phải của estrogen
A. Tránh thai
B. Ung thư tuyến tiền liệt
C. Loãng xương
D. Rối loạn sau mãn kinh
Câu 988: Chống chỉ định của estrogen, ngoại trừ:
A. Ung thư vú
B. Huyết khối
C. Ung thư nội mạc tử cung
D. Ung thư tuyến tiền liệt
Câu 989: Tamoxiphen là chất ức chế estrogen tại receptor được dùng để trị:
A. Ung thư vú
B. Huyết khối tĩnh mạch
C. Ung thư tuyến tiền liệt
D. Rối loạn sau mãn kinh
Câu 990: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về progesteron:
A. Do hoàng thể tiết ra trong giai đoạn II của chu kỳ kinh nguyệt
B. Là tiền chất của estrogen
C. Khi nồng độ của progesteron cao sẽ ức chế tiết LH ở tiền yên
D. Các progestin tổng hợp không thể dùng đường uống
Câu 991:Tác động sinh lý của progesteron
A. Tăng sinh thân nhiệt
B. Tăng sinh niêm mạc dạ con
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
Câu 992:Mifepriston thuộc nhóm nào sau đây:
A. Androgen tổng hợp
B. Estrogen tổng hợp
C. Kháng estrogen
D. Kháng progestin
Câu 993: Chỉ định nào sau đây thuộc về mifepriston:
A. Ngừa thai sau giao hợp
B. Tăng sinh niêm mạc dạ con
C. Trị ung thư vú
D. Trị ung thư cổ tử cung
Câu 994: Các progestin có tác dụng ngừa thai vì:
A. Tạo môi trường acid tiêu diệt tinh trùng
B. Tạo lớp chất nhầy ngăn sự di chuyển của tinh trùng
C. Ức chế phóng thích FSH nên nang trứng không phát triển được
D. Ức chế phóng thích LH nên nang trứng không phát triển được
Câu 995:Thuốc ngừa thai 1pha là như thế nào
A. Chỉ có estrogen
B. Chỉ có progestin
C. Tỷ lệ giữa estrogen và progestin không thay đổi
D. Tỷ lệ giữa estrogen và progestin thay đổi 1 lần
Câu 996: Thuốc ngừa thai chỉ có progestin sẽ có hiệu quả ngừa thai như thế nào so với
dạng phối hợp
A. Cao hơn
B. Thấp hơn
C. Như nhau
D. Tùy từng loại
Câu 997: Những lưu ý khi sử dụng thuốc ngừa thai, chọn câu sai:
117
A. Nếu không thấy có kinh hoặc có kinh ít nên chọn loại có estrogen mạnh hơn
B. Nếu ra huyết nhiều khi có kinh thì nên thay bằng loại có nhiều progestin hơn.
C. Nên uống thuốc mỗi ngày vào một giờ nhất định để đừng quên
D. Tất cả đều đúng
Câu 998: Chống chỉ định của thuốc ngừa thai, ngoại trừ:
A. Bệnh tim mạch
B. Rối loạn chức năng gan rõ rệt
C. Chảy máu âm đạo không chẩn đoán được
D. Viêm vùng chậu
Câu 999: Những cải tiến của viên thuốc ngừa thai:
A. Giảm liều estrogen đến mức tối thiểu đủ để gây tác động chống rụng trứng
B. Thay đổi loại progestin ít tác dụng phụ
C. Câu A, B đúng
D. Câu A, B sai
Câu 1000: Chọn câu sai khi nói về desogestrel:
A. Progestin thế hệ thứ 3
B. Desogestrel làm giảm LDL
C. Có hoạt tính tránh thai yếu
D. Tác động androgen rất ít so với levonorgestrel

118

You might also like