You are on page 1of 113

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ


BÀI TẬP NHÀ KHÍ NÉN


GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG

SVTH: Nhóm BKTN LỚP: CK11KSTN

PHAN ĐỨC XUÂN 21104390

NGUYỄN TẤN ĐẠI 21100704

TRẦN TRUNG HIẾU 21101128

NGUYỄN ĐĂNG MINH ĐẠT 21100733

TRẦN MINH QUỐC 21102801

NGUYỄN XUÂN THÀNH 21103222

ĐÀO DUY QUÍ 21102780

NGUYỄN DUY THỊNH 21103410

NGUYỄN HOÀI BẮC 21100256

TP. HCM, ngày 15 tháng 12 năm 2013


GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

BÀI TẬP NHÀ TỔNG HỢP PHẦN KHÍ NÉN

Câu 1: Giải bài tập Q.1 đến Q.23 của sách “Power pneumatics”.

Bài Q.1:
Lưu lượng yêu cầu của hệ thống là 40 dm3/s (không khí tự do) ở áp suất 7 bar. Xác
định đường kính tiêu chuẩn gần nhất của ống dẫn khí nếu vận tốc không đổi là 6 m/s.
Trả lời
7 1
Tỷ số nén Cr  8
1
40
Lưu lượng dòng khí bị nén Q   5(l / s)
8
4Q 4  5 103
Đường kính ống dẫn khí : d    0.03257m  32.57mm
v  6
Theo tiêu chuẩn ta chọn d = 32mm

Bài Q.2:
Một động cơ khí nén sử dụng nén không khí với lưu lượng riêng 0,5dm3/ vg. Xác
định đường kính tiêu chuẩn nhỏ nhất của hệ thống ống dẫn khi đông cơ đang chạy ở
240 rev/m. Vận tốc tối đa của không khí không vượt quá 8 m/s.
Trả lời
Lưu lượng thực của khí Q  nD  240x0.5  120(l / m)  2(l / s)
4Q 4  2 103
Đường kính ống dẫn khí : d    0.01784m  17.84mm
v  8
Theo tiêu chuẩn ta chọn d=20mm

Bài Q.3
Một hệ thống khí nén vận hành với áp suất cung cấp là 6 bar, gồm 3 xylanh tác động
kép và mỗi xylanh có đường kính 100mm và hành trình lần lượt là 200mm, 350mm,
450mm. tỗng thời gian của 1 chu trình toàn hệ thống là 15s. Bỏ qua ảnh hưởng của
trục pittông và thể tích các ống làm việc cung cấp khí cho xylanh, xác định yêu cầu

2
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

của hệ thống. Hãy tính đường kính tiêu chuẩn gần nhất của hệ thống ống dẫn khí nếu
vận tốc khí không vượt quá 6 m/s.
Trả lời:
Tổng thể tích khí cần cung cấp cho xylanh để đi hết hành trình:
d2  1002
V  2x x( L1  L2  L3 )  2x x(200  350  450)  15.708.106 (mm3 )  15.71(l )
4 4
V 15.71
Lưu lượng cung cấp cho toàn hệ thống: Q    1.05(l / s)
t 15
4Q 4 1.05 103
Đường kính tiêu chuẩn của ống: d    0.0149m  14.9mm
v  6
Theo tiêu chuẩn ta chọn d=15mm

Bài Q.4
Một đường ống vận chuyển khí nén có đường kính 100 mm và dài 150 m. Xác định
lưu lượng dòng chảy qua ống nếu rớt áp là 1 bar và áp suất vào là 7 bar.
flQ 2
Sử dụng công thức P  5 , cho f = 500.
d Pave
Xác định vận tốc trung bình trong đường ống.

Trả lời
Pd 5 Ptb 7 1005 1
Lưu lượng qua ống: Q    966.09 10  1000(l / s)
fl 500 150
Q 1000 103
Vận tốc trung bình : v    10.61(m / s)
d2   0.12
4 4
Bài Q.5
Khí thải từ một nhà máy hoạt động bằng khí nén trong một nhà máy sản xuất thực
phẩm có đường ống để xả không khí ra bên ngoài nhà máy. Lưu lượng khí thải ra
là 100 dm3/s (không khí tự do); ống xả có đường kính 50 mm và dài 100 m. Tính áp
suất vào tại đường ống.
Trả lời:
flQ 2
Ta có Pm 
d 5 P
Với f=500; l=100m ; Q=100 dm3/s, d=50mm, Pdrop=1.08 bar
 P  1.4815bar

Bài Q.6
3
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Một thiết bị cần cấp khí từ một hệ thống khí nén 200 dm3/s f.a.d, ở áp suất 4 bar.
Được đánh giá là trong 5 năm tiếp theo, hệ thống cần lưu lượng gấp đôi 400 dm3/s
f.a.d. Một máy nén khí có lưu lượng 500 dm3/min f.a.d. Áp suất được cài đặt lớn nhất
là 7 bar. Xác định ( làm tròn đến m3) kích thước bình chứa khí để số lần bật thiết bị
không quá 20. Biết áp suất tổn thất trên đường ống là 0.5 bar. Số lần khởi động trong
một giờ là bao nhiêu nếu hệ thống chỉ yêu cầu một nửa khả năng nén.

Trả lời
Với số lần mở của máy nén khí là 20 lần/giờ , thời gian nhỏ nhất giữa hai lần mở là
3 phút, giả thuyết làm việc ổn định. Trong 3 phút thì hệ thống yêu cầu một lượng
không khí là: 3x60x200 = 36000 dm3/s f.a.d = 36m3 . Để cung cấp khí cho hệ thống
3  60  200
thì máy nén khí cần chạy một khoảng thời gian:  72( s)
500
Suy ra khoảng thời gian mà hệ thống sử dụng khí trong bình khí nén ( bộ phận nén
khí đã ngưng hoạt động)  3.60  72  108(s)
Thể tích khí trong thời gian 108s mà hệ thống nhận từ bình chứa là
200x108  21600(dm3 )  21.6m3
Tính thể tích không khí tự do có trong bình chứa:
Ở áp suất dư 7 bar.
PV PV
1 1
 2 2 với P1=1 bar , P2=(7+1)bar , V2=V (là thể tích bình chứa), V1 là không khí
T1 T2
tự do trước khi nén.T1=T2
V1=8V.
Ở áp suất 4,5bar tương tự ta tính được.
V3=5.5V
Do đó thể tích khí tự do chênh lệch được nén trong bình chứa là 2,5V đây cũng chính
là thể tích khí mà hệ thống nhận trong thời gian bộ phận nén đã ngưng chạy.
Từ đây ta tính được thể tích bình chứa khí cần thiết: 2.5V  21.5  V  8.64(m3 )
Ta chọn bình chứa có thể tích 9m3.
Ta tính toán lại các thong số ban đầu
Thể tích khí tự do bình nạp vào cho đến khi bộ phận nén ngưng chạy:
2.5  9  22.5(m3 )
Thời gian để máy nén khí tích đủ không khí cho bình chứa:
22.5 1000
 75( s)
500  200
Thời gian hệ thống nhận khí cho đến khi bộ phận nén bật lại:

4
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

22.5 1000
 112.5( s)
200
Thời gian giữa 2 lần mở máy là : 75+112.5=187.5 (s)
3600
Số lần bật máy trong 1 giờ là:  19.2
187.5

Bài Q.7
Một thiết bị khí nén cần 200 dm3/s f.a.d trong mỗi chu trình của nó, nếu không sản
phẩm sẽ bị phá hủy. Thời gian 1 chu trình là 25s, áp suất khí cần cung cấp là 6 bar,
áp suất nhỏ nhất của thiết bị là 4.5 bar. Một bình chứa được đặt trước thiết bị để cung
cấp khí cho nó trong trường hợp dòng cung cấp khí chính không hoạt động. Tính
kích thước nhỏ nhất của bình chứa.
Trả lời
Tính thể tích của không khí tự do tương đương với thể tích khí được nén trong bình:
Ở áp suất 6 bar, thể tích không khí tự do là 7V (m3)
Ở áp suất 4.5 bar, thể tích khí tự do là 5.5V (m3)
Thể tích khí cung cấp cho hệ thống là 1.5V (m3)
200  25
Mà thể tích cần cung cấp trong 25 s là :  5(m3 )
1000
Từ đây ta tính được thể tich bính chứa nhỏ nhất là :
5
1.5V  5  V   3,33(m3 )
1.5

Bài Q.8
Một xy lanh khí nén có đường kính D = 80 mm, đường kính cần là d = 28 mm, chiều
dài xy lanh là 400 mm. Nếu xy lanh thực hiện 3 hành trình/phút, được cung cấp áp
suất khí 6,5 bar. Xác định lượng khí tiêu thụ. Nếu áp suất cấp lúc về giảm còn 2,5
bar, xác định lượng khí tiết kiệm được trong 1 phút.
Trả lời
 D2   0.82
Diện tích hình tròn : S    0.5(dm2 )
4 4
 ( D 2  d 2 )  (0.82  0.282 )
Diện tích hình xuyến : S1    0.441(dm2 )
4 4
Tổng thể tích khi đi tiến ra trong 1 phút ( 6,5bar):
V1  3SL  3  7.5  0.5  4  45(dm3 ) f .a.d
Tổng thể tích khi đi về trong 1 phút (6,5bar):
V2  7.5  S1  L  3  7  5  0.441 4  3  37(dm3 ) f .a.d
5
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Tổng lượng khí tiêu thụ cả đi và về trong 1 phút (6,5 bar)


V  V1  V2  45  37  82(dm3 )
Lượng khí tiết kiệm khi giảm áp suất còn 2,5bar
V3  3.5  S1  L  3  3.5  0.441 4  3  18.522(dm3 )

Bài Q.9
Không khí được nén đoạn nhiệt từ áp suất 1 bar đến áp suất tuyệt đối 8 bar. Nếu ban
đầu không khí có nhiệt độ 20 C, xác định nhiệt độ sau khi nén, lấy chỉ số đoạn nhiệt
là 1.4.
Trả lời
Do là quá trình đoạn nhiệt nên
k 1 1.4 1
T2  P1  k
T2  8  1.4
      T2  530.75o K  257.75o C
T1  P2  273  20  1 

Bài Q.10
Một máy nén được yêu cầu cung cấp 12 m3/phút f.a.d tại áp suất 8 bar. Xác định
công suất tiêu thụ của máy nén một tầng. Nếu một máy nén hai tầng được sử dụng,
xác định công suất tiết kiệm lớn nhất, nếu giả sử nhiệt độ khí vào cho cả 2 loại máy
nén là 20oC và phương trình nén P.V1,3 = C trong mọi trường hợp.
Trả lời
Lưu lượng khí ở ngõ ra máy nén:
( PV
1 1)
1.3
 ( PV
2 2)
1.3

1
 P 1.3
V2  V1  1 
 P2 
1
 1 1,3
V2  12.    2, 214m3 / ph
9
1.3 1
Công suất  (9  2.214 112 105  57243(W )
0.3 60
Máy nén 2 cấp: áp suất tại bộ làm mát trung gian: Pi  PP
1 2  9  3bar
1

Lưu lượng ngõ ra cấp I: Vi  12    5.154m3 / ph


1 1.3
3
1

Lưu lượng ngõ ra cấp II: V2  5.154    2.214m3 / ph


1 1.3
3

6
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

1.3 1
Công suất tiêu thụ ở cấp II  (9  2.214  3  5.154)105  19344(W )
0.3 60
1.3 1
Công suất tiêu thụ ở cấp I  (3  5.154  112)105  15002(W )
0.3 60
Tổng công suất tiêu thụ máy nén 2 cấp  19344  15002  34346(W )
Công suất tiết kiệm được  57243  34346  22897(W )

Bài Q.11
Đường khí vào của máy nén có nhiệt độ là 20oC với độ ẩm là 70%. Máy nén, cái mà
có lưu lượng cung cấp là 80 dm3/s f.a.d. với áp suất dư đo được là 7 bar, hệ thống
làm mát làm giảm nhiệt độ xuống còn 30oC. Hãy ước tính lượng nước mà được chiết
suất từ máy nén khí mỗi giờ?
Trả lời
80dm3/s=288 m3/h
Ở 20oC và 0bar (dư), 100m3 không khí bão hòa nặng chứa 1.73kg hơi nước, khi độ
ẩm 70% thì khối lượng hơi nước là 1.211kg trên 100m3.Không khí ra khỏi máy nén
là hơi bão hòa. Hơi nước ở 30oC và 7bar là :
6bar 7bar 8bar
20 0,247 0,2195 0,192
30 0,3435
40 0,728 0,6475 0,567

Lượng hơi nước nhận vào trong 1 giờ: 2.88x1.211 3.488 kg


Lượng hơi nước cung cấp ra trong 1 giờ: 2.88x0.3435 0.9893 kg
Lượng nước thu được do ngưng tụ trong 1 giờ : 3.448 0.9893 2.4587 kg

Bài Q.12
Một xylanh khí nén tác động đơn với hành trình là 50 mm được yêu cầu để kẹp một
chi tiết với một lực là 18 kN. Hãy xác định tiêu chuẩn xylanh nhỏ nhất để sinh ra lực
đó khi được cung cấp với áp suất khí lớn nhất là 7 bar.Cần những yêu cầu gì với áp
suất không khí được cung cấp để tạo lực chính xác 18 kN và lượng khí được sử dụng
mỗi hành trình của pittông là bao nhiêu?
Trả lời
F 18000
Diện tích của mặt tròn pittông: A    0.0257m2
P 7x105

7
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

4A 4x0.0257
Đường kính pittông : D    0.18089m  181mm
 
Theo tiêu chuẩn ta chọn Xylanh có
Đường kính pittông: D=200mm
Tính toán lại các thông số của xylanh:
 D2  22
Diện tích mặt tròn pittông: A    3.14(dm2 )
4 4
F 18000
Áp suất không khí cần cung cấp: P    573248.4( Pa)  5.73bar
A 0.0314
Thể tích lúc đi: V  L.A  0,5.3,14  1,57dm3
5.73  1
Tỉ số nén:  6.73
1
Thể tích khí cho 1 chu trình: V '  V  6.73  1.57  6.73  10.57(dm3 ) f .a.d

Bài Q.13
Một xy lanh khí nén tác động kép với hành trình piston là 500 mm để tạo ra một lực
đẩy là 1 kN khi tiến ra và 0.3 kN khi lùi về. Hãy tính kích thước nhỏ nhất cho xylanh
khí nén nếu áp suất khí cung cấp là 6 bar.Giả sử rằng lực đẩy động là 0,6 x lực đẩy
tĩnh. Hãy vẽ mạch để biểu diễn cho xylanh được điều khiển và lực hiệu chỉnh. Nếu
xylanh có chu kỳ thời gian là 10s hãy ước tính lưu lượng khí nén khi xylanh đẩy như
đã nêu.
Trả lời
FD1 1000
Lực đẩy tĩnh lúc đi ra: FS1    1666.67( N )
0.6 0.6
F 1666.67
Diện tích pittông mặt cắt tròn: A1  S1  5
 2.78x103 (m2 )
P 6x10
4 A1 4  2.78 103
Đường kính pittông : D    0.0595m  59.5mm
 
Theo tiêu chuẩn bảng 4.2 trang 115 ta chọn D=63mm, đường kính cần d=20mm

2 4
12 14

3 1 5

5,35bar 1,78bar
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

 D2  0.632
Diện tích mặt cắt tròn: A1  
 0.312(dm2 )
44
 ( D 2  d 2 )  (0.632  0.22 )
Diện tích mặt cắt hình xuyến : A2    0.28(dm2 )
4 4
Tổng thể tích cung cấp trong 1 chu trình: V  L( A1  A2 )  5(0.312  0.28)  2.96(dm3 )
V  PP 
  2.96 6  1
Lưu lượng cung cấp cho xylanh: Q   0
    1.48(dm / s)
3

t  P0  10  1 
Bài Q.14
Một xylanh khí nén được dùng đẻ nâng tải có khối lượng là 0,7 tấn lên thẳng đứng
với chiều cao là 4,0 m. Xylanh được định vi mặt đầu và cuối đầu ti pittông được lắp
khớp để có thể quay và tải được dẫn hướng (hình 4.23). Áp suất khí nén cung cấp
lớn nhất cho xylanh là 6,5 bar.
Sử dụng công thức: K = π2EJ/L2
Trong đó: K là tải trọng ổn định (kg) của cần pittông có đường kính là d (cm), E là
môđun đàn hồi có giá trị là 2,1.106 kg/cm2 . Hệ số an toàn của cần pittông là S = 4
khi đó tải để cần pittông là việc an toàn là F = K/S. Chọn đường kính pittông theo
tiêu chuẩn với giả thuyết là tải động bằng 0,6 lần tải tĩnh.
Trả lời
 2 EJ d4
Ta có: K  và K  FS , J 
L2 64
d4 FSL2 FSL2  64 4 700  4  4002  64
  d  4   4.58cm  45.8mm
64  2E  3E  3 2.1106
Tải trọng động = 0,6 × Tải trọng tĩnh = 0.6 × Áp suất x tiết diện xylanh
700x9.81
 A 5
 0.0176(m2 )
0.6x6.5x10
4A
Đường kính xylanh: D   0,1497m  149, 7mm

Theo tiêu chuẩn, ta chọn xylanh có:
9
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Đường kính xylanh D=160mm


Đường kính cần xylanh d=40mm.

Bài Q.15
Bàn nâng xe được vận hành bằng pittông thủy-khí. Tổng khối lượng tải mà pittông
nâng là 1,2 tấn và chiều dài quảng đường nâng là 2 m. Bàn nâng có khả năng khóa ở
bất kì vị trí nào. Thiết kế hệ thống thích hợp sử dụng xylanh tiêu chuẩn để nâng tải.
Ảnh hưởng của áp suất thủy lực ở xylanh bằng 0,4 lần áp suất khí ở mặt phân cách
của khí và dầu. Vẽ chu trình vận hành bằng tay thích hợp và tính toán đường kính
xylanh khí nén tiêu chuẩn. Biết áp suất khí cung cấp tối đa là 7 bar.
Nếu máy nén cung cấp 25 l/s f.a.d để vận hành hệ thống tính toán khoảng thời gian
nâng tải lên (hết cả hành trình) dưới điều kiện tải trọng tối đa.
Trả lời
1200  9.81
Diện tích xylanh: A   0.042043m2  420.43cm2
7  0.4 105
4A 4  420.43
Đường kính xylanh: D    23.136cm  231.36mm
 
Theo bảng tiêu chuẩn, ta chọn Xylanh đường kính 250mm và đường kính cần 50mm

 D2
Diện tích xylanh lúc này: A   0.04909m2
4
F 1200x9.81
Áp suất khí vận hành trong mạch lúc này: P    599511.1Pa  6bar
A.0, 4 0.04909x0.4

10
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

6 1
Tỷ số nén: 7
1
25
Lưu lượng thực cung cấp vào mạch: Q   3.57(l / s)
7
L. A 20x4.91
Thời gian đi hết chu trình tiến ra: t    27.5( s)
Q 3.57
Bài Q.16
Một xylanh vận hành bằng khí nén có đường kính xylanh là D=80 mm, đường kính
cần là d=25mm kéo một tải nặng 1500N với vận tốc không đổi là 1m/ph ở điều kiện
ổn định. Xy lanh được điều khiển bởi 1 van 2 trạng thái 5 ngõ với độ sụt áp suất ở 2
đường đều không được lớn hơn 0,1bar. Nếu áp cung cấp là 6bar, tính lưu lượng dòng
khí khi sử dụng.
Trả lời
Trường hợp 1: Dùng van điều khiển lưu lượng ngõ vào
Trường hợp 2: Dùng van điều khiển lưu lượng ngõ ra.

Bài Q.17
Cho 2 xylanh vận hành tuần tự A+ B+ B- A- B+ B-. Các thông số của 2 xy lanh như
sau:
Xy lanh 1: Đường kính xylanh D1 = 80 mm
Đường kính ti là d1 = 25 mm
Hành trình l1 = 150 mm
Xy lanh 2: Đường kính xylanh D2 =200 mm
Đường kính ti: d2 =40mm
Hành trình là l2 = 50mm

11
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Nguồn khí nuôi xylanh cung cấp ở áp suất là 6bar. Nếu thời gian đi hết hành trình là
10s, hãy tính toán lượng không khí cần dùng trong 1 phút.
Trả lời

P1 P2

4 2

5 3

Thể tích khí cần cho xylanh A đi rồi về là:

12
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

 
V1 
4
 2D 1
2

 d12 L1 
4
 2  0.8 2

 0.252 1.5  1.434(dm3 )

Thể tích khí cần cho Xylanh B đi rồi về 2 lần là :


 
V2  2
4
 2D 2
2 
 d 22 L2  2
4
2 2 2

 0.42 0.5  6.16(dm3 )

Tổng thể tích cần cung cấp sau 1 chu trình tuần tự:
V  V1  V2  1.434  6.16  7.594(dm3 )
Lưu lượng không khí cần cung cấp:
V 7.594
Q x60  x60  45.564(dm3 / s)
t 10
6 1
Tỷ số nén: 7
1
Lưu lượng khí thực tế:
Q '  Q.7  45.564x7  318.948(dm3 / s) f .a.d

Bài Q.18
Một van có hệ số Cv = 1,7 được đặt trong hệ thống và cấp áp là 8 bar, nếu độ sụt áp
không vượt quá 0,5 bar hãy tính lưu lượng khí cần thiết.
Trả lời
Lưu lượng cần thiết:
Q  6.844Cv P  ( Ps  1)  P   6.844x1.7 0.5  (8  1)  0,5  23.98(dm3 / s)

P1 P2

4 2

5 3

13
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Bài Q.19
Một tải trọng là 250 kg được nâng lên thẳng đứng quãng đường là 900 mm bởi một
xy lanh thủy lực. Giả sử rằng quá trình tăng tốc và giảm tốc diễn ra trong đoạn đường
28 mm giảm chấn và tải đạt được tốc độ là 0,8m/s. Giả sử mất mát do ma sát gây ra
chiếm 8% tổng tải trọng. Áp suất lớn nhất đạt được là 6 bar (dư). Xác định kích thước
xy lanh và lưu lượng không khí vào xy lanh nếu xy lanh hoạt động 10 chu kỳ/phút.
Trả lời
v 2  v02 0.82  02
Gia tốc của tải trọng: a    11.43(m / s 2 )
2S 2x0.028
Tổng lực tác dụng xylanh : F  P  Fqt  250  9.81  250 11.43  5310( N )
4F 4  5310
Đường kính xylanh: D    0.106(m)
P   6 105
Theo tiêu chuẩn ta chọn xylanh có đường kính D=125mm và đường kính cần
d=32mm
Thể tích khí cần cung cấp mỗi chu trình:
 
V
4
 2D 2

d2 L 
4
 2x1.25
2

 0.322 9  21.336(dm3 )

Lưu lượng không khí cung cấp:


 P  P0 P  P0 6 1
Q
4
 2.D 2

 d 2 Ln
P
 Vn
P
 21.33610
1
 1493.52(dm3 / ph)  24.892(dm3 / s)

Bài Q.20
Một xy lanh thủy lực được dùng để di chuyển một khối lượng 5 kg. Nếu áp suất
cung cấp là 6 bar. Xác định thời gian hành trình và vận tốc lớn nhất của piston. Với
các dữ kiện như sau:
Xy lanh: Van:
• d = 50mm • Cv = 1.15
• L = 200mm • T0 = 0.05 s
• Lc = 30mm • Hệ số Ce = 2.4
Trả lời
Thời gian đáp ứng van điều khiển: T1  T0  0.05s
Thời gian hành trình đi đến giảm chấn
0.5( L  Lc ) m 0.05(200  30) 5
T2    0.155s
D P 50 6
Vận tốc lúc giảm chấn:
14
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

30 D 30x50
Vi    300(mm / s)
m 5
Thời gian giảm chấn:
Lc 30
T3    0.1s
Vi 300
Tổng thời gian hành trình pittông:
T  T1  T2  T3  0.05  0.155  0.1  0.305s
103 Ce 103  2.4
Vận tốc cực đại: Vmax    1.22(m / s)
a   502
4
Bài Q.21
Xy lanh khí nén nối với van và đường ống trong bài tập trước có tải tăng lên 10 kg.
Xác định thời gian hành trình cho điều kiện tải mới.
Trả lời
Thời gian đáp ứng van điều khiển: T1  T0  0.05s
Thời gian hành trình đi đến giảm chấn
0.5( L  Lc ) m 0.05x(200  30) 10
T2    0.219s
D P 50 6
Vận tốc lúc giảm chấn:
30 D 30.50
Vi    150(mm / s)
m 10
Thời gian giảm chấn:
Lc 30
T3    0.2s
Vi 150
Tổng thời gian hành trình pittông:
T  T1  T2  T3  0.05  0.219  0.2  0.469s

Bài Q.22
Một khối lượng 30 kg được nâng lên bởi một xy lanh định vị đứng chuyển động với
vận tốc 1.2 m/s. Áp suất cung cấp là 10 bar và áp suất làm việc tối đa của xy lanh là
12 bar. Xác định kích thước của xy lanh mà đảm bảo bộ giảm chấn phù hợp.
Trả lời
mV 2
E  Fx Ecush
2
Trong đó:

15
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

 m=30 kg
 V=1.2m/s
 Fx=1 (tra bảng 4.28)
Vì thế:
30x1.22
E  1xEcush
2
30x1.22
Ecush   21.6 Nm
2x1
Theo bảng 4.3 ta chọn d=63mm
Áp suất giảm chấn:
mg 30x9.81
Pcush  Ps  10  10  10  9.056bar
a  632
4
Ta chọn d=63mm là phù hợp.

Bài Q.23
Một xy lanh không ti có đường kính 63 mm, dài 6 m mang một tải 200 kg. Xác định
số giá đỡ tối thiểu cần thiết và bước của chúng nếu khoảng cách từ cuối xy lanh đến
điểm giữa bàn dao là 430 mm và độ uốn tối đa là 1 mm.
Trả lời
Trọng lượng tải: P  mg  200  9.81  1962N
Dò theo hình 4.31 ta chọn L1=2100mm
Số bước tối thiểu:
A1  stroke 430  6000
tmin    3.06
L1 2100

Chiều dài thực giữa các bước theo kiểu c


A1  stroke 430  6000
L   1608mm
tsel 4
Chiều dài thực giữa các bước theo kiểu d
A1  stroke 430  6000
L   1429mm
tsel 4.5

16
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Câu 2: Trình bày (vẽ hình, giải thích nguyên lý, ưu nhược điểm,
thông số kỹ thuật) về các loại máy khí nén.

 Giới thiệu chung

Khí nén được tạo ra từ máy nén khí, ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc
của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Máy nén khí được hoạt động theo hai nguyên lý sau:
Nguyên lý thay đổi thể tích: không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó thể tích của
buồng chứa sẽ nhỏ lại. Như vậy theo định luật Boyle-Matiotte áp suất trong buồng
chứa sẽ tăng lên. Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như kiểu máy nén khí
piston, bánh răng, cánh gạt.
Nguyên lý động năng: không khí được dẫn trong buồng chứa và được gia tốc bởi một
bộ phận quay với tốc độ cao, ở đó áp suất khí nén được tạo ra nhờ sự chênh lệch vận
tốc, nguyên tắc này tạo ra lưu lượng và công suất rất lớn. Máy nén khí hoạt động
theo nguyên lý này như máy nén khí ly tâm.
 Máy nén khí kiểu piston

Máy nén khí piston một cấp: ở kì nạp, chân không được tạo lập phía trên piston, do
đó không khí được đẩy vào buồng nén thông qua van nạp. Van này mở tự động do
sự chênh lệch áp suất gây ra bởi chân không ở trên bề mặt piston. Khi piston đi xuống
tới “điểm chết dưới” và bắt đầu đi lên, không khí đi vào buồng nén do sự mất cân
bằng áp suất phía trên và dưới nên van nạp đóng lại và quá trình nén khí bắt đầu xảy
ra. Khi áp suất trong buồng nén tăng tới một mức nào đó sẽ làm cho van thoát mở ra,
khí nén sẽ thoát qua van thoát để đi vào hệ thống khí nén.
Cả hai van nạp và thoát thường có lò xo và các van đóng mở tự động do sự thông khí
sự chênh lệch áp suất ở phía của mỗi van.
Sau khi piston lên đến “điểm chết trên” và bắt đầu đi xuống trở lại, van thoát đóng
và một chu trình nén khí mới bắt đầu.

17
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Máy nén khí kiểu piston một cấp có thể hút được lưu lượng đến 10m/phút và áp suất
nén được 6 bar, có thể trong một số trường hợp áp suất nén đến 10 bar. Máy nén khí
kiểu piston 2 cấp có thể nén đến áp suất 15 bar. Loại máy nén khí kiểu piston 3,4 cấp
có thể nén áp suất đến 250 bar.
Loại máy nén khí một cấp và hai cấp thích hợp hệ thống điều khiển bằng khí nén
trong công nghiệp. Máy nén khí piston được phân loại theo số cấp nén, loại truyền
động và phương thức làm nguội khí nén.
Ưu, nhược điểm của máy nén khí kiểu piston
Ưu điểm: kết cấu gọn, trọng lượng máy nhỏ, chiếm diện tích lắp đặt không lớn, tiện
lợi khi tháo lắp các cụm chi tiết, có thể tạo ra áp suất lớn từ 2 – 1000kg/cm2 và có
thể lớn hơn nữa, giá thành thấp và có tính cơ động cao. Do vậy máy nén khí kiểu
piston trong thực tế sử dụng rộng rãi.
Nhược điểm: do có các khối lượng tịnh tiến qua lại nên máy nén khí piston hoạt
động không cân bằng, làm việc còn khá ồn và rung động. Khí nén cung cấp không
được lien tục, do đó phải có bình chứa khí nén đi kèm. Hiệu suất thấp, tuổi thọ kém.

18
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

19
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Máy nén khí piston FUSHENG dạng A

20
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Các thông số kỹ thuật

21
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Máy nén khí PUMA TK-200300

Model: TK-200300
Loại máy: Máy nén khí piston
Dung tích bình chứa (L): 300
Lưu lượng (l/ph): 1980
Công suất (hP/kW): 20/15
Điện áp sử dụng (V): 380
Áp lực làm việc (kg/cm2): 12 – 16
Kích thước D x R x C (mm): 1910 x 760 x 1420
Trọng lượng (kg): 425
Xuất xứ: Đài Loan
 Máy nén khí trục vít

Máy nén khí trục vít hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích. Máy nén khí trục vít
gồm có hai trục. Trục chính và trục phụ.
Máy nén khí trục vít có khoảng năm 1950 và đã chiếm lĩnh một thị trường lớn trong
lĩnh vực khí nén, loại máy nén khí này có một vỏ đặc biệt bao bọc quanh hai trục vít
quay, một lồi một lõm. Các răng của hai trục vít ăn khớp với nhau và số răng trục vít

22
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

lồi ít hơn trục vít lõm 1 đến 2 răng. Hai trục vít phải quay đồng bộ với nhau, giữa các
trục vít và vỏ bọc có khe hở rất nhỏ.
Khi các trục vít quay nhanh, không khí được hút vào bên trong vỏ thông qua cửa nạp
và đi vào buồng khí ở giữa các trục vít và ở đó không khí được nén giữa các răng khi
buồng khí nhỏ lại, sau đó khí nén đi tới cửa thoát. Cả cửa nạp và cửa thoát sẽ được
đóng hoặc được mở tự động khi các trục vít quay hoặc không che các cửa. Ở cửa
thoát của máy nén khí có lắp một van một chiều để ngăn các trục vít tự quay khi quá
trình nén đã ngừng.
Lưu lượng từ 1,4m3/phút và có thể lên tới 60m3/phút.
Máy nén khí trục vít thường được sử dụng trong các hệ thống vận chuyển thu gom
khí ở các mỏ hoặc cung cấp nguồn khí nén cho các thiết bị đo và điều khiển tự động.

Ưu điểm:
1/ Tuổi thọ cao:
Do không có van hút, van xả và vòng xéc măng nên máy nén khí trục vít có tuổi thọ
cao. Tin cậy khi làm việc. Nó gồm hai trục vít với nhiều đầu mối răng ăn khớp và
quay ngược chiều nhau. Một trục dẫn động nhận truyền động từ động cơ và truyền
cho trục bị dẫn động qua cặp bánh răng nghiêng.

23
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Không khí được hút từ đầu này (ở phía trên cặp trục vít) và được nén đẩy sang đầu
kia (phía dưới) của cặp trục. Khe hở giữa hai trục vít và giữa đỉnh răng với xi lanh
rất nhỏ chỉ vào khoảng 0,1 – 0,4 mm nên không tạo ma sát khi làm việc, không gây
ăn mòn các chi tiết.
2/ Hiệu suất làm việc cao
Vì máy nén trục vít được cấu tạo theo nguyên lý ăn khớp giữa các trục vít với nhau
hoặc qua một cặp hay vài cặp bánh răng ăn khớp nên máy có thể làm việc với số
vòng quay cao với số vòng từ 3000 vòng/phút trở lên thậm trí lên đến 15.000
vòng/phút. Thêm vào đó, máy có tỉ số nén cao với mức cực đại là 25, hiệu suất lưu
lượng đều và tăng theo thời gian 1,4m/phút và có thể lên tới 60m/phút.
3/ Cấu tạo nhỏ gọn, vận hành êm
Máy nén khí trục vít có cấu tạo gọn nhẹ hơn, dễ di chuyển và không cần phải có đế
đặc biệt khi hoạt động. Thêm vào đó, máy vận hành rất ổn định, không dao động
trong khí thoát, ít rung động và tiếng ồn nhỏ. Ngoài ra, loại máy nén khí này cũng
không bị nóng khi hoạt động so với các loại máy nén khí khác.
4/ Công bảo trì, chi phí vận hành thấp
Việc bảo dưỡng kỹ thuật máy nén khí trục vít rất đơn giản do khe hở giữa hai trục
vít và giữa đỉnh răng với xi lanh rất nhỏ, không tạo ma sát khi hoạt động nên các chi
tiết không bị mài mòn và không phải thay thế nhiều.
Máy có thể làm việc ở chế độ hoàn toàn tự động. Để vận hành máy nén khí trục vít,
nhân viên chỉ cần được đào tạo trong thời gian ngắn và có thể dễ dàng điều khiển sự
hoạt động cũng như giám sát quy trình vận hành của toàn bộ hệ thống. Hơn nữa, tất
cả thông số kỹ thuật, lưu lượng, áp suất, lượng dầu, thời gian phải bảo hành các thiết
bị lọc, các lỗi phát sinh…đều hiển thị trên màn hình PLC nên rất dễ xử lý.
Nhược điểm:
1/ Giá thành đắt
So với máy nén khí piston, máy nén khí trục vít có giá thành cao, đầu tư ban đầu lớn.
Bù lại máy có độ ồn thấp dưới 76 dB, do có vỏ cách âm, hoạt động bằng các khớp
nối mềm, tiết kiệm điện năng tới 30% so với việc dùng 1 máy piston cùng công suất,
vì nó có thể tạo lưu lượng khí lớn hơn 30% máy piston.

24
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

2/ Khó chế tạo và sửa chữa


Các trục vít yêu cầu độ chính xác cao nên khó chế tạo và sửa chữa, đòi hỏi thợ sửa
chữa phải có tay nghề cao để xử lý các sự cố kỹ thuật.

Các thông số kỹ thuật


Máy nén khí EAS2000

Model: EAS2000
Công suất: 160 kW
Áp suất làm việc: 8 bar
Lưu lượng: 27 m3/min

25
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Chiều dài: 2700mm


Chiều rộng: 1700mm
Chiều cao: 1800mm
Trọng lượng: 3800kG
Máy nén khí Hanbell

Model: AA2 – 55A


Công suất: 55 kW
Áp suất làm việc: 7 bar
Lưu lượng: 10 m3/min
Chiều dài: 2400mm
Chiều rộng: 1420mm
Chiều cao: 1800mm
Trọng lượng: 2200kG

26
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Máy nén khí Hanbell 40HP

Model: AE2 – 30A


Công suất: 30 kW
Áp suất làm việc: 8 bar
Lưu lượng: 4,7 m3/min
Chiều dài: 1330mm
Chiều rộng: 970mm
Chiều cao: 1525mm
Trọng lượng: 2200kG

27
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Máy nén khí ELGI Global series E11-E75

28
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

29
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

 Máy nén khí ly tâm

Nguyên tắc làm việc


- Sự biến đổi áp suất của khí khi qua guồng động làm thay đổi khối lượng riêng của
khí.
- Khi guồng động quay, khí sẽ văng từ tâm ra xung quanh dưới tác dụng của lực ly
tâm. Làm tăng khối lượng riêng của khí và tạo ra áp lực tĩnh.
- Đồng thời vận tốc của khí cũng tăng lên và như vậy tăng áp lực động của khí.

Cấu tạo chung


- Vỏ máy gồm cả cửa hút , cửa xả
- Vỏ trong
- Vách ngăn
- Rôto gồm trục, bánh guồng
- ổ đỡ, ổ chặn
- Vòng làm kín khuất khúc giữa các cấp
- Bộ làm kín hai đầu trục

30
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

1/ Vỏ máy
Vỏ máy là chi tiết có cấu tạo phức tạp, có khối lượng lớn, là giá đỡ cho các chi tiết
khác. Trong vỏ máy có các ổ trục để đỡ các trục máy, có các áo nước để dẫn nước
làm mát, có các khoang để dẫn khí. Vỏ máy được chế tạo thành 2 nửa để thuận tiện
cho việc tháo lắp, tuy nhiên cũng có loại vỏ máy được chế tạo liền khối. Vỏ máy
thường được chế tạo bằng gang xám hay bằng gang hợp kim.

2/ Trục máy nén ly tâm


Trục để lắp các bánh công tác lên đó nhận truyền động từ động cơ dẫn động, quay
với vận tốc cao để thực hiện quá trình nén khí. Trục máy được lắp vào các các ổ đỡ
trên vỏ máy. Trục máy được chế tạo bằng thép hợp kim.
3/ Bánh công tác
Bánh công tác được lắp trên trục máy quay theo trục máy để làm biến đổi động
năng chất khí, thực hiện quá trình nén khí, trên bánh công tác có các bánh cong. Có
3 loại bánh công tác, bánh công tác hở, bánh công tác nửa hở, bánh công tác kín.

31
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

4/ Cánh định hướng (hay vách ngăn hay cánh tĩnh)


Là một tấm kim loại đặt sát với bánh công tác, đóng vai trò dẫn hướng dòng khí đi
từ cửa xả của cấp nén này tới cửa nạp của cấp nén kế tiếp, cánh định hướng được chế
tạo bằng gang hoặc thép hợp kim. Cánh định hướng được gắn với vỏ và không quay
theo trục máy.

5/ Bộ phận làm kín (vòng bít)


a) Bộ đệm kín khuất khúc (hay làm kín kiểu răng lược)
Vì cánh định hướng không quay theo trục máy, do vậy giữa chúng phải có một khe
hở. Để tránh hiện tượng lọt khí nén ngược lại cửa nạp qua khe hở này người ta dung
vòng đệm kín khuất khúc. Vòng có dạng răng cưa, các răng này không chạm vào
trục, để tránh làm hư hỏng trục khi chạm phải, vòng được làm bằng kim loại mềm,
giữa các răng hình thành không gian, khí nén lọt vào không gian này chúng sẽ đổi
hướng và chậm lại nhờ đó mà hạn chế được sự rò rỉ khí nén sang cửa nạp. Loại này
không ngăn được hoàn toàn sự lọt khí do vậy chỉ dùng ở những nơi có áp suất thấp.
Cũng có máy nén khí dùng loại vòng đệm này để làm kín giữa trục máy và vỏ máy
để hạn chế sự lọt khí ra bên ngoài. Nếu máy nén khí độc hại thì cần có rãnh để gom
khí rò rỉ ra để dẫn tới một nơi an toàn.

32
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

b) Vòng bịt kín kiểu tiếp xúc cơ học (hay bộ phận làm kín cơ khí)
Các bộ phận chính của vòng bịt này là các vòng tĩnh và vòng động. Vòng động được
bắt chặt với trục máy và quay theo trục, các mặt tiếp xúc giữa vòng tĩnh và vòng
động ngăn không cho khí nén rò rỉ ra ngoài. Có loại phải sử dụng dầu bôi trơn bề mặt
tiếp xúc để giảm ma sát. Vòng đệm này lắp ở đầu trục máy nén với vỏ để ngăn không
cho khí nén lọt ra ngoài. Loại này thường được sử dụng với máy nén khí có áp suất
tới 7 at.

33
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

c) Đệm màng lỏng (oil seal)


Để làm kín những máy nén khí có áp suất cao, người ta dùng đệm màng lỏng. Các
bộ phận chính gồm ống lót trong và ống lót ngoài không quay theo trục và có một
khe hở với trục. Khi trục quay, dầu sẽ đi vào khe hở để làm kín không cho khí nén
lọt ra ngoài. Loại đệm này ngăn sự lọt khí tốt nhất, tuy nhiên phải có một hệ thống
dầu cao áp liên tục, dẩu phải cực sạch. Dầu sau khi nhiễm bẩn phải dược thu hồi để
làm sạch và làm nguội. Nếu áp suất dầu trong hệ thống này giảm đi, chứng tở đệm
làm kín đã giảm hiệu quả làm kín (do mài mòn).
6/ Ngăn cân bằng
Trong máy nén khí ly tâm nhiều cấp, lực do áp suất tác dụng lên 2 chiều của trục
không cân bằng nhau, phía áp suất cao có lực tác dụng lớn hơn. Do vậy trục có xu
hướng dịch chuyển về phía của nạp. Sự dịch chuyển này sẽ gây va đập, gây mài mòn
các chi tiết liên quan. Ngăn cân bằng có tác dụng gi bớt sự mất cân bằng này. Ngăn
cân bằng này là một bộ phận được gắn với trục gồm 2 phần, phần phía cửa nạp thì
chịu áp suất khí xả, phần phía cửa xả thì chịu áp suất khí nạp. Theo cách phân tích
lực như vậy, kết quả là lực tác dụng lên trục cân bằng hơn.

34
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Hiện tượng SURGING: khi xảy ra hiện tượng này dòng khí trong máy nén lên xuống
nhanh (trồi sụt) và liên tục. Nguyên nhân là do máy nén vận hành với lưu lượng thấp
dưới mức tối thiểu, làm máy nén và đường ống rung động tăng lên đột ngột gây phá
hủy máy nén. Vì vậy máy nén sẽ xảy ra hiện tượng này nếu lưu lượng khí cung cấp
tới dưới mức tới thiểu. Máy nén được trang bị các thiết bị để bảo vệ máy nén tránh
hiện tượng này.
Surging có thể định nghĩa là: khi lưu lượng cấp cho máy nén thấp hơn mức tối thiểu
và máy nén hoạt động không ổn định. Điều kiện để xảy ra surging là lưu lượng vào
máy nén giảm dưới giới hạn riêng cho phép. Điều này dẫn đến sự mất đi khả năng
phát triển áp suất của máy nén. Ở một tốc độ đã cho, khi lưu lượng cấp vào bị giảm,
trong khi áp suất đầu ra của máy nén tiếp tục tăng lên. Khi xảy ra hiện tượng surging,
khí áp suất cao ở đầu ra của máy nén chảy ngược trở lại máy nén. Một khi áp suất
đầu xả bị giảm đi đủ để tránh hiện tượng dòng chảy ngược lại, các hiện tượng gây ra
sự mất áp sẽ sớm mất đi và máy nén sẽ phục hồi áp suất xả và dòng chảy bình thường
qua máy nén. Nếu hiện tượng ở đầu xả không thay đổi, sự mất đi khả năng tạo áp
suất lại lặp lại. Phần trăm lưu lượng khi mà xảy ra surging trong một máy nén ly tâm
phụ thuộc vào thiết kế khí động học, các tính chất của khí được nén, sự ổn định của
lưu lượng, các đặc tính, các cấp và bộ phận thiết kế của hệ thống.
Tất cả sự phòng ngừa cần thiết trong suốt thời gian lắp đặt máy nén trong một hệ
thống sẽ ngăn ngừa hiện tượng surging theo những lý do sau đây: Hiện tượng surging
gây ra các ứng suất ngắn theo chu kỳ tự nhiên trên máy nén. Các giới hạn an toàn
được xây dựng bên trong máy nén để hấp thụ sự surging nhỏ tránh sự phá hủy máy.
Ảnh hưởng của hiện tương surging là gây ra rung động quá mức cho phép và hậu
quả là làm các chi tiết trên rô to tiếp xúc cọ xát với các bộ phận cố định, sự truyền
nhiệt quá mức từ máy cho dòng khí,v.v… Vì vậy phải có biện pháp áp dụng tốt nhất
để lắp đặt máy với đường ống thích hợp, sự điều khiển hợp lý, hệ thống lưu lượng,
v.v…để tránh những tiềm ẩn làm phá hủy máy.
a) Khái niệm: Surge là hiện tượng máy nén bị xung động mạnh đặc biệt là theo chiều
trục. Đây là hiện tượng mang tính đặc thù đối với các MN ly tâm.
b) Tác hại:
- Làm cho các thông số: lưu lượng, áp suất bị giảm và mất ổn định.

35
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

- Nhiệt độ trong máy nén tăng cao do sự va đập của dòng khí gây ra.
- Độ rung tăng cao, làm hư hỏng các chi tiết trước hết là các ổ và các bộ phận làm
kín của máy nén.
c) Nguyên nhân:
- Lưu lượng đầu vào quá thấp, sẽ không đủ khí để liên tục điền đầy và tại thời điểm
nhất định sẽ có khoảng trống và xuất hiện dòng khí từ phía đầu ra ngược về. Ngay
sau đó khí lại được điền đầy vào khoang hút và tạo ra dòng khí mới tiếp the ova đập
với dòng khí quay ngược về nói trên tạo ra sự xung động. Theo tính toán, khi lưư
lượng đấu vào xuống thấp hơn khoảng 75% lưu lượng thiết kế hiện tượng Surge sẽ
bắt đầu xuất hiện.
- Chênh lệch áp suất giữa đầu vào & ra của máy nén cao quá giới hạn qui định làm
tăng khả khả năng dội ngược của dòng khí như đã trình bày trên. Thực tế vì lý do gì
đó mà áp suất đầu vào bị tụt giảm hoặc áp suất đầu ra bị tăng đều thường xảy ra hiện
tượng Surge.
- Vị trí của Rôto bị sai lệch làm cho cửa ra của các bánh công tác không nằm chính
tâm cửa thoát của Stator, dòng khí sẽ va đập với thành cửa thoát này tạo ra sự rối
dòng. Lúc đó nó như cái nút cản trở sự lưu thông của dòng khí tiếp theo và cũng
chính sự va đập của dòng khí với nút sẽ tạo ra sự xung động.
- Do máy nén quá bẩn hoặc có sự tắc nghẽn trên đường vào & ra của máy nén.
d) Các biện pháp khắc phục
- Đảm bảo các biện pháp công nghệ để duy trì lưu lượng, áp suất đầu vào & ra đúng
như thiết kế.
- Bố trí đường hồi từ đầu ra quay lại đường vào, trên có van & có thể điều khiển tiết
lưu theo tín hiệu chênh áp giữa đầu vào và đầu ra.
- Kiểm tra, làm sạch và đảm bảo không còn sự tắc nghẽn trên hệ thống đường ống.
- Lắp ráp và căn chỉnh máy nén theo đúng như các thông số thiết kế.

36
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Ưu, nhược điểm


Ưu điểm: dải công suất rộng, điều chỉnh tải rất linh hoạt, hiệu suất cao, độ cân bằng
động cao.
Nhược điểm: giá thành cao, độ ồn cao, yêu cầu công nghệ chế tạo khắt khe.
Các thông số kỹ thuật
Máy nén khí ly tâm FUSHENG

37
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

 Máy nén khí dọc trục

Máy nén khí dọc trục hay máy nén dọc trục là loại máy nén khí mà dòng lưu chất
chủ yếu chạy song song trục quay. Máy nén dọc trục có lưu lượng khối lượng lớn và
hiệu suất cao, nhưng độ tăng áp suất trên mỗi tầng nhỏ hơn máy nén ly tâm. Máy nén
dọc trục được áp dụng rộng rải trong các tua bin khí, đặc biệt ở các động cơ của máy
bay phản lực. Các động cơ sử dụng máy nén dọc trục được gọi như là động cơ dọc
trục. Hầu hết tất cả các động cơ hiện đại là loại dọc trục, ngoại trừ ở trong các máy
bay trực trăng, máy nén được sử dụng là loại ly tâm vì kích thước nhỏ hơn.

Máy nén dọc trục về bản chất như một tua bin hơi đảo ngược, thay vì khí áp suất cao
chạy vào tua bin và làm nó quay để tạo ra năng lượng, ở máy nén, năng lượng được
cấp từ nguồn bên ngoài để làm quay hệ thống và nén khí.
Một máy nén dọc trục điển hình có một rôto, nó giống như một cái quạt có các cánh
viền xung quanh kế tiếp các bộ cánh tĩnh, được gọi là stator. Như ở sơ đồ minh họa,

38
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

các cánh máy nén/cánh hướng thì có tiết diện tương đối phẳng. Cánh của tua bin thì
có độ uốn cong đáng kể. Mỗi một cặp rô to và stato được gọi là một tầng và hầu hết
các máy nén đều có nhiều tầng bố trí dọc trục. Các cánh của stator là cần thiết để
đảm bảo hiệu suất hợp lý của máy nén, nếu không có các cánh này khí có thể quay
cùng với cánh của rô to và giảm nhiều hiệu suất. Có một số cải tiến bằng cách thay
stator bằng một bộ quạt thứ hai quay theo chiều ngược lại,tuy nhiên các thiết kế này
thường quá phức tạp.
Các tầng nén sau thì nhỏ hơn tầng trước vì thể tích khí đã bị giảm xuống do bị nén ở
tầng trước. Vì thế máy nén dọc trục thường có dạng hình nón, rộng nhất ở phần đầu
vào. Máy nén thông thường có từ 9 đến 15 tầng.
Trong các động cơ máy bay phản lực, máy nén được cấp năng lượng từ tua bin đặt ở
phần khói thoát và sử dụng một phần năng lượng này. Trong các hệ thống như vậy,
máy nén sử dụng vào khoảng 60% đến 65% năng lượng của động cơ để làm việc.
Điều này giải thích tại sao các động cơ phản lực không được sử dụng trong xe hơi,
vì khi xe hơi ở trong tình trạng đứng yên, động cơ phản lực vẫn phải làm việc gần ở
chế độ đầy tải, như thế làm giảm rất thấp hiệu suất. Trong các máy bay, thì đây không
phải là vấn đề vì nó không bao giờ ở trạng thái đứng yên và động cơ của nó luôn luôn
làm việc ở chế độ đầy tải trong toàn bộ hành trình.

Ưu, nhược điểm


Ưu điểm: lưu lượng khối lượng lớn, hiệu suất cao.
Nhược điểm: độ tăng áp nhỏ hơn máy nén khí ly tâm.

39
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Các thông số kỹ thuật


Máy nén khí MAN AR090

40
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Câu 3: Gọi tên và cho biết chức năng của các phần tử trong sơ đồ
sau:

1- Bộ lọc :Tách nước và lọc chất bẩn.


2- Máy nén khí với dung tích cố định :Cung cấp khí nén vào hệ thống.
3 -Van một chiều :Chỉ cho khí nén đi theo một chiều, bảo vệ Máy khí nén.
4- Bộ làm mát : tản nhiệt cho khí cung cấp vào hệ thống.
5-Bộ tách nước :Xả nước tự động.
6- Bình tích khí :Tích trữ khí,khi bình tích đủ thì các cơ cấu sau nó bắt đầu hoạt động.
Định thời gian cho hệ thống.
7- Van giới hạn áp suất khí nén :Xả khí khi áp suất khí cao hơn áp suất cài đặt ở lò
xo. Cửa xả khí không có đầu nối cố định.
8- Van tiết lưu :Điều chỉnh lưu lượng.
9- Bộ gia nhiệt : làm khô không khí.
10- Đồng hồ áp suất : Đo áp suất làm việc.

41
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Câu 4: Giải các bài tập trong chương 3 và 4 của sách “Công nghệ
khí nén”

Chương 3
1. Dùng 1 máy nén khí của hang INGERSOL- RAND, có lưu lượng 235 l/p bình dự
trữ 230 lít cho phép dùng với ASTĐ là 11 bar công suất động cơ điên 3HP.
a) Dùng cho 1 mạng có lưu lượng tiêu thụ 156 lít/phút (ở ASKQ) với áp suất làm
việc yêu cầu 6 bar, thì máy nén đó có thể nghỉ gián đoạn bao lâu trong thời gian
làm viêc?
b) Nếu muốn cho máy nghỉ gián đoạn 15 phút thì bình dự trữ có thể tích bao nhiêu?
c) Khi bình dự trữ đã có thể tích đủ lớn cho máy nghỉ 15 phút gián đoạn, thì thời gian
máy làm việc làm việc trở lại đủ để phục hồi áp suất ban đầu 11 bar là bao lâu.

Giải
a) Áp suất ban đầu P0 = 11 bar

Áp suất làm việc P = 6 bar


Lưu lượng khí nén tiêu thụ ở áp suất khí quyển 1 bar: QKQ = 156l/p
Thể tích bình dự trữ V = 230 lít
Thời gian máy nén nghỉ gián đoạn:
𝑉.△𝑃 230.( 11−6)
T= = = 7,37
𝑄𝐾𝑄 156

b) Thể tích bình dự trữ


𝑄𝐾𝑄 .𝑇 156.15
V= = = 468 lít
△𝑃 11−6

c) Thời gian để máy nén hoạt động trở lại cho tới khi đạt được áp suất ban đầu
𝑇
Ta có : QM = QKQ.(1 + )
𝑇𝑀
𝑄𝑀 235
=> TM = T / ( − 1 ) = 15/ ( − 1) = 29,62 phút
𝑄𝐾𝑄 156

42
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

2. Một mạng khí nén có lưu lượng tiêu thụ 315 lít/phút ( ở áp suất khí quyển) , cho
phép bình dự trữ có độ xụt áp cho phép △p=4 bar.
a) Muốn có tỉ lệ thời gian nghỉ T với thời gian làm việc TM để phục hồi áp suất ban
đầu là 0,5 thì máy nén phải có lưu lượng bao nhiêu.
b) Với máy nén có lưu lượng đó và muốn cho máy nghỉ gián đoạn T = 30 phút, thì
bình dự trữ phải có thể tích bao nhiêu?

Giải
a) Lưu lượng máy nén để phục hồi áp suất ban đầu:
𝑇
Ta có: QM = QKQ.(1 + )= 315( 1 + 0,5) = 472,5 lít/phút
𝑇𝑀

b) Thể tích bình dự trữ


𝑄𝐾𝑄 .𝑇 315.30
V= = = 2362,5 lít
△𝑃 4

Chương 4
1. Khí nén ở 70° C chứa 150gr/m3 hơi nước. Muốn lấy ra 130gr/m3 hơi nước dưới
dạng đọng sương thì phải hạ nhiệt độ đến bao nhiêu?

Khí nén chứa 150gr/m3 hơi nước lấy ra 130gr/m3 hơi nước dưới dạng đọng sương
thì lượng hơi nước chứa trong khí nén là 20gr/m3
Từ bảng điểm đọng sương trang 39 sách công nghệ khí nén.
Nội suy tuyến tính suy ra nhiệt độ cần hạ xuống là: T = 26 ° C
2. Nếu làm lạnh khí nén tới 10° C thì chắc chắn đạt chất lượng cấp mấy về hơi nước?

Theo bảng phân định chất lượng khí nén, khi khí ở 10° C thì đạt cấp 4 về chất lượng
3. Nếu nhiệt đô 30° C mà khí nén chứa 5 gr/m3 hơi nước thì đạt cấp mấy về chất
lượng? Nhận xét gì về quan hệ giữa cấp chất lượng với nhiệt độ?

Nếu khí nén ở nhiệt độ 30° C thì đạt cấp 5 về chất lượng

43
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Nhận Xét: khi nhiệt độ cao lương hơi nước chứa trong không khí nhiều dẫn đến chất
lượng khí nén giảm
4. Khí quyển ở 30° C chứa 24 gr/m3 hơi nước ( độ ẩm tương đối là 80%) được máy
nén hút vào và nén tới 6 bar. Có bao nhiêu nước chứa trong mỗi m3 khí đã nén?

Khí nén được đi qua bộ tản nhiệt và bình chứa cho nên nhiệt độ ha xuống còn 40° C.
Hỏi có bao nhiêu nước đọng lại dưới dạng lỏng từ 1 m3 khí nén đó? Nếu máy nén
hút vào 120 lít/phút thì sau mỗi giờ lượng nước đọng lại cần phải xả là bao nhiêu?
Khối lượng không khí 24/0,8 = 30 gr/ m3
=> khối lượng nước chứa trong 1 m3 khí 24/6 = 4
5. Trung bình ở Việt Nam nhiệt độ khí quyển 30° C với độ ẩm tương đối là 70%.
Nén không khí tới 6 bar và nhiệt độ khí vào mạng dẫn là 40° C thì chất lượng khí
nén đó đạt cấp mấy? muốn đạt cấp 3 phải dùng cách gì?

Chất lượng khí nén đạt cấp 5 (theo bảng phân định cấp chất lượng khí nén)
Nếu muốn đạt cấp 3 thì cần hạ nhiệt độ tới 2°C để hơi nước đọng lại làm giảm lượng
hơi nước chứa trong khí

Câu 5: Trình bày cách tính toán và xác định xylanh khí nén.
Xi lanh có nhiệm vụ biến đổi năng lượng thế năng hay động năng của lưu chất thành
năng lượng cơ học (chuyển động thẳng hoặc chuyển động quay( góc<3600).
Thông thường xy lanh được lắp cố định, pistong chuyển động. Một số trường hợp có
thể tích pistong cố định, xy lanh chuyển động.
Pistong bắt đầu chuyển động khi lực tác động một trong hai phía của nó( lực do áp
suất, lực do lò xo) lớn hơn tổng các lực cản có hướng ngược lại chiều chuyển động(
lực ma sát, phụ tải. lò xo, thủy động,...).
Xy lanh được chia làm 2 loại: Xy lanh lực và Xy lanh quay. Trong xy lanh lực chuyển
động tương đối giữa pistong với xylanh là chuyển động tịnh tiến. Trong Xy lanh
quay chuyển động giữa pistog với Xy lanh là chuyển động quay. Gó quay thường
nhỏ hơn 3600

44
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

1. Xy lanh tịnh tiến


a) Xy lanh tác dụng đơn
Áp lực tác dụng vào xy lanh đơn chỉ ở một phía, phía ngược lại là do lò xo tác động
hoặc là ngoại lực tác động.

b) Xy lanh màng

Xy lanh màng hoạt động như xy lanh tác dụng đơn. Xy lanh có hành trình dịch
chuyển lớn nhất hmax= 80 nên được dùng trong điều khiển, ví dụ trong công nghiệp
ô tô, công nghiệp hóa chất.
Xylanh màng chỉ được sử dụng trong điều khiển khí nén.
Tính toán lực đẩy của pistong:

F  A.Pg  FF  Fs

Trong đó:
F: Lực tác dụng lên pistong.

45
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

A: Diện tích pistong.


Pg: Áp suất khí nén trong xy lanh.
FF: Lực ma sát phụ thuộc vào chất lượng bề mặt giữa pistong và xy lanh, vận tốc
chuyển động của pistong, loại lò xo đệm.
Fs: Lực căng của lò xo.
c) Xy lanh tác dụng kép

Áp lực tác dụng vào xy lanh kép theo 2 phía:

Nếu không tính đến áp lực ma sát, lực chuyển động trên cần pistong được tính theo
công thức:
F=P.A
Trong đó:
P: Áp suất chất lỏng
A: Diện tích làm viêc của pistong.

 D2
A
4
D: là đường kính pistong và cũn là đường kính trong của xy lanh. Đối với khoang
cần, diện tích làm việc của pistong được tính theo công thức:
 ( D2  d 2 )
A
4

46
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

d: Đường kính cần pistong.


Thể tích làm việc của xy lanh được tính theo công thức:
F
V  A.H  H
P

H: Là khoảng chạy của pistong.


Vận tốc chuyển động của pistong phụ thuộc vào lưu lượng Q và diện tích làm việc
của pistong. Nếu không kể đến rò rỉ:
Q
V 
A

2. Xy lanh quay

Xy lanh quay có khả năng tạo mo men quay rất lớn. Góc quay phụ thuộc vào số danh
cánh gạt của trục. Đói với xy lanh có một cánh gạt, góc quay có thể đạt 2700-2800.

Giá trị lý thuyết mo men quay M và vận tốc góc trên trục xy lanh có thể tính theo
công thức:
P( D  d ).b D  d P.b 2
M  P.R   (D  d 2 )
2 4 8

8Q

b( D 2  d 2 )

Trong đó:
P: Lực áp suất tác động lên cánh gạt.

47
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

R: Khoảng cách từ trọng tâm diện tích làm diện tích làm việc của cánh gạt đén tâm
quay.
P : Chênh lệch áp suất giữa hai phía cánh gạt.
F: Diện tích làm việc của cánh gạt.
D: Đường kính trong của xy lanh.
d: Đường kính ngoài của trục lắp cánh gạt.
b: Chiều rộng cánh gạt( theo chiều dài xy lanh).
Nếu sử dụng nhiều cánh gạt thì mô men quay sẽ tăng với số lần bằng số cánh gạt,
nhưng góc quay sẽ giảm với số lần như thế.
Z .P.b 2
M (D  d 2 )
8

8Q

Z .b( D 2  d 2 )

Câu 6: Gọi tên, giải thích hoạt động, vẽ ký hiệu, của van có kết
cấu cho trong hình sau:

48
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

TL:
1. Gọi tên: van trượt đảo chiều 4/2
2. Giải thích hoạt động của van:
 Tác dụng bằng dòng khí nén đi ra từ 2 phía
 Ở vị trí a nguồn P thông với ngỏ B, cổng A thông với cổng xả R
 Ở vị trí b,lúc này nguồn P thông với cổng A ,cổng B thông với cổng xả R.
 Dịch chuyển giữa 2 vị trí a, b bằng 2 dòng khí nén đi ra X, Y.
3. Kí hiệu của van:

a b

Câu 7: Trình bày (vẽ kết cầu, ký hiệu, nguyên lý làm việc, thông
số kỹ thuật) về những phần tử xử lý và những phần tử điều khiển
khí nén.
A. Các phần tử xử lí tín hiệu:

1/ Phần tử YES
 Kết cấu và ký hiệu

49
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Kết cấu của phần tử YES Ký hiệu

Sơ đồ trạng thái Bảng chân trị


 Nguyên lí làm việc:

Ở trạng thái nghỉ ngõ ra S sẽ không có khí đi qua; khi có tín hiệu điều khiển a thì sẽ
có khí đi qua ngõ ra S.
 Thông số kỹ thuật:

2/ Phần tử NOT
 Kết cấu và ký hiệu

50
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Sơ đồ kết cấu Ký hiệu

Sơ đồ trạng thái Bảng chân trị


 Nguyên lí hoạt động:

Khi ở trạng thái nghỉ P thông S nên sẽ có khí đi ra S; khi có tín hiệu điều khiển a thì
không có khí đi qua ngõ ra S.
 Thông số kỹ thuật:

3/ Phần tử OR
 Kết cấu, kí hiệu.

51
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Sơ đồ kết cấu Ký hiệu

 Nguyên lý làm việc:

Khi tín hiệu vào chỉ là a hoặc b thì ngõ ra S sẽ thông với a(hoặc b).
Khi tín hiệu vào gồm cả a và b thì ngõ ra S sẽ vừa thông với a thông với b.
 Thông số kỹ thuật:

Company :HYDAC
Name: shuttle valve3-way cartridge- 350bar WVE-R1/8 to R1/2

52
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

4/ Phần tử AND

Sơ đồ kết cấu Ký hiệu

53
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Sơ đồ trạng thái Bảng chân trị


 Nguyên lý làm việc:

Ngõ ra S Chỉ có khí khi cả 2 tín hiệu a và b được kích hoạt.


 Thông số kỹ thuật:

Company: Festo Didactic


Order no 539770
Design AND-Gate
Pressure range 100 to 1000 kPa (1to 10 bar)
Standard nominal flow rate 1, 550l/min
1/3…2
Connection QLS-1/8-4 fitting for plastic tubing PUN
4x0.75

5/ Phần tử NAND
 Kết cấu, kí hiệu

54
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Kí hiệu

Sơ đồ trạng thái Bảng chân trị


 Nguyên lí hoạt động:

Ngõ ra S chỉ không có khí khi cả hai tín hiệu a và b cùng được kích hoạt.
6/ Phần tử NOR
 Kết cấu, kí hiệu

55
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Kí hiệu, kết cấu

Sơ đồ trạng thái Bảng chân trị


 Nguyên lí hoạt động:

Ngõ ra S chỉ có khí lúc không có tín hiệu điều khiển a và b.


 Thông số kỹ thuật:

7/ Phần tử nhớ Flip- Flop


7. 1/ Hai cổng vào một cổng ra:
 Kết cấu, kí hiệu

56
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Kết cấu Ký hiệu

Sơ đồ trạng thái Bảng chân trị

 Nguyên lí hoạt động:


 Khi có tín hiệu điều khiển a thì ngõ ra S sẽ không có khí.
 Khi không có tín hiệu điều khiển a và b thì trạng thái của ngõ ra S vẫn giữ nguyên
trạng thái cũ.
 Khi không có tín hiệu điều khiển a và có tín hiệu điều khiển b thì ngõ ra S sẽ có
khí.
 Thông số kỹ thuật:

7. 2/ Hai cổng vào, hai cổng ra:

57
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Sơ đồ trạng thái Bảng chân trị

 Nguyên lý hoạt động:

 Thông số kỹ thuật:

8/ Phần tử thời gian


8. 1/ Phần tử thời gian mở trễ:
 Kết cấu, kí hiệu

Kết cấu Kí hiệu

 Nguyên lí hoạt động:

Sự "trễ" của phần tử thời gian dựa lượng thể tích khí cài đặt ở bình tích áp.
 Thông số kỹ thuật:

8. 2/ Phần tử thời gian ngắt trễ:

58
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

 Kết cấu, kí hiệu

 Nguyên lí hoạt động

Sự "trễ" của phần tử thời gian dựa lượng thể tích khí cài đặt ở bình tích áp.
 Thông số kĩ thuật

B. Các phần tử điều khiển

Các phần tử điều khiển bao gồm:


Cơ cấu chỉnh áp
 Van tràn
 Van an toàn
 Van điều chỉnh áp suất
 Rơle áp suất
Cơ cấu chỉnh lưu
 Van tiết lưu
 Bộ ổn tốc
Cơ cấu chỉnh hướng
 Van một chiều
 Van đảo chiều
 Van tuyến tính

Cụ thể như sau:


Cơ cấu chỉnh áp: dùng để điều chỉnh áp suất, có thể cố định hoặc tăng hoặc
giảm trị số áp suất trong hệ thống truyền động khí nén- thủy lực.
Gồm các loại sau đây:

59
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

1. Van an toàn:
 Kết cấu, kí hiệu
Có nhiệm vụ giữ áp suất lớn nhất mà hệ thống có thể tải. Khi áp suất lớn hơn áp
suất cho phép cho phép của hệ thống thì dòng áp suất chât suất chất lưu sẽ thắng
lực lò xo, và lưu chất sẽ theo cửa T ra ngoài không khí hoặc thùng chứa dầu.

Kết cấu Kí hiệu


 Nguyên lí hoạt động
 Thông số kĩ thuật
2. Van tràn
 Kết cấu, kí hiệu

 Nguyên lí hoạt động: van tràn hoạt động tương tự van an toàn. Chỉ khác ở chỗ
khi áp suất cửa P đạt đến giá trị xác định thì cửa P nối với cửa A và nối với hệ thống
điều khiển.
 Thông số kĩ thuật

60
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Kiểu Max Phạm vi áp suất Lưu Khối


Subplate Thread pressure Kgf/cm2(psi) lượng lượng
Type Type kgf/cm2 tối đa kg(lb)
(psi) l/min
(GPM)
DG-01 DT-01 250(3500) B: 10~70(140~1000) 2(0.5) 1.0(2.2)
DG-02 DT-02 C: 35~140(700-2000) 16(4.2) 1.6(3.5)
H:
70~250(1000~3500)

3. Van điều chỉnh áp suất:


 Kết cấu, kí hiệu

Trong một hệ thống điều khiển khí nén và thủy lực một bơm tạo năng lượng phải cho
nhiều cơ cấu chấp hành có áp suất khác nhau. trong trường hợp này ta phải cho bơm
làm việc với áp suất lớn nhất và dùng van giảm áp đặt trước cơ cấu chấp hành đẻ
giảm áp suất đến một trị số cần thiết.

Kết cấu Kí hiệu

 Nguyên lí hoạt động


 Thông số kĩ thuật
 Màng burst áp lực: lớn hơn 60 PSIG
 Ngắt áp: OPSS 7.5’’ W.C – 7 PSIG
UPSS 3’’ W.C-60’’W.C
 Khả năng lặp lại: OPSS trong phạm vị +/- 5%
UPSS trong phạm vị +/-15%
 Thời gian đáp ứng: ít hơn 1 giây

61
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

 Mẫn cảm cú sốc:chịu được giảm trọng lượng của 5.5 lbs từ 3in gấp 10 mà không
vấp ngã, hơn 3000 shut-off/reset duy trì chu kì lặp lại.
 Phạm vị nhiệt độ: 400 C  650 C 200 F  1400 F

4. Rờ le áp suất
 Kết cấu, kí hiệu

Rờ le áp suất áp suất thường dùng trong các hệ thống khí nén và thủy lực của các
máy tự động và bán tự động. Phần tử này được sử dụng như một cơ cấu phòng trường
hợp quá tải, tức là có nhiệm vụ đóng mở công tắc điện, khi áp suất hệ thống vượt qua
giới hạn nhất định và do đó làm ngưng hoạt động của hệ thống. Vì đặc điểm này nên
phạm vi sử dụng của rờ le áp suất được dùng rộng rãi, nhất là trong phạm vi điều
khiển.
Trong hệ thống điều khiển điện - khí nén, rờ le áp suất có thể coi là phần tử cuyển
đổi tín hiệu khí nén- điện. trong thủy lực nó là phần tử chuyển đổi dầu- điện.

Kết cấu Kí hiệu


 Nguyên lí hoạt động
 Thông số kĩ thuật
 Model : KP15
 Path No.: 060-124366
 Trọng lượng: 0.494 Kg
 Nhiệt độ môi trường: 400 C  650 C

62
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

 Ứng dụng trong hệ thống: Không


 Kiểm duyệt: C UL US, CCC
 Kết nối: đầu ren, 1/4 IN (6mm)
 Loại công tắc: SPDT( chuyển mạch đơn cực 2 ngã)
 Contact rating: AC1=16A,400V

AC3=16A,400V
DC13=12W, 220V
LR=112A, 400V
 Độ lệch áp suất thấp: 0,70 – 4,00 bar
 Độ lệch áp suất cao: 4,00 bar
 Độ kín: IP30
 Áp suất thử nghiệm tối đa: 17,0 bar
 Áp suất cao thử nghiệm tối đa:35,0 bar
 Áp suất thấp: -0.20-7,5bar
 Áp suất cao: 8,0-32,0 bar
 Chức năng reset:
o Reset áp thấp cao: auto
o Reset áp cao: manual hoặc tự động khi độ lệch =4,0 bar.

Cơ cấu chỉnh lưu


Dùng để xác định lưu chất chảy qua nó trong một đơn vị thời gianvà như vậy sẽ
làm thay đổi tốc độ dịch chuyển của cơ cấu chấp hành trong hệ thống lưu chất làm
việc với bơm tạo năng lượng có lưu lượng cố định.
1. Van tiết lưu:
 Kết cấu, kí hiệu

63
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Van tiết lưu có tiết diện không thay đổi

Van tiết lưu có tiết diện thay đổi được


 Nguyên lí hoạt động

Van tiết lưu dùng để điều chỉnh lưu lượng lưu chất. Van tiết lưu được điều chỉnh 2
chiều, dòng lưu chất có thể đi từ A qua B và ngược lại.
 Thông số kĩ thuật
1. Van tiết lưu một chiều điều chỉnh bằng tay:
 Kết cấu, kí hiệu

Kết cấu Kí hiệu


 Nguyên lí hoạt động
Dòng áp suất sẽ đi từ A qua B còn chiều ngược lại thì van 1 chiều sẽ mở ra dưới tác
dụng của áp suất dòng lưu chất nên chiều này không đảm bảo được tiết lưu.
 Thông số kĩ thuật

64
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

2. Bộ ổn tốc
 Kết cấu, kí hiệu

Kết cấu Kí hiệu


 Nguyên lí hoạt động
Cơ cấu đảm bảo hiệu áp suất không đổi khi giảm áp, do đó đảm bảo một lưu lượng
không đổi khi chảy qua van tức là làm cho tốc độ di chuyển của pistong xilanh gần
như không đổi.

Phương trình cân bằng lực trên nòng van 2:


P2 . Ak  P3 . Ak  FF
FF
 P  P2  P3 
Ak

Lưu lượng chảy qua van tiết lưu:

65
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

2 FF
Q   Ax
gAk

Khi không đổi tiết diện chảy Ax của van tiết lưu, thì các hằng số có thể rút gọn thành
giá trị k. Nên Q bằng Q  k FF

Từ công thức trên ta nhận thấy lưu lượng chảy qua bộ ổn tốc là một hàm của lực lò
xo FF. Do đó việc lựa chọn lực lò xo có ảnh hưởng đến tính năng làm việc của bộ ổn
tốc.
 Thông số kĩ thuật
Cơ cấu chỉnh hướng
Là loại cơ cấu dùng để đóng, mở, nối liền hoặc ngăn cách các đường dẫn dầu về
những bộ phận tương ứng của hệ thống khí nén- thủy lực.
3. Van một chiều
Dùng để điều chỉnh dòng năng lượng đi theo một hướng, ngược ngược lại sẽ bị
chặn lại. trong các hệ thống khí nén( thủy lực) tùy vào những mục đích khác nhau
mà các van một chiều sẽ được đặt ở các vị trí khác nhau.
 Kết cấu, kí hiệu

Kết cấu Kí hiệu


 Nguyên lí hoạt động
 Thông số kĩ thuật

Van một chiều loại C của hãng PARKER

66
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

4. Van đảo chiều: là cơ cấu chỉnh hướng có nhiệm vụ điều khiển dòng năng
lượng đi qua van chủ yếu bằng cách đóng mở hay chuyển đổi vị trí để thay đổi
hướng của dòng năng lượng.

67
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Các thành phần của van chỉnh hướng


 Tín hiệu tác động
Nếu có kí hiệu lò xo nằm phía bên phải của kí hiệu van đảo chiều thì van đó có vị
trí "không". vị trí đó là ô vuông nằm bên phải của kí hiệu của van và được kí hiệu
là "0". Điều đó có nghĩa là khi chưa có lực tác động vào pistong trong nòng van thì
lò xo tác động vẫn giữ ở vị trí đó.

Các thiết bị tác động vào làm thay đổi trực tiếp hay gián tiếp pistoong trượt là các tín
hiệu sau:
 Tác động bằng tay:

68
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Tác động bằng cơ:

Tác động bằng khí và dầu:

Tác động bằng điện:

69
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

 Kí hiệu van đảo chiều


Van đảo chiều có nhiều dạng, ta dựa vào đặc điểm chung là số cửa, số vị trí và số
tín hiệu tác động đẻ phân biệt chúng với nhau.

Số vị trí: Số chỗ định vị của con trượt van. thông thường Van đảo chiều có 2 hoặc 3
vị trí, ở các trường hợp đặc biệt có thể có nhiều hơn.
Số cửa: Lỗ để dẫn khí (dầu) vào ra, số cửa thường là 2, 3,4. Đôi khi có thể nhiều hơn.
Số tín hiệu: Là tín hiệu kích thích con trượt chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Có
thể là 1 hoặc 2.

 Một số Van đảo chiều thông dụng


 Van đảo chiều 2/2

Kết cấu Kí hiệu

 Van đảo chiều 3/2

70
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Kết cấu Kí hiệu

 Van đảo chiều 4/2

Kết cấu Kí hiệu


 Van đảo chiều 4/3 có vị trí trung gian nằm giữa.

Kết cấu Kí hiệu

 Van đảo chiều 4/3 có vị trí trung gian an toàn

71
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Kết cấu Kí hiệu


 Van 4/3 vi trí trung gian có cửa P nối T:

Kết cấu Kí hiệu

 Van đảo chiều 5/3

Kí hiệu

72
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

 Nguyên lí làm việc


 Thông số kĩ thuật
 Kiểu: Van đảo chiều
 Kiều kết nối: Hàn
 Chất liệu: Thép không gỉ
 Cấu trúc: Hình ống
 Xuất xứ: Ôn châu
 Mã HS: 8481804090
 Áp suất trung bình: 0-1 Mpa
 Nhiệt độ trung bình: -10 độ - 100 độ
 Đường kính kích thước: DN8-DN125
 Tiểu chuẩn: DIN,ISO,GB, IDF
 Bảo hành: 2 năm
Áp dụng trong:
o Máy móc thực phẩm
o Uống, máy móc
o Dây chuyền sản xuất bia
o Dược phẩm máy móc
o Hơi nước lên đến 10 bar / 150 độ
o Dịch tích cực với cơ thể bằng thép không gỉ
o Hệ thống kỹ thuật (kỹ thuật sinh học)
o Tiệt trùng (tủ serialization)
o Khí trung tính và chất lỏng lên đến 16 bar
5. Van tuyến tính
 Kết cấu, kí hiệu
 Nguyên lí hoạt động
 Thông số kĩ thuật

Kiểu Kích thước cổng Áp suất cài đặt (MPa)


ITV0000  4,  5 / 32 0.001- 0.1
0.001-0.5
0.001-0.9
-1 – 100 kPa

73
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

ITV1000 1/8,1/4 0.005 -0.1


ITV2000 1/4, 3/8 0.005 -0.5
ITV3000 1/4, 3/8, 1/2 0.005 -0.9
Các tính năng Điều khiển vô cấp của áp suất không khí theo tỷ lệ
tín hiệu điện
Độ nhạy sáng: 0,2 kPa (100 kPa đặc điểm kỹ thuật)
Độ tuyến tính: ± 1% hoặc ít hơn (F.S.)
Độ trễ: 0,5% hoặc ít hơn (F.S.)
Kiểu kết nối: CC-Link, DeviceNetTM, PROFIBUS
DP, RS-232C

Câu 8: Gọi tên các phần tử và giải thích hoạt động của sơ đồ khí
nén trong các ví dụ 1 đến 11 của tài liệu “Festo pneumatics”
a) Ví dụ 1:

74
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Van điều khiển cho xy lanh tác động đơn là một van 3/2. Theo sơ đồ ta có, hoạt động
của xy lanh được khiển bằng nút nhấn từ van 3/2 thường đóng bằng lò xo.
Khi nhấn nút, khí nén đi qua ngõ 1-2 ra 1S và vào 1A của xy lanh, áp suất bên trong
xy lanh tăng dần cho đến khi thắng được lực lò xo, xy lanh bắt đầu giãn ra.
Khi thả nút nhấn, van 3/2 trở lại trạng thái ban đầu do lực lò xo, và pittong cũng thu
vào do lò xo trong xy lanh và đẩy không khí ra ngoài thông qua ngõ xả 3 của van
3/2.
Van 3/2 nhị ổn 0S tác động bằng cơ được sử dụng như là công tắc của hệ thống.
b) Ví dụ 2: Điều khiển gián tiếp xi lanh tác động đơn
Xi lanh tác động đơn với pitong có đường kính lớn được điều khiển bởi 1 nút nhấn.
Xi lanh lui về khi nút nhấn dc thả ra.
Sơ đồ mạch như sau:

75
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Giải thích hoạt động và gọi tên các phần tử:


Khi nhấn nút nhấn van 1S (van 3/2 đơn ổn điều khiển bằng nút nhấn) thì sẽ có áp tác
động lên ngõ 12 của van 1V (van 3/2 đơn ổn điều khiển bằng khí), khi áp thắng lực
lò xo của van thì kích hoạt đổi trạng thái van đưa áp lên tác động vào xilanh 1A. Áp
suất ở mặt đầu xi lanh tăng dần đến khi thắng được lực lò xo sẽ đẩy xi lanh tiến ra.
Khi xi lanh đi hết hành trình thì nó vẫn giữ nguyên trạng thái.
Khi thả nút nhấn van 1S, ngõ 3 của van 1S xả khí ra ngoài, công 12 của van 1V
không còn áp tác động nên van 1V trở về trạng thái ban đâu. Áp trong xilanh xả ra
ngoài thông qua cửa 3 van 1V. Dưới tác động của lực lò xo thì xi lanh sẽ lui về.
Van OS (van 3/2 nhị ổn điều khiển bằng cơ) đóng vai trò như là công tắc của hệ
thống
c) Ví dụ 3

76
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Đầu vào 1 và 1 (3) của van 1v1 được kết nối với các đầu ra 2 của van 1S1 và 1S2.
Van 1S2 là van 3/2 được kích thích điều khiển bằng con lăn đặt ở cuối hành trình của
pittong, khi được kích khí sẽ đi theo đường 1-2 đến đầu vào của van 1V1. Vì chỉ có
một đầu vào 1 (3), van 1V1 vẫn ở trạng thái đóng.
Nếu nhấn nút của van 1S1 3/2, sẽ có một dòng khí đi qua cổng 1-2, tác động lên đầu
1 của van 1V1. Lúc này van 1V1 ở trạng thái mở và sẽ có 1 khí ra ở đầu 2 đến đầu
điều khiển 14 của 1V2. Khí sẽ đi theo cổng 1-4 đến xy lanh và đẩy pittong đi ra.
Nếu một trong hai van 1S1 1S2 hoặc không còn được kích thích, thì cổng AND 1V1
sẽ đóng lại. Áp tại cổng điều khiển 14 của 1V2 biến mất, làm cho 1V2 trở lại vị trí
ban đầu do lực lò xo và thông cổng 1-2 làm cho pittong trở về trạng thái ban đầu.
Người ta có thể thay thế van AND 1V1 bằng van 3/2 đơn ổn điều khiển bằng khí. Từ
đầu ra của van 1S1 và 1S2, 1 là sẽ nối với đường điều khiển và 1 là sẽ nối với cổng
vào, khi hai có 2 dòng khí vào van cùng một lúc mới có sự xuất hiện khí ở ngõ ra của
van, giống với hoạt động của cổng AND. Khi một trong hai mất đi, các tín hiệu trong
hệ thống sẽ được thiết lập về trạng thái ban đầu và làm cho pittong thu vào.

77
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

d) Ví dụ 4: Cổng logic OR

Nguyên lý hoạt động và gọi tên các chi tiết:


Hai ngõ vào của van 1V1 (van tịnh tiến đảo chiều hay van OR) kết nối với 2 van 1S1
à 1S2 (van 3/2 đơn ổn điều khiển bằng nút nhấn). Khi nhấn 1 trong 2 nút nhấn của 2
van 1S1 và 1S2 thì sẽ có khí đi vào ngõ 1 hoặc 1(3) của van 1V1 (điều kiện OR được
thực hiện) và tín hiệu sẽ đi qua van tịnh tiến đảo chiều tác động vào ngõ 14 của van
1V2 (van 5/2 đơn ổn điều khiển bằng khí) kích hoạt van 1V2 thay đổi trạng thái dẫn
khí đẩy xilanh tiến ra. Khi thả nút nhấn, ngõ 14 của van 1V2 mất tín hiệu, van 1V2
trở về trạng thía ban đâu, khí qua van 1V1 tác động đẩy xi lanh lui về.

78
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Trường hợp sử dụng van 1V2 (5/2 nhị ổn điều khiển bằng khí để điều khiển xi lanh).
Khi xilanh đi ra hết hành trình sẽ đụng con lăn trên công tắc hành trình 1S3 (thực
chất là van 3/2 đơn ổn điều khiển bằng con lăn) làm van 1S3 đổi trạng thái tác động
lên ngõ 12 của van 1V2 làm van 1V2 đảo chiều điều khiển xilanh lui về.
e) Ví dụ 5
Yêu cầu
Pittong trong một xy lanh tác động kép được điều khiển bằng nút nhấn của hai van
3/2. Xi lanh hoạt động khi một trong hai van được kích thích. Tín hiệu từ van thứ 2
có hiệu lực khi thả van còn lại. Tốc độ của xy lanh có thể điều chỉnh được ở 2 hướng.

79
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Trả lời
Ta có thể sử dụng van nhớ 4/2 hoặc 5/2 trong 2 sơ đồ bên. Van sẽ thực hiện trạng
thái của ngõ điều khiển cuối cùng được kích thích.
Để điều khiển tốc độ ở hai hướng của xy lanh tao dùng van ổn tốc 1V2 và 1V3 có
thể điều khiển được tốc độ theo ý muốn nhở thu hẹp tiết diện qua van.

80
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Ở vị trí ban đầu, pittong đang ở trạng thái thu vào do van 1V1 ở trạng thái 12 và ép
pittong vào trong.
f) Ví dụ 6: Điều khiển phụ thuộc vào áp suất

81
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Khi nhấn nút nhấn của van 1S (van 3/2 đơ ổn điều khiển bằng nút nhấn) thì tín
hiệu sẽ qua van tác động lên ngõ 14 của van 1V2 (van 5/2 kép điều khiển bằng
khí) làm van 1V2 chuyển sang trạng thái trái dẫn khí đi lên tác động làm xilanh
tiến ra.
Khi xilah đi hết hành trình, áp trong mạch sẽ tăng dần tác động vào ngõ 12 của
van 1V1 (van cân bằng) cho đến khi vượt qua áp suất cài đặt tai van 1V1 thì van
3/2 trong 1V1 đổi trạng thái, dẫn khí tác động vào ngõ 12 của van 1V2 làm van
1V2 chuyển sang trạng thái bên phải dẫn khí tác động đẩy xi lanh lui về.
1Z là đồng hồ đo áp
g) Ví dụ 7:
Yêu cầu
Một xy lanh tác động kép được sử dụng để đóng mác trên sản phẩm. Khi hoạt
động, xy lanh tiến ra đến vật. Khi đạt tới vị trí nhất định, xy lanh duy trì một lực
ép có T = 6 giây và và sau đó lập tức thu về vị trí ban đầu. Xi lanh trở về trạng
chuẩn bị. Một chu kỳ mới bắt đầu khi và chỉ khi xy lanh rút về hoàn toàn.

Khi cần pittong không ở vị trí ban đầu thì pittong sẽ ngay lập tức trở về vị trí đó,
do trạng thái 12 của van nhớ 1V3 5/2. Tiến đến đè lên con lăn 1S2.
Ở vị trí ban đầu, van 1S2 3/2 được kích ở trạng thái 12. Cổng AND vẫn đóng do
mới chỉ có một dòng điều khiển từ 1S2. Xy lanh vẫn ở trạng thái cũ

82
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Khi nhấn nút của van 1S1 3/2, sẽ có 2 dòng điều khiển vào cổng AND và có tín
hiệu ở ngõ ra. Ngõ vào điều khiển 14 của van 1V3. Khi vào buồng bên trái xy lanh
và đầy xy lanh tiến tới. tốc độ tiến phụ thuộc vào việc điều chỉnh van 1V5 (kiểm
soát dòng xả). Sau khi rời khỏi vị trí ban đầu thì van 1S2 được kích hoạt ở trạng
thái còn lại do lực lò xo trong van.

Khi đó sẽ không còn áp suất tại ngõ ra của van 1V1, nhưng 1V3 vẫn ở trạng thái
cũ do nằm ở trạng thái kích thích gần nhất . Khi đến vị trí đóng mác , con lăn 1S3
được kích , bình tích trong 1V2 nạp khí trong thời gian cài đặt . Khi áp suất trong
bình đạt đến giá trị cài đặt (liên quan tới thời gian cài đặt là 6s), van 3/2 sẽ chuyển
đổi trạng thái và có dòng vào điều khiển tại cổng 12 kích thích trạng thái 12 của
van 1V3 . Khí vào buồng bên phải và đẩy xy lanh đi về. Tốc độ di chuyển của xy
lanh được điều chỉnh qua van 1V4.
Khi trở về xy lanh trở về, van 1S3 sẽ trở về vị trí ban đầu bằng lò trong van và
thông đường khí xả từ bình tích tới ngõ xả. Và các tín hiệu của van 1V3 được

83
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

thiết lập lại như ban đầu.


Khi xy lanh thu về hết cỡ, van 1S2 được kích trở lại như ban đầu và chuẩn bị cho
một chu kỳ mới.
h) Ví dụ 8: Chuyển động phối hợp

84
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Chu trình hoạt động của xilanh như sau: 1A+ => 2A+ => 1A- => 2A-
Khi nhấn nút nhấn van 1S1 (van 3/2 đơn ổn điều khiển bằng nút nhấn) tín hiệu qua
ngõ 1 của van 1V1 (van 5/2 điều khiển hướng kép) tác động vào ngõ 14 của an 1V2
(van 5/2 kép điều khiển bằng khí) làm van 1V2 chuyển sang trạng thái bên trái dẫn
khí đẩy xi lanh 1A tiến ra. Khi xilanh 1A tiến ra hết hành trình thì nó sẽ tác động vào
1S3 (van 3/2 đơn ổn điều khiển bằng con lăn) làm van đổi trạng thái dẫn khí tác động
vào ngõ 14 của van 2V (giống van 1V2) làm van đổi sang trạng thái bên trái dẫn khí
tác động làm xilanh 2A tiến. Khi xilanh 2A đi hết hành trình nó tác động vào 2S2
(van 3/2 đơn ổn điều khiển bằng con lăn) làm van đổi trạng thái dẫn khí tác động vào
ngõ 12 của van 1V2 làm van chuyển sang trạng thái bên phải dẫn khí tác động làm
xilanh 1A lui về. Khi 1A lui về hết hành trình nó tác động vào 1S2 (van 3/2 đơn ổn
điều khiển bằng con lăn) làm van 1S2 đổi trạng thái dẫn khí tác động vào ngõ 12 của
van 2V làm van đổi sang trạng thái phải tác động làm 2A lui về. Hệ thống sẽ thực
hiện lại chu trình khi ta nhấn 1S1.
i) Ví dụ 9
Yêu cầu

85
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Điều khiển phối hợp chuyển dộng của 2 xy lanh, van nhớ 5/2 chuyển đổi trạng thái
khi có tính hiệu vào 1 trong 2 ngõ vào điều khiển. Nếu 2 tín hiệu vào cùng một lúc,
tức là van 5/2 sẽ bị tác động bởi 2 tin hiệu đó, sẽ có sự chồng chất xảy ra. Ta có
nhiều cách để giải quyết cho vấn đề này. Ta cần phải thiết lập hệ thống sao cho tránh
khỏi hiện tượng này.
Trả lời

86
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Tín hiệu chồng chéo xuất hiện ở bước 1 và 2 theo sơ đồ xung. Ở vị trí ban đầu xy
lanh được kiểm soát bởi trạng thái 12 của van 1V2 và con trượt 2S1 được tác động
ở trạng thái 12. Nếu nhấn nút, van 1V2 chuyển sang trạng thái 14. Con lăn 2S1 chỉ
bị tác động khi thu về nên van 1V1 vẫn giữ nguyên trạng thái 12 khi 1S2 chuyển đến
trạng thái còn lại. Xy lanh 1 tiến ra đến cuối hảnh trình.
Trong bước 3, trường hợp xảy ra tương tự với van 2V. Nên van 1S3 chỉ được tác
động khi xy lanh 1 tiến. Và khi xy lanh 2 tiến ra hết hành trình chạm vào con lăn
2S2,
gây tín hiệu 12 của van 2V, xy lanh 2 thu vào.
Việc sử dụng các van con lăn tác động khi con đội chuyển động sẽ khắc phục được
các tín hiệu chồng chất có những nhược điểm sau đây:
- Vị trí kết thúc thể xác định không chính xác.
- Tuổi thọ không cao.
- Độ kiểm soát hệ thống là thấp.
j) Ví dụ 10: Van đảo chiều

87
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Giải thích hoạt động và gọi tên các thiết bị:


Khi nhấn nút nhấn của van 1S1 (van 3/2 đơn ổn điều khiển bằng nút nhấn) thì khí sẽ
tác động vào van 0V làm van chuyển sang trạng thái bên phải cung cấp cho tầng P1.
Tín hiệu từ tầng 1 sẽ tác động vào ngõ 14 của van 1V (van phân phối 5/2 điều khiển
bằng khí) làm van 1V chuyển sang trạng thái trái dẫn khí đẩy xilanh 1A tiến.
Khi xilanh 1A đi hết hành trình thì nó sẽ tác động vào 1S3 (van 3/2 đơn ổn điều khiển
bằng con lăn) làm van thay đổi trạng thái dẫn khí tác động vào ngõ 14 của van 2V

88
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

(van phân phối 5/2 điều khiển bằng khí) làm van chuyển sang trạng thái trái dẫn khí
tác động làm xilanh 2A tiến ra.
Khi xilanh 2A đi hết hành trình thì nó tác động vào 2S2 (van 3/2 đơn ổn điều khiển
bằng con lăn) làm van đổi trạng thái dẫn khí tác động vào ngõ 12 của van 0V làm
van chuyển sang trạng thái phải ngắt nguồn tâng P1, cung cấp nguồn cho tầng P2.
Nguồn P2 cung cấp khí tác động vào ngõ 12 của van 2V làm van chuyển sang trạng
thái phải cung cấp khí tác động làm xilanh 2A lui về.
Khi xilanh 2A lui về hết hành trình thì nó sẽ tác động vào 2S1 (van 3/2 đơn ổn điều
khiển bằng con lăn) làm van chuyển trạng thái dẫn khí tác động vào ngõ 12 của van
1V làm van 1V chuyển sang trạng thái phải dẫn khí đẩy xilanh 1A lui về
Khi xilanh 1A lui về hết hành trình thì nó tác động vào 1S2 (van 3/2 đơn ổn điều
khiển bằng con lăn) tiếp tục lại chu trình.
k) Ví dụ 11
Yêu cầu
Cho cơ cấu như hình vẽ, sử dụng 2 xy lanh vận chuyển như hình.

89
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Trong sơ đồ mạch, tất cả tín hiệu đầu vào được kết nối với các tầng trung gian. Điều
này có nghĩa rằng các yếu tố đầu vào được cung cấp gián tiếp bởi các tầng. Bằng
cách này, khí nén không có chảy qua tất cả các van trước khi được kích hoạt. Áp lực
lên các van giảm nên có thể kiểm soát dễ dàng hơn. Các yếu tố đầu vào được kết nối
thông qua van AND.

90
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Câu 9: Gọi tên và giải thích nguyên lý hoạt động của những phần
tử trong hình sau:

TL:
Đây là một mạch điều khiển tuần tự
 Gọi tên:
A: Module thiết lập đầu – cuối, thường gắn ở đầu và cuối mạch, dùng để chia các
cổng khí vào Module điều khiển tuần tự (B)

91
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

B: Module điều khiển tuần tự. Module này gồm 3 phần:


 Nền để lắp ráp các module và phụ kiện, trên hình là 1 thanh xà gồ
 Một bộ cổng nhận các tín hiệu
 Phần điều khiển và phản hồi

92
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

C: Module độ lệch, dùng để chia các cổng khí dùng trong các kiểu điều khiển tuần
tự, song song, tùy chọn, lặp lại, nhảy cóc,...

 Nguyên lí hoạt động:


Hoạt động chủ yếu của bộ tuần tự chủ yếu do Module điều khiển quyết định.

Module này gồm có các cổng:

93
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

A: Cổng tín hiệu điều khiển


P: Cổng nguồn
B: Cổng ngưng kích hoạt
R: Cổng đưa về không
Khi có tín hiệu điều khiển đến cổng A Module 1, van được kích hoạt và mở cho khí
từ nguồn P qua. Khi có khí từ cảm biến (ví dụ công tắc hành trình) đến kết hợp thì
tín hiệu này sẽ kích hoạt cho Module 2 mở. Một phần dòng khí qua Module 2 được
dẫn vào cổng B, làm ngưng kích hoạt Module 1, dòng khí qua Module bị chặn lại.
Module 1 cũng sẽ ngưng kích hoạt khi có tín hiệu từ cổng R (trường hợp có nút nhấn
khẩn cấp). Quá trình cứ lặp lại tuần tự như vậy.

94
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

 Ví dụ về một mach điều khiển tuần tự:

95
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

96
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Câu 10: Giải thích hoạt động của các sơ đồ khí nén trong hình 7-
36, hình7-46, hình 7-49, hình 7-59, hình 7-65, hình 7-88, hình 7-
97 của sách “ Hệ thống điều khiển bằng khí nén”

1/ Hình 7-36
C c0 c1
A a0 a1 B b0 b1

a b
a b a b

b0 a0
a1

I
II
III

b1

SO
c1

c0

Biểu đồ vận hành của hình 7.36


Khi nhấn nút S0 pittong A đi ra => pittong B đi ra => pittong B đi về => pittong A
đi về => pittong C đi ra => pittong C đi về.

97
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

start

5/2 A

a1

a0

5/2 B

b1

b0

5/2 C

c1

c0

2/ Hình 7.46: Hệ thống điều khiển khí nén theo nhịp


A S.1 S.2 B S.3 S.4

a b a b

1 2 3 4

Yn+1
Yn

Zn Zn+1

L L
S.1
S.2 S.4
S.3

S.2

Khởi động Định hướng

98
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Trình tự vận hành của của 2 pittong cũng như trường hợp trên: Khi nhấn nút S0
pittong A đi ra => pittong B đi ra => pittong B đi về => pittong A đi về => pittong
C đi ra => pittong C đi về.
Sơ đồ Grafcet:

m.o

1 A+

S2

2 B+

S4

3 B-

S3

4 A-

S1

3/ Hình 7.49: Mạch điều khiển hoạt động của 4 pittong:

99
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

A a0 a1 B b0 b1 C c0 c1 C c0 c1

Yn Yn+1
1 2 3 4 5 6 7
P P
Zn A A A A B A A Zn+1
L L
S0

a1 b1 c1 c0 b0 d1 d0

a0

Trình tự hoạt động của mạch như sau: nhấn nút Start => pittong A đi ra => pittong
B đi ra => pittong C đi ra => pittong C đi về => pittong B đi về => pittong A đi về
=> pittong D đi ra => pittong D đi về.
Sơ đồ Grafcet của mạch:

100
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

m.o

1 A+

a1

2 B+

b1

3 C+

c1

4 C-

c0

5 B- & A-

b0

6 C+

a0

7 C-

d1

4/ Hình 7.59: Mạch điều khiển theo nhịp với chu kỳ thực hiện nhảy cóc
Chế độ làm việc

B+ B+
B+ B+ B+ B+ B+ B+

Yn 1 2 3 4 5 6 7 Yn+1
P P
Zn Zn+1
L L

b1 a0 c1 d1 d0 c0 b0 a1

101
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Mạch hoạt động với hai chương trình: tùy vào trạng thái của van dảo chiều mà ta sẽ
có được các chế độ hoạt động khác nhau:
Khi van đảo chiều ở vị trí nấc thứ nhất thì van 3/2 đơn ổn điều khiển bằng khí sẽ ở
trạng thái bên trái lúc này các pittong thực hiện theo trình tự sau:

a1

A
a0

b1

B
b0

c1

C
c0

d1

D
d0

Khi van đảo chiều ở vị trí nấc thứ hai => van 3/2 đơn ổn điều khiển bằng khí sẽ ở
trạng thái bên phải mạch thực hiện nhảy cóc lúc này chỉ có xy lanh A và B hoạt động,
trình tự như sau:

102
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

a1

A
a0

b1

B
b0

c1

C
c0

d1

D
d0

5/ Hình 7.65: Mạch điều khiển theo nhịp với các chu kỳ thực hiện lặp lại

103
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Xi lanh A Xi lanh B Xi lanh C Xi lanh D


co c1 do d1
ao a1 bo b1

A+ B+ B- C+ C- D+ D- A-

1 2 3 4 5 6 7 8
Yn Yn 1
P P
Z n 1
Zn L
L
a1 b1 b0 c1 c0 d1 d0 a0

Chế độ làm việc

Khi van đảo chiều ở nấc thứ nhất mạch vận hành không lặp lại, do cụm van AND và
OR; khi van đảo chiều ở nấc thứ hai mạch vận hành lặp lại như biểu đồ sau:

104
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

a1

A
a0

b1

B
b0

c1

C
c0

d1

D
d0

Lặp lại chu kỳ

6/ Hình 7.88: Mạch khí nén thực hiện quy trình làm sạch chi tiết với 3 xy lanh

105
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Xi lanh A Xi lanh B Xi lanh C


co c1
ao a1 bo b1

+A -A +B -B +C -C

Khởi động
bo

a1 bo
ao
c1
co

c1 co c1

c1

co
b1

Quy trình:

106
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

a1

A
a0

b1

B t0 t

b0

c1

C
c0

A+ B1+ B1- C- B2+ B2- C+

A-

7/ Hình 7.97: Mạch điều khiển 3 pittong:

107
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Xi lanh A Xi lanh B Xi lanh C


co c1
ao a1 bo b1

+A -A +B -B +C -C

Khởi động ao bo

x_
x
y_
y
X Y

co
b1
a1 c1

Hoạt động:
 Nhấn nút khởi động: mạch hoạt động theo trình tự:

108
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

a1

A
a0

b1

B
b0

c1

C
c0

1. A+ = x  y
2. A- = x
3. B+ = a0  x  y
4. B- = y
5. C+ = b0  x  y
6. C- = x
Mạch hoạt động nhờ vào các phần tử nhớ trung gian X, Y và các van AND.

Câu 11: Vẽ mạch khí nén (phần điều khiển sử dụng sổ ghi tuần
tự) của những hệ thống tự động sau.
 Sơ đồ a)

109
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Sơ đồ mạch như sau:

110
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

A0 A1 B0 B1 C0 C1

4 2
4 2 4 2

B1
5 3
5 3 5 3
1
1 1
1 2

1
3

1 2
2

C1
1 1
3

4 2
2 1 2
A0

1
1 2 5 3 3
A1

1
3
4 2
1 2

5 3

B0
3
1
1 2

1
3

C0 1

1 2

 Sơ đồ b)

111
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

Sơ đồ mạch như:

112
GVHD: Thầy TRẦN NGUYÊN DUY PHƯƠNG NHÓM: BKTN

A0 A1 B0 B1 C0 C1

4 2
4 2 4 2

5 3
5 3 5 3
1
1 1

B1
1 2
1 2
1 2
3
3 1
1 2 3

1 4 2 2
3
1
A1

2 5 3
A0

C1
1 1
1 2 1 2
4 2

3 3 1 2

5 3
3
1

1
B0 2

1
3

1
C0

1 2

113

You might also like