You are on page 1of 19

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2 LỚP 4 MÔN TIẾNG ANH

I. Đề số 1
Write True or False.
Dear Phong, I’m Jack. Yesterday was fun and relaxing. I got up late. In the morning, I cleaned
my room. In the afternoon, I watered the flowers in the garden. Then I did my homework. In the
evening, I chatted online with my friend Nam. We talked about our favorite films. What did you
do yesterday?
1. Jack got up early. …………
2. In the morning, he cleaned the living room. ………………
3. In the afternoon, he worked in the garden. ………………
4. In the evening, he chatted online with his friend Mai. ………………
Choose the odd one out.
1. A. this B. that C. cheap D. those
2. A. scary B. parrot C. tiger D. elephant
3. A. wonderful B. weather C. enormous D. beautiful
4. A. would B. fish C. rice D. chicken
Read and match.
1. What time is it? a. It’s in May.
2. Is she a nurse? b. That’s a good idea.
3. Why does he like monkeys? c. It’s ten o’clock.
4. When is your birthday? d. Yes, she is.
5. Let’s go to the bookshop. e. Because they’re funny.
Reorder the words to complete the sentence.
1. a/ time/ It’s/ great.
________________________________________________________.
2. Where/ this/ you/ summer/ going/ are?
________________________________________________________?
3. homework/ stay/ because/ I/ home/ have to/ at/ do/ I.
________________________________________________________.
4. is/ Ho Chi Minh/ He/ to/ going/ city.
________________________________________________________.
Choose the correct answers.
1. I am ...................... Math exercises now.
A. do B. Did C. Doing D. does
2. .......................... you want to play badminton?
A. Does B. Do C. Doing D. Can
3. There ..................... a lot of students there tomorrow.
A. will be B. are C. was D. is
4. What ......................... you do yesterday?
A. are B. do C. does D. did
5. How ............................. do you play football?
A. usually B. sometimes C. often D. Always
II. Đề số 2

2. Circle the odd one out


1. A. animal B. tiger C. monkey D. elephant
2. A. green B. small C. red D. yellow
3. A. doctor B. engineer C. teacher D. job
4. A. bread B. rice C. hamburger D. mineral water
5. A. cinema B. zoo C. supermarket D. dress
6. A. pen B. stamp C. ruler D. bookshop
7. A. T-shirt B. blouse C. ten D. shorts
8. A. how B. who C. to D. where
3. Circle the correct answer A, B, C
1. I like milk very much…………………
A. It’s my favourite food.
B. It’s my favourite drink.
C. It’s my favourite food and drink.
2. I love animals. Let’s go to the………
A. supermarket B. post office C.zoo D.
bakery
3. ……… do you like tigers?
A. why B. where C. what D. who
4. What ………….. is it? – It’s black
A. animal B. colour C. stamp D. Time
4. Reorder the words to make the sentences
1. monkeys/ because/ they/ like/ I/ can/ swing.
→ ……………………………………………………………..…
2. eight/ o’clock/ I/ school/ to/ go/ at.
→……………………………………………………………..…..
3. go/ post office/ to/ you/ want/ to/ why/ the/ do?
→…………………………………………………………….…..?
4. much/ how/ are/ they?
→………………………………………………………………...?
5. Complete the dialogue .

Teacher engineer that job who


A: (1)………………..is this?
B: This is my mother.
A: What’s her (2) …………?
B: She’s a (3)……………….
A: Is (4)…………your father?
B: Yes.He’s an (5)………….
6. Look and complete the sentences

1. I like………………… 2. Let’s go to …………………

3. I like ………….. 4. They are …………………


It is my favourite……..
7. Read and complete
piano; from; goes; friend; likes; like;
This is my new (1)…………. Her name is Lena. She is ten years old. She is (2)…………
America. She is a student at Ha Noi International School. She (3)………….. Music very much.
She can play the (4)…………..and sing many Vietnamese songs. She (5)………….to the Music
Club on Saturday.

III. Đề số 3
Reorder the words to make correct sentences.
1. field/ works/ ./ the/ He/ in
…………………………………………………………..
2. like/ I’d/ to/ noodles/ ./ eat
………………………………………………………….
3. careful/ too/ is/ ./ She/ very
…………………………………………………………
4. are/ They/ carols/./ Christmas/ sing/ to/ going
………………………………………
Read and match.
A B
1. Would you like some noodles? A. I like milk
2. What time do you have lunch? B. They are 20.000 dong
3. What’s your favourite drink? C. At 11 0’clock.
4. How much are they? D. Yes, please.
Read and circle the odd one out.
1. teacher eat engineer student
2. cinema fish zoo supermarket
3. jean short skirt school
4. dance jump book swing
5. milk chicken black orange juice
Read the text carefully. Write True or False.
At Sunday, Linda often goes for a picnic with her family in the countryside. She wants to relax
and enjoy the scenery. She likes playing sports and enjoys taking photographs with her mobile
phone. She likes cooking lunch for her family.
1. She likes taking photographs with her camera.
2. She wants to relax and enjoys the scenery in the countryside.
3. She dislikes playing sports and games.
4. Linda has a picnic with her family
TIẾNG VIỆT ĐỀ 1

II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi
và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể
chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng
cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ...Nghe Na kể,
Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng
bên một cô gái. Na giải thich: “ Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị
em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm
ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của
mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn
vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học
sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình
lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn
Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

(Theo Tâm huyết nhà giáo)

* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Nết là một cô bé: (0,5 điểm)

a. Thích chơi hơn thích học. b. Có hoàn cảnh bất hạnh.

c. Yêu mến cô giáo. d. Thương chị.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)

a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .

b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

d. Nết học yếu nên không thích đến trường.


Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)

a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .

b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)

a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Em học được điều gì từ bạn Nết qua câu chuyện trên? (1 điểm)

Câu 7: Nhóm từ nào dưới đây chỉ gồm những từ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên? (0,5 điểm)

a. đằm thắm, lộng lẫy, dịu dàng b. tươi đẹp, hùng vĩ, sặc sỡ

c. Xanh tốt, xinh tươi, thùy mị d. hùng vĩ, dịu dàng, lung linh

Câu 8: Câu: “Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái” thuộc kiểu câu kể
nào? (0,5 điểm)

a. Ai là gì? b. Ai thế nào? c. Ai làm gì? d. Không thuộc câu kể nào.

Câu 9: Chủ ngữ trong câu: “Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em” là: (1 điểm)

a. Năm học sau b. Năm học sau, bạn ấy c. Bạn ấy d. Sẽ vào học cùng các em

Câu 10: Trong giờ học, một bạn bên cạnh nói chuyện không nghe cô giảng bài, em đặt một câu
khiến đề nghị bạn giữ trật tự trong giờ học: (1 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe - viết: (3 điểm) - Thời gian viết: 15 phút

Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất
xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét nữa mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào
ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái
béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa
hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn.

II. Tập làm văn: (7 điểm) - Thời gian: 40 phút

Đề bài: Tả một cây hoa mà em yêu thích.

3. TIẾNG VIỆT ĐỀ 2

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Anh bù nhìn

Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một
cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được.
Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một
ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ
lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt
hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt
trên đồng.

Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ
tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa… Bọn trẻ chúng tôi đứng từ
xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim…

Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì
và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị
gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ.

Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không
có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống,
vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta
vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy
nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.

Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao
giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả
lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…

Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một
cách khá tốt.

(Băng Sơn)
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

Câu 1. Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì? (0,5 điểm)

A. Những thanh tre và đất sét. B. Những thanh tre và mảnh áo, mảnh bao rách.

C. Quần áo cũ và những miếng xốp. D. Đất sét và những mảnh áo, mảnh bao rách.

Câu 2. Anh bù nhìn có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A. Giúp cây cối phát triển nhanh hơn. B. Bảo vệ ruộng đỗ, ruộng ngô trước lũ
chim.

C. Bảo vệ mùa màng trước sự khắc nghiệt của thời tiết.

D. Bảo vệ mùa màng trước sự tấn công của sâu bọ.

Câu 3. Điều gì khiến cho anh bù nhìn có thể cử động như con người? (0,5 điểm)

A. Những tia nắng. B. Những cơn mưa. C. Những đám mây. D. Những làn
gió.

Câu 4. Vì sao các anh bù nhìn rất dễ thương? (0,5 điểm)

A. Vì các anh luôn canh giữ cho mùa màng của người nông dân được bội thu.

B. Vì các anh làm việc chăm chỉ, không bao giờ kể công, không bao giờ đòi ăn uống.

C. Vì các anh làm việc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, không lấy tiền công.

D. Vì các anh luôn thân thiện, vui vẻ với các bạn nhỏ, giúp các bạn làm đồ chơi.

Câu 5. Hình ảnh anh bù nhìn thể hiện điều gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Em thích phẩm chất nào của anh bù nhìn nhất? Vì sao? (1,0 điểm)

Câu 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (0,5 điểm)

A. Anh bù nhìn bị gió xô ngã chẳng kêu khóc bao giờ.

B. Anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương.

C. Anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu.

D. Anh bù nhìn là người bạn thân thiết của người nông dân.

Câu 8. Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ai (Cái gì, Con gì)?” trong câu dưới đây: (0,5
điểm)
Bù nhìn là người giả làm bằng rơm thường được đặt giữa ruộng lúa để doạ và xua đuổi chim
chóc, chuột bọ cắn phá mùa màng.

Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp (1 điểm):

a) Anh bù nhìn rất … (tốt bụng, hào phóng, rộng lượng) khi luôn giúp đỡ các bác nông dân mà
không đòi hỏi điều gì.

b) Anh bù nhìn … (nâng niu, giữ gìn, bảo vệ) ruộng đỗ, ruộng ngô trước sự phá hoại của lũ
chim.

Câu 10. Viết câu văn miêu tả cánh đồng lúa trong đó có sử dụng từ ngữ gợi tả và hình ảnh so
sánh. (1,0 điểm)

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút)

Tầng ô-dôn hấp thụ 90% lượng tia tử ngoại của mặt trời, giúp cho bề mặt trái đất chỉ bị một
lượng nhỏ tia tử ngoại chiếu tới và sinh vật có thể tự do sinh trưởng. Khi tầng ô-dôn bị phá hoại
thì một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống trái đất khiến cho mùa màng bị thất thu,
giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, dẫn đến nhiều loại bệnh, thậm chí dẫn đến bệnh ung thư
da và bệnh bạch tạng…

(Theo Hỏi đáp về tài nguyên môi trường, Lê Văn Khoa chủ biên)

II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút)

Hãy viết một đoạn văn giới thiệu một cảnh đẹp trên quê hương em.

Bài tham khảo 1:

Đất nước quê hương ta rừng vàng biển bạc, đồng bằng, đồi núi đâu đâu cũng đẹp, cũng đáng
yêu. Em luôn tự hào về điều đó, và tự hào hơn bao giờ hết về Hồ Gươm quê em. Hồ Gươm hay
còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm vì nó gắn liền với sự tích Lê Lợi trả Rùa Vàng cây gươm thần sau khi
đánh đuổi giặc xong. Hồ Gươm ngày nay nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ Gươm có hình
bầu dục, sáng trong như một tấm kính phản chiếu mây trời thủ đô. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh
rờn là Tháp Rùa nổi lên uy nghi. Xa xa là cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền
Ngọc Sơn. Gần lối vào cầu là Đài Nghiên – Tháp Bút nổi bật với dòng chữ “Tả Thanh Thiên”
(viết lên trời xanh). Xung quanh hồ là những hàng liễu rủ, hàng phượng vĩ rực đỏ, hàng lộc
vừng thướt tha. Hồ Gươm không chỉ mang vẻ đẹp lịch sử mà còn mang vẻ đẹp của thiên nhiên,
của nhịp sống con người. Quanh Hồ Gươm là những bồn hoa rực rỡ, những hàng ghế đá rợp
mát. Biết bao cô bác đi tập thể dục, bao gia đình đi dạo chơi ngồi bên hồ hóng mát và ngắm
cảnh. Tất cả đều muốn tận hưởng vẻ đẹp của hồ. Và hồ cũng luôn dang tay che chở cho con
người. Dù trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước, Hồ Gươm vẫn nằm đó, đẹp và trở
thành niềm tự hào của người dân thủ đô chúng em.
Bài tham khảo 2:
Quê em có rất nhiều cảnh đẹp khác nhau và em thích nhất là khung cảnh đẹp nên thơ ở Hồ núi
cốc.
Ở đây là một cái hồ rất lớn và rộng khung cảnh thiên nhiên cũng rất là thoáng đãng và tươi mát.
Nên khiến người ta đến nhiều để thư giãn và tập thể dục sau những giờ làm việc mệt mỏi.
Đồng thời ở Hồ núi cốc này giờ đây trở thành khu sinh thái rất đẹp và nổi tiếng. Có vườn hoa
cây cảnh, có bể bơi có vườn thú, và có rất nhiều trò chơi để mọi người cùng đến đây chơi.
Mỗi một năm Hồ núi cốc lại có những sự thay đổi mới nên càng trở nên nguy nga và lộng lẫy
hơn. Hôm trước em về cùng bố mẹ vào đón bà ngoại vào đây thăm quan và đi dạo. Em tham gia
các trò chơi như phi ngựa, tàu siêu tốc, …và nhiều trò chơi khác. Đến giữa buổi bố mẹ em cho
em ra chỗ bể bơi và em xuống bơi và ném bóng nước rất là vui.
Sau đó gia đình em đi thăm khung cảnh xung quanh thật đẹp đẽ và hùng vĩ. Bởi cảnh sắc và con
người nơi đây rất là hòa hợp. Xung quanh thi thoảng lại có tiếng chim kêu em cảm thấy rất thích
khi đến đây.
Em ước mỗi năm sẽ được đến đây một lần. Bố em nói chỉ cần em đạt học sinh giỏi mỗi năm thì
hè nào cũng cho em về đây chơi.
Em rất thích khung cảnh và độ thân thiện của con người nơi đây. Em sẽ cố gắng đạt học sinh
giỏi để mỗi năm được về đây một lần.

4. TIẾNG VIỆT ĐỀ 3

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Đôi cánh của Ngựa Trắng

Ngày xưa có một chú Ngựa Trắng, trắng nõn nà như một đám mây. Mẹ chú yêu chiều chú lắm,
lúc nào cũng giữ chú bên cạnh, còn dặn: “Con phải ở bên cạnh mẹ và hí to khi mẹ gọi nhé!”.
Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày. Tiếng ngựa con hí làm Ngựa Mẹ hạnh phúc nên Ngựa Mẹ
chỉ dạy con hí vang hơn là luyện cho con vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ. Gần nhà Ngựa có
Đại Bàng núi. Đại Bàng núi còn bé nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh
không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên mặt đất. Đại Bàng
núi bay tài giỏi như một phi cơ chiến đấu điêu luyện thời nay. Ngựa Trắng ước ao được bay như
Đại Bàng, chú nói:

- Anh Đại Bàng ơi! Làm sao để có cánh như anh? Đại Bàng núi cười:

- Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ biết bao giờ mới có cánh.
Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Chưa trọn ngày đường. Ngựa Trắng
thấy biết bao nhiêu là cảnh lạ. Trời mỗi lúc một tối, sao đã lấp lánh trên bầu trời. Ngựa Trắng
thấy nơm nớp lo sợ. Bỗng có tiếng "hú... ú... ú" mỗi lúc một một gần, rồi từ trong bóng tối hiện
ra một gã Sói xám dữ tợn. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sói xám cười man rợ và phóng đến.

- Ôi! - Tiếng Sói xám rống lên - Một cái gì từ trên cao giáng rất mạnh vào giữa trán Sói xám
làm Sói ta hốt hoảng cúp đuôi chạy mất. Thì ra đúng lúc Sói vồ Ngựa, Đại Bàng núi từ trên cao
đã lao tới kịp thời. Ngựa Trắng òa khóc, gọi mẹ. Đại Bàng núi dỗ dành:

- Nín đi! Anh đưa em về với mẹ!

- Nhưng mà em không có cánh - Ngựa Trắng thút thít. Đại Bàng cười, chỉ vào đôi chân của
Ngựa Trắng:

- Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại em chạy như bay ấy chứ!

Đại Bàng núi sải cánh. Ngựa Trắng chồm lên. Bốn chân chú như bay trên không trung.

(Bài làm của học sinh)

Câu 1. Ngựa mẹ dạy con điều gì? (0,5 điểm)

A. Dạy con phi nước đại. B. Dạy con hí vang.

C. Dạy con đá hậu mạnh mẽ. D. Dạy con rèn luyện sức khoẻ.

Câu 2. Vì sao ngựa mẹ chỉ dạy con hí vang mà không dạy vó phi dẻo dai, đá hậu mạnh mẽ? (0,5
điểm)

A. Vì để mẹ yên tâm khi biết chú luôn bên cạnh.

B. Vì ngựa con không đủ sức khoẻ để học phi vó, đá hậu.

C. Vì ngựa con đã có mẹ luôn bảo vệ nên không cần học phi vó, đá hậu.

D. Vì ngựa mẹ không muốn con bị thương khi luyện tập những bài khó.

Câu 3. Ngựa con ao ước điều gì? (0,5 điểm)

A. Biết phi nước đại và đá hậu mạnh mẽ. B. Biết rống vang rừng như Sói
xám.

C. Vồ mồi nhanh như Đại Bàng. D. Được bay như Đại Bàng.

Câu 4. Vì sao Đại Bàng lại chỉ vào đôi chân của Ngựa Trắng và nói đó là đôi cánh của chú?
(0,5 điểm)

A. Vì khi Ngựa Trắng phi nước đại thì đôi chân ấy cũng chạy như bay.
B. Vì đôi cánh của Đại Bàng cũng là do đôi chân biến thành.

C. Vì Ngựa Trắng có thể bay bằng đôi chân ấy.

D. Vì tất cả các loài trong rừng đều dùng đôi chân để bay.

Câu 5. Câu nói của Đại Bàng núi dành cho Ngựa Trắng “Phải đi tìm chứ, cứ quấn chặt lấy mẹ
biết bao giờ mới có cánh.” có nghĩa là gì? (1,0 điểm)

Câu 6. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. (1,0 điểm)

Câu 7. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu kể “Ai thế nào?” ? (0,5 điểm)

A. Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng.

B. Ngựa Trắng òa khóc gọi mẹ.

C. Chú Ngựa Trắng trắng nõn nà như một đám mây.

D. Ngựa Mẹ gọi Ngựa Con suốt ngày.

Câu 8. Hãy viết một câu cảm thể hiện sự vui thích của Ngựa Trắng khi đã biết phi nước đại như
bay trên không trung. (1,0 điểm)

Câu 9. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp: (1,0 điểm)
(Tuần 22, Bài Mở rộng vốn từ: Cái đẹp)

a. Chú Ngựa Trắng có bộ lông vô cùng … (mềm mại, diễm lệ).

b. Ngựa Trắng … (rạng rỡ, hớn hở) vì được đi khám phá khu rừng cùng Đại Bàng núi.

Câu 10. Ngựa Trắng muốn xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Ngựa Trắng phải nói với mẹ
như thế nào? (0,5 điểm)

A. Mẹ ơi, mẹ hãy cho con đi xa. B. Con phải đi xa cơ.

C. Mẹ đừng có mà giữ con. D. Mẹ phải cho con đi xa.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả nghe – viết (2 điểm – 15 phút)

Cửa sổ

Cửa sổ là mắt của nhà


Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài.
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa.
Cửa sổ còn biết làm thơ
Tiếng chim cùng ánh nắng ùa vào em.
Tắt đèn, cửa mở vào đêm
Trời cao thành bức tranh riêng treo tường.
Cho em màu sắc hương thơm
Nhận về nắng gió bất thường ngày đêm.

(Phan Thị Thanh Nhàn)

II. Tập làm văn (8 điểm – 35 phút)

Hãy tả một đồ vật gắn bó với em hoặc gắn bó với một người trong gia đình em.

THAM KHẢO

Trong mỗi gia đình, chiếc phích là một đồ dùng không thể thiếu bởi nó gắn liền với những sinh
hoạt thường ngày. Bố em dùng nước nóng chứa trong phích để pha trà tiếp khách, mẹ dùng
nước nóng tắm cho em,… Chiếc phích vì thế mà trở nên thân thuộc. Phích nước được làm theo
nguyên lí chống sự truyền nhiệt của nước, gồm hai bộ phận ruột phích và vỏ phích. Vỏ phích
được làm bằng sắt hoặc nhựa, được sơn màu đẹp mắt và có in cả tên công ty sản xuất. Để nâng
được chiếc phích lên, người ta thiết kế một quai phích gắn vào vỏ. Ở giữa là môi trường chân
không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước ra ngoài. Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất.
Ở phía trong lòng và ngoài của ruột phích là lớp thuỷ tinh được tráng bạc có tác dụng hắt nhiệt
trở lại để giữ nhiệt. Vì thế phích giữ được nước nóng lâu lắm. Mỗi ngày mẹ em thường trữ hai
ba phích nước để dùng trong ngày. Em thấy có phích để chứa nước nóng rất tiện lợi.

5. Tiếng Việt đề 4

ĐƯỜNG ĐI SA PA

Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ
sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác
trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim
dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con
trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.

Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông,
những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hang.
Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.

Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh
khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm.

Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Nguyễn Phan Hách


Khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước? (0,5đ)

a) Vùng núi b) Vùng đồng bằng c) Vùng biển d) Thành phố

Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? (0,5đ)

a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.

b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo
khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.

c) Nắng phố huyện vàng hoe.

d) Tất cả các câu trên đều đúng.

Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên” (0,5đ)

a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.

b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.

c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.

d) Vì Sa Pa ở thành phố

Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? (0,5đ)

a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì
diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.

b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.

c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.

d) Tác giả quê ở Sa Pa.

Câu 5: Em hãy cho biết câu nào trong bài có sử dụng biện pháp so sánh?(1đ)

Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào? (0,5đ)

a) Câu kể Ai là gì? b) Câu kể Ai làm gì? c) Câu kể Ai thế nào?

d) Tất cả các câu kể trên.

Câu 7: Những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào có những màu sắc nào? (1,5đ)
Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch? (0,5đ)

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.

b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

c) Đi làm việc xa nhà.

d) Đi học

Câu 9: Viết tiếp vào chỗ trống bộ phận vị ngữ, chủ ngữ còn thiếu để câu dưới đây cho hoàn
chỉnh. (1đ)

a) Buổi chiều, xe……………………………………

b) … vàng hoe.

Câu 10: Phong cảnh ở Sa Pa thật đẹp có những mùa nào trong ngày. (0,5đ)

a) Mùa thu, mùa thu

b) Mùa thu, mùa đông, mùa xuân.

c) Mùa xuân, mùa hè.

d) Mùa hè, mùa thu.

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả (nghe – viết 15-20 phút) (2 điểm)

Con chuồn chuồn nước

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái
cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ
và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt
hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.

Nguyễn Thế Hội

II. Viết đoạn, bài (Khoảng 35-40 phút) (8 điểm)

Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.

ĐỀ TOÁN TỔNG HỢP


C1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều rộng bằng 4/5 chiều dài. Nửa chu vi của
mảnh vườn đó có đơn vị đo là m và là số nhỏ nhất có ba chữ số chia hết cho 9. Tính diện
tích của mảnh vườn đó.
C2: Tuổi mẹ năm nay gấp 7 lần tuổi con. 20 năm sau tuổi mẹ gấp đôi tuổi con. Tính
tuổi mỗi người khi mẹ gấp 3 lần tuổi con.
C3: Có 28 đội, mỗi đội có 10 em tham dự giao lưu Toán tuổi thơ lần thứ 4. Khi gặp
nhau mỗi em đều bắt tay với tất cả các bạn không thuộc đội của mình. Hãy cho biết có
bao nhiêu cái bắt tay?
C4: Tính tổng 1 + 2 + 3 + .....+ 2002 + 2003 + 2004. (chỉ cần ghi đáp số)
C5: Trong một tháng nào đó có ngày đầu tháng và ngày cuối tháng đều là ngày chủ nhật. Vậy,
tháng đó là tháng nào ?
C6: Trong kì thi học sinh giỏi vừa qua trường Tiểu học Kim đồng đã chọn được đội tuyển học
sinh giỏi khối 5 gồm có 34 bạn biết rằng 2/5 số bạn nữ nhiều hơn ½ số bạn nam là một bạn. Hỏi
số bạn nữ, số bạn nam của đội tuyển?
C7: Một người mua 10 quả trứng gà và 5 quả trứng vịt hết tất cả 9500 đồng . Tính giá tiền mỗi
quả trứng gà và mỗi quả trứng vịt biết rằng tiền mua 5 quả trứng gà nhiều hơn 2 quả trứng vịt là
1600 đồng .

C8: So sánh các phân số sau:


C9: Miếng đất hcn có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng . Người ta mở rộng về 3 phía theo
một chiều dài và 2 chiều rộng , mỗi phía 3 m thì diện tích tăng lên 120 m2. Tính diện tích miếng
đất sau khi đã mở rộng .
C10 :Tìm số tự nhiên nhỏ nhất thỏa mãn chia cho 4 dư 3 ; chia cho 3 dư 2 ; chia cho 2dư 1.
C11: Cho hai hình vuông có tổng chu vi là 280m và hiệu hai diện tích bằng 1400 m2. Tìm cạnh
của mỗi hình vuông đó .
C12: Số gạo đủ cho 4 người ăn trong 5 ngày. Hỏi số gạo đó đủ cho 2 người ăn trong
mấy ngày? (Mức ăn ngang nhau).
ĐỀ 1 (NÂNG CAO)
Câu 1: (2 điểm) Tính nhanh tổng sau:

Câu 2: (2 điểm)
Tìm tất cả các số có 3 chữ số sao cho nếu đem mỗi số cộng với 543 thì được số có 3 chữ
số giống nhau?

Câu 3: (2 điểm) Tìm các phân số lớn hơn và khác với số tự nhiên , biết rằng nếu lấy mẫu số
nhân với 2 và lấy tử số cộng với 2 thì giá trị phân số không thay đổi ?

Câu 4: (2 điểm) Linh mua 4 tập giấy và 3 quyển vở hết 5400 đồng. Dương mua 7 tập giấy và 6
quyển vở cùng loại hết 9900 đồng. Tính giá tiền một tập giấy và một quyển vở?

Câu 5: (2 điểm) Một gia đình có 2 người con và một thửa đất hình chữ nhật có chiều rộng 20m,
chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Nay chia thửa đất đó thành hai hình chữ nhật nhỏ có tỉ số diện

tích là để cho người con thứ hai phần nhỏ hơn và người con cả phần lớn hơn. Hỏi có mấy
cách chia? Theo em nên chia theo cách nào? Tại sao?
ĐỀ 2 (NÂNG CAO)
Câu 1: Tính nhẩm các phép tính sau bằng cách hợp lí.
a) 63000 - 49000 b) 81000 - 45000

Câu 2: Tìm x:
a) 1200 : 24 - ( 17 - x) = 36 b) 9 × ( x + 5 ) = 729

Câu 3: Tìm số có 2 chữ số biết rằng nếu viết xen chữ số 0 vào giữa 2 chữ số của số đó thì ta
được số mới bằng 7 lần số phải tìm.

Câu 4: Cả 3 lớp 4A, 4B, 4C trồng được 120 cây. Lớp 5B trồng được nhiều hơn lớp 4A 5 cây
nhưng lại kém lớp 4C 8 cây. Hỏi mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?
Câu 5: Tìm số nhỏ nhất có bốn chữ số sao cho đem chia số đó cho 675 thì được số dư là số dư
lớn nhất.

ĐỀ 3 (NÂNG CAO)
Bài 1:

a/ Sắp xếp các phân số sau đây theo thứ tự từ lớn đến bé:

5 13 8 1 3
; ; ; ;
6 8 9 3 2

22
b/ Tìm tất cả các phân số bằng phân số 26 sao cho mẫu số là số có 2 chữ số.

Bài 2: Cho dãy số 14;16; 18; ....; 94; 96 ; 98.

a/ Tính tổng giá trị của dãy số trên.

b/ Tìm số có giá trị lớn hơn trung bình cộng của dãy là 8. Cho biết số đó là số thứ bao
nhiêu của dãy số trên?

Bài 3: Có hai rổ cam, nếu thêm vào rổ thứ nhất 4 quả thì sau đó số cam ở hai rổ bằng nhau, nếu
thêm 24 quả cam vào rổ thứ nhất thì sau đó số cam ở rổ thứ nhất gấp 3 lần số cam ở rổ thứ hai.
Hỏi lúc đầu mỗi rổ có bao nhiêu quả cam?

Bài 4: Trong một tháng nào đó có 3 ngày thứ 5 trùng vào ngày chẵn. Hỏi ngày 26 tháng đó là
ngày thứ mấy trong tuần?

Bài 5: Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài 35m. Khu vườn đó đợc mở thêm theo chiều
rộng làm cho chiều rộng so với trước tăng gấp rỡi và do đó diện tích tăng thêm 280m2.

Tính chiều rộng và diện tích khu ưvờn sau khi mở thêm.

You might also like